Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3258 người đang online, trong đó có 126 thành viên. 07:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35144 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Bằng Lăng đâu phải nhà thơ
    Nhưng vì tức cảnh đâm ra sinh tình!
    Gieo vần Bằng, Trắc linh tinh
    Giữa câu Cóc, nhái giật mình nhảy ra!
    Tiện đây nhắn nhủ Lão Gia
    Câu thơ bác nợ sắp ba hôm rồi!​


    http://f319.com/giaoluu/1487215/page-39
    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-


  2. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    CẦN CÓ BÀI BÁO KHOA HỌC BÁC BỎ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ



    Cần có bài báo khoa học bác bỏ đường lưỡi bò
    07/12/2011 0:03

    [​IMG]
    Việc nhiều học giả Trung Quốc lợi dụng những bài nghiên cứu khoa học để chèn yêu sách đường lưỡi bò vào các tạp chí quốc tế đã bị cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới phản đối.



    Để việc phản đối của chúng ta đạt hiệu quả - tức ngăn chặn đường lưỡi bò xuất hiện trên các tạp chí khoa học, theo chúng tôi không thể chỉ đơn thuần gửi thư cảnh báo hay phản đối đến ban biên tập như lâu nay mà cần có cách làm phù hợp với thông lệ bài báo khoa học. Theo đó, mỗi khi phát hiện đường lưỡi bò “len lỏi” vào các bài báo, thiết nghĩ cần gửi một bài phản đối dưới dạng “Rebuttal” (bác bỏ) tới ban biên tập, trong đó đưa ra những phân tích với “tang chứng vật chứng” cụ thể và khoa học. Trong bài cần đề nghị phủ nhận các bản đồ có đường lưỡi bò đã xuất bản, đồng thời yêu cầu rút bản đồ phi lý này ra khỏi bài báo phiên bản online cũng như bản in sau đó.

    Mới đây, vào ngày 29.10, chúng tôi đã gửi bài “Rebuttal” đến Ban biên tập tạp chí Environmental Earth Sciences Journal (EESJ) để phản đối việc đường lưỡi bò xuất hiện dày đặc trên tạp chí này. Theo thống kê sơ bộ, từ tháng 7-10.2011, có khoảng 10 bài viết đăng trên EESJ của các tác giả Trung Quốc có chèn đường lưỡi bò. Sau khi nhận được bài “Rebuttal” của chúng tôi, Tổng biên tập EESJ là GS James W. LaMoreaux đã hứa sẽ xem xét kỹ vấn đề này.
    .

    [​IMG]
    Bản đồ có đường lưỡi bò trên tạp chí EESJ - Ảnh chụp lại từ EESJ


    EESJ là tạp chí được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn để công bố những công trình cho một khu vực địa lý nhất định với nội dung bao trùm mọi lĩnh vực về tương tác lẫn nhau giữa con người và môi trường địa lý. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn đang đối mặt nhiều vấn đề môi trường phát sinh từ tăng trưởng kinh tế nóng. Thực trạng này là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học nên các bài viết về nước này xuất hiện khá nhiều trên EESJ và đường lưỡi bò có cơ hội “ăn theo” từ đó. Tuy nhiên, trong tháng 11 không thấy xuất hiện đường lưỡi bò trong tạp chí này. Có thể vì ban biên tập đã kiểm soát chặt hơn sau khi nhận được bài bác bỏ của chúng tôi.


