1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4660 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 22:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35035 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://dantri.com.vn/c36/s36-545129/my-khai-truong-dai-su-quan-iran-ao.htm

    Mỹ khai trương đại sứ quán Iran “ảo”
    (Dân trí) - 30 năm sau khi đại sứ quán Mỹ tại Tehran bị đóng cửa và quan hệ ngoại giao với Iran bị cắt đứt, Washington đã mở một sứ quán ảo nhằm khuyến khích đối thoại với người dân Iran và cung cấp thông tin từ khắp nơi trên thế giới.
    >> Mỹ chuẩn bị mở “đại sứ quán ảo” tại Iran

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.

    “Đại sứ quán” trên mạng có 2 phiên bản bằng tiếng Anh và tiếng Farsi (ngôn ngữ chính tại Iran) lý giải tại sao chính quyền Mỹ chọn một sứ mệnh ngoại giao ảo để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực nhằm tiếp cận người Iran.
    Trong một thông điệp trên video, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói trang web là một nỗ lực nhằm khôi phục đối thoại giữa người Mỹ và người Iran kể từ vụ đóng cửa đại sứ quán ở Tehran sau cuộc khủng hoảng con tin năm 1979.
    “Vì Mỹ và Iran không quan hệ ngoại giao nên chúng tôi đã lỡ những các cơ hội quan trọng nhằm đối thoại với bạn, người dân Iran. Đây là một diễn đàn để chúng ta liên lạc với nhau, cởi mở và không e ngại”, Ngoại trưởng Mỹ nói.
    Hồi đầu năm ngay, Bộ ngoại giao Mỹ đã mở một tài khoản trên các mạng xã hội Twitter và Facebook bằng tiếng Farsi nhằm cung cấp tin tức cho người Iran về các chính sách của chính phủ Mỹ và khuyến khích thông tin phản hồi.
    “Trang web này không phải là một sứ mệnh ngoại giao chính thức, và cũng không đại diện hay mô tả một sứ quán Mỹ thật. Nhưng do thiếu liên lạc trực tiếp, trang web sẽ là cầu nối giữ người Iran và người Mỹ”, Bộ ngoại giao Mỹ viết trong đoạn giới thiệu về đại sứ quán ảo.
    Ngoài đoạn giới thiệu và thông điệp của bà Clinton, trang web còn cung cấp liên kết với các cuộc phỏng vấn mà bà Clinton từng tham gia với các đài phát thanh tiếng Farsi, bài phát biểu nhập dịp năm mới của người Ba Tư của ông Obama gửi tới người Iran, các thông tin về xin thị thực Mỹ và du học.
    Trước đây, Bộ ngoại giao Mỹ đã mở các lãnh sứ quán ảo tại thành phố bùng nổ về công nghệ cao Bangalore (Ấn Độ) và một bưu điện ảo ở Somalia.
    An Bình
    Theo Telegraph
  2. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Góp 1 bài để các bác hiểu thêm TQ


    Người đi đường thờ ơ nhìn một phụ nữ bị kẻ lạ đâm

    Một thanh niên Trung Quốc đâm chết một phụ nữ không quen biết bằng 28 nhát dao giữa đường mà không người nào cạnh đó can ngăn hoặc gọi cảnh sát.

    Theo Sina, ngày 30/11, trên đường phố ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, một nam thanh niên kéo một phụ nữ qua đường rồi lấy dao đâm liên tiếp. Cư dân mạng cho rằng người phụ nữ bị đâm là vợ của thanh niên đã bỏ nhà đi bốn ngày, có người nói rất có thể đây là một vụ cướp.


    Diễn biến vụ án được quay từ camera trên đường ghi lại. Ảnh: news.sina.com.cn
    Theo đoạn clip do camera giao thông ghi lại, lúc 9h sáng 30/11, khi đang đi trên đường, một nam thanh niên ra hiệu cho một phụ nữ gần anh ta dừng lại. Sau đó, anh ta giật túi từ tay cô gái song cô không chịu buông tay. Hai người giằng co khoảng 10 phút thì tên này đột nhiên rút dao từ trong túi đâm tới tấp vào vùng bụng người phụ nữ, túi xách rơi và người phụ nữ ngã vật xuống đường.

