Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6212 người đang online, trong đó có 739 thành viên. 17:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34744 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Quân đội Trung Quốc vừa công bố việc thành lập Cục Qui hoạch Chiến lược trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu để đối phó với những thách thức mới.
    Theo Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Quách Bá Hùng, việc thành lập Cục Qui hoạch Chiến lược PLA là cụ thể hóa chỉ thị quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường chức năng quản lý chiến lược của Quân uỷ, nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng quốc phòng và quân đội.
    [​IMG]
    Trung tướng Thái Anh Đỉnh (người ngồi đầu bên trái) -Phó Tổng Tham mưu trưởng PLA được cho là sẽ phụ trách Cục Qui hoạch Chiến lược PLA. Ảnh: takungpao.com.

    Cục Qui hoạch Chiến lược là cơ quan chức năng đảm nhiệm qui hoạch phát triển quân đội, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Chức năng chính bao gồm: nghiên cứu các vấn đề chiến lược quan trọng, tổ chức hoạch định các kế hoạch phát triển, xây dựng và phương án cải cách quân đội, đề xuất kiến nghị bố trí các nguồn lực chiến lược và kiểm soát vĩ mô của quân đội, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều Tổng cục và nhiều lĩnh vực, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện qui hoạch, kế hoạch xây dựng quân đội.
    “Tứ hải” chịu sức ép chiến lược
    Trong thời kì nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông, Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ đã thành lập một Tiểu ban Chiến lược, do nguyên soái Lưu Bá Thừa đứng đầu, có chức năng nghiên cứu chiến lược vĩ mô. Nhưng, Tiểu ban Chiến lược không chú trọng công tác thường xuyên, trong nhiều trường hợp, hoàn toàn không phải là một cơ quan thường trực.

    Khi đó, các chiến lược lớn quốc gia (chiến lược phát triển quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia), chiến lược quân sự, chiến lược hạt nhân… thường do chủ tịch Mao Trạch Đông quyết định, Lưu Bá Thừa cũng không có ảnh hưởng quá lớn.
    Sau khi kết thúc cách mạng văn hoá, Tiểu ban Chiến lược cải tổ thành Ủy ban Chiến lược, lúc đầu do La Thuỵ Khanh đứng đầu, đã gách vác rất nhiều nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược so với trước đây.


    Hải quân được xác định là lực lượng nòng cốt của Trung Quốc tại Thái Bình Dương.
    Nhưng theo các chuyên gia Trung Quốc đương quyền, Tiểu ban Chiến lược hay Uỷ ban Chiến lược của Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ đều nặng về nghiên cứu cấp độ chiến lược vĩ mô, phần lớn là các chương trình nghiên cứu dài hạn. Vả lại, Tiểu ban Chiến lược hay Uỷ ban Chiến lược phần lớn được bố trí cho các vị nguyên lão, trọng thần PLA có ý nguyện nghiên cứu chiến lược, không có năng lực tham mưu đầy đủ. Vì vậy, phục vụ thiếu hiệu quả cho người đứng đầu Quân uỷ.
    Về nghiên cứu cấp độ chiến lược vi mô, hay còn gọi là các chương trình nghiên cứu ngắn hạn, Quân uỷ Trung ương vẫn uỷ thác cho Bộ II (Tình báo), Bộ III (Kỹ thuật – do thám, chặn sóng vô tuyến) và các cơ quan như Viện Khoa học Quân sự, Viện Nghiên cứu Chiến lược - Đại học Quốc phòng.

    Những cơ quan này giỏi nghiên cứu cấp độ chiến lược vi mô, các chương trình nghiên cứu có tính mục đích rất cao, có giá trị sử dụng rất lớn. Nhưng nhóm tham mưu ít kinh nghiệm, thiếu các thành quả nghiên cứu chiến lược vĩ mô, tức là cấp độ chiến lược lớn.
    Từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc chịu sức ép ngoại giao và quân sự từ bên ngoài ở khu vực duyên hải, bao gồm 4 phương hướng là biển Hoàng Hải (Mỹ-Hàn tập trận chung), biển Hoa Đông (tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật-Trung), eo biển Đài Loan (thế lực “Đài Loan độc lập” khiêu khích) và Nam Hải ( tức Biển Đông, xảy ra tranh chấp chủ quyền). Đây là cuộc khủng hoảng “tứ hải” (4 vùng biển). Ở cả 4 hướng đều thấp thoáng bóng dáng của Mỹ và đồng minh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

    Hơn nữa, sau khi Obama lên làm Tổng thống Mỹ, nhiều lần nhấn mạnh cần phát huy vai trò “sức mạnh thông minh”. Ở đây, sức mạnh thông minh là sự kết hợp vận dụng khéo léo giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng. Khi hai bên đều triển khai sức mạnh thông minh, thì hai bên đều cần nhấn mạnh đến tính tất yếu và tầm quan trọng của nghiên cứu chiến lược.
    Lịch sử chứng minh rằng, sự thịnh suy của quốc gia ở mức độ rất lớn tùy thuộc vào tư duy chiến lược có đúng đắn hay không. Tư duy chiến lược là trình độ cao nhất của nghệ thuật quyết sách. Lấy Mỹ làm ví dụ, nếu nói vềsự phát triển hùng hậu của kinh tế tài chính, khoa học công nghệ, giáo dục, công nông nghiệp, sức mạnh vô song của lực lượng tấn công quân sự, thì Mỹ đứng đầu trong thế giới đương đại.

    Cuối thế kỷ trước, sức mạnh quốc gia Mỹ ngạo mạn trước thế giới, có đầy đủ nguồn lực để sử dụng trên các phương diện ngoại giao, kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, quân sự.
    Nhưng, chưa đến 10 năm, ở ngoài nước, Mỹ bị sa lầy lâu dài trong cuộc chiến tranh chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan; còn ở trong nước, bị mắc kẹt trong cơn bão tài chính, khiến cho kinh tế thiếu sức sống trong nhiều năm.

    Về thể chế chính trị, cơ chế quyết sách và các nền tảng nâng đỡ tài chính kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục, công nông nghiệp, các điều kiện khách quan của Mỹ cơ bản vẫn không thay đổi, nhưng tình hình quốc gia lại xuất hiện dấu hiệu xuống dốc mang tính giai đoạn. Rốt cuộc hiện tượng này là do Mỹ sai lầm về cấp độ chiến lược lớn.
    Tình hình này cho thấy, đối với sự thịnh suy của một nước, tầm quan trọng của vạch kế hoạch chiến lược không thua kém gì thể chế, cơ chế và các nền tảng nâng đỡ của một nước. Từ trước đến nay, “lạc hậu sẽ bị ức hiếp”, “lạc hậu” ở đây không chỉ về kinh tế, khoa học công nghệ, mà còn ở cả quan niệm chiến lược và sức mạnh quân sự.
    Trung Quốc xác định lấy quan điểm phát triển khoa học để trị quốc, trị quân, tất yếu đòi hỏi phải coi trọng nghiên cứu chiến lược trên các cấp độ, đồng thời làm nổi bật đầy đủ ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu chiến lược. Theo đó, Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ đã phê chuẩn thành lập Cục Qui hoạch Chiến lược trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu PLA.
    Phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp xu thế “hợp thành”
    Trung Quốc thành lập Cục Qui hoạch Chiến lược PLA đã gây chú ý đặc biệt đối với dư luận Đài Loan. Tờ “Want Daily” Đài Loan suy đoán, Phó Tổng tham mưu trưởng PLA, Trung tướng Thái Anh Đỉnh (sinh năm 1954, trải nghiệm lâu dài ở Đại quân khu Nam Kinh) sẽ được phân công quản lý Bộ Quy hoạch Chiến lược, đồng thời Trung Quốc sẽ dùng bộ này để ứng phó với tình hình eo biển Đài Loan.
    Nhưng nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc đã bác bỏ quan điểm này, cho rằng TQ không phải là quốc gia đầu tiên thành lập Cục Qui hoạch Chiến lược, và quân đội nhiều nước phương Tây cũng có cơ quan tương tự.
    [​IMG]
    Quân đội Trung Quốc tập trận đổ bộ. Ảnh: Chinareviewnews.com.