    TS Trần Ngọc Tiến Dũng
    (INRS-ETE, Québec, Canada)

    Nguồn: Thanh Niên.
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
  4. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    5 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: daicanho



    Nhiều ma qá
  5. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    3 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: daicanho


    Không ai coi nhà cho mình dzìa ăn kưm cái :-??
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    Em coi nhà đây, anh zìa măm đi.[};-
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vấn_đề_lãnh_thổ_biên_giới_Việt_Nam_-_Trung_Quốc

    Vấn đề lãnh thổ biên giới Việt Nam - Trung Quốc

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước diễn ra từ năm 1951 cho tới nay, bao gồm cả tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển, xuất phát từ cách nhìn nhận khác nhau của hai bên về Công ước Pháp-Thanh 1887 giữa Pháp (đại diện cho Việt Nam) và nhà Thanh (đại diện cho Trung Quốc). Trên bộ, tranh chấp xảy ra trên nhiều mảnh lãnh thổ nhỏ dọc biên giới, với tổng diện tích khoảng 60km2[1][2]. Trong những năm 1951-1975, chính phủ Việt Nam Cộng hòa bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ trên bộ và trên biển.[3] Từ năm 1976, chính quyền Việt Nam (thống nhất)thể hiện lập trường tương tự. Tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia là một trong những nguyên nhân góp phần làm xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979[4]. Năm 1999, hai nước ký kết Hiệp định biên giới, theo đó giải quyết tranh chấp trên 227km2 biên giới, với kết quả mỗi bên nhận xấp xỉ 50% diện tích có tranh chấp. [5][6][7]
    Mục lục

    [ẩn]
    [sửa] Bối cảnh lịch sử

    [​IMG] [​IMG]
    Bản đồ Việt nam cổ


    [sửa] Giai đoạn trước 1945

    Việt Nam giành lại được độc lập từ Trung Quốc từ năm 939. Bản đồ cổ của Trung Quốc từ thế kỷ thứ 4 và từ nhà Hán cho đến nhà Chu cho biết biên cương Việt Nam bao gồm cả tỉnh Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam và đảo Hải Nam tức là cả vùng Vịnh Bắc Bộ đều thuộc Việt Nam [các bản đồ cổ này được các thư viện đại học tồn trữ và được in lại trong Encyclopedia Britannica, 15th Edi., Vol. 16, pp.82-96]. Một ngàn năm vừa qua Trung Quốc đã lấn chiếm nhiều đất đai của Việt Nam như Quảng Ðông, Quảng Tây, Vân Nam (Yunnan) và đảo Hải Nam. Vua Quang Trung đã từng dự tính chinh phục lại lưỡng quảng (Quảng Ðông và Quảng Tây) nhưng rất tiếc ông qua đời đột ngột (1792) sau khi đã làm quân dân nhà Thanh khiếp đảm với chiến thắng Ðống Ða thần tốc vào năm 1789.
    Hiệp Ước Thiên Tân 1885 và Công Ước 1887, 1895 ký kết giữa nhà Thanh (Trung Quốc) và Thực dân Pháp trái phép công nhận 750km vuông của tổng Tụ Long ở Vân Nam cũng như mũi Bắc Luân (Packlung) ở Quảng Ðông là của Trung Quốc.
    [​IMG] [​IMG]
    Bản đồ cột mốc biên giới Việt Nam-Trung Quốc theo Hiệp ước Pháp-Thanh 1887


