Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6919 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 13:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34342 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Phép thử cho Ấn Độ: Làm thế nào để đối phó với một kẻ bắt nạt như Trung Quốc?

    Venky Vembu

    Ngọc Thu dịch

    01-12-2011

    Hai năm trước, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến việc gia tăng những bài bình luận khó thở về sự suy sụp của các nền kinh tế phát triển phương Tây sắp xảy ra, và sự trỗi dậy của Trung Quốc, một nhà báo Marxist đã cho ra đời một cuốn sách tóm lược về sự chuyển đổi tế nhị.

    Cuốn sách có tựa đề vụng về, Khi Trung Quốc cai trị thế giới: Sự trỗi dậy của vương quốc trung bình và sự kết thúc của thế giới phương Tây, cho rằng trong tương lai, khi Trung Quốc cai trị thế giới, họ sẽ sử dụng nền văn minh của họ, ngoài những điều khác, niềm tin về một thế giới có thứ bậc và uy quyền tối cao về chủng tộc Hán (*), để định hình lại thế giới theo quan niệm của họ.

    Cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt ở Trung Quốc. Và cách hành xử của Trung Quốc trong thời gian gần đây đối với các nước láng giềng của họ và xa hơn nữa, có lẽ lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, thời của Trung Quốc đã đến rồi. Chỉ điều đó có thể giải thích tại sao họ bắt đầu mong đợi các nước láng giềng, gồm Ấn Độ, cư xử như các nước chư hầu và khấu đầu bất cứ khi nào tên của lãnh chúa Trung Quốc được xuớng lên.

    Nỗ lực gần đây nhất của Trung Quốc trơ trẽn phô trương sức mạnh cơ bắp đối với Ấn Độ đã xảy ra hôm nay (tức 1-12-11: ND), khi Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Kolkata, tìm cách làm cho các quan chức ở West Bengal, gồm cả thủ hiến Mamata Banerjee và thống đốc MK Narayanan, không tham dự một buổi lễ ở Kolkata, do có sự hiện diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

    Với uy tín của mình, ông Narayanan, cựu cố vấn an ninh quốc gia, người hiểu biết nhiều về việc đi quá giới hạn, không đúng phép ngoại giao của Trung Quốc, ông không chú ý tới và đã tham dự buổi lễ cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bà Mamata Banerjee đã không tham dự, nhưng các nhà lãnh đạo đảng đã nói rõ rằng, chỉ vì mẹ bà bị bệnh và Didi (tức bà Mamata Banerjee) đã hiện diện về mặt tinh thần.

    Hành động của Trung Quốc trong vấn đề này chẳng khác nào can thiệp một cách trắng trợn. Ngay sau khi Trung Quốc tìm cách làm cho chính phủ Ấn Độ hủy bỏ một Lễ hội Phật giáo có sự tham dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở New Delhi không thành công, thậm chí còn đi xa hơn nữa là kêu gọi ngưng các cuộc đàm phán biên giới Trung – Ấn, phản ánh một sự leo thang đáng lo ngại trong nỗ lực của Trung Quốc để bắt Ấn Độ phải chịu đựng bằng cả ngàn vết cắt.

    Sự ngoan cố của Trung Quốc đối với bất cứ người nào có liên hệ với Đức Đạt Lai Lạt Ma, dĩ nhiên được nhiều người biết đến. Nhưng những nỗ lực gần đây của nước này gia tăng áp lực lên các quan chức Ấn Độ, ở cả cấp độ nhà nước và trung ương, để họ tự tách mình ra khỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang bắt đầu tiến tới ranh giới về sự liều lĩnh.

    Dĩ nhiên, có những kẻ ngớ ngẩn hữu dụng, trong đó có nhiều người ở Ấn Độ lập luận rằng, Ấn Độ có một phần lỗi trong việc đón tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người nói rằng, dù không có cơ sở, Ấn Độ đang sử dụng Đức Đạt Lai Lạt Ma để đâm Trung Quốc về việc [Trung Quốc] nắm giữ Tây Tạng không vững chắc. Các tình huống khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Ấn Độ – và Trung Quốc cai trị Tây Tạng bằng bàn tay sắt, đã làm gia tăng hàng loạt các vụ tự thiêu của các nhà sư Phật giáo Tây Tạng – đã được cẩn thận ghi vào sử sách.

