Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2800 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 03:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34719 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: hoatimbanglang



    Nhìn thấy nhiều bác đang online, mà không hiểu đang on ở đâu, chứ nhà mình thì off hết; ôi chẳng có ai cả. ^:)^^:)^^:)^^:)^
    Hoa_Sim thích bài này.
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam ký với NASA phát triển công nghệ vũ trụ

    05/12/2011 | 20:08:00 T

    Ngày 5/12, lễ ký kết Tuyên bố chung về ý định hợp tác trong hoạt động hàng không và vũ trụ dân dụng giữa Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (VAST) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã diễn ra tại Hà Nội.

    Tuyên bố chung được ký giữa đại diện phía Việt Nam là giáo sư, tiến sĩ khoa học Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và ông Michael F. O’Brien, Phó Giám đốc phụ trách các quan hệ quốc tế và quan hệ liên tổ chức của NASA.

    Đây là thỏa thuận cơ bản đầu tiên giữa Việt Nam và NASA và là cơ hội mở ra những triển vọng hợp tác giữa các nhà khoa học Việt Nam và NASA trong lĩnh vực hàng không và vũ trụ, một lĩnh vực còn tuy còn rất mới mẻ nhưng đã có những bước phát triển nhanh ở Việt Nam.

    Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm vệ tinh công nghệ quốc gia (VAST) cho biết, việc hợp tác với NASA, cơ quan hàng đầu thế giới về công nghệ vũ trụ sẽ giúp các nhà khoa học Việt Nam tiếp cận và sử dụng nguồn dữ liệu khổng lồ của NASA để sử dụng trong nghiên cứu công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

    VAST và NASA sẽ hợp tác với nhau trong một số lĩnh vực trọng tâm gồm: nghiên cứu các ứng dụng vũ trụ vì mục đích xã hội; hợp tác trao đổi các số liệu về nghiên cứu trái đất qua vệ tinh, vật lý địa cầu, môi trường; tham gia vào các dự án nghiên cứu khí hậu gió mùa ở khu vực châu Á; tham gia đào tạo nhân lực phục vụ cho các chương trình nghiên cứu không gian;khảo sát điều tra về thời tiết, cảm biến từ xa và các ứng dụng khác.

    Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn cho biết thêm, ngay sau thỏa thuận khung được ký kết, VAST và NASA sẽ cử các nhóm chuyên gia lên kế hoạch cụ thể cho việc thực hiện các nội dung đã ký kết trong thỏa thuận./.




    Những cái bắt tay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng ngày càng chặt hơn, sâu rộng hơn!
    Chẳng mấy chốc, VN mình sẽ tiếp cận với công nghệ tiên tiến của Mỹ về phòng thủ không gian và vũ khí tấn công từ vũ trụ. Khi đó sẽ không còn kẻ nào dám lăm le xâm phạm đất nước thân yêu nữa!

    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    Hoa_Sim thích bài này.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đêm nay, lại một mình ta...
    Tay súng, tay bút giữ nhà, làm thơ!

    Lâu rồi, về lại thuở xưa...
    Vô tư nói, viết... và vô tư một mình!

    May sao đời chửa vấn vương...
    Để ta lại được đường đường là ta!

    Các bác cứ ngủ yên nha...
    Cô Bằng Lăng tím giữ nhà ... hơi ngon...



    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Bây giờ trời đã vắng thêm ...
    Bằng Lăng Hoa Tím gác đêm một mình!
    Chòi cao, ôm súng lặng thinh...
    Giặc kia mà dám rập rình ... bắn ngay!
    Khi buồn đã có ớt cay ...
    Xoài xanh, cóc chín, ô mai ... quanh mình!
    Ban ngày đồng đội ở bên...
    Ban đêm vui với cóc xanh, ổi xoài!
    Chắc tay súng, vững tay cầy...
    Dựng xây đất nước ngày mai huy hoàng!
    Con Bà Triệu, cháu Bà Trưng...
    Đời đời dòng máu Lạc Hồng sục sôi!​




    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-​
    Hoa_Sim thích bài này.
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đang say xưa làm thơ, luyện kiếm...
    Và post bài,... góp sức đánh tàu...
    Giật mình thấy mẹ ... đứng sau,
    Bằng Lăng đỏ mặt, gãi đầu... vội out...


    Hì hi ...., Đổi ca. Các bác đến mau!