    [sửa] Giai đoạn 1945 tới 1979

    Kể từ khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập năm 1945, biên giới Việt Trung trải qua một giai đoạn dài tương đối yên bình. Biên giới giữa hai nước là đường biên giới Pháp-Thanh phân định năm 1887, theo đó trên tuyến biên giới có 333 cột mốc. Tuy nhiên các cột mốc biên giới này không được coi sóc cẩn thận, một số cột mốc bị thời gian làm hư hại, hoặc "bị dịch chuyển về phía nam, nhưng Việt Nam khi đó đang tập trung tâm trí vào cuộc Chiến tranh Việt Nam, và Trung Quốc nói với Việt Nam biên giới không phải là vấn đề lớn, hai bên có thể để về sau giải quyết"[8]
    Trong những năm 1970, tình hình thay đổi, Trung Quốc tỏ ý muốn giải quyết vấn đề biên giới theo hướng có lợi cho họ.[8] Đây cũng là cách mà Trung Quốc dùng để thăm dò thái độ của Việt Nam với Trung Quốc trong tương quan với Liên Xô. Trung Quốc cho rằng nếu những bất đồng về vấn đề biên giới trên bộ, cũng như chủ quyền các quần đảo Hoàng SaTrường Sa được giải quyết thì uy tín và vị thế của Trung Quốc trong mối liên hệ tay ba Việt Nam-Trung Quốc-Liên Xô sẽ tăng lên, và giảm thiểu khả năng Liên Xô sử dụng vấn đề tranh chấp lãnh thổ để lôi kéo Việt Nam và gây hiềm khích Việt Nam-Trung Quốc. Vì lẽ đó, Trung Quốc có lẽ đã bị bất ngờ khi Việt Nam từ chối đàm phán với Trung Quốc ở cấp cao để giải quyết mâu thuẫn lãnh thổ, lấy lý do "còn quá nhiều việc phải làm để giải phóng miền Nam". [9] Theo Robert Ross, lý do của hành động này có lẽ là Việt Nam muốn trì hoãn đàm phán, chờ khi vị thế của mình được nâng lên với sự ủng hộ từ Liên Xô, để làm đối trọng với Trung Quốc[10].
    Tháng một năm 1974, hải quân Trung Quốc đụng độ với hải quân Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa và chiếm đóng các đảo này. Tới đầu tháng hai năm 1974, đến lượt hải quân Việt Nam Cộng hòa đổ bộ và chiếm giữ sáu đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Với sự kiện thứ nhất, các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam lên tiếng kêu gọi các bên liên quan tiến hành thương thảo, nhưng im lặng khi sự kiện thứ hai xảy ra, và như vậy thực tế đã ngấm ngầm ủng hộ nhà cầm quyền VNCH. Có thể nói như vậy tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã âm ỉ diễn ra từ năm 1974.[11]
    Tới sau năm 1975, tới lượt Việt Nam muốn đặt vấn đề đàm phán lại đường biên giới được phân định theo Hiệp định Pháp-Thanh, đặt vấn đề đường biên giới lịch sử với 15 vùng lãnh thổ nhỏ tại Vân NamQuảng Tây.[8][12] Những đòi hỏi này khiến Trung Quốc bực tức, góp phần làm quan hệ hai nước trở nên xấu đi. Cho tới đầu năm 1978, đã có hàng trăm vụ xung đột vũ trang trên biên giới diễn ra, với mật độ ngày càng cao. Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc im lặng trước những vụ việc này, Trung Quốc tỏ ra bình tĩnh hơn Việt Nam, dường như họ không muốn xảy ra một cuộc chiến tranh truyền thông giữa hai nước, không muốn căng thẳng lên cao[13].
    Trong khoảng thời gian từ tháng 4 cho tới tháng 8 năm 1978, quan hệ giữa hai nước trở nên đặc biệt xấu. Cùng với cuộc khủng hoảng Hoa kiều, vấn đề Campuchia, quan hệ Việt Nam-Liên Xô và các vụ tranh chấp biên giới, Trung Quốc không còn giữ thái độ kiềm chế mà bắt đầu lớn tiếng đe dọa, buộc Hà Nội phải chấp thuận các yêu sách từ Trung Quốc. Trung Quốc bắt đầu tính đến khả năng dùng vũ lực để đối phó với Việt Nam. Ngày 3 tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký kết Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị với Liên Xô, ngay sau đó, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc bắt đầu đăng các bài tố cáo Việt Nam tiến hành xâm phạm và khiêu khích trên biên giới với Trung Quốc[14][15].
    Về phần mình, Việt Nam cũng có những lý do chính đáng để tỏ ra không hài lòng với Trung Quốc. Việt Nam cho biết, phía Trung Quốc thực hiện chính sách dịch chuyển các cột mốc biên giới tại rất nhiều điểm vào sâu trong nội địa Việt Nam, cũng như sử dụng lực lượng vũ trang hộ tống dân cư Trung Quốc lấn sang đất Việt Nam[16][17]. Một trong những địa điểm tranh chấp quan trọng nhất là 300m đường sắt vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam từ điểm nối đường ray cho tới trạm kiểm soát biên giới gần Hữu Nghị Quan, do công nhân Trung Quốc bảo dưỡng với sự chấp thuận của Việt Nam từ năm 1955[16]. Phía Trung Quốc tố cáo Việt Nam lấn chiếm nơi này, còn Việt Nam tố cáo Trung Quốc lợi dụng lòng tin của Việt Nam đặt điểm nối đường ray vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam để lấn chiếm đất. Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc phá hủy cột mốc số 18 và dịch chuyển cột km số 0 vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam 100m[18]
    [sửa] Giai đoạn từ sau 1979

