Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2928 người đang online, trong đó có 147 thành viên. 05:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34554 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    [-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-)[-) Ảnh đẹp nhỉ??[-)[-)[-)[-)
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Đoàn tên lửa phòng không 64
    Cập nhật lúc :2:55 PM, 08/12/2011
    Đoàn tên lửa phòng không 64, Sư đoàn 361 là đơn vị được trang bị tổ hợp tên lửa S300PMU1 - loại vũ khí hiện đại nhất của Quân chủng PKKQ.
    Nhiệm vụ của Đoàn tên lửa phòng không 64, Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân là bảo vệ vùng trời phía bắc của Tổ quốc, trong đó có nhiều mục tiêu đặc biệt quan trọng trên địa bàn.

    Thiếu tá Nguyễn Trần Luyện, Phó Đoàn trưởng cho biết: "Bên cạnh những nội dung huấn luyện thường xuyên, chúng tôi chú trọng tăng cường các phương án chiến đấu tại chỗ cả ngày và đêm; rèn luyện cho cán bộ chiến sĩ nâng cao trình độ chỉ huy, hiệp đồng, khả năng thao tác làm chủ vũ khí, khí tài… không để bất ngờ trước mọi tình huống".

    Ngay trên khu vực huấn luyện, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá - Đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn, kíp chiến đấu của phân đội tên lửa đang luyện tập cơ động nhanh khí tài vào chiếm lĩnh trận địa. Sau 5 phút nhận lệnh, từng chiến sĩ ở các vị trí đã triển khai xong phần việc của mình, bệ phóng từ từ dựng lên, radarrbắt đầu hoạt động tìm kiếm mục tiêu, sẵn sàng chiến đấu.

    Đoàn trưởng Nguyễn Quốc Văn chia sẻ: "Đối với chiến sĩ trẻ, bản lĩnh và tâm lý còn hạn chế, chỉ huy đơn vị phải có kế hoạch kèm cặp và huấn luyện bổ sung nhằm bảo đảm chất lượng".


    Tổ hợp tên lửa S300PMU1 tại Sở chỉ huy trên không đơn vị.

    Chủ động, tích cực luyện tập các phương án, tình huống tác chiến sát thực tế nên từng kíp chiến đấu, mỗi cán bộ chiến sĩ ở Đoàn tên lửa phòng không 64 đều hiểu rõ nhiệm vụ, nắm chắc nguyên tắc, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ trong mọi tình huống, thuần thục các thao tác bảo đảm an toàn cả trên không và mặt đất.

    Thượng tá Bùi Văn Khỏa, Chính trị viên đơn vị giải thích về thế mạnh của tổ hợp tên lửa S300PMU1 mà đoàn hiện đang quản lý. Đây là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa hiện đại, dùng để tiêu diệt tất cả các mục tiêu tập kích đường không của đối phương. Số lượng mục tiêu được bám sát và tiêu diệt cùng một lúc là 6 mục tiêu và có thể điều khiển cùng một lúc 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác…

    Được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại này là vinh dự và là trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ Đoàn 64. Không như những đơn vị phòng không khác, việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của đơn vị hoàn toàn tự động trên hệ thống máy tính và theo một vòng tròn khép kín. Bằng sự nỗ lực, quyết tâm từ mỗi chiến sĩ đến cán bộ chỉ huy các cấp, đến nay, đơn vị đã làm chủ được hệ thống vũ khí, khí tài được trang bị.

    Khi kẻng báo động vang lên, các bộ phận điều khiển vô tuyến điện, bệ phóng, ra đa trinh sát, kỹ thuật… nhất loạt vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Mọi động tác phối hợp giữa các bộ phận đều rất nhịp nhàng, thuần thục. Trong các năm 2007, 2008, 2010, đơn vị tham gia hội thao kíp chiến đấu do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức, 2 năm đoạt giải nhất, 1 năm đoạt giải nhì, các lần diễn tập đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    Từ ngày thành lập đến nay, đơn vị liên tục được công nhận là đơn vị huấn luyện giỏi, đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng. Huấn luyện giỏi là tiền đề quan trọng để Đoàn tên lửa phòng không 64 luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, không bị bất ngờ trong mọi tình huống.

