Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3766 người đang online, trong đó có 207 thành viên. 07:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34727 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111206120017978p0c1085/20-dat-viet-nam-bi-o-nhiem-do-bom-min.htm

    20% đất Việt Nam bị ô nhiễm do bom mìn
    (PL)- Ngày 5-12, Ban Chỉ đạo Nhà nước Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tổ chức tọa đàm chuyên đề “Chung tay góp sức khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh”.

    Tại buổi tọa đàm, Thủ tướng *************** cho rằng tình trạng bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam đến nay vẫn rất nặng nề. Theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn chiếm tới hơn 20% diện tích cả nước.
    Hiện đã có hơn 42.000 người chết, hơn 62.000 người bị thương do bom mìn sót lại sau chiến tranh. Bình quân mỗi năm có hơn 1.500 người chết và hơn 2.200 người bị thương. Ước tính Việt Nam cần 40 năm nữa mới rà phá hết bom mìn. Theo chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025, chi phí để dọn sạch hết bom mìn tại Việt Nam ước tính lên tới 185.000 tỉ đồng.
    BẢO PHƯỢNG
    Hoa_Sim thích bài này.
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 6 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: hoatimbanglang, TALATA, hocchoick2010


    Vào"Biển Đông" TA vẫn LÀ TA!
    Chuyển sang trang khác, vẫn TA thôi mà!
    Cớ sao, từ sáng đến giờ
    Lúc nào TA cũng chỉ LÀ TA thôi?

    Biển Đông nay vắng nhiều người?
    Kẻ đi buôn chứng, kẻ ngồi tương tư?
    Kẻ đang mê mải tăng gia?
    Kẻ thì sợ vợ, con, mà offline?

    Kẻ đang mê mải viết bài?
    Kẻ thì giả gái, giả trai, trêu đùa?
    Kẻ đang thơ thẩn làm thơ?
    ... Sao, đi đâu hết để giờ mình ta???

    Nhà sao vắng vẻ quá hà?????


    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
    Hoa_Sim thích bài này.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Hàng loạt báo TQ đưa tin về cuộc tập trận của Việt Nam

    Thứ ba 06/12/2011 13:44

    (GDVN) - Cuộc tập trận của quân đội Việt Nam đã thu hút sự chú ý đặc biệt của báo chí Trung Quốc.

    Một loạt các tờ báo của Trung Quốc trong đó có Tân Hoa xã, Nhân dân, mạng sina… hôm nay đồng loạt đưa tin về cuộc tập trận tác chiến phòng không quy mô lớn gần đây của quân đội Việt Nam.

    Trong cuộc tập trận này, quân đội Việt Nam đã sử dụng rất nhiều tên lửa phòng không và pháo cao xạ do Nga chế tạo, tầm phóng có tầm gần, tầm trung và tầm xa.

    Các loại vũ khí bao gồm: SA-2, SA-3, SA-13, S-300PMU2, pháo cao xạ (súng phòng không) 57 mm, hệ thống phòng không tự hành ZSU-23-4, có thể gọi là vô cùng tinh nhuệ.

    Trong cuộc tập trận, cấp cao Việt Nam đã thị sát tình hình tác chiến của bộ đội.

    Dưới đây là những hình ảnh tập trận của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên báo chí Trung Quốc:

    Chi tiết tại: http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...tin-ve-cuoc-tap-tran-cua-Viet-Nam/7489345.epi
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tiết lộ sốc: Tên lửa Ấn Độ có thể huỷ diệt các thành phố lớn của Trung Quốc

    Trên trang Chosun Ilbo của Hàn Quốc có đăng 1 bài viết nói về loại tên lửa đạn đạo mới của Ấn Độ có tầm bắn lên đến hơn 5.000km. Như vậy với tầm bắn như thế này nó sẽ có tầm vươn xa đến hầu khắp các thành phố lớn và thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

    Theo đó tờ báo này cho biết: ]"Hiện nay giới quân sự Trung Quốc đang hết sức lo lắng khi biết được thông tin Ấn Độ sắp chế tạo và thử nghiệm loại tên lửa khủng mang đầu đạn hạt nhân này[/COLOR]. Trước đây giới quân sự Trung Quốc và nước ngoài đều không thể tưởng tượng ra rằng Ấn Độ có khả năng chế tạo được loại tên lửa có tầm bắn khủng khiếp như vậy, họ cho rằng chỉ có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga và Vương quốc Anh và một số nước khác ngoài Ấn Độ mới có khả năng chế tạo được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn trên 5.000km".

    Nhưng thực sự họ đã nhầm, nền công nghiệp quốc phòng của Ấn Độ đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết. Họ đã có thể tự chế tạo được nhiều các trang thiết bị vũ khí mới mà không cần phải mua của nước ngoài, trong vòng xoáy đó tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-5 đã ra đời sau 4 phiên bản trước đó đã từng trình làng.

    "Theo lịch trình loại tên lửa khủng này của Ấn Độ sẽ được thử nghiệm vào tháng 12 năm nay sau nó nó sẽ được nâng cấp thêm và thử nghiệm tiếp tục trong vòng 2 đến 3 năm tiếp theo và rất có thể đến năm 2014 nó sẽ được triển khai ở hầu khắp các vùng biên giới nhạy cảm giữa Ấn Độ và Trung Quốc" Tờ báo này cho biết thêm.

    Ngoài ra có thông tin Ấn Độ đang có ý định cải tiến loại tên lửa đạn đạo này để nâng tầm bắn của nó lên trên 6.000km. Đây quả thực là thông tin gây sốc cho giới quân sự Trung Quốc.