    Trong các bài bình luận trên các phương tiện truyền thông, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản, được mệnh danh là hãng tin Fox News của Trung Quốc, do đăng các bài bình luận hiếu chiến hàng đầu, đã tấn công vào chỗ nguy hiểm của Ấn Độ, ngoan cố đổ lỗi cho “chủ nghĩa dân tộc” ở Ấn Độ gây ra những căng thẳng gần đây trong quan hệ Trung – Ấn.

    Điều trớ trêu là, không chỉ Ấn Độ phải đối mặt với căng thẳng trong chiến thuật bắt nạt liều lĩnh của Trung Quốc, mà hầu như tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc ở biển Đông đều bị Trung Quốc bắt nạt.

    Căng thẳng gần đây trên biển Đông đã leo thang tới mức, mặc dù tất cả các nước ven biển phụ thuộc thương mại của Trung Quốc, nhưng các nước này đã tìm cách gia tăng sự hiện diện quân sự và hải quân Mỹ trong khu vực,. Chuyến đi công vụ gần đây của Tổng thống Barack Obama đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với ý định lớn hơn là để báo hiệu cho Trung Quốc rằng, họ còn nợ thế giới, là khi trở thành một cường quốc đang lên thì chính Trung Quốc phải có trách nhiệm trong khu vực, chứ không phải làm gián đoạn các tuyến đường biển như họ tìm cách làm điều đó.

    Ấn Độ, nước có tranh chấp biên giới lâu dài, và là nước mà Trung Quốc chỉ có một thái độ khinh khi nhạo báng, đặc biệt dễ bị tổn thương khi Trung Quốc bắt đầu gia tăng sự hiếu chiến. Chính sách ngoại giao ăn miếng trả miếng của Ấn Độ đối với Trung Quốc đã tốt hơn trong thời gian gần đây: như được thể hiện trong vụ Kolkata, đã đứng lên bảo vệ lợi ích cốt lõi của họ mà không khiêu khích [Trung Quốc] để làm cho căng thẳng leo thang.

    Hành động khiêu khích của Trung Quốc sẽ gia tăng trong năm tới, khi kinh tế nước này trải qua quá trình chuyển biến khó khăn. Với quân đội Trung Quốc cũng đang tranh giành quyền lực trong thời gian nước này thay đổi thế hệ lãnh đạo trong năm tới, tình hình có nhiều khả năng đáng lo ngại. Chính sách ngoại giao Ấn Độ sẽ phải trải qua phép thử cứng rắn, nhưng đã được chứng minh rõ ràng là có khả năng bảo vệ lợi ích của Ấn Độ, mà không phải khúm núm trước các ý kiến tự mãn ​​của Trung Quốc về vị trí của họ trên thế giới.

    ———

    Ghi chú của người dịch:

    (*) Tức chủ nghĩa Đại Hán. Những người theo chủ nghĩa này cũng giống như những người theo chủ nghĩa vị chủng (ethnocentrism), xem chủng tộc Hán là thượng đẳng, các dân tộc khác là hạ đẳng, thấp kém hơn mình.

    Nguồn: First Post
  2. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Trung Quốc bị sa lầy trên vấn đề Tây Tạng

    Tú Anh
    ******* võ trang và xe thiết giáp canh chừng đường phố A Bá. Đích thân bộ trưởng ******* lên tận tu viện Kirti. Các biện pháp trấn áp không làm nao núng người dân Tây Tạng trong vùng tự trị Tứ Xuyên mà còn gây hiệu ứng ngược. Theo giới phân tích, huyện A Bá sẽ là trận "Waterloo" của chế độ Bắc Kinh.
    Hồi tháng 10 vừa qua, từ nơi lưu vong Dharmsala, Ấn Độ, sư trưởng chùa Kirti cho biết chính quyền Trung Quốc đã thiết lập một hệ thống canh chừng giám sát tu sĩ trong tu viện Kirti một cách chặt chẽ : camera đặt ở bên trong và bên ngoài tu viện, ******* lục soát phòng riêng của tu sĩ, hù dọa đánh đập, buộc phải phát huy lòng yêu nước, học tập cải tạo hoặc phải hoàn tục.

