1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4862 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 17:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35024 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    “Trung Quốc cần minh bạch khi phát triển quân đội”

    07/12/2011 | 06:50:00

    AFP dẫn lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little ngày 6/12 khẳng định Trung Quốc có quyền phát triển các khả năng quân sự của nước này nhưng phải lưu ý đến những lời kêu gọi của Mỹ về minh bạch hoàn toàn.

    Phát biểu sau khi ************* Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi hải quân nước này chuẩn bị sẵn sàng cho xung đột vũ trang và đẩy mạnh hiện đại hóa hải quân, ông George Little nói: "Cũng giống với chúng ta, Trung Quốc có quyền phát triển các khả năng quân sự và quyền hoạch định."

    Tuy nhiên, ông nói thêm: "Chúng ta đã nhiều lần yêu cầu người Trung Quốc phải minh bạch và đó là một phần của mối quan hệ mà chúng ta đang tiếp tục xây dựng với quân đội Trung Quốc."

    Trước đó, phát biểu tại một cuộc họp của Quân ủy Trung ương, ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Hải quân Trung Quốc cần chuyển đổi và "chuẩn bị nhiều hơn nữa cho trường hợp xảy ra xung đột vũ trang để đóng góp nhiều hơn cho công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới"./.

    [-X[-X[-X
    Hoa_Sim thích bài này.
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://doanhnhansaigon.vn/online/qu...-lam-tot-vai-tro-can-bang-giua-chau-au-va-my/

    Đông Nam Á làm tốt vai trò cân bằng giữa Châu Âu và Mỹ
    Thứ Ba, 06/12/2011 17:55 (GMT+7)
    1
    2
    3
    4
    5
    6
    7
    8
    9
    10
    Đánh giá : 0 phiếu


    Bản in Gởi E-mail Đánh dấu Chữ nhỏ Chữ lớn

    [​IMG] Theo báo cáo triển vọng kinh tế hàng quý của ICAEW, Kinh tế Đông Nam Á được kỳ vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ dù phải đối mặt với sự bất ổn toàn cầu.Những nước có thu nhập trung bình thấp như Indonesia, Lào, Philippines và Việt Nam dẫn đầu khối các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất, được kỳ vọng sẽ đạt từ 5.4% đến 6.1% vào năm 2013, trong khi các nước ASEAN có thu nhập cao như Singapore và Brunei sẽ tăng trưởng yếu hơn do việc gia nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu.

