1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5534 người đang online, trong đó có 432 thành viên. 11:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35007 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://f319.com/newreply.php?do=newreply&noquote=1&p=10489911

    90% hàng giả xuất xứ từ Trung Quốc
    06/12/2011 0:03
    Đó là thông tin của Tổng cục Hải quan (TCHQ) cung cấp tại Hội nghị về công tác phòng, chống hàng giả dịp cuối năm do TCHQ tổ chức hôm qua tại TP.HCM.
    Xuất khẩu... hàng giả
    [​IMG]
    Quản lý thị trường kiểm tra hàng giả - Ảnh: H.V
    Hàng giả diễn biến muôn hình vạn trạng, phổ biến nhất là giả giống tên hàng thật. Nếu thị trường hàng thật có thuốc Viagra thì hàng giả có ngay Viaraga. Năm nào hải quan cũng thu giữ hàng ngàn viên thuốc giả kiểu này. Hàng nhái điện thoại di động Nokia thì có Nokita… Đặc biệt mới đây, 3 công ty Việt Nam (gồm 2 công ty gia công và 1 công ty xuất khẩu) bị phạt 1,48 tỉ đồng do làm hàng giả, hàng nhái xuất khẩu sang Pakistan, Afghanistan nhãn hàng nước tăng lực giống hệt sản phẩm của Công ty Carabao Tawandang (Thái Lan). Điểm khác nhau là tên sản phẩm Carabao được viết khác thành Arabao, hình con trâu có 2 sừng biến thành con sơn dương cũng 2 sừng. Đây là vụ làm giả hàng để xuất khẩu mà Hải quan TP.HCM lần đầu xử lý. Tuy nhiên, theo Hải quan TP.HCM, tình trạng hàng giả xuất khẩu đang diễn ra ngày càng nhiều.

    Năm 2011, thống kê sơ bộ của hải quan cả nước cho biết, đã thu được 14.400 chai rượu giả; 11.439 mũ bảo hiểm; 1.320 bàn là các loại; 137.728 lon nước tăng lực; 26 xe gắn máy; 95.000 bao thuốc lá; 2.960 viên thuốc Viaraga; 216 viên thuốc Cialis; 14.280 sản phẩm mỹ phẩm; 2.352 hộp dầu nhớt các loại; 1.691 điện thoại di động...
    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN, cho biết biến tướng hàng giả, hàng nhái ngày càng khó lường. Từ que diêm, bật lửa, bàn chải đánh răng... cho đến vé máy bay, thẻ tín dụng, tivi, tủ lạnh... đều bị làm giả, kể cả hàng ngoại giả hàng nội. Đó là hàng ngàn công tơ điện, ăng ten tivi, đèn sạc ắc quy, ổ cắm điện do Trung Quốc sản xuất giả hàng VN. Thậm chí, 33.000 ổ cắm điện giả được dán tem chống giả của Viện Khoa học hình sự Bộ ******* VN, cả hàng và tem đều giả.
    Mới đây, Cục Hải quan Đồng Nai bắt quả tang công nhân Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (100% vốn Trung Quốc ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3) đang thay thế các nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác xuất xứ VN cho lô hàng hợp chất xử lý nước 100 tấn, trị giá 4,5 tỉ đồng để xuất đi Mỹ. Việc giả mạo xuất xứ hàng VN nhằm hưởng ưu đãi thuế khi vào Mỹ.
    Theo bà Trương Thị Tuyết Mai, đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP.HCM, số liệu của Cảnh sát quốc tế Interpol cho thấy, VN có số mẫu thuốc giả cao thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Thuốc giả làm bằng bột mì hoặc thuốc có dược chất thấp không có tác dụng điều trị. Cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng Phạm Thị V.T dùng hóa chất tẩy tên thuốc Lanjack (chữa đau dạ dày), sử dụng bao bì, tem nhập khẩu giả biến thành thuốc kháng sinh Rovanten điều trị về các bệnh hô hấp. “Thuốc giả bỏ cho các tiệm thuốc với giá 70.000 - 90.000 đồng/hộp nhưng nguyên liệu đầu vào chỉ 7.000 đồng” - bà Mai cho biết.
    Hầu hết từ Trung Quốc
    Ông Trần Việt Hưng, Phó đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Cục Điều tra chống buôn lậu, TCHQ) cho biết, hai thị trường hàng giả “truyền thống” của VN là trong nội địa Trung Quốc và Hồng Kông. Tuy nhiên gần đây nhiều vụ bắt hàng giả có nguồn gốc từ Nga (rượu) và Singapore (mắt kính, quần áo). Doanh nghiệp VN qua tận Nga đặt hàng rượu giả, với các tiêu chí theo yêu cầu. Các vụ này hải quan đã chuyển cho ******* truy tố. “Cuối năm hàng giả về rất nhiều. Hàng từ Trung Quốc chiếm hơn 90%”, ông Hưng khẳng định.
    Theo ông Đỗ Hữu Quang, Phó cục trưởng Cục QLTT, khó khăn là cơ sở pháp lý chống hàng giả chưa hoàn thiện, các chế tài hàng giả quy định ở rất nhiều văn bản, không thống nhất, hay thay đổi, chồng chéo. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng không tốt dẫn đến hiệu quả chưa cao, thiếu chiến lược, kế hoạch phối hợp đấu tranh bài bản, lâu dài, dẫn đến tình trạng dễ làm khó bỏ, chưa thực sự gắn trách nhiệm của mình vào công việc chung là chống hàng giả.