    Có chuyên gia cho biết, quân đội Ấn Độ cũng có cơ quan qui hoạch chiến lược, nhưng tương đối phân tán. Cấp độ quyết sách chiến lược quân sự cao nhất Ấn Độ là Ủy ban An ninh Quốc gia, trực thuộc có Tiểu ban Chính sách Chiến lược. Dưới Bộ Quốc phòng Ấn Độ có một Ủy ban Quốc phòng tổng hợp, do Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng lãnh đạo.
    Theo chuyên gia quân sự Lý Kiệt, trong 5 chức năng lớn, Cục Qui hoạch Chiến lược PLA có một chức năng là “phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiều Tổng Cục, nhiều lĩnh vực”, tức là có chức năng phối hợp các cơ quan nội bộ trong quân đội,

    khi cần thiết còn có thể phối hợp với các cơ quan Đảng và chính quyền. Chẳng hạn, trong vụ tàu Trung Quốc bị tiến công trên sông Mekong vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã cho biết, nếu có nhu cầu, quân đội có thể hỗ trợ. Sau này, chức năng phối hợp này sẽ giao cho Cục Qui hoạch Chiến lược phụ trách.
    Chuyên gia quân sự La Viện cho rằng: “Trung Quốc cần có một cơ quan qui hoạch thống nhất, tiến hành lập kế hoạch đối với các vấn đề chiến lược toàn cục, xem xét vấn đề tác chiến chiến lược có tính vĩ mô và dự báo hơn”. “Qui hoạch chiến lược của Trung Quốc là một qui hoạch mang tính toàn cục, nhưng có trọng điểm”.
    La Viện nói: “Trong giai đoạn mới, nhiệm vụ của quân đội Trung Quốc yêu cầu cần bảo đảm chắc chắn cho lợi ích quốc gia. Khi lợi ích quốc gia mở rộng đến lĩnh vực nào, quân đội cũng cần bảo vệ đến lĩnh vực đó”.
    Tự tin hơn, chủ động hơn trong khu vực và trên toàn cầu
    Tờ “Hoa Nam buổi sáng” ngày 23/11 cho rằng, cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc cần xây dựng sự “tự tin” trên toàn cầu, Cục Qui hoạch Chiến lược PLA được thành lập giúp xác định tốt hơn vai trò của PLA. Phó Chủ tịch Ủy ban Quân ủy Trung ương Quách Bá Hùng cho rằng, cơ quan mới sẽ nâng cao trình độ khoa học hóa cho công tác quản lý chiến lược của PLA.
    Chuyên gia quân sự Nghê Lạc Hùng cho rằng, cơ quan mới sẽ giúp cho PLA học được cách phát huy vai trò của quân đội một nước lớn, như Trung Quốc làm thế nào khi “chủ quyền biển Đông bị khiêu khích”.
    Theo chuyên gia quân sự Tống Hiểu Quân, cơ quan này sẽ tạo ra hệ thống tư tưởng “tự tin” cho PLA, khuyến khích bảo vệ sự “tôn nghiêm” của Trung Quốc trên toàn cầu.

    “PLA sẽ xây dựng khung an ninh mới cho phương hướng phát triển tương lai, và đặt lên hàng đầu việc xây dựng quan điểm an ninh lấy Trung Quốc làm chủ đạo”. Ông cho biết, lập trường của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông không rõ ràng, khiến cho các nước liên quan lần lượt tìm kiếm sự giúp đỡ của Mỹ.
    “Chúng ta cần giành lại quyền chủ động… Tại sao chúng ta luôn tuân theo quy tắc trò chơi của các nước phương Tây?”.
    Báo chí Hồng Kông cho rằng, do PLA muốn đánh thắng cuộc chiến tranh hiện đại, đặc biệt là chiến tranh thông tin, cần phối hợp chỉ huy và tình báo giữa các bộ ngành, các quân chủng, các cơ quan lớn, nên cần phải có một cơ quan chiến lược.
    BDN ( nguồn: Báo GDVN)
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BẾP NÚC TRƯỜNG SA


    [​IMG]
    Mai Thanh Hải Blog - Ra Trường Sa, ít có người tìm hiểu về công tác Hậu cần, cụ thể là nấu nướng - ăn uống, mà toàn say sưa với những chủ đề "đao to búa nhớn" khác.

    Ối Chà! Các cụ ngày xưa đã chả đúc kết "thực túc, binh cường" - ăn uống có đầy đủ thì quân đội mới chiến đấu giỏi.

    Ở cái nơi đầu sóng ngọn gió, cái gì cũng phải vận chuyển - tiếp tế từ đất liền ra (trừ nắng, gió, biển, cát, san hô và... bão), mà không vun vén, chăm lo để trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, bộ đội cũng phải no bụng, đủ chất (chưa nói đến "cơm dẻo, canh ngọt"), thì làm sao mà căng mắt, thính tai canh bọn cướp biển và có báo động, chỉ trong tích tắc đã vọt xuống công sự, giương súng pháo sẵn sàng đập nát mặt quân cắn trộm?..
    [​IMG]

    Cái thằng mình, thuộc dạng hay... lo ăn (Hi! Hi! Xấu tính thế chứ), nên cứ sểnh ra khỏi nhà là lo cho cái bụng.

    Chả thế mà mỗi lần đi Trường Sa, ngoài "công tác chuẩn bị cá nhân" (muối vừng, muối ớt, ruốc thịt, mì tôm...), khi xuống tàu - lên đảo, mình đều hóng hớt, đu đưa với anh em Hậu cần, anh nuôi để "yên tâm công tác". Hí! Hí!. Và dĩ nhiên, những lần ngồi buôn dưa, làm bếp với bộ đội, cũng có ối chuyện và kinh nghiệm để kể, về chuyện: Bếp núc Trường Sa.

    Chuyện tăng gia sản xuất, giống kiểu "trồng cây gì, nuôi con gì" ở các đảo nổi, đảo chìm, nhà giàn, tàu trực... mình chả nói nữa, vì các đồng nghiệp viết nát ra rồi.

    Thậm chí có đồng nghiệp ra Trường Sa, thấy cái gì cũng... bị viết hết rồi, bí đề tài, quay ra viết về chó - lợn và tỉ mẩn kiểm đếm, so sánh với quân số đơn vị, tương lên mặt báo, khiến Tổng cục Chính trị điên hết cả người (vì làm "lộ bí mật quân sự"), tức tốc gửi văn bản yêu cầu kỷ luật, làm không chỉ người viết mà cả Ban Biên tập cũng ngớ người, chả hiểu... "viết tốt về bộ đội Trường Sa như vậy, có lý gì mà bị phàn nàn". (Hu! Hu!. Đầu nhiều đất quá, nhục thế chứ!).

