Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6919 người đang online, trong đó có 801 thành viên. 13:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34342 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hì hì ... Nghe bác Daicanho hỏi vậy mà BL tự ái rồi, không biết là trai hay gái thế chẳng nhẽ thấy BL giống hifi lắm sao?

    [};-[};-[};-[};-[};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mời các bác điểm tin liên quan đến Biển Đông trong tuần.


    Biển Đông tuần qua (từ 28/11-4/12)

    Thứ hai, 05 Tháng 12 2011 09:04

    ASEAN, Trung Quốc sắp bàn Quy tắc Ứng xử Biển Đông; Trung Quốc chạy thử tàu sân bay Varyag lần hai; Trung Quốc tăng cường hạm đội tàu ngầm; Philíppin sắp triển khai tàu chiến mới ở biển Đông; Trung - Ấn sẽ thiết lập đường dây nóng hải quân, là những sự kiện chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua


    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

    I. Động thái của các quốc gia
    + Trung Quốc:

    Trung Quốc chạy thử tàu sân bay Varyag lần hai. Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 29/11 cho biết, tàu sân bay Varyag của Trung Quốc đã rời cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, tiến hành chạy thử lần hai để thực hiện “các nghiên cứu khoa học và thử nghiệm”. Trước khi chạy thử lần hai, Varyag đã hoàn tất cả các công việc tân trang và kiểm nghiệm theo kế hoạch sau lần chạy thử lần thứ nhất hồi tháng 8 vừa qua[1].
    “EU muốn làm điều phối viên trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông”.

    Trong đó chỉ trích EU đang có nhiều động thái muốn tham gia vào vấn đề Biển Đông đồng thời trích dẫn tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam về việc công khai yêu cầu Trung Quốc “trao trả” cho Việt Nam những hòn đảo có tranh chấp tại Biển Đông. Bài báo cho rằng đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chỉ trích Trung Quốc “chiếm lĩnh” quần đảo Hoàng Sa và cũng nhắc lại chủ trương nhất quán của Trung Quốc về Biển Đông: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển phụ cận[2].

    Cơn dư chấn của Trung Quốc
    . Từ thời điểm giữa mùa hè khi mối quan hệ với Philíppin và Việt Nam xấu đi nhanh chóng, Trung Quốc đã tiến hành các bước đi về ngoại giao để khắc phục hậu quả. Mặc dù thành phần chủ nghĩa dân tộc kêu gọi Trung Quốc hãy “dự liệu và tấn công trước” đối với Philíppin và Việt Nam, như các bài báo trên tờ Thời báo hoàn cầu, nhưng Bắc Kinh đang thực hiện một đường lối khôn ngoan hơn nhiều. Sau khi đồng ý một bộ quy tắc hướng dẫn mới về thực thi tuyên bố ứng xử (DOC) ở Biển Đông với ASEAN vào tháng 7, hướng tới một bộ quy tắc ứng xử chính thức hóa, Trung Quốc đã tiếp đón Tổng thống Bengino Aquino trong chuyến thăm vào đầu tháng 9, và tiếp theo là Tổng bí thư Việt Nam Nguyễn phú Trọng một tháng sau đó [3].

    Giao lưu trực tuyến với Thiếu tướng Giải phóng Quân Trung Quốc Doãn Trác. Chỉ cần thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, căn cứ nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc và Việt Nam, Trung Quốc và Philíppin sẽ tìm được con đường giải quyết tranh chấp mà các bên đều có thể chấp nhận được. Nhưng ở đây cần nhấn mạnh một điểm, Trung Quốc không muốn nhìn thấy việc có người cho rằng chính sách ngoại giao hoà bình của Trung Quốc là biểu hiện của sự mềm yếu. Trung Quốc chưa từng mềm yếu trong việc bảo vệ quyền lợi và chủ quyền các đảo[4].

    Trung Quốc tăng cường hạm đội tàu ngầm. Theo tờ Minh Báo của Hồng kông, Trung Quốc kỳ vọng đóng thêm 30 tàu ngầm vào năm 2020, nâng tổng số tàu ngầm của nước này từ 62 lên tới 100 chiếc vào năm 2030. Cũng theo nguồn tin, Hải quân Mỹ đang có 75 tàu ngầm, trong đó 26 chiếc được triển khai ở Thái Bình Dương. Do đó, Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển hải quân, trong đó có lực lượng tàu ngầm và tàu nổi, gồm tàu sân bay đầu tiên để sớm cân bằng cán cân quân sự[5].