    [​IMG]Bản báo cáo Economic Insight của ICAEW cho khu vực Đông Nam Á, xuất bản bởi Cebr (trung tâm Nghiên Cứu Kinh tế và Kinh Doanh) - đối tác và là trung tâm dự báo của ICAEW. Bản báo cáo đưa ra cái nhìn về kinh tế Đông Nam Á hằng quý, tập trung vào sáu nước lớn nhất Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore, Thailand and Vietnam.
    Dựa vào sự so sánh đó, bản báo cáo dự đoán rằng Mỹ sẽ tránh được suy thoái nhưng sẽ mất nhiều thời gian trở lại sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Khủng hoảng nhà đất của Mỹ ảnh hưởng gián tiếp đến khủng hoảng nợ của Châu Âu - để lộ những nền kinh tế yếu kém mà trước đây vẫn ẩn náu sau vỏ bọc cộng đồng Châu Âu vững chắc. Tuy nhiên, những khó khăn của Châu Âu không làm ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của Châu Á như mọi người vẫn nghĩ.
    Ông Douglas McWilliams – Trưởng cố vấn kinh tế ICAEW và là giám đốc điều hành của Cebr phát biểu rằng “Nền kinh tế chung của thế giới chậm lại do sự khó khăn của phương Tây và sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến giá cả hàng hóa, nghĩa là những nhà sản xuất hàng hóa, cụ thể là các nước phát triển và những nhà khổng lồ của Châu Á như Trung Quốc Ấn Độ được dự đoán sẽ đi chậm lại trong năm 2012.
    Ông McWilliams nói tiếp: “Chúng tôi tin rằng ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu nội địa tăng cao và sự hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, trong năm 2012 GDP sẽ tiếp tục tăng trưởng, mà dẫn đầu là Indonesia với 40% sản lượng toàn khu vực”
    Sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ sẽ gia tăng lạm phát với nhiều nhân tố khác nhau dẫn đến giá cả tăng cao trong tương lai. Nhân tố chính ảnh hưởng đến lạm phát ở khu vực Đông Nam Á là do mức lương của nguồn nhân công ở một số vùng nông thôn Trung Quốc đã được tăng lương trên 20% trong năm nay. Sự tăng lương này sẽ còn tiếp tục, nguồn cung cấp nhân công rẻ ở Trung Quốc sẽ bị thu hẹp và áp lực của sự giảm phát cho những mặt hàng bình dân của Trung Quốc đã trở thành quá khứ.
    “Trung Quốc từ một nhân tố giảm phát chuyển thành nhân tố lạm phát của nền kinh tế thế giới vì người Trung Quốc ngày càng chi tiêu nhiều cho những mặt hàng xa xỉ”, ông Mark Billington FCA, Giám đốc ICAEW khu vực Đông Nam Á nhận định”. “Mặc dù giá hàng hóa sẽ giảm vào năm 2012, thế nhưng sẽ mất một khoảng thời gian dài trước khi việc sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu đang tăng mạnh, và việc tăng giá là điều dễ hiểu.”
    Mặc dù giá hàng hóa đang giảm, thế nhưng nền kinh tế ở Malaysia và Indonesia vẫn sẽ tăng trưởng ổn định do sự lạm phát nguồn nhiên liệu. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng, sự sụt giảm nguồn lương thực và nhiên liệu thay thế ở Malaysia, sự tăng trưởng kinh tế là những yếu tố quan trọng đi liền với sự đầu tư mạnh mẽ đang làm tăng nhu cầu trong nước ở Indonesia. Lạm phát ở Indonesia vào năm 2012 là 5% và sẽ tăng lên 5.9% vào năm 2013, nhưng nó là tỷ lệ hợp lý cho một nền kinh tế đang phát triển quá nóng như nước này.
    Triển vọng mới cho Myanmar:
    Sự tan rã chính trị ngoài dự kiến ở Myanmar đã mở ra triển vọng mới cho đất nước này. Nếu có sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện tăng trưởng du lịch và đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cụ thể là mong muốn thắt chặt quan hệ của Trung Quốc để kích thích sự quan tâm của các quốc gia khác đối với Myanmar.
    Thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ kìm hãm Philippines:
    Sau 3 tháng đầu năm tăng trưởng ổn định, xuất khẩu yếu kém trong năm nay làm ảnh hưởng đến Philippines. Những nhu cầu cá nhân đã làm trì trệ nền kinh tế nhưng một sự đột phá trong nhập khẩu sẽ giúp tăng trưởng năm 2011 vẫn đạt đến 4.3%. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng ở đất nước này vẫn còn hạn chế thế nên sự kết hợp giữa 2 khu vực công-tư vẫn là chiến lược quan trọng cho triển vọng trong tương lai của nước này.
    Vài tin tốt từ sau trận lũ lịch sử ở Thái Lan
    GDP của Thái Lan được dự báo sẽ giảm mạnh sau trận lũ lịch sử. Thế nhưng, vượt qua những thảm họa thiên nhiên, nền kinh tế của nước này vẫn phát triển nhờ vào những kết quả của nỗ lực tái cơ cấu. Điều này sẽ ảnh hưởng tốt đến việc xuất khẩu của Thái Lan trong năm tới với sự tiêu thụ mạnh mẽ được kỳ vọng tăng trưởng năm 2012 sẽ đạt 4.4%. Sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu và tăng trưởng kinh tế ở các nước láng giềng sẽ giúp cho nền kinh tế nước này tăng 0.2% vào năm 2013.
    Hoa_Sim thích bài này.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111206/can-co-bai-bao-khoa-hoc-bac-bo-duong-luoi-bo.aspx