    Tờ báo này cũng cho biết: "Chịu trách nhiệm nghiên cứu về loại tên lửa đạn đạo khủng khiếp này của Ấn Độ là do trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đảm nhận. Theo Tiến sĩ Saraswat người trực tiếp tham gia dự án này cho biết: “Chúng tôi không dùng loại tên lửa trên để chống lại Trung Quốc hay bất cứ nước nào. Chúng tôi tôn trọng chính sách cắt giảm và ngăn chặn vũ khí hạt nhân, nhưng nếu bất cứ 1 nước nào có ý định đe doạ đến nền an ninh của Ấn Độ thì chúng tôi sẽ buộc phải sử dụng nó để tự vệ.”

    "]Nhưng bên cạnh đó có khá nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác của Ấn Độ cho biết tên lửa Agni -5 sẽ là 1 “món quà vô cùng bất ngờ” mà Ấn Độ muốn gửi đến quốc gia nào có động thái đe doạ đến nền an ninh của Ấn Độ. Tờ báo này kết luận[/COLOR]

    Phú nguyễn (theo Tiexue


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    Hoa_Sim thích bài này.
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Bình minh Dầu khí

    (Petrotimes) - "... Tôi phóng tầm mắt nhìn biển khơi, ngắm nhìn tàu Bình Minh bé nhỏ như chiếc lá tre, lặng lẽ như đang trôi đi giữa biển xanh mênh mông sóng gió. Vậy mà nó đang cặm cụi đi tìm dầu cho những ngày mai sau, mà lòng không nói hết thành lời…”.

    Trong khuôn viên Triển lãm Quốc tế Dầu khí Việt Nam lần thứ 9 diễn ra vừa qua, tại gian hàng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), có trưng bày một tấm ảnh đen trắng cỡ lớn của con tàu mang tên Bình Minh cùng dòng chú thích: “Tàu Bình Minh – tàu địa chấn đầu tiên của Việt Nam đã tiến hành nhiều khảo sát địa chấn ở vùng biển vịnh Bắc Bộ những năm 80 của thế kỷ XX”, khiến người xem không khỏi bồi hồi. Thoáng trong suy nghĩ, không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa và giá trị lịch sử về con tàu này, có lẽ chỉ dừng lại một chút so sánh với con tàu Bình Minh 2 hiện đại.
    “Lá tre” giữa trùng khơi
    Hiện nay, tư liệu lịch sử về tàu Bình Minh không còn nhiều, những gì còn lại có lẽ bức ảnh đen trắng cũ này và một chút ít thông tin từ hồi tưởng của những người đã làm việc trên con tàu đó. May mắn thay, những người làm báo chúng tôi đã được trò chuyện cùng một trong những cán bộ đã làm việc trên tàu Bình Minh từ những ngày đầu. Trong số những người khách ghé thăm gian triển lãm, có một người dừng lại rất lâu để chiêm ngắm ảnh con tàu với ánh mắt xúc động, người khách có vóc dáng nhỏ, giọng nói mộc mạc nhiều cảm xúc, đó là ông Nguyễn Chí Dũng, hiện là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Đông Dương (Petrotrans). Hỏi ra, được biết ông cùng với đồng chí Đỗ Văn Hậu hiện đang là Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã gắn bó 8 năm trên chiếc tàu thăm dò địa chấn đầu tiên của Việt Nam từ thế kỷ trước. Con tàu này vốn được cải tiến từ một tàu đánh bắt cá, phương tiện kỹ thuật trang bị thuở đó chưa hiện đại như bây giờ.
    Câu chuyện dù chưa bao quát hết nhưng cũng đủ điểm lại một thời kỳ vẻ vang trong 8 năm hoạt động hoàn thành sứ mệnh để đi vào lịch sử của ngành Dầu khí. Như chính lời tâm sự của người kể chuyện: “Có lần đứng trên đỉnh ngọn núi cao nhất trên đảo Bạch Long Vĩ, nơi đặt trạm phát sóng định vị vô tuyến cho tàu Bình Minh hoạt động. Tôi phóng tầm mắt nhìn biển khơi, ngắm nhìn tàu Bình Minh bé nhỏ như chiếc lá tre, lặng lẽ như đang trôi đi giữa biển xanh mênh mông sóng gió. Vậy mà nó đang cặm cụi đi tìm dầu cho những ngày mai sau, mà lòng không nói hết thành lời…”.
    [​IMG] Ông Nguyễn Chí Dũng, Tổng giám đốc Petrotrans

