Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6462 người đang online, trong đó có 637 thành viên. 21:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34375 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/12/111206_china_navy_concern.shtml

    Đảng thúc giục hải quân TQ 'sẵn sàng'


    Cập nhật: 16:07 GMT - thứ ba, 6 tháng 12, 2011

    [​IMG] Trung Quốc đang xây dựng hạm đội tàu ngầm để mở rộng các hoạt động hải quân



    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thúc giục hải quân nước ông sẵn sàng chiến đấu và hiện đại hóa để "đóng góp nhiều hơn cho an ninh quốc gia và hòa bình thế giới".

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    Theo trang web chính phủ Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào nói chuyện với Quân ủy Trung ương, cơ quan lãnh đạo tập thể của Đảng Cộng sản về quân sự để bàn về tăng cường vũ trang và phát triển hải quân.
    Ông Hồ được dẫn lời nói hải quân cần "tăng tốc chuyển hóa và hiện đại hóa mãnh liệt, chuẩn bị cho đấu tranh quân sự để đóng góp nhiều hơn cho an ninh quốc gia và hòa bình thế giới".
    Cuối tháng 11, Trung Quốc cho hay sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Thái Bình Dương, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh ở Thái Bình Dương.
    Bộ Quốc phòng ở Bắc Kinh nói cuộc tập trận không nhắm vào ai, nhưng loan báo đưa ra trong bối cảnh vẫn có căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải trong vùng.
    Ngày mai thứ Tư, thứ trưởng quốc phòng Mỹ Michelle Flournoy sẽ có cuộc họp tại Bắc Kinh.
    Đầu năm nay, Lầu Năm Góc nói Bắc Kinh ngày càng đầu tư nhiều cho hải quân để có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra bên ngoài Thái Bình Dương.
    Giới quan sát gần đây cũng chú ý việc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc chạy thử lần hai vào tuần trước.
    Con tàu dài 300 mét, tu bổ từ một tàu cũ của Liên Xô cũ, lần đầu tiên ra mắt hồi tháng Tám, khiến một số quan sát viên lo ngại về tiềm lực hải quân của Trung Quốc.
    Trung Quốc chỉ xác nhận sự tồn tại của hàng không mẫu hạm vào năm nay và khẳng định con tàu không phải là đe dọa cho các nước láng giềng.
    Nhưng Nhật Bản và Hoa Kỳ đã kêu gọi Bắc Kinh giải thích vì sao nước này lại cần có hàng không mẫu hạm.
    'Cần sự minh bạch'
    [​IMG] Tổng thống Aquino của Philippines thăm một chiến hạm mới mua về tại cảng Manila


    Vấn đề minh bạch hoạt động hải quân trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông đang thu hút sự chú ý của các nhà quan sát.
    Nói với BBC Việt ngữ hôm nay, một chuyên gia của Indonesia tiết lộ Trung Quốc có 27 tàu chiến, Đài Loan 26, Malaysia có hai, và Philippines có một tàu hoạt động ở Biển Đông.
    Giám đốc điều hành Trung tâm Dân chủ, Ngoại giao và Quốc phòng Indonesia, Teuku Rezasyah, cho biết ông được xem ảnh vệ tinh hồi giữa tháng 11 năm nay có hình ảnh của 27 tàu hải quân Trung Quốc loại hiện đại đang hoạt động ở khu vực Biển Đông.
    Hình ảnh mà ông Rezasyah biết được thông qua một hội nghị bàn tròn tổ chức ở Jakarta, Indonesia có sự tham gia của các chuyên gia an ninh của châu Âu.
    Ông cho biết, với công nghệ kỹ thuật hiện đại qua vệ tinh, việc xác định các hoạt động hải quân và sự hiện diện của nó là hoàn toàn có thể tin cậy.
    Hình ảnh mà vệ tinh ghi được còn cho thấy sự hiện diện hải quân trong khu vực tranh chấp này bao gồm với hai tàu chiến của Malaysia, một của Philippines và 26 tàu của Đài Loan.
    Vị chuyên gia này nói: “Các nước cần thể hiện sự minh bạch với nhau trong hoạt động của mình để từ đó, có thể ngăn chặn đe doạ an ninh đến từ các quốc gia láng giềng.”
    Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng chéo ở Biển Đông, nơi được ước tính có dầu và khí đốt tự nhiên chiếm đến 17,7 tỷ tấn.

