1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4429 người đang online, trong đó có 363 thành viên. 18:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35063 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Quan sát , ngồi im cũng là chiến đấu !
    Ủ mưu .... nung nấu ý chí diệt thù !
    Khi cần ... xung phong như là say máu !
    Bình thường ... thiền định như là thầy tu !
    Lặng im không phải là ngu ...
    Mà đang nghĩ kế diệt thù ngoại xâm !
    Chúng mình toàn ý toàn tâm ...
    Hoàng Sa hết giặc , về thăm quê mình !
    Cát Vàng biển sóng lung linh ...
    Trời mây biển đảo thắm tình nước non !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

    Hoàng Sa là huyện đảo của Đà Nẵng !
    Anh là người Đà Nẵng !
    Nên Hoàng Sa là quê hương anh !
    Bằng Lăng Tím nếu chung tình ...
    Cùng anh về lại quê mình nhé em !


    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    " border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">" border=0 alt="" src="/images/smilies/41.gif" smilieid="54">=))=))=))[};-[};-[};-:-bd...0-1 nhé!
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Hi hi...:))
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Thường chỉ có mấy dì mấy cậu khen em siêng thôi, nay có thêm anh khen, chứ mẹ em thì...cứ tranh thủ lúc ko có ai lạ là giảng kinh suốt đấy anh ạ, em mà vận nội công lên cho nó văng ra ngoài tai là mẹ em biết liền...:-ss
    Hồi bé em nghịch ngợm lắm...Thời thơ ấu nay còn đâu...=((
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    11g là mình đi cuộn mền rồi, sao BL còn thấy mình đi ngắm biển đông hở...[};-:-??
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/2011120811163596p1017c1078/tham-van-mytrung-noi-ve-bien-dong.htm

    Tham vấn Mỹ-Trung nói về biển Đông
    Ngày 9-12, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nối lại tham vấn quốc phòng.

    Cuộc tham vấn quân sự thường niên lần thứ 12 Mỹ-Trung đã diễn ra ngày 7-12 tại Bắc Kinh. Phái đoàn Mỹ có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Michele Fournoy cùng 20 quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy quân sự Thái Bình Dương, hải quân và không quân. Đứng đầu phái đoàn Trung Quốc là tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội.
    Tại cuộc tham vấn, tướng Mã Hiểu Thiên cho rằng quan hệ quân sự hai nước phải phục vụ sự phát triển toàn diện của quan hệ song phương và hỗ trợ cho sự ổn định chiến lược Trung-Mỹ. Ông mong muốn Mỹ sớm chấm dứt cản trở chính trong quan hệ quân sự hai nước là việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và bay trinh sát dọc bờ biển Trung Quốc.
    [​IMG]
    Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Fournoy bắt tay tướng Mã Hiểu Thiên (bìa trái) trước cuộc tham vấn ngày 7-12 tại Bắc Kinh. Ảnh: REUTERS
    Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 8-12, Thứ trưởng Michele Flournoy cho biết:
    - Tướng Mã Hiểu Thiên có hỏi ý đồ của Mỹ sau kế hoạch triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ, máy bay và tàu chiến ở Darwin (Úc). Phái đoàn Mỹ bảo đảm Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc, không xem Trung Quốc là thù địch và đưa quân đến Úc chỉ nhằm củng cố quan hệ đồng minh với Úc.
    - Hai nước đồng ý sẽ sắp xếp trao đổi quân sự và tập trận chung chống hải tặc ở vịnh Aden (Ấn Độ Dương) năm 2012 (Trung Quốc ngưng sau khi Mỹ quyết định bán vũ khí cho Đài Loan vào tháng 9-2011).
    Về tranh chấp ở biển Đông, bà Michele Flournoy nhận xét Trung Quốc chưa có tiến bộ nào trong vấn đề biển Đông và minh bạch hơn về chương trình hiện đại hóa quân đội, trong đó có phát triển tàu sân bay và tên lửa đạn đạo chống hạm.
    Bà tái khẳng định Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở biển Đông nhưng Mỹ có lợi ích trong việc bảo vệ tự do hàng hải và quyền tiếp tục thực hiện các hoạt động trinh sát hải quân và không quân ở khu vực này; hoạt động trinh sát của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc là hoạt động bình thường như mọi cuộc tuần tra của Mỹ ở bờ biển các nước đồng minh. Bà khuyến khích Trung Quốc hợp tác với ASEAN để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông.
    Hai bên cũng thảo luận thẳng thắn về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.
    lNgày 9-12, tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ), Trung Quốc và Ấn Độ sẽ nối lại cuộc tham vấn quốc phòng thường niên lần thứ tư sau hai năm gián đoạn. Dự kiến tướng Mã Hiểu Thiên và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shashikant Sharma sẽ thảo luận về an ninh khu vực, biện pháp xây dựng lòng tin ở biên giới và kế hoạch tập trận chung vào năm 2012 (hai nước ngưng năm 2008).
    Trả lời chất vấn tại Thượng viện ngày 8-12, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ấn Độ E. Ahamed khẳng định chính phủ Ấn Độ đã thông báo cho Trung Quốc biết hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty dầu khí Ấn Độ ở biển Đông chỉ nhằm mục đích thương mại thuần túy và tranh chấp ở biển Đông phải được giải quyết hòa bình theo luật quốc tế.
    LÊ LINH - XUÂN TÙNG (Theo AP, Reuters, China Daily, NDNB
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111208/lao-hoan-xay-dap-xayaburi.aspx