    Khởi tố giám đốc sản xuất rượu trái phép
    Viện KSND TP.Cần Thơ vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Thanh Trình (SN 1979, ngụ P.An Bình, Q.Ninh Kiều), Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Ánh Dương (trụ sở tại khu vực Lợi Dũ A, P.An Bình) về tội danh kinh doanh trái phép.
    Ngày 16.9, trinh sát Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46), ******* TP.Cần Thơ kiểm tra trụ sở, nơi sản xuất, kho và cửa hàng trưng bày sản phẩm của Công ty TNHH SX-TM-DV Ánh Dương. Tại đây, PC46 phát hiện, tạm giữ 1.527 thùng (hơn 33.000 chai) các loại rượu do công ty này sản xuất, đã được đóng thùng chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Công ty không xuất trình được giấy phép sản xuất rượu công nghiệp do Sở Công thương cấp theo quy định.
    Trước đó, vào tháng 3.2011, cũng tại công ty này, lực lượng QLTT TP.Cần Thơ đã phát hiện, tạm giữ 840 chai rượu giả nhãn hiệu Vodka Hà Nội cùng 40 kg nhãn hiệu Vodka Hà Nội CaliCo và đã xử phạt hành chính 22 triệu đồng.
    Mai Trâm
    Hoa_Sim thích bài này.
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Kinh-te/156563/Buon-chai-tim-loi-thoat.html

    Bươn chải tìm lối thoát
    SGTT.VN - Bị Trung Quốc gom mua nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đã phải tìm cách duy trì sản xuất kinh doanh trong bước đường cùng. Và ở đó, họ đã nỗ lực mở ra hướng phát triển mới qua khe cửa hẹp.
    Trí Đức vốn là doanh nghiệp chuyên sản xuất nước cốt dừa cung cấp cho các nhà máy chế biến thực phẩm tại Việt Nam trong gần 20 năm qua. Năm ngoái, khi Trung Quốc sang Việt Nam mua gom, đẩy giá dừa lên gấp đôi, gấp ba, khiến nước cốt dừa sản xuất ra giá cao, không bán được. Mặt khác, nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy cũng giảm mạnh, công ty phải đối đầu với nguy cơ không có việc làm.

    [​IMG]

    Sản xuất nha đam đòi hỏi tỉ mỉ, công phu và phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: M.T