    Với mình, lần nào gặp anh em hậu cần Trường Sa - DK, cũng phục lăn trước những sáng kiến và cách làm rất độc đáo, để dự trữ - bảo quản thịt thà, rau quả tươi sống dài ngày, phục vụ cho bữa ăn bộ đội và đặc biệt là trong mọi điều kiện thời tiết, bất thường, mỗi bếp ăn vẫn nổi lửa đều đặn ngày 3-4 lần
    [​IMG]

    Nói thêm chỗ này phát. Chả là Bộ đội Đặc công nước, tàu mặt nước đi biển, nhân viên kỹ thuật phục vụ ban bay, trực sẵn sàng chiến đấu, bộ đội làm nhiệm vụ trên đảo... có khẩu phần ăn tập đêm và khẩu phần phụ, ăn thêm theo quy định nên mới có thêm bữa thứ 4, để lính ta no cái bụng, tinh con mắt, chắc cái tay và minh mẫn cái đầu.

    Qua những lần thực tế này, mình càng thấy anh em anh nuôi - cấp dưỡng... siêu giỏi. Này nhé, tàu đi biển gặp thời tiết xấu, biển động cấp 7-8, sóng cao ngất đầu, tất cả mọi thứ đều phải chằng buộc chặt cứng, duy có người chả biết buộc vào đâu, cứ ngoi lên ngụp xuống thùm thụp, đầu đập vào thành tàu cồng cộc, nôn hết mật xanh mật vàng...

    Thế nhưng các anh nuôi và bộ phận bếp, vẫn phải lấy thừng buộc ngang người làm dây bảo hiểm, lần cầu thang xuống hầm lạnh lấy lương thực - thực phẩm, lảo đảo mang lên, lại buộc thừng ngang mình vào cột sắt trong bếp, với những bếp dầu cũng đã được hàn - buộc chắc chắn, nổi lửa nấu ăn cho anh em.

    Trên các đảo nổi, đảo chìm cứ tưởng chắc chắn hơn trên tàu, nhưng cũng chả phải. Mùa mưa bão, cả đảo co mình giữa mịt mù sóng gió, bão dông.
    [​IMG]Có những khi bão lớn, bộ đội phải ôm ba lô xuống hết hầm ngầm, công sự giữ vũ khí, khí tài, sau mới đến nước ngọt, đồ ăn.

    Cánh bếp núc hậu cần, dẫu không phải xếp súng lau đạn, nhưng cũng phải giữ từng lon nước ngọt, chai dầu hỏa, túi gạo, phong lương khô để "sống sót lâu dài" và vẫn bò dưới gió, phơi lưng dưới mưa để nổi lửa nấu đồ ăn cho lính, trong điều kiện có thể.

    Thời gian qua, Trường Sa đã được đầu tư rất nhiều về mọi mặt.

    Đặc biệt năm rồi, hình như Trường Sa trở nên... bội thực với bà con, bởi có thời điểm cứ mở tivi là thấy trực tiếp này, giao lưu nọ về Trường Sa, hết kênh này đến kênh khác, từ địa phương này đến địa phương khác (đến mức mấy cu em mình Lữ 146, từ ngoài đảo lẫn trong bờ, phải nhắn tin, gọi điện hỏi mình: "Bọn anh lấy đâu ra nhiều chữ thế? Bọn em sống hàng ngày ngoài này, cũng chả bao giờ thấy") và hiện nay thì lại... phình phường.
    [​IMG]


    Không chỉ "món ăn tinh thần", bà con còn rất quan tâm bằng vật chất, rõ nhất là góp gạch đá, mua máy phát điện, năng lượng mặt trời, tivi - đầu máy... cho Trường Sa. Kết quả của việc mua sắm ú hụ, theo kiểu "kẻ ăn không hết, người lần không ra" này, mình chả nói, ai đi rồi thì biết.

    Chỉ ước cái điều mà hết thảy những người đã - đang ở đảo, DK, tàu trực và những người đã ra với nơi biển đảo xa xôi ấy, đều muốn: Cái bụng của bộ đội, phải được ưu tiên đầu tiên.

    Bao năm đã trôi qua, chuyện nấu ăn bằng bếp dầu, ở đất liền, có chăng là ký ức của thời bao cấp thiếu thốn, đói khổ. Đã qua cái thời nấu nướng bằng rơm rạ, bếp dầu, củi mục, trấu mùn...

    Than tổ ong, có tồn tại cũng chỉ trong những hàng cơm bình dân rẻ tiền, toàn chế biến bằng những đồ thiu thối, bỏ thừa, nhập lậu từ Tàu khựa.
    [​IMG]
    Hoặc thêm chút, than tổ ong được dùng làm "vũ khí" chống đối của những cư dân Keangnam thừa tiền, thích cuộc sống Tây phương hiện đại, bị lừa biến thành... cừu có hệ thống, điên lắm những cũng đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", nay mới tỉnh ngộ, tìm lại được trí khôn, mang ra đốt để phản đối BQL đóng cửa, sập cầu thang, cắt điện - nước...

    Năm 1988, chúng ta không chỉ mất đảo ở Trường Sa không chỉ bởi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo, mà còn do không đáp ứng nổi điều kiện ăn ở, khiến cả phân đội Hải quân phải ngậm ngùi rút khỏi đảo chìm, sau vài tháng ăn lương khô, uống sương đêm, ngâm mình cả ngày dưới nước.

    Cũng từ năm 1988 (trước đó là từ 1975), bữa cơm của những người lính giữ đảo, chưa khi nào hết ám khói bếp dầu hỏa, gỗ thông thùng đạn, củi mục dàn giáo xây công trình...

    Người ta có thể lo cho bộ đội rất nhiều thứ to tát, nhưng nỗi ám ảnh mùi dầu, mùi khói và những món rau đóng hộp, phơi khô, lương khô bánh khảo... nếu vẫn còn trong tâm trí mỗi người lính, thì mọi sự chăm lo về tinh thần, như máy thu hình xem "Chúng tôi là chiến sĩ", đầu video để hát đi hát lại đĩa karaoke nhạc đỏ... sẽ chỉ là bề nổi, chứ chưa nói là được chăm lo chu đáo, vẹn toàn.

    Ngày 22/6/1952, tại Hội nghị Cung cấp toàn quân (tiền thân của ngành Hậu cần Quân đội ngày nay), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đối với chiến sĩ phải săn sóc họ làm sao cho họ đủ ăn, đủ mặc, đủ súng, đủ thuốc..". Điều này, chúng ta đã làm được, nhưng cái sự "săn sóc đủ ăn" này, còn cần thay đổi nhiều lắm. Đó là chưa kể đến vế sau, không kém phần quan trọng: "Các chú phải làm thế nào một bát gạo, một đồng tiền, một viên đạn, một viên thuốc, một tấc vải phải đi thẳng đến chiến sĩ”.