    Tu viện Kirti được công luận thế giới biết đến sau những cuộc biểu tình của tu sĩ ủng hộ cuộc đấu tranh của Đức Đạt Lai lạt Ma và nhân dân tại Tây Tạng chống chính sách đồng hóa của Bắc Kinh. Từ năm 2008 đến nay, tu viện Kirti nói riêng và huyện A Bá nói chung là « đối tượng » của các biện pháp trấn áp mạnh bạo nhất.

    Số tu sĩ tại đây đã từ 2500 giảm xuống còn 1000 người. 108 vị bị kêu án tù 300 người bị giam không bản án, số còn lại bị đưa đi cải tạo hoặc mất tích. Cũng theo sư trưởng, ngoài các tu sĩ, hơn 620 thường dân huyện A Bá, trong số này có 20 nhà văn và trí thức bị nhốt trong các nhà tù. Nạn nhân tử vong vì bị tra tấn hoặc tự tử là 34 người.

    Tuy nhiên, để không làm đặt chính quyền Bắc Kinh vào thế kẹt, sư trưởng không quy trách nhiệm cho chính sách trung ương mà chỉ hy vọng là Bắc Kinh sẽ trừng phạt các viên chức địa phương, làm giảm căng thẳng đã lên đến cao độ. Từ tháng ba đến nay, đã có 13 nhà sư tự thiêu, 12 người tại A Bá.

    Có lẽ lập trường khôn khéo của sư trưởng chùa Kirti, của Đức Đạt Lai Lạt Ma, của Ban Thiền Lạt Ma, tránh không cổ vũ cho các vụ tự thiêu, khó có cơ may làm ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc giác ngộ.

    Bản thân chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăng quan tiến chức nhờ vào « công lao » trấn áp tại Tây tạng trong thập niên 1980 khi ông làm bí thư tại đây. Đương kim lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Tứ Xuyên, Chu Vĩnh Cương, cũng là một nhân vật từng nắm an ninh đảng.

    Thay vì xoa dịu dân chúng, đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị gởi thêm 20 ngàn cán bộ sang Tây Tạng để kiểm soát từng ngôi làng, từng kiển chùa, từng cơ quan hành chánh.

    Mục đích của Bắc Kinh là khủng bố tinh thần giới tu sĩ Tây Tạng và sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma qua đời , Phật giáo Tây Tạng sẽ không còn ảnh hưởng trong dân chúng.

    Tại huyện A Bá, không những an ninh được tăng cường mà chính quyền còn thành lập ngay trong khuôn viên chùa Kirti một tổ giám sát mang tên « Ủy ban quản lý dân chủ » để cắt đứt mọi quan hệ giữa chùa và thế giới bên ngoài. Theo mạng thông tin của bộ ******* Trung Quốc thì bộ trưởng ******* Mạnh Kiến Trụ hôm nay đã đích thân đến tận nơi xem xét tình hình.

    Theo nhận định của Asia Times, Trung Quốc thay vì xuống thang hòa giải mở ra một niềm hy vọng cho người Tây Tạng đã chọn thái độ ngạo mạn. Hình thức « đấu tố » thời ***************** mà nhiều hình ảnh đã được phát tán trên internet trong ngày hôm nay 03/12/2011cho thấy Bắc Kinh chọn giải pháp bạo lực.

    Liệu các hành động leo thang của chế độ có mang lại hòa bình tại Tứ Xuyên và Tây Tạng như Bắc Kinh mong đợi hay chăng ? Thành phần trẻ trong phong trào tranh đấu Tây Tạng vinh danh các nhà sư biến thân làm đuốc cảnh tỉnh chính quyền Trung Quốc và xem thái độ hy sinh cao cả này là tín hiệu cho một cuộc tranh đấu toàn diện.