    Khi không có dừa...
    “Có giai đoạn tôi phải đi nhận lột củ mì, lặt ớt gia công cho đơn vị khác. Không dám nghĩ đến tiếng tăm công ty. Cốt làm sao cho công nhân có việc làm, có tiền để ăn cơm hàng ngày,” bà Hoàng Thị Tâm Ái, giám đốc công ty sản xuất thực phẩm Trí Đức kể.
    Giữa năm 2011, có lúc giá chanh rẻ, bà nghĩ ra cách mua chanh về lấy nước cốt, bán nước chanh cho các nhà hàng, cơ sở sản xuất thực phẩm, còn vỏ giữ lại làm mứt bán cho các đơn vị làm bánh trung thu. Xoay xở đủ cách, tình cờ bà được người quen cho biết các công ty đang có nhu cầu mua ruột nha đam ngâm nước đường để chế biến thực phẩm.
    Bà Ái lại mày mò làm thử hàng tháng trời, đổ đi hàng tấn nguyên liệu. Bà hiểu ra cái khó của nha đam là kích cỡ lá lớn nhỏ khác nhau, lớp vỏ cứng, nhưng ruột rất mềm, nên các công đoạn xử lý khó mà làm máy được. Thêm vào đó, nha đam lại có lớp chất nhầy bao quanh nên rất mau hư, rất dễ nhiễm khuẩn, như vậy việc rửa phải đi theo dây chuyền một chiều. Khay và dụng cụ rửa – cắt đều phải đặt ở trên cao. Nền nhà xưởng phải hoàn toàn sạch sẽ. Công nhân phải mặc quần áo đồng phục đã tiệt trùng, mang khẩu trang, đội nón.
    Chồng bà Ái vốn là người có kinh nghiệm trong ngành cơ khí, từng thiết kế những kiểu nồi hơi, chảo sấy, máy móc dùng chế biến nước cốt dừa, nay lại tiếp tục nghiên cứu để thiết kế loại nồi nấu mới dành cho nha đam tươi, sao cho nước đường chỉ sôi vừa tới để những hạt nha đam không bị rã. Cái khó ở đây là miếng nha đam sau khi chế biến chín với nước đường, vẫn giữ được màu trắng, trong, dai, giòn, không bị đường bao phủ cứng ngắc như làm mứt bí, và tuyệt đối không có chất bảo quản. Chiếc bàn kính có gắn đèn sáng choang bên dưới để lựa nha đam cho đúng cỡ hạt lựu là thiết kế cho phù hợp với màu nha đam trắng, trong.
    Cuối cùng Trí Đức cũng làm được mẻ nha đam tươi ngâm nước đường, đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không chất bảo quản và có giá cạnh tranh. Việc tự thiết kế được dây chuyền sản xuất đã giúp chi phí chỉ bằng 1/10 so với các nơi khác. Công suất đạt khoảng 50 tấn/tháng, đã có khách mua hàng, nên Trí Đức sẽ tăng gấp đôi công suất trong vài tháng tới.
    Đến tái chế rác
    Trong bối cảnh giá nguyên liệu bột giấy không ngừng tăng lên, sản xuất có nguy cơ khó khăn, ông Hoàng Trung Sơn, chủ tịch hội đồng quản trị công ty giấy & bao bì Đồng Tiến đã nhìn thấy: “Rác là tiền nếu được tận dụng để tái chế. Vỏ hộp sữa giấy là nguồn nguyên liệu có thể tận dụng lại được lượng bột giấy chất lượng cao”. Ông tìm hiểu và biết, tại Việt Nam, từ trước đến nay vỏ hộp sữa (sữa nước, sữa đậu nành, nước trái cây…) bao gồm sáu lớp, khá cứng, và thường bị vứt rác, trong khi vỏ hộp này có thành phần gồm 70% là bột giấy và 30% là nhôm và nhựa.
    Ông Sơn đã kết hợp với công ty Việt Thành, tự nghiên cứu, và sản xuất dây chuyền mới, chỉ tốn khoảng 1 tỉ đồng. Giữa tháng 11.2011 vừa qua, ông khai trương nhà máy tái chế vỏ hộp sữa đầu tiên tại Việt Nam có công suất 50 tấn/ngày. Các thành phần của vỏ hộp, từ giấy cho đến nhôm, nhựa được tái chế hoàn toàn. Mỗi tấn vỏ hộp sữa, có thể thu được khoảng 500kg bột giấy và hơn 200kg nhôm nhựa. Bột giấy làm thành giấy gói hàng, thùng carton. Nhôm, nhựa làm mái lợp.
    Nhưng nhà máy đi vào hoạt động, thì vấn đề nan giải là nguyên liệu. Ông Sơn cho biết: hiện một tháng chỉ gom được khoảng 80 tấn nguyên liệu, mà nhà máy cần đến 300 – 400 tấn/tháng mới đạt ngưỡng hoà vốn. Người thu gom lười nhặt lại vì giá thu mua tại vựa ve chai hiện nay chỉ có 2.500 đồng/kg, về đến trạm thu mua là 3.500 đồng/kg và chở đến nhà máy là 4.500 đồng/kg.
    Đồng Tiến đang dự kiến sẽ thành lập hàng chục trạm thu mua vỏ hộp sữa từ các vựa ve chai, và nâng giá thu mua vỏ hộp sữa lên 5.000 – 6.000 đồng/kg. Nhưng quan trọng hơn, ông Sơn cho rằng: “Khi ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao, người dân sẽ phân loại rác tại nguồn. Khi đó chúng tôi sẽ có đủ nguyên liệu. Thái Lan cũng mất hai năm mới tăng được lượng vỏ hộp thu hồi lên 2 – 3 lần”.
    Bích Nga
    Hoa_Sim thích bài này.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111205101919104p1014c1068/hang-gia-tran-vao-bien-gioi.htm

