1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4521 người đang online, trong đó có 361 thành viên. 15:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35056 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111207/xay-dung-da-nang-thanh-thanh-pho-moi-truong-giai-doan-2012-2013.aspx

    Xây dựng Đà Nẵng thành thành phố môi trường


    07/12/2011 16:02
    (TNO) Ngày 7.12, Hội thảo Lập kế hoạch và giám sát xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường do UBND TP.Đà Nẵng cùng Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tổ chức đã đưa ra lộ trình thực hiện mục tiêu giai đoạn 2012 - 2013.
    Theo đánh giá của GTZ, TP.Đà Nẵng hội đủ các điều kiện thuận lợi để xây dựng thành phố môi trường, tuy nhiên hiện nay quá trình hiện đại hóa, quy hoạch không gian cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa đồng bộ.
    [​IMG]
    TP.Đà Nẵng có điều kiện thuận lợi để xây dựng thành phố môi trường
    Chính vì vậy, GTZ và UBND TP.Đà Nẵng đã thống nhất các biện pháp cụ thể trong giai đoạn 2012 - 2013.
    Đó là xây dựng lộ trình và chiến lược phát triển thành phố môi trường, xây dựng hệ thống các chỉ số giám sát, đánh giá về biến đổi khí hậu, quy hoạch tổng thể đô thị theo hướng thân thiện môi trường và nghiên cứu điển hình giảm nhẹ, thích ứng với biển đổi khí hậu để nhân rộng ra thực tế.
    Tin, ảnh: Nguyễn Tú

    Quê tui đó ! :x:x:x
    Nêu một nhận xét về Đà Nẵng mà hình như chưa mấy ai thấy , vì chưa thấy ai viết trên báo cả :
    Đà Nẵng là thành phố có 1 không 2 của Việt Nam : có tất cả các loại địa hình mà VN có !

    1- Núi : Sơn Trà , Ngũ Hành Sơn ( còn gọi là núi Non Nước ) , Phước Tường , Bà Nà , Hải Vân ...

    Sài Gòn không có núi !
    2- Biển : có biển bãi ngang từ Sơn Trà chạy dài vào Quảng Nam với bờ cát trắng mịn miên man hơn 30 km , được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển đẹp nhất thế giới !
    Hà Nội không có biển ! Muốn tắm biển phải đi hơn 100 km xuống Đồ Sơn , còn người Đà Nẵng đi bộ ra biển !
    Lại có biển Thanh Bình lặng sóng , thích hợp cho người già , trẻ em hoặc những ai sợ sóng !
    3- Đảo : Quần đảo Hoàng Sa là huyện đảo trực thuộc Đà Nẵng !
    4- Bán đảo : Sơn Trà
    5- Sông : có 5 con sông : sông Hàn , sông Cu Đê ( cùng nguồn với sông Hương ) chảy vào vịnh Thanh Bình , sông Cổ Cò , sông Tuý Loan , sông Cẩm Lệ , ba con sông sau cùng chảy vào sông Hàn .
    6- Xứ lạnh : Bà Nà là Đà Lạt hoặc Sa Pa thứ 2 , chỉ cách trung tâm Đà Nẵng 30 km , có cáp treo dài và cao nhất ĐNÁ .
    7- Sa mạc : bãi cát mênh mông của Nam Ô , Hoà Khánh có chất lượng cát tốt hàng đầu thế giới mà Nhật mua về làm pha lê và dùng trong công nghiệp ...
    8- Có đủ loại địa hình miền núi , trung du , đồng bằng , sông , biển , đảo , bán đảo , hang động , bãi cát , vịnh ...
    9- Có sân bay quốc tế , cảng sông , cảng biển nước sâu , Quốc lộ 1 , đường sắt xuyên Việt . Là đầu mối và cũng là điểm cuối của xa lộ xuyên Á sang đầu bên kia là Pakistan , Iran , Trung Đông ...

    Và v.v... Kể chừng đó thôi chứ thêm nữa , các bác lại ùn ùn nhập cư về Đà Nẵng thì giá cả đắt đỏ , khổ tui !

