Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7371 người đang online, trong đó có 1023 thành viên. 11:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34734 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn//Giao-duc/Khoa-ho...c-dat-trung-tam-ve-tinh-vu-tru-tai-TPHCM.html

    NASA khảo sát việc đặt trung tâm vệ tinh vũ trụ tại TP.HCM
    TTO - NASA đang khảo sát khu vực Đông Nam Á để chọn địa điểm đặt trung tâm vệ tinh vũ trụ theo chương trình SERVIR (hệ thống giám sát và tích hợp hình ảnh khu vực) của NASA và Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID). Khu công nghệ cao TP.HCM, Việt Nam là một trong các lựa chọn của NASA.
    Đó là thông tin đã được ông Michael F.O’Brien, phó giám đốc phụ trách các quan hệ quốc tế và quan hệ liên tổ chức của Cơ quan Hàng không và vũ trụ quốc gia Hoa Kỳ (NASA), cho biết tại buổi làm việc với ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) chiều 6-12.
    Theo ông Michael, SERVIR đã có hai trung tâm vệ tinh vũ trụ đặt tại khu vực châu Mỹ Latin - Caribê và Kenya, hiện tại USAID đang lựa chọn địa điểm để triển khai trung tâm thứ ba tại khu vực Đông Nam Á.
    NASA đề nghị Việt Nam lưu ý đến các yêu cầu của USAID như sẵn sàng về hạ tầng kỹ thuật, nhân lực có khả năng lấy dữ liệu từ vệ tinh, phân tích và xử lý hình ảnh bởi sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia muốn được NASA chọn. Quyết định chính thức sẽ được NASA đưa ra trong một năm tới.
    TS Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm vệ tinh công nghệ quốc gia cho biết Việt Nam, sẽ thành lập hai trung tâm vệ tinh vũ trụ.
    Trung tâm ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội sẽ hợp tác với Nhật Bản để lắp ráp chế tạo vệ tinh nhỏ.
    Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ là trung tâm dữ liệu hình ảnh vệ tinh.
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vneconomy.vn/201112010338495...-quoc-nhin-tu-chuyen-dinh-cong.htm#divComment

    Kinh tế Trung Quốc nhìn từ chuyện đình công

    [​IMG] HỒNG NGỌC

    01/12/2011 15:46 (GMT+7)
    [​IMG] Nguyên nhân dẫn tới đình công thường là do công nhân bức xúc về điều kiện làm việc, tiền lương.
    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (2)

    Tuần trước, nhiều công nhân làm việc tại nhà máy Jingmo Electronics Corporation ở Thâm Quyến, chuyên sản xuất bàn phím máy tính cho Apple và IBM, đã đình công vì bất bình với giờ làm việc quá dài và điều kiện lao động yếu kém.

    Theo trang MicGadget, khoàng 1.000 công nhân đã tham dự cuộc đình công vì những đòi hỏi làm thêm giờ một cách bất hợp lý do giới quản lý nhà máy đưa ra. Theo đó, các công nhân tại đây buộc phải làm thêm giờ vào tất cả các tối trong ngày.

    Điều này đồng nghĩa với việc mỗi tháng công nhân phải làm thêm 120 giờ. Nhà máy không đồng ý để công nhân chỉ làm thêm vào ngày nghỉ cuối tuần, là thời gian họ phải trả lương gấp đôi cho một giờ làm việc theo đúng Luật Lao động Trung Quốc.

    Những công nhân tham gia cuộc đình công còn lên tiếng phê phán điều kiện làm việc tại nhà máy yếu kém, việc những người công nhân nhiều tuổi bị sa thải, không có các chế độ lương thưởng và thậm chí là liên tục bị giới quản lý mắng mỏ.

    Vụ đình công kéo dài trong suốt nhiều giờ, chặn cả lối đi vào nhà máy. Hàng trăm cảnh sát đã được huy động tới để giữ gìn trật tự. Vụ việc chỉ tạm thời được giải quyết, sau khi ban lãnh đạo nhà máy này hứa sẽ giảm thời gian làm thêm giờ.