    Hàng giả tràn vào biên giới
    Hàng giả được phù phép bằng cách thay nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam trên lô hàng rồi sau đó xuất khẩu sang nước khác.

    Cuối năm, hàng tiêu dùng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ nhập vào VN với số lượng lớn. Cơ quan hải quan gặp khó vì thiếu thông tin, thiếu hỗ trợ để xác định hàng giả từ phía DN. Đó là nội dung của hội thảo về chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại TP.HCM do Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN tổ chức ngày 5-12.
    Biến tướng tạm nhập tái xuất
    Ông Trần Việt Hưng, Phó Đội trưởng Đội Kiểm soát Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Cục Điều tra chống buôn lậu), cho biết hình thức làm giả, nhái sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi. Sản phẩm chủ yếu được làm giả từ nước ngoài như Trung Quốc, Hong Kong và cả Singapore rồi nhập khẩu vào nước ta. Mới đây, đội đã xử lý vụ làm rượu giả bên cửa khẩu của Nga sau đó dẫn độ về VN. Bọn nhập hàng giả thường không khai báo với hải quan. Chúng còn xé lẻ hàng để tuồn qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn... Trong đó, 90% hàng giả xâm nhập vào nước ta là từ Trung Quốc. Đặc biệt, cuối năm lượng nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng cao nên hàng giả sẽ dễ dàng qua mặt cơ quan chức năng để tràn vào.
    [​IMG]
    Mỹ phẩm là một trong những mặt hàng thường bị làm giả nhiều nhất. Ảnh minh họa: HTD
    Ông Trần Việt Hưng cho biết thêm, hiện nay hàng giả còn biến tướng dưới dạng hàng tạm nhập, tái xuất. Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài nhập hàng từ Trung Quốc vào VN, công nhân bóc nhãn Trung Quốc dán nhãn VN vào rồi xuất khẩu sang nước khác để hưởng ưu đãi thuế. Với những vụ này, hải quan phải nhờ đến nguồn tin cung cấp, kỹ năng tình báo nghiệp vụ mới có thể phát hiện được.
    Chủ nhãn hiệu bị nhái thường im lặng
    Ông Trần Việt Hưng cho biết hải quan khi phát hiện giữ lô hàng nghi ngờ là hàng giả, chỉ có liên hệ với DN chủ nhãn hiệu bị nhái đến trực tiếp xác định xem có phải là hàng giả không thì mới xử lý được. Có trường hợp phải chụp ảnh lại gửi email cho DN để kiểm tra giám định từ xa. Cán bộ hải quan không thể xác định được vì đa số là hàng nhái những nhãn hiệu nước ngoài, giống như đúc nên chỉ có chủ của nhãn hiệu đó mới phát hiện chính xác được.
    Ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan, cho biết việc phát hiện, xử lý hàng giả, hàng nhái rất khó khăn vì thiếu thông tin cung cấp từ phía DN bị nhái. DN vẫn có tâm lý ngại tiếp xúc với các vụ việc như thế này. Nhiều DN còn hỏi cơ quan hải quan xem vụ đó bắt giữ nhiều không, nếu ít không đáng kể thì khỏi đến xác nhận. Có trường hợp bắt giữ với số lượng lớn, DN vẫn lo ngại thông tin này ảnh hưởng đến thị phần sản phẩm nên cũng không đến để hỗ trợ hải quan xác nhận vì vậy khó xử lý kịp thời.
    Ông Nguyễn Phi Hùng cho biết việc ký biên bản ghi nhớ giữa Cục Điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan với Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN sẽ giúp tăng hiệu quả trong công tác chống hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong dịp cuối năm này.
    Năm 2011, hàng giả tăng gấp đôi
    Trong năm 2011, số lượng các vụ xử lý vi phạm hàng giả, hàng nhái nhập lậu tăng gấp đôi so với năm 2010. Cụ thể, trên 14.000 chai rượu giả nhãn hiệu Stolichnaya (Nga); 95.000 bao thuốc lá giả nhãn hiệu Vinataba, 555… Dược phẩm có gần 3.000 viên Viaraga, trên 14.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại. Trên 2.000 hộp dầu nhớt giá các loại như Castrol, Honda.
    Đến tháng 12-2011, cơ quan hải quan đã nhận và xử lý 80 đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu cho khoảng 230 nhãn hiệu các loại.
    Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 2 thành viên: hoatimbanglang, khoihoanggia