    Lào hoãn xây đập Xayaburi
    08/12/2011 17:39
    [​IMG]
    Một khúc sông Mê Kông ở biên giới Lào - Thái Lan - Ảnh: AFP (TNO) Lào đã hoãn dự án xây đập thủy điện Xayaburi trị giá 3,5 tỉ USD ở hạ lưu sông Mê Kông trong lúc chờ một nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
    Trước đó, các nhà hoạt động môi trường và một số nước láng giềng cảnh báo việc xây con đập sẽ gây hại đến sinh kế của hàng triệu người.
    Quyết định được một quan chức Campuchia thông báo sau cuộc họp của Ủy hội sông Mê Kông ở thành phố Siem Reap (Campuchia) vào hôm nay 8.12, theo Reuters.
    “Bốn nước thành viên đã đồng ý tiến hành thêm các nghiên cứu, nghĩa là việc xây dựng sẽ không xúc tiến cho đến khi chúng ta có kết quả rõ ràng”, ông Te Navuth, Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Campuchia nói với các phóng viên.
    Lào, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia không thể đạt được thỏa thuận về việc xây dựng con đập Xayaburi vào tháng 4.2011.
    Dự án xây dựng con đập đầu tiên ở hạ lưu sông Mê Kông do các ngân hàng, công ty năng lượng và xây dựng của Thái Lan đầu tư và Thái Lan sẽ mua 95% lượng điện được sản xuất từ dự án này.
  8. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Nhật và Hàn Quốc đầu tư mạnh vào Việt Nam

    Vũ Hoàng, phóng viên

    2011-12-08

    Trong thời gian qua, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam không ngừng tăng lên.
    [​IMG] AFP photo
    Tập đoàn Công nghiệp và Xây dựng Doosan (Hàn Quốc), đầu tư rất mạnh vào ngành công nghiệp nặng ở VN. Doosan Vina mở cửa văn phòng chính của công ty ở khu kinh tế Dung Quất hồi tháng 5/2009.

    Đầu tư nhiều lĩnh vực


    Giới chuyên gia nhận thấy một sự dịch chuyển dòng vốn của 2 quốc gia lớn này ở Châu Á vào Việt Nam thay vì đầu tư vào Trung Quốc.