    Đây là vụ đình công đầu tiên xảy ra tại Jingmo, nhà máy sản xuất bàn phím thuộc hãng công nghệ hàng đầu thế giới Jingyuan Computer Group đến từ Đài Loan. Đây cũng là nhà máy chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng OEM cho Apple, IBM…

    Câu chuyện đình công tại các doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc vốn dĩ không lạ. Năm ngoái, các nhà máy sản xuất linh kiện Honda ở Trung Quốc lao đao vì nạn đình công. Song theo tờ Le Monde, thì gần đây tần suất đình công có vẻ tăng lên.

    Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là việc nhiều nhà máy ở Trung Quốc bắt đầu thấm đòn ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế thế giới.

    Sa thải công nhân, áp dụng các quy định giờ làm việc khắt khe hơn hay di dời nhà máy đi chỗ khác là một trong những biện pháp mà nhiều nhà máy Trung Quốc đang áp dụng nhằm chống chọi lại khủng hoảng kinh tế, RFI dẫn bài viết trên Le Monde cho hay.

    Theo số liệu thống kê của HSBC, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 của Trung Quốc chỉ đạt 48 điểm cho thấy, số lượng đơn đặt hàng đã giảm tới mức thấp nhất gần ba năm nay. HSBC ghi nhận các hoạt động sản xuất đang có xu hướng co cụm lại.

    Tháng 11 có nhiều xáo động nhất. Một loạt vụ đình công xảy ra tại nhiều nhà máy từ các xí nghiệp gia công linh kiện máy tính cho Apple, IBM, đến các xí nghiệp đóng chai cho Pepsi, gia công giày New Balance, Nike và đồng hồ Citizen …

    Theo Le Monde, nguyên nhân khiến công nhân đình công là bị đe dọa sa thải, hay điều kiện giờ làm việc khắc nghiệt (từ 18 giờ đến nửa đêm), và do nhiều xí nghiệp di dời đến những vùng khác tại Trung Quốc, những nơi có giá nhân công rẻ hơn.

    Le Monde giải thích, đối với một số xí nghiệp, việc “di dời nội bộ” được xem như là một giải pháp thích hợp, nhằm chấm dứt những lo lắng của lớp người lao động di cư phải sống xa gia đình.

    Hơn nữa, do phải đối mặt với giá nhân công ngày càng cao, thì giải pháp này có thể giúp Trung Quốc né tránh được việc làm sẽ bị dịch chuyển sang Đông Nam Á và cho phép các tỉnh duyên hải nghĩ đến việc nâng cấp các dòng sản phẩm của mình.

    Tờ New York Times từng nhận định rằng, phong trào đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc buộc các công ty nước ngoài nhắm tới khai thác nguồn lao động giá rẻ ở Trung Quốc cảm thấy khó thu hút và giữ công nhân.

    Trước áp lực tăng lương lên các nhà sản xuất, cộng với việc đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất ở Trung Quốc và khiến các công ty tính tới việc chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác, nhằm giảm chi phí và giá thành.

    Tuy nhiên, theo bà Pietra Rivoli, giáo sư khoa kinh doanh quốc tế Đại học Georgetown, Mỹ, thì hệ quả từ việc gia tăng chi phí lao động ở các nhà máy Trung Quốc sẽ không giống nhau tùy theo mỗi góc ngành công nghiệp khác nhau.

    Các ngành giá trị gia tăng thấp như dệt may có thể phải chuyển tới vùng sâu xa của Trung Quốc hoặc nước khác, còn các ngành kỹ thuật như máy tính và điện thoại vẫn ở lại Trung Quốc nhờ thị trường nội địa rộng lớn và nước này có cơ sở hạ tầng tốt hơn.

    Giáo sư Mary Gallagher - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc của Đại học Michigan, Mỹ, cũng phần nào đồng ý như vậy. “Trung Quốc sẽ không đánh mất cơ sở sản xuất công nghiệp vì nước này có thị trường nội địa khổng lồ”, bà nói.

    Song, theo bà Mary, “họ sẽ chuyển sang các sản phẩm có giá trị cao hơn. Điều đó phù hợp với mong muốn của chính phủ nước này. Họ không muốn là công xưởng của thế giới mà muốn làm ra sản phẩm công nghệ cao”.

    Tuy nhiên, giải pháp di dời này không phải không gây lo âu cho người lao động. Ngay tại những nơi các xí nghiệp dời đến, người lao động ở đó tự hỏi liệu các xí nghiệp này sẽ tồn tại được bao lâu, trong khi vào lúc này đây, nhu cầu thế giới đang chựng lại.