    Cần có bài báo khoa học bác bỏ đường lưỡi bò
    07/12/2011 0:03
    Việc nhiều học giả Trung Quốc lợi dụng những bài nghiên cứu khoa học để chèn yêu sách đường lưỡi bò vào các tạp chí quốc tế đã bị cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới phản đối.
    Để việc phản đối của chúng ta đạt hiệu quả - tức ngăn chặn đường lưỡi bò xuất hiện trên các tạp chí khoa học, theo chúng tôi không thể chỉ đơn thuần gửi thư cảnh báo hay phản đối đến ban biên tập như lâu nay mà cần có cách làm phù hợp với thông lệ bài báo khoa học. Theo đó, mỗi khi phát hiện đường lưỡi bò “len lỏi” vào các bài báo, thiết nghĩ cần gửi một bài phản đối dưới dạng “Rebuttal” (bác bỏ) tới ban biên tập, trong đó đưa ra những phân tích với “tang chứng vật chứng” cụ thể và khoa học. Trong bài cần đề nghị phủ nhận các bản đồ có đường lưỡi bò đã xuất bản, đồng thời yêu cầu rút bản đồ phi lý này ra khỏi bài báo phiên bản online cũng như bản in sau đó.
    [​IMG]
    Bản đồ có đường lưỡi bò trên tạp chí EESJ - Ảnh chụp lại từ EESJ
    Mới đây, vào ngày 29.10, chúng tôi đã gửi bài “Rebuttal” đến Ban biên tập tạp chí Environmental Earth Sciences Journal (EESJ) để phản đối việc đường lưỡi bò xuất hiện dày đặc trên tạp chí này. Theo thống kê sơ bộ, từ tháng 7-10.2011, có khoảng 10 bài viết đăng trên EESJ của các tác giả Trung Quốc có chèn đường lưỡi bò. Sau khi nhận được bài “Rebuttal” của chúng tôi, Tổng biên tập EESJ là GS James W. LaMoreaux đã hứa sẽ xem xét kỹ vấn đề này.
    EESJ là tạp chí được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn để công bố những công trình cho một khu vực địa lý nhất định với nội dung bao trùm mọi lĩnh vực về tương tác lẫn nhau giữa con người và môi trường địa lý. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn đang đối mặt nhiều vấn đề môi trường phát sinh từ tăng trưởng kinh tế nóng. Thực trạng này là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nên các bài viết về nước này xuất hiện khá nhiều trên EESJ và đường lưỡi bò có cơ hội “ăn theo” từ đó. Tuy nhiên, trong tháng 11 không thấy xuất hiện đường lưỡi bò trong tạp chí này. Có thể vì ban biên tập đã kiểm soát chặt hơn sau khi nhận được bài bác bỏ của chúng tôi.
    TS Trần Ngọc Tiến Dũng
    (INRS-ETE, Québec, Canada
    Hoa_Sim thích bài này.
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111207/dong-khi-dau-tien-tu-mo-chim-sao-tiep-bo.aspx

    Dòng khí đầu tiên từ mỏ Chim Sáo tiếp bờ
    07/12/2011 2:39
    Ngày 6.12 tại TP.HCM đã diễn ra lễ ký kết các hợp đồng và thỏa thuận liên quan đến dự án Khí đồng hành mỏ Chim Sáo lô 12W ngoài khơi Việt Nam bao gồm Hợp đồng thu gom khí đồng hành mỏ Chim Sáo lô 12W (giữa PV Gas và các chủ mỏ) và Hợp đồng vận chuyển, xử lý và quản lý khí và condensate từ mỏ Chim Sáo lô 12W (giữa PV Gas và các chủ đường ống khí Nam Côn Sơn: PV Gas, BP Pipeline Vietnam và ConocoPhillips Vietnam).
    Hai hợp đồng này có hiệu lực từ tháng 12.2011 với tổng sản lượng ước tính khoảng 900 triệu m3 khí được đưa vào bờ từ ngoài khơi vùng biển miền Nam. Mỏ Chim Sáo có trữ lượng khoảng 50 triệu thùng dầu, trong đó Premier Oil của Anh giữ 53,125% cổ phần khai thác, tập đoàn Santos của Úc giữ 31,875% và PetroVietnam chiếm 15%. Dự kiến mỗi ngày mỏ Chim Sáo sẽ cung cấp khoảng 25.000 thùng dầu và khoảng 700.000m3 khí đồng hành. Chim Sáo là mỏ dầu đầu tiên của lô 12W được đưa vào khai thác.
    Đồng thời với việc ký kết các hợp đồng nêu trên, các bên tham gia cùng chào mừng dòng khí đầu tiên từ mỏ Chim Sáo đã hòa cùng hệ thống dẫn khí Nam Côn Sơn tiếp bờ.
    N.Khanh
    Hoa_Sim thích bài này.
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ, Nhật, Ấn họp bàn về châu Á-Thái Bình Dương

    (Dân trí) - Mỹ sẽ chủ trì cuộc đối thoại 3 bên với Nhật Bản và Ấn Độ nhằm thảo luận “một loạt các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Bộ ngoại giao Mỹ hôm qua thông báo.

    Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 5/12, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Mark Toner cho hay cuộc đối thoại dự kiến sẽ được tổ chức tại Washington vào ngày 19/12.

    “Cuộc gặp gỡ này sẽ là một cơ hội để tổ chức cuộc thảo luận toàn diện về một loạt các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Toner nói.