    Những người bảo vệ Trường Sa, hình như đang rất mong chờ, sự cải thiện mới, từ mỗi bữa ăn...
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    [​IMG]
    Bếp nấu của đơn vị Công binh Hải quân xây dựng đảo X [​IMG]
    Tận dụng vỏ thùng, cây giáo làm củi đun và anh nuôi đang kho thịt đấy nhá... [​IMG]
    Vẫn là gỗ chẻ ra từ các vỏ thùng đựng vũ khí, khí tài, thiết bị ở bếp của 1 đơn vị Công binh HQ xây đảo Y [​IMG]
    Bếp ăn nhỏ hẹp tận dụng không gian hẹp trên đảo chìm K và đun bằng bếp dầu
    [​IMG]
    [​IMG]
    Duy nhất 1 chiếc bếp dầu , nấu ăn cho toàn đảo chìm Z [​IMG]
    Đồ ăn dự trữ trong bếp của đảo chìm B [​IMG]
    Bữa ăn trưa trên tàu: Thành quả sự cố gắng của anh em hậu cần [​IMG]
    Đây là "bè lũ báo chí hóng hớt" tụi mình. Ăn bữa tối, trên đường từ Cam Ranh ra Trường Sa. Thấy thời tiết đẹp, trời yên biển lặng, cả bọn nì nèo chỉ huy tàu cho mang cơm ra ra boong mũi, trải chiếu mang bia rượu (giấu trộm, mang lên tàu)... để nhậu nhẹt 1 trận tưng bừng, vì từ mai tới vùng biển Trường Sa, bắt đầu chuyến công tác gian khó. [​IMG]
    Nấu cơm bằng chảo gang trên đảo C [​IMG]
    Thực phẩm dự trữ trên tàu trực [​IMG]
    Bếp nấu trên tàu [​IMG]
    Bếp dầu mới cứng, cho 1 phân đội DK [​IMG]
    Nướng cá bằng... sách báo [​IMG]
    Chạn bát thiên nhiên, độc nhất vô nhị
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/The-gioi/468424/Hoi-dam-quan-su-song-phuong-My---Trung.html
    Thứ Năm, 08/12/2011, 08:02 (GMT+7)
    Hội đàm quân sự song phương Mỹ - Trung


    TT - Các quan chức Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ đã hội đàm song phương nhằm kiểm soát rủi ro và tránh những đánh giá sai lầm giữa quân đội hai nước cùng nhiều vấn đề liên quan trong khu vực.
    Theo Tân Hoa xã ngày 7-12, cuộc hội đàm giữa Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Michele Flournoy và Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên diễn ra trong lúc quan hệ hai nước thời gian qua có nhiều trục trặc. Vào tháng 9, Washington công bố kế hoạch nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan và việc này đã khiến Bắc Kinh phật ý.
    Theo Reuters, các bước triển khai nhằm tăng cường sự hiện diện của Mỹ gần đây tại châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama khiến Bắc Kinh lo ngại là một phần của chính sách bao vây Trung Quốc.
    Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối việc Mỹ đưa 2.500 quân đến Úc và cảnh báo động thái này có thể làm xói mòn lòng tin và thổi bùng sự đối kháng kiểu chiến tranh lạnh. Bởi như ông Lưu Khánh, giám đốc khoa nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, trên Trung Quốc Nhật Báo, nhận định: “Úc chỉ là con tốt trong sự dàn xếp này, trong khi Mỹ mới thật sự đứng sau điều khiển”.
    Hội đàm quốc phòng thường niên giữa Trung Quốc và Mỹ bắt đầu từ năm 1997 theo thỏa thuận giữa chủ tịch Giang Trạch Dân và tổng thống Bill Clinton.
    Trong một diễn biến khác, ngày 6-12, như Tân Hoa xã cho biết, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi hải quân Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu và đẩy mạnh hiện đại hóa để giữ gìn an ninh quốc gia.
    Trước Ủy ban quân ủy trung ương mà ông là chủ tịch, ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu lực lượng hải quân “đẩy nhanh hiện đại hóa” và “tăng cường chuẩn bị sẵn sàng cho chiến đấu” nhằm “giữ gìn an ninh quốc gia và hòa bình thế giới”.


    VIỆT PHƯƠNG


    Các đội quân xâm lược khi đến Việt Nam như Pháp , Mỹ , Nhật ... đều đi bằng tàu thuỷ ( Pháp và Mỹ đều chọn Đà Nẵng là nơi đổ bộ đầu tiên ! ).
    Vây tại sao người Việt Nam là dân tộc duy nhất gọi người Hán là người Tàu ? Và chỉ người Trung Quốc mới mang cái tên chẳng chút dính dáng gì đến " Trung Hoa " hay China ?

    Vì từ ngàn xưa , người Hán đến Việt nam đi từ dưới tàu lên cướp phá tàn sát ...
    Cái tên " Tàu " từ xưa để chỉ bọn hải tặc , sau đó để chỉ chung người Trung Quốc , những người đến đây với mộng xâm lăng dù đã không ít lần phải vùi thây dưới đáy sông Hồng , Như Nguyệt , Bạch Đằng , Chương Dương , Hàm Tử ...
    Có thể nhiều người trong chúng ta bây giờ không hiểu hết ý nghĩa của cái từ pha lẫn khinh miệt và căm ghét này !

    Ba Tàu , ba Chệt , khựa ... ai bảo rằng đó là những từ mang ý nghĩa tôn trọng , hữu hảo ?
  4. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    Tụi TQ giờ chỉ lo bản thân thôi, chúng k còn đoàn kết đâu
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Tư, 07/12/2011, 10:11 (GMT+7)
    Trung Quốc: bắt hơn 600 nghi phạm buôn trẻ em


    TTO - Cảnh sát Trung Quốc đã giải cứu 178 trẻ em bị bắt cóc và bắt được 608 nghi phạm sau sáu tháng điều tra hai băng nhóm cực kỳ nguy hiểm tại mười tỉnh của nước này, theo Nhật báo Trung Quốc ngày 7-12.
    >> Nạn buôn trẻ em ở Trung Quốc

    [​IMG]
    Trẻ em được giải thoát khỏi những nhóm buôn người được chăm sóc tại một cơ sở chính sách ở thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến vào ngày 1-12-2011 - Ảnh: Xinhua
    “Tất cả các em đều đã được chuyển đến các cơ sở an toàn. Một vài em bị ốm và đang được điều trị”, đội trưởng chống buôn người Chen Shiqu thuộc Bộ ******* cho biết.
    Nạn nhân chủ yếu là các bé trai, độ tuổi từ một tháng đến bốn năm tuổi. Hiện các em đang được những nữ ******* chăm sóc. Bộ Dân sự sẽ sắp xếp nơi ở tạm thời cho các em tại một số nhà trẻ trước khi tiến hành tìm kiếm ba mẹ cho những nạn nhân nhỏ tuổi.
    Chiến dịch do Thứ trưởng Bộ ******* Zhang Xinfeng chủ trì và huy động hơn 5.000 cảnh sát. Kết quả đã bắt được 608 nghi phạm buôn bán trẻ em. “Chúng tôi sẽ xử lý không khoan nhượng với những kẻ buôn bán trẻ em”, ông Chen khẳng định.
    Ông Chen cho biết đầu mối của cuộc điều tra có được vào tháng 5, khi cảnh sát tỉnh Tứ Xuyên đang giải quyết một vụ tai nạn giao thông thì phát hiện nghi vấn dẫn đến tên Cai Lianchao. Tên này được cho là thủ lĩnh của một nhóm đã bán 26 trẻ em qua tỉnh Hà Nam. Tháng 8, các thám tử ở tỉnh Phúc Kiến đã phát giác một hoạt động buôn bán trẻ em quy mô khác do tên Chen Xiumei dẫn đầu.
    Hai vụ việc này khiến Bộ ******* quyết định vào cuộc. Đội điều tra đặc biệt được thành lập vào tháng 9, và 608 nghi phạm bị bắt trong một chiến dịch thống nhất vào ngày 30-11. Từ khi Trung Quốc phát động chiến dịch đặc biệt chống buôn người vào tháng 4-2009, cảnh sát nước này đã bắt được 7.025 tên tội phạm và giải thoát hơn 18.500 trẻ em, gần 35.000 phụ nữ.
    TẤN KHOA (Theo China Daily)