    Với khí tài được mệnh danh là "Quả đấm thép" của lực lượng phòng không Việt Nam cùng những người lính tên lửa phòng không luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Đoàn tên lửa phòng không 64 sẽ luôn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

    Tổ hợp tên lửa S300PMU1 tại Sở chỉ huy trên không đơn vị.



    Theo Hà Nội mới
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Thiếu nữ gốc Việt bị 9 'yêu râu xanh' TQ *********** tập thể
    Cập nhật lúc :12:47 PM, 08/12/2011
    Sau khi bị 9 gã “yêu râu xanh” người Vân Nam, Trung Quốc thay nhau ***********, cô gái mang quốc tịch Việt Nam lại trở thành món hàng được bán với mức giá hơn 100 triệu đồng.
    >> Ảnh hiện trường cô gái Việt chết lõa thể tại Singapore
    >> Những nghi vấn về vụ cô gái gốc Việt chết lõa thể tại Singapore

    Vào ngày 28/11, theo thông tin được cảnh sát tỉnh Vân Nam cung cấp, kẻ đứng đầu nhóm “yêu râu xanh” này tên Vương Mỗ Lương, 30 tuổi, người huyện Ma Lật Pha, Vân Nam, hiện lẩn trốn tại một thôn hẻo lánh gần thành phố Triệu Khánh, Quảng Đông. Ngay lập tức, cảnh sát Triệu Khánh lên phương án điều tra để kịp thời bắt giữ đối tượng.


    Nhiều cô gái Việt Nam đã bị bán sang các vùng hẻo lánh của Trung Quốc và ép hành nghề mại dâm. Ảnh: taixing.cn.
    Sau thời gian truy tìm tung tích, Vương Mỗ Lương đã bị phát hiện đang cư trú tại khu vực gần thôn Lưu, thị trấn Hồi Long, thành phố Cao Yếu. Theo thông tin cung cấp từ chính quyền thôn Lưu, tên Vương đang làm thuê trong một trang trại nuôi bồ câu. Tới tối ngày 29/11, cảnh sát Triệu Khánh và các cán bộ cảnh sát của huyện Ma Lật Pha, hiện đang có chuyến công tác tại Quảng Đông đã phối hợp chặt chẽ, phục kích và bắt giữ thành công Vương Mỗ Lương, áp tải về Vân Nam thụ án.

    Tên Vương thừa nhận, ngày 10/8/2010, y cùng 8 đồng bọn, trong đó có Vương Mỗ Hải, Vương Mỗ Minh đã thay nhau *********** một phụ nữ có quốc tịch Việt Nam tại thôn Mã Lâm, thị trấn Đổng Cán, huyện Ma Lật Pha, Vân Nam. Sau khi gây án, chúng bán nạn nhân tới huyện Khâu Bạch, Vân Nam và chia chác món tiền phi pháp 32.000 NDT (hơn 100 triệu đồng). Vậy là sau hơn một năm gây án, tội ác của Vương Mỗ Lương đã bị vạch trần.

    Tên “trùm sò” hiện bị giam giữ tại trụ sở cảnh sát huyện Ma Lật Pha, tỉnh Vân Nam để tiến hành điều tra. Điều dư luận quan tâm hiện nay là tung tích của cô gái Việt Nam sau hơn một năm bị bán tới vùng núi non hẻo lánh của Vân Nam.


    Mai Anh (theo Sina)
    Bọn chó khựa này.[r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bọn khựa khốn kiếp.[r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo TQ: Đại chiến lược của Mỹ đối kháng “mô hình Trung Quốc”

    Thứ năm, 08 Tháng 12 2011 09:09

    Có nhiều dấu hiệu về sự xuất hiện một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc và Mỹ. Mấy tháng gần đây, những động thái của Ngoại trưởng Mỹ đã thực sự chứng minh giả thiết nói trên, thể hiện một đại chiến lược hoàn toàn theo chủ nghĩa hiện thực. Đối với Bắc Kinh, đây là thách thức nghiêm trọng nhất kể từ sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cho thấy “thời kỳ cơ hội chiến lược” 10 năm kể từ sau sự kiện 11/9 đã chấm dứt.

