1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4401 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 18:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35063 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Rũ áo phòng vệ thụ động, tương tác các thế lực biển

    Tác giả: Lê Vĩnh Trương
    Bài đã được xuất bản.: 08/12/2011 05:00 GMT+7


    Trong quan sát thời gian gần đây, người quan tâm có thể thấy JMSDF đã có các phối hợp đi kèm với hải quân các nước như Mỹ-Úc-Nhật,[1] Mỹ -Nhật,[2] Mỹ-Nhật-Nga,[3] Mỹ-Nhật-Nam Hàn,[4] và sắp tới đây sẽ là Mỹ-Nhật-Ấn.[5] Như đã phân tích, trụ cột của sức mạnh JSDF (JMSDF, JGSDF, JASDF) là quan hệ với Mỹ, tuy vậy JMSDF luôn phải đóng vai trò quan trọng mới có thể thu hút được các lực lượng hải quân quan hệ hữu hảo.
    >> Kỳ 1: Lực lượng phòng vệ hải dương Nhật và các trụ cột an ninh biển
    Quan hệ với Hải quân Trung Quốc thể hiện qua các chuyến viếng thăm của các chiến hạm Trung Quốc đến Tokyo tháng 11/2007[6] và chiến hạm JMSDF đến Trung Quốc thăm thiện chí và nhân đạo.[7]Song Trung Quốc không xao lãng quan tâm đến việc Nhật Bản nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng các lực lượng quân đội bình thường, triển khai đại dương xa, xuyên qua Malacca, đến biển Ả Rập và tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo.
    Chính Al Qaeda đã đưa JSDF ra khỏi vòng hạn chế mà Mc Arthur đã tạo nên 56 năm trước. Nhật bản đã nắm lấy cơ hội ra khỏi Thái Bình Dương ngay lập tức không khác cơ hội của năm 1915 nêu bên trên! Những hoạt động hòa nhập cộng đồng như quét thủy lôi ở Vịnh Ba Tư[8], đứng ra lập kế hoạch chống hải tặc đa quốc gia tại eo Malacca của JMSDF đã gây sửng sốt và phản ứng từ Trung Quốc nên kế hoạch này đã tạm gác lại[9]. Ý tưởng cơ may cao trở thành hiện thực này không nằm ngoài mưu kế quốc phòng Nhật Bản.
    Về phương diện kỹ thuật quân sự, tính đến những năm đầu của thế kỷ 21, JMSDF Nhật Bản vẫn còn ở thế vượt trội so với Hải quân Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có nhiều đầu đạn hạt nhân hơn, nhưng Nhật Bản đã nhanh tay phát triển được một hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn Theater Missile Defence (TMD) mà người Trung Quốc đã than phiền đây là nguy cơ cho an ninh và ổn định.[10] Vì theo quan điểm Trung Quốc, điều này thúc đẩy chạy đua võ trang và TMD có khả năng hỗ trợ Đài Loan chận đứng mưa tên lửa từ Trung Quốc, và do vậy vi phạm chủ quyền Trung Quốc! Hơn nữa chỉ có Nhật bản với TMD mới có khả năng thách thức sự lên ngôi của Trung Quốc, cổ võ sự tự chủ của các nước nhỏ và hoạt động hòa hợp với các đại cường khác như Mỹ và Ấn, hạn chế Trung Quốc đi vào cực đoan.[11]
    Sự cố Trung quốc đưa tàu ngầm vào Guam khi Mỹ Nhật đang tập trận, bị phát hiện và xua đuổi năm 2004, sau đó trên đường về, tàu ngầm này cố tình đi vào vùng biển Nhật Bản cho thấy Trung quốc quan ngại và hành xử lúng túng với liên kết Mỹ Nhật.[12] Nhật Bản với các thắng lợi chiến trường biển trong quá khứ đối với Nga (1905), Trung Quốc (1274, 1281, 1894, 1895 và 1905) và việc bảo vệ kiên quyết Senkaku (Điếu Ngư Đài) kể cả bằng lý luận của hiệp ước Shimonesky[13] tỏ ra không phải là đối tượng dễ ức hiếp.
    [​IMG] Cuộc nhậm chức của các Thủ Tướng Nhật với quyết định đến thăm hay không thăm đền Yasu Kuni cũng là tấm gương phản ánh sự tự tôn quốc gia trước Trung Quốc. Trung Quốc cảnh báo Thủ Tướng Nhật Yoshihiko Noda về chủ quyền đảo Điếu Ngư là một cuộc đấu trí ngoại giao và là thuốc thử sức đề kháng của người đứng đầu các lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Cũng ngay sau khi nhậm chức, Thủ Tướng Nhật Yoshihiko Noda- không dễ là nạn nhân của cách ứng xử bề trên- đã bày tỏ lo ngại về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc và thúc giục Bắc Kinh xử sự như "một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế" (14/9/2011).
    Các lực lượng JMSDF Nhật, Hải quân Ấn, Úc có các mối giao lưu với Hải quân Mỹ đã làm Trung Quốc cẩn trọng. Tuyên cáo chung Mỹ Nhật 5/2007 về mục tiêu chiến lược chung và về "tiếp tục xây dựng quan hệ với Ấn để thúc đẩy khu vực lợi ích chung và gia tăng hợp tác, trong nhận thức rằng sự phát triển của Ấn là gắn liền với tự do, thịnh vượng và an ninh khu vực"[14] khiến Trung Quốc đã phải sử dụng chiến thuật chia rẽ và làm xói mòn các nỗ lực hợp tác của ba nước này.[15]Cũng trong tháng 5/2007, Trung Quốc đã yêu cầu giải thích tại sao New Delhi, Washington, Tokyo và Canberra đã mở hội nghị tại Manila, Philippinnes.