    Người mà buôn bán như gà !
    Văn minh đạo đức Trung Hoa đâu rồi ?
    Tự xưng là đám con trời !
    Nhân - Nghĩa - Trí - Tín ... trò cười hôm nay !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_định_Phân_định_Vịnh_Bắc_Bộ

    Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm
    [​IMG] [​IMG]
    Công ước Pháp-Thanh 1887 lấy cửa sông Bắc Luân làm đường biên giới, cắt bỏ mũi Bạch Long (Paklung)


    Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ là thoả hiệp ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 giữa chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt NamCộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địavùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ. Đây là kết quả sau nhiều đợt đàm phán kể từ năm 1973. Hiệp định này thay thế Công ước Pháp-Thanh 1887.
    Mục lục

    [ẩn]
    [sửa] Điểm phân định

    Hiệp ước có 11 Điều, trong đó Điều II xác định 21 điểm nối tuần tự từ cửa sông Bắc Luân ra đến cửa Vịnh chia Vịnh Bắc Bộ ra làm hai[1]. Cửa Vịnh lấy đường thẳng từ đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam đến mũi Oanh Ca, đảo Hải Nam, Trung Hoa. Bản đồ với 21 điểm phân định.
    [​IMG] [​IMG]
    Vịnh Bắc Bộ phân chia theo Công ước Pháp-Thanh 1887


    [​IMG] [​IMG]
    Vịnh Bắc Bộ phân chia lại vào năm 2000


    Điểm số 1: vĩ độ 21°28'12".5 Bắc, kinh độ 108°06'04".3 Đông
    Điểm số 2: vĩ độ 21°28'01".7 Bắc, kinh độ 108°06'01".6 Đông
    Điểm số 3: vĩ độ 21°27'50".1 Bắc, kinh độ 108°05'57".7 Đông
    Điểm số 4: vĩ độ 21°27'39".5 Bắc, kinh độ 108°05'51".5 Đông
    Điểm số 5: vĩ độ 21°21'28".2 Bắc, kinh độ 108°05'39".9 Đông
    Điểm số 6: vĩ độ 21°27'23".1 Bắc, kinh độ 108°05'38".8 Đông
    Điểm số 7: vĩ dộ 21°27'08".2 Bắc, kinh độ 108°05'43".7 Đông
    Điểm số 8: vĩ độ 21°16'32" Bắc, kinh độ 108°08'05" Đông
    Điểm số 9: vĩ độ 21°12'35" Bắc, kinh độ 108°12'31" Đông
    Điểm số 10: vĩ độ 20°24'05" Bắc, kinh độ 108°22'45" Đông
    Điểm số 11: vĩ độ 19°57'33" Bắc, kinh độ 107°55'47" Đông
    Điểm số 12: vĩ độ 19°39'33" Bắc, kinh độ 107°31'40" Đông
    Điểm số 13: vĩ độ 19°25'26" Bắc, kinh độ 107°21'00" Đông
    Điểm số 14: vĩ độ 19°25'26" Bắc, kinh độ 107°12'43" Đông
    Điểm số 15: vĩ độ 19°16'04" Bắc, kinh độ 107°11'23" Đông
    Điểm số 16: vĩ độ 19°12'55" Bắc, kinh độ 107°09'34" Đông
    Điểm số 17: vĩ độ 18°42'52" Bắc, kinh độ 107°09'34" Đông
    Điểm số 18: vĩ độ 18°13'49" Bắc, kinh độ 107°34'00" Đông
    Điểm số 19: vĩ độ 18°07'08" Bắc, kinh độ 107°37'34" Đông
    Điểm số 20: vĩ độ 18°04'13" Bắc, kinh độ 107°39'09" Đông
    Điểm số 21: vĩ độ 17°47'00" Bắc, kinh độ 107°58'00" Đông
    Điểm 1 đến 9 phân định hải phận; điểm 9 đến 21 chia vùng đặc quyền kinh tế.[2]
    Hiệp định được ký bởi Nguyễn Dy Niên, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, và Đường Gia Triền, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Cộng. Ngày 15 tháng 6, 2004 hiệp định thông qua Quốc hội Việt Nam khoá XI và lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn diễn ra ngày 30 tháng 6.
    [sửa] Dư luận

    Tuy Hiệp định được ký từ năm 2000 nhưng mãi đến năm 2004 chính phủ mới công bố những toạ độ chính xác nên trong dân gian có sự bất bình, không tán thành hiệp định vì cho rằng chính phủ đã nhượng bộ cho Trung Quốc quá nhiều.[3] Cuộc phân tích đường trung tuyến trong Vịnh do Quỹ Nghiên cứu Biển Đông thực hiện cho thấy bên Việt Nam bị lấn ở quần đảo tỉnh Quảng Yên, vùng cửa Ba Lạt và khu vực Hà Tĩnh đối chiếu với bờ tây đảo Hải Nam của Trung Quốc.[4]
    Một
    [sửa] Chú thích

    1. ^ Nhân Tuấn Ngô Quốc Dũng. Biên-giới Việt-Trung 1885-2000. Marseille: Dũng Châu, 2005. trang 438-440.
    2. ^ Maritime Conflict and Cooperation in Sino-Vietnamese Relations
    3. ^ Nguyễn Ngọc Phách. Việt-sử đương-đại qua 200 câu vè bất-hủ. Melbourne: NNP, 2007. trang 246.
    4. ^ "Nhìn lại Hiệp định Vịnh Bắc Bộ sau 10 năm" đăng trên BBC
    [sửa] Liên kết ngoài

    thứ trưởng Lê Công Phụng trả lời báo chí về hiệp định xác định biên giới (xem mục "Chính sách đối ngoại" rồi tìm ngày 4-10-2002)

    Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hiệp_định_Phân_định_Vịnh_Bắc_Bộ&oldid=5119094
    Thể loại:



    Công cụ cá nhân

    Không gian tên

    Biến thể



    Xem

    Tác vụ


    Tìm kiếm

    [​IMG]




    Xem nhanh


    Tương tác


    In/xuất ra


    Công cụ




  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc tăng cường đối phó với bất ổn xã hội


    TT - Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cảnh báo kinh tế suy thoái có thể gây ra bất ổn xã hội và yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực này bằng việc cắt giảm chi tiêu phung phí, cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội để không khiến người dân bức xúc.