    Sau chiến tranh biên giới 1979, mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng quân Trung Quốc vẫn chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ biên giới có tranh chấp mà trước đó Việt Nam kiểm soát, trong đó có 300m đường xe lửa giữa Hữu Nghị Quan và trạm kiểm soát biên giới Việt Nam.[19]. Trung Quốc cũng chiếm một số điểm cao chiến lược dọc biên giới Việt Nam, nhằm làm bàn đạp cho các cuộc tấn công quân sự sau này.[20]
    [​IMG] [​IMG]
    Vùng quanh Bình Liêu nơi Trung Quốc tiến hành lấn chiếm


    Kể từ nửa sau năm 1988, tình hình căng thẳng trên biên giới hai nước lắng xuống, rồi tới cuối năm các hoạt động buôn bán qua lại biên giới bắt đầu trở lại. Hai phía bắt đầu nối lại các hoạt động đàm phán về bình thường hóa quan hệ và giải quyết vấn đề biên giới. Quan hệ giữa hai nước đặc trưng bởi hình ảnh hữu hảo của các chuyến viếng thăm cao cấp qua lại giữa hai nước, diễn ra đồng thời với sự căng thẳng liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là trên biển Đông[21], cả hai bên tiếp tục tuyên bố khẳng định chủ quyền trên các vùng có tranh chấp.
    Trên bộ, sự kiện nghiêm trọng nhất là việc tháng 5 năm 1997 Trung Quốc cho xây dựng một bờ kè kéo dài một cây số tại khúc sông chảy qua Đồng Mô, thuộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đối diện với khu Fangcheng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Theo Việt Nam, việc làm này vi phạm Thỏa ước tạm thời giữa hai phía không thay đổi nguyên trạng hiện trường, gây hại đến hệ thống thủy lợi tưới tiêu, cũng như làm xói lở đất bên bờ sông thuộc Việt Nam. Để đáp lại, tới tháng 9 cùng năm, Việt Nam cho xây một bờ kè đá để chống xói lở. Tới tháng 11, Trung Quốc cho lấp khúc sông biên giới, và như vậy đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam hai hecta. [22]. Điều đáng nói là các hoạt động trên diễn ra tại khu vực mà theo phía Việt Nam là biên giới xác định rõ ràng, tức trước dó không có tranh chấp. Tại vòng đàm phán thứ 11 về biên giới vụ việc này được đặt ra, nhưng không có thông tin cho biết liệu hai bên có đi đến giải pháp nào cho khu vực này.[23]
    [sửa] Tranh cãi và nghi vấn quanh Hiệp định biên giới

    [​IMG] [​IMG]
    Cột mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc số 53 thời Pháp - Thanh, với hàng chữ Trung Quốc: 中國廣西界 (Trung Quốc - Quảng Tây giới) và hàng chữ Pháp: Frontière sino-annamite (Biên giới Trung Quốc - An Nam).