    Trong hành xử sự việc, có những khác biệt ý thức hệ do những nền dân chủ như Ấn Nhật phải cân đối với các tiếng nói đối lập trong nước. Nhật đã phải rút tàu hỗ trợ logistics lẽ ra đã triển khai trong Ấn Độ Dương vào 2001 trong cuộc tập trận OEF-MIO vì nể mặt cánh tả đối lập, vốn viện lẽ Luật giải pháp đặc biệt chống khủng bố (ATSML) là thiếu bảo trợ của Liên Hiệp Quốc (mandate).
    Quan hệ ba bên của JSDF và Bắc Hàn, Trung Quốc phản ánh nỗi e sợ sức mạnh kỹ thuật vượt trội của Trung Quốc đối với Nhật Bản. TQ ủng hộ Bắc Hàn sở hữu hạt nhân và tiến thoái, quanh co trong các cuộc họp sáu bên nhằm dùng võ khí hạt nhân Bắc Hàn làm nhân tố triệt tiêu hàng phòng thủ TMD Nhật Bản, cho hai bên cầm chân hay lưỡng bại câu thương và dưỡng sức cho chính TQ, trong kịch bản xảy ra chiến tranh.[16] Chiêu bài đồng minh ý thức hệ, nhất chế lưỡng quốc... là một mối quan hệ sử dụng vùng đệm để Nam và Bắc Hàn cùng không mạnh và làm cho Bắc Hàn thành một lực lượng khó đo lường nhằm răn đe Nhật. Ngoài ra, trục Bắc Kinh Bình Nhưỡng cũng chính là kiến trúc sư cho mạng lưới cung cấp đầu đạn hạt nhân cho Iran, Syria và Pakistan mà Mỹ Nhật khó mà bỏ qua.
    Bắc Kinh yêu sách chủ quyền theo cách phi-UNCLOS trong thời gian gần đây đối với Nam Hàn[17], và dung túng cho Bắc Hàn tấn công tàu Cheonan, đảo Yeonpeyong đã làm cho quan hệ Nhật- Nam Hàn ít căng thẳng hơn với tranh chấp Takeshima/Dokdo. Đáng lưu ý là Nam Hàn luôn chạy đua với Nhật trong kinh tế và kỹ thuật, song trước mối đe dọa đến từ phía bắc và cuộc thử hạt nhân lần thứ hai của Bắc Hàn, nước này đã có cuộc tập trận chung PSI chưa có tiền lệ với Nhật vào 13/10/2010. "Chính phủ Nam Hàn cũng nhận thức rằng hợp tác Nhật-Hàn là yếu tố không thể thiếu. Một quan chức Hàn Quốc cho rằng nếu Nam Hàn và Nhật Bản hợp tác với nhau thì có thể đối phó được với cả Bắc Triều Tiên và Trung Quốc."[18]
    Quan hệ JMSDF Nhật - Hải quân Mỹ, như đã nêu trên, là quan hệ trụ cột để từ đó có các mối giao lưu tương ứng Nhật- Mỹ- Hàn, Nhật- Mỹ- Úc, Nhật- Mỹ- Nga và gần đây là Nhật- Mỹ-Ấn. Người Nhật vẫn biểu tình chống Mỹ và yêu cầu Mỹ rút khỏi Okinawa khi nào tên lửa Rodong của Bắc Hàn không bay ngang bầu trời Nhật, khi nào tàu Trung Quốc không húc tàu Nhật rồi đón kẻ xâm nhập biển Nhật như anh hùng. Ichiro Ozawa thân Trung hơn Mỹ song vẫn bảo vệ đến cùng chủ quyền biển đảo Nhật trước Trung Quốc. Mối liên quan Nhật Mỹ đối trọng Trung Quốc tại Đông Bắc Á có thể so sánh với quan hệ Israel- Mỹ cân bằng các quốc gia Hồi Giáo tại Trung Đông.
    Với Ấn Độ, JMSDF đã có những hợp tác cứu hộ sau tsunami 2004- 2005 cùng các lực lượng hải quân Mỹ Úc trong Chiến dịch Hỗ trợ Đoàn Kết (Operation Unified Assistance). Tại các cuộc tập trận hải chiến như Malabar 07-2, 07-1, 09,11 do Hải quân Ấn Mỹ chủ trì không lúc nào thiếu JMSDF. Tư lệnh JMSDF Yoji Koda cho rằng các cuộc tập trận trong và cận Ấn Độ Dương này đã giúp JMSDF hiểu biết thêm rất nhiều về các phương cách điều binh mà Hải quân Nhật chưa hề có dịp tiếp cận sau 1945.
    Trong triết lý phòng thủ ốc Mandala của Ấn Độ có Nhật với vai trò quan trọng vòng ngoài. Phòng thủ hải dương Nhật kỹ thuật cao cũng đã kết nối mạnh mẽ với phòng thủ Ấn, thiên hướng số hóa, và lực lượng Mỹ thiên hướng cơ động cao. Nhật Ấn cũng chia sẻ quan điểm C4ISR tích cực thông qua các cuộc gặp gỡ giữa lực lượng hải quân hai bên.
    Ấn Độ công bố việc quấy phá của Trung Quốc khi tàu Ấn Độ đang ở Việt Nam sau hơn 1 tháng sự việc diễn ra (22/7/2011 đến 1/9/2011) có lẽ không phải tình cờ: trước thềm hội nghị Biển Đông cùng với Mỹ do Nhật chủ trì tại Tokyo vào đầu tháng 10/2011. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ bước vào hội nghị Ấn Mỹ Nhật sau cuộc tập trận ba bên vào 2007, và là lần đầu tiên Tokyo khai hội cho các lực lượng hải quân khác Mỹ cùng tham dự.
    Việc Hải quân Nga đưa Hạm Đội Thái Bình Dương đến để cùng tham gia tập trận với Mỹ và Nhật là một sự kiện đáng ngạc nhiên[19]. Những ân óan hải dương và tranh chấp Tsushima từ 1905 đã tạm gác lại, sau đó các chiến hạm của Nga sẽ đến Guam để cùng tập trận với Hải quân Mỹ- Pacific Eagle 2011. Theo Nikkei, các hoạt động này là nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
    Còn tiếp..
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    BL không thích bác đùa vậy đâu.[-X[-X[-X[-X[-X
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Gửi @ptkh