    Trong lúc xảy vụ án, có hai người đứng nhìn nam thanh niên trên đâm người phụ nữ. Tên này tiếp tục đâm liên tiếp lên cơ thể nạn nhân, sau hơn chục nhát đâm người phụ nữ liền ngồi bật dậy. Lúc đó, một trong hai người chứng kiến lặng lẽ bỏ đi, người còn lại tiến lại gần vừa đi vừa quay đầu lại theo dõi. Trong khi đó nghi phạm vẫn không ngừng đâm lên lưng và đầu người phụ nữ, sau hơn chục nhát đâm, cơ thể người phụ nữ trong tư thế ngồi đau đớn đã ngã vật ra bất động.

    Nghi phạm đứng bên xác người phụ nữ, tay chân lóng ngóng và vứt con dao lại hiện trường. Sau một lúc, hắn lại cầm dao đâm liên tiếp vào đầu người phụ nữ đang nằm bất động. Sau đó hắn gọi điện thoại cho ai đó rồi đi đi lại lại quanh đó khoảng ba phút. Người qua đường đã bắt đầu xúm lại quan sát nhưng không có ai tiến đến ngăn chặn sự việc này. 

    ******* tỉnh Sơn Tây hôm 5/12 cho hay thanh niên này với người phụ nữ bị sát hại không hề có quan hệ gì. Nghi phạm đã bị bắt và đang chờ xét xử. ******* cũng cho biết người phụ nữ này đã tử vong trong bệnh viện do vết thương quá sâu.

    Đoạn video ghi lại cảnh đâm người nhanh chóng lan truyền trên mạng. Cư dân mạng tức tối vì nhân chứng vô tâm. Nhiều người thì đặt câu hỏi họ sẽ làm gì trong tình huống đó, liệu họ sẽ kêu cứu hay gọi cảnh sát bắt nghi phạm.

    Vụ án cách đồn ******* không bao xa nhưng khi vụ án kết thúc hơn chục phút sau mà không hề thấy có bóng dáng của cảnh sát. Hiện vẫn chưa có thông tin gì thêm về danh tính, lý giải về hành vi của hung thủ cũng như thông tin về người phụ nữ xấu số trên
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://dantri.com.vn/c728/s728-545275/cuoc-tan-cong-tran-chau-cang-70-nam-nhin-lai.htm

    Cuộc tấn công Trân Châu Cảng 70 năm nhìn lại
    (Dân trí) - Ngày 7/12/2011 đánh dấu tròn 70 năm vụ tấn công nhằm vào Trân Châu Cảng do quân Nhật tiến hành. Vụ tấn công đã khiến 2.390 lính Mỹ thiệt mạng và khiến Mỹ quyết định tham gia Chiến tranh Thế giới II.
    [​IMG]


    Ảnh chụp từ trên một máy bay của Nhật về “Hàng tàu chiến” tại Trân Châu Cảng, dọc Đảo Ford, khi cuộc tấn công vừa được “khai màn” vào sáng chủ nhật ngày 7/12/1941.

    [​IMG]
    Trận đánh này được dự trù sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á, chống lại Anh Quốc, Hà Lan và Mỹ. Ảnh Tàu USS West Virginia bốc cháy và bị chìm sau vụ tấn công.

    [​IMG]
    Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Ảnh binh sỹ Mỹ khẩn trương dập lửa cho tàu USS West Virginia.

    [​IMG]
    Tàu USS Shaw phát nổ trong cuộc tấn công.


    [​IMG]

    Lính Mỹ đứng gần xác chiếc máy bay trong cuộc tấn công bất ngờ của Hải quân Nhật nhằm vào Căn cứ Không quân của Hải quân Mỹ trên Trân Châu Cảng.

    [​IMG]

    Trận tấn công bất ngờ của Nhật đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm của Mỹ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Trong ảnh là chiếc USS Arizona bị bốc cháy ngay sau khi kho đạn phía trước của nó phát nổ.

    [​IMG]

    Bức ảnh do quân Nhật chụp cho thấy vụ tấn công vào Trân Châu Cảng. Xa xa là khói bốc lên từ Hickam Field.
    [​IMG]
    Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay. Ảnh tàu USS Arizona đang bốc cháy.