    Ngược dòng thời gian vào những năm 80 của thế kỷ trước, ông Dũng hồi tưởng lại… Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Mỏ – Địa chất với chức danh kỹ sư trắc địa công trình, ngày 9/6/1981, Trung tướng Nguyễn Hòa – Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí đã ký Quyết định số 814/QĐ-TC điều động ông về công tác tại Đoàn Địa vật lý 36F (sau là Công ty Địa Vật lý – tiền thân của Tổng Công ty PTSC hiện nay, thời gian sau do đồng chí Đỗ Văn Hậu làm Giám đốc), trụ sở đóng tại huyện ven biển ở Giao Thủy, Nam Định. Tự hào và thuận lợi làm việc trên chính mảnh đất quê hương, rồi cái duyên của công việc đến, tháng 8/1981 ông nhận nhiệm vụ mới: Chuyển sang Đội 4 (sau là Đoàn địa vật lý biển) trực thuộc Đoàn 36F có trụ sở tại thị trấn Quán Toan, thành phố Hải Phòng. Công tác tại thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, được chứng kiến những con tàu cỡ lớn ra vào, đặc biệt là ngày con tàu lịch sử Bình Minh mới xuất xưởng, nước sơn mới tinh mà ông bảo ở thời kỳ đó là niềm khao khát của bất kỳ ai.
    Ông tâm sự: “Quê hương có biển, biển có thuyền nhưng thiếu cảng, lần đầu tiên tôi được thấy một chiếc tàu lớn như thế. Vốn nhìn chiếc sà lan gắn máy thăm dò ven biển nông (cửa Ba Lạt, sông Hồng) quen thuộc, khi đứng trước bến cảng Vật Cách, Hải Phòng ngắm tàu Bình Minh cùng các chuyên gia Liên Xô, anh em thủy thủ đi lại tấp nập lên xuống mà lòng khấp khởi nghĩ về khoa học, chẳng màng đến gian truân. Bởi ngày ấy, không phải ai cũng có cơ hội được làm việc trên một con tàu mang sứ mệnh tìm kiếm thăm dò khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế biển của đất nước. Đó là một niềm vinh dự hết sức lớn lao”. Duyên nghiệp đến, chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Chí Dũng vừa bước sang tuổi 22 đã theo tàu thực hiện nhiệm vụ thăm dò địa, vật lý khu vực biển sâu trong vai trò Đội phó, trưởng kíp đi biển thuộc Tổ Định vị dầu khí biển với gần 50 cán bộ, công nhân viên trong tổ.
    Ngay từ năm 1978, lãnh đạo Tổng cục Dầu khí và Đoàn Địa vật lý đã có định hướng tổ chức công tác thu nổ địa chấn biển sâu để tìm kiếm Dầu khí. Ngày 7/8/1978, Hội nghị khoa học của Công ty Địa Vật lý tổ chức tại khách sạn Xuân Thủy, Nam Định. Tại đây, cán bộ lãnh đạo, kỹ thuật Việt Nam cùng các chuyên gia Liên Xô, trưởng đoàn là đồng chí Astaphaev đưa ra chủ trương cần có một con tàu đi được ra biển sâu, lắp đặt các thiết bị định vị vô tuyến, thiết bị thu nổ phản xạ địa chấn, máy thu và búi dây thu nổ địa chấn biển cùng các thiết bị đồng bộ liên quan khác trên con tàu… Trước những khó khăn và yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ, hội nghị lựa chọn phương án sẽ mua lại một tàu đánh cá có sẵn của Nhà máy Cá hộp Hạ Long, Hải Phòng sau đó hoán cải, lắp thêm các thiết bị khảo sát dầu khí như thiết bị vô tuyến Syledis mua của Pháp, các thiết bị còn lại sẽ do nước bạn Liên Xô cung cấp. Nhận thấy việc xây dựng cầu cảng cũng hết sức tốn kém và mất thời gian nên quyết định sẽ thuê cảng Vật Cách, anh em được bố trí ở tại khu nhà tập thể trong khu Quán Toan ngay gần bến cảng để thuận tiện cho việc đi lại làm việc.
    Mọi phương án cuối cùng đã đi đến thống nhất, tàu được đặt tên Bình Minh (ЗAPЛ) – mang ý nghĩa của sự bắt đầu, ý tưởng mới, ánh sáng mới và chủ trương mới… Do yêu cầu đặt ra, Nhà máy Đóng tàu Bến Kiền, Hải Phòng bắt tay ngay vào việc cải tiến lắp đặt thiết bị dầu khí, có thời kỳ phải chuyển sang Nhà máy Hải quân X40 thực hiện. Lãnh đạo Tổng cục Dầu khí là đồng chí Trung tướng Nguyễn Hòa nhiều lần xuống thăm, trực tiếp đôn đốc anh em, chỉ đạo công tác hoán cải, lắp đặt thiết bị thu nổ địa chấn lên tàu.
    Đến cuối năm 1981 tàu Bình Minh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, được trang bị thêm trạm thu nổ địa chấn CMOB (Smov, công nghệ analog) của Liên Xô và sau này nâng cấp lên trạm ПOTPГECC (Progress, công nghệ 2D kỹ thuật số) và thiết bị định vị vô tuyến điện Syledis mua của Cộng hòa Pháp. Sau khi đáp ứng yêu cầu hoạt động thăm dò địa chấn ngoài biển, tàu Bình Minh được giao nhiệm vụ khảo sát thăm dò, tìm kiếm dầu khí trên khu vực vịnh Bắc Bộ, hoạt động trên phạm vi rộng trải dài từ vùng biển đảo Bạch Long Vĩ đến vùng biển phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Ngày hạ thủy, trực tiếp lên tàu làm nhiệm vụ có người lãnh đạo 28 tuổi giàu nhiệt huyết – Đoàn phó Đoàn Địa vật lý biển phụ trách kỹ thuật Đỗ Văn Hậu cùng những người bạn Liên Xô khởi đầu hành trình thu nổ địa chấn đầu tiên trên biển, đi vào lịch sử dầu khí.
    [​IMG] Tàu Bình Minh tại triển lãm Quốc tế Dầu khí lần thứ 9