    Mặc anh đầu sông , em cuói sông!
    Mặc Bằng Lăng tím với GiaLong!
    Mặc anh Canho, Romanos!
    Bởi bác Pê Tê... đã hoá ... đồng!!!


    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

    Hì hì .... đấy là bác nhờ BL đấy nhé!
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  5. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    =))=))=))=))=)) biết đâu Biển Đông lại có 1 vài couple dc se duyên thì sao,
  6. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Thôi, chào các anh/chị em đi ngủ trước đây. G9 to all
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    TƯƠNG LAI CỦA TRUNG QUỐC TẠI MIANMA SẼ RA SAO?

    Tài liệu tham khảo đặc biệt

    Thứ năm, ngày 8/12/2011


    Theo nhà phân tích Aung Zaw, tổng biên tập báo “Irrawaddy” có trụ sở tại tỉnh Chiang Mai của Thái Lan, vào thời điểm Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm lịch sử tới Mianma, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ ủng hộ việc cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Mianma. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau biểu hiện bề nổi này là lo ngại đang tăng lên của Bắc Kinh khi Mianma vươn tới Mỹ.

    Tổng thống Mianma Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi đều khẳng định Mianma sẽ duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Người phát ngôn Hạ viện Mianma, ông Shwe Mann cũng nói rằng mọi cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ không làm giảm tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị giữa Mianma và Trung Quốc vì “chúng ta sẽ tiếp tục đường hướng đối ngoại cùng tồn tại hòa bình với mọi quốc gia trên thế giới”. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng “với làn gió bất lợi đối với Trung Quốc đang thổi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, những lời đảm bảo đó của Nâypiđô dường như không đủ làm yên lòng người khổng lồ phương Bắc”.