    [​IMG]

    Chiến hạm USS Arizona bốc cháy sau khi kho đạn phía trước của tàu bốc cháy cùng với các tàu khác tại Trân Châu Cảng. Bên phải, bị phủ trong khói lửa, là cột buồm chính và cột buồm mũi của chiến hạm USS West Virginia, đang bị nghiêng mạnh về phía cảng sau khi bị trúng ngư lôi. Xa hơn về phía phải là cột buồm chính của chiến hạm USS Tennessee đè lên West Virginia. Cột buồm của chiến hạm USS Vestal nghiêng về phía Arizona.

    [​IMG]

    Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm “bỏ túi”, với 65 người thương vong. Ảnh chiến hạm USS Nevada bốc cháy ngoài Căn cứ thủy phi cơ Đảo Ford. Đằng sau, bên trái là chiến hạm Shaw đang bốc cháy.

    [​IMG]
    Cuộc tấn công và đặc biệt là bản chất bất ngờ của nó đã khiến Mỹ thay đổi quan điểm "trung lập", tham gia vào Chiến tranh Thế giới II. Ảnh chiến hạm Nevada bị mắc cạn và đang bốc cháy sau cuộc không kích của quân Nhật.

    [​IMG]
    Ảnh USS California bốc cháy trong vụ tấn công của Nhật.

    [​IMG]

    Tiếp sau Mỹ là Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt các nước châu Mỹ La tinh tuyên chiến với Nhật. Một chiếc máy bay B-17C bị cháy ở Nhà chứa máy bay số 5, Hickam Field, sau vụ tấn công của máy bay Nhật.

    Phan Anh
    Theo Reuters, Wikipedia
  4. 687968

    687968 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/12/2009
    Đã được thích:
    1
    Có 5 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: 687968, ptkh, daicanho



    Ohh! Xin chào tổ tam tam[r2)][r2)][r2)]
  5. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3


    Nhìn Avatar của bác này dễ thương quá, cứ muốn ngắm mãi thôi BangLang ạ! [};-[};-[};-

    [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-​
  6. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Mỹ hiện diện ở Thái Bình Dương hơi sớm?

    Cập nhật lúc :11:24 AM, 01/12/2011
    Bất chấp ngân sách quốc phòng bị cắt giảm mạnh, Mỹ vẫn chủ trương hiện diện mạnh mẽ ở châu Á-Thái Bình Dương cả về kinh tế lẫn quốc phòng.
    (ĐVO) Hai tháng qua châu Á - Thái Bình Dương trở thành tâm điểm của chính trị Mỹ với các chuyến thăm ngoại giao con thoi của Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton.

    Tổng thống Obama đã hùng hồn tuyên bố, dù phải cắt giảm ngân sách quốc phòng trong những năm tới nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến cam kết của Mỹ với khu vực.

    Cần lưu ý, Mỹ đang xây dựng một Bộ Quốc phòng minh bạch hơn trong thời kỳ Hậu Iraq và Hậu Afghanistan để chấp nhận mức cắt giảm ngân sách lên đến 460 tỷ USD trong 10 năm tới.

    Trong tháng 10/2011, khi “siêu ủy ban” Quốc hội về cắt giảm thâm hụt ngân sách vẫn còn phải làm việc thì Bộ Trưởng Quốc phòng Panetta tuyên bố ở Nhật Bản: “Chúng tôi sẽ không chỉ duy trì mà còn tăng cường sự hiện diện của mình ở khu vực này của thế giới”.

    Ngày 22/11, Ben Rhodes, Phó cố vấn an ninh quốc gia tại Nhà Trắng về chiến lược truyền thông đã phát biểu tại một cuộc họp báo: “Khi chúng tôi xem xét cắt giảm, chúng tôi sẽ phải chắc chắn đảm bảo được khả năng duy trì sự hiện diện ở châu Á - Thái Bình Dương.”

    Trước đó, thông báo ngày 16/11 về việc luân chuyển quân với 250 lính thủy đánh bộ Mỹ đến các căn cứ quân sự của Australia trong các đợt tập trận chung trong năm 2012 (nâng tổng số lính thủy đánh bộ lên 2.500 quân) đã nhấn mạnh sự khởi đầu của cái gọi là "trục ở khu vực".

