Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2928 người đang online, trong đó có 147 thành viên. 05:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
Chủ đề này đã có 34554 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Phải là " yêu " mới đúng chính tả chứ !

    :p:p:p

    Yêu đồng chí , đồng chí yêu ta ...
    Ta cùng đồng chí sẽ một nhà !
    Đồng chí cùng ta nuôi chí lớn ...
    Chung tay cùng giữ nước non nhà !
    Vài ba năm nữa thêm mấy nhóc ...
    Đồng chí con nối nghiệp đồng chí cha ...
    Giòng máu Lạc Hồng truyền hậu thế ...
    Cha - con - chồng - vợ giữ sơn hà !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd



  2. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    keke, thấy anh là thấy thơ! tuyệt
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    4 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: Thai_Duong, daicanho, ptkh


    Các bạn chiến đấu không mệt mõi nhỉ ! :)>-
    Em gái đi ngủ sớm đi , thức khuya mau có nếp nhăn lắm đấy ! ;))
    Chắc là hôm nay có thêm nguồn động viên quên mệt mõi ! [:D]
  4. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    INTERFAX-NGA:
    Việt Nam đặt mua thêm 2 tàu Gepard 3.9 từ Nga
    Thứ tư 07/12/2011 16:51
    Việt Nam đã ký hợp đồng với Rosoboronexport để bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9.

    Hãng tin Interfax của Nga hôm nay cho hay Việt Nam đã ký hợp đồng với Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport để cung cấp bổ sung thêm hai tàu khu trục nhỏ thuộc Dự án Gepard 3.9.

    Interfax dẫn lời Phó Giám đốc Nhà máy Zelenodolsk Gorky Sergei Rudenko rằng nếu hai tàu Gepard đầu tiên của Việt Nam được trang bị các tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Nga thì hai tàu tiếp theo sẽ được "trang bị thêm các thiết bị chống ngầm".

    Trong vài năm qua, Việt Nam đã ký kết với Nga một số hợp đồng cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm cho Hải quân.

    Đặc biệt, trong năm 2005, Việt Nam đã mua 12 tàu thuộc dự án 12418, và bắt đầu được cấp giấy phép lắp ráp các tàu này tại Việt Nam vào mùa thu năm 2010.

    Theo báo Nga trong năm 2009, Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel lớp Varshavyanka của Nga thuộc Dự án 636 với tổng giá trị 1,8 tỷ đôla.

    Ngoài ra, trong tháng 4 năm 2011, Việt Nam đã thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các phụ tùng thay thế và các công cụ cần thiết để bảo trì trang thiết bị hàng hải.

    Trong một hợp đồng được ký kết giữa Hải quân Việt Nam và Nga năm 2008, phía Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 chiếc tàu đa năng hạng nhẹ Gepard-3.9 để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải quân và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

    Khi cần thiết, Gepard 3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ.

    Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

    Hai chiếc Gepard-3.9 đã được bàn giao vào năm 2011. Chiếc đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và chiếc thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012).

    Cả hai được biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong đó Đinh Tiên Hoàng (xem video) được biên chế vào tháng 3/2011 còn Lý Thái Tổ được biên chế vào tháng 8/2011.

    Tính năng kỹ thuật của Gepard 3.9

    Gepard 3.9 có khả năng hoạt động độc lập cũng như có thể tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, tiêu diệt các mục tiêu trên không.

    Gepard 3.9 rẽ nước 2.100 tấn, dài 102,2m, rộng 13,1m, mớn nước cao 3,8m.

    Tốc độ tối đa 28 hải lý/ giờ.

    Tầm hoạt động 5.000 hải lý.

    Độ dài của một chuyến đi: 20 ngày.

    Sử dụng turbine dùng cả dầu và khí gas có thể đi 5.000 dặm mà không cần tiếp nhiên liệu.

    Hệ thống vũ khí

    Gepard 3.9 được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E.

    Một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15km và bay cao 11,5km.

    3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000m và bay cao 3.500m, thời gian phản ứng của hệ thống là 3,5s.

    Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

    2 súng máy 30mm AK-630 M.

    2 ống phóng ngư lôi 533 mm.

    1 dàn 12 ống phóng rocket RBU-6000 chống ngầm.

    Ngoài ra, Gepard có thể mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 hoặc máy bay trực thăng KA-31 ở đuôi tàu có nhiệm vụ chính là chống ngầm.