    Hơn 2.000 ngày tìm lửa trên biển
    Từ năm 1982 đến 1983, tháng nào anh em cũng ra khơi, mỗi chuyến đi diễn ra trong khoảng từ 7 đến 10 ngày, hồi đó thành viên trên tàu có khoảng 20 người bao gồm 2 ê-kíp chính là nhóm hàng hải và nhóm kỹ thuật. Kíp hàng hải gồm: thuyền trưởng, máy trưởng, thủy thủ, liên lạc viên và đầu bếp, bộ phận này chủ yếu là các sĩ quan hải quân về công tác trong ngành Dầu khí nên có nhiều kinh nghiệm cũng như sức khỏe làm việc trên biển. Còn kíp kỹ thuật thì có đồng chí Đỗ Văn Hậu làm Đoàn trưởng đi biển, còn ông Dũng phụ trách kíp kỹ thuật định vị. Tập thể cán bộ, thuyền viên cùng các chuyên gia Liên Xô thực hiện công việc dẫn đường, thu nổ địa chấn, đường dây, vận hành máy nén khí, súng hơi… Nhắc lại kỷ niệm của anh em kỹ thuật mà vẫn thấy hiện lên những khuôn mặt thân thiết, ngày ấy không lo về mặt chuyên môn, mà nỗi lo lớn nhất đó là khoản say sóng, theo kinh nghiệm cơn say sẽ ập đến khi tàu vượt qua phao số 0 luồng cảng Hải Phòng đi ra biển.
    Do tính chất công việc, có thể hình dung các anh như người lái xe trên đường, phải quan sát bằng mắt, phải nghe bằng tai, phải luôn chân luôn tay xử lý mọi tình huống. Bởi vậy, phải có sự tập trung hết sức cao độ, để đảm bảo mọi số liệu thu nổ địa chấn được theo dõi và cập nhật liên tục, không ai dám rời vị trí. Ông Dũng nhớ có lần ngồi trên ca-bin điều khiển tàu, dưới trạm thu phát định vị Syledis, say đến mức phải nằm trên 2 chiếc ghế để nhập số liệu bằng… chân, còn đồng chí Nguyễn Văn Sơn (sau này là Phó TGĐ Kho xăng dầu B12 Petrolimex) phụ trách trạm SMOV ghi số liệu vào băng từ ở boong phía sau cứ chốc chốc lại “phi thân” ra lan can làm một “bãi” xuống biển, rồi lại chạy vào vị trí không chậm một nhịp thu nổ…
    Chưa hiện đại như hệ thống định vị toàn cầu GPS hiện nay, thời đó để dẫn tuyến cho tàu Bình Minh phải đặt các trạm phát sóng trên các khu vực đảo Bạch Long Vĩ, Kiến Thụy – Đồ Sơn, Tiền Hải (Thái Bình); Đồng muối Hải hậu (Nam Định), Nông trường Rạng Đông khu cửa sông Đáy (Nam Định), sau này khi mở rộng vùng hoạt động thăm dò liên kết tài liệu với khu vực phía Nam còn đặt một số trạm ở Thanh Hóa, Nghệ An… mặc dù vậy nhưng gặp thời tiết không thuận lợi, hay khoảng cách xa vùng phủ sóng tàu Bình Minh nhiều lúc vẫn bị mất tín hiệu định vị, máy tính không tự động ghi được tọa độ điểm thu nổ địa chấn. Khi gặp sự cố mất sóng anh em định vị dù mệt mỏi, say sóng vẫn phải vận dụng kỹ năng trí óc tính toán tốc độ tàu, hướng tuyến bằng phương pháp nội suy xác định tọa độ vị trí con tàu tại điểm thu nổ, ngay sau đó phải ghi vào sổ tay đưa về Phòng Kỹ thuật đối chiếu, so sánh lập bản đồ đảm bảo kết quả, tài liệu thu nổ không bị gián đoạn.
    Mặc dù trong thời kỳ bao cấp thiếu thốn, nhưng anh em được Nhà nước quan tâm bồi dưỡng rất chu đáo, theo tiêu chuẩn hàng tháng mỗi người được nhận 2,5kg thịt, 1kg đường, 21kg gạo. Rồi cứ mỗi ngày đi biển anh em được bồi dưỡng thêm một nửa hộp sữa Thống Nhất. Chưa kể đến chuyện người thuyền trưởng đầu tiên trên tàu là đồng chí Dương Xuân Tương, quê Hà Tĩnh nổi tiếng có biệt tài câu cá cực giỏi. Qua một đêm, khi tàu Bình Minh neo đậu tránh gió mùa ở khu vực đảo Bạch Long Vĩ, ông Tương mang về cho anh em trung bình từ 1 đến 2 tạ cá, chủ yếu là loại cá song, loại cá đặc sản vùng biển này có con nặng đến cả tạ, nằm đầy cả vỏ xuồng cứu sinh, bây giờ các nhà hàng nổi tiếng chưa chắc đã có được.
    Ông Dũng vẫn nhớ cảnh anh em trên tàu chia nhau cái phần ruột cá giòn thơm, ai có gia đình thì làm ruốc cá mang về cho vợ con tẩm bổ. Thỉnh thoảng anh em làm bữa liên hoan nho nhỏ trên tàu để ăn mừng hoàn thành nhiệm vụ. Để cho bữa “nhậu” thêm chút phong phú, thi vị, cái thiếu nhất có lẽ là chút men cay… Lại nhớ sáng kiến của đồng chí nào đó, trên tàu có hẳn một loại rượu tự chế, chưa nghe đã thấy say được chế từ… cồn công nghiệp 90 độ dùng để vệ sinh máy móc chống nước biển ăn mòn, cồn pha loãng với nước mưa cho bớt cay, bớt mùi hăng hắc. Cho nên bên cạnh nỗi vất vả, những người đi biển cũng có rất nhiều kỷ niệm thú vị, có lúc lại no dồn đói góp.
    Thực phẩm có phần dư dả nhiều khi anh em không ăn nổi vì cảm giác mệt mỏi, say sóng. Nhưng cũng có đợt đi biển do thời tiết tốt kéo dài nên anh em quyết định chạy đua kế hoạch sản xuất, làm thêm ngày dù thực phẩm tươi sống trên tàu đã hết, bởi vậy, bánh mỳ khô, bánh biscuit được mang sử dụng, thậm chí có người cả ngày phải ngồi hút sữa hộp cầm hơi. Mỗi lần tàu về cập cảng Vật Cách, anh em lại thở phào nhẹ nhõm, nhưng đôi chân đi trên bờ vẫn cứ liêu xiêu, bồng bềnh như trên biển, mà theo cách gọi của anh em là hiện tượng “say đất”. Mặc dù vậy, tài liệu thu thập vẫn được khẩn trương đưa về Phòng Kỹ thuật xử lý rất đầy đủ và chính xác.