    Các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông được cho là một trong các lỵ́ do khiến Hoa Kỳ thông qua kế hoạch triển khai 2.500 lính thuỷ quân lục chiến tại Darwin, Úc, chỉ cách Indonesia 820 km.
    Hành động này được cho là nhằm đối phó với sức mạnh tăng lên của Trung Quốc về hải quân trong vùng.
    Báo Jakarta Post dẫn lời một nguồn giấu tên nói Mỹ cũng đã đề nghị Indonesia giúp đỡ “nếu có gì xấu xảy ra tại Biển Đông”.
    Hoa_Sim thích bài này.
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/07/110703_russia_submarine.shtml

    Nga giao tàu ngầm cho VN năm 2014


    [​IMG]


    Chiếc đầu tiên trong số sáu tàu ngầm hạng Kilo 636 mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ được giao hàng vào năm 2014.
    Thông tấn xã Nga Novosti dẫn lời giám đốc công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho hay chi tiết trên tại một cuộc triển lãm hải quân ở St Petersburghôm 01/07.
    Ông Oleg Azizov khẳng định: "Các tàu ngầm sẽ được chuyển giao từ năm 2014".
    Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá nhiều tỷ đôla trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào cuối năm 2009.
    Khi được hỏi về các đặc tính của loạt tàu ngầm đang thực hiện cho Việt Nam, ông Azizov nói: "Đây là các tàu ngầm theo thiết kế chuẩn với hệ thống hỏa tiễn chuẩn dạng Club".
    Mới đây, hồi đầu tháng Sáu, trả lời câu hỏi về các động thái hiện đại hóa quốc phòng, đặc biệt là việc mua sáu tàu ngầm hạng Kilo của Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói: "Đúng là chúng tôi đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm Kilo 636 của Nga, và việc này hoàn toàn công khai minh bạch".
    Ông khẳng định "đây là việc làm bình thường" phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ đất nước.
    "Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ hòa bình, để ai đó có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cần để ý tới yếu tố này."
    Tàu ngầm Giao Long


    Trong khi đó, Trung Quốc đang mang thử nghiệm độ sâu mới đối với loại tàu ngầm Giao Long được cho là có khả năng lặn sâu nhất thế giới.
    Cuối tuần rồi, tàu Giao Long đã được thử độ sâu 5.000 mét ở Thái Bình Dương, sâu hơn mức 3.759 mét thử hồi năm ngoái.
    Tàu ngầm Giao Long sẽ qua đợt thử nghiệm 47 ngày ngoài khơi, các chuyên gia sẽ xem xét tất cả các thiết bị trên tàu.
    Đây là loại tàu ngầm có người điều khiển đầu tiên trên thế giới có thể lặn sâu tới 7.000 mét dưới mặt nước và có thể hoạt động tại 99,8% các vùng biển trên thế giới.
    Tàu Giao Long với thủy thủ đoàn ba người đã thực hiện 17 lần lặn tại Biển Đông hồi năm ngoái, từ 31/05-18/07 và xuống độ sâu 3.759 mét.
    Trung Quốc là nước thứ năm, sau Hoa Kỳ, Pháp, Nga và Nhật, có tàu ngầm có người điều khiển lặn sâu trên 3.500 mét.
    Hoa_Sim thích bài này.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/11/111109_us_on_scs_incidents.shtml

    Mỹ lo 'va chạm chiến thuật' ở Biển Đông


    Cập nhật: 12:41 GMT - thứ tư, 9 tháng 11, 2011

    [​IMG] USS George Washington vừa đậu tại Hong Kong.


    Chỉ huy Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ cho biết ông không lo lắng về khả năng xảy ra một cuộc xung đột lớn ở châu Á mà là những sự cố nhỏ với những hậu quả không thể đoán trước tại khu vực Biển Đông.
    Phó Đô đốc Scott Swift cho biết đối thoại ở cấp cao nhất giữa giới quân đội Mỹ và Trung Quốc đã diễn ra và cả hai bên chia sẻ mong muốn giảm thiểu căng thẳng.