    Trịnh Xuân Tuân (Theo Lenta)


    Không ngừng củng cố quốc phòng.
  5. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Em đi ngủ thui, cà nhà ngủ ngon. Ngày mai còn 1 số việc rất qtrong nen tạm biệt các bác nhé, G9
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cảm xúc từ trong tim bật ra ...
    Thơ là hơi thở , là nhạc , hoa ...
    Điểm tô cuộc sống thêm tươi đẹp !
    Đời dạt dào vang mãi tình ca !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  7. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Chủ đề này vui quá.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thủ tướng ***************: ‘Lập trường về biển Đông được quốc tế ủng hộ’

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 07/12/2011 0 phản hồi
    Ngày 7/12, Thủ tướng *************** dự khai mạc kỳ họp thứ ba HĐND TP Hải Phòng và tiếp xúc cử tri câu lạc bộ Bạch Đằng để báo cáo kết quả kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa 13, lắng nghe ý kiến đóng góp của cử tri.
    Tiếp xúc cử tri Hải Phòng, Thủ tướng *************** cho rằng lập trường về biển Đông của Việt Nam được quốc tế ủng hộ, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.


    [​IMG]Thủ tướng phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp HĐND TP Hải Phòng. Ảnh: Quốc Biên.



    Đánh giá cao kết quả kinh tế xã hội năm qua, nhiều cử tri bày tỏ lo ngại về những vấn đề còn yếu kém, hạn chế; đồng thời kiến nghị cần tăng cường đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh lãng phí, thất thoát; tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; quan tâm đến an sinh xã hội, y tế, giáo dục, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự an toàn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông…
    Tiếp thu các ý kiến góp ý, Thủ tướng *************** cho hay, thời gian qua việc thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của cả nước đã có kết quả bước đầu đáng mừng. Kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm, tỷ giá VND giữ ổn định, xuất khẩu tăng trên 30%, nhập siêu giảm còn khoảng 10%, bảo đảm cân đối ngân sách quốc gia lành mạnh, nợ công trong giới hạn an toàn.
    Theo Thủ tướng, mặc dù khó khăn do lạm phát và thiên tai, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng 5,8 – 6%, sản lượng lúa tăng hơn 1,5 triệu tấn đưa sản lượng xuất khẩu lương thực lên hơn 7 triệu tấn. Nhờ đó Việt Nam vẫn bảo đảm vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng có nhiều tiến bộ.
    “Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố vững chắc, gắn bó với nhân dân; quốc phòng – an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực. Với đường lối đối ngoại rộng mở, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, nhất là lập trường về biển Đông của nước ta được quốc tế ủng hộ. Điều đó đã góp phần tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
    Trong bối cảnh những năm tới Việt Nam vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nhất là đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, tai nạn giao thông, thiên tai, tội phạm còn diễn biến phức tạp, bom mìn còn sót lại do chiến tranh còn nhiều…, Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang làm hết sức tập trung tháo gỡ khó khăn, tiếp tục kiểm soát và phấn đấu đưa lạm phát về mức khoảng 9% trong năm 2012, ổn định kinh tế, duy trì và phát triển sản xuất với đạt tốc độ tăng trưởng hợp lý khoảng 6%.
    Đồng thời, Chính phủ sẽ quyết liệt tái cơ cấu lại nền kinh tế một cách đồng bộ, toàn diện với ba trọng tâm là: giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư công, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước bảo đảm hiệu quả, vai trò, tương xứng với nguồn lực; cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng bảo đảm đáp ứng nền kinh tế thị trường…
    Không chỉ đánh giá cao nỗ lực của Hải Phòng trong việc góp phần quan trọng vào thành tựu chung của cả nước, Thủ tướng cũng ghi nhận một số đề nghị cụ thể của thành phố trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – kỹ thuật, phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển.
    Thùy An
  9. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Các bác chuẩn bị canh chừng thằng này nhé.

    Trung Quốc chuẩn bị đưa giàn khoan khổng lồ ra Biển Đông

    Thứ tư 07/12/2011 10:09
    (GDVN) - Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đạt được đồng thuận với Công ty Năng lượng Husky của Canada khoan thăm dò ở biển Đông từ năm 2012.
    Tàu khảo sát tiên tiến nhất TQ sẽ hoạt động ở biển Đông

    Các nguồn tin từ báo chí Trung Quốc cho biết, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đạt được đồng thuận với Công ty Năng lượng Husky của Canada, có thể hợp tác khoan thăm dò một mỏ khí đầu tiên ở biển Đông vào đầu năm 2012.

    Tin cho biết, gần đây, các nước xung quanh biển Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Philippinese đã nhiều lần xảy ra căng thẳng liên quan đến chủ quyền biển Đông và tài nguyên dưới đáy biển.

    Người phát ngôn Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc tiết lộ với báo giới rằng, CNOOC và Husky có thể bắt đầu hoạt động thăm dò từ tháng 1 hoặc tháng 2/2012.

