Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7543 người đang online, trong đó có 1048 thành viên. 11:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34734 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    ÂM MƯU GÌ CUA TQ NUA ĐÂY

    http://hcm.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/o-at-thu-mua-la-vai-thieu-c52a421562.html

    Ồ ạt thu mua lá vải thiều

    Thứ Tư, ngày 07/12/2011, 08:56
    Lá vải thiều khô đang được thu mua ồ ạt, trong khi cây chuẩn bị ra hoa.

    Để xuất khẩu?
    Gần một tháng nay, nhà ông Nguyễn Đăng Đạo (thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) tấp nập người đến bán lá vải thiều khô. Ông Đạo cho biết: Đã cân và đóng bao được gần 100 tấn lá, chủ yếu là lá vải thiều khô. Giá mua vào là 1.000 đồng/kg nên khá nhiều người đến bán. Ngoài người trong xã, có cả người dân các xã lân cận, thậm chí ở huyện Lục Nam, đến bán. Nhiều người cho rằng, lá vải thiều khô chẳng có tác dụng, để lại chỉ làm hỏng vườn, chát đất, nên họ gom đem bán.
    Theo ông Đạo, đơn vị thu mua là một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội tên là Cty TNHH Lâm Sơn, do ông Sơn, trước đây làm việc tại Sở NN&PTNT Bắc Giang làm giám đốc; ông Sơn đang ở Hàn Quốc nên không liên lạc được. Yêu cầu thu gom là lá vải thiều khô, tương đối lành lặn, sạch sẽ (lẫn một chút lá nhãn khô cũng được). Đơn vị đã ứng trước cho ông 100 triệu đồng để thuê nhà kho và thu mua của người dân. Cty này cũng cung cấp cho ông bao bì và dây khâu để ông đóng gói. Theo ông, sau khi đóng bao tại nhà, lá khô được chuyển về một cơ sở tại Hà Nội để ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Cty đang lắp đặt dây chuyền nên chưa đưa lá vải thiều về Hà Nội được. “Sau khoảng nửa tháng nữa, dây chuyền hoàn thành thì chúng tôi sẽ thu mua nhiều hơn. Họ cũng khẳng định là số lượng thu mua không hạn chế, có bao nhiêu họ cũng mua hết. Nhưng tôi cũng băn khoăn không biết họ thu mua lá vải thiều khô để làm gì”, ông Đạo nói.
    Một điểm thu mua khác ở nhà ông Nguyễn Bá Duy (thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn) trưng biển thu mua lá vải thiều cách đây vài ngày. Giá thu mua là 800 - 1.000 đồng/kg, nhưng do mới triển khai nên ông chỉ thu mua được vài tạ. Ông Duy nói mình thu mua giúp bà Đỗ Thị Thuý (Lâm trường Lục Ngạn) và hưởng hoa hồng 20 đồng/kg. Ngoài cơ sở của ông, bà Thuý còn đặt điểm thu mua tại nhiều nơi như ở xã Phượng Sơn, Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Tuy nhiên, khi phóng viên xin số điện thoại của bà Thủy, ông cung cấp một số điện thoại không tồn tại.
    [​IMG]