    :)):)):)):)):)):)):)):))

  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    9 người đang vào chủ đề này, trong đó có 4 thành viên: ptkh, TALATA, Thai_Duong, daicanho

    Welcome các bác ko phải thành viên, các bác nhớ ghé nhà Biển Đông thường xuyên nhé .[};-
  3. vtczone

    vtczone Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/02/2008
    Đã được thích:
    182
    Bổ xung cho thái dương là đà nẵng có trạm rada được coi là mắt thần đông nam á, có cảng nước sâu thuận lợi cho chiến thuyền và tầu ngầm, có sân bay quốc tế và 1 loạt sân bay dã chiến,..... có cù lao chàm đẹp và là khu sinh quyển biển,.. có những con người nhân hậu đáng yêu, có các món ăn đậm đà hương vị miền trung như mì quảng, lẩu mắm, thịt heo lộn đầu,...............
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Đà Nẵng đẹp quá!:-bd:-bd:-bd[};-[};-[};-
    Và hùng vĩ ,giàu có nữa.:-bd
    Con người hồn hậu, hiếu khách, dzui dzẻ (như bác TD).[};-[r2)]
    Toàn dân ta phải có trách nhiệm đòi Hoàng Sa về cho Đà Nẵng.:)>-
  5. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Có chú nào chót dại thì ra đầu thú đi nhé .=))
    Sáng nay, khi phá cửa phòng trọ ở khu dân cư Bình Phú 1 (phường 11, quận 6, TP HCM), chủ nhà hốt hoảng khi thấy vị khách người nước ngoài đã chết với nhiều vết thương.

    Nạn nhân là ông Lý Đức Quân (trên 40 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) mặc quần áo ngủ nằm chết trên giường, thi thể có nhiều vết đâm
    Theo chủ nhà, 8h sáng không thấy vị khách đi làm như thường ngày nên ông gọi cửa. Không thấy tiếng trả lời, nghi vấn điều chẳng lành, chủ nhà nhờ người phá cửa xông vào thì phát hiện sự việc.

    Ông Quân thuê trọ đã 2 tháng và ở chung với người bạn Trung Quốc. Thời điểm phát hiện cái chết của ông Quân, người này không có mặt ở phòng.

    ******* quận 6 đã phối hợp ******* TP HCM và các cơ quan chức năng khám nghiệm hiện trường. Tài sản trong phòng không bị xáo trộn, chiếc xe Air Blade của nạn nhân vẫn còn.

    Nhà chức trách nhận định đây có thể là vụ án mạng; đang tìm vị khách ở chung với ông Quân để làm rõ sự việc.đi nhé .
    http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2011/12/nghi-an-nguoi-nuoc-ngoai-bi-sat-hai-trong-phong-tro/
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hoàng Sa của An Nam là không tranh cãi"
    > Khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
    > Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam
    TP - Ngày 3-3-1925, trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề khẳng định: Các đảo nhỏ đó bao giờ cũng là sở hữu của nước An Nam, không có sự tranh cãi về vấn đề này.

    [​IMG]Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở huyện đảo Lý Sơn Ảnh: Thanh Tùng.