    Có thể tin rằng nếu có sự thay đổi chính đảng cầm quyền, chiến lược này cũng khó bị xoay chuyển. Chiến lược đó bao gồm 4 điểm sau:

    1. Phức tạp hóa các diễn đàn đa phương đối chọi lại “diễn biến hòa bình kiểu Trung Quốc”
    Các khẩu hiệu ngoại giao “trỗi dậy hòa bình”, “phát triển hòa bình” hay là “xã hội hài hòa” của Trung Quốc hiện nay đều không thể xóa bỏ mối lo lắng của Mỹ, ngược lại còn bị cho rằng Trung Quốc đang truyền bá rộng rãi “thuyết diễn biến hòa bình” của họ.

    Trước đây, “thuyết về mối đe dọa từ Trung Quốc” từng xuất hiện ở Đông Nam Á, và Trung Quốc từng giải thích rằng sự tăng cường năng lực quân sự của họ trợ giúp cho hòa bình khu vực và lấy ví dụ chứng minh rằng bản thân Trung Quốc thực sự có tham gia tiến trình hòa bình thế giới, từ đó chứng minh rằng không nên lẫn lộn giữa vấn đề kinh tế và địa chính trị. Lần này, Mỹ lại cố ý để hai vấn đề này móc nối với nhau tại Hội nghị cấp cao Đông Á. Trước đây, khi luôn áp dụng chủ nghĩa đơn phương, Mỹ thấy những diễn đàn khu vực đa phương này không phải là nơi tham gia có hiệu quả, thậm chí còn bị Trung Quốc nhân sơ hở tiến vào; song Mỹ nay lại muốn thâm nhập vào những diễn đàn đa phương này, chủ trương sử dụng diễn đàn này thảo luận “mọi vấn đề” nhằm tránh để nó trở thành diễn đàn “diễn biến hòa bình kiểu Trung Quốc”. Mười năm qua, Trung Quốc đã dùng danh nghĩa hợp tác kinh tế để dựng nên không ít diễn đàn kiểu này, ví như diễn đàn hợp tác hữu nghị Trung Quốc - châu Phi diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc và các nước nói tiếng Bồ Đào Nha… và đã có những hiệu quả rất lớn. Tin rằng các diễn đàn này sẽ đều bị Mỹ sắp đặt để các nước hữu hảo từng bước chính trị hóa.

    2. Móc nối kinh tế - quân sự đối chọi lại phân tách kinh tế - quân sự
    Ngoài việc “phức tạp hóa” các diễn đàn đa phương, một sách lược khác của Mỹ là tăng cường chuyển giao các vũ khí quân sự tiên tiến cho các nước và khu vực trọng điểm, một lần nữa dùng “chiếc gậy” này để lôi kéo họ quay trở về vũ đài kinh tế do Mỹ chủ đạo, đặc biệt là Việt Nam, Philíppin và Đài Loan. Dưới tác động của sách lược này, ở một loạt nước xung quanh Trung Quốc đã xuất hiện chiến lược “kinh tế dựa Trung Quốc, quân sự dựa Mỹ”, đây quả thực là kiến nghị mà Lý Quang Diệu của Xinhgapo từng đưa ra nhiều năm trước với hy vọng giữ Mỹ ở lại châu Á - Thái Bình Dương. Tư duy của Lý Quang Diệu thật ngẫu nhiên trùng hợp với khẩu hiệu mà Hồng Công lựa chọn, đó là “ăn của chính quyền, bỏ phiếu cho dân chủ”. Tuy nhiên, Mỹ lại cách Đông Nam Á quá xa, Oasinhtơn chỉ có thể giúp đỡ một đồng minh về mặt quân sự để nước nhỏ có chỗ dựa vào. Tin rằng Ôxtrâylia sẽ từng bước tăng cường tham gia các cuộc tập trận chung với các nước Đông Nam Á, làm hậu thuẫn cho tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa hoặc Hoàng Sa. Phái diều hâu ở Trung Quốc vốn kiến nghị sớm xuất binh thu phục một vài đảo mà Việt Nam, Philíppin đang chiếm giữ để cảnh cáo thị uy, nhưng khi có vai trò mới của Ôxtrâylia, có sự ám chỉ mạnh mẽ của Hillary trong diễn giải biển Biển Đông là “biển Tây Philíppin” thì kiến nghị đó càng trở nên mạo hiểm. Đáng chú ý là, Mỹ cũng đang lôi kéo các nước khác tham gia hệ thống quân sự dự bị, ví như gần đây Obama lại khuyên Malaixia gia nhập Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt (PSI)…