    [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]​
    Hoa_Sim thích bài này.
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20111205080919625CA51/tu-hon-than-den-hat-muoi.chn

    Từ hòn than đến hạt muối










    Việc chảy máu tài nguyên thô đã được cảnh báo lâu nay chứ không phải đợi đến khi Chính phủ có chỉ thị cấm xuất khẩu nguyên liệu thô thì các chuyên gia kinh tế mới lên tiếng.
    Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về mối nguy hại đang tiềm ẩn đối với việc xuất khẩu than ồ ạt của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong thời gian qua...
    Việc chảy máu tài nguyên thô đã được cảnh báo lâu nay chứ không phải đợi đến khi Chính phủ có chỉ thị cấm xuất khẩu nguyên liệu thô thì các chuyên gia kinh tế mới lên tiếng. Tuy nhiên, chuyện cấm hoặc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô của Chính phủ, có cảm giác như “hòn than” nằm ngoài “lệnh” đó (?).
    Việt Nam được xếp vào top 5 nước có lượng than đá xuất khẩu lớn nhất thế giới với khoảng trên 18 triệu tấn trong tổng số trên 40 triệu tấn mà TKV đã “moi” được từ dưới lòng đất mỗi năm. Doanh thu hàng năm của ngành than chỉ đứng sau dầu khí với khoảng 3,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu than chiếm 1,4 tỷ USD.
    Đừng nhìn vào số liệu được tính bằng tỷ đô la trên đây mà mừng, vì rằng, tài nguyên không phải là “nồi cơm Thạch Sanh”. Đến một lúc nào đó, trong lòng đất chỉ còn… đất mà thôi. Đó là tính chuyện “dài hơi”, còn trước mắt, một khi các nhà máy điện có công suất lớn đồng loạt đưa vào sử dụng trong những năm tới thì nhiên liệu than cần cho các nhà máy này hoạt động không hề nhỏ.
    Hiện TKV xuất khẩu than với giá 300USD/tấn, trong khi giá than bán trong nước chỉ với 100 USD/tấn do Nhà nước khống chế giá bán, vì vậy người ta không lạ gì việc xuất khẩu than ồ ạt của TKV. Tuy nhiên, sắp tới, chúng ta sẽ phải mua với giá cao hơn giá đã xuất thì ít ai chịu nghĩ đến. Chênh lệch 200USD/tấn than thì TKV “hưởng”, còn nếu phải nhập với giá có thể lên 400-500USD/tấn thì Nhà nước chịu, nghĩa là dân chịu.
    Chuyện xuất khẩu một loại sản phẩm nào đó rồi lại phải nhập chính loại sản phẩm vừa xuất là câu chuyện chẳng mới mẻ gì ở Việt Nam. Hôm tháng 10 vừa qua, một vụ gian lận lớn trong nhập khẩu muối đã bị phát hiện. Lợi dụng cơ chế ưu đãi nhập khẩu muối về làm muối công nghiệp, Tổng Công ty TNHH Hóa chất cơ bản Miền Nam đã nhập 220 nghìn tấn muối với thuế ưu đãi, sau đó họ “bớt” ra đến 23.000 tấn để sản xuất muối ăn bán ra thị trường. Số thuế mà doanh nghiệp này đã trốn được sau cú “phù phép” trên đây là 7 tỷ đồng.
    Chuyện sẽ không dừng lại ở việc trốn thuế nếu biết rằng, liên tục trong 3 năm qua, diêm dân khắp nơi trong nước đã phải mặn đắng như thế nào khi buộc phải bán muối do chính mình làm ra với giá 500 đồng/kg hoặc là đành nhìn muối biến thành nước chảy lại xuống biển!
    Vì lợi ích của một doanh nghiệp hay một tập đoàn, người ta có thể làm tất cả những gì có thể, kể cả việc bần cùng hóa hàng vạn diêm dân.
    Theo Hà Nhiên
    Dân việt
    Hoa_Sim thích bài này.
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/12/ngu-dan-trung-quoc-doi-mat-an-tu-o-philippines/

    THẾ GIỚI
    Thứ hai, 5/12/2011, 18:00 GMT+7
    writeSociable('http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/12/ngu-dan-trung-quoc-doi-mat-an-tu-o-philippines/','Ngư+dân+Trung+Quốc+đối+mặt+án+tù+ở+Philippines','Ngư+dân+Trung+Quốc+đối+mặt+án+tù+ở+Philippines','sociable',1002164686); [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] E-mail [​IMG] Bản In
    Ngư dân Trung Quốc đối mặt án tù ở Philippines