    Kho của nhà ông Đạo đầy những bao tải lá vải thiều khô.
    Vải sẽ không ra hoa nếu…
    Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, cho biết: Hiện không phải là thời điểm tỉa cành, tạo tán chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây vải thiều; nếu tỉa cành để lấy lá với số lượng lớn thì sẽ làm cho cây chuyển sang ra lộc, thay vì ra hoa, ảnh hưởng lớn năng suất, sản lượng của cả vụ.
    Lục Ngạn là huyện có sản lượng vải thiều lớn nhất nước, đồng thời là địa phương chính cung cấp vải thiều tươi sang thị trường Trung Quốc. Vụ vải thiều năm 2011, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 69 nghìn tấn, bằng hơn 70% sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn. Năm 2011, có hơn 100 thương nhân Trung Quốc sang tận Lục Ngạn đặt điểm cân. Việc thu mua lá vải thiều diễn ra vào giai đoạn nhạy cảm (không phải là lúc thu hoạch quả xong) nên một số người lo ngại đây có thể là chiêu tương tự thu mua ốc bươu vàng, mèo, đỉa… thời gian qua.
    Mục đích mù mờ Theo ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, cách đây vài tháng có một doanh nghiệp gửi văn bản đến thông báo về việc thu mua lá vải thiều và đề nghị Hội thông báo cho các hội viên được biết. Thấy giá thu mua thấp nên Hội không triển khai. Sau đó, doanh nghiệp này tự tìm đến chi hội nông dân các xã để triển khai. Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quang nói rằng, cơ sở trên chỉ báo cáo bằng miệng với Hội và sau đó làm việc trực tiếp với chi hội trưởng các thôn; ông Nguyễn Đăng Đạo là Chi hội trưởng nông dân thôn Áp. Cty không nói mục đích thu mua lá vải thiều khô.
    Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng Lục Ngạn, nói: “Lá vải chỉ là sản phẩm phụ của cây, mùa này thì nhà nào chả phải quét dọn cho sạch. Việc thu mua lá vải thiều cũng không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chúng tôi chưa kiểm tra. Tôi thấy việc thu mua này là bình thường”.
  2. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Tin này là tin quá tốt các bác ạ. Nếu tin này mà liên quan đến CK bảo đảm VNI tăng cả tuần. [r2)]
    Nhưng về thời gian có vẻ hơi lâu quá. Ngộ nhỡ trong 18 năm tới Tàu Khựa gây hấn. Mang J-20 của nó sang VN, thì mình hơi căng. Nhưng nếu mình có T-50 thì bớt đi một phần lớn nỗi lo lắng về vấn đề ăn miếng trả miếng. Nếu so sánh T-50 ăn đứt J-20 của Khựa.
    Tôi đã từng tham gia chống Tàu ở thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước. Các bác có nhớ đến trận đỉnh Lão Sơn ở Hà Giang không. Tôi không trực tiếp ở Lão Sơn nhưng ở áp sát khu vực đó. Thương lắm các bác ạ Bộ đội mình đánh trận tuyệt vời. Bị thương không hề kêu la. Nhưng cuối cùng vẫn phải chịu mất Lão Sơn, hy sinh tổn thất rất lớn. Gần 4000 chiến sỹ bỏ mình vì tổ quốc. Mối thù này mãi mãi không bao giờ quên của người VN mình. Tôi vẫn nhớ những ánh mắt buồn và pha chút lo lắng của đồng đội mình lúc đó.
    Có một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến mình thua trận, đó là vũ khí các bác ạ. Những ngày đầu tiên hai bên giằng co nhau. Nhưng càng về sau mình càng yếu thế dần. Vì Tàu Khựa triển khai một loạt hoả tiễn bắn lên núi, cường độ cao và dày. Liên tục ngày đêm, thương vong của bộ đội ta rất lớn vì hoả tiễn của Tàu. Thời điểm đó hoả tiễn đối với ta là món hàng quá sa xỉ. Ta chỉ có pháo binh chống lại hoả tiễn của Tàu. Thế ta yếu nên kết cục không hay đã sảy ra. Kết thúc trận đánh, những ánh mắt lo ngại về tương quan vũ khí hằn lên mắt từng chiến sỹ.
    Mong sao VN sớm có hàng khủng. Nhưng cái quan trọng nhất là VN mình xuất hiện nhân tài, sáng tạo ra được những thứ vũ khí mà bất cứ kẻ thù nào nhắc đến cũng phải kiêng dè. Mong lắm thay.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    :((:((:((:((:((Hồn thiêng sông núi...
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Đua với tàu thì tiềm lực thì ta không cho phép, nên chỉ đầu tư có trọng điểm thôi. Ví dụ thay vì đầu tư nhiều máy bay, tên lửa hành trình ta có S300, thay vì đầu tư tàu sân bay, tàu chiến ta có Bastion, Bramosh..., những vũ khí này đang là hiện đại nhất hiện nay, chỉ với một cơ số nhỏ thôi cũng đủ thay đổi cán cân lực lượng.
    Còn T 50 thì 20 năm nữa vẫn là mơ ước của các nước trên thế giới rồi.