    3. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối chọi lại khu vực mậu dịch tự do Đông Á
    Sau sự kiện 11/9, Mỹ luôn mặc định để Trung Quốc đảm trách vai trò nước lớn ở khu vực Đông Á, nhưng sau đó đã phát hiện sức ảnh hưởng của Trung Quốc không còn giới hạn trong khu vực này nên đã quyết định trợ giúp những đối thủ cạnh tranh có năng lực trong khu vực để đề phòng Trung Quốc lợi dụng diễn đàn đa phương mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu. Tại hội nghị thượng đỉnh APEC, Mỹ đã thúc đẩy thành lập TPP, mới nghe thì rất to tát, nhưng ngưỡng cửa thương mại tự do lại quá cao, kỳ thực không dễ dàng mở rộng thực hiện. Tập đoàn nông nghiệp của Nhật Bản đã cực lực phản đối gia nhập TPP, thậm chí còn cho rằng đây là âm mưu của Mỹ, dùng danh nghĩa bao vây Trung Quốc để “tiêu hóa” Nhật Bản. Nhưng theo khách quan, việc này đã nâng cao năng lực mặc cả của Nhật Bản, khiến Nhật Bản càng có thêm quyền chủ đạo lớn hơn trong đàm phán hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc và Hàn Quốc. Cùng lý đó, sau này, khi Trung Quốc tiến hành đàm phán song phương với bất kỳ nước nào, nước đó đều có thể quay sang TPP “hỏi giá” rồi quay lại “mặc cả” với Trung Quốc, điều này nhằm triệt tiêu sách lược xây dựng các diễn đàn đa phương có hiệu quả những năm qua của Trung Quốc. Nếu như Mỹ đưa ra toàn bộ những yêu cầu gia nhập TPP mà Trung Quốc không thể đạt được, sau đó biến nó thành “sách tham khảo” cho các thực thể kinh tế không đáng để ý như Brunây, Xinhgapo, Niu Dilân, cho dù ảnh hưởng thực tế như thế nào thì đều đã phá hoại sự sắp xếp của Trung Quốc

    4. Lôi kéo toàn diện các nước xung quanh Trung Quốc đối chọi lại sự dung dưỡng sân sau Trung Quốc
    Trước kia Mỹ từng dựa vào Trung Quốc để trao đổi, giao lưu với các nước mà Trung Quốc có sức ảnh hưởng truyền thống như Bắc Triều Tiên, Mianma hay Pakixtan, nhưng điều này lại khiến những nước này trở thành nước chư hầu “hợp pháp” của Trung Quốc khiến Mỹ bắt đầu bất an. Đặc biệt, Trung Quốc mấy năm gần đây có bước đột phá về mặt này, ví như Nêpan kể từ sau khi phái Maoít lên nắm quyền đã trở nên rất thân Trung Quốc, hiện tượng Trung Quốc hóa các địa phương ở biên giới nước này cũng vô cùng rõ rệt. Vì thế, chính sách của Obama đã chuyển thành nỗ lực lôi kéo các nước bên cạnh Trung Quốc, bỏ qua những vấn đề về nhân quyền, hy vọng họ tạo thành áp lực đối với biên giới Trung Quốc, đây là sách lược điển hình của chủ nghĩa hiện thực, là cách mà những người theo chủ nghĩa bảo thủ mới như Bush con không áp dụng. Ví dụ rõ ràng nhất là Việt Nam - nước về danh nghĩa vẫn là nước cộng sản – cũng được tham gia TPP, đây là điều Bắc Kinh khó chấp nhận nhất; tiếp đó là Mianma - nước đã từng là trọng điểm công kích của Mỹ. Các tổ chức quốc tế tuy phổ biến không công nhận sự cải cách của Chính quyền quân sự Mianma là “thực sự dân chủ”, song Mỹ đã có những động thái rõ ràng thể hiện muốn phá băng; còn cả nước tự xưng là chiến hữu đáng tin cậy của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên, chính quyền của họ còn tàn khốc hơn Iran rất nhiều, Oasinhtơn tuy vẫn tăng cường diễn tập quân sự với Hàn Quốc, song giới ngoại giao lại luôn kỳ vọng tranh thủ Bình Nhưỡng kiềm chế Bắc Kinh, vì thế Mỹ không có kế hoạch tiêu diệt chính quyền dòng họ Kim giống như đã từng làm đối với Saddam Hussein. Đối với những nước láng giềng của Trung Quốc, lập trường lý tưởng nhất là tấm gương Mông Cổ mà Mỹ dựng lên: những năm gần đây, Mỹ đã thúc đẩy “Quỹ thách thức Thiên niên kỷ”, móc nối viện trợ nước nghèo và hình thái ý thức với nhau, theo đó, Mông Cổ và Philíppin là những nước tiếp nhận lượng lớn viện trợ của Mỹ. Muốn các đồng minh ở sân sau của Trung Quốc không phản chiến, Mỹ cần duy trì và thắt chặt mối “hữu nghị” này, tuy cái giá của cơ hội tăng lên, song Bắc Kinh cũng không còn sức lực để đi tới sân sau của Mỹ nữa./.
    Theo “Minh báo” (số ra ngày 22 và 23/11)
  6. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    [​IMG]