    Khi được hỏi tại sao Ấn Độ, một quốc gia ở Ấn Độ Dương và không có biên giới với Thái Bình Dương, lại được mời tham gia hội nghị với tư cách là một trong “những nền dân chủ của Thái Bình Dương”, ông Toner chỉ đáp rằng “đây là cơ hội cho chúng tôi thảo luận các vấn đề khu vực”.

    “Với tư cách là 3 nền dân chủ hàng đầu của Thái Bình Dương, chúng tôi mong chờ các cuộc trao đổi mang tính xây dựng với Ấn Độ và Nhật Bản”, ông Toner phát biểu.
    Cuộc họp này là dấu hiệu mới nhất của chính quyền Obama nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường các liên minh hiện thời.

    Ninh Nhi
    Theo Xinhua


    =D>=D>=D>=D>=D>
    Hoa_Sim thích bài này.
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Thoi-su/Trong-nuoc/156674/Cuu-nhieu-tau-bi-nan-tren-bien.html

    Cứu nhiều tàu bị nạn trên biển
    * Tàu cá NA-93489 chìm ngoài khơi vùng biển Nghệ An-Hà Tĩnh
    SGTT.VN - Theo tin nhận được từ hệ thống đài Thông tin Duyên hải Việt Nam, chiều 6.12.2011, tàu NA-90291 đã liên lạc bằng phương thức thoại vô tuyến trên tần số 8173 kHz với Đài TTDH Bến Thủy để báo tin: tàu NA-93489 bị chìm tại vị trí có tọa độ 18-42N 106-12E ngoài khơi vùng biển Nghệ An - Hà Tĩnh. Trên tàu có 9 thuyền viên đang cần được hỗ trợ về bờ.
    Thông tin này đã được hệ thống Đài TTDH Việt Nam thông báo tới Hải Phòng MRCC (trung tâm phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn hàng hải Khu vực I) và các cơ quan PCLB & TKCN tại địa phương.

    Qua điều tra xác minh thông tin, hệ thống biết được tàu cá NA-93489 do ông Phạm Hữu Thanh Lam làm chủ sở hữu, khi hành trình đến vị trí trên thì bị thủng và đã chìm, tất cả 9 thuyền viên của tàu đã cố gắng chuyển sang bơi thuyền thúng. Tuy nhiên, vì tàu bị nạn không có máy ICOM nên các thuyền viên đã cố gắng nhờ các tàu lân cận hỗ trợ gọi cấp cứu tới hệ thống Đài TTDH Việt Nam. Hai tàu cá hoạt động trong khu vực lân cận là tàu NA-90291 do ông Nhẫn làm chủ và tàu NA-90396 do ông Nguyễn Viết Hà làm chủ đã liên lạc với Đài TTDH Bến Thủy và đồng thời tiếp cận các thuyền viên bị nạn của tàu cá NA- 93489.

    Hiện toàn bộ thuyền viên của tàu NA- 93489 đã được cứu và đang trên đường về Quảng Bình.

    * Tàu Phú Hưng 88 bị trôi trong khu vực thời tiết xấu
    Trưa 6.12, tàu Phú Hưng 88 đã liên lạc bằng phương thức thoại vô tuyến trên tần số 8173 kHz với Đài TTDH Hòn Gai để báo tin máy chính của tàu bị sự cố. Hiện tàu đang trôi với tốc độ 3 hải lý/giờ theo hướng Tây Nam, gần vị trí có tọa độ 18-18.278N 107-15.821E, cách Hòn La-Quảng Bình khoảng 47 hải lý về phía Đông Bắc. Thời tiết tại khu vực có gió cấp 6, giật cấp 7. Tại thời điểm tàu bị nạn trên tàu có 15 thuyền viên.

    Ngay sau tiếp nhận thông tin, hệ thống Đài TTDH Việt Nam đã thông báo tình trạng bị nạn của tàu Phú Hưng 88 tới Hải Phòng MRCC và các cơ quan PCLB & TKCN tại địa phương.

    Theo thông tin thu nhận được, tàu Phú Hưng 88 là một tàu hàng thuộc công ty Hải Phú Hưng. Khi đang hành trình đến vị trí trên, thì máy chính bị sự cố, các thuyền viên trên tàu đang cố gắng tìm cách khắc phục. Lúc này, Đài TTDH Hòn Gai vẫn liên tục giữ liên lạc với tàu.