    OK đi :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thôi BL đi ăn cơm. Bàn giao lại đầy đủ cho các bác nhé.[};-[};-[};-
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111206/my-boi-thu-xuat-khau-vu-khi.aspx

    Mỹ bội thu xuất khẩu vũ khí
    07/12/2011 1:01
    Quan ngại về an ninh quốc phòng đang dâng cao nên các tập đoàn Mỹ bớt lo chuyện hao hụt lợi nhuận do nước này cắt giảm ngân sách.
    Tổng doanh thu xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt 34,8 tỉ USD trong năm tài khóa 2011, vừa kết thúc hồi tháng 9, theo thông báo mới nhất từ Lầu Năm Góc. Reuters dẫn tuyên bố của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA), chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động buôn bán vũ khí cho nước ngoài của Mỹ, cho biết đây là năm thứ tư liên tiếp các nhà thầu vũ khí nước này bán được hơn 30 tỉ USD/năm. Đây là con số trong mơ của Nga, nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, khi Moscow chỉ đặt mục tiêu bán được ít nhất 9,5 tỉ USD vũ khí trong năm nay.
    [​IMG]
    Mỹ muốn bán F-35 cho các đồng minh châu Á - Ảnh: Patricksaviation.com
    Sau một thập niên tận hưởng lợi nhuận tăng gấp 4 lần nhờ ngân sách quốc phòng Mỹ tăng vọt, những nhà sản xuất vũ khí như Lockheed Martin, Boeing và Raytheon lại đang lo lắng trước thông tin ngân sách quốc phòng của nước này lẫn thị trường truyền thống là EU bị cắt giảm mạnh vì khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, nhu cầu tại các thị trường tiềm năng như châu Á và vùng Vịnh lại tăng mạnh sau nhiều diễn biến căng thẳng về an ninh vừa qua. Bản thân Lầu Năm Góc cũng rất hăng hái trong vai trò trung gian của những thương vụ nhằm phục vụ chính sách phòng thủ và ngoại giao theo hướng “hỗ trợ đồng minh có được vũ khí, dịch vụ và huấn luyện quốc phòng”. Do đó, Reuters dẫn lời giới chức DSCA dự đoán doanh thu bán vũ khí trong năm 2012 của Mỹ cũng sẽ vượt mức 30 tỉ USD.
    Thị trường và mặt hàng tiềm năng

    10 khách hàng lớn nhất
    1. Afghanistan: 5,4 tỉ USD
    2. Đài Loan: 4,9 tỉ USD
    3. Ấn Độ: 4,5 tỉ USD
    4. Úc: 3,9 tỉ USD
    5. Ả Rập Xê Út: 3,5 tỉ USD
    6. Iraq: 2 tỉ USD
    7. UAE: 1,5 tỉ USD
    8. Israel: 1,4 tỉ USD
    9. Nhật Bản: 500 triệu USD
    10. Thụy Điển: 500 triệu USD
    Do lo ngại ngày càng tăng cao về Trung Quốc, Iran và Syria, nhiều nước lên kế hoạch mua vũ khí từ các nhà thầu Mỹ để “phòng thân”. Áp lực từ Iran khiến các đơn đặt hàng vũ khí từ vùng Vịnh bay tới tấp đến Mỹ. Các khách hàng tiềm năng trong những năm tới bao gồm Ả Rập Xê Út và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) như UAE, Kuwait, Oman, Qatar và Bahrain.
    Ngày 6.12, chính quyền của Tổng thống Barack Obama thông báo trước quốc hội về hợp đồng bán 4.900 bom hành trình cho UAE. Bloomberg đưa tin giá trị thỏa thuận này vào khoảng 304 triệu USD và bên bán là Boeing và Nhà máy McAlester. Thỏa thuận trên bao gồm 600 bom BLU-109 phá boong-ke, 600 bom tấn công trực tiếp được trang bị hệ thống dẫn đường và 304 bom có thể định vị mục tiêu di động. Ngoài ra, UAE còn bỏ hơn 2 tỉ USD mua tổ hợp phòng thủ tầm cao di động THAAD của Lockheed Martin có khả năng bắn hạ nhiều loại tên lửa. Sắp tới, Mỹ dự kiến sẽ cung cấp các hệ thống cảnh báo sớm và bộ phận đánh chặn tên lửa cho các tàu chiến của Bahrain tại vùng Vịnh, biển Ả Rập và biển Đỏ. Cùng lúc, có tin Kuwait đang đẩy mạnh kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ vòng ngoài trên biển và trang bị thêm các hệ thống đánh chặn trên đất liền như THAAD, đồng thời nâng cấp 40 đơn vị tên lửa phòng không Patriot MIM-104 PAC-2 của hãng Raytheon.
    Còn tại châu Á, nhiều nước cảm thấy lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và nhắm đến các hệ thống vũ khí thế hệ thứ 5 của Mỹ. Lầu Năm Góc đang nỗ lực cung cấp chiến đấu cơ đa nhiệm F-35 cho các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây nhất là Ấn Độ. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot cho các đơn vị mặt đất. Tokyo hiện còn hợp tác với Washington trong dự án phát triển phiên bản mới của tên lửa SM-3. Gần đây nhất, New Delhi đang trở thành khách hàng chủ chốt tại Nam Á của Washington nhờ các đơn hàng mua máy bay vận chuyển C-17, C-130J, máy bay tuần tiễu P-8 và dòng trực thăng chiến đấu Apache AH-64D. Chưa hết, Ấn Độ vẫn đang cân nhắc mua thêm nhiều vũ khí trong thời gian tới trong kế hoạch nâng cấp khả năng quốc phòng.
    Thụy Miên
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/12/cong-uoc-lhq-ve-luat-bien-la-nen-tang-hanh-dong/