    Có muốn làm cháu rễ tui không ?
    Hình này hai chú cháu chụp hôm đi picnic gia đình ! ;));));))
    Muốn xem thêm hình nó thì sang đây :

    http://f319.com/giaoluu/1484107/page-16
    http://f319.com/giaoluu/1484807/page-11

    Xem nhưng đừng spam , bình luận gì vào đấy nhé !


  8. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    8 người đang vào chủ đề này, trong đó có 6 thành viên: NuHoangTuyet, hoatimbanglang, daicanho, Thai_Duong,gialongVT, khoihoanggia


    Sao chỉ thấy cháu , chẳng thấy tui ?
    Có phải khi yêu , mình như đui ?
    Giữa bao người chỉ thấy người ấy ?
    Còn lại bao nhiêu người hoá ruồi ?

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    TRANG NHẤT » Quốc phòng

    Sự kiện quốc phòng nổi bật Việt Nam năm 2011
    Cập nhật lúc :3:20 PM, 07/12/2011

    Năm 2011 tiếp tục chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại trong hoạt động đối ngoại và hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    (ĐVO) Năm 2011 tiếp tục là một năm có nhiều sự kiện quan trọng tăng cường vị thế và ảnh hưởng của Việt Nam nói chung và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.


    Đặc biệt, đối với Hải quân Nhân dân Việt Nam, năm 2011 có thể xem là năm bản lề đối với quá trình tiến thẳng lên hiện đại hóa nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình mới, đúng như tinh thần mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã nêu ra trước đó.

    Đối ngoại quốc phòng

    Shangri-la 10


    Năm 2011 được đánh giá là thành công về đối ngoại quốc phòng với nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế giữa Việt Nam và các bên liên quan, cả đa phương và song phương.

    Trong đó, Đối thoại Shangri-la 10 tổ chức vào tháng 6/2011, là cơ hội tốt để Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình đối với các vấn đề quốc tế, đặc biệt là vấn đề biển Đông. Đối thoại Shangri-la 10 được tổ chức từ ngày 3-5/6/2011 tại Singapore, đoàn đại biểu quốc phòng Việt Nam do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu. (>> chi tiết)

    Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nêu ra 4 vấn đề mấu chốt để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, nêu rõ sự tăng cường hợp tác giữa các bên có liên quan theo luật pháp quốc tế là yếu tố then chốt để các tranh chấp không rơi vào ngỏ cụt, tránh làm căng thẳng thêm tình hình trên biển Đông.

    ANCM-5

    Tổ chức từ ngày 27-29/7/2011, Hội nghị Tư lệnh hải quân ASEAN ANCM-5 được tổ chức tại Hà Nội (chi tiết). Hội nghị là cơ hội tốt để các nước ASEAN tìm ra được tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh trên biển Đông.

    Tại Hội nghị, Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến thúc đẩy hợp tác trao đổi giữa hải quân các nước trong khu vực như gửi tín hiệu lời chào đối với các phương tiện đường không và đường biển, giao lưu sĩ quan trẻ, thiết lập đường dây nóng...