    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan



    “Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang có đối thoại rất tích cực với Trung Quốc và đang đi đúng hướng", ông nói với các phóng viên ở Hong Kong, nơi hàng không mẫu hạm USS George Washington ghé đây.
    'Cần tránh đụng độ'
    Tuy nhiên, Phó Đô đốc Scott Swift cho biết các khu vực được cho là có nhiều tài nguyên tại Biển Đông, nơi một số quốc gia tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải bao gồm cả Trung Quốc, cần chú ý đặc biệt để tránh đụng độ nguy hiểm do những sự cố nhỏ.
    "Nói chung, tôi đang quan ngại về bất kỳ động thái nào châm ngòi có tính chiến thuật với chủ ý chiến lược", chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cho biết.
    Phó Đô đốc Scott Swift cho biết Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đạt những “tiến bộ quan trọng” trong nỗ lực khuyến khích đối thoại giữa các bên tranh chấp chủ quyền biển.
    "Tôi đang quan ngại về bất kỳ động thái nào châm ngòi có tính chiến thuật với chủ ý chiến lược"
    Phó Đô đốc Scott Swift






    "Tôi không mấy khi mất ngủ và không lo lắng về xung đột lớn tại bất kỳ đâu trong khu vực," ông được AFP trích lời nói.
    "Nhưng tôi thực sự có quan ngại về va chạm cụ thể mà có thể dẫn tới tính toán sai lầm về chiến thuật”.
    “Tuy nhiên tôi nghĩ việc thỏa hiệp nhanh rồi sẽ diễn ra và những sự cố sẽ được giải quyết thích hợp ở cấp ngoại giao. "
    Vào đầu tuần này các trang mạng tiếng Việt đang xôn xao thông tin về một đoạn video trên YouTube chiếu hình được nói là 'tàu Việt Nam đâm vào tàu hải giám Trung Quốc'.
    Clip được tải lên trang mạng chia sẻ video YouTube không rõ quay khi nào và ở đâu cho thấy hình một chiếc tàu với thủy thủ đoàn nói tiếng Việt Nam, chạy song song một tàu hải giám của Trung Quốc.
    Sau khi va chạm, hai tàu tách khỏi nhau những khi vẫn tiếp tục phóng tới.
    Video clip này cho thấy nhiều chi tiết về tàu Việt Nam hơn, dẫn đến đồn đoán đây có thể là một tàu tuần tra của cảnh sát biển Việt Nam.
    Trên thành tàu Trung Quốc có dòng chữ tiếng Anh 'China Marine Surveillance' (Hải giám Trung Quốc) như thường thấy trên các tàu tuần tra của Trung Quốc.
    Một phóng viên nước ngoài tại Hà Nội nhắn tin trên mạng twitter đã hỏi Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác minh video này và nhận được câu trả lời miệng là "Kiểu thông tin trên internet này phải được kiểm chứng".
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hai nước này cũng hay, hầm hè nhau miết nhiều khi làm cả thế giới thót tim, nhưng Hàn Quốc vẫn viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên.

    http://tuoitre.vn/The-gioi/468011/Seoul-se-vien-tro-56-trieu-USD-cho-Binh-Nhuong.html

    Seoul sẽ viện trợ 5,6 triệu USD cho Bình Nhưỡng
    TTO - Ngày 5-12, Hàn Quốc tuyên bố sẽ viện trợ 5,6 triệu USD cho CHDCND Triều Tiên thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), theo Hãng tin AFP.

    [​IMG]UNICEF sẽ là tổ chức trung gian đưa viện trợ của Hàn Quốc cho CHDCND Triều Tiên. Ảnh: AFP