    Kể từ khi Mianma giành được độc lập năm 1948 đến nay, quan hệ giữa Mianma với Trung Quốc cũng đã trải qua nhiều thăng trầm. Đầu những năm 1950, hai nước nhất trí tuân thủ 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình trong quan hệ trong quan hệ quốc tế, gồm tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, và cùng tồn tại hòa bình. Thế nhưng trong những năm 1960 Trung Quốc đã gọi nhà lãnh đạo Mianma, ông Ne Win là “phát xít” và ra sức ủng hộ lực lượng du kích cộng sản lật đổ chính quyền của ông Ne Win. Nỗ lực này của Trung Quốc sau đó thất bại và dẫn đến cuộc bạo động chống lại người Hoa năm 1967. Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Bắc Kinh giảm dần ủng hộ lực lượng du kích cộng sản và từng bước cải thiện quan hệ với chính phủ xã hội chủ nghĩa do ông Ne Win lãnh đạo. Từ cuối những năm 1980, Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy quan hệ với lãnh đạo quân sự tại Mianma và gia tăng ảnh hưởng chính trị và Kinh tế tại Mianma. Năm 1988, sau khi chính quyền quân sự mới ở Mianma lên nắm quyền và tiến hành trấn áp những người biểu tình đòi dân chủ, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và phớt lờ kết quả cuộc tổng tuyển cử năm 1990, các nước phương Tây đã ngừng mọi trợ giúp cho Mianma và áp đặt các biện pháp chống nước này. Trung Quốc đã lập tức nhảy vào thế chân bằng cách cung cấp vũ khí, trợ giúp tài chính, cơ hội kinh tế và che chắn ngoại giao cho chính quyền Mianma. Đáp lại, giới tướng lĩnh Mianma đã giành cho Trung Quốc nhiều cơ hội kinh doanh và hợp đồng béo bở tại Mianma, đặc biệt là quyền khai thác nguồn tài nguyên ở Mianma. Trung Quốc giờ đây đã trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của Mianma, với giá trị thương mại đạt 4,4 tỷ USD trong năm 2010 và tổng vốn đầu tư đến thời điểm này đạt gần 16 tỷ USD. Mianma cũng dần trở thành đồng minh địa chính trị đáng tin cậy nhất của Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Mianma thậm chí còn công khai ủng hộ Trung Quốc trong nhiều vấn đề, kể cả vụ đàn áp biểu tình ở Thiên An Môn. sự ủng hộ lẫn nhau này đã củng cố mối quan hệ mà hai nước gọi là “anh em” với các chuyến thăm cấp nhà nước diễn ra thường xuyên.

    Tuy nhiên, đối với phần lớn người dân Mianma, khái niệm “tình hữu nghị anh em chẳng có ý nghĩa gì”. Trên thực tế, họ phản đối Trung Quốc ủng hộ chính quyền quân sự độc tài, cho rằng Trung Quốc đã không giúp ích gì cho việc cải thiện đời sống của người dân Mianma, không ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy dân chủ của phe đối lập và đáng sợ hơn là họ lo hại Mianma có nguy cơ trở thành thuộc địa của Trung Quốc. Kết quả, làn sóng bài Hoa ngày càng gia tăng trong giới tướng lĩnh quân đội và nhiều người tin rằng sự ủng hộ của Trung Quốc đối với chính quyền Mianma chẳng qua nhằm khai thác nguồn tài nguyên của Mianma và khai thông con đường chiến lược tiếp cận Ấn Độ Dương. Trái ngược với Trung Quốc, trong hai thập kỷ qua Mỹ và phương Tây không ngừng chỉ trích và cô lập Chính quyền quân sự Mianma cả về chính trị lẫn kinh tế và ủng hộ các nố lực đấu tranh đòi dân chủ và quyền con người của người dân Mianma. Tuy nhiên, trong khi các nỗ lực cô lập và cấm vận của phương Tây đối với Chính quyền quân sự Mianma được những người dân bị đàn áp hoan nghênh thì các nỗ lực đó cũng đồng thời đẩy các tướng lính trong giới quân sự Mianma gắn chặt hơn vào vòng tay Trung Quốc.