    Nhưng thời gian cụ thể hiện còn chưa xác định. Ngoài ra, trên cơ sở thỏa thuận song phương, CNOOC sẽ hưởng 51% lợi ích từ hoạt động khoan thăm dò này.

    Việt Dũng (Theo Tin tức Bình luận Trung Quốc)
  10. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
    Mỹ: Guam sẽ là trung tâm tác chiến khi có xung đột biển Đông
    Thứ bảy 29/10/2011 15:59

    Ngày 21/10, mạng Guampdn.com của Mỹ đưa tin, đầu tháng này, báo chí Trung Quốc đã bàn về việc Mỹ tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ và căn cứ không quân Anderson ở Guam, cho rằng hành động của Mỹ là để phòng thủ sự tấn công của Trung Quốc.

    Trong đó, Mỹ đang tăng cường hạ tầng bảo vệ cho máy bay, nhiên liệu và thiết bị quan trọng, giúp nó có thể vượt qua mối đe dọa bom. Hình ảnh máy bay ném bom B-52 trên đường băng cũng xuất hiện trên báo chí Trung Quốc.

    Rất nhiều chuyên gia quốc phòng và ngoại giao cho rằng, nếu Trung-Mỹ phán đoán nhầm trong vấn đề Đài Loan, phát triển tình hình bán đảo Triều Tiên hoặc vấn đề can dự biển Đông, từ đó gây ra chiến tranh, thì Guam sẽ trở thành trung tâm tác chiến của Mỹ.

    Một bản báo cáo năm 2009 của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng, “nếu hai nước xảy ra xung đột, Mỹ sẽ trông cậy rất nhiều vào lực lượng quân sự đóng ở Guam”.

    Chuyên gia quốc phòng John Parker của mạng “An ninh Toàn cầu” cho rằng, vấn đề biển Đông là tiêu điểm mới xuất hiện trong quan hệ Trung-Mỹ, nếu không ứng phó thận trọng, có thể gây ra chiến tranh. Đối với hai nền kinh tế lớn nhất và đối tác thương mại quan trọng này của thế giới, các yếu tố có thể tránh được chiến tranh vẫn rất nhiều.

    Nhưng, chắc chắn rằng, Trung Quốc đang thể hiện thái độ "tự tin" mới.

    Joshua Kurlantzick, nhà nghiên cứu Đông Nam Á của Hiệp hội Quan hệ Ngoại giao Mỹ (CFR) cho biết, nếu các công ty Mỹ tuyên bố phát hiện tài nguyên dầu mỏ mới ở khu vực này, Trung Quốc sẽ cảm thấy không vui. Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” nói rằng, chiến tranh sẽ biến những mỏ dầu đang khai thác trở thành một “biển lửa”, và “các công ty dầu mỏ phương Tây cũng vội vàng tháo chạy khỏi khu vực này”.

    Ted Carpenters, chuyên gia quốc phòng của Viện nghiên cứu Cato cho biết: “Trung Quốc luôn tự cho mình tài giỏi, luôn gây ra sự cố”. Chủ trương lãnh thổ của họ ở biển Đông rất không hợp lý, Trung Quốc đã ngắm đúng vào tài nguyên ở biển Đông; ngoài ra, biển Đông còn được gọi là đường cao tốc của thế giới, bởi vì rất nhiều tàu thuyền của các nước phải đi qua đây.

    Parker nói, chủ trương của Trung Quốc là “hoang đường”; điều này chẳng khác nào tuyên bố họ sử dụng một bộ quy tắc khác với quy tắc quốc tế để xử lý vấn đề. Mỹ cho rằng, tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế là quyền lợi không thể cướp đoạt, còn Trung Quốc thì cho rằng chủ trương này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho họ.

    Parker cho biết: “Nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta có thể bị phong tỏa trong vịnh Mexico”. Theo Parker, nếu Mỹ đứng trước tình hình này, Guam sẽ trở thành tiền duyên, rất then chốt.

    Tương tự, học giả Thomas Menken của Học viện Chiến tranh Hải quân cho rằng: “Đối với Mỹ, Guam đang đóng vai trò ngày càng quan trọng”. Carpenters thì coi Guam là “pháo đài” của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

    Phần lớn các nhà nghiên cứu và bài viết cho rằng, những năm gần đây dư luận quan tâm đến Guam là do Mỹ sẽ chuyển 8.000 quân đang đóng ở Okinawa đến Guam vào năm 2014. Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ cần ứng phó với mối đe dọa của TQ đối với bá quyền của Mỹ, trong khi đó lực lượng quân sự của Guam sẽ đóng vai trò quan trọng trên phương diện này.