    Các ngư dân Trung Quốc bị buộc tội đánh bắt trái phép loài rùa biển đang bị đe dọa tuyệt chủng ở ngoài khơi Philippines và nếu bị kết tội họ có thể nhận án đến 24 năm tù.
    > Philippines bắt 6 ngư dân Trung Quốc


    [​IMG]Những con rùa biển mà nhà chức trách Philippines tịch thu được từ các ngư dân Trung Quốc. Ảnh: APAP dẫn lời luật sư trưởng Adelina Villena của Hội đồng Phát triển Bền vững tỉnh Palawan cho hay nhà chức trách Philippines đưa ra đơn buộc tội các ngư dân Trung Quốc theo Luật Động vật Hoang dã và Luật Nghề cá của nước này. Đơn được trình lên Tòa án Vùng Palawan ở thủ phủ Puerto Princessa ở tỉnh Palawan.
    Nếu bị kết luận phạm tội đúng theo các cáo buộc, 6 ngư dân Trung Quốc, được cho là đến từ đảo Hải Nam, sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 24 năm. Thời điểm đưa ra lời buộc tội chính thức đối với các ngư dân này hiện vẫn chưa được ấn định.
    Các nhà chức trách Philippines hôm 2/12 phát hiện một số con rùa biển lớn sau khi chặn một xuồng cao tốc của ngư dân Trung Quốc, tại vùng nước ngoài khơi đảo Palawan ở phía tây của Philippines. Hải quân Philippines, lực lượng bảo vệ bờ biển và Bộ Môi trường Philippines phối hợp bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Một tàu mẹ đi cùng xuồng cao tốc của 6 ngư dân này đã chạy thoát.
    Trong số những con rùa biển bị tịch thu, 9 con đã chết. Ba con còn lại được thả xuống biển sau đó. Những con rùa biển, còn có tên khác là Chelonia mydas, thường bị bắt để làm thức ăn và chế biến các loại thuốc. Chúng có thể đạt tới chiều dài 150 cm và nặng khoảng 130 kg. Loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng vì việc săn bắt quá mức đối với cả trứng và các con rùa trưởng thành.
    Từ Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho hay Trung Quốc đang theo dõi vụ việc này, đồng thời yêu cầu Philippines đảm bảo an toàn và các quyền lợi hợp pháp cho các ngư dân. "Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines sẽ cử người tới thăm những ngư dân bị bắt", ông Hồng cho biết.
    Năm ngoái, 6 ngư dân Trung Quốc đi trên một chiếc xuồng cao tốc cũng bị bắt giữ gần khu vực xảy ra nói trên. Khi đó, nhà chức trách Philippines tịch thu được hơn 50 con rùa biển, hầu hết trong số này đã chết. Một con rùa biển còn đang đeo thẻ theo dõi của Học viện Khoa học Hải dương Philippines. Phiên tòa xét xử các ngư dân này vẫn đang diễn ra.
    Phan Lê
    Hoa_Sim thích bài này.
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111205_russian_gas_vietnam.shtml

    TNK-BP muốn tăng khai thác Biển Đông


    Cập nhật: 14:59 GMT - thứ hai, 5 tháng 12, 2011

    [​IMG] TNK-BP muốn mua thêm cơ sở khai thác ở Biển Đông


    Tập đoàn dầu khí của Nga liên doanh với Anh, TNK- BP vốn đang khai thác khí đốt tại Việt Nam sau khi mua lại cổ phần của BP, nay cũng muốn mua cơ sở của ConocoPhillips ở Biển Đông để mở rộng làm ăn.
    Ông Alexander Dodds, một quan chức của TNK - BP cho biết hôm 5/12 rằng công ty của ông đã đề nghị mua lại các phần hùn của ConocoPhillips tại Việt Nam.