    Từ đầu năm 1990, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán để giải quyết vấn đề biên giới. Hai bên đạt được các thỏa thận trên nguyên tắc năm 1993 để giải quyết các bất đồng, nhưng do sự thù địch giữa hai phía do cuộc chiến tranh 1979 để lại, cộng với cả một thập kỷ xung đột biên giới, khiến cho mãi tới năm 1999 hai bên mới đạt được những thỏa thuận cuối cùng. Trong số những trở ngại cho việc ký kết hiệp định cũng phải kể đến vấn đề tháo dỡ mìn trên biên giới, và sự chống đối từ nội bộ của cả hai phía về việc nhượng bộ cho đối thủ cũ của mình[24].
    Việc hai nước ký kết bản Hiệp định góp phần đóng lại một chương quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, đánh dấu bởi sự thù nghịch và các cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Tuy nhiên, bản Hiệp định này không đồng nghĩa với việc kết thúc các khó khăn trong việc xác định chính xác đường biên được hoạch định trên giấy tờ, cũng như căng thẳng tại một số vị trí cột mốc biên giới, và vấn đề buôn lậu qua biên giới.[7]
    Bản Hiệp định này, cộng với Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ làm dấy lên những cuộc tranh cãi gay gắt tại Việt Nam, vì theo như bản hiệp định này, đường biên giới mới khiến Trung Quốc giành được quyền sở hữu một số vùng lãnh thổ mà trước đó Việt Nam tuyên bố chủ quyền.[7]Sự giận dữ này không phải là không có lý, nhưng phải thừa nhận là Trung Quốc không áp đặt được tham vọng bành trướng của mình lên Việt Nam qua bản Hiệp định.[7] Theo như Carlson, bản Hiệp định là kết quả thỏa hiệp đến từ cả hai phía.[7] Vấn đề lãnh thổ trên Biển Đông mới thực sự là vấn đề mà cả hai phía có sự bất đồng sâu sắc khó giải quyết. Trung Quốc qua việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ biên giới trên bộ thể hiện lập trường linh hoạt, giảm bớt vẻ hung hăng trong đàm phán với Việt Nam.[25]
    Có quan điểm cho rằng Việt Nam đã mất một số lãnh thổ trong cuộc chiến này như Lê Chí Quang thì Việt Nam đã nhượng cho Trung Quốc 720 km2, cũng như một bộ phận người Việt ở hải ngoại thì cho rằng chính phủ Việt Nam đã nhường đất cho Trung Quốc và cần đòi lại bằng vũ lực hoặc bằng công pháp quốc tế. Trên thực tế, khi tiến hành đặt cột mốc nằm ở điểm cực đông biên giới, người ta phát hiện ra rằng một số làng Việt Nam nay nằm ở phía bên kia biên giới Trung Quốc.[26] Tin Việt Nam mất đất dẫn đến sự chống đối rộng khắp từ cộng đồng Việt Nam hải ngoại, và việc những nhà bất đồng chính kiến tích cực nhất trong nước bị bắt giữ.[26] Tổng bí thư ********************** khi bản Hiệp định được ký là Lê Khả Phiêu đã phải chịu chỉ trích nặng nề vì đã "tỏ ra quá mềm mỏng với Trung Quốc" trong kỳ Đại hội Đảng tháng 4 năm 2001. Kết quả là ông bị thay thế bởi Nông Đức Mạnh trong kỳ bầu cử đó. Theo Carlyle Thayer, Lê Khả Phiêu bị buộc tội theo đuổi chính sách "thân Trung Quốc", thậm chí "ra chỉ thị nhượng bộ" trong quá trình đàm phán biên giới trên Vịnh Bắc Bộ, dẫn đến Việt Nam có thể bị thiệt đến 3.200 hải lý vuông (khoảng 11 ngàn km2) lãnh hải[26]
    Thứ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới, lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc[6] cho biết: tại thác Bản Giốc, Việt Nam chỉ có 1/3 thác, nhưng nhờ thương thuyết cho nên Trung Quốc nhượng bộ, thành ra Việt Nam được 1/2 thác. Lê Công Phụng cũng cho rằng các tin chung quanh vấn đề nhượng đất nhượng biển chỉ là tin đồn. Riêng vấn đề thác Bản Giốc, trả lời câu hỏi là người ta cho rằng Việt Nam nhượng 1/2 thác thì ông Phụng trả lời rằng tin đó cũng chỉ là tin đồn, không xác thực.
    Chính phủ Việt Nam luôn nhắc tới tình hữu nghị [6] truyền thống giữa hai nước và hai Đảng anh em mà giải quyết vấn đề biên giới và lãnh thổ bằng thương lượng ngoại giao, từng bước giải quyết trên tinh thần hữu nghị, anh em [27]. Ngày 19 tháng 6 năm 2000, Quốc hội Việt Nam đã công bố nghị quyết về "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc" được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa X họp từ ngày 9 tháng 5 năm đến ngày 9 tháng 6. Theo ông Lê Công Phụng Trưởng đoàn đàm phán biên giới "Việc có mất đất hay không là phụ thuộc vào việc cắm mốc, chỉ cắm mốc chệch đi vài trăm mét là mất nhiều đất lắm",[6]
    [sửa] Kết quả Hiệp định biên giới năm 1999