    Hội nghị lần này là sự tiếp nối của các hoạt động trao đổi quốc phòng trong khối ASEAN như: Hội nghị Tư lệnh Không quân các nước ASEAN (AACC) năm 2010; Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN (ACAMM) năm 2006 và Hội nghị những người đứng đầu Quân y các nước ASEAN (ACMMC) năm 2011.

    HACGAM-7

    Cũng liên quan đến vấn đề an ninh biển, Hội nghị lãnh đạo cảnh sát biển châu Á (HACGAM-7) được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27/10/2011 (>> chi tiết), có sự tham gia của đại diện 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, có chủ đề "Tăng cường hợp tác thiết thực, chia sẻ thông tin, an ninh và an toàn trên biển".

    Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (nay là Thượng tướng) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bày tỏ hy vọng, Hội nghị sẽ đưa ra được những đề xuất cụ thể và sáng kiến hợp tác thiết thực giữa lực lượng cảnh sát biển châu Á. Cũng tại đây, ông đã kêu gọi lực lượng cảnh sát biển đối xử nhân đạo với ngư dân và "không để các hành động bạo lực diễn ra với những ngư dân đang làm ăn trên biển". (>> chi tiết)

    Ngoài hợp tác đa phương, năm 2011 ghi nhận những thành công vượt bậc trong hợp tác quốc phòng song phương giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, năm 2011 được xem là một năm quan trọng đối với hợp tác quốc phòng song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ.

    Sự hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ nằm trong khuôn khổ thỏa thuận xây dựng đối tác chiến lược mà lãnh đạo nhà nước hai bên đã xác nhận vào năm 2009.

    Trong tháng 9/2011, Việt Nam và Ấn Độ đã tổ chức Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng lần thứ 6, dưới sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và ngài Shashi Kant Sharma, Thư ký Quốc phòng Cộng hòa Ấn Độ.

    Ngày 28/11, đoàn cán bộ cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đến thăm Ấn Độ nhằm hiện thực hóa các cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng giữa đội bên. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Ấn Độ đã cam kết hỗ trợ toàn diện cho LLVT Việt Nam, tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội, đảm bảo an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải trong tình hình mới. (>> chi tiết)

    Ấn Độ đang cung cấp các trang thiết bị thay thế, nâng cấp cho các tàu chiến mà Liên Xô chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trước đây như: Tàu khu trục lớp Petya, tàu tên lửa cao tốc Osa-II…Ấn Độ cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với Hải quân Việt Nam, ngoài ra, Ấn Độ cũng xem xét đưa Việt Nam vào danh sách đầu tiên trong các quốc gia xuất khẩu tiềm năng cho tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos, một sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ - Nga. (>> chi tiết)

    Năm 2011 cũng đánh dấu nhiều bước tiến trong hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với các đối tác từ phương Tây.

    Ngày 1/8/2011 Việt Nam và Mỹ đã tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác y tế, thiết lập các cuộc giao lưu, hợp tác nghiên cứu y học quân sự (chi tiết). Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên, đặc biệt là các hợp tác về quốc phòng, một lĩnh vực mà nhiều năm qua cả Việt Nam và Mỹ đều tiến hành một cách thận trọng.

    Ngày 19/9/2011, Đối thoại chính sách quốc phòng Việt - Mỹ lần thứ 2 đã được tổ chức tại Washington (chi tiết). Cuộc đối thoại có sự tham dự của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Với tinh thần thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau, tại cuộc đối thoại này, hai bên bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua.

    Cũng trong tháng này, Hội thảo về triển vọng tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel (chi tiết), được tổ chức với một loạt các các cuộc hội đàm về hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Tại đây, Việt Nam đã yêu cầu Israel cung cấp các hệ thống điện tử do thám tầm xa cũng như giúp Việt Nam nâng cấp một số trang thiết bị từ thời Liên Xô. Phía Israel cũng đề nghị Việt Nam sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.

    Trong khuôn khổ hợp đồng mua thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400 từ Canada, Việt Nam đã gửi đoàn phi công đầu tiên sang nước bạn để tiến hành đào tạo sử dụng thủy phi cơ này cùng các hệ thống liên quan (>> chi tiết).