    Đến chiều cùng ngày, sự cố của tàu đã tạm thời được khắc phục. Hiện tàu đang chạy với tốc độ 7 hải lý/ giờ về phía Hòn La - Quảng Bình. Dự kiến 18 giờ ngày 6.12, tàu Phú Hưng 88 sẽ về tới Hòn La - Quảng Bình.
    Hoa_Sim thích bài này.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Cập nhật 07/12/2011 06:03:00 AM (GMT+7)

    Mỹ - Ấn: Cặp đôi hoàn hảo cho tương lai?

    Quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ cần được phân tích từ một quan điểm hoàn toàn khách quan, trên mẫu hình cùng có lợi chứ không phải từ cảm xúc bột phát.

    Các lĩnh vực mà Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hợp tác với Ấn Độ là:

    - Bảo vệ các tuyến đường biển chuyên chở dầu từ Trung Đông tới các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc;

    - Nguồn tình báo từ Ấn Độ về cuộc chiến chống khủng bố;

    - Tiếp cận với thị trường tiềm năng khổng lồ của Ấn Độ (các công ty như Walmart muốn chinh phục được tầng lớp trung lưu Ấn Độ, các ngân hàng như Citibank hay hãng bảo hiểm đều xem Ấn Độ là một thị trường đang trỗi dậy chủ chốt);

    - Vai trò của Ấn Độ như một khả năng là đối trọng cân bằng với Trung Quốc và một thị trường bán công nghệ quân sự;

    - Các quỹ hưu trí của Mỹ đã phát hiện ra tỉ lệ tăng trưởng của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Ấn Độ khá hấp dẫn nếu so sánh với công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, vì thế, thị trường chứng khoán Ấn Độ là điểm đến được yêu thích của các quỹ Mỹ, châu Âu.

    Ấn Độ cần Mỹ để tiếp cận nguồn vốn, công nghệ đặc biệt là công nghệ hạt nhân cũng như vũ trụ, và một thị trường đầu ra cho công nghệ thông tin, dược phẩm, dệt may hay linh kiện ô tô.

    Những giá trị chung như thúc đẩy nền dân chủ và ngôn ngữ tiếng Anh cũng quan trọng, cho dù chúng không được đặt cao hơn các điểm nói trên.

    Tuy nhiên, Ấn Độ không thể ảo tưởng về việc Mỹ sẽ giúp mình vượt qua một điểm nhất định nào trong cuộc chiến chống khủng bố của mình. Để làm được điều này, có thể phải để Ấn Độ trỗi dậy như một sức mạnh vượt trội tại Nam Á - thứ mà nhiều nhà phân tích ở Mỹ rất không mong muốn.

    Vấn đề của chính phủ Mỹ là vật lộn để làm sao củng cố các khả năng khoa học, công nghệ và quân sự của Ấn Độ để họ có thể cân bằng với Trung Quốc nhưng lại không ở một vị trí đe doạ các lợi ích chiến lược Mỹ trong một khu vực được mở rộng?.

    Ấn Độ cần mở rộng và thắt chặt quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế với Mỹ trong khi vẫn giữ được quyền tự chủ khi đưa ra các quyết định về những vấn đề chiến lược như phát triển tên lửa tầm xa, duy trì vũ khí hạt nhân ở mức tối đa có thể.

    Những khác biệt sẽ luôn vẫn tồn tại về vấn đề Pakistan, Iran và Afghanistan, về nhân quyền, gia công phần mềm và lao động trẻ em. Nói một cách khác, lần đầu tiên, Ấn Độ đang tìm kiếm ở Mỹ sự sẵn sàng hợp tác trong những lĩnh vực mà trước đây là cấm kỵ. Ấn Độ cần tận dụng lợi thế của tình hình này để tìm kiếm vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.

    Nếu Mỹ thực sự nghiêm túc về việc phát triển Ấn Độ trở thành đối trọng với Trung Quốc? Câu trả lời có thể cho vấn đề này là, nó sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Mỹ với việc Ấn Độ thử vũ khí nhiệt hạch được thiết kế để sử dụng trong trường hợp tối khẩn cấp. Khi ấy, Mỹ sẽ quyết định chương trình nghị sự không phổ biến hạt nhân của họ quan trọng hơn hay việc phát triển Ấn Độ để đối trọng với Trung Quốc là quan trọng hơn.

    Theo một số nhà phân tích Ấn Độ, việc cố gắng hợp thức hoá quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Mỹ thông qua các hiệp ước có thể là sai lầm. Vấn đề chủ quyền và những quan ngại về khả năng Mỹ có thể thâm nhập hay phá hỏng mạng lưới thông tin liên lực của các lực lượng vũ trang Ấn Độ sẽ khiến cho việc ký kết các hiệp ước trở nên vô cùng khó khăn.