    Theo Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng, đến 31/12/2008, hai bên đã phân giới khoảng 1.400km biên giới, cắm 1.971 cột mốc, [28] trong đó có 1.549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ. Toàn bộ 38 chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m.[29] Một nhượng bộ lớn của Việt Nam là khoảng cách 300 m cuối tuyến đường sắt từ Đồng Đăng đến đường biên giới cũ đã phải cắt cho Trung Quốc.[30]
    [​IMG] [​IMG]
    Khu vực cửa sông Bắc Luân năm 1888. Công ước năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh lấy cửa sông này làm đường biên giới


    Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, hai nước điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam.[31]
    Tại cửa sông Bắc Luân, biên giới quy thuộc 3/4 bãi Tục Lãm và 1/3 bãi Dậu Gót cho Việt Nam, 1/4 bãi Tục Lãm và 2/3 bãi Dậu Gót cho Trung Quốc, và thiết lập khu giao thông đường thuỷ tự do cho nhân dân địa phương sử dụng luồng hai bên bãi Tục Lãm và Dậu Gót. Tại khu vực Hoành Mô, đường biên giới đi giữa ngầm như từ trước đến nay chứ không theo trung tuyến dòng chảy qua cống mới do Trung Quốc xây dựng những năm 1960. Khu vực mồ mả ở mốc 53 - 54 cũ (Cao Bằng) được giữ lại cho người dân Việt Nam mặc dù hai bên có nhận thức khác nhau về quy định của Hiệp ước 1999 về biên giới khu vực này đi theo chân núi. Khu vực rừng hồi người dân Trung Quốc trồng gần biên giới Quảng Ninh được bảo lưu cho phía Trung Quốc.[31]
    Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới cắt ngang qua bản Ma Lỳ Sán (gồm 05 hộ, 35 khẩu thuộc tỉnh Hà Giang) và khu 13 nóc nhà của người dân Trung Quốc gần Lạng Sơn, hai bên hoán đổi cho nhau trên cơ sở cân bằng diện tích, không xáo trộn đời sống dân cư...[31]
    [sửa] Các vấn đề tranh cãi về Vịnh Bắc Bộ

    Vịnh Bắc-Việt trong thời cổ hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt-Nam. Ngoài Sử cổ của Việt Nam, Sử Trung Hoa cũng ghi nhận vùng biển này là Biển Giao Chỉ hay Giao Chỉ Dương. Không những tên biển được xác-nhận rõ-ràng, mà theo nhà Địa-lý-Học Edward H. H, Schafer, ngay cả tên đảo Hải-Nam - đảo tiếp-giáp - cũng một thời có nghiã là tỉnh của Việt-Nam. Ông viết trong cuốn sách tựa đề Châu-Nhai "Shore Of Pearls" (Berkley & London 1970, trang 9) như sau : "In Han period, when it (Hainan) begins to appear in Chinese texts, "South Of the Sea" referred to the Vietnamese provinces, as we would style them..." Về hải-thương, Schafer ghi-nhận hầu hết sản-phẩm được đưa tới bằng đường biển. Thuyền từ phía Tây-Nam là Đại-Việt vượt ngang Giao-Chỉ-Dương để đến đây. "Southwest of Hainan is that great sea called "Chiao-Chih Ocean" (Shore Of Pearls, trang78. Tr. Lướt Sóng).
    [​IMG] [​IMG]
    Vịnh Bắc bộ phân chia theo thỏa ước 1887