    “Tướng quân Trung Quốc cảnh cáo, thiện chí không phải là mềm yếu”.
    Thiếu tướng La Viện, nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc nói rằng, nếu những nước có tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc coi sự kiềm chế và thiện chí của Trung Quốc là sự mềm yếu thì đã phạm phải sai lầm. Bất kỳ nước nào phạm phải sai lầm như vậy đều nhận được “kết cục ngược với mong muốn”. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hoà bình.
  3. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Tui sợ như @Nuhoangtuyet ngày xua thì khổ lắm :)):))
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bác hãy xác định mình là đồng đội của nhau, là vô tư, hết khổ luôn à ! [};-[};-[};-[};-[};-
  5. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Phán luôn, qua phân tích logic thấy bạn là BOY chính hiệu! hehe! glad to meet u! Hom nào f319 off nhậu nhé bạn [:D]
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Daicanho cái gì cũng nhỏ?
    Riêng thông minh, chắc bác hơi thừa?
    Đồng đội sát cánh từ xưa.
    Thế mà chửa biết là girl hay ....
    BL xin phục bác rồi.....:-c:-c:-c:-c:-c:-c
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 2 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang


    Lại có một đồng chí chui vào đống rơm?

    :-ss:-ss:-ss:-ss:-ss
  8. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Khà khà. Đúng thế. Và ngày xưa có mê một girl yêu màu tím. Khà khà [r2)]
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2011/12/nan-buon-phu-nu-sang-trung-quoc-tang/

    Nạn buôn phụ nữ sang Trung Quốc tăng

    Ngày càng nhiều phụ nữ từ các nước láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, bị lừa bán qua biên giới. Trong chiến dịch vừa qua, cảnh sát các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam đã giải cứu gần 100 phụ nữ Việt bị buôn.

    [​IMG]Cảnh sát Trung Quốc truy quét một đường dây gái mại dâm là những phụ nữ bị buôn sang Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
    "Số lượng phụ nữ nước ngoài bị bán sang Trung Quốc đang tăng lên", Chen Shiqu, giám đốc cơ quan chống buôn bán người thuộc Bộ *******, nói với China Daily. Tuy nhiên, ông không cho biết có bao nhiêu phụ nữ đã được cảnh sát Trung Quốc giải cứu trên cả nước.
    Sở ******* tỉnh Hà Bắc thì cho hay cảnh sát đã giải cứu 206 cô dâu nước ngoài bị bán từ tháng 4/2009. Những cô dâu này chủ yếu là từ Việt Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia.
    Theo ông Chen, do địa hình tự nhiên thuận lợi, không có gì ngăn trở như sông hay núi ở các khu vực biên giới giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á cộng thêm điều kiện cuộc sống nghèo khó góp phần làm nạn buôn bán phụ nữ nước ngoài vào Trung Quốc ngày một tăng.
    Nạn nhân thường bị bán vào các gia đình ở các vùng nông thôn Trung Quốc để làm vợ những người đàn ông địa phương. Ngoài ra cũng có số lượng lớn phụ nữ bị ép thành gái mại dâm ở các khu vực biên giới và vùng ven biển. Ông Chen cho biết các phần tử tội phạm Trung Quốc câu kết với người nước ngoài để buon bán phụ nữ.
    Các nhóm tội phạm thường tìm kiếm phụ nữ ở độ tuổi 20 - 30 ở các vùng nông thôn. Chúng dụ dỗ họ bằng cách hứa kiếm cho công việc có lương cao. Một số tên tội phạm thậm chí còn lập các công ty môi giới hôn nhân xuyên biên giới bất hợp pháp và lừa những phụ nữ cả tin rằng họ có thể trở thành vợ của những người đàn ông Trung Quốc giàu có ở các thành phố lớn.
    Sau khi những cô gái này đồng ý, nhóm buôn người sắp xếp để đưa họ sang Trung Quốc bất hợp pháp. Họ đi bằng đường bộ, những con đường mòn trong rừng, hoặc đường sông.
    Jin Yulu, một cảnh sát ở Vân Nam cho biết khi đến Trung Quốc, những kẻ buôn người bàn giao những nạn nhân này cho đồng bọn của chúng. “Giá bán một phụ nữ dao động từ 20.000 đến 50.000 nhân dân tệ (khoảng 3.100 USD đến 7.800 USD) tùy theo độ tuổi, hình thức và quốc tịch của họ”, Jin nói.
    Trong vài tháng qua, cảnh sát đã mở chiến dịch truy quét nạn buôn người. Riêng tỉnh Quảng Tây cứu 52 phụ nữ Việt Nam. Ở tỉnh Vân Nam, cảnh sát phát hiện và giải cứu 22 nạn nhân Việt Nam.
    Sau khi được giải cứu, những phụ nữ này được đưa về các cơ sở trú ẩn của Trung Quốc trước khi đưa họ về với gia đình ở quê nhà. “Chúng tôi chú ý bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nạn nhân được giải cứu, và sẽ giải quyết tốt việc hồi hương của họ”, ông nói.
    Chen nói cảnh sát Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động thường xuyên để phòng chống nạn buôn bán phụ nữ nước ngoài. Phía cảnh sát cũng sẽ chú ý hơn đến các khu vực trọng điểm như trạm xe buýt, bến cảng và những con đường nhỏ ở các vùng đồng bằng hay khu vực miền núi, nơi mà những kẻ buôn người thường đưa các nạn nhân vào Trung Quốc.
    Sự hợp tác ngày một chặt chẽ hơn giữa cảnh sát Trung Quốc và cảnh sát các nước Đông Nam Á cũng sẽ rất cần thiết giúp ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ, ông Chen cho biết.
    Trung Quốc đã ký kết các văn bản hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông chống buôn bán người với các nước Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia, đồng thời tổ chức họp thường niên với các quan chức cấp cao để giúp ngăn chặn nạn buôn bán người quốc tế.
    Bắc Kinh cũng lập tám chốt biên phòng với các nước láng giềng như Việt Nam, Myanmar và Lào để chống lại nạn buôn người.
    “Nhưng chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong các vấn đề chia sẻ thông tin tình báo, hợp tác điều tra cũng như việc chuyển giao các đối tượng tình nghi và vấn đề hồi hương của các nạn nhân”, Chen nói.
    Cao Thu (theo China Daily
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Khong-ngung-cung-co-quan-he-Viet-NamCampuchia/68686