    Trong một tuyên bố, đại diện của Guam cho biết: “Guam đóng vai trò quan trọng trên phương diện bảo vệ sự ổn định của châu Á-Thái Bình Dương, tất cả đầu tư xây dựng quân sự sẽ giúp bảo đảm cho lực lượng không quân của chúng ta có thể đáp ứng phù hợp với rất nhiều đòi hỏi lợi ích của chúng ta ở khu vực này”.

    Tháng 6/2011, chính phủ Mỹ cho hay, công việc xây dựng quân sự ở Guam đến năm 2016 cần đầu tư vào 7,5 tỷ USD. Là một phần của Thỏa thuận với Nhật Bản về việc di chuyển quân Mỹ đóng ở Okinawa, Nhật Bản sẽ còn cung cấp các khoản vay 6 tỷ USD và 3,2 tỷ USD.

    Ngoài việc tăng cường phòng thủ cho căn cứ không quân Anderson, Mỹ cũng đã triển khai máy bay ném bom tàng bình B-2 và máy bay không người lái ở Guam, ngoài ra cũng đã neo đậu tàu ngầm động cơ hạt nhân và tàu sân bay.

    Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng, đến sau năm 2020 triển khai máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới có thể xuyên thủng không phận Trung Quốc; đồng thời họ còn có thể sử dụng máy bay không người lái.

    Đầu năm 2011, tạp chí “Lực lượng Không quân” Italia cho biết, ý đồ xây dựng quân sự Guam là triển khai quân đội đe dọa tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông. Dầu mỏ và nguyên vật liệu được vận chuyển qua tuyến đường này có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, trong khi đó kinh tế phát triển sẽ quay trở lại thúc đẩy sự phát triển sức mạnh quân sự.

    Tạp chí này còn viết: “Điểm tựa của chiến lược mới này là Guam, xuất phát từ đây có thể tiến hành tấn công các mục tiêu ở biển Đông. Đảo này cách duyên hải Trung Quốc 1.800 dặm Anh, có thể chịu được sự tấn công của tên lửa đạn đạo tầm trung. Một quan chức cấp cao của quân đội Mỹ trả lời rằng, chúng ta truyền đi tín hiệu cho Trung Quốc là chúng ta sẽ tăng cường lực lượng ở Guam”.

    Một bản báo cáo được Quốc hội Mỹ công bố vào tháng 9/2011 cho biết, các nhà bình luận quân sự của Trung Quốc thường nghi ngờ về việc Mỹ xây dựng quân sự ở Guam chủ yếu là nhằm vào Trung Quốc. Rất nhiều nghiên cứu ngoại giao và quốc phòng Mỹ cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc thường điều tàu ngầm tiến sát Guam, cảnh cáo Mỹ rằng Guam sẽ không phải là nới lánh nạn của quân Mỹ.

    Một bản báo cáo của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ công bố năm 2009 đã bàn về tính mỏng manh của Guam, cho rằng nếu hai nước Trung-Mỹ xảy ra xung đột, cảng Apra của căn cứ hải quân Mỹ sẽ rất quan trọng đối với tàu chiến Mỹ.

    Cảng này đã cung cấp cơ hội cho tàu ngầm đối phương lợi dụng tính mỏng manh của đảo này, áp dụng chiến thuật phi thông thường để gián tiếp tấn công quân đội Mỹ. Báo cáo này còn nhắc đến, các cuộc chiến tranh trong lịch sử cho thấy, tàu ngầm thường có thể phong tỏa bất ngờ căn cứ Guam.

    Một bản báo cáo do Bộ Quốc phòng công bố tháng 8/2011 cho biết, Guam rất yếu ớt khi đối mặt với mối đe dọa của tên lửa Trung Quốc. Trang 31 của bản báo cáo này là một bản đồ vẽ màu, đã thể hiện phạm vi có thể tấn công của các loại vũ khí Trung Quốc. Trong bản đồ này, Guam nằm trong phạm vi tấn công của tên lửa đạn đạo CSS-2 và máy bay ném bom H-6 (mang theo tên lửa hành trình đối đất) của Trung Quốc.

    Rất nhiều báo cáo nghiên cứu chính sách quốc phòng và ngoại giao cho rằng, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là có thể can dự sức mạnh ở chuối đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai, đồng thời có khả năng ngăn chặn quân đội Mỹ can dự khi cần thiết.

    Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mới xuất hiện được coi là một phần quan trọng của chiến lược này. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán máy bay chiến đấu này mãi đến năm 2018 mới có thể được triển khai. Menken cho rằng: “Tốc độ hướng ra ngoài của quân đội Trung Quốc nhanh hơn so với dự kiến của chúng ta”.

    Đông Bình (Theo Mil)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này