    'Công ước LHQ về Luật Biển là nền tảng hành động'

    Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) dù chưa thỏa mãn được lợi ích và mục tiêu của mọi quốc gia, nhưng vẫn là nền tảng cho hành động và hợp tác trong lĩnh vực biển.

    [​IMG]Ảnh minh họa: TTXVN
    Quan điểm này được Đại sứ Bùi Thế Giang, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể của Đại hội đồng Liên hợp quốc về "Đại dương và Luật biển" hôm qua.
    Theo Đại sứ Bùi Thế Giang, UNCLOS đã có những đóng góp vô cùng tích cực và to lớn trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế. UNCLOS đã cung cấp khung pháp lý được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu để các quốc gia ven biển thiết lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ về biển. UNCLOS giúp thúc đẩy nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, đưa ra một cơ chế bắt buộc để giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia thành viên.

    Các quy định của UNCLOS có quan hệ chặt chẽ và tạo thành một hệ thống quy định hoàn chỉnh, không cho phép một quốc gia thành viên lựa chọn những gì mình thích và bỏ qua những gì mình không thích. Khi thực hiện các quyền theo Công ước, các quốc gia thành viên phải sẵn sàng gánh vác những nghĩa vụ tương ứng.

    Đại sứ Bùi Thế Giang nhấn mạnh Việt Nam nhất trí với quan điểm chung về tầm quan trọng của việc sử dụng và phát triển bền vững các đại dương và biển, trong đó duy trì hòa bình, ổn định và trật tự trên biển là một phần không thể tách rời.

    Là một quốc gia ven biển, có bờ biển tiếp giáp với Biển Đông dài, Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề hợp tác khu vực và quốc tế, trong đó có vấn đề sử dụng và quản lý Biển Đông. Về vấn đề này, yếu tố quan trọng chính là sự tôn trọng trật tự luật pháp đã được thiết lập bởi UNCLOS, công ước đã được hầu hết các nước xung quanh Biển Đông tham gia.

    Theo Đại sứ Bùi Thế Giang, hiện tồn tại những tranh chấp phức tạp về chủ quyền ở Biển Đông. Những tranh chấp này nếu không được xử lý và giải quyết một cách thỏa đáng sẽ tác động đến hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực, cản trở việc sử dụng hợp pháp vùng biển này cũng như các tài nguyên của nó cho nhu cầu phát triển của quốc gia ven biển cũng như những nỗ lực hợp tác vì sự phát triển bền vững khác.

    Nhận thức rõ thực tế này, Việt Nam đang tích cực làm việc để tìm ra giải pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, và được tất cả các bên liên quan chấp nhận. Thông qua đàm phán hòa bình, Việt Nam đã hoàn tất các thỏa thuận phân định biên giới trên biển ở Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, thềm lục địa chồng lấn với Indonesia, cùng phát triển tại các thềm lục địa chồng lấn với Philippines.