    Nếu như phương Tây đã trao cho Trung Quốc cơ hội gần gũi với Mianma sau cuộc đảo chính quân sự năm 1988 thì trong những năm gần đây, sự thái quá của Bắc Kinh trong các nỗ lực thống trị nền kinh tế cũng như các nguồn tài nguyên của Mianma và việc Bắc Kinh cũng ngộ nhận sự trung thành của các tướng lĩnh Mianma đối với họ đã trao cho Mỹ và các nước phương Tây cơ hội đảo ngược tình thế. Nền tảng làm xuất hiện cơ hội này xuất hiện năm 2009 khi chính quyền Obama áp dụng chính sách mới, vừa can dự xây dựng vừa duy trì cấm vận chống Nâypiđô. Ban đầu chính sách này tỏ ra không hiệu quả khi Thống tướng Than Shwe “chế nhạo” Mỹ bằng cách tổ chức một cuộc bầu cử mà nhiều người cáo buộc gian lận trong năm 2010 nhằm đảm bảo các tướng lĩnh và cựu sĩ quan quân đội tiếp tục nắm giữ quyền lực dưới sắc áo dân sự. Tuy nhiên, khi tân Tổng thống Thein Sein nhận nhiệm sở và phát đi thông điệp rõ ràng rằng ông muốn tìm kiếm sự công nhận của quốc tế và muốn phương Tây dỡ bỏ các cấm vận, chính sách ngoại giao mới của ông Obama bắt đầu phát huy hiệu quả mà bằng chứng là những chuyển biến và cải cách tích cực gần đây ở Mianma. Chuyển biến quan trọng nhất là việc ông Thein Sein và chính phủ của ông mời bà Suu Kyi tham dự một cuộc họp ở Nâypiđô, dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với truyền thông, trả tự do cho gần 200 tù chính trị, ngừng dự án thủy điện do Trung Quốc đầu tư xây dựng, bắt tay thảo luận ngừng bắn với các nhóm vũ trang thiểu số, thông qua luật lao động mới và sửa đổi Luật đăng ký chính đảng để cho phép bà Suu Kyi và đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà được đăng ký tham gia tranh cử trong các cuộc bầu cử tương lai. Bên cạnh đó, ông Thein Sein cũng phái ngoại trưởng tới Oasinhtơn và nồng nhiệt chào đón đặc phái viên Mỹ Derek Mitchell tới Nâypiđô. Các nỗ lực của ông Thein Sein đã nhận được một số đền đáp, trong đó có việc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí trao cương vị Chủ tịch luân phiên cho Mianma vào năm 2014; bà Suu Kyi và đảng NLD nhất trí đăng ký tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử bổ sung sắp tới, ông Obama quyết định cử bà Clintơn tới Mianma và trong chuyến thăm Mianma cuối tuần qua bà Clintơn đã dành cho Mianma một số cam kết, trong đó có việc nới lỏng các hạn chế về viện trợ nước ngoài và ngừng phong tỏa Mianma tiếp cận các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế.

    Trong tất cả các diễn biến mới nhất, ông Thein Sein đều tìm cách phát đi tới Trung Quốc các tín hiệu lẫn lộn có chủ đích. Đầu tiên, ông “thả quả bom tấn” khi đột ngột thông báo ngừng dự án thủy điện Myitsonne, sau đó cử tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Tướng Min Aung Hlaing tới thăm Việt Nam, đối thủ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, để ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng, trước khi tới thăm Bắc Kinh. các động thái này diễn ra vào thời điểm Chính quyền Obama triển khai kế hoạch tăng cường hiện diện ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và tỏ rõ ý đồ biến Mianma thành một trong các trọng tâm của kế hoạch, đã khiến Bắc Kinh có lý do thích đáng để lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng của họ tại Mianma có thể suy tàn. Thế nhưng các tướng lĩnh Mianma cũng tỏ ra là những người giỏi về nghệ thuật sử dụng các siêu cường đối chọi và cân bằng nhau. Ngay trước khi bà Clintơn đặt chân đến Nâypiđô, Mianma đã gửi tới Mỹ một “thông điệp về cân bằng quan hệ” khi cử Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Min Aung Hlaing tới Trung Quốc qặp Phó Chủ tịch Tập Cận Bình – người dự kiến sẽ trở thành chủ tịch Trung Quốc vào năm 2012. Phát biểu trong buổi tiếp bà Clintơn tại Nâypiđô, ông Thein Sein cũng nêu rõ “Mianma sẽ duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc song song với các nỗ lực tăng cường quan hệ hữu nghị với tất cả các nước khác và đây là một phần trong chính sách đối ngoại độc lập và chủ động của Mianma, dựa trên nền tảng 5 nguyên tắc quốc tế về cùng tồn tại hòa bình’’. Ông Thein Sein nhấn mạnh với phía Mỹ rằng Bắc Kinh là một đối tác địa chính trị quan trọng của Mianma và Bắc Kinh đã khích lệ và giúp Mianma cải thiện quan hệ với các nước phương Tây.