    Tôi có dự hai cuộc hội thảo về dòng họ Thân trong lịch sử Việt Nam, và cũng đã có hai bài viết về nhân vật Thân Trọng Huề. Tôi nhờ Nhà giáo ưu tú Thân Trọng Ninh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Thân tộc, tìm kiếm văn bản này của cụ Thân Trọng Huề nhưng chưa có kết quả. Trong hai lần dự hội thảo tôi được tiếp xúc với bà Yvette Thân Trọng, từ Pháp về. Bà là hậu duệ của chủ bút tờ Le Monde nổi tiếng, và là con dâu của Thượng thư Thân Trọng Ngật. Theo đề nghị của chúng tôi bà Yvette đã đến các thư viện và các cơ quan lưu trữ tài liệu liên quan đến Đông Dương thời thuộc địa. Bà gửi cho tôi bản photocopy báo cáo số 154-K, ngày 22-1-1929, của Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol gửi Toàn quyền Đông Dương, trong đó có trích dẫn ý kiến nói trên của cụ Thân Trọng Huề. Văn bản này là một trong 47 phụ lục của cuốn sách Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất bản tại Paris năm 1996. Tác giả là Tiến sĩ Monique Chemillier - Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ Pháp. Cụ Thân Trọng Ninh dịch cho tôi một số phụ lục. Do nhiều chỗ bị mờ nhoè, tôi đi tìm các tài liệu khác để đối chiếu thì tìm được cuốn sách này trong tủ sách của nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Sách do NXB Chính trị quốc gia chuyển thể và ấn hành năm 1998. Tôi thấy cần trích dẫn các văn bản của chính quyền Pháp thời thuộc địa để bảo đảm tính khách quan khi tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.
    Theo báo cáo số 86, ngày 1-5-1949, và báo cáo số 92, ngày 4-5-1909, của Lãnh sứ quán Pháp tại Quảng Châu gửi về Bộ Ngoại giao; báo cáo ngày 15-10-1930 của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, thì năm 1909, chính quyền tỉnh Quảng Đông mới bắt đầu có ý đồ khai thác tài nguyên ở Hoàng Sa. Phó Vương lưỡng Quảng đã cử một đoàn thám sát 15 đảo ở Hoàng Sa. Ngày 19-4-1909 các phái viên đoàm thám sát nộp cho Phó Vương một báo cáo. Theo đó, Phó Vương đưa ra ý tưởng trao cho một tập đoàn thương gia trách nhiệm khai thác các vùng đất mà ông ta vừa mới đưa vào lòng thiên triều.
    Sau khi củng cố các chứng cứ pháp lý, chính phủ Pháp đã phản đối các kế hoạch khai thác tài nguyên và tranh chấp chủ quyền của phía Trung Quốc ở Hoàng Sa với lý do: Từ khi có Hiệp ước bảo hộ (Hiệp ước Patenôtre ký tại Huế ngày 6-6-1884) Việt Nam đã quản lý Hoàng Sa trong thời gian hai thế kỷ, và không có sự tranh chấp nào cả.
    Từ triều đại nhà Thanh trở về trước, kể cả thời Trung Hoa dân quốc, Trung Quốc không có một bộ chính sử nào chứng minh chủ quyền của họ ở Hoàng Sa. Một đoạn trong báo cáo số 92, ngày 4-5-1909, của Lãnh sự quán Pháp tại Quảng Châu cũng đã khẳng định điều này. Ông Lãnh sự cho biết: Một chiếc tàu, hình như của Nhật, chở các thỏi đồng, bị đắm ở đó. Chủ tàu bỏ tàu lại. Các công ty bảo hiểm trục vớt hàng. Nhưng khi họ tới thì các ngư dân đã vớt hết hàng chuyển đi. Sau đó người ta đưa ra bằng chứng là đồng đã chuyển đi Hải Nam. Công ty bảo hiểm đã thu thập được các biên lai của cơ quan chức năng Trung Quốc trên đảo đánh thuế nhập số đồng đó. Lãnh sự Anh ở Hải Khẩu đưa ra yêu cầu đòi bồi thường nhưng bị chính phủ Trung Quốc bác bỏ bằng cách căn cứ vào việc Hoàng Sa không phải là một bộ phận lãnh thổ của Trung Hoa.
    Trong khi đó, từ thế kỷ 17 chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chép khá đầy đủ trong nhiều bộ chính sử. Nhiều cuốn sách địa chí, sử ký, ký sự xuất bản từ thế kỷ 18 đã ghi chép khá nhiều về sự quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Đặc biệt có cuốn Hải ngoại kỷ sự, của một vị cao tăng người Trung Quốc, được chúa Nguyễn Phúc Chu mời đến xứ Đàng Trong truyền đạo. Đó là Hoà thượng Thích Đại Sán. Ông từ Quảng Đông đến Thuận Hoá bằng đường biển, qua cảng thị Hội An. Khi trở về cố quốc (1697), cũng bằng đường biển, ông đã viết Hải ngoại kỷ sự. Đọc Hải ngoại kỷ sự có thể thấy từ trước thế kỷ 17 nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài; thiết lập đội Hoàng Sa hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hoá ở những chiếc tàu bị đắm. Thích Đại Sán viết: "Thời quốc vương trước, hàng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền buôn tấp vào...".
    Các hoạt động thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của triều Nguyễn bị gián đoạn vào cuối thế kỷ 19 khi bị nước Pháp xâm lược. Đến đầu thế kỷ 20, nhằm ngăn chặn người của các nước khác chiếm Hoàng Sa, dưới danh nghĩa chính phủ bảo hộ, người Pháp thay mặt "Quốc vương An Nam" tiếp tục các hoạt động chủ quyền ở quần đảo này. Từ năm 1920 người Pháp đã thực hiện việc kiểm soát trên biển và kiểm soát hải quan ở quần đảo Hoàng Sa. Theo báo cáo ngày 20-3-1930 của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa thì hoạt động nghiên cứu kinh tế biển đầu tiên ở Hoàng Sa đã diễn ra vào năm 1925, công việc được tiếp tục vào năm 1927, do Viện Hải dương học và Nghề cá ở Nha Trang thực hiện. Cũng theo báo cáo này, trước đó, vào năm 1899, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra quyết định xây một cột hải đăng trên Hoàng Sa, nhưng do ngân sách khó khăn nên công trình không thực hiện được.
    Năm 1925, Toàn quyền Đông Dương ra tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp.
    Đọc báo cáo ngày 17-12-1928 của Sở Ngoại vụ gửi Toàn quyền Đông Dương và Bộ trưởng Thuộc địa thì biết rằng, Cty Phốt phát Bắc Kỳ lúc đó đang xin phép được thăm dò và khai thác phốt phát ở một nhóm đảo tại Hoàng Sa.