    Đến khoảng thời gian năm 1985, tàu Bình Minh bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động xuống phía Nam, vùng biển Thanh Hóa, nghệ An để liên kết tài liệu thăm dò địa vật lý với tài liệu do tàu Poisk (ПOЙCK) của Liên Xô thực hiện ở phía Nam, góp phần hoàn thiện tài liệu thăm dò địa vật lý biển dọc theo chiều dài đất nước. Thuở ấy, tàu Bình Minh không có tàu hộ tống như tàu Bình Minh 2 bây giờ, dường như “chỉ có thuyền và biển” lênh đênh làm việc dưới sự chỉ đạo tài tình của con người mà thôi.
    Hồi đó, mỗi lần ra khơi thuyền phải giáp mặt với nhiều loại tàu đánh bắt cá, trong đó có cả tàu nước ngoài, trước khi ra khơi tàu phải làm thủ tục báo cáo chi tiết kế hoạch đi biển với lực lượng hải quân và cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải. Để tránh những rủi ro va chạm với tàu khác, tàu Bình Minh chỉ có một cách duy nhất là dùng loa để thông báo cho tàu khác tránh đường. Tuy nhiên, suốt 8 năm hoạt động từ 1981-1988 tàu Bình Minh chưa gặp bất kì một sự cố an toàn đáng tiếc nào, duy chỉ có một lần tranh thủ thời tiết đẹp, tàu đi tắt từ Vịnh Cát Bà ra tuyến thăm dò, sượt qua bãi đá ngầm, con tàu nghiêng đi, anh em được một phen hú vía, người và đồ đạc xô nghiêng một bên, rất may tàu vẫn lướt qua và không bị sự cố hỏng hóc đáng kể nào.
    Thời gian làm việc trên tàu Bình Minh anh em cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm về khí tượng thủy văn, không có công cụ dự báo chính xác bằng bây giờ, qua thời gian làm việc thường chỉ dựa vào những kinh nghiệm sẵn có. Tàu chỉ hoạt động dưới mức gió cấp 5, sóng cấp 4 vì nếu vượt quá mức đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng thu nổ địa chấn và tính ổn định của tàu. Có kinh nghiệm, vào mùa Đông thường chọn thời điểm khi gió mùa Đông Bắc bắt đầu tràn về, cường độ gió đang mạnh là tàu ra khơi, thấy lạ, tôi vội ngắt lời ông Dũng và liền hỏi: “Nếu đúng như vậy, khi gió mùa về biển sẽ động, sao lại ra khơi, tàu sẽ gặp khó khăn, nguy hiểm chứ?”.
    Thì ra, các anh đã dự liệu tàu vẫn đủ sức chống chọi với gió mùa, sau hành trình dài trên sóng to ra vùng thu nổ địa chấn say sóng nhưng ra đến tuyến thì cũng vào thời điểm gió mùa đã đi qua, thuận lợi cho việc thu nổ. “Nghĩa là đi từ “chỗ xấu” đến “chỗ đẹp”, ông Dũng giải thích một cách nôm na. Nhưng dù sao kinh nghiệm đôi khi cũng không lại với ông trời. Nhiều lần tàu gặp thời tiết không thuận lợi nằm ngoài dự báo, chỉ có cách tốt nhất là anh em phải bình tĩnh xử lý, đưa con tàu vào nơi trú ẩn gần nhất. Không nhớ có bao nhiêu lần tàu Bình Minh đã phải neo trú tại vịnh Cát Bà tránh bão, thời đó phong cảnh khu đảo với vịnh biển hoang sơ lãng mạn và đẹp hơn khu du lịch hiện nay rất nhiều. Nhưng với thủy thủ đoàn và cán bộ kỹ thuật tàu Bình Minh thì chẳng ai có tâm trạng thư thái ngắm cảnh dạo chơi cả, tất cả đều sốt sắng buồn bã vì công việc bị gián đoạn, chỉ mong trời nhanh yên, biển sớm lặng để lại cùng nhau ra khơi.
    Gần một thập niên làm việc, tàu Bình Minh đã thực hiện nhiệm vụ rất to lớn, khảo sát một vùng biển rộng lớn trên vịnh Bắc Bộ, các tuyến địa chấn đan xen ngang dọc như những ô cờ ca rô, thu nổ hàng nghìn kilômét tuyến địa chấn. Tại khu vực vịnh Bắc Bộ đã phát hiện ra một số vỉa dầu khí có tiềm năng phát triển, mặc dù chưa khai thác thương mại, nhưng tài liệu khoa học thu thập được từ tàu Bình Minh đã trở thành tài liệu hết sức quan trọng, đặt nền tảng phục vụ cho công tác thăm dò khai thác sau này.
    Với ông Dũng và các anh em tổ kỹ thuật định vị dầu khí biển, Đoàn Địa vật lý biển, Công ty Địa vật lý thì Quyết định điều động số 105/ĐVL-TC ngày 28/02/1989 do quyền Giám đốc Công ty Địa vật lý là đồng chí Đỗ Văn Hậu ký được xem là văn bản chính thức ghi nhận một thời lịch sử, khép lại một thời gắn bó với con tàu Bình Minh của những con người đi tìm lửa trên biển. Gần 8 năm trời với bao chuyến ra khơi, cùng với những người bạn Liên Xô, gần 100 cán bộ công nhân, người lao động Đoàn Địa vật lý biển đã gắn bó với con tàu bé nhỏ vươn ra biển rộng, hoàn thành một nhiệm vụ hết sức vẻ vang, góp phần thắp lên ngọn lửa thiêng liêng trên vùng đặc quyền kinh tế của đất nước.
    Mạnh Kiên