    Cùng với hoạt động thương mại xuất nhập khẩu tăng lên đều đặn qua các năm, hoạt động đầu tư của hai quốc gia Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam cũng có những bước nhảy vọt trong vòng 3-5 năm nay.

    Theo thống kê, hiện Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam với hơn 3,000 dự án và tổng số vốn vượt trên 23 tỷ đô la. Giới đầu tư Hàn Quốc cho rằng do có những nét văn hoá tương đồng và một thị trường nội địa tiêu thụ đầy tiềm năng nên Việt Nam là điểm đến đầu tư của họ. Nếu trước đây, các doanh nghiệp Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào ngành sản xuất và công nghiệp nhẹ như giầy da, may mặc thì hiện có sự chuyển dịch sang các ngành công nghiệp nặng, như gang thép với số vốn đầu tư nhiều hơn và ít sử dụng lao động chân tay hơn.

    Bên cạnh đó, các lĩnh vực khác như ngân hàng và dịch vụ cũng được Hàn Quốc chú trọng đầu tư. Với hơn 2,500 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, năm ngoái, Hàn Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

    Cũng tương tự, theo số liệu từ bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính cho đến hết tháng 10 năm nay, Nhật Bản hiện là quốc gia đứng thứ 4 về vốn đăng ký đầu tư hơn 23 tỷ đô la, nhưng đứng đầu về vốn thực hiện. Tính cho đến thời điểm này, Nhật Bản có hơn 1,600 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
    Trong cuộc hội thảo hồi tháng 8 về “Kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản và xu hướng đầu tư ra nước ngoài”, G.S T.S Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội VN cho biết hiện Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất tại Châu Á của các công ty Nhật Bản. Có mặt tại Việt Nam, Nhật Bản hỗ trợ tích cực sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao. Việt Nam cũng đang trở thành nơi cung cấp các sản phẩm quay trở lại Nhật Bản một cách quan trọng và hiệu quả.

    Với chiều hướng gia tăng đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam, nhiều nhà phân tích kinh tế cho rằng, ngoài những yếu tố thuận lợi vốn có như giá nhân công rẻ, năng động, nguồn nguyên liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ lớn, thì còn do sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư từ 2 quốc gia này từ Trung Quốc sang Việt Nam.

    Đối trọng lại Trung Quốc


    T.S Vũ Ngọc Xuân, giảng viên chính Khoa Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói một vài nét liên quan đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc vào Việt Nam:

    Tình hình bây giờ tôi cho rằng việc Nhật Bản và Hàn Quốc tăng đầu tư vào Việt Nam là do đối trọng với Trung Quốc vì nền kinh tế ngày càng lớn mạnh trên thế giới. Các nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc có sự hợp tác mang tính chất chiến lược và lâu dài. Có một dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI của các công ty công nghệ cao của Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư rất mạnh vào Việt Nam trong việc sản xuất, có một sự dịch chuyển rất lớn từ Trung Quốc sang Việt Nam. Quan hệ Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc đang ở một lĩnh vực tầm cao mới, mang tính chất đối tác chiến lược.

    Nếu nhìn vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản và Hàn Quốc thì trước họ đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc với lợi thế nhân công giá rẻ, chưa kể là nền kinh tế Trung Quốc rất phát triển những ngành công nghiệp phụ trợ. Việt Nam có nhược điểm là ngành công nghiệp phụ trợ không phát triển như Trung Quốc. Nhưng do sự lớn mạnh của Trung Quốc, nên Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có sự lo ngại, mặc dù là ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn yếu nhưng họ cũng tăng đầu tư rất mạnh vào Việt Nam. Tôi cho rằng trong một tương lai gần, trong một vài năm tới thì xu hướng này vẫn tiếp tục.


    Vũ Hoàng: Ngoài yếu tố chính là kinh tế để đối trọng lại với Trung Quốc, ông còn thấy yếu tố nào khác nữa?