    Không ngừng củng cố quan hệ Việt Nam-Campuchia
    Thứ Hai, 5.12.2011 | 16:03 (GMT + 7)
    Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương ********************** Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm hữu nghị cấp nhà nước Vương quốc Campuchia, từ ngày 6 đến ngày 8/12.

    Đây là chuyến thăm Vương quốc Campuchia đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Tổng Bí thư, khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng việc phát triển, đưa quan hệ với các nước láng giềng đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững lâu dài; nhất quán phát triển quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với Campuchia; thúc đẩy thực hiện có kết quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước.
    [​IMG]An Giang khánh thành cột mốc biên giới 241 Việt Nam-Campuchia. (Ảnh: Vương Thoại Trung/TTXVN)
    Trong những năm qua, quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố, phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó, tin cậy. Các cơ chế Hội đàm các cấp giữa ********************** và Đảng Nhân dân Campuchia; gặp gỡ, tiếp xúc cấp cao giữa các cơ quan lập pháp và hành pháp, giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương hai nước tiếp tục được duy trì.

    Trong bối cảnh mới, cả Việt Nam lẫn Campuchia đều thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đều hết sức coi trọng việc củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.

    Bằng quyết tâm và sự nỗ lực chung của hai nước, trong những năm qua, quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia đã có những bước phát triển tốt đẹp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thực sự trở thành một nhân tố quan trọng, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định lâu dài để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia của mỗi nước.

    Hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ hợp tác “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”; đã ký kết hơn 80 văn bản pháp lý về hợp tác song phương trong hầu hết các lĩnh vực, đồng thời thiết lập những cơ chế phối hợp cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển của quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước.

    Hàng năm, hai nước đã chủ động cử các đoàn sang thăm lẫn nhau, trong đó có đoàn cấp nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu cơ quan lập pháp và hành pháp, qua đó mối quan hệ Việt Nam-Campuchia ngày càng phát triển tốt đẹp. Mối quan hệ giữa ********************** với hai Đảng trong liên minh cầm quyền ở Campuchia ngày càng được củng cố và tăng cường.

    Các cuộc tiếp xúc, giao lưu giữa các bộ, ngành, đoàn thể và các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết tin cậy và thúc đẩy hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về nhiều mặt.

    Các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước ngày càng hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý biên giới, ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép, giữ vững ổn định và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân vùng biên giới.