    Một số nhà phân tích chỉ ra rằng Trung Quốc thừa hiểu Mianma hòa bình và ổn định sẽ có lợi cho tất cả các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc và khi Mianma đẩy mạnh cải cách, Trung Quốc sẽ có một đối tác ổn định hơn và vì thế sẽ giảm gánh nặng phải che chở cho Mianma. Mianma hiện muốn xây dựng quan hệ với Mỹ và phương Tây để tạo đối trọng với mối quan hệ quá gần gũi với Trung quốc và để cảnh báo Bắc Kinh về nguy cơ mất đi nhiều ảnh hưởng tại Mianma nếu tiếp tục quan hệ với Nâypiđô một cách thiếu tôn trọng và bình đẳng. Tuy nhiên ít nhất trong thời gian trước mắt và trung hạn Mianma sẽ không quay lưng lại với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Nhà sử học Mianma, ông Thant – Myint – U nói: “Hoàn toàn không có lý do gì để Mianma phải hi sinh mối quan hệ với Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Mianma sẽ tránh tình huống lựa chọn một trong hai cường quốc”. Hiện các nhà lãnh đạo Mianma đều hiểu rằng Trung Quốc có mối quan hệ kinh tế sâu rộng với Mianma và các cường quốc khác sẽ phải mất nhiều năm nữa mới có thể theo kịp. Việc xa lánh một láng giềng khổng lồ quá gần gũi về địa lý sẽ là một bất lợi về địa chính trị cho Mianma. Bên cạnh đó, giới lánh đạo Mianma cũng lo ngại gây tức giận cho Bắc Kinh có thể phải trả giá bằng việc quốc gia lãng giềng này nối lại sự ủng hộ cho nhóm vũ trang thiểu số để gây bất ổn và làm suy yếu Mianma.

    Tuy nhiên nhà phân tích Aung Zaw cho rằng nhìn dài hạn hơn, khi mianma cải thiện dân chủ và nhân quyền, Nâypiđô sẽ không còn phải dựa vào Trung Quốc làm lá chắn ở Liên Hợp Quốc và khi đầu tư quốc tế vào Mianma nhiều hơn, Nâypiđô sẽ có trong tay nhiều quyền mặc cả hơn trong giải quyết các vấn đề song phương với Trung Quốc. Nếu Mianma tiếp tục đẩy mạnh lộ trình cải cách dân chủ và Mỹ tiếp tục thâm nhập ảnh hưởng sâu rộng tại Mianma, Trung Quốc sẽ đến lúc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại để thích ứng với tình hình mới, trong đó Trung Quốc suy yếu cả về ảnh hưởng lẫn quyền mặc cả tại Mianma. Người dân Mianma sẽ tiến tới cân nhắc nhiều hơn về các giá trị mà từng siêu cường mang đến cho họ trong cải cách chính trị và sự phát triển hướng tới một xã hội thịnh vượng, tự do và dân chủ. Lúc đó Mianma sẽ phải xác định mối quan hệ nào, với Mỹ hay Trung Quốc, có lợi nhất cho Mianma và kết cục của những cân nhắc này tất yếu sẽ là chiến thắng của người Mỹ và sự thất bại của Trung Quốc tại Mianma
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    MIANMA NGÀY CÀNG XA LÁNH TRUNG QUỐC

    Trong những tháng gần đây, Chính quyền Mianma đã có những thay đổi bất ngờ, cả trong lĩnh vực đối nội - cho người dân nhiều quyền tự do dân chủ hơn – lẫn đối ngoại – mở cửa hướng về Ấn Độ hay phương Tây, đặc biệt là về phía Mỹ. Một biện pháp mang ý nghĩa biểu tượng là quyết định hoãn xây dựng công trình thủy điện Myisone do Trung Quốc tiến hành.

    Theo ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo người Việt tại California (Mỹ), có rất nhiều nguyên nhân thúc đẩy Chính quyền của Tống thống Mianma Thein Sein thay đổi, nhưng quan trọng nhất là tác động của dân chúng trong nước đòi tự do dân chủ và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    “Trong thời gian qua, người dân Mianma đã rất nhiều lần phản đối chính sách của chính phủ, đòi tự do dân chủ. Phong trào phản đối mạnh nhất, được nhiều người ủng hộ nhất là việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, vào Mianma khai thác tài nguyên. tình trạng Trung Quốc bành trướng tại Mianma xảy ra từ hàng chục năm nay, từ khi nước này bị cô lập và phải dựa vào Bắc Kinh sau khi bị các nước phương Tây tẩy chay.

    Phong trào dân chủ phản đối đó có lẽ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly, khiến Chính quyền Mianma phải thay đổi chính sách ngoại giao của họ.

    Không thể dựa dẫm vào Trung Quốc nhiều quá.

    Họ đã phải bắt đầu hướng về những nước khác, như Ấn Độ và các nước phương Tây. Nhưng các nước như Mỹ, châu Âu hay Ấn Độ, luôn đắt điều kiện là chỉ có thể thân thiện nếu chính phủ Mianma cải tổ để người dân được tự do nhiều hơn. Chính một phần do các áp lực đó, mà chính phủ Mianma, khi muốn thân hơn với phương Tây thì phải thay đổi cả nguồng máy chính trị của họ.