    Asia Times, trong bài « Phải chăng A Bá là trận Waterloo của đảng Cộng Sản Trung Quốc ? ” phân tích : Đảng Cộng sản Trung Quốc không còn che dấu được bộ mặt thật của họ với công luận thế giới và quốc nội.




    Cái này giống thời Ngô Đình Diệm quá !!!!!!!
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo chí nước ngoài ca ngợi đường lối đối ngoại quân sự Việt Nam

    VIT - Tân Hoa Xã đưa lại tin: Tờ “Bình luận chính trị Thế giới” của Mỹ đã có bài ca ngợi đường lối đối ngoại quân sự khéo léo của Việt Nam. Việt Nam không những duy trì, cải thiện mối quan hệ đối ngoại quân sự với ba cường quốc hàng đầu trên thế giới mà còn duy trì và nâng cao được tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực.

    Bài báo phân tích, trước việc sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày một mạnh mẽ, uy hiếp không nhỏ đến tình hình an ninh chính trị ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thì chính quyền Hà Nội đã có những bước đi vô cùng khéo léo để giữ vững tầm ảnh hưởng của mình đối với các vấn đề trong khu vực cũng như ổn định dư luận.

    Việc làm cụ thể đầu tiên của Hà Nội đó là tập trung đầu tư, nâng cấp một lượng lớn vũ khí tối tân để duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối của ********************** đối với quân đội và nâng cao sức chiến đấu cho quân đội Việt Nam. Hà Nội đã ký với Moscow một loạt các hợp đồng mua bán vũ khí có giá trị lên đến hàng tỷ đô-la để tăng cường sức mạng quốc phòng. Cụ thể là phía Việt Nam đã mua 6 chiếc tàu ngầm lớp “Kilo” và 20 máy bay chiến đấu Su – 30 của Nga. Hà Nội cũng hoan nghênh Nga tham gia vào các dự án khai thác dầu khí và khí đốt ở Việt Nam. Hành động này của Hà Nội không những tăng cường, củng cố mối quan hệ quân sự truyền thống Việt – Nga mà còn ngầm thông báo tới các thế lực quân sự khác rằng, Nga vẫn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề ở Đông Nam Á.

    Đối với Mỹ, Việt Nam đã thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, Việt Nam đã cho phép tàu hải quân Mỹ “Richard Bird” được cập cảng Việt Nam để bảo dưỡng, đây là lần thứ 2 tàu hải quân Mỹ cập cảng Việt Nam để tu sửa. Việt Nam và Mỹ cũng đã tổ chức những buổi “đối thoại an ninh chính trị, quân sự cấp cao”, cụ thể là chuyến thăm Mỹ gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Phía Mỹ cũng đề nghị Việt Nam cho thuê cảng nước sâu Cam Ranh và ký kết thỏa thuận hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong việc đảm bảo hậu cần, vật tư, dịch vụ giống như các nước đồng minh khác của Mỹ, nhưng Hà Nội không đáp ứng hai đề nghị này. Tuy nhiên, chỉ huy quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, tướng Robert Willard vẫn lạc quan tuyên bố “mối quan hệ quân sự Việt – Mỹ sẽ ngày càng phát triển tốt hơn”.

    Những động thái trong quan hệ quân sự của Việt Nam với hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Nga và Mỹ khiến “người hàng xóm” Trung Quốc không thể không lo lắng. Hà Nội muốn gửi tới Bắc Kinh một thông điệp rõ ràng “Mặc dù Trung Quốc có tiềm lực quân sự rất mạnh nhưng Bắc Kinh không nên đánh giá thấp vấn đề Biển Đông”. Mặc khác, Hà Nội cũng tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự với Bắc Kinh như: tổ chức tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ, diễn tập cứu hộ cứu nạn liên hợp. Ngoài ra, Hà Nội cũng đẩy mạnh các thỏa thuận hợp tác kinh tế giữa hai nước, cố gắng phấn đấu nâng kim ngạch trao đổi mậu dịch song phương trong năm nay vượt con số 25 tỷ USD.