    Seoul sẽ chi tiền cho UNICEF để tổ chức này cung cấp thuốc men và lương thực cho phụ nữ và trẻ em ở miền Bắc vào năm tới, Bộ Thống nhất Hàn Quốc thông báo. Đây là gói viện trợ đầu tiên của Hàn Quốc cho CHDCND Triều Tiên thông qua UNICEF kể từ năm 2009.
    “Quyết định đã được đưa ra với lập trường hoàn toàn mang tính nhân đạo cho những đối tượng dễ bị tổn thương, bất chấp các điều kiện chính trị”, người phát ngôn Bộ Thống nhất Choi Boh Seon nói trong một cuộc họp báo.
    Quan hệ giữa hai miền Triều Tiên đã trở nên căng thẳng từ khi miền Nam cáo buộc miền Bắc bắn chìm một tàu chiến khiến 46 binh sĩ Hàn Quốc thiệt mạng vào tháng 3-2010 và cắt đứt hầu hết các quan hệ song phương. Bình Nhưỡng cho đến nay phủ nhận mọi cáo buộc.
    Tháng trước, Hàn Quốc cũng đã nối lại viện trợ y tế cho miền Bắc thông qua Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với khoản tiền 6,9 triệu USD. Seoul đã cung cấp 13,1 triệu USD viện trợ thông qua WHO vào năm 2009 nhưng sau đó ngưng lại vì sự cố chìm tàu nói trên.
    Hoa_Sim thích bài này.
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/2011120712535536p0c1013/khong-ngung-nang-cao-tiem-luc-quoc-phong.htm

    Không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng
    Theo chinhphu.vn, năm 2011, lực lượng quốc phòng đã quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, vùng trời và biển đảo của Tổ quốc, thực hiện mua sắm vũ khí trang bị cho hải quân, phòng không-không quân, cảnh sát biển.

    Đó là một số nội dung chính tại hội nghị ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2012 do Quân ủy Trung ương tổ chức ngày 6-12.
    Phát biểu tại hội nghị, ************* Trương Tấn Sang nhấn mạnh lực lượng quốc phòng cần nâng cao trang bị, sức mạnh chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cần làm tốt hơn nữa công tác đối ngoại quốc phòng; xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, không ngừng nâng cao tiềm lực quốc phòng…
    HOÀNG VÂN
    Hoa_Sim thích bài này.
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tặng quà bộ đội Trường Sa

    Thứ Ba, 06/12/2011 00:25
    (NLĐ) - Sáng 5-12, Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam đã đến thăm đơn vị bộ đội Vùng 4 Hải quân Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và gửi tặng chiến sĩ ở đảo Trường Sa 200 kg hạt rau, 5.000 kg xơ dừa trồng rau mầm Tribat, 500 chiếc khay trồng rau mầm, 400 chai dầu gội đầu, 30 bộ lịch blốc treo tường.

    Bà Trần Thị Hạnh, đại diện Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, cho biết những món quà là lòng tri ân của những phụ nữ ở đất liền đối với những người lính đang ngày đêm bảo vệ cho vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

    X.Hưởng
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chi ngân sách thường xuyên cho huyện đảo Hoàng Sa

    Ngày 28-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Bá Thanh - bí thư Thành ủy Đà Nẵng - cho biết TP Đà Nẵng năm nào cũng chi ngân sách để các cán bộ chuyên trách huyện đảo này làm nhiệm vụ sưu tầm, trưng bày, giới thiệu hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa. Các tư liệu này được giới thiệu tại phòng trưng bày Bảo tàng Hoàng Sa (đặt tại trụ sở huyện Hoàng Sa, số 32 Yên Bái, TP Đà Nẵng).

    Hoàng Sa là đơn vị hành chính cấp quận huyện thứ tám của TP Đà Nẵng và có tổ chức bầu cử. Trước đó tháng 3-2011, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc công nhận huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị bầu cử của TP Đà Nẵng. Huyện đảo Hoàng Sa cùng với huyện Hòa Vang và hai quận Hải Châu, Sơn Trà thuộc đơn vị bầu cử số 1 TP Đà Nẵng.

    Trước đó Nhà xuất bản Thông Tin & Truyền Thông (Bộ Thông tin - truyền thông) đã họp với Hội đồng thẩm định trung ương do giáo sư Phan Huy Lê - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - chủ trì để rà soát chuẩn bị lần cuối trước khi cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa được xuất bản vào cuối năm nay.

    Theo ông Đặng Công Ngữ - chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa, cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa dày hơn 200 trang, gồm các phần: Hoàng Sa là của Việt Nam, Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa, Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử, Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa. Ngoài ra Kỷ yếu Hoàng Sa còn giới thiệu cho người đọc về vị trí địa lý, tầm quan trọng cùng những nội dung cơ bản của quá trình xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ trong lịch sử.