    Đây là lần đầu tiên một đoàn phi công Việt Nam được gửi sang một nước phương Tây để đào tạo lái máy bay quân sự. Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển hướng quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn cung cấp trang thiết bị cho quốc phòng vốn lâu nay chủ yếu phụ thuộc vào Nga và một số nước Đông Âu khác.

    Việc mua thủy phi cơ từ Canada còn mở ra hướng tiếp cận các công nghệ điện tử hàng không hiện đại của phương Tây, một lĩnh vực còn khá xa lạ đối với quân đội Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ ngoại giao với Mỹ đang được cải thiện theo chiều hướng tốt đẹp, triển vọng trong tương lai gần, quân đội Việt Nam sẽ được sở hữu các trang bị khí tài hiện đại hơn từ phương Tây.

    Ngoài việc mở rộng quan hệ quốc phòng song phương với các đối tác mới ở phương Tây, năm 2011 Việt Nam còn củng cố mối quan hệ song phương với các đối tác truyền thống như Nga, Belarus, Pháp... Hải quân Việt Nam cũng tổ chức tuần tra chung với Hải quân Trung Quốc, đón tàu 3 chiến hạm thuộc Hạm đội 7 của Mỹ, tàu khu trục Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc tới thăm Việt Nam.

    Hiện đại hóa quân đội


    Gepard 3.9

    Trung tuần tháng 3/2011, đánh dấu một sự kiện trọng đại của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đầu tiên đã cập cảng Việt Nam (>> chi tiết).

    Buổi lễ tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 được đặt tên là HQ-011 Đinh Tiên Hoàng diễn ra với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Hải quân Việt Nam cùng với đối tác Nga.

    Sự có mặt của HQ-011 Đinh Tiên Hoàng trong biên chế đưa Hải quân Việt Nam sánh vai cùng hải quân các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia.

    Sau sự kiện này, đến ngày 22/8/2011, Việt Nam nhận thêm chiếc Gepard-3.9 thứ hai và đăt tên là HQ-012 Lý Thái Tổ. Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến (nay là Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam) căn dặn mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ-012 Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.


    Sự kiện tiếp nhận hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 đưa Hải quân Nhân dân Việt Nam lên một tầm cao mới.

    Hệ thống Bastion

    Năm 2010, Việt Nam đã nhận hệ thống K-300P Bastion đầu tiên và hệ thống thứ 2 về Việt nam trong khuôn khổ hợp đồng đã ký với Nga vào năm 2005 (>> chi tiết).

    K-300P Bastion là hệ thống phòng thủ bờ biển di động được đánh giá hiện đại nhất thế giới, sự có mặt của K-300P có ý nghĩa chiến lược đối với công tác đảm bảo toàn vẹn chủ quyền lãnh hải và an ninh hàng hải quốc gia, nhất là đối với Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km.

    Ngoài việc tiếp nhận hệ thống K-300P Bastion thứ 2 này, Việt Nam còn đàm phán mua thêm 2 tổ hợp phòng thủ bờ biển K-300P Bastion (>> chi tiết)

    Cùng với đó, truyền thông Nga cũng tiết lộ khả năng nước này chuyển giao công nghệ, giúp Việt Nam tự chủ sản xuất tên lửa chống hạm Yakhont trong nước. (>> chi tiết)

    Tiêm kích đa năng Su-30MK2V

    Trong khuôn khổ hợp đồng mua 8 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK đã ký với Nga năm 2009, ngày 22/6/2011 phía Nga đã chuyển giao 4 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK đầu tiên của hợp đồng này cho Việt Nam (>> chi tiết). Ngoài hợp đồng mua 8 chiếc của năm 2009, năm 2010 Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc nữa.

    Phía Nga cam kết sẽ bàn giao nốt số máy bay còn lại của hai hợp đồng nói trên trước cuối năm 2011 đưa Không quân Việt Nam trở thành quốc gia sở hữu phi đội tiêm kích đa năng Su-30MK2 đông đảo nhất khu vực Đông Nam Á, thậm chí châu Á (sau Ấn Độ và Trung Quốc).

    Su-30MK2 được cải tiến một số hệ thống điện tử theo yêu cầu nhiệm vụ của Không quân Việt Nam, tiêm kích này đã được tăng cường khả năng tác chiến trên biển với các hệ thống điện tử và vũ khí mới.