    Chuyên gia phân tích các vấn đề quân sự Việt Nam của Học viện Quốc phòng Australia ông Kaertaier nói những bước đi vô cùng khéo léo, tinh tế này của Việt Nam đã thể hiện đường lối đối ngoại quân sự nhạy bén của **********************, điều này lý giải vì sao vị thế và tầm ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một nâng cao.

    ..........................................................................

    Đây là một bài viết đã tương đối lâu nhưng có lẽ đến nay, ta mới càng ngày càng thấy đúng.
    Không thế mà đối phương cũng phải ngả mũ bái phục.


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Và, quả thực đường lối đối ngoại quân sự của ta quá hoàn chỉnh; tất cả, từng bước, từng bước một như đã được lập trình sẵn như một thế trận liên hoàn sẵn sàng nhấn chìm bất cứ kẻ thù nào dám vào xâm lấn bờ cõi.



    Thông tin kịp thời về chủ quyền biển đảo tới người Việt Nam ở nước ngoài (03/12/2011)


    Là một trong những nội dung quan trọng được Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc khu vực phía Nam năm 2011 được khai mạc ngày 2-12 tại TP. Hồ Chí Minh.

    Trong hai ngày làm việc (2 và 3-12), đại biểu các tỉnh, thành được cập nhật các thông tin nghiệp vụ liên quan; nắm bắt kịp thời các hoạt động trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc. Đặc biệt, hội nghị nhấn mạnh vai trò công tác tuyên truyền về biển đảo trong tình hình mới, trong đó tập trung nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền, chất lượng quản lý Nhà nước về thông tin; đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội chính trị, *********.
    Đối với mảng công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều bài tham luận nhấn mạnh tới vai trò của các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo với bà con kiều bào như: Cung cấp thông tin về biển đảo, tổ chức các đại biểu kiều bào thăm biên giới và giao lưu với chiến sĩ biên phòng; tạo điều kiện thanh niên kiều bào dự lễ khao thề lính Hoàng Sa tại Quảng Ngãi; phát động phong trào kiều bào ủng hộ các chiến sĩ Trường Sa (kiều bào đã quyên góp ủng hộ 1,5 tỷ đồng)...

    Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, do công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời tới hơn 4 triệu người Việt Nam đang định cư ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ, nên thời gian qua đã tạo được nhiều chuyển biến về hoạt động đối ngoại, góp phần phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáng lưu ý, trong những năm qua việc thông kịp thời về chủ quyền biển đảo và quá trình phân giới cắm mốc tới cán bộ, đảng viên, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã giúp đông đảo kiều bào hiểu rõ hơn và không dao động trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thời gian qua, kiều bào sinh sống ở nước ngoài cũng đặc biệt quan tâm tới diễn biến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông; phản ứng mạnh vụ tàu Hải giám của Trung Quốc chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 2 và cắt cáp địa chấn tàu Viking II của Petrovietnam. Điển hình vào ngày 31-7-2011, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cùng cộng đồng người Việt tại Ba Lan, CLB trí thức Lê Quý Đôn tổ chức Tọa đàm về "Hoàng Sa, Trường Sa” nhằm đưa ra những cứ liệu lịch sử, nêu rõ những chứng cứ, mốc thời gian khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đồng thời cũng chỉ ra những luận cứ vô lý, thiếu thuyết phục của Trung Quốc khi đưa ra yêu sách đường lưỡi bò 9 khúc; tập trung tuyên truyền, giới thiệu với cộng đồng, lưu học sinh về Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982...

    Bên cạnh những nội dung trên, tại Hội nghị, ông Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh nội dung công tác tuyên truyền chống các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền; hoạt động nắm bắt, xử lý thông tin từ nước ngoài trong công tác tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc, cũng như yêu cầu của thông tin đối ngoại trong tình hình mới...