    Thiếu tướng Không quân Michael Keltz, Giám đốc phụ trách về kế hoạch chiến lược và chính sách ở khu vực đã nhận xét: “Sự hiện diện của chúng tôi ở Thái Bình Dương là tiếp tục tăng cường mối quan hệ với các đồng minh…Chúng tôi đã giảm một ít về số lượng, nhưng chúng tôi đã lặng lẽ và tăng cường các khả năng của mình một cách rất hiệu quả ở Thái Bình Dương”.

    Quân đội Mỹ ở khắp Thái Bình Dương

    Tướng Keltz cho biết, 3 trong số 6 phi đội tiêm kích F-22 đồn trú bên ngoài nước Mỹ đóng tại Thái Bình Dương. Trong đó, 1 phi đội Phòng vệ quốc gia đóng ở Hawaii và 2 phi đội ở Alaska chuyển đến Guam và Nhật Bản. Ngoài ra, 2 phi đội máy bay vận tải cỡ lớn C-17 của Quân đội Mỹ đóng ở Alaska và Hawaii. Thêm vào đó, máy bay trinh sát không người lái tầm xa đầu tiên được triển khai ngoài Guam.

    Hiện Mỹ có khoảng 31 tàu ngầm hạt nhân tấn công ở Thái Bình Dương, cùng với 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 3 trong số 8 tàu đó thường xuyên tuần tra. Tiếp đó là Hạm đội 7 quảng cáo tàu sân bay USS George Washington trên trang mạng của mình là “Hàng không mẫu hạm tiền tiêu duy nhất trên thế giới” có căn cứ tại Yakosuka, Nhật Bản.

    Ngoài ra, phải kể đến 2 tàu tuần dương trang bị tên lửa của Hải quân Mỹ và 7 tàu khu trục được trang bị tên lửa. Thêm vào đó, một lực lượng triển khai tiền phương đang đóng tại căn cứ Sasebo, Nhật Bản, được biên chế hầu như toàn bộ các tàu đổ bộ lớp Essex. Căn cứ này chứa khoảng 33 máy bay và 1.800 lính thủy đánh bộ với các tàu đổ bộ riêng của mình.

    Singapore đã xây dựng một căn cứ quân sự, ChangiPier, để mời chào Hải quân Mỹ đến thường trú và sửa chữa. Tiếp đến là các cơ sở căn cứ ở Australia và Hàn Quốc được xây dựng trước ngày 11/9/2001.

    Còn nhớ, Tướng Yin Zhuo, Đô đốc Hải quân Trung Quốc cho biết, việc Trung Quốc tham gia các cuộc tuần tra chống hải tặc ở Vịnh Aden cho thấy “các thiết bị của hải quân không thực sự phù hợp với các chiến dịch xa khơi”. Trong bối cảnh như vậy tại sao Mỹ lại cần nhấn mạnh về tăng cường lực lượng ở Thái Bình Dương?

    Các quan chức Mỹ luôn nhắc đi nhắc lại quan điểm được Ngoại trưởng Clinton đưa ra ngày 18/11 trong trả lời phỏng vấn với ABC News.

    “Chúng tôi hành động theo hướng tăng cường những lợi ích và giá trị của mình… Đứng đầu danh sách ưu tiên là phản ứng nhanh đối với các thảm họa. Mỹ là một nước hào phóng”, bà Clinton phát biểu khi nói về vấn đề lính thủy đánh bộ Mỹ tới Australia.

    Nhưng người ta đâu có dùng tàu sân bay, máy bay không người lái hay những lực lượng đặc biệt để ngăn chặn thảm họa thiên nhiên.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 10 người đang vào chủ đề này, trong đó có 7 thành viên: hoatimbanglang, ptkh, TALATA, gialongVT,687968, daicanho, MAYRUI.COM

    Chào cả nhà, lực lượng hùng hậu quá [};-[};-[};-
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://my.opera.com/thayboimbk/blog/show.dml/1672495

    Blog

    Archive
    Photos
    Unite
    Links
    Friends
    About
    Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979

    Thursday, January 17, 2008 7:48:03 AM



    Nguyên nhân
    Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ do Trung Quốc bảo trợ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động (active defense doctrine), đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.

    Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để thăm dò khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế SEV, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch (two-front war) khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.


    Kế hoạch của Trung Quốc
    Kế hoạch của Trung Quốc gồm ba giai đoạn.