    [​IMG]
    Lao động ở Đông Quản, tỉnh Quảng Đông đã lật nhào xe cảnh sát - Ảnh: weibo.com
    Từ tháng 6 đến tháng 9-2011, tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc đã giảm từ 9,5% xuống 9,1% so với ba tháng trước đó. Sản xuất đang giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua. Tân Hoa xã cho rằng kinh tế biến động, cộng với nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo... đã dẫn tới nhiều cuộc biểu tình ở Trung Quốc.
    Người dân phẫn nộ cho rằng họ không được chính quyền bảo vệ khi có nguy hiểm xảy ra. Ngày 2-12, hơn 1.000 công nhân ở nhà máy điện tử quốc tế Hi-P của Singapore tại Thượng Hải đã đình công hai ngày do hàng loạt lao động bị mất việc. Tháng trước, hơn 7.000 công nhân ở tỉnh Quảng Đông đã đình công để phản ứng việc tăng ca của giới chủ lao động; sản xuất ở các nhà máy sản xuất giày New Balance, Adidas và Nike phải đình trệ, một số người đã đụng độ với cảnh sát.
    Ông Chu Vĩnh Khang đã nhắc lại với chính quyền tại chín tỉnh và khu tự trị miền bắc Trung Quốc cần có nhiều nỗ lực hơn để đẩy mạnh quản lý xã hội phù hợp với hệ thống kinh tế thị trường ở Trung Quốc hiện nay. Theo Tân Hoa xã, tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây và Nội Mông là những nơi tiềm ẩn bất ổn xã hội rất lớn.
    MỸ LOAN


    :-":-":-":-":-":-"
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thứ Tư, 07/12/2011, 07:38 (GMT+7)

    Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt: Cấp chứng nhận xuất xứ lỏng lẻo

    TT - Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi.

    [​IMG]
    Trụ sở Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (100% vốn Trung Quốc) tại Đồng Nai - đơn vị vừa bị phát hiện nhập hàng Trung Quốc về sau đó dán mác VN vào - Ảnh: T.T.D.>> Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt
    Đối với các thị trường ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp xuất hàng bắt buộc phải có C/O mới được hưởng sự ưu đãi đó. Trong khi đó, theo các doanh nghiệp, dù hàng đã lọt cửa hải quan nhưng khâu C/O làm chặt, doanh nghiệp gian lận vẫn không thể đưa hàng vào nước nhập khẩu, hoặc không được hưởng ưu đãi thuế.
    Chỉ kiểm tra trên... giấy
    Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay thủ tục cấp C/O khá đơn giản. Tại TP.HCM, doanh nghiệp có thể xin cấp C/O tại hai nơi là Phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tại TP.HCM và Phòng Thương mại và công nghiệp VN. Anh Nguyễn Văn Hưng, nhân viên xuất nhập khẩu một doanh nghiệp đồ gỗ ở TP.HCM, cho biết đã chuyên trách nhiệm vụ xin cấp C/O gần một năm nay. Trong suốt thời gian qua, cơ quan cấp C/O chỉ kiểm tra trên giấy tờ mà chưa một lần kiểm tra thực tế ở doanh nghiệp.

    Giả mạo xuất xứ: phạt 20 triệu đồng
    Theo quy định, nếu cơ quan cấp C/O phát hiện doanh nghiệp giả mạo chứng từ, gian lận trong khai báo có thể áp dụng hình thức kiểm tra, cấp C/O riêng, lưu hồ sơ và đề xuất xử phạt. Mức phạt hiện nay đối với hành vi cung cấp chứng từ giả để xin cấp C/O từ 5-10 triệu đồng và từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi xuất khẩu hàng giả mạo xuất xứ.
    Theo nhận định của các doanh nghiệp, mức phạt này “như muối bỏ biển” so với chênh lệch thuế ưu đãi mà nhà xuất khẩu được hưởng. Do đó, bên cạnh tăng cường kiểm tra, mức phạt cũng cần được nâng lên để tăng tính răn đe, cũng là điều mà cơ quan chức năng cấp thiết phải làm trong thời gian tới.
    Về quy trình làm thủ tục cấp C/O, chị Nguyễn Huệ, nhân viên xuất nhập khẩu một công ty sản xuất thiết bị điện ở TP.HCM, cho biết vừa đi làm C/O cho một lô hàng xuất khẩu. Ngoài đơn xin cấp C/O theo mẫu có sẵn, doanh nghiệp phải trình tờ khai xuất khẩu, bảng kê khai nguyên liệu sử dụng cấu thành sản phẩm, hóa đơn nguyên liệu, bảng định mức sản phẩm, định mức nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm đó...
    Chỉ cần bảng kê nguyên liệu khớp với số lượng hàng hóa xuất khẩu, số lượng nguyên liệu thì hồ sơ được coi hợp lệ và doanh nghiệp được cấp C/O để tận hưởng các ưu đãi thuế quan đang được áp dụng ở thị trường xuất khẩu với hàng hóa VN.
    Tương tự, theo ông Lê Minh Phúc, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm, sau khi có vận đơn của lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ gửi đến Phòng Thương mại và công nghiệp VN hoặc Phòng Quản lý xuất nhập khẩu để được cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu. Dựa vào bảng kê nguyên liệu mà cơ quan chức năng có đồng ý cấp C/O cho doanh nghiệp hay không.
    Ông Phúc cũng cho biết trong một số trường hợp đặc biệt như xuất khẩu sang Úc, sử dụng C/O form AANZ, cơ quan cấp C/O còn yêu cầu doanh nghiệp kèm theo quy trình sản xuất của nhà máy trong hồ sơ xin cấp C/O. Việc kiểm tra hồ sơ cấp C/O đều dựa trên bảng kê của doanh nghiệp và các biểu mẫu có sẵn.
    Dễ dàng gian lận
    Ông Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), cho biết không phải hiện mới có tình trạng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào VN. Phổ biến nhất là hình thức gạch nhập từ TQ dưới dạng bán thành phẩm (chưa đóng gói bao bì, chưa mài bóng...) được khai báo dưới tên gọi “nguyên liệu sản xuất”.
    Khi vào VN, gạch này sẽ được mài sơ thêm và đóng gói bao bì đàng hoàng, sau đó xin cấp C/O tại VN để xuất tiếp đi nước khác. Ông Thắng cho rằng nếu nhìn vào quy trình để cấp C/O như hiện nay, việc giám sát và quản lý số lượng C/O đã cấp ra từ cơ quan chức năng có vẻ như chưa được chặt chẽ. Theo các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, với quy trình kiểm tra và cấp C/O dựa theo khai báo của doanh nghiệp, hiện tượng gian lận dễ dàng xảy ra.
    Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho rằng sơ hở để các thương nhân làm ăn gian dối có thể lợi dụng để biến hàng TQ thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi là ở khâu cấp C/O. Khâu này lỏng lẻo mới để “lọt lưới” cho các lô hàng gian lận.
    T.V.NGHI - B.HOÀN

    Các cơ quan hữu quan cần tăng cường thanh tra kiểm soát nội bộ để sớm phát hiện những kẻ nội gián , vì lợi riêng mà bán rẻ lương tâm cho giặc như thế này !

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w

  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Sáu, 02/12/2011, 05:15 (GMT+7)
    Cuộc thi “Cảm xúc Trường Sa”
    Tôi đã từng thờ ơ với Trường Sa, Hoàng Sa



    TT - Để tìm nguồn “góp đá”, thành viên lớp tôi nghĩ ra chương trình chiếu phim gây quỹ “Góp đá xây Trường Sa”.
    Bằng mọi cách, tôi đã đăng lên các diễn đàn mạng như diễn đàn trường, diễn đàn sinh viên Đà Nẵng, Facebook, Yahoo!... kêu gọi mọi người mua phiếu xem phim ủng hộ Trường Sa.