    Các hệ thống điện tử cải tiến cho phép Su-30MK2 của Việt Nam có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trên không cùng lúc hoặc 2 mục tiêu mặt đất. 4 chiếc Su-30MK2 mới được chuyển giao, cùng 4 chiếc đã được chuyển giao trước đó nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến của Không quân Việt Nam. Với 16 chiếc còn lại sẽ được chuyển giao trong thời gian tới, Không quân Việt Nam sẽ có một vị thế hoàn toàn mới.

    Tàu tuần tra cao tốc Svetlyak

    Ngày 20/10/2011, tại nhà máy đóng tàu Almaz của Nga đã tiến hành ký kết văn bản bàn giao tiếp hai tàu tuần tra cao tốc Svetlyak cho Hải quân Việt Nam (>> chi tiết).

    Hai tàu tuần tra cao tốc mang số hiệu tạm thời là 044 và 045 sẽ được tiến hành các thử nghiệm trong tháng 10/2011 và sẽ được chuyển về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

    Ngoài ra, 2 tàu tuần tra cao tốc khác mang số hiệu tạm thời là 420 và 421 cũng đang được gấp rút hoàn thành để bàn giao cho Việt Nam.

    Năm 2002, phía Nga đã bàn giao cho Việt Nam 2 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak đầu tiên theo hợp đồng đã ký trước đó, như vậy với 2 tàu vừa được bàn giao cùng với 2 tàu khác đang được gấp rút hoàn thành, tương lai gần Hải quân Viêt Nam sẽ có trong biên chế 6 tàu tuần tra cao tốc loại này.

    Số tàu tuần tra cao tốc này sẽ nâng cao đáng kể khả năng tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải và chủ quyền trên biển của Việt Nam, một lĩnh vực bấy lâu nay còn yếu kém của Hải quân Việt Nam.

    Đóng tàu pháo TT-400TP

    Sự kiện đóng thành công tàu pháo TT-400TP của nhà máy Z-173 (Công ty đóng tàu Hồng Hà) (>> chi tiết) mở ra một hướng đi mới cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam. Điều đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Nam tự thiết kế một loại tàu chiến trên cơ sở mua bản vẽ thiết kế sơ bộ từ nước ngoài.


    Tàu pháo TT-400TP bước chuyển mình quan trọng của công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam.
    Đội ngũ kỹ sư, thiết kế của nhà máy Z-173 đã thiết kế hoàn chỉnh tàu pháo TT-400TP trên cơ sở bản vẽ sơ bộ mua của nước ngoài theo công nghệ hiện đại. Thông qua việc đóng mới tàu pháo TT-400TP, nhà máy Z-173 đã xây dựng hoàn chỉnh bộ tài liệu kỹ thuật công nghệ đóng tàu pháo TT-400TP.

    Việc làm này vừa từng bước làm chủ công nghệ thiết kế tàu chiến cho các kỹ sư Việt Nam vừa tiết kiệm đáng kể ngân sách quốc gia so với việc mua bản vẽ thiết kế toàn bộ. Điều quan trọng hơn cả, sự thành công của tàu pháo TT-400TP đã đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam.

    Điều đó cho thấy rằng, Việt Nam đủ khả năng để làm chủ các công nghệ hiện đại để đóng mới các tàu chiến khác có công nghệ cao hơn, từng bước làm chủ trang bị khí tài cho quân đội, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.

    Nhận tàu hộ tống tên lửa Molnya

    Nằm trong khuôn khổ hợp đồng chuyển giao công nghệ đã ký trước đó với đối tác Nga, năm 2011 nhà máy đóng tàu Vympel tiếp tục chuyển giao các thiết bị và công nghệ cần thiết để hoàn thiện 6 tàu hộ tống tên lửa Molnya tại Việt Nam.

    Cũng trong khuôn khổ hợp đồng chuyển giao công nghệ lần này, phía Ukraine đã chuyển giao cho Việt Nam 4 động cơ tuabin khi để hoàn thiện các tàu hộ tống tên lửa Molnya nói trên (>> chi tiết).

    Hợp đồng chuyển giao công nghệ đóng tàu hộ tống tên lửa Molnya là cơ sở quan trọng để Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ đóng tàu chiến hiện đại.

    Quốc Việt


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này