  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt

    TT - Doanh nghiệp có vốn nước ngoài nhập hàng Trung Quốc sau đó gắn mác hàng Việt để xuất khẩu nhằm tránh rào cản thương mại và hưởng ưu đãi thuế từ nước nhập khẩu, đang gây thiệt hại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
    [​IMG]
    Lô hàng của Công ty Tianhua giả mạo xuất xứ Việt Nam (ảnh lớn). Hàng xuất xứ Trung Quốc sau đó được thay đổi nhãn mác Việt Nam (ảnh nhỏ) - Ảnh: CTV Một chiêu thức mới nhằm gian lận thương mại quốc tế trong giới kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc. Đó là việc gắn mác hàng Việt cho hàng hóa xuất xứ tại Trung Quốc rồi xuất khẩu ra nước ngoài nhằm vượt rào và trốn các loại thuế...
    Hiện tượng này không chỉ khiến nước nhập hàng bị thất thu thuế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng hóa VN. Các doanh nghiệp đang lo ngại nếu không kiểm soát kỹ, để tình trạng này diễn ra phổ biến, hàng của VN cùng loại sẽ bị vạ lây khi nước nhập khẩu xếp vào diện kiểm soát chặt.
    Lập công ty để trung chuyển hàng?
    Như Tuổi Trẻ ngày 3-12 đã đưa tin, lực lượng chống buôn lậu thuộc Hải quan Đồng Nai vừa bắt quả tang công nhân Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (viết tắt Công ty Tianhua, là doanh nghiệp 100% vốn của Trung Quốc, có trụ sở tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3, Đồng Nai) đang thay thế các nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ VN trên lô hàng hợp chất xử lý nước để xuất khẩu đi Hoa Kỳ.
    Khi lực lượng chống buôn lậu ập vào bắt quả tang, ngoài 13 kiện hàng (1.000kg/kiện) đã được thay nhãn mác Trung Quốc bằng nhãn mác VN, thì 87 kiện hàng khác vẫn còn nhãn mác Trung Quốc đang được công nhân bóc ra để dán nhãn mác VN vào. Như vậy, tổng cộng lượng hàng kiểm tra phát hiện lên đến 100 kiện (khoảng 100 tấn), với trị giá xuất khẩu 215.000 USD, tương đương 4,5 tỉ đồng.
    Lô hàng có công dụng làm sạch, diệt vi khuẩn, xử lý tảo trong nước tại các hồ bơi này được nhập khẩu từ Công ty Shijiazhuang Hgw Trade Co. Ltd tại Trung Quốc (có giấy chứng nhận xuất xứ của Trung Quốc), được chuyển thẳng từ cửa khẩu nhập (cảng Cát Lái, TP.HCM) về kho của Công ty Tianhua.
    Tổng giám đốc Công ty Tianhua thừa nhận lô hàng 100 tấn hợp chất xử lý nước được mua từ Trung Quốc sẽ không phải qua bất cứ công đoạn sản xuất nào thêm, cũng không được trộn thêm các chất khác, công ty sẽ xuất khẩu trực tiếp sang Hoa Kỳ cho đối tác là Công ty BSW Chemical Co. Ltd bằng nhãn mác ghi xuất xứ VN.
    Theo ông Nguyễn Phi Hùng - cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan, vừa qua đã phát hiện nhiều vụ việc các doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào VN, sau đó thay nhãn xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn xuất xứ VN để xuất khẩu ra nước ngoài. Các mặt hàng khá đa dạng từ hóa chất, gạch men, vật liệu xây dựng... Đây là những mặt hàng mà Trung Quốc đang bị một số quốc gia áp thuế cao, kiểm soát chặt về chất lượng, hàng rào kỹ thuật, thậm chí bị áp thuế chống bán phá giá.
    Xem lại hậu kiểm
    Mới đây, lực lượng hải quan đã phát hiện một doanh nghiệp ở Đà Nẵng và một doanh nghiệp ở Tây Ninh đăng ký xuất khẩu mật ong sang một nước khác. Doanh nghiệp khai báo là hàng VN. Tuy nhiên qua kiểm tra, lực lượng hải quan đã phát hiện hàng trăm tấn mật ong xuất khẩu này đều giả xuất xứ VN, toàn bộ là hàng nguồn gốc Trung Quốc. Tình trạng này phổ biến tới mức Hội Nuôi ong VN từng phải gửi văn bản đến Tổng cục Hải quan kiến nghị kiểm soát chặt chẽ. Theo ông Hùng, lực lượng chống buôn lậu của ngành hải quan cũng phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu gạch men đi Hoa Kỳ với xuất xứ VN. Lô hàng đã bị chặn lại ở cửa khẩu vì cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện đó là lô hàng giả mạo, có nguồn gốc Trung Quốc.
    Một cán bộ lãnh đạo thuộc Tổng cục Hải quan cho biết tình trạng giả mạo xuất xứ từ hàng Trung Quốc thành hàng VN có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến hàng xuất khẩu của VN. Hiện đã có quốc gia tiến hành điều tra về vấn đề này. Do đó, cơ quan hải quan đang tăng cường kiểm soát chặt chẽ. Lô hàng nào có dấu hiệu khả nghi sẽ bị kiểm tra ngay và phát hiện vi phạm sẽ cấm xuất khẩu.
    Ông Nguyễn Phi Hùng cho biết cơ quan hải quan sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện. Tùy mức độ vi phạm, ngoài việc chặn xuất khẩu còn xử phạt hành chính theo quy định ngành hải quan, kết hợp với quy định vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể như hàng nông sản, hàng vật liệu xây dựng... Theo ông Hùng, có trường hợp vi phạm nặng, lô hàng lớn, cơ quan hải quan đã khởi tố vụ án.
    Về vụ việc của Công ty Tianhua, theo Cục Hải quan Đồng Nai, công ty này có giấy phép đầu tư 2 triệu USD nhưng thực tế chỉ đầu tư một vài trang thiết bị cũ kỹ, máy móc phủ bụi, hoen gỉ, xếp xó từ lâu.
    Quá trình điều tra cho thấy Công ty Tianhua đã móc nối với nhiều công ty khác để thực hiện các “phi vụ” hàng hóa giả mạo xuất xứ VN. Tuy nhiên, với vụ việc trên, công ty chỉ bị phạt 20 triệu đồng. Ông Huỳnh Thanh Bình, phó cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai, cho rằng cần rà soát lại những công ty nước ngoài thành lập cho có, không tạo công ăn việc làm cho người lao động và “núp bóng” làm ăn gian dối theo kiểu Công ty Tianhua. Trong đó có việc kiểm tra sau cấp phép, cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) của các cơ quan chức năng thời gian qua còn quá lỏng lẻo.
    VÕ HỒNG QUỲNH - BẠCH HOÀN
    Trục lợi từ uy tín hàng VN
    Ông Đinh Quyết Tâm, chủ tịch Hội Nuôi ong VN, cho biết tình trạng mật ong Trung Quốc đưa vào VN rồi mạo danh hàng Việt để xuất khẩu diễn ra rất phổ biến, gây ảnh hưởng nặng nề cho người nuôi ong trong nước. Việc gian lận xuất xứ này liên quan ba vấn đề, đó là an toàn thực phẩm, thuế ưu đãi xuất xứ và gây ảnh hưởng ngành sản xuất của VN. Nhiều nước trên thế giới không thích mật ong Trung Quốc vì vấn đề chất lượng và độ an toàn.
    Ông Tâm cho rằng hàng Trung Quốc đang bị đánh thuế rất cao. Nếu tính cả thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế chống bán phá giá, mức thuế đối với mật ong Trung Quốc vào Hoa Kỳ lên tới 221%. Mật ong VN chỉ phải chịu thuế khoảng 16-17%. Cụ thể, với mỗi tấn mật ong, thuế chống bán phá giá với hàng Trung Quốc khoảng 2.500 USD. Cộng với các khoản thuế khác, hàng Trung Quốc phải chịu tới 5.900-6.000 USD/tấn. Trong khi đó, theo mức thuế trên, hàng VN chỉ phải đóng khoảng 450 USD/tấn.
    Ông Huỳnh Thanh Bình cũng cho biết mục đích của việc giả mạo xuất xứ có nguồn gốc từ VN là để hưởng thuế suất đặc biệt ưu đãi theo cam kết của VN khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Nếu xuất đi từ Trung Quốc chắc chắn thuế suất sẽ cao hơn.