    [​IMG]Đoàn đại biểu Hội đồng Họ Phạm Việt Nam viếng mộ (cô hồn) Chánh đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở Lý Sơn Ảnh: Phạm Hồng.

    Năm 1937, kỹ sư công chính Gaụthier được chính quyền thuộc địa Pháp giao nhiệm vụ nghiên cứu khả năng xây dựng các công trình biển và sân bay, và xây dựng một trạm hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Năm 1938, 1939 sau kết quả chuyến nghiên cứu mở rộng của Gaụthier, chính quyền bảo hộ điều động các đơn vị cảnh vệ đến đồn trú tại đảo Hoàng Sa.
    Ngày 15-6-1938, sau khi vua Bảo Đại ký tờ dụ chuyển sự quản lý quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Nam Ngãi về tỉnh Thừa Thiên, Toàn quyền Đông Dương có Nghị định thành lập một đại lý hành chính trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Đông Dương sửa đổi Nghị định nói trên bằng việc thành lập hai đại lý ở quần đảo Hoàng Sa là: đại lý "Lưỡi Liềm và vùng phụ thuộc", và đại lý "An Vĩnh và vùng phụ thuộc". Nghị định này cũng nói rõ người đứng đầu được hưởng kinh phí đại diện và kinh lý một khoản phụ cấp hàng năm là 400 đồng, trích từ ngân sách của Trung Kỳ. Sau đó một hải đăng, một trạm khí tượng, một trạm vô tuyến điện được xây dựng trên Hoàng Sa. Đặc biệt, một tấm bia được dựng trên đảo Hoàng Sa (Pattle) với nội dung: Cộng hoà Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa - 1816 - Đảo Pattle 1938.
    Năm 1945, quân Nhật chiếm Hoàng Sa. Nhưng chỉ hơn một năm sau đó phải rút lui, quân đội Pháp trở lại đồn trú. Năm 1950, chính phủ Pháp chuyển giao quyền quản lý các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính phủ do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Tháng 4-1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền miền Nam Việt Nam cử lực lượng đến thay thế quân đội Pháp ở Hoàng Sa. Trong khi đó Trung Quốc cũng bí mật cho quân đội đến chiếm giữ một số đảo ở phía đông Hoàng Sa.
    Như vậy, Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên quần quần đảo Hoàng Sa liên tục từ thời các chúa Nguyễn. Ban đầu Hoàng Sa trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên, dưới danh nghĩa nhà Lê. Thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn, triều đình đều duy trì sự quản lý và tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần tra và khai thác kinh tế biển. Thời kỳ thuộc địa Pháp, chính phủ bảo hộ thay mặt triều Nguyễn quản lý Hoàng Sa.
    Từ 1956, chính quyền Việt Nam cộng hoà tiếp quản Hoàng Sa. Liên tục bốn thế kỷ Việt Nam không bao giờ ngừng khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa.
    Thanh Tùng
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/557270/Bien-Dong-vao-radar-kiem-soat-cua-quoc-te-tpp.html