    Nền tảng của sức mạnh Mỹ là sự kiểm soát các đại dương và có một số nhà phân tích Mỹ cảm thấy rằng, bất kỳ sự tăng tốc quân sự nào của Ấn Độ (đặc biệt là hải quân) sẽ là vấn đề nếu vượt qua ngưỡng nhất định. Quan điểm này của họ tương tự như cách nhìn đối với các khả năng hải quân Nhật Bản.

    Mỹ sẽ thích nghi với sự gia tăng của Ấn Độ trên trường quốc tế chừng nào Ấn Độ chưa vượt qua "vạch cấm" (như thử hạt nhân, triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, khả năng hải quân, vẫn chuyển vũ khí/công nghệ cho quốc gia khác...).

    Cố gắng thuyết phục Mỹ rằng, mọi nỗ lực tăng cường quân sự của Ấn Độ (đặc biệt về hải quân) không nhằm mục tiêu chống lại Mỹ, rằng Ấn Độ sẵn sàng chơi đúng luật trong quan hệ quốc tế của mình sẽ là những mục tiêu quan trọng trong chính sách đối ngoại Ấn Độ thập niên tới.

    Thái An (theo atimes)
    Hoa_Sim thích bài này.
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nội dung Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC
    (28/07/2011)

    Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 (AMM-44) tại Bali, Indonesia (từ 19-23/7/2011), các nước thành viên Asean và Trung Quốc đã đạt được sự nhất trí và chính thức thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đây là một văn kiện quan trọng có tính chất ghi dấu cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với các nước ASEAN đối với vấn đề Biển Đông.
    Việc ký kết Quy tắc này chứng tỏ rằng các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã nhận thức được những lợi ích chung nhằm đảm bảo hoà bình trong việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông, củng cố hoà bình, ổn định, tin cậy lẫn nhau và đây cũng là bước đầu để hướng tới một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý, thường được gọi là Bộ Qui tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).
    Sau đây là nội dung của Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC:
    Thừa nhận rằng thực hiện toàn bộ và hiệu quả DOC sẽ đóng góp vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc vì hoà bình và thịnh vượng;
    Những Quy tắc này nhằm hướng dẫn thực hiện các hoạt động, các biện pháp và các dự án hợp tác chung đã quy định trong DOC.
    1. DOC phải được thực hiện từng bước một, phù hợp với các điều khoản của DOC.
    2. Các bên tham gia DOC tiếp tục tăng cường đối thoại và tham vấn, phù hợp với tinh thần của DOC.
    3. Việc tiến hành các hoạt động hoặc các dự án đã được quy định trong DOC cần được xác định rõ ràng.
    4. Việc tham gia các hoạt động hoặc các dự án cần được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
    5. Các hoạt động ban đầu trong phạm vi DOC cần phải là các biện pháp xây dựng lòng tin.
    6. Quyết định thực hiện các biện pháp hoặc các hoạt động cụ thể của DOC cần dựa trên sự đồng thuận của các bên và phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là thực hiện Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông (COC).
    7. Trong quá trình thực hiện các dự án đã được thỏa thuận trong khuôn khổ DOC, khi cần thiết, sẽ trưng cầu sự phục vụ của các chuyên gia, các nhân vật kiệt xuất nhằm cung cấp nguồn lực cụ thể đối với các dự án liên quan.
    8. Tiến trình thực hiện các hoạt động và các dự án đã được thỏa thuận trong DOC sẽ được báo cáo hàng năm cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc (PMC).
    Khôi Nguyên giới thiệu
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tương lai của Trung Quốc tại Mianma

    Thứ hai, 05 Tháng 12 2011 16:09

    Theo nhà phân tích Aung Zaw, Tổng biên tập báo “Irrawaddy” có trụ sở tại Chiang Mai (Thái Lan), vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ Hillary có chuyến thăm lịch sử tới Mianma, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ sự cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Mianma. Tuy nhiên, ẩn sau biểu hiện bề nổi này là thái độ lo ngại ngày càng tăng của Bắc Kinh khi Mianma vươn tới Mỹ. “China’s Future Role in Burma”

    Tổng thống Mianma Thein Sein và nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đều khẳng định Mianma sẽ duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Trong những năm gần đây, có lẽ do Bắc Kinh đã thái quá trong các nỗ lực thống trị nền kinh tế cũng như các nguồn tài nguyên của Mianma, đồng thời do Bắc Kinh ngộ nhận sự trung thành của các tướng lĩnh Mianma đối với họ, nên họ đã vô tình tạo cho Mỹ và các nước phương Tây cơ hội để đảo ngược tình thế ở Mianma.