    [​IMG]
    Một điểm bán vé chiếu phim về Trường Sa của các bạn sinh viên ĐH Sư phạm Đà Nẵng - Ảnh: MAI HƯƠNG Đó là trên mạng, còn ở trường chúng tôi đặt một chiếc bàn bán vé ủng hộ và băngrôn lớn ngay gần lối sinh viên hay đi qua để kêu gọi mọi người mua vé ủng hộ. Đến giờ nghỉ giữa tiết, mấy đứa lại phân công nhau lên các lớp hoặc những chỗ có sinh viên tụ tập đông để kêu gọi. Nhưng dường như điều mà đa số chúng tôi nhận được chỉ là những cái xua tay, lắc đầu trước những tấm phiếu ủng hộ chỉ 15.000 đồng/cặp.
    Có bạn sinh viên nữ khi nghe tôi nói về “Góp đá xây Trường Sa” lại nhìn tôi với ánh mắt khó chịu như thể tôi là một kẻ lập dị. Có khi tôi lấy hết can đảm để bước vào, đứng giữa một lớp học xa lạ gần trăm sinh viên, cầm micrô kêu gọi nhưng tất cả chỉ cười ồ lên và buông lời trêu chọc, rồi rốt cục chẳng ai mua nổi một tấm vé.
    Có nhiều bạn thường tham gia các hoạt động từ thiện, luôn nói hùng hồn về “từ thiện”, về “công tác xã hội” thì giờ đây... khi chúng tôi kêu gọi mua một tấm vé vì Trường Sa lại chỉ cười, nhún vai, lắc đầu rồi bỏ đi.
    Về nhà, vào các diễn đàn mạng cứ hi vọng sẽ có rất đông người đặt vé, nhưng hoàn toàn trái ngược với sự tưởng tượng của tôi. Trên Facebook có những comment ngây ngô đáng nể: “Góp đá xây Trường Sa là sao hả bạn? Mình không hiểu?”, có người còn comment chế giễu.
    Hôm sau, cô bạn cùng lớp tôi kể chuyện cô ấy mang vé đi bán với vẻ bức xúc lắm, vì mời phải mấy anh sinh viên năm 4 lại nhận được câu trả lời: “Tụi anh năm cuối rồi thời gian đâu mà đi xem phim?”. Nhưng khi cô bạn vừa quay đi, anh chàng đó liền quay sang nói với đám bạn: “Tối nay nhậu hè?”.
    Thế nhưng, vẫn có những bạn trẻ rất đáng trân trọng. Khi bỗng dưng thấy “nick Facebook” của mình được mời tham gia một trang trên Facebook với cái tên: chương trình chiếu phim gây quỹ “Góp đá xây Trường Sa” do một cậu bạn sinh viên Bách khoa lập, tôi thấy lòng mình ấm hơn. Bạn ấy đã viết: “Dành một phút để đọc - Có thể bạn sẽ giúp cho Trường Sa mãi mãi là của chúng ta (...). Ủng hộ Trường Sa cùng bạn trẻ Việt trên khắp đất nước nào”.
    Hay đơn giản chỉ là khi những tin nhắn kêu gọi trên Yahoo! của tôi được bạn này bạn kia chuyển tiếp đi khắp danh sách bạn bè của họ. Cứ thế nhân rộng ra... Điều đó khiến tôi tin tưởng hơn vào việc chúng tôi đang làm - một hành động thiết thực cho Tổ quốc mình.
    Nhưng tôi cũng không thể phủ nhận một điều là chính mình trước đây cũng đã thờ ơ với Trường Sa, Hoàng Sa. Chỉ từ khi lớp tôi tổ chức chương trình này, từ khi được ngồi xem những đoạn phim tư liệu về Trường Sa mà lớp chiếu... Tôi lặng đi, trong lòng bỗng dậy lên một thứ xúc cảm kỳ lạ, tôi nổi da gà. Đó là một cảm giác trân trọng, biết ơn sự hi sinh của những chiến sĩ nơi đảo xa. Đau xót xen lẫn xấu hổ, xấu hổ cho sự vô cảm của mình. Có lẽ đó là giây phút mà điều gọi là “tinh thần dân tộc” trỗi dậy trong tôi.
    MAI HƯƠNG


    =D>=D>=D>=D>=D>
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Tuoi-tre-cuoi-tuan/467553/Nguoi-sua-tau-o-Truong-Sa.html

    Thứ Ba, 06/12/2011, 11:58 (GMT+7)
    Người sửa tàu ở Trường Sa


    TTCT - “Nếu vì tiền tôi đã ở lại Hàn Quốc. Và cũng nếu vì tiền tôi đã sẵn sàng ngửa tay lấy tiền triệu của ngư dân. Có những cái quý hơn cả bạc tiền đã níu giữ tôi với Trường Sa”.
    Đó là tâm sự của ông Mai Khả Dục, người thợ máy đã cứu hàng trăm con tàu ngư dân bình an trở về ở biển trời Trường Sa.

    [​IMG]
    Ông Dục sửa máy cho tàu của ngư dân tại Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Đá Tây - Ảnh: Tấn VũTrong tất cả vị trí trên con tàu đi biển, phòng máy nổ là chỗ cực hình nhất với bất kỳ ai. Chỉ những người sức khỏe thuộc loại phi phàm nhất và chịu được sóng gió mới được tuyển vào ngành 5 - ngành phụ trách máy tàu. Mũi tàu có thể dập dềnh chao nghiêng cùng sóng nước, nhưng mùi hôi của xăng dầu và độ ngột ngạt vì thiếu không khí ở phòng máy không phải ai cũng chịu được.
    Vừa nôn ọe vừa sửa tàu