    Biển Đông vào radar kiểm soát của quốc tế
    > Việt Nam, Philippines tăng cường trao đổi đoàn quốc phòng
    TP - Giám đốc Học viện Ngoại giao Đặng Đình Quý cho rằng, hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ ba tiếp tục góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào radar kiểm soát của cộng đồng quốc tế.

    [​IMG]Toàn cảnh hội thảo.

    Nhìn lại diễn biến mới liên quan Biển Đông; đề xuất biện pháp duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác trong khu vực là những nội dung chính của Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ ba về Biển Đông với chủ đề Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực do Học viện Ngoại giao phối hợp Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ngày 4 và 5-11 tại Hà Nội.
    Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là nhà nghiên cứu, chuyên gia, trong đó có trên 70 đại biểu quốc tế (từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Na Uy), hơn 50 đại biểu ngoại giao đoàn tại Hà Nội...
    Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đặng Đình Quý, cho rằng, năm 2011 đánh dấu bước đột phá trong việc trao đổi thông tin về Biển Đông, thể hiện qua con số 15 hội thảo quốc tế về vùng biển này được tổ chức trong năm nay, gần gấp bốn lần con số của hai năm trước.
    “Những hoạt động nghiên cứu và thảo luận này đã góp phần quan trọng đưa Biển Đông vào radar điểm soát của cộng đồng quốc tế”, ông Quý nói.
    Theo ông Quý, 2011 là năm tình hình Biển Đông cơ bản hòa bình, ổn định, nhưng cũng có lúc cộng đồng khu vực và quốc tế phải nín thở dõi theo từng diễn biến. Tuy nhiên, các nước liên quan tranh chấp trên Biển Đông đã và đang tìm được cách đối thoại phù hợp. Sau 9 năm bàn thảo, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc triển khai Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
    “Bản chất của tranh chấp trên Biển Đông cũng như các vụ việc xảy ra tại đây sẽ được phân tích, đánh giá trên tinh thần khoa học, khách quan để dư luận trong nội bộ từng bên liên quan đến tranh chấp và dư luận quốc tế có thông tin đầy đủ và nhiều chiều hơn”, ông Quý nói.
    Biển Đông mang ý nghĩa toàn cầu
    Trao đổi tại hội thảo, các đại biểu đến từ Mỹ, Ấn Độ, Nga, ASEAN... đều khẳng định tầm quan trọng của vấn đề biển Đông đối với môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới. Do tính chất phức tạp liên quan các khía cạnh luật pháp, kỹ thuật, chính trị nội bộ, chính trị quốc tế, chiến lược, kinh tế..., vấn đề Biển Đông ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước trong và ngoài khu vực.

    [​IMG]Các đại biểu quốc tế trao đổi bên lề hội thảo.

    Nhiều đại biểu cho rằng, Biển Đông thực sự mang ý nghĩa toàn cầu bởi trong bối cảnh toàn cầu hóa, an ninh quốc tế là không thể chia cắt, lợi ích của các nước ở khu vực và trên thế giới đan xen lẫn nhau, sự phát triển của khu vực này ảnh hưởng sự phát triển của khu vực khác.
    Do vậy, bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải là vấn đề mang tính sống còn không chỉ đối với các nước trong khu vực, mà còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới.
    Theo các đại biểu, bên cạnh đó, các nước như Mỹ, Nga, Ấn Độ... đều có lợi ích, ở những mức độ khác nhau, trong vấn đề biển Đông. Trong bối cảnh Mỹ đang chuyển dần trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang và sẽ dành ưu tiên ngày càng cao hơn cho các vấn đề như tự do, an toàn hàng hải và giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông.
    Các nhà tổ chức hội thảo mong muốn sẽ hình thành mạng lưới các nhà nghiên cứu về Biển Đông để chia sẻ quan điểm, kết quả nghiên cứu về Biển Đông từ nhiều góc độ tiếp cận như khoa học pháp lý, chính trị, quan hệ quốc tế; các đánh giá, phân tích hệ lụy đối với hoà bình, an ninh khu vực trước những diễn biến mới đây ở Biển Đông...
    Hội thảo cũng là dịp để các học giả đề xuất, kiến nghị việc xây dựng cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực chức năng và giải pháp đối với tranh chấp ở Biển Đông.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trưa nay về nhà thăm thân phụ ...
    Cụ đưa cho tôi một bài thơ ...
    Cười vui , người ôn tồn nhắn nhủ ...
    Hoàng Sa ... mình lấy lại bây giờ !