    Việt Nam hoan nghênh việc thông qua Hướng dẫn thực hiện Tuyên bố năm 2002 về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và cam kết cùng nhau làm việc để sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các bên có liên quan, đặc biệt là các nước trong khu vực, cố gắng tạo ra một môi trường thuận lợi cho hòa bình, phát triển, hợp tác và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các quốc gia ở Biển Đông.
    (TTXVN
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/12/tau-chien-nga-keo-xuong-dia-trung-hai/

    Tàu chiến Nga kéo xuống Địa Trung Hải

    Một lực lượng đặc nhiệm hải quân Nga thuộc hạm đội Phương Bắc đang trên đường tới Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trong một nhiệm vụ huấn luyện.
    > Tàu Nga chuẩn bị cho chuyến thăm Syria


    [​IMG]Tàu sân bay Kuznetsov của Nga. Ảnh: RIA Novosti
    Dẫn đầu nhóm chiến hạm này là hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga hiện nay, tàu sân bay Kuznetsov. Ngoài ra, lực lượng này còn có khu trục hạm lớp Udaloy II Đô đốc Chabanenko, tàu kéo cứu hộ Nikolai Chiker và 3 tàu chở nhiên liệu.
    Lực lượng này đi xuống phương nam từ căn cứ tại thị trấn biển Severomorsk, thuộc tỉnh miền tây bắc Murmansk Oblast của Nga, RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn Hạm đội Phương Bắc Vadim Serga cho hay.
    "Mục đích của nhiệm vụ mà các tàu chiến Nga thực thi là nhằm duy trì sự hiện diện của hải quân Nga tại những vùng biển quan trọng trên thế giới", ông Serga khẳng định.
    Hoạt động này là một phần trong kế hoạch huấn luyện thường niên của hải quân Nga, và nhiều khả năng sẽ bao gồm cả một chương trình đào tạo toàn diện cho phi công hải quân, để phát triển hơn nữa các kỹ năng cho các phi công tại Trung tâm Huấn luyện Phi công Hải quân Nitka ở Ukraina.
    [​IMG]Bản đồ cho thấy Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) và Địa Trung Hải (Mediterranean Sea), nơi các tàu chiến của Nga sẽ thực thi nhiệm vụ huấn luyện theo kế hoạch. Đồ họa: Graphic Maps
    Tại Đại Tây Dương, tàu khu trục Yaroslav Mudry thuộc lớp Neustrashimy và một tàu tiếp nhiên liệu sẽ cùng rời Hạm đội Baltic (Nga) để gia nhập cùng nhóm tàu nói trên trong phần còn lại của nhiệm vụ.
    Tổng Tham mưu trưởng quân đội Liên bang Nga Nikolai Makarov tháng trước khẳng định nhiệm vụ nói trên đã được lên kế hoạch từ lâu và không có liên quan gì tới khủng hoảng chính trị tại Syria.
    Tháng trước, có tin cho rằng Mỹ đã điều tàu sân bay hiện đại nhất của nước này là USS George H Bush tới vùng biển gần Syria, vài ngày sau khi con tàu này cùng một tàu nữa là USS John Stennis sóng đôi qua eo biển Hormuz và neo đậu ngoài khơi Iran. Động thái này làm dấy lên những dự đoán về khả năng NATO có thể tiến hành biện pháp nào đó đối với Syria, trong lúc sức ép từ cả từ bên trong lẫn bên ngoài đối với Tổng thống Bashar al-Assad ngày càng lớn.
    Hà Giang
  9. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Nhà này lúc nào cũng vui vẻ thía.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Thực lực Hải quân Trung Quốc qua những con số
    (Dân trí) - “Trung Quốc chỉ có một hàng không mẫu hạm, nhưng có lực lượng tàu chiến nổi quy mô lớn nhất châu Á, bao gồm 75 chiến hạm chủ lực, 55 tàu lưỡng cư loại lớn và vừa, khoảng 85 tàu tuần tra trang bị tên lửa…”.
    >> Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng cho xung đột vũ trang