    [​IMG] [​IMG]
    Vịnh Bắc bộ phân chia Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ 2000


    Trong năm ký kết Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Nhà cầm quyền CHXHCN Việt Nam đã chính thức xác định biên giới lãnh hải (maritime frontier - của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ theo Công Ước 1887 tức là 63 % diện tích vịnh qua văn thư công bố với cộng đồng quốc tế vào tháng 11-/982 (Statement of 12 November 1982, đd).. Và vào năm 1994 khi Quốc Hội CHXHCN Việt Nam thông qua Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, trong bài The South China Sea Disputes : A View From Vietnam trên báo American Asian Review, Vol. 12, No. 4, Winter, 1994 (pp. 23-37), Ðào Huy Ngọc của Bộ Ngoại Giao CHXHCNVN cũng xác nhận đòi hỏi chủ quyền lãnh hải (sea boundary) của Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ là 63 % diện tích vịnh.
    Tuy nhiên theo Hiệp định phân chia Vịnh Bắc bộ, Việt Nam hiện chỉ chiếm 50% diện tích Vịnh.
    [sửa] Chú thích

    1. ^ Pao-Min Chang, trang 11-12
    2. ^ Edward C. O'dowd, trang 91
    3. ^ Paul K. Huth, trang 232
    4. ^ Bruce Elleman, trang 293
    5. ^ M. Taylor Fravel, Bảng 1
    6. ^ a b c d Hiệp ước Biên giới trên đất liền, HĐ phân định Vịnh Bắc Bộ VN-TQ Cập nhật 04/10/2002
    7. ^ a b c d e Allen Carlson, trang 88
    8. ^ a b c Mark A Ryan, tr 224-225
    9. ^ Robert Ross, trang 37
    10. ^ Robert Samuel Ross, trang 242: Trung Quốc muốn đàm phán lại đường biên giới theo sự thay đổi dân cư sống tại biên giới. Hà Nội lo ngại Trung Quốc muốn tranh giành lãnh thổ Việt Nam, nên khi đàm phán bắt đầu vào cuối năm 1977, Việt Nam cho rằng không có "tranh chấp" biên giới giữa hai nước, rằng Hiệp ước Pháp-Thanh cũng đã xác đáng, rằng đường biên chỉ cần vẽ lại theo hiệp ước cũ, và người dân nước nào sống trên vùng biên giới nước kia cần phải được tái định cư trên nước họ
    11. ^ Stephen J. Morris, trang 172
    12. ^ 'Vấn đề biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc', trang 7: Để đẩy nhanh quá trình thương lượng, Pháp đã nhượng cho nhà Thanh mũi Bắc Luân, vùng Giang Bình, tổng Bát Tràng-Kiến Duyên, tổng Đèo Luông, tổng Tụ Long, và một số nơi khác
    13. ^ Robert Ross, trang 151
    14. ^ Robert Ross, trang 204
    15. ^ Theo tài liệu của CIA "The Sino-Vietnamese border dispute", Việt Nam đơn phương tiến hành xây dựng các vị trí bố phòng, rào chông chà, đào hào, hố cá nhân, dựng lên một tuyến phòng thủ kéo dài trên khắp các làng dọc biên giới kéo dài 1.285km. Các hoạt động của Việt Nam bị Trung Quốc coi là các hoạt động khiêu khích, đặc biệt là khi ở một số nơi, các vị trí bố phòng và hàng rào chông chà của Việt Nam tùy tiện đi qua các khu vực có tranh chấp, phá vỡ nguyên trạng khu vực. Các khu vực mà Việt Nam "chiếm đóng" không lớn, nhưng với Bắc Kinh, việc Việt Nam ngang nhiên chiếm giữ bất kỳ vùng lãnh thổ nào dù nhỏ, cũng là không thể tha thứ được
    16. ^ a b Theo tài liệu của CIA "The Sino-Vietnamese border dispute", trang 5
    17. ^ "Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc", trang 13
    18. ^ "Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc", trang 10
    19. ^ Ramses Amer, The Managemement of the Border Disputes Between China and Vietnam and its Regional Implications, (Oct 2000), Europian Institute of Asian Studies
    20. ^ Nayan Chanda, End of the Battle but Not of the War, Far Eastern Economic Review, 16 March 1979, trang 10
    21. ^ Carlyle A. Thayer (1999), trang 79-80
    22. ^ Carlyle A. Thayer (1999), Ramses Amer, trang 79-80
    23. ^ Ramses Amer(2000) trang 22-24
    24. ^ M. Taylor Fravel cho biết Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc rút đại diện của mình khỏi đoàn công tác liên hợp để phản đối những việc mà họ cho là nhân nhượng với Việt Nam, trang 77
    25. ^ Allen Carlson, trang 90
    26. ^ a b c Stein Tønnesson, Sino-Vietnamese Rapprochement and the South China Sea Irritant, Security Dialog, SAGE Publications, www.sagepublications.com Vol. 34(1): 55–70, ISSN 0967-0106 [032677]
    27. ^ "Trung Quốc mạnh mẽ ủng hộ VN sớm gia nhập WTO" 01:16' 16/07/2005 (GMT+7)
    28. ^ http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/02/831349/ Cập nhật 23/02/2009
    29. ^ [1] Cập nhật 02/01/2009 [2] 25/02/2009, Báo Việt Nam Net,
    30. ^ [www.eias.org/publications/briefing/2000/borderdisputes.pdf Tranh chấp biên giới Việt-Hoa (tiếng Anh)]
    31. ^ a b c [3]Bộ Ngoại giao Việt Nam
    [sửa] Tài liệu tham khảo