    Trong bối cảnh như vậy, một số doanh nghiệp chấp nhận tăng lương để cầm chân công nhân. Về phần chính quyền, một số tỉnh thành công nghiệp như vùng Đông Quảng đã đề ra các chính sách giảm thuế doanh nghiệp với hy vọng giữ chân các nhà đầu tư.

    Chủ đề liên quan:

    Thảo luận (2 ý kiến)
    (Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
    • An Bình
      16:59 (GMT+7) - Thứ Năm, 1/12/2011
      Không phải công nhân thích đình công đâu. Cũng tại cuộc sống của họ quá khổ và điều kiện làm việc không ổn thôi. Vậy tăng trưởng kinh tế để đâu rồi mà lại không chia sẻ cho chính những người làm ra nó. Dấu hỏi tăng trưởng kinh tế của Trung quốc một lần nữa cần xem xét lại.
    • Hải Triều
      16:07 (GMT+7) - Thứ Năm, 1/12/2011
      Sau 30 năm phát triển ảo thì lạm phát đã đưa nền kinh tế Trung Quốc cũng trở lại với chính mình. Cuộc sống của công nhân Trung Quốc có lẽ vẫn khổ như 30 năm trước thôi.
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 4 thành viên: hoatimbanglang, gialong, khoihoanggia, ptkh


    Gửi:

    @Thai_Duong
    @TALATA
    @gialongVT
    @khoihoanggia
    @yht267
    @lvlinh
    @mautimhoasim24
    @SINH-TU
    @vtczone
    @daicanho
    @687968
    @namson67
    ......................


    Các bác dạo này bận quá ha?:-??
    Công to? Việc nhớn? Cuối năm à?:-??
    Biển Đông sao ít về thăm hả?:-??
    Chỉ còn mấy người Ta và Ta?:-??

    Chỉ còn mấy người Ta và Ta![-X
    Chuyên tâm, gắng sức để giữ nhà![-X
    Chọn việc trọng tâm mà post nhá![-X
    Ba chuyện linh tinh - vứt ra xa![-X

    Ba chuyện linh tinh - vứt ra xa.:)>-
    Nâng cao cảnh giác các bác à.:)>-
    Bao giờ nhà cửa đông đủ cả.:)>-
    Lúc đấy tha hồ Hát với Ca...:)>-



    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-​
  4. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    ặc,topic bị đẩy sang đây hả?
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thank bác, người luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.[r2)][r2)][r2)]
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng

    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi hải quân chuẩn bị sẵn sàng để có thể đối phó với xung đột, giữa lúc căng thẳng về hàng hải trong khu vực lên cao và việc Mỹ tích cực củng cố vị trí là một thế lực ở Thái Bình Dương.