    [​IMG]
    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

    Đó là những con số được báo chí Hồng Kông đưa ra hồi tháng 8.
    Còn sau khi ************* kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hối thúc hải quân nước này “sẵn sàng cho xung đột vũ trang và đẩy mạnh hiện đại hóa hải quân như một phần trong nỗ lực bảo về nền hòa bình thế giới”, ngày 6/12, hãng tin AFP đã cho đăng những con số “chính” để minh họa thực lực của Hải quân Trung Quốc.
    Theo AFP, khi 2/3 thế giới là đại dương, hải quân trở thành sức mạnh thực sự của một nước. Lực lượng Hải quân - đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu của Trung Quốc trở thành một cường quốc quân sự trên thế giới, gồm có:
    - 300.000 lính trong tổng số 2,3 triệu binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), trong đó bộ binh là 1,7 triệu.
    - Ba hạm đội: Bắc Hải (đóng ở Thanh Đảo), Đông Hải (ở Ninh Ba) và Nam Hải (ở Trạm Giang).
    - Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được đặt tên là Shi Lang, mới được thử chạy thử trên biển lần đầu tiên vào ngày 10/8.
    - Khoảng 30 tàu nổi cỡ lớn (gồm cả các tàu khu trục trang bị tên lửa).
    - Khoảng 50 tàu chiến hiện đại.
    - Khoảng 60 tàu ngầm thông thường và 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân.
    - Một số ít tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo.
    “Điểm nhấn” của Hải quân Trung Quốc…

    Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như chiến lược hải quân, thực lực kinh tế và trình độ kỹ thuật, binh chủng Hải quân Trung Quốc thời kỳ đầu lấy việc phát triển tàu ngầm, không quân-hải quân và tàu cao tốc làm chủ đạo.
    Nhưng sau đó, việc Trung Quốc - trước là úp mở, sau đó công khai tàu sân bay đầu tiên - cho thấy những thay đổi trong chiến lược hải dương của nước này.
    Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc (mua lại của Ukraine và được nâng cấp lại) là một trong ba hệ thống vũ trang có thể xem như tiêu biểu cho việc mở rộng tầm chiến lược của Trung Quốc, ngoài loại máy bay tàng hình đầu tiên mà Trung Quốc đang chế tạo và một loại tên lửa tầm xa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển mà Trung Quốc mà giới phân tích gần đây nhiều lần nhắc đến.
    Tàu sân bay có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Hải quân Trung Quốc: có thể tổng hợp lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc và có thể cung cấp năng lực phòng không tầm xa cho Hải quân.