    THÀNH LUÂN
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Và đây nữa:


    Đưa sự kiện Hoàng Sa vào sách giáo khoa (01/12/2011)


    Đòi lại quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là vấn đề quốc gia đại sự mang tính lâu dài và phải có sự góp sức của toàn thể người Việt Nam bất kỳ đang sinh sống ở đâu. Do vậy, bước đầu tiên trong sự nghiệp lớn lao này là phải làm cho toàn dân nhìn thấy rõ sự thật lịch sử và tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội như nhau, đều có thể tham gia đóng góp hết khả năng của mình vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


    Phát biểu của Thủ tướng *************** trước Quốc hội ngày 25-11-2011 về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mang một ý nghĩa chính trị - lịch sử quan trọng. Trong bài phát biểu đó, Thủ tướng đã công khai sự kiện Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực năm 1974 và thừa nhận chính quyền Việt Nam Cộng hòa khi đó đang quản lý quần đảo này theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế. Thủ tướng cũng khẳng định, Việt Nam có chủ quyền lâu đời trên quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII, khi chưa có bất kỳ quốc gia nào chiếm hữu hay tuyên bố chiếm hữu quần đảo này. Kể từ đó, người Việt Nam đã liên tục quản lý, khai thác quần đảo Hoàng Sa một cách hòa bình, lâu dài và liên tục. Có thể nói, phát biểu của Thủ tướng *************** mới đây đã làm thay đổi nhận thức chung của dư luận trong và ngoài nước về những "vấn đề nhạy cảm” trong việc tuyên truyền, phổ biến các bằng chứng lịch sử về chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong thời gian qua, mà đặc biệt là về quần đảo Hoàng Sa.


    Theo TS. Giáp Văn Dương (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông), trên thực tế ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là "vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần phải thực hiện "chiến lược 3C” (Công khai – Công luận – Công pháp) về vấn đề Biển Đông. Tức là truớc hết cần phải công khai hiện trạng tranh chấp trên Biển Đông, trong đó có việc quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện lịch sử (kể cả các sự kiện lâu nay được coi là "nhạy cảm”) đã từng xảy ra cho toàn dân biết. Từ đó sử dụng công luận, báo chí và các hình thức truyền thông để cung cấp một cách đầy đủ, hệ thống và liên tục cho toàn dân kể cả cho nhân dân Trung Quốc, cũng như cộng đồng quốc tế biết rõ sự thật về tranh chấp trên Biển Đông, lên án những hành vi sử dụng vũ lực, vi phạm pháp luật quốc tế trong khu vực, khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam giải quyết các vấn đề trên Biển Đông bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở tuân thủ và tôn trọng công pháp quốc tế. Theo các nhà nghiên cứu, trong cuộc đấu tranh lâu dài này, vũ khí hòa bình nhưng lại vô cùng sắc bén chính là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông... Quan điểm hòa bình và tôn trọng công pháp quốc tế của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông được các nhà bình luận quốc tế coi là "sức mạnh mềm” nhưng vô cùng sắc bén của người Việt Nam trong cuộc đấu tranh này và "vũ khí hoà bình” mà người Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả chính là ánh sáng công khai và sức mạnh công luận.


    Từ thời nhà Nguyễn, các vua chúa phong kiến đã ý thức rất rõ việc công khai các thông tin và tư liệu lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa trong dân chúng để xây dựng sự đồng thuận và tăng cường ý thức dân tộc trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của quốc gia. Một phát hiện gần đây của các nhà sử học Việt Nam cho thấy từ thời vua Tự Đức, sách giáo khoa dạy trẻ học vỡ lòng bằng chữ Hán đã có nội dung học về quần đảo Hoàng Sa. Bản đồ quần đảo Hoàng Sa được in trong sách "Khải Đồng Thuyết Ước”, được khắc in lần đầu vào năm Quý Sửu (tức Tự Đức năm thứ sáu - 1853) và được sử dụng trong tất cả các trường học ngay từ đầu đời vua Tự Đức tương tự như sách giáo khoa ngày nay.