    Chào bác Gia, hôm nay là phiên trực chiến của bác à?
    Hoa_Sim thích bài này.
  5. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Trung Quốc tăng cường đối phó với bất ổn xã hội
    TT - Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cảnh báo kinh tế suy thoái có thể gây ra bất ổn xã hội và yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực này bằng việc cắt giảm chi tiêu phung phí, cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội để không khiến người dân bức xúc.

    [​IMG]
    Lao động ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông đã lật nhào xe cảnh sát - Ảnh: weibo.com
    Từ tháng 6 đến tháng 9-2011, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã giảm từ 9,5% xuống 9,1% so với ba tháng trước đó. Sản xuất đang giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua. Tân Hoa xã cho rằng kinh tế biến động, cộng với nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo... đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình ở Trung Quốc.
    Người dân phẫn nộ cho rằng họ không được chính quyền bảo vệ khi có nguy hiểm xảy ra. Ngày 2-12, hơn 1.000 công nhân ở nhà máy điện tử quốc tế Hi-P của Singapore tại Thượng Hải đã đình công hai ngày do hàng loạt lao động bị mất việc. Tháng trước, hơn 7.000 công nhân ở tỉnh Quảng Đông đã đình công để phản ứng việc tăng ca của giới chủ lao động; sản xuất ở các nhà máy sản xuất giày New Balance, Adidas và Nike phải đình trệ, một số người đã đụng độ với cảnh sát.
    Ông Chu Vĩnh Khang đã nhắc lại với chính quyền tại chín tỉnh và khu tự trị miền bắc Trung Quốc cần có nhiều nỗ lực hơn để đẩy mạnh quản lý xã hội phù hợp với hệ thống kinh tế thị trường ở Trung Quốc hiện nay. Theo Tân Hoa xã, tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây và Nội Mông là những nơi tiềm ẩn bất ổn xã hội rất lớn.
    MỸ LOAN

    Hoa_Sim thích bài này.
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mời bác xem thêm một thông tin tham khảo về tình hình khu vực nhé.

    Mỹ, Nhật, Ấn Độ dàn thế trận liên hoàn chống Trung Quốc

    Cập nhật lúc :6:36 AM, 06/12/2011

    Xét về vị trí địa lý, Trung Quốc bị “án ngữ” ở ba hướng: phía Bắc là Nga, phía Tây là Ấn Độ, phía Đông là Nhật Bản, nên để đi ra bên ngoài, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới thì Đông Nam Á chính là “cửa ngõ”, là vùng đệm chiến lược đối với Bắc Kinh.


    Dù có nhiều chính sách và biện pháp để thuyết phục thế giới tin vào “sự trỗi dậy” hòa bình của mình nhưng những tham vọng của Bắc Kinh khiến Mỹ và nhiều nước láng giềng hết sức quan ngại và chính Bắc Kinh “đẩy” các nước này xích lại gần nhau hơn trong “thế trận liên hoàn” với tâm lý “bài Trung Quốc”.

    Nhật Bản lo lắng

    Trong Sách trắng quốc phòng công bố ngày 2/8/2011, Nhật Bản đặc biệt quan ngại việc Trung Quốc gia tăng hoạt động tại biển Đông. Họ cho rằng, Bắc Kinh phản ứng “độc đoán” để giải quyết những mâu thuẫn trong khu vực.

    Sách trắng cũng ám chỉ rằng, Nhật Bản có thể sẽ hợp tác với Mỹ, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN để gia tăng áp lực lên Trung Quốc. Hiện Nhật Bản có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm quân sự từ 16 lên 22. Tokyo đưa vào biên chế các máy bay tiên tiến, tàu khu trục được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo phòng vệ Aegis.