    Trong các diễn biến mới nhất, ông Thein Sein đều tìm cách phát đi các tín hiệu lẫn lộn tới Trung Quốc một cách có chủ đích. Đầu tiên, ông “thả quả bom tấn” khi đột ngột thông báo ngừng dự án thủy điện Myitsone, sau đó cử tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang - Tướng Min Aung Hlaing - tới thăm Việt Nam để ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, trước khi tới thăm Bắc Kinh. Các động thái này diễn ra vào thời điểm Chính quyền Mỹ triển khai kế hoạch tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tỏ rõ ý đồ biến Mianma thành một trong các trọng tâm của kế hoạch, khiến Bắc Kinh có lý do thích đáng để lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng của họ tại Mianma có thể suy tàn. Thế nhưng, các tướng lĩnh Mianma cũng tỏ ra là những người giỏi về nghệ thuật sử dụng các siêu cường đối chọi và cân bằng nhau. Ngay trước khi bà Clinton đặt chân tới Nâypiđô, Mianma đã gửi tới Mỹ một “thông điệp về cân bằng quan hệ” khi cử Tướng Min Aung Hlaing tới Trung Quốc gặp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình - người được cho là sẽ trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2012.


    Hiện các nhà lãnh đạo Mianma đều hiểu rằng Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế sâu rộng với Mianma và các cường quốc khác sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể theo kịp. Việc xa lánh một nước láng giềng khổng lồ quá gần gũi về địa lý sẽ là một bất lợi về địa chính trị cho Mianma. Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Mianma cũng lo ngại rằng việc gây tức giận cho Bắc Kinh có thể khiến họ phải trả giá bằng việc quốc gia láng giềng này nối lại sự ủng hộ đối với các nhóm vũ trang thiểu số để gây bất ổn và làm suy yếu Mianma. Tuy nhiên, nhà phân tích Aung Zaw cho rằng xét về lâu dài, khi Mianma cải thiện dân chủ và nhân quyền, Nâypiđô sẽ không còn phải dựa vào Trung Quốc làm lá chắn ở Liên hợp quốc và khi đầu tư quốc tế vào Mianma nhiều hơn, Nâypiđô sẽ có trong tay nhiều quyền mặc cả hơn trong việc giải quyết các vấn đề song phương với Trung Quốc. Nếu Mianma tiếp tục đẩy mạnh lộ trình cải cách dân chủ và Mỹ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng sâu rộng tại Mianma, Trung Quốc sẽ đến lúc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình mới, trong đó Trung Quốc suy yếu cả về ảnh hưởng lẫn quyền mặc cả tại Mianma. Người Mianma sẽ tiến tới cân nhắc nhiều hơn về các giá trị mà từng siêu cường mang đến cho họ trong cải cách chính trị và sự phát triển hướng tới một xã hội thịnh vượng, tự do và dân chủ. Lúc đó, Mianma sẽ phải xác định mối quan hệ nào, với Mỹ hay Trung Quốc, có lợi nhất cho mình và kết cục của những cân nhắc này tất yếu sẽ là chiến thắng của người Mỹ và sự thất bại của Trung Quốc tại Mianma.
    Theo Irrawaddy (2/12)
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/467235/London-chao-don-chi-Hong.html

    London chào đón chị Hồng
    TT - Dù lớn lên với đôi chân bại liệt nhưng nữ VĐV cử tạ 33 tuổi người Quảng Trị Nguyễn Thị Hồng chưa bao giờ coi mình là phế nhân. Và sự lạc quan trong cuộc sống đã giúp chị đoạt suất dự Paralympics London 2012.