    Tiếng Việt
    • Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. NXB Sự thật, Hà Nội. 1979.
    Tiếng Anh
    [sửa] Xem thêm

    [sửa] Liên kết ngoài

  8. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    tks iu đồng chí :)>-
  9. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    @ptkh : Hi, coi nhà nãy giờ àh! buồn hok ?
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: Thai_Duong


    Vừa về đến nhà , lại phải đi ngay vì có việc gấp !
    Các bạn thông cảm , mấy hôm nay chiến đấu chống giặc , thật sự đấy !
    Cũng khá căng thẳng , và nếu không khéo cũng dễ mất mạng như chơi .
    Giặc đây là giặc bên trong : lâm tặc !
    Hôm trước , có gửi lại lời chào mọi người và daicanho trước khi đi

    http://f319.com/giaoluu/1487215/page-32

    " Thôi nhé , có gì thì qua bên Chiều Tím , cứ gửi bài ở đó , khi nào về , anh sẽ trả lời . Chiều nay phải lên núi , nghe hàng xóm gọi điện bảo bọn lâm tặc đang cưa trộm cây của anh ! [r24)] "
    , cứ tưởng đi một buổi rồi về được , không ngờ lên tới nơi thấy bọn nó phá dữ quá , cả một vạt rừng lớn bị san phẳng , tiếc nhất là mấy cây mít cổ thụ to hơn vòng tay người ôm bị chặt mất , thế là phải liên hệ nhiều người để điều tra .
    Mình đã tìm được thủ phạm , té ra là con ông chủ đã bán đất cho mình ngày trước !
    Đã giải quyết tạm ổn , bởi không khéo mà đánh nhau trên rừng thì mình đã không toàn mạng về đến đây !

    Bây giờ lại phải đi , hẹn các bạn khi khác nhé !
    Đang giữ biển Đông mà sơ sẩy để rừng bị phá thế đấy , mà rừng này là rừng của mình ! ~X~X~X
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này