    Bài thơ như sau :

    Sướng !

    Sướng ghê về chợ chị cho quà !
    Sướng phố phường thay thịt đổi da !
    Sướng nhất ngoài trong liền một dải !
    Sướng nhiều trên dưới kết toàn nhà !
    Mừng Kim Trọng tái phùng Kiều nữ !
    Vui Tử Kỳ thâm cảm Bá Nha !
    Dù mẹ đội mồ mà sống dậy ...
    Sướng cầm bằng lại thấy Hoàng Sa !

    Hướng Dương

    Xem xong bài thơ, tôi xin phép gópý với cụ mấy điểm :
    Theo con câu cuối ba nên để
    thấy lại hay hơn lại thấy:

    Dù mẹ đội mồ mà sống dậy ...

    Sướng cầm bằng thấy lại Hoàng Sa !

    Như vậy nghe thuận vần và nhạc trong thơ cũng hay hơn , nhưng cụ thân sinh tôi bảo đã cân nhắc kỹ ...
    Góp ý thứ 2 của tôi là thơ chống Tàu , mà toàn điển tích Tàu !
    Trong bài có 4 nhân vật thì cả 4 đều là Tàu cả !

    Ba tôi cười ...
    Bài thơ này ba tôi làm sau khi xem thời sự , thấy thủ tướng tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam , cụ hả dạ lắm , chứ lâu nay thấy mình nhịn thằng Tàu mãi , cụ cũng tức lắm !

    Mạn phép đưa lên để các bạn thấy tinh thần yêu nước , yêu Hoàng Sa của cụ thân sinh tôi , nay đã 85 tuổi !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-



  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tàu sân bay Trung Quốc: Được phi cơ, thiếu cáp hãm đà



    Mặc dù tính năng kỹ chiến thuật của J-15 đã đạt yêu cầu, cơ bản có nhiều máy bay sử dụng cho tàu sân bay, nhưng thiếu hệ thống hạ cánh tin cậy.

    >> Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng
    >> Đài Hong Kong bị phạt vì đưa tin sai về Giang Trạch Dân

    Ngày 29/11, tàu sân bay Trung Quốc chạy thử lần hai đã gây sự chú ý đông đảo của dư luận. Báo giới các nước như Nga, Canada lần lượt suy đoán sự tiến triển chạy thử của tàu Varyag. Vấn đề tàu sân bay Trung Quốc tiếp tục nóng lên.

    Khi nào máy bay có mặt trên tàu sân bay?

    Sau khi lần đầu tiên chạy thử thành công vào tháng 8/2011, gần đây, tàu Varyag tiếp tục ra khơi. Trên boong tàu đã vạch rất rõ đường cất/hạ cánh của máy bay trang bị cho tàu sân bay và điểm chạm của máy bay trực thăng.

    Những thay đổi này tạo không gian rộng mở cho sự suy đoán của dư luận.

    Do tàu sân bay Varyag chủ yếu dựa vào máy bay chiến đấu để thực hiện 2 nhiệm vụ lớn là phòng không hạm đội và tấn công chế hải (kiểm soát biển), dư luận cho rằng, tàu sân bay Varyag chạy thử lần hai rất có thể tiến hành kiểm tra có liên quan đến máy bay trang bị cho tàu sân bay.

    Tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada dẫn các nguồn tin cho biết, máy bay J-15 của Hải quân Trung Quốc đã sớm hoàn thành bay thử trên mặt đất từ năm 2010, tính năng kỹ chiến thuật đã phù hợp yêu cầu. Ngoài ra, máy bay huấn luyện trang bị cho tàu chiến (tàu sân bay) cũng đã hoàn thành huấn luyện cất cánh tương tự.

    Căn cứ vào tin tức trước đây của báo giới phương Tây, máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 và máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27/28 (có triển vọng đưa lên tàu sân bay) đã được trang bị từ sớm cho Hải quân Trung Quốc, sử dụng trên tàu sân bay cũng không có sự trở ngại về kỹ thuật.

    Đối với tàu sân bay Varyag sau khi được cải tiến, từ đường băng đến máy bay chiến đấu đều đã gần như hoàn thiện, đồng thời có triển vọng tạo được “hợp lực” trong thời gian ngắn.

    Sở dĩ dư luận quan tâm đến máy bay trang bị cho tàu sân bay là do số lượng và tính năng của loại máy bay này là thước đo các chỉ tiêu quan trọng về sức chiến đấu mạnh/yếu của một chiếc tàu sân bay.

    Máy bay J-15 do Trung Quốc tự sản xuất đương nhiên đã trở thành một trong những tiêu điểm quan tâm của dư luận.

    Tạp chí “Động thái Quốc phòng” Israel trước đây từng cho rằng, máy bay J-15 đã tích hợp được công nghệ ưu thế của các máy bay chiến đấu khác của Trung Quốc, có thể trang bị tên lửa không đối không và tên lửa chống hạm phóng từ trên không.

    Vì vậy, Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, chế tạo phiên bản J-15 cũng được báo giới phương Tây gọi là máy bay chiến đấu tiên tiến có thể so sánh với Su-33 của Nga và Super Hornet của Mỹ.

    Báo chí phương Tây suy đoán, trên cơ sở giảm tải trọng nhiên liệu và vũ khí, áp dụng bay theo kiểu nhảy cầu và với sự đảm bảo của máy bay tiếp dầu, bán kính tác chiến của J-15 có thể đạt 700 km; cộng với J-15 có thể mang theo tên lửa không đối không Tịch Lịch-12 (Pili-12, hay PL-12), phạm vi tấn công hoả lực phòng không của biên đội tàu sân bay có triển vọng tiếp tục rộng ra 100 km.

    Đương nhiên, máy bay chủ lực J-15 khi nào kết hợp được với tàu sân bay sẽ là yếu tố then chốt quyết định Varyag khi nào trở thành một chiếc tàu sân bay thực sự.

    Xét thấy tàu sân bay Varyag mới chạy thử được 2 lần, hệ thống đồng bộ với cất/hạ cánh của máy bay trang bị cho tàu sân bay có thể cần phải tiếp tục được kiểm tra, thử nghiệm. Vì vậy, J-15 không có nhiều khả năng đưa lên tàu sân bay trong ngắn hạn.

    Hệ thống hạ cánh gặp khó khăn


    Trang mạng “Russia's military-industrial complex” Nga gần đây cho biết, Trung Quốc đã gặp phải rắc rối mới trong quá trình chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu Varyag không lắp thiết bị hãm đà cho máy bay, mà Trung Quốc hầu như không có nhiều khả năng mua được thiết bị này từ thị trường quốc tế.

    Tin cho biết, Trung Quốc từng nhập khẩu thành công của Ukraine móc hãm đà dùng cho máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện trang bị cho tàu chiến (tàu sân bay), nhưng không thể mua được dây cáp hãm đà từ Nga.

    Tin cho biết, cách đây không lâu, người phát ngôn Công ty Xuất khẩu Hàng hoá Quốc phòng Nga cũng thừa nhận, Nga hoàn toàn không bán thiết bị chặn chạm đất cho Trung Quốc. =D>=D>=D>

    Nga coi tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân là có tính chất chiến lược, “các hệ thống vũ khí liên quan đều cấm xuất khẩu cho Trung Quốc”=D>=D>=D>. Cũng có suy đoán cho rằng, Nga không hài lòng với việc Trung Quốc phỏng chế Su-33 nên đã đưa ra quyết định cấm bán này.