    [​IMG]
    Tàu sân bay Shi Lang của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. Hải quân nên "củng cố quá trình chuyển hóa và hiện đại hóa một cách vững vàng và chuẩn bị sẵn sàng cho giao tranh nhằm đóng góp tốt hơn cho an ninh quốc gia", AFP dẫn lời ông Hồ cho biết hôm qua tại cuộc họp của Quân ủy Trung ương.
    Trang tin của hãng thông tấn Xinhua, Trung Quốc, cũng dịch lại bình luận của ông Hồ, nói rằng hải quân Trung Quốc "cần chuẩn bị cho chiến tranh".
    Bình luận của ông - được đăng trên trang web của chính phủ - đưa ra khi Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc tỏ ra quan ngại về sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc, đặc biệt ở Biển Đông. Một số quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, khu vực được cho là giàu dầu mỏ. Một phần ba các giao thương trên biển của thế giới đi qua tuyến đường này.
    Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tìm cách hạ nhiệt bài phát biểu của ông Hồ, cho rằng Bắc Kinh có quyền phát triển quân đội, và phải tiến hành một cách minh bạch. "Họ có quyền phát triển tiềm lực quân sự và lên kế hoạch, giống như chúng ta vậy", phát ngôn viên Lầu Năm Góc George Little cho hay. "Mỹ liên tục kêu gọi Trung Quốc minh bạch và đó là một phần trong mối quan hệ mà Mỹ tiếp tục xây dựng với quân đội Trung Quốc".
    Bình luận của ông Hồ đưa ra sau một loạt chuyến công du châu Á của các quan chức cấp cao Mỹ, bao gồm Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michelle Flournoy dự kiến gặp người đồng nhiệm Trung Quốc tại Bắc Kinh hôm nay để đàm phán về quân sự.
    Tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo "các lực lượng bên ngoài" không nên can thiệp vào tranh cãi trong khu vực, bao gồm vấn đề Biển Đông. Quan điểm này trái ngược với của một số bên liên quan, trong đó có Mỹ. Washington luôn khẳng định họ có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và tự do giao thương trên Biển Đông, và thực tế và vấn đề tranh chấp đã được đưa ra bàn bạc tại hội nghị ASEAN và các hội nghị liên quan tháng trước.
    Cũng trong tháng 11, Trung Quốc cho hay họ sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân ở Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Obama cho biết Mỹ sẽ triển khai 2.500 binh sĩ tới Australia.
    Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, lớn nhất thế giới, bao gồm chủ yếu là lục quân song hải quân của họ cũng đóng vai trò quan trọng. Hồi đầu năm, Lầu Năm Góc ra báo cáo cho hay Bắc Kinh ngày càng tập trung phát triển sức mạnh hải quân và đầu tư vào vũ khí công nghệ cao có thể vươn tới Thái Bình Dương và xa hơn thế.
    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc thử nghiệm lần thứ hai tuần trước. Hồi tháng 8, con tàu này được chạy thử lần đầu tiên, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Bắc Kinh mới chỉ khẳng định sự tồn tại của con tàu này hồi đầu năm và cho biết nó không đe dọa các nước láng giềng và sẽ được sử dụng cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu.
    Mai Trang
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam

    Tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300 với khả năng tiêu diệt đồng thời 12 mục tiêu ở cự ly hàng trăm km đã xuất hiện trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của lực lượng phòng không.
    > Quân đội Việt Nam diễn tập bắn tên lửa


    [​IMG]

    Cuộc diễn tập thực hành bắn đạn thật phòng không năm 2011 của Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức tại Trường bắn TB1 từ ngày 1 đến 5/12 đã thành công, hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật, kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không, có sự xuất hiện của tên lửa phòng không hiện đại nhất quân đội Việt Nam hiện nay, loại S-300.
    [​IMG]

    Loại tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay có khả năng tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu tối tân cũng như tên lửa đạn đạo bay cao 27 km, trong phạm vi tới 200 km.
    [​IMG]

    Trong đợt diễn tập này có nhiều loại tên lửa. Một loại tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng.
    [​IMG]

    Tích tắc đầu tiên tên lửa rời bệ phóng.
    [​IMG]

    Và phóng vút lên trời cao.
    [​IMG]

    Lao vun vút qua những ngọn đồi.
    [​IMG]

    Nhắm thẳng tới mục tiêu trên trời xanh.
    [​IMG]

    Bầu trời đêm rực sáng khi tên lửa khai hoả.
    [​IMG]

    Rađa hiện đại, con mắt thần của tên lửa.
    (Theo QĐND, VOV)​









    [​IMG]
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Biển Đông mồ chôn bọn xâm lược khựa.[r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  9. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Con gái Trưòng Sa - Hoàng sa nhà mình ngoan quá :-*
  10. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Thằng TQ nó làm gì nữa đi các bác

    Ồ ạt thu mua lá vải thiều

    Thứ Tư, ngày 07/12/2011, 08:56
    Lá vải thiều khô đang được thu mua ồ ạt, trong khi cây chuẩn bị ra hoa.