  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    ...
    Sổ lồng sáo bay mất tiêu
    Chán cành đa, đậu gốc diêu bông rồi.
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Khu vực triển khai DF-21C bị lộ

    Cập nhật lúc :3:17 PM, 06/12/2011

    Báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc về quân sự Trung Quốc được là bản tổng hợp tin tức từ truyền thông Ấn Độ.
    (ĐVO) Trong đó có thông tin nói rằng Trung Quốc đã triển khai tên lửa hạt nhân tới khu vực giáp ranh với biên giới Ấn Độ.

    Những thông tin mới này đã được chứng thực bằng những hình ảnh vệ tinh do thám cho thấy rõ cả loại tên lửa hạt nhân mà quân đội Trung Quốc đã triển khai.

    Theo những tấm ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia có thể khẳng định chắc chắn những tổ hợp phóng tên lửa hạt nhân DF-21C đã được di chuyển đến khu vực lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc.

    Các nhà phân tích hình ảnh chỉ ra, các tổ hợp phóng di động tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C được triển khai đến khu vực trung tâm của lãnh thổ Trung Quốc, cách Delingha vài trăm kilomet về phía Tây.

    Trên một trong những bức ảnh được vệ tinh GeoEye-1 chụp ngày 14/6/2010, có thể nhìn thấy rõ 2 tổ hợp phóng tên lửa nằm ở vị trí cách Delingha chỉ 230 km về phía Tây.

    Các tổ hợp này nằm bên sườn dốc ở khu vực sa mạc, dọc theo quốc lộ G215 của Trung Quốc. Các tổ hợp phóng, doanh trại, trạm bảo dưỡng kỹ thuật và dịch vụ được ngụy trang khéo léo, rất khó phân biệt với màu nâu bạc của sa mạc.

    Những hình ảnh vệ tinh cho thấy rõ phẫn mũi tên lửa có hình nón đặc trưng, phần còn lại có thể được phủ bạt.

    Đây là lần đầu tiên DF-21C bị phát hiện tại khu vực triển khai.

    Năm 2007 trên hình ảnh vệ tinh thương mại có thể quan sát được các dấu hiệu trực quan đầu tiên về quá trình chuyển đổi từ DF-4 sang DF-21 ở khu vực Delingha.

    Lần thứ hai là năm 2008, vệ tinh có thể quan sát được một hệ thống rộng lớn các bãi phóng tên lửa, kéo dài về phía tây Delingha, dọc theo quốc lộ G215.