    “Đảo Nam Yết khi đó chỉ có hai cái chòi nhỏ. Nam Yết cũng là nơi đầu tiên tôi đặt chân đến Trường Sa. Hết Nam Yết đến Sinh Tồn, qua Song Tử rồi về Đá Tây… Mỗi nơi lại có nhiều kỷ niệm khắc cốt nên mình gắn với biển đảo lúc nào không hay”
    Biển động. Đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa rất đông tàu thuyền vào tránh bão. Tàu ngư dân vào đây càng nhiều thì lịch làm việc của ông Dục càng kín. Hẹn bốn ngày ở Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá trên đảo Đá Tây mới tìm thấy ông. Đôi má sạm đen, đầu tóc lấm lem dầu máy, chiếc áo thun không còn màu nguyên thủy của nó, ông Dục có nụ cười tươi với hàm răng trắng bóng. Quanh năm với nắng gió và sóng nước khiến người đàn ông 42 tuổi này rắn rỏi như thanh thép nguội.
    Châm điếu thuốc, rít một hơi dài, ông Dục lắc đầu: “18 tháng rồi chưa về nhà. Lu bu quá. Tàu thuyền nhiều kiểu này chưa chắc tết về kịp”. Nói xong, ông lại cầm cờ lê chui vào hầm máy.
    Tháng 10, Trường Sa sóng gió liên tục, mới 10 ngày nhưng đã có bốn chiếc tàu của ngư dân miền Trung đánh bắt tại ngư trường truyền thống này bị sự cố. Và kíp thợ của ông Dục lại lao vào cuộc. Mấy hôm trước, 12 giờ đêm nhận tín hiệu cấp cứu từ tàu QNg90416TS của ngư dân Quảng Ngãi bị chết máy, ông Dục phải lao ra giữa sóng gió cấp 8, cấp 9 để sửa chữa. “Sóng gió to quá, máy tàu phải rướn hết cỡ để chạy vào luồng tránh bão và bị hỏng. Giữa Trường Sa này, mình không ra cứu ngư dân mình sao được. Tàu trôi dạt bị sóng nhận chìm chết người như chơi” - ông Dục giải thích.
    Sau bốn giờ ông Dục cùng kíp thợ hì hục trong khoang máy, đến gần sáng con tàu nổ máy trong niềm vui vỡ òa của các ngư dân và tàu chạy vào được luồng để tránh bão an toàn. Ông Dục chia sẻ: “Sửa chữa tàu mà chỉ có bốn giờ như vậy là nhanh đấy. Có hôm phải dập dìu cả ngày trên tàu giữa sóng gió, anh em phụ thợ sửa máy bị nôn thốc nôn tháo. Có người không chịu được sóng nhưng vẫn phải cầm cờ lê, búa mà vặn, mà sửa”.
    Ngồi trên con tàu vừa được giải thoát trong sóng gió, ngư dân Nguyễn Thanh Tân, chủ tàu QNg90416TS, tâm sự: “Biển cả không ai biết trước điều gì, chẳng ai tài cán chi. Tàu chết máy giữa chừng, sóng gió bất thường mà không có anh Dục ở đảo thì chỉ có chết”. Theo tính toán của ông Tân, nếu một con tàu chết máy giữa Trường Sa mà không sửa được, chi phí để kéo về cảng Sa Kỳ - Quảng Ngãi, cách đó gần 500 hải lý, tốn ít nhất 200-300 triệu đồng. Chưa kể hàng trăm triệu đồng phí tổn cho tàu trước lúc ra khơi và công sức của hàng chục lao động mất toi, chuyến đi coi như “muối bỏ biển”.
    Nói về cấp dưới, cũng là cộng sự đắc lực ví như những người thân trong gia đình Đá Tây, ông Chu Minh Sơn - trưởng ban quản lý Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây - không tiếc lời: “Ông Dục là người ít nói. Quanh năm lui cui với máy móc, yêu nghề và chịu khó nghiên cứu nên dù máy to nhỏ, mới cũ qua tay ông đều chạy ngon lành. Xuồng hải quân trên đảo ông Dục sửa luôn. Hiếm có người thợ máy nào tận tụy như ông, lúc nào cũng sẵn sàng xung trận. Nhiều ngư dân cho tiền ông, ông mắng. Ly rượu gạo với con cá tươi nhậu cùng ngư dân là được rồi!”.
    Vẫy vùng Caribê
    Ông Dục sinh ra ở vùng quê nghèo Nga Yên, Nga Sơn, Thanh Hóa. Như hàng ngàn thanh niên cùng thời, ông chưa bao giờ nghĩ một ngày mình khoác áo hải quân, ngao du bốn bể rồi quay về bám trụ với Trường Sa. Năm 1989, ông Dục đi bộ đội. “Huấn luyện ở Phú Quốc bốn tháng, bất ngờ một hôm cấp trên gọi tôi lên và bảo cho tôi đi học. Không tin vào tai mình, tôi mừng rơi nước mắt. Ở quân đội mà được cho đi học thì quả là vinh hạnh, quê mình nghèo, điều kiện đâu mà tới trường” - ông kể. Sau khi được đào tạo ở khoa máy của Trường trung cấp Kỹ thuật hải quân, tháng 6-1991 ông Dục được điều ra công tác ở đoàn vận tải 955 Trường Sa.
    Cũng như hàng triệu người con đất liền, cảm giác háo hức lần đầu đặt chân đến Trường Sa - nơi tuyến đầu của Tổ quốc - hẳn không thể nào quên. “Đảo Nam Yết khi đó chỉ có hai cái chòi nhỏ. Nam Yết cũng là nơi đầu tiên tôi đặt chân đến Trường Sa. Hết Nam Yết đến Sinh Tồn, qua Song Tử rồi về Đá Tây… Mỗi nơi lại có nhiều kỷ niệm khắc cốt nên mình gắn với biển đảo lúc nào không hay” - ông Dục cười hiền.
    Năm 1993, ông Dục quay về quê cưới vợ sinh con. Đơn vị cho ông chuyển công tác về Sở Thủy sản tỉnh Thanh Hóa. Gạt cái tàn thuốc xuống nền cát biển, ông Dục thở dài: “Đó là thời điểm nhớ Trường Sa quay quắt. Nhớ từng cụm san hô, từng con sóng, từng mặt người, từng đồng chí, anh em…”.
    Khi Công ty Khai thác dịch vụ hải sản Biển Đông ra đời, ông Dục là một trong những người đầu tiên được chọn vào đơn vị này. Vào công ty xong, ông được cho đi nước ngoài làm thợ máy trên tàu đánh cá. Trên con tàu khổng lồ 5.000 tấn của Hàn Quốc, ông Dục là thợ máy chính cùng thủy thủ đoàn lang thang khắp các đại dương. Đó là những tháng ngày cơ cực và khắc nghiệt nhất của nghề làm thuê.
    “Nhưng được cái là mình tiếp cận với nhiều loại máy móc, nhỏ có, to có từ máy Hyundai, Daewoo của Hàn Quốc hay Yamaha, Mitsubishi hoặc Nissan của Nhật mình đều sửa chữa. Trước đây chỉ toàn sửa máy M503, M502 của Liên Xô thôi” - ông Dục phấn khởi nói.
    Gần sáu năm làm thợ máy, những tháng ngày lang thang trên tàu đánh cá của Hàn Quốc ở vùng biển Caribê (thuộc Nam Mỹ) ông thuộc làu từng con sóng, từng đợt gió mùa và độ sâu cạn trên hải đồ ở xứ sở xa lạ bên kia bờ đại dương này. “Caribê - vùng biển của những con sóng tử thần cao hàng chục mét đột ngột dựng đứng rồi mất tích chính là nỗi khiếp sợ của các thủy thủ chứ không phải cướp biển như trong phim” - ông Dục nhớ lại rồi giải thích.
    Những tháng ngày đánh bắt cá xa bờ cho Hàn Quốc ở Nam Mỹ, cuộc sống kinh tế gia đình ông Dục cải thiện đáng kể. Nhưng rồi ông quyết định trở lại Trường Sa. Bốn đêm sau khi về nước, ông quyết định ngồi thảo lá đơn xin đơn vị cho được ra lại Trường Sa. May mắn là đơn ông được chấp nhận khi dự án phát triển kinh tế của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư ở Đá Tây này. Vậy là chỉ ở bên gia đình đúng một tháng 20 ngày, ông Dục vội vàng thu xếp mọi thứ quay ra Trường Sa.
    “Mới đó mà đã hơn 10 năm tôi đến với Trường Sa. Bốn cái tết và chục mùa dông bão, hàng trăm cơn bão lớn nhỏ quất vào Đá Tây, tất cả trở thành thân thuộc. Bây giờ tôi quyết định ở đây cùng ngư dân cho đến cuối đời” - ông Dục quả quyết chắc nịch với Trường Sa.
    TẤN VŨ




    [};-[};-[};-[};-[};-

    [​IMG]

    Gửi tặng anh Dục bó hoa này !
    Mong rằng sẽ sớm đến một ngày ...
    Gặp anh nơi Trường Sa quê mới ...
    Vui tình đồng chí ... siết chặt tay !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này