    Để xuất khẩu?
    Gần một tháng nay, nhà ông Nguyễn Đăng Đạo (thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) tấp nập người đến bán lá vải thiều khô. Ông Đạo cho biết: Đã cân và đóng bao được gần 100 tấn lá, chủ yếu là lá vải thiều khô. Giá mua vào là 1.000 đồng/kg nên khá nhiều người đến bán. Ngoài người trong xã, có cả người dân các xã lân cận, thậm chí ở huyện Lục Nam, đến bán. Nhiều người cho rằng, lá vải thiều khô chẳng có tác dụng, để lại chỉ làm hỏng vườn, chát đất, nên họ gom đem bán.
    Theo ông Đạo, đơn vị thu mua là một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội tên là Cty TNHH Lâm Sơn, do ông Sơn, trước đây làm việc tại Sở NN&PTNT Bắc Giang làm giám đốc; ông Sơn đang ở Hàn Quốc nên không liên lạc được. Yêu cầu thu gom là lá vải thiều khô, tương đối lành lặn, sạch sẽ (lẫn một chút lá nhãn khô cũng được). Đơn vị đã ứng trước cho ông 100 triệu đồng để thuê nhà kho và thu mua của người dân. Cty này cũng cung cấp cho ông bao bì và dây khâu để ông đóng gói. Theo ông, sau khi đóng bao tại nhà, lá khô được chuyển về một cơ sở tại Hà Nội để ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Cty đang lắp đặt dây chuyền nên chưa đưa lá vải thiều về Hà Nội được. “Sau khoảng nửa tháng nữa, dây chuyền hoàn thành thì chúng tôi sẽ thu mua nhiều hơn. Họ cũng khẳng định là số lượng thu mua không hạn chế, có bao nhiêu họ cũng mua hết. Nhưng tôi cũng băn khoăn không biết họ thu mua lá vải thiều khô để làm gì”, ông Đạo nói.
    Một điểm thu mua khác ở nhà ông Nguyễn Bá Duy (thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn) trưng biển thu mua lá vải thiều cách đây vài ngày. Giá thu mua là 800 - 1.000 đồng/kg, nhưng do mới triển khai nên ông chỉ thu mua được vài tạ. Ông Duy nói mình thu mua giúp bà Đỗ Thị Thuý (Lâm trường Lục Ngạn) và hưởng hoa hồng 20 đồng/kg. Ngoài cơ sở của ông, bà Thuý còn đặt điểm thu mua tại nhiều nơi như ở xã Phượng Sơn, Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Tuy nhiên, khi phóng viên xin số điện thoại của bà Thủy, ông cung cấp một số điện thoại không tồn tại.
    [​IMG]

    Kho của nhà ông Đạo đầy những bao tải lá vải thiều khô.
    Vải sẽ không ra hoa nếu…
    Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, cho biết: Hiện không phải là thời điểm tỉa cành, tạo tán chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây vải thiều; nếu tỉa cành để lấy lá với số lượng lớn thì sẽ làm cho cây chuyển sang ra lộc, thay vì ra hoa, ảnh hưởng lớn năng suất, sản lượng của cả vụ.
    Lục Ngạn là huyện có sản lượng vải thiều lớn nhất nước, đồng thời là địa phương chính cung cấp vải thiều tươi sang thị trường Trung Quốc. Vụ vải thiều năm 2011, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 69 nghìn tấn, bằng hơn 70% sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn. Năm 2011, có hơn 100 thương nhân Trung Quốc sang tận Lục Ngạn đặt điểm cân. Việc thu mua lá vải thiều diễn ra vào giai đoạn nhạy cảm (không phải là lúc thu hoạch quả xong) nên một số người lo ngại đây có thể là chiêu tương tự thu mua ốc bươu vàng, mèo, đỉa… thời gian qua.
    Mục đích mù mờ Theo ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, cách đây vài tháng có một doanh nghiệp gửi văn bản đến thông báo về việc thu mua lá vải thiều và đề nghị Hội thông báo cho các hội viên được biết. Thấy giá thu mua thấp nên Hội không triển khai. Sau đó, doanh nghiệp này tự tìm đến chi hội nông dân các xã để triển khai. Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quang nói rằng, cơ sở trên chỉ báo cáo bằng miệng với Hội và sau đó làm việc trực tiếp với chi hội trưởng các thôn; ông Nguyễn Đăng Đạo là Chi hội trưởng nông dân thôn Áp. Cty không nói mục đích thu mua lá vải thiều khô.
    Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng Lục Ngạn, nói: “Lá vải chỉ là sản phẩm phụ của cây, mùa này thì nhà nào chả phải quét dọn cho sạch. Việc thu mua lá vải thiều cũng không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chúng tôi chưa kiểm tra. Tôi thấy việc thu mua này là bình thường”.
    http://hcm.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/o-at-thu-mua-la-vai-thieu-c52a421562.html
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này