    Có tất cả năm khu vực phóng trong vòng bán kính năm dặm với 2 khu vực bố trí tên lửa, ngoài ra còn có hàng chục bãi phóng khác dọc theo quốc lộ G215.
    Danh Nguyễn (theo topwar.ru)
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111206/tan-cong-toan-cau-trong-60-phut.aspx

    Tấn công toàn cầu trong 60 phút
    06/12/2011 0:11
    [​IMG]
    Hình mô phỏng AHW ở giai đoạn cuối - Ảnh: Infonova.org.ua Mới đây, Mỹ đã thử nghiệm thành công thiết bị bay nhanh xấp xỉ 7 lần tốc độ âm thanh để phục vụ chương trình vũ khí mới.
    Ngày 17.11, Bộ Tư lệnh chống tên lửa và phòng không cùng Bộ Tư lệnh chiến lược thuộc lục quân Mỹ thử nghiệm thiết bị bay có tên Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW), theo Tổ chức nghiên cứu an ninh quốc phòng Global Security.
    Nhanh và chính xác
    Trong lần thử nghiệm này, vũ khí AHW đã được phóng đi từ căn cứ ở Hawaii và đánh trúng mục tiêu ở Khu vực thử nghiệm Reagan, thuộc quần đảo Marshall cách đó 4.000 km. Lầu Năm Góc không cung cấp thông tin chi tiết mà chỉ tuyên bố cuộc thử nghiệm thành công mỹ mãn. Theo Global Security, AHW bay nhanh gấp 7 lần tốc độ âm thanh, đủ sức vượt 6.000 km chỉ trong 35 phút. Vũ khí này dài 10,3m, đường kính rộng 1,35m và được tích hợp bộ đẩy 3 giai đoạn, theo trang Gizmodo.com.
    Không chỉ nhanh, AHW còn cực kỳ chính xác khi độ chênh lệch so với mục tiêu không quá 10m. Vì thế, giới chuyên gia cho rằng loại vũ khí này sẽ tác chiến hữu hiệu trong các trường hợp khẩn cấp, giúp Mỹ nhanh chóng tiêu diệt những mục tiêu nằm xa các căn cứ ngay khi nhận được thông tin tình báo.
    Thiết bị AHW sẽ được phát triển thành nhiều dạng tấn công khác nhau. AHW có thể là tên lửa hay đầu đạn đánh phá trực tiếp, mang theo các vũ khí khác để triển khai tấn công khi tiếp cận mục tiêu hoặc trở thành vũ khí đánh chặn cực nhanh. Nó cũng có thể được phát triển thành thiết bị do thám, đảm trách khóa mục tiêu cho các loại vũ khí khác.
    Tháng 3.2006, các chỉ huy cấp cao của Lầu Năm Góc thuyết phục quốc hội nhanh chóng thông qua kế hoạch cho phép phát triển vũ khí tấn công tức thời và AHW được tiến hành song song với việc thử nghiệm thiết bị bay bội siêu thanh (tức gấp 5 lần tốc độ âm thanh) mang tên HTV-2. Năm 2010, Lầu Năm Góc đề nghị quốc hội thông qua khoản ngân sách trị giá 46,9 triệu USD cho AHW bên cạnh 91,5 triệu USD dành cho HTV-2. Theo mục tiêu đề ra, quân đội Mỹ phải tiến hành thử nghiệm AHW trong năm 2011 và đã thành công. Trong năm nay, quốc hội Mỹ tiếp tục thông qua các khoản ngân sách hàng trăm triệu USD để tiếp tục thực hiện những chương trình nghiên cứu vũ khí có tốc độ “khủng”.
    [​IMG]
    Cấu tạo AHW - Đồ họa: Hoàng Đình
    Tấn công toàn cầu tức thời
    Theo báo cáo do Lầu Năm Góc gửi lên quốc hội hồi tháng 3, HTV-2 và AHW nằm trong Chương trình tấn công toàn cầu tức thời (PGS). Chương trình này đặt ra mục tiêu phát triển toàn diện, lấy yếu tố tốc độ làm trọng tâm, cho phép quân đội Mỹ nhanh chóng tổ chức tác chiến ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhờ đó, nước này có thể giảm bớt số lượng căn cứ quân sự nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tấn công.
    Cũng trong khuôn khổ PGS, quân đội Mỹ hồi năm ngoái đã thử nghiệm thành công tên lửa hành trình cho phép bắn đến bất cứ điểm nào trên thế giới trong vòng 60 phút. Bên cạnh đó là việc phát triển hệ thống cho phép không quân nhanh chóng tham chiến. Sau khi tấn công bằng tên lửa bội siêu thanh, không quân Mỹ sau 48 giờ sẽ triển khai tác chiến ở mọi nơi trên thế giới. Tiếp đến, chỉ sau 96 giờ thì lực lượng hỗn hợp các hạm đội cùng tàu sân bay và lục quân sẽ triển khai tấn công toàn diện. Như vậy, quân đội Mỹ có thể lập tức tấn công ngay khi phát lệnh và một cuộc chiến tranh tổng lực sẽ bắt đầu chỉ sau 96 giờ.
    Theo Lầu Năm Góc, PGS là chiến lược phù hợp với bối cảnh Mỹ cần phản ứng nhanh chóng để đảm bảo những lợi ích trên toàn cầu, đồng thời giúp nước này giữ vững sức mạnh sau khi thực hiện cắt giảm vũ khí chiến lược theo các cam kết với Nga. Dưới thời Tổng thống George W.Bush, Washington chưa tích cực đẩy mạnh chương trình PGS vì e ngại Moscow có thể phản ứng bằng cách trì hoãn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START). Tuy nhiên, sau khi nhậm chức và ký kết START với người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh chương trình này. Năm 2011, ông Obama đã được quốc hội chấp thuận đề nghị đối với khoản ngân sách 240 triệu USD dành cho phát triển PGS.
    Ngô Minh Trí
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Đậu chưa ấm chỗ, lại thôi
    Bao giừ Sáo mới xây đời, lập thân???


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
    Hoa_Sim thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này