    Chúng ta cũng có thể nói rằng giới lãnh đạo mới của Mianma, từ khi ông Thein Sein lên làm Tổng thống, thì ông cũng đã có xu hướng muốn cải tổ, cho nên sau cuộc bầu cừ quốc hội năm ngoái, Mianma đã lập chính phủ dân sự thay vì để cho một vị tướng cầm quyền.

    Đó là những dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ rằng những vị tướng già trong hàng ngũ quân phiệt ở Mianma đã thấy rằng họ không thể nào tiếp tục duy trì chế độ lỗi thời của họ, và cần phải cho người dân tham dự vào chính quyền nhiều hơn.

    Tất cả những yếu tố đó – áp lực từ ngoài, khát vọng của dân chúng, và sự thức tỉnh của giới lãnh đạo quân sự – đã làm cho Mianma bắt đầu thay đổi. Một trong những dấu hiệu thay đổi lớn nhất là họ đã trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, người bị quản thúc tại gia từ 15 năm nay”.

    Áp lực từ bối cảnh chống Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á

    “Chuyện chính quyền Mianma thay đổi do áp lực bên ngoài nên được đặt vào khung cảnh toàn thể vùng Đông Nam Á. Trong thời gian vừa qua cả Đông Nam Á đã sôi động, vì những áp lực của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông.

    Áp lực Trung Quốc đã gây ra phản ứng chống đối từ phía các nước Đông Nam Á. Khi các nước Đông Nam Á họp lại, họ cảm thấy mạnh hơn, và có thể Chính quyền Mianma bắt đầu cảm thấy họ cũng có thể cứng rắn đối với Trung Quốc, một phần vì họ nghĩ rằng như vậy là họ đã hòa nhập vào một phong trào chung của các nước Đông Nam Á.

    Ngoài ra chúng ta cũng phải công nhận là chính sách ngoại giao của chính phủ Mỹ trong 2 năm qua đã thay đổi, qua đó ảnh hưởng đến chính quyền Mianma. Từ năm ngoái bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Mỹ đều đã lên tiếng xác định là nước Mỹ trở lại vùng Thái Bình Dương.

    Năm nay, từ Hội nghị Honolulu cho đến Bali, Tổng thống Obama cũng nhẫn mạnh là nước Mỹ sẽ trở lại, thường trực có mặt ở châu Á và Thái Bình Dương. Những tín hiệu đó khiến cho tất cả các nước Đông Nam Á cảm thấy vững tâm hơn khi đối đầu với Trung Quốc. Tất cả những tin tức đều được các nhà lãnh đạo Mianma tiếp nhận.

    Ngoài áp lực của dân chúng đòi phải độc lập hơn với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Mianma cũng có thể chịu ảnh hưởng của chính sách ngoại giao quay trở lại châu Á của Mỹ. Cho nên họ mới tìm cách mở cửa đòn tiếp Ngoại trưởng Mỹ đến Mianma trong mấy ngày qua.

    Tất cả những phong trào thế giới đó, chắc chắn là có ảnh hưởng đến quyết định dân chủ hóa của chính quyền Mianma”.

    Đập thủy điện Trung Quốc trên sông Irrawaddy: Giọt nước tràn ly

    “Vụ đập thủy điện Myitsone là giọt nước làm tràn ly vì trong vòng 20 năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng tình trạng Mianma bị cô lập, để xâm lấn vào nước này một cách mạnh mẽ.

    Về kinh tế, họ sang khai thác tài nguyên: gỗ, rừng, khoáng sản, ngọc thạch, rồi sau đó đến tài nguyên về thủy điện. Ở Mianma có một nguồn tài nguyên khác mà Trung Quốc thèm muốn: đó là dầu lửa và khí đốt.

    Không những khai thác dầu lửa và khí đốt ở Mianma, Trung Quốc còn ép để đặt đường ống dẫn khí từ bờ biển Mianma, phía vịnh Bengan dẫn về tỉnh Vân Nam. Đấy là một đường tiếp tế giúp Bắc Kinh có thể chuyển dầu khí nhập từ Iran hay Trung Đông, đi qua Ấn Độ Dương, rồi từ đó vào thẳng Trung Quốc, không cần qua Biển Đông. Đó là hành động có tính chất chiến lược của Trung Quốc.

    Cùng với việc lập đường ống dẫn dầu khí đó, Trung Quốc còn xây dựng những hải cảng quân sự cho Mianma ở vùng vịnh Bengan. Những hải cảng đó, Trung Quốc có Quyền sử dụng. Điều này gây mâu thuẫn với Ấn Độ vì các quân cảng này nhắm vào bờ biển miên Đông Ấn Độ.

    Trung Quốc đã lợi dụng việc Chính quyền Mianma phải lệ thuộc vào họ, để khai thác, không những tai nguyên mà cả vị trí địa dư của nước này nhằm củng cố cho Trung Quốc.