    Điểm nổi trội của cuốn sách này là sự hiện diện của 24 nhân chứng sống từng có một thời làm việc tại Hoàng Sa trước năm 1974. Việc xuất bản cuốn sách Kỷ yếu Hoàng Sa nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân về bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc. Đồng thời cuốn sách còn nhằm bảo đảm tính khoa học, chuẩn xác và tính pháp lý để tạo lập niềm tin cho người đọc cũng như đấu tranh chống các luận điểm xuyên tạc không đúng sự thật về Hoàng Sa của Việt Nam.
    Đ.NAM - H.KHÁ
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Toàn dân góp sức đòi lại Hoàng Sa

    Thứ ba, 29 Tháng 11 2011 10:05
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    TT - Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.
    [​IMG]
    Các bạn trẻ Lý Sơn (Quảng Ngãi) tìm hiểu các hiện vật về Hoàng Sa tại Bảo tàng Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở Lý Sơn
    - Ảnh: M.Thu​




    Bước đầu tiên trong việc đòi lại Hoàng Sa là để cho toàn dân thấy được sự thật và tạo điều kiện cho người dân tham gia sự nghiệp này.

    Muốn vậy, trước hết cần công khai hiện trạng Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm cho toàn dân biết. Và ngày 25-11-2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc này tại Quốc hội.

    Báo chí - truyền thông không chỉ tường thuật một lần mà phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên liên tục, để vấn đề đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình đến được với mọi người dân, tạo cơ sở cho toàn dân góp sức.

    Trên thực tế, ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là “vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp biển Đông.

    Có thể diễn giải chiến lược 3C này sơ lược như sau: trước hết, cần công khai hiện trạng tranh chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết.

    Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển Đông, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.

    Trong cuộc đấu tranh này, vũ khí hòa bình nhưng sắc bén là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông...

    Như vậy có thể thấy việc sử dụng Công khai - Công luận - Công pháp như một số nhà nghiên cứu gợi ý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông là một sáng tạo đáng ghi nhận, một bước cụ thể hóa của quan điểm coi việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

    Sẽ còn nhiều sáng kiến nữa được đưa ra khi thực trạng về tình hình tranh chấp biển Đông được công khai hóa và thảo luận rộng rãi dưới tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Với những kinh nghiệm quý báu của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, chắc chắn việc đòi lại Hoàng Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung bằng biện pháp hòa bình sẽ mang lại những kết quả mới nếu toàn dân được tham gia.

    Đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.

    Không thể khác.

    GIÁP VĂN DƯƠNG
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trí thức ngoài nước nhận định trước phát biểu của Thủ tướng

    Thứ sáu, 02 Tháng 12 2011 19:10
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Hơn 40 năm sau khi một phần lãnh thổ Việt Nam bị ngoại bang chiếm đoạt, lãnh đạo Nhà nước tuần qua lần đầu tiên lên tiếng trước Quốc hội về hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở Hoàng Sa.[1]
    [​IMG]
    Quần đảo Hoàng Sa đã hoàn toàn nằm trong tay Trung Quốc





    Sự kiện Hoàng Sa được những người quan tâm đến chủ quyền và quyền lợi đất nước nhiều lần nhắc đến trong gần bốn thập niên qua, mới đây nhất là trong “Thư Ngỏ” gửi lãnh đạo Việt Nam ngày 21/8/2011 của một số trí thức ở nước ngoài.[2]

    Thủ tướng *************** nói “Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào.”

    Tuyên bố trên thể hiện phần lớn sự thật về chủ quyền. Tuy nhiên, để giải quyết hữu hiệu tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam cần có những bước cụ thể hơn ngoài “khẳng định” chủ quyền như từng làm trong nhiều năm.[3]

    Bài viết này đề cập hai điểm chính, căn cứ và chỉ tiêu giải quyết tranh chấp.

    Căn cứ giải quyết tranh chấp:

    Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào tháng 1 năm 1974, khiến 74 chiến sĩ Quân đội Việt Nam Cộng hoà hy sinh, Trung Quốc nỗ lực chứng minh “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong các lãnh vực nghiên cứu khác nhau.[4]

    Dựa vào kho cổ sử tuy lớn về số lượng nhưng có không ít vấn đề về chất lượng, giới nghiên cứu Trung Quốc, dưới sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc, tranh thủ biến không thành có về chứng cứ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.