    Việc công khai các sự kiện lịch sử về chủ quyền biển đảo mà đặc biệt là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép bằng vũ lực từ năm 1974) chính là bước đi đầu tiên để tạo nên sự đồng thuận trong sự nghiệp lâu dài, kiên trì và to lớn của cả dân tộc: đòi lại quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Một trong những con đường công khai và chuẩn bị hành trang cho các thế hệ người Việt Nam trong tương lai lâu dài cho cuộc đấu tranh này là đưa các sự kiện lịch sử quan trọng về chủ quyền biển đảo vào trong sách giáo khoa giảng dạy trong tất cả các trường học ở các cấp. Ngày 29-11-2011, tại một hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, Chuẩn Đô đốc Đinh Gia Thật (Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân) đã đề nghị cần đưa nội dung chủ quyền biển đảo của Việt Nam vào sách giáo khoa, làm tài liệu học tập chính khóa trong tất cả các bậc học để giúp thế hệ trẻ Việt Nam hiểu rõ và sâu sắc hơn các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông, mà đặc biệt là về chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Từ đó, dần dần xây dựng ý thức và năng lực đấu tranh, tạo nên sự đồng thuận cao nhất góp phần hiệu quả vào cuộc đấu tranh lâu dài đòi lại Hoàng Sa trong các thế hệ tương lai. Đề nghị đưa nội dung chủ quyền biển đảo vào trong sách giáo khoa chính thức giảng dạy trong trường học các cấp thực ra đã được dư luận nói tới từ nhiều năm qua và đã nhận được sự đồng thuận cao của xã hội. Điều đáng nói là, đề nghị lần này đã được đưa ra chính thức trong một phiên họp quan trọng của Ban Tuyên giáo Trung ương và được phát ngôn bởi một sỹ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam, những người đang nhận lãnh trách nhiệm quan trọng và trực tiếp nhất trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, đương nhiên cũng là những người hiểu rõ hơn ai hết cần phải có những hành động cụ thể gì để có thể tạo ra sức mạnh toàn dân tộc tham gia vào sự nghiệp to lớn và lâu dài này.

    .........................

    Trước kia, do nhiều vấn đề còn tồn đọng của lịch sử, chúng ta ít khi công khai những tài liệu trong giai đoạn này. Giờ đây, để phục vụ cho công cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, những tài liệu ấy cần được nghiên cứu và công bố nhiều hơn, cần được công khai để mọi người dân đều có thể hiểu rõ hơn về lịch sử chủ quyền, về lập trường xuyên suốt của các chính quyền tại Việt Nam. Không chỉ ở trong nước, các tài liệu này cần được giới thiệu rộng rãi ra quốc tế, để thế giới biết được chính nghĩa của Việt Nam, cũng như nhận thấy việc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã thực hiện vào các năm 1974 và 1988 là vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc ứng xử của nhân loại văn minh trong vấn đề thụ đắc lãnh thổ, là hành vi vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và công pháp quốc tế.

    HỮU NGUYÊN

    Theo báo Đại Đoàn Kết.

    [r32)][r32)][r32)][r32)]
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Quân chủng Phòng không-Không quân của Việt Nam tập trận bắn đạn thật

    Chủ nhật 04/12/2011 20:08
    Trong các ngày từ mùng 1 đến 5-12, tại Trường bắn TB1, Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức diễn tập bắn đạn thật phòng không, kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và ZCY-23, bắn nghiệm thu khí tài tên lửa C125-2TM và luyện tập bắt mục tiêu cho Đoàn tên lửa phòng không C-300. Khắc phục những khó khăn về điều kiện ăn ở dã ngoại và khó khăn về thời tiết, các đơn vị đã nêu cao tinh thần quyết tâm, sử dụng có hiệu quả các loại vũ khí được đưa vào diễn tập, tiêu diệt tốt mục tiêu trong điều kiện thời gian cho phép.


    Chi tiết link: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...n-cua-Viet-Nam-tap-tran-ban-dan-that/80849.gd
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ảnh: Tổng thống Nga Medvedev "đứng gần" Hà Nội


    Thứ sáu 02/12/2011 21:15

    (GDVN) - Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đích thân đến thăm và dự lễ khai trương - kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm của quân đội nước này tại khu vực Kaliningrad, nơi sẽ phủ sóng bao trọn khu vực phía đông của nước Nga. Đây là một trong những hệ thống cảnh báo sớm, được xem là sự đáp trả của Moscow đối với hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu. Trong một số bức ảnh chụp tại căn cứ ra đa, Tổng thống Nga đứng gần hình ảnh bản đồ ghi chú rõ thủ đô Hà Nội của Việt Nam.