    [​IMG]Chị Hồng tập luyện ở Trung tâm TDTT quận Tân Bình - Ảnh: Tấn Phúc


    Cơn bệnh nặng năm 4 tuổi đã khiến đôi chân Hồng teo lại rồi liệt hẳn. Bệnh tật, nhà nghèo, mù chữ, tương lai của Hồng gần như xám xịt. Nhưng cô vẫn sống mạnh mẽ như xương rồng giữa sa mạc. 15 tuổi, Hồng mở quán nước ven quốc lộ để kiếm sống.
    Quyết tâm học chữ
    Năm 1996, nhân viên chương trình nhân đạo “Cây xanh hòa bình” cho Hồng chọn giữa hai cơ hội: được tặng một chiếc máy may hoặc đi học. Rất nhiều người khuyên Hồng nên chọn máy may nhưng cô lại quyết tâm chọn đi học. 1
    8 tuổi, Hồng mới cắp sách đến trường với rất nhiều trở ngại, nào là những tiếng cười trêu ghẹo của các em nhỏ, rồi phải lắc xe lăn hơn 3,5km mỗi ngày đến trường,... Nhưng Hồng vẫn học giỏi và đến lớp 8 mới nghỉ để chuyển sang học may.
    Đến tuổi cập kê, mối tình giữa chị với bạn trai cùng thôn Nguyễn Trần Vũ bị gia đình hai bên ngăn cấm. Nhưng với tình yêu chân chính và nghị lực lớn, họ dắt tay nhau vào TP.HCM lập nghiệp.
    Vượt lên chính mình...
    Chúng tôi gặp chị ở nơi tập trung của đội cử tạ khuyết tật TP.HCM bên hông nhà thi đấu Trung tâm TDTT quận Tân Bình. Nơi đây chỉ có một bộ tạ cũ kỹ sau hơn chục năm sử dụng.
    Chị cho biết nghiệp VĐV đến với mình rất tình cờ. Năm 2003, một cán bộ xã thấy cô chủ quán có sức khỏe tốt đã đề nghị Hồng đua xe lăn ở cuộc đua do huyện tổ chức. Tuy Hồng từ chối nhưng người cán bộ này vẫn đăng ký tên cô. Bị đặt vào thế đã rồi, cứ mỗi sáng Hồng lại lẳng lặng lấy xe lăn ra tập trên quốc lộ. Đi thi đấu cũng phải trốn ba mẹ, vậy mà Hồng bất ngờ đoạt HCV cự ly 3.000m xe lăn nữ. Một tháng sau, Hồng đoạt tiếp 3 HCV tại Giải vô địch tỉnh Quảng Trị.
    Lần đầu tiên dự Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc 2003 ở Hà Nội, Hồng đoạt HCV cự ly 3.000m. Nhận huy chương buổi sáng, buổi chiều Hồng được HLV cử tạ rủ thử sức ở môn này và đoạt luôn HCB. Bất ngờ nối tiếp bất ngờ khi vài tháng sau Hồng được triệu tập vào đội tuyển quốc gia dự ASEAN Paragames ở môn... cử tạ, chứ không phải đua xe lăn sở trường. Và từ đó Hồng gắn nghiệp VĐV của mình cùng môn cử tạ.
    Hoàn thành giấc mơ Paralympics
    Con gái tập cử tạ gặp rất nhiều rào cản. Chị Hồng nói: “Người khuyết tật làm gì cũng khó, đặc biệt là khi tập cử tạ. Vấn đề là mình phải nỗ lực vượt qua ngưỡng của bản thân để vươn đến thành công và một tương lai tươi sáng hơn”.
    Với nghị lực phi thường, Hồng gắn đời mình cùng chiếc tạ dù cuộc sống còn nhiều khó khăn. Khi ở Quảng Trị, tiền công tập của Hồng mỗi tháng 300.000 đồng. Đầu quân cho TP.HCM từ năm 2008, Hồng chủ yếu tập chay và nhận tiền thưởng theo thành tích. Ba tháng gần đây, Hồng phải bỏ hẳn chuyện may vá để tập trung chuẩn bị cho ASEAN Paragames 2011 và được hỗ trợ 8,4 triệu đồng.
    Gánh nặng kinh tế gia đình dồn lên vai anh Vũ, chồng chị, với lương thợ sắt chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng. Cuộc sống của họ càng chật vật hơn khi đứa con trai đầu lòng ra đời năm 2007. Đó là chưa kể Hồng cần những khẩu phần ăn đặc biệt để đủ thể lực tập luyện. Cả nhà chị hiện sống trong căn nhà trọ chật hẹp ở quận Bình Tân với giá thuê 1,3 triệu đồng/tháng.
    Vất vả là thế nhưng bộ sưu tập huy chương của Hồng không ngừng phong phú thêm theo thời gian với 2 HCV Asean Paragames, 1 HCV Giải cử tạ người khuyết tật châu Á mở rộng 2006...
    Đặc biệt, tại Giải vô địch cử tạ người khuyết tật thế giới mở rộng ở Saudi Arabia hồi giữa tháng 10, Hồng đã đoạt HCĐ và đạt chuẩn A dự Paralympics London 2012. Hồng nói: “Tôi rất hạnh phúc khi nghĩ đến việc được có mặt tại London thi đấu với những VĐV hàng đầu thế giới.
    TẤN PHÚC
    Hoa_Sim thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này