    Tàu sân bay cũng có thể giúp hải quân nước này nâng cao trình độ thông tin hóa cũng như có thể nâng cao năng lực tấn công tầm xa trên biển.
    … những điểm “bổ sung”
    Chỉ trong vòng 2 thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã kiến tạo được một lực lượng tàu ngầm và tàu đổ bộ lớn nhất châu Á.
    Theo một bản báo cáo mới ra tháng này của ông Dean Cheng, một chuyên gia về quân sự Trung Quốc tại tổ chức có tên Heritage Foundation, trong vòng mấy mươi năm trở lại đây, Trung Quốc tập trung phát triển không quân và hải quân thay vì chỉ tập trung vào bộ binh như trước đó.
    Năm 2010, Trong Quốc trở thành nước đóng tàu lớn nhất thế giới với hai công ty đóng tàu nhà nước CSSC và CSIC với tổng số hơn 200.000 công nhân sản xuất ra các tàu dân dụng và quân đội.
    Theo website của CSSC, về mặt cấu trúc, đây là xương sườn hỗ trợ cho hải quân Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng không ngừng tăng cường các lực lượng quân sự nhằm đảo bảo lợi ích trên biển của nước này và mỗi lực lượng được trang bị hàng chục tàu nặng từ 1-5.000 tấn, thậm chí có tàu nặng từ 130-1.500 tấn, với nhiều chiếc có trang bị vũ khí.
    Đứng thứ nhất trên thế giới về số quân thường trực, đứng thứ 2 về kinh tế, thứ 3 về sức mạnh quân sự và đang không ngừng gia tăng sức mạnh này trong 2 thập niên trở lại đây.
    Theo giáo sư tiến sĩ Marvin C. Ott, thuộc đại học John Hopkins, bắt đầu từ 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã gia tăng quân sự từ 13-15% mỗi năm.
    “Trung Quốc từ lâu đã đầu tư, phát triển khả năng quân sự cũng như tăng cường chi tiêu quốc phòng 30 năm nay, đặc biệt là 20 năm trở lại đây. Cách mà Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự cũng rất cao và đáng chú ý”, tiến sĩ Marvin C. Ott nói với hãng tin AP hồi tháng 8.
    Còn theo báo cáo hàng năm vào năm 2010 của Bộ Quốc phòng Mỹ, từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng gần 13%/năm.
    Tháng 3 năm nay, phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc Lý Triệu Tinh cho biết, ngân sách quốc phòng năm nay của nước này là 91,5 tỷ đôla. Tuy nhiên, tờ USA Today số ra ngày 28/7 trích nguồn viện nghiên cứu American Enterprise cho biết con số thực sự có thể là 300 tỷ USD.
    “Với số tiền ấy và với lượng nhân công rẻ trong nước, Trung Quốc có thể làm được một khối lượng vũ khí khổng lồ”, USA Today bình luận.
    Với việc du nhập, nâng cấp và sản xuất nhiều vũ khí, những năm gần đây, sức mạnh quân sự Bắc Kinh đã vươn lên những vị trí cao trên thế giới. Theo Global Fire Power, Trung Quốc đang đứng thứ 3 sau Mỹ và Nga so về sức mạnh quân sự. Năm 2010, vị trí này của Trung Quốc là thứ nhì.
    … và thực hư
    Tuy nhiên, giới phân tích quân sự phương Tây cho rằng song song với những điểm mạnh, quân sự Trung Quốc cũng có những giới hạn.
    Mặt khác, theo ông Nathan Hughes, Giám đốc phân tích quân sự tổ chức STRATFOR, mặc dù có số quân chính thức đông đảo, nhưng quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ kỹ thuật khá thấp, đặt ra dấu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị.
    Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng rất nhiều vũ khí chế tạo tại Trung Quốc lấy từ phiên bản của Nga mà Trung Quốc mua từ những năm 1980 nên mắc những lỗi lạc hậu hoặc dễ dàng bị vũ khí “đàn anh” khống chế.
    Giới phân tích nhận định tổng số tàu chiến trên thế giới sẽ giảm trong những năm tới vì kỹ thuật phức tạp và liên tục thay đổi khiến giá thành tàu chiến trở nên đắt đỏ hơn, buộc các nước phải sử dụng ít tàu chiến nhưng có tính năng đa dụng hơn.
    Ví như về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, hãng tin Reuters ngày 14/7 từng dẫn lời các nhà phân tích khẳng định hải quân Trung Quốc còn phải mất nhiều năm mới có thể có sự hiện diện đáng kể về hàng không mẫu hạm tại các vùng biển ở châu Á, vốn là vùng hoạt động của hải quân Mỹ kể từ Chiến tranh Thế giới thứ II.
    Sang thế kỷ mới, tấn công trên biển trở thành một trong những mô hình quan trọng của tác chiến hải quân hiện đại. Tàu sân bay có khả năng khống chế trên biển cực lớn, hỏa lực mạnh, là vũ khí lý tưởng để đối phó với hải tặc và thế lực khủng bố trên biển.
    Thế nhưng, giới chuyên gia nói rằng hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chủ yếu được sử dụng trong huấn luyện mà thôi vì việc điều hành hàng không mẫu hạm đòi hỏi kinh nghiệm mà phải cần thời gian mới có thể tích lũy được.
    Hải quân Mỹ cho đến nay vẫn được coi là lực lượng chủ đạo nhất trên thế giới, đối mặt với một loạt yêu cầu như cuộc khủng hoảng ở Libya, nạn hải tặc cũng như đòi hỏi sự hiện diện của lực lượng này ở trên biển để đáp ứng nhu cầu triển khai nhanh lực lượng trên bộ.
    Nguyễn Viết
    Tổng hợp
    http://dantri.com.vn/c36/s36-545235/thuc-luc-hai-quan-trung-quoc-qua-nhung-con-so.htm
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này