    Những năm gần đây, Campuchia liên tục duy trì đà tăng trưởng ổn định, vượt qua thời điểm khó khăn năm 1999, kinh tế Campuchia đã lấy lại đà tăng trưởng với mức tăng GDP 5,5%-6% trong hai năm qua, kiềm chế lạm phát dưới một con số, dự trữ ngoại tệ tăng lên trên 3 tỷ USD năm 2010; thu ngân sách tăng bình quân 10%/năm; xuất khẩu và du lịch tăng trưởng mạnh, từ 20-30%/năm, năm 2011 đạt trên 2,5 triệu lượt khách quốc tế.

    Nhiều công trình hạ tầng như điện, nước, cầu, đường, thủy lợi, thủy điện được xây dựng. Đặc biệt, sản xuất lương thực liên tục tăng và đã đạt 7 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2008-2010. Campuchia phấn đấu đến năm 2015 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới (hiện xuất khẩu trên 2,2 triệu tấn gạo). Đến nay, đầu tư nước ngoài vào Campuchia đạt khoảng 14 tỷ USD.

    Với phương châm hợp tác thiết thực, chất lượng, hiệu quả và phù hợp với khả năng của mỗi bên, các thỏa thuận hợp tác giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, nông-lâm-ngư-nghiệp, du lịch, hàng không, năng lượng điện, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao... cũng như quan hệ hợp tác kinh tế giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới đã và đang được hai bên quan tâm triển khai thực hiện có kết quả.

    Các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp của hai nước quan hệ hợp tác với nhau nhiều hơn, đầu tư của các công ty Việt Nam vào Campuchia tăng lên, đến nay đã có 98 dự án đầu tư tại Campuchia với mức vốn đăng ký 2,2 tỷ USD, trong đó có một số dự án lớn, hoạt động có hiệu quả như viễn thông, hàng không, trồng cao su, ngân hàng...

    Kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch giữa hai nước tăng nhanh, năm 2010 đạt 1,9 tỷ USD và dự kiến năm 2011 đạt 2,4 tỷ USD. Hai bên đã phối hợp mở và nâng cấp một số khu kinh tế cửa khẩu, chợ đường biên.

    Hai bên cũng đã tập trung hợp tác trong một số ngành trọng yếu như hợp tác phát triển lương thực, trồng cây công nghiệp, quy hoạch và bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy hải sản, kiểm dịch động thực vật... ; hợp tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các tuyến đường hàng không, đường thủy, phối hợp nâng cấp và xây dựng một số tuyến giao thông bộ nối liền hai nước, tạo thuận lợi cho việc xuất-nhập cảnh người và hàng hóa qua lại.

    Hai bên tích cực triển khai dự án kết nối hệ thống điện giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác nghiên cứu thăm dò và khai thác khoáng sản.

    Việt Nam đã giúp đào tạo cho Campuchia hàng nghìn học sinh, cán bộ bậc đại học, cao đẳng, nghiên cứu sinh trong các ngành kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; năm 2010 và 2011, mỗi năm tiếp tục thêm 650 học bổng ngắn hạn và dài hạn cho Campuchia. Hai bên cũng rất quan tâm mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực y tế, văn hóa, thể thao, du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn sinh thái vùng biên giới.

    Hai bên cũng thường xuyên trao đổi, tham khảo kinh nghiệm của nhau về hội nhập quốc tế; phối hợp hoạt động trên các diễn đàn quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM, mở rộng các mối quan hệ hợp tác đa phương mang tính khu vực như hợp tác lưu vực sông Mekong, hợp tác tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Chiến lược hợp tác kinh tế 5 nước (ACMECS), hợp tác bốn nước (CLMV), hợp tác về phát triển lưu vực sông Mekong, hợp tác phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành lang Đông-Tây, hợp tác phát triển khu tam giác 3 nước.

    Trên tinh thần đoàn kết hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau vì lợi ích chung của hai dân tộc và nhân dân hai nước, phù hợp với luật pháp của mỗi nước cũng như thông lệ quốc tế, hai bên đã phối hợp chặt chẽ với nhau, từng bước giải quyết những vấn đề còn tồn tại; thống nhất về nguyên tắc giải quyết những điểm vướng mắc về phân giới cắm mốc biên giới trên bộ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành phân giới cắm mốc trên bộ trước cuối năm 2012.

    Trong bối cảnh quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, phù hợp với mong muốn và quyết tâm của cả hai bên, chuyến thăm hữu nghị cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Vương quốc Campuchia lần này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia tiếp tục phát triển trong tương lai, vì sự phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên thế giới./.
    Theo TTXVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này