    Trung Quốc, ở một mức độ nhất định, thành công trong việc tạo hỏa mù, đánh lừa dư luận Trung Quốc và dư luận quốc tế.

    Đã có trường hợp học giả phương Tây đưa nhận định về chủ quyền biển đảo xa rời cơ sở lịch sử hay pháp lý, gây bất lợi cho Việt Nam.[5]

    Ngược lại, trong một thời gian dài, Việt Nam hầu như bị động trong công việc nghiên cứu chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách khoa học và nghiêm túc.

    Mối quan tâm về chủ quyền gia tăng khi Trung Quốc trở nên hung hãn trên Biển Đông: cấm biển, bắn đạn thật, đâm chìm tàu cá, đánh đập, giết hại ngư dân Việt Nam, v.v.

    Đồng thời, sự lớn mạnh của mạng lưới internet trong nước giúp truyền thông tin đa chiều rộng rãi hơn trước.[6]

    Kết hợp hai yếu tố trên dẫn đến sự hình thành giới nghiên cứu độc lập và những bài viết có giá trị, dù bị giới hạn về phương tiện.

    Để khắc phục thiếu sót trong quá khứ, và để loại bỏ lỗ hổng trong lập luận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Nhà nước Việt Nam nên khẩn trương hỗ trợ giới nghiên cứu (độc lập cũng như trực thuộc bộ máy chính quyền), thúc đẩy tham khảo tư liệu ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và từ các nguồn khác (kể cả ngoài nước), chuyển dịch những nghiên cứu đúng đắn từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài (cụ thể như tiếng Anh, tiếng Hoa), tư vấn chuyên gia ở ngoài nước về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, đào tạo lớp người trẻ với chuyên môn nghiệp vụ cao, v.v.

    Chỉ tiêu giải quyết tranh chấp:

    Thủ tướng *************** nói “… chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.”





    Quan điểm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa hiện nay rất rõ ràng: “Không có gì để đàm phán cả… Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc chưa bao giờ là đề tài tranh chấp và Việt Nam đã thừa nhận điều này trong quá khứ. Thảo luận về nỗ lực hợp tác bảo vệ tài nguyên, tìm kiếm cứu nạn và các việc khác là một chuyện, chủ quyền của Trung Quốc là một chuyện khác”.[7]

    Khi Trung Quốc công khai cho biết vị thế của họ trong tranh chấp biển đảo, đặc biệt là đối với Hoàng Sa, dù không từ bỏ chủ trương đàm phán với Trung Quốc, Việt Nam, ngay lập tức, cần thực hiện những phương án song song:

    1. Tranh thủ các nước ASEAN để hoàn thành trong vòng 6 tháng tới bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên Biển Đông, nêu rõ Hoàng Sa, Trường Sa là khu vực tranh chấp, phải được giải quyết dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS.

    2. Hoàn tất hồ sơ cần thiết để đưa tranh chấp Hoàng Sa ra cơ quan tài phán quốc tế trong vòng 9 tháng tới.

    3. Tranh thủ sự ủng hộ của Philippines, Malaysia, Indonesia, v.v., cho bước 2.

    Thời điểm nêu lên trong bước 1-2 phản ánh yếu tố khách quan và thuận lợi từ tình hình khu vực và thế giới.[8]

    Hơn 4 tháng trước, Philippines yêu cầu Trung Quốc cùng đưa tranh chấp Trường Sa ra Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS); Trung Quốc từ chối.[9]

    Việt Nam nên tích cực ủng hộ và vận động để các nước khác ủng hộ yêu cầu trên của Philippines, cùng Philippines và Việt Nam đưa tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa ra ITLOS hay Toà án Quốc tế (ICJ).
    Ngoài ICJ và ITLOS, vì UNCLOS cung cấp cơ chế trọng tài đặc biệt và hội đồng trọng tài đặc biệt thuộc Phụ lục VII và Phụ lục VIII để tài phán các trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua ICJ hay ITLOS, Việt Nam nên khẩn trương và nghiêm túc nghiên cứu khả năng sử dụng hai cơ chế này, cũng cho bước 2 ở trên.[10]