    Ấn Độ không ngồi yên


    Dù quan hệ thương mại được cải thiện đáng kể thì mối thù “không đội trời chung” giữa Trung Quốc và Ấn Độ chưa bao giời nguôi ngoai liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Việc Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, sự hiện diện quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới với Ấn Độ, đẩy mạnh can dự vào Pakistan và Nepal là những mối đe dọa thực sự, buộc Ấn Độ phải hiện đại hóa quân đội.

    Theo đó, New Dehli triển khai tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos tới khu vực phía Đông. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đưa vào biên chế ít nhất 114 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH.

    Trong kế hoạch 5 năm tới, New Delhi tuyển thêm 100.000 quân, đồng thời sẽ triển khai thêm thêm sư đoàn tới miền Đông để tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc. Chưa dừng lại ở đó, pháo siêu nhẹ và xe tăng, thiết giáp cũng sẽ được Ấn Độ triển khai đến khu vực Đông Bắc.

    Tàu chiến Mỹ, Nhật...

    Các tham vọng của Trung Quốc khiến Ấn Độ và Nhật Bản “đến với nhau”. Hai bên đều lo ngại sự gia tăng ngân sách quốc phòng hai con số của Bắc Kinh trong năm tài khóa 2011-2012 và tham vọng chủ quyền ở biển Đông của Trung Quốc. Tokyo và New Dehli vừa kết thúc vòng đối thoại chiến lược cấp Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 5, trong đó thảo luận các vấn đề chống cướp biển, khủng bố và phát triển cấu trúc Đông Á. Hai bên cũng nhất trí sớm tổ chức đối thoại ba bên Ấn - Mỹ - Nhật.

    Dự kiến, đầu năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm Ấn Độ, trong đó hai bên sẽ đối thoại về chính sách quốc phòng. Thời gian tới, hai nước sẽ tổ chức các chuyến viếng thăm thường niên cho tàu và máy bay của hải quân; đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập song phương. Ngoài ra, Tokyo và New Dehli còn nhất trí trao đổi học viên quân sự; thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trên các lĩnh vực hỗ trợ huấn luyện chung về cứu trợ nhân đạo, đối phó với thảm họa thiên tai…

    Mỹ dàn thế trận liên hoàn


    Myanmar là “bàn đạp” quan trọng trong Chiến lược hướng Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này tuyên bố hoãn xây đập Myitsone và ân xá cho hơn 6.000 tù nhân, trong đó có 200 tù chính trị là động thái cho thấy Naypyitaw đang “rời xa” Bắc Kinh.

    Nhân chuyên thăm Myanmar lần này (từ ngày 30/11-2/12) của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, báo Le Figaro của Pháp có bài viết trong đó bình luận Mỹ thắng một trận đánh trong cuộc chiến giành ảnh hưởng tại khu vực. Bài báo cho rằng, Trung Quốc vẫn còn “vật vã” sau khi bị trúng “cơn sốt châu Á” của Tổng thống Mỹ Obama.

    Bắc Kinh bị thách thức và “sỉ nhục” ngay trên sân nhà (khu vực châu Á - Thái Bình Dương) với một số động thái: Washington thông báo thành lập một căn cứ thủy quân lục chiến ở Australia, nêu lên vấn đề tranh chấp biển Đông trong chương trình nghị sự hội nghị Đông Á, bất chấp những lời phản đối của Trung Quốc. Trước đó, tại Hội nghị APEC, Mỹ thúc đẩy việc thành lập vùng tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP mà Trung Quốc không được mời. Và giờ đây là chuyến công du Myanmar của Ngoại trưởng Hillary Clinton, mà Bắc Kinh xem như là nhằm chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Trung Quốc phản pháo?

    Trước “sức ép” từ Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là chuyến thăm Myanmar “chướng tai gai mắt” của Ngoại trưởng Mỹ, Bắc Kinh bắt đầu phản pháo. Theo tờ Le Figaro, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích “tâm lý chiến tranh Lạnh” của Mỹ liên quan đến căn cứ quân sự ở Australia. Một tướng Trung Quốc tố cáo ý muốn “bao vây” Trung Quốc của Washington. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định rằng, ngoài các tuyên bố tức giận thì Trung Quốc sẽ không hành động gấp rút.