    Chủ đề liên quan



    Tập đoàn TNK-BP, với phần vốn 50% của bốn doanh nhân Nga và 50% của BP (Anh Quốc), nay bày tỏ ý định muốn tăng cường công việc làm ăn ở Việt Nam, theo Reuters từ Moscow hôm thứ Hai đầu tuần này.
    Họ cho hay họ sẽ muốn đấu thầu một trong chín lô khí đốt mà Chính phủ Việt Nam gọi thầu trong tuần.
    Cùng lúc, hãng dầu khí nhà nước của Việt Nam, Petrovietnam cũng cho hay họ sẽ đề nghị mua cơ sở của ConocoPhillips nằm xa hơn về phía Bắc tại Biển Đông.
    Được biết, hội đồng quản trị của TNK-BP đã chấp nhận dự án trong ba quốc gia nằm ngoài khu vực Liên Xô cũ, gồm Việt Nam, Venezuela và Brazil.
    Theo ông Alexander Doods, ông có thể sẽ đại diện cho công ty để làm ăn tại vùng nằm ngoài các cơ sở hiện có của TNK- BP.
    Theo Bloomberg cùng ngày từ Moscow, TNK-BP là tập đoàn dầu khí lớn thứ ba tại Liên bang Nga, sau Gazprom và Roseft.
    Trong thương vụ trước đó, TNK-BP đã mua các cơ sở trị giá 1,8 tỷ USD tại Việt Nam và Venezuela từ BP của Anh.
    Họ cũng đã đồng ý trả 1 t̉ỷ USD cho cổ phần khai thác 21 lô tại vùng Amazon của Brazil.
    ConocoPhillips (COP), công ty dầu thứ ba của Hoa Kỳ, thì cho hay hồi tháng 5 rằng họ "muốn bán cổ phần dầu khí tại ba cơ sở ở vùng biển Nam Trung Hoa".
    Ông Dodds tuy thế cho hay TNK-BP "chưa nhận được câu trả lời từ ConocoPhillips" nhưng hy vọng "sẽ nhận được lời đáp nhanh chóng".
    Vẫn Bloomberd trích lời ông Tổng giám đốc Hugh McIntosh nói tại Hà Nội hôm 21/11 rằng bộ phận của TNK ở Việt Nam muốn tăng khai thác qua liên doanh và mua lại tài sản từ các công ty khác.
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/12/111202_boat_clash.shtml

    Lại thêm tàu cá VN bị 'tàu lạ' đâm thủng


    Cập nhật: 04:40 GMT - thứ sáu, 2 tháng 12, 2011

    [​IMG] Ngư dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh


    Chỉ trong ba ngày, đã có hai tàu cá bị 'tàu lạ' đâm thủng khi đang đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam.
    Tin cho hay vụ mới nhất xảy ra hôm thứ Năm 1/12 vào khoảng 5 giờ rưỡi sáng tại vùng biển Phú Yên, cách đảo Phú Quý của tỉnh Bình Thuận chừng 70 hải lý.