    Trong vòng 2 năm gần đây, lãnh đạo Việt Nam mạnh dạn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, khởi đầu với ************* *****************, Trương Tấn Sang và hôm nay là Thủ tướng ***************.[11]

    Do Hiến pháp Việt Nam quy định ********************** là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, sau khi chứng kiến ************* và Thủ tướng Chính phủ dõng dạc tuyên bố về sự toàn vẹn lãnh thổ, nhiều người tự hỏi:
    Trước quan tâm sâu sắc của nhân dân Việt Nam và trước thái độ cứng rắn của Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế khi khẳng định “không có gì để đàm phán cả”, quan điểm và quyết tâm của Tổng Bí thư ********************** đối với tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là như thế nào ?

    Đáp ứng mong đợi của người dân bằng những hành động kế tiếp của lãnh đạo Việt Nam sẽ góp phần xác định vị trí của Đảng đối với dân tộc, đối với lịch sử.

    Thái Văn Cầu-chuyên gia khoa học không gian hiện sinh sống ở Hoa Kỳ.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    QUỐC TẾ -> TIN TỨC

    Ấn Độ, Pakistan bắn nhau dữ dội ở biên giới

    Cập nhật lúc 06h23" , ngày 07/12/2011 -

    (VnMedia) - Quân đội Ấn Độ và Pakistan mới đây đã có cuộc đọ súng dữ dội ở Đường Kiểm soát (LoC) – một đường biên giới thực tế nhưng không chính thức chia vùng Kashmir tranh chấp thành những khu vực kiểm soát của mỗi nước, các quan chức hai bên hôm qua (6/12) cho biết.

    Vụ bắn nhau giữa quân lính hai nước láng giềng diễn ra vào khoảng 21h45 tối ngày 5/12 ở dọc đường LoC thuộc quận Poonch, cách thành phố Jammu về phía tây bắc khoảng 255km.

    Phát ngôn viên quân đội Ấn Độ cho biết, vụ vi phạm lệnh ngừng bắn giữa hai nước xảy ra sau khi các binh lính Pakistan vô cớ bắn về phía các chốt an ninh của Ấn Độ.

    "Các binh lính Pakistan từ một chốt an ninh ở khu vực biên giới đã bắn liên tiếp nhiều quả rocket và đạn về phía các chốt an ninh của chúng tôi ở Poonch", phát ngôn viên trên cho hay.

    Ngay lập tức sau đó, quân đội Ấn Độ đã bắn đáp trả. "Các binh lính của chúng tôi đã bắn đáp trả và cuộc đọ súng giữa hai bên đã diễn ra liên tục trong nhiều giờ liền", phát ngôn viên quân đội Ấn Độ cho biết thêm.

    Hiện tại, chưa có thông tin gì về tổn thất và người và của trong cuộc đối đầu mới nhất giữa Pakistan và Ấn Độ nói trên.

    Trước đó, tối hôm Chủ nhật (4/12), quân đội Ấn Độ cũng cáo buộc, các binh lính Pakistan bắn về phía các chốt kiểm soát của họ ở dọc khu vực Karnah thuộc quận Kupwara, cách thành phố Srinagar khoảng 140km về phía tây bắc.

    Ấn Độ và Pakistan là hai kẻ thù lâu đời ở khu vực Nam Á. Giữa hai nước đã từng xảy ra 3 cuộc chiến tranh kể từ khi giành được độc lập từ Anh. Năm 2001, Pakistan và Ấn Độ suýt rơi vào một cuộc chiến tranh thứ 4 sau một vụ tấn công vào Quốc hội Ấn Độ được cho là do nhóm Lashkar-e-Taiba (LeT) gây ra. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đối đầu căng thẳng và quyết liệt giữa hai nước láng giềng này là cuộc tranh chấp kéo dài dai dẳng xung quanh khu vực Kashmir và cuộc chiến chống khủng bố.

    New Delhi và Islamabad năm 2003 đã nhất trí ký thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực Biên giới Quốc tế và Đường Kiểm soát (LoC) ở Kashmir. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nhưng đến nay thỏa thuận này vẫn đang có hiệu lực.

    Kiệt Linh - (theo THX)


    Lại có bàn tay mấy chú khựa.[-X[-X[-X[-X[-X
    Hoa_Sim thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này