    Một mặt Trung Quốc không muốn cho thiên hạ thấy rõ họ “dính đòn”. Mặt khác, nước này sắp bước vào “năm bầu cử” với việc thay đổi lãnh đạo năm 2012. Do đó, những xáo trộn lớn trên chính trường quốc tế không có lợi. Một giáo sư của ĐH Bắc Kinh nhận định: Chủ tịch Hồ Cẩm Đào “đang chiụ sức ép chưa từng thấy về chính sách đối ngoại”.

    Tóm lại, đứng trước thế trận liên hoàn của Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ thì Trung Quốc không thể “ngồi yên chịu trận”. Tuy nhiên, do sắp bước vào giai đoạn bầu cử với những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo thì Bắc Kinh cũng không muốn có những xáo trộn lớn. Do đó, “khẩu chiến” sẽ là thượng sách được lãnh đạo Bắc Kinh sử dụng trong thời gian tới.

    Thế Phương


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>


    Mời các bác xem link: http://baodatviet.vn/Home/thegioi/M...n-hoan-chong-Trung-Quoc/201112/181302.datviet
    Hoa_Sim thích bài này.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Công khai sự thật Hoàng Sa bị cưỡng chiếm, từng bước đòi đảo bằng hòa bình


    Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.

    Bước đầu tiên trong việc đòi lại Hoàng Sa là để cho toàn dân thấy được sự thật và tạo điều kiện cho người dân tham gia sự nghiệp này.

    Muốn vậy, trước hết cần công khai hiện trạng Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm cho toàn dân biết. Và ngày 25/11/2011, Thủ tướng *************** đã làm việc này tại Quốc hội.

    Báo chí - truyền thông không chỉ tường thuật một lần mà phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên liên tục, để vấn đề đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình đến được với mọi người dân, tạo cơ sở cho toàn dân góp sức.

    Trên thực tế, ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là “vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp biển Đông.

    Có thể diễn giải chiến lược 3C này sơ lược như sau: trước hết, cần công khai hiện trạng tranh chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết.

    Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển Đông, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.

    Trong cuộc đấu tranh này, vũ khí hòa bình nhưng sắc bén là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông...

    Như vậy có thể thấy việc sử dụng Công khai - Công luận - Công pháp như một số nhà nghiên cứu gợi ý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông là một sáng tạo đáng ghi nhận, một bước cụ thể hóa của quan điểm coi việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

    Sẽ còn nhiều sáng kiến nữa được đưa ra khi thực trạng về tình hình tranh chấp biển Đông được công khai hóa và thảo luận rộng rãi dưới tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Với những kinh nghiệm quý báu của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, chắc chắn việc đòi lại Hoàng Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung bằng biện pháp hòa bình sẽ mang lại những kết quả mới nếu toàn dân được tham gia.

    Đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

    Không thể khác



    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd


    Link: http://baodatviet.vn/Home/chinhtrix...c-doi-dao-bang-hoa-binh/201111/180506.datviet
    Hoa_Sim thích bài này.
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Người Mỹ Vẫn là người Mỹ.Thế giới phải kiêng nể.Duy nhất có VIỆT NAM thì Mẽo phải bái phục =D>
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    TRANG NHẤT » Chính trị - Xã hội
    Tags: Hoàng Sa

    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

    Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng *************** khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?
    Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.

    Xác lập chủ quyền

    Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực

    Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/10/1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

    Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.


    Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa

    Nhà nước phong kiến Việt Nam đã chiếm hữu, khai thác và sử dụng đảo Hoàng Sa từ rất lâu mà không vấp phải bất cứ một sự phản đối nào từ các nước.

    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.

    Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12/1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam / Đà Nẵng.

    Đấu tranh ngoại giao

    Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc.

    Đương nhiên, không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán Trung Quốc.

    Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.

    Chúng ta cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía nam để phát triển kinh tế của họ.

    Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai.

    Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).

    Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.

    Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó.

    Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.

    Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.

    Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.

    Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.

    Và điều rất quan trọng là chúng ta chủ động chọn thời điểm để nêu vấn đề khôi phục và thu hồi Hoàng Sa tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước


    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    Chi tiết xem Link: http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Giai-phap-doi-lai-Hoang-Sa/201111/180236.datviet
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Mời cả nhà xem clip này , Tung cẩu mon men vào là mất xác luôn

    Hoa_Sim thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này