    Mời các bác xem chi tiết tại link: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...g-thong-Nga-Medvedev-dung-gan-Ha-Noi/80245.gd


    Anh cả đỏ lên tiếng.

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mời các bạn xem tiếp chùm ảnh bộ đội ta không ngừng luyện tập sẵn sàng chiến đấu.



    Xem đặc công, tên lửa, tàu chiến, thiết giáp xa của Quân đội Việt Nam

    Thứ sáu 02/12/2011 17:42

    (GDVN) - Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam gửi đến bạn đọc chùm ảnh về những chiến sĩ, trang bị thuộc các đơn vị, quân binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


    Mời xem chi tiết tại link: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...t-giap-xa-cua-Quan-doi-Viet-Nam/80208.gd?i=23


    [};-[};-[};-[};-[};-
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thêm 100 người Trung Quốc lây viêm gan C do kim tiêm bẩn


    TTO - Thêm hơn 100 người ở miền đông Trung Quốc bị phát hiện nhiễm virus viêm gan C nghi do dùng phải kim tiêm bẩn. Điều đáng nói là trong số các nạn nhân, có nhiều trẻ em.



    [​IMG]
    Trong hai tuần qua, tổng cộng có hơn 200 người ở Trung Quốc bị nhiễm virus viêm gan C nghi do dùng phải kim tiêm bẩn - Ảnh minh họa: bioworld.com
    Trong bản tin chiều 3-12, Tân Hoa xã cho biết từ 17-11 đến 1-12, 105 người ở thị trấn Dancheng, huyện Woyang, tỉnh An Huy đã được xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus này.
    Trước đó, 104 người ở thị trấn Maqiao, thành phố Yongcheng, tỉnh Hà Nam cũng có kết quả dương tính với virus trên, và 6 người trong số này đã được xác nhận mắc bệnh viêm gan C.
    Các nhà điều tra đang tập trung nghi vấn vào Wu Wenyi, 60 tuổi, bác sĩ tại một phòng mạch tư ở Maqiao, gần Dancheng. Họ nghi ngờ ông này đã dùng kim tiêm nhiễm bệnh tiêm cho các bệnh nhân khiến họ bị lây.
    Người dân địa phương cho biết Wu làm bác sĩ được 40 năm, tự nhận mình có thể chữa khỏi bệnh nhanh chóng chỉ qua vài lần tiêm và uống thuốc. Họ cũng nói ông này ít khi thay kim tiêm.
    Viêm gan C là bệnh lây truyền qua đường máu, ******** và từ mẹ sang con. Người bị nhiễm loại virus này có nguy cơ biến chứng thành ung thư gan.
    MINH ANH


  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tướng Ấn độ:Hải Quân Ấn độ sẵn sàng bảo vệ lợi ích ở Biển Đông.


    Tư lệnh hải quân miền Tây Ấn Độ - Phó Đô đốc D. K. Joshi tuyên bố hải quân Ấn Độ không có kế hoạch lập căn cứ ngoài nước. Tuy nhiên, ông nói vấn đề này vẫn sẽ được xem xét đến nếu quyền lợi hợp pháp của Ấn Độ ở nước ngoài bị đe dọa.

    Phó Đô đốc D. K. Joshi cho rằng việc Công ty ONGC Videsh Nigam Ltd của Ấn Độ hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam ở biển Đông là quyền lợi hợp pháp của Ấn Độ. Ông nhấn mạnh nếu quyền lợi này bị đe dọa, hải quân Ấn Độ sẽ triển khai căn cứ ở biển Đông để bảo vệ tài sản.

    Trong cuộc họp báo ngày 2-12, Đô đốc Nirmal Verma khẳng định hải quân Ấn Độ đang được hiện đại hóa nhanh chóng và hoàn toàn đủ khả năng bảo vệ quyền lợi quốc gia.


    Có được những người bạn như Ấn Độ lúc này đối với Việt Nam thật là quý giá.
    Chúng ta vô cùng trân trọng tình cảm quý báu của nhân dân Ấn Độ đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc!


    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này