    Trong thời gian trước đây, Từ thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã ủng hộ những nhóm thiểu số ở Mianma, tại các tỉnh như Kachin, hay Shan, là những tỉnh giáp giới với Vân Nam. Những người cộng sản Mianma do Trung Quốc bảo trợ đã nổi lên chống Chính phủ Mianma.

    Từ khi Trung Quốc giao thiệp với Chính quyền quân sự Mianma, họ dẹp các đám nổi loạn đó đi, nhưng những nhà thiểu số trong hai tỉnh đó, phần lớn là những người gốc Vân Nam qua, và họ tiếp tục có những giao dịch thương mại với Vân Nam. Hiện nay, người từ Vân Nam sang hai tỉnh này khai thác về thương mại, kỹ nghệ rất mạnh mẽ.

    Tất cả những hành động đó làm cho không những người thành thị, người trí thức Mianma lo sợ và oán giận, mà ngay cả những nhà lãnh đạo quân sự trong Chính quyền Mianma cũng quan ngại, tinh thần dân tộc của họ nổi dậy và họ cũng lo sợ trước ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Thành ra việc Chính quyền Mianma cho ngưng xây dựng đập trên sông Irrawaddy là một hành động có thể coi là tính cách tượng trưng mạnh nhất, để cho thấy rằng Mianma muốn thay đổi.

    Nhưng Mianma bây giờ có khi phải mất hàng chục năm hay nhiều hơn mới thoát được khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, bởi vì ảnh hưởng đó hiện giờ rất mạnh. Nước buôn bán với Mianma nhiều nhất là Trung Quốc.

    Tóm lại, Mianma mạnh tay với Trung Quốc có thể do một phần là do dân chúng đòi hỏi, một phần khác là do tinh thần các nước Đông Nam Á bây giờ đang lên, và có một phong trào chung trong cả vùng Đông Nam Á đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc.

    Nhưng có lẽ chính lòng ái quốc của các nhà quân sự ở Mianma đã nổi lên, và họ nhận thấy rằng phải thay đổi để thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Ngoài ra, còn có việc các nước phương Tây vấn đòi hỏi Mianma là chỉ giao thiệp với họ nếu có dân chủ hóa, và điều kiện đó đã giúp Chính quyền Mianma mạnh dạn bước vào con đường trả lại tự do cho dân chúng.

    Đây là dấu hiệu rất tốt và chúng ta hy vọng là chính quyền Mianma trong vòng một thế hệ tới sẽ dần dần ngày càng được dân chủ tự do hơn”./.
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    CON ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI..

    Đến hôm nay, hơn 2.000/10.000 km đường tuần tra biên giới (ĐTTBG) đã hoàn thành, sau hơn 20 năm chuyển từ ý tưởng thành hiện thực.

    Có thể khẳng định, sự xuất hiện của ĐTTBG, không chỉ là khát vọng ngàn đời của cha ông về một biên cương bình yên - no ấm, mà còn từ cả những câu hỏi thực tiễn nóng bỏng và đối sách với âm mưu thâm độc của các "Thế lực Bành trướng"...

    Cha đẻ của tuyến ĐTTBG là Đại tướng Phạm Văn Trà. Cuối thập niên 80, khi giữ chức Tư lệnh Quân khu 3, Tướng Trà nhiều lần tới vùng biên giới Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh) và rất băn khoăn khi thấy, nhiều nơi sâu vào nội địa 5 -7 km không có dân ở. Trong khi đó, phía Trung Quốc, dân ở rất sầm uất, thậm chí họ còn thả cả trâu bò sang đất ta.


    Mặc dù đã có Bộ đội Biên phòng làm nhiệm vụ, nhưng đi 5-7 km sát đường biên, không hề thấy bóng dáng người dân... khiến Tướng Trà cảm giác chống chếnh, bất ổn.

    Ý tưởng "phải đưa dân ra sát biên giới" định hình và trở thành quyết tâm lớn, trong đầu vị Tư lệnh. Mà muốn đưa dân ra, thì phải có đường đi........



    Một ý tưởng tuyệt vời của một vị tướng già.
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Có 6 người đang vào chủ đề này, trong đó có 3 thành viên: hoatimbanglang, daicanho, ptkh


    Nhìn lên bảng trực có tên
    Avatar các bác, dưới toàn ONLINE.
    Thế nhưng chẳng thấy bác nào
    Biển Đông mà vậy thì sao vẹn toàn???
    Hay là muốn bắt Việt gian
    Cho nên các bác đánh đòn VU HÔI???


    Bằng Lăng nhìn bảng trực thấy có nhiều bác, nhìn dưới Avatar cũng phải gần chục bác đang online, thế nhưng sao chẳng thấy bác nào tham gia chiến đấu cả ?

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
    binhnguyenpnam thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này