    Các nguồn tin từ Nga tiết lộ, việc thiết kế và sản xuất cáp hãm đà là một công việc rất phức tạp, hiện chỉ có hai nước Nga, Mỹ có khả năng này. Nhưng, cũng có chuyên gia cho rằng, trong tay Ukraine cũng có vài bộ cáp hãm đà kiểu cũ, có thể sẽ bán cho Trung Quốc.

    Có phân tích cho rằng, khi vừa đến Trung Quốc, tàu sân bay Varyag chỉ là một chiếc vỏ rỗng có khung sườn của tàu sân bay, không chỉ thiếu máy móc đồng bộ, hệ thống kiểm soát chỉ huy và điện tử ở trên boong tàu cũng trống trơn, đương nhiên không có hệ thống cáp hãm đà bảo đảm hạ cánh cho máy bay chiến đấu.

    Tàu Varyag đến nay đã có khả năng tự chạy được, vũ khí, radar, hệ thống điện tử cũng đều đã được trang bị, cơ bản đã khôi phục sức chiến đấu.

    Ngoài ra, báo giới phương Tây suy đoán, ở trên bộ Trung Quốc đã xây dựng cơ sở đào tạo hoàn thiện dùng để máy bay trang bị cho tàu sân bay cất/hạ cánh, vì vậy cũng không thể loại trừ khả năng ở trên bộ cũng đã thử nghiệm hệ thống cáp hãm đà.

    Như vậy, ngay từ lúc ban đầu trước khi cải tạo, Trung Quốc không thể không tính tới vấn đề bảo đảm cho máy bay và lỗ hổng của hệ thống đồng bộ.

    Vì vậy, cùng với việc tàu sân bay từng bước hoàn thiện, các thiết bị phụ trợ như cáp hãm đà có thể được phát triển kịp trước khi máy bay được đưa lên tàu sân bay.

    Máy bay trang bị cho tàu Varyag có khoảng cách lớn so với Mỹ

    Cùng với việc phương hướng tương lai của tàu Varyag ngày càng rõ ràng, khả năng tác chiến của nó cũng trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận bên ngoài.

    Có thể tham khảo tàu sân bay cùng cấp là Kuznetsov, tàu Varyag dài khoảng 302 m, rộng gần 70,5 m, lượng choán nước khoảng 67.000 tấn, tổng số máy bay chiến đấu, trực thăng chống tàu ngầm và trực thăng cảnh báo sớm sẽ không hơn 50 chiếc.

    Khác với thiết kế của tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ và tàu sân bay De Gaulle của Pháp có đường băng bằng, thẳng, lớn, tàu Varyag vẫn áp dụng đường băng kiểu nhảy cầu với góc cao nhất định.

    Trang mạng “Strategypage” Mỹ dự đoán, trong tương lai, máy bay chiến đấu, máy bay huấn luyện (do Trung Quốc tự sản xuất) và máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 (mua từ Nga) có thể lần lượt được trang bị cho tàu Varyag.

    Tuy thông tin này vẫn chưa được xác nhận, nhưng ít nhất đã một phần cho thấy, tàu sân bay của Trung Quốc đã có nhiều máy bay có thể sử dụng.

    Một chuyên gia quân sự từng phục vụ cho Không quân Trung Quốc đã nói với tờ “Tin tức Thế giới” rằng: “Tàu sân bay động cơ hạt nhân có thể tác chiến trên biển trong thời gian dài mà không cần bổ sung nhiên liệu trong nhiều năm, trong khi đó tàu sân bay hạng trung động cơ thông thường cần thường xuyên bổ sung nhiên liệu, thời gian chạy liên tục tương đối ngắn”.

    Về phương diện tần suất hoạt động và lượng tải đạn của máy bay trang bị cho tàu sân bay, tàu Varyag (áp dụng đường băng kiểu nhảy cầu) cũng yếu hơn tàu sân bay cỡ lớn của Âu - Mỹ được trang bị máy phóng.

    Đông Bình/ Giáo dục Việt Nam




    :p:p:p:p:p:p
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    [​IMG]

    Cáp hãm đà bay chưa mua được !
    Nga không bán !
    Mỹ lại càng không !
    Đợi đấy , ít lâu nữa Triều Tiên bán cho !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này