    Giai đoạn đầu (từ 17 đến 25-2): phá vỡ hàng phòng thủ đầu tiên của Việt Nam và chiếm Cao Bằng, Lào Cai, cùng hai thị trấn Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ dẫn vào Lạng Sơn.
    Giai đoạn hai (từ 26-2 đến 5-3): tấn công Lạng Sơn và khu vực bao quanh ở phía đông, Sa Pa và Phong Thổ ở phía tây bắc.
    Giai đoạn cuối: bình định và phá hủy các căn cứ quân sự ở khu vực biên giới với Trung Quốc trước khi rút về vào ngày 16-3.

    Tương quan lực lượng tham chiến
    Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng trên 30 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động trên 400.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 3.000 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên.

    Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chính quy (3 trong số 4 quân đoàn) đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chủ lực quân khu (chủ yếu là tân binh) của Quân khu I và II cùng các lực lượng vũ trang địa phương (như các sư đoàn 3, 327, 337, sư đoàn Tây Sơn, sư đoàn 567, B46, sư đoàn pháo binh M66 ở Cao Bằng, các sư đoàn 316, 345, đoàn B 68, M63 ở quân khu II, cùng các trung đoàn chủ lực tỉnh, các huyện đội, và lực lượng ******* biên phòng[cần chú thích]). Quân đoàn 1 vẫn đóng quanh Hà Nội đề phòng Trung Quốc đổi ý tiến sâu vào trung châu.


    Diễn biến

    Quân Trung Quốc tiến công vào biên giới Việt NamSáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc áp dụng chiến thuật biển người bất kể tổn thất tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam.

    Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.

    Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.

    Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.

    Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.

    Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.

    Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.

    Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.


    Quân Việt Nam phản kích ở mặt trận Lạng Sơn (2-1979)Quân Việt Nam còn phản kích đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (thuộc tỉnh Quảng Tây) và Malypo (thuộc tỉnh Vân Nam) của Trung Quốc nhưng chỉ có ý nghĩa quấy rối.

    Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moskva yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải chuyển một số sư đoàn chính quy Việt Nam từ Campuchia về.

    Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó quyết liệt nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng qua đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh đẫm máu bất kể tổn thất, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.

    Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979,do áp lực của Liên Xô, sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.

    Kết quả cuộc chiến
    Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.


    Một xe tăng của Trung Quốc bị Việt Nam tiêu diệtTheo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.

    Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam : 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.

    Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

    Các nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:

    Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị ở Campuchia về tham chiến mà quân Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng.
    Về mặt chiến lược, Trung Quốc thành công vì đã chứng minh rõ bản chất không thật của hiệp ước tương trợ quân sự giữa Liên Xô và Việt Nam, và đã chứng minh khả năng lưỡng đầu thọ địch sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
    Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa

    sông núi nước nam vua nam ở
    dành dành định phận ở sách trời
    cớ sao "bọn khựa" sang xâm lược
    chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời:cheers:

    một số hình ảnh quân và dân việt nam trong trận chiến
    [​IMG]
    bộ đội lên chốt
    [​IMG]
    nữ dân quân năm 1979(anh hùng chưa các đấng nam nhi)
    [​IMG]
    truy kích quân TQ-xác thằng khựa bị hạ
    [​IMG]
    Xe tăng TQ đền tội
    [​IMG]
    Tù binh khựa, các bạn để ý quân phục
    [​IMG]
    Bon TQ phá hoại của cải của nhân dân ta
    [​IMG]
    Và đây nữa nè
    [​IMG]
    Thật đau đớn...
    (sưu tầm)

    [​IMG]động thái từ cộng đồng mạng trung quốc về vụ trường sa-hoàng saCông hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng-một cái nhìn khách quan[​IMG]
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    CÁCH LÀM THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT


    Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần thì có 3 cách:
    Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
    Ví dụ:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn
    Bảy nổi ba chìm với nước non
    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son


    Cách này thường được các cao nhân thời xưa xử dụng nhiều nhất.

    Gieo vần chéo: vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc). Ví dụ:

    Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
    Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
    Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
    Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân


    Cách này thường được Hồ Chí Minh sử dụng.

    Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3. Ví dụ:

    Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
    Qua những sân cung rộng hải hồ
    Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
    Lá liễu dài như một nét mi

    Cách này ít người sử dụng.


    Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú.

    Nguồn : http://www.camranhtinhnho.com
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này