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    Truyền thông trong nước nói tàu cá số hiệu PY-90965 TS do ông Trần Văn Đông ở Tuy Hòa, Phú Yên, làm thuyền trưởng đã "bị một tàu vận tải không rõ đặc điểm đâm thủng".
    Trên tàu lúc đó có tám ngư dân.
    Nhận được tín hiệu cấp báo, một tàu cá do ông Võ Đường làm thuyền trưởng đã chạy đến ứng cứu với sự hỗ trợ của tàu hải quân.
    Được biết cả chín người trên tàu của ông Đông đều an toàn.
    Hiện tàu PY-90965 TS đã được chuyển về đảo Phú Quý để sửa chữa.
    Mới hôm thứ Hai 28/11, tàu cá QN-94094 do ông Mai Xuân Thủy, trú tại xã Phổ Châu, tỉnh Quảng Ngãi làm chủ; và ông Mai Thời Ty làm thuyền trưởng, cũng bị 'tàu lạ' đâm chìm.
    Tuy toàn bộ 11 thuyền viên trên tàu đều an toàn, nhưng tổng số thiệt hại cho chủ tàu lên tới nhiều tỷ đồng.
    Điều đáng nói là hai tàu nói trên khi gặp tai nạn đều đang hoạt động trong vùng biển của Việt Nam.
    Các 'tàu lạ', được cho là tàu vận tải của nước ngoài, đều không xác định được số hiệu cũng như quốc tịch.
    Việc tàu nước ngoài gây tai nạn cho tàu của ngư dân Việt Nam trong vùng biển Việt Nam xảy ra nhiều lần.
    Hồi cuối tháng 10, một tàu cá Quảng Ngãi với 12 ngư dân cũng bị đâm phải, làm một ngư dân rơi xuống biển bị thương còn tàu hư hỏng nặng.
    Giới chức biên phòng Việt Nam nói hàng trăm tàu cá nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, cũng thường xuyên vi phạm hải phận miền Trung.
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam *************** tuyên bố Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Trả lời trực tiếp các câu chất vấn trong phiên họp ngày 25/11 của Quốc hội liên quan vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông Dũng nói: Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất là từ thế kỷ XVII. Chúng ta làm chủ khi 2 quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ và duy trì chủ quyền trên thực tế.
    Nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi đó do chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quản lý. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
    [​IMG]
    Ông *************** trả lời chất vấn (Ảnh: Nhật Bắc)
    Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này.
    Chúng ta đã chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về Luật Biển, phù hợp với Tuyên bố DOC.
    Về phần quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei, ông *************** cho biết: Năm 1975 Hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca.
    Sau đó với chủ quyền của mình, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm 21 đảo, với 33 điểm. Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta- Ông Dũng nói.
    Như vậy trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất so với các quốc gia và các bên có đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo mà chúng ta đang đóng giữ với số hộ là 21 hộ, 80 khẩu, trong đó có 6 khẩu cũng đã sinh ra, lớn lên ở các đảo này.
    Chủ trương của chúng ta đối với thực hiện chủ quyền đối với Trường Sa, thứ nhất là chúng ta nghiêm túc thực hiện Công ước Luật Biển, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây chúng ta đã ký kết với Trung Quốc.
    Việt Nam yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực này.
    Thứ hai, chúng ta tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất, kỹ thuật ở những nơi chúng ta đang có mặt, bao gồm cả đường sá, điện, trạm xá, trường học, nước... để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ của quân dân đảo Trường Sa.
    Thứ ba, Chính phủ đang yêu cầu sơ kết đánh giá lại cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bào ta khai thác thủy, hải sản, vận tải biển trong khu vực này để khuyến khích bà con làm ăn sinh sống, thực hiện chủ quyền trên vùng biển Trường Sa này.
    Thứ tư, liên quan tới cam kết quốc tế, chúng ta nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố DOC về bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông. Bởi đây là mong muốn, là lợi ích của tất cả các bên liên quan, không chỉ Việt Nam mà là của tất cả các bên liên quan, của các nước khác. Vì Biển Đông là tuyến đường vận tải hàng hóa từ Đông sang Tây, tuyến đường này là tuyến vận tải chiếm 50%-60% tổng lượng hàng hóa vận tải từ Đông sang Tây.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, lập trường này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại Hội nghị Cấp cao ASEAN và Cấp cao giữa ASEAN với các đối tác.
    Việt Nam cũng kiên quyết khẳng định chủ quyền trong phạm vi 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, một cách ngày càng đầy đủ, hiệu quả hơn, Thủ tướng khẳng định.
    Việt Nam đã và sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền để quản lý, thực hiện chủ quyền của đất nước đã có cơ sở từ trong lịch sử và được luật pháp quốc tế công nhận ngày càng đầy đủ và hiệu quả hơn, Thủ tướng *************** cho biết.
    Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận phân định ranh giới năm 2000, còn vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, theo Công ước Luật Biển năm 1982 thì Việt Nam và Trung Quốc cần tiến hành đàm phán, giải quyết.
    Từ năm 2006, hai nước đã tiến hành đàm phán, tới năm 2009 hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường hai bên còn khác xa nhau. Đến đầu năm 2010 hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.Nguyên tắc đó đã được hai bên ký kết nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vừa qua.
    Trên nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển này thì vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thuộc quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vậy 2 nước cùng nhau đàm phán trên cơ sở Công ước Luật Biển, trên cơ sở DOC và trên cơ sở các nguyên tắc đã thỏa thuận. Để có một giải pháp hợp lý mà hai bên có thể chấp nhận được, chúng ta đang thúc đẩy cùng với Trung Quốc xúc tiến đàm phán giải quyết việc phân định này.
    Trong khi chưa đạt được thỏa thuận phân định thì trên thực tế với chừng mực khác nhau, hai bên cũng đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến. Cũng trên cơ sở này chúng ta có đối thoại với Trung Quốc để bảo đảm an ninh, an toàn trong việc đi lai, vận chuyển của tàu bè và khai thác nghề cá của đồng bào ta.
    BDN( Nguồn: www.Chinhphu.vn)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này