    T.S Vũ Ngọc Xuân: Một trong những nguyên nhân Việt Nam tận dụng được đầu tư Nhật Bản – Hàn Quốc là nguyên nhân về kinh tế thì chắc chắn là khả năng cạnh tranh của Việt nam với Trung Quốc là không bằng.

    Hiện nay ở Trung Quốc có rất nhiều tập đoàn về công nghệ rất là lớn mạnh, họ lo ngại chuyện đánh cắp công nghệ, chưa kể là chính trị, sự mạnh bạo của Trung Quốc trên vấn đề biên giới, hải đảo. Đấy cũng là nguyên nhân làm cho Nhật Bản, Hàn Quốc e ngại. Tôi cho rằng nguyên nhân ngoài chuyện về chính trị và kinh tế đi kèm với nhau chứ không chỉ nguyên nhân về kinh tế. Vì nếu chỉ là nguyên nhân về kinh tế thì Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ vẫn lựa chọn đối tác là Trung Quốc hơn là Việt Nam.

    Vũ Hoàng: Trong thượng đỉnh APEC vừa rồi, mọi người có nhắc đến sự chuẩn bị gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP của Việt Nam, còn Trung Quốc thì không. Ông đánh giá vì sao Trung Quốc không tham gia vào Hiệp định này để tận dụng thêm sự đầu tư trực tiếp nước ngoài?
    Một trong những nguyên nhân Việt Nam tận dụng được đầu tư Nhật Bản – Hàn Quốc là nguyên nhân về kinh tế thì chắc chắn là khả năng cạnh tranh của Việt nam với Trung Quốc là không bằng.

    T.S Vũ Ngọc Xuân
    T.S Vũ Ngọc Xuân: Việt Nam cũng thấy rõ những ưu điểm của mình, Việt Nam đã thành công trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam có lợi thế là nhân công giá rẻ và trong bối cảnh là đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ quan tâm đến Việt Nam dưới góc độ là tham gia vào Hiệp ước đó.

    Trung Quốc họ không tham gia bởi vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, khi sản xuất một sản phẩm, Trung Quốc có một qui mô rất lớn, bản thân sản phẩm của Trung Quốc là cạnh tranh toàn thế giới, ngay cả khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định Xuyên Thái Bình Dương ấy thì những sản phẩm Việt Nam vào chuỗi cung ứng ấy rất nhỏ nhưng cũng góp phần cho kinh tế Việt Nam tốt hơn, nhưng tôi cho rằng sức mạnh Trung Quốc ngày càng thể hiện hơn.

    Bởi Trung Quốc trong một mô hình khép kín, thì chuỗi cung ứng chỉ bản thân họ tạo ra được những sản phẩm đủ sức cạnh tranh. Trung Quốc bản thân họ không cần phải tham gia vào Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương bởi vì chỉ một mình Trung Quốc họ cũng ra được chuỗi cung ứng cho riêng họ hơn hẳn là so với ASEAN + 3 hay + 4

    Vũ Hoàng: Xin cám ơn T.S Xuân rất nhiều.

    Ngoài những yếu tố kinh tế và chính trị như T.S Vũ Ngọc Xuân vừa trình bày, thì những tình trạng như đánh cắp công nghệ bản quyền, làm hàng giả tràn lan cộng với sự bất ổn chính trị tại chính Hoa Lục cũng làm nhiều nhà đầu tư e ngại.

    Thời gian gần đây, đã xảy ra nhiều vụ đình công lớn tại những công ty nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc, trong đó có các hãng xưởng nước ngọt như Pepsi của Mỹ, Hi-P của Singapore và đồng hồ danh tiếng Citizen của Nhật Bản. Ngoài những yếu tố khách quan mà các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thị trường Trung Quốc, thì chính những nhân tố chủ quan của quốc gia này cũng đang là rào cản đối với dòng vốn chảy vào quốc gia đông dân nhất thế giới này.


    .
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chuyện chưa kể về mối tình đầu của Mao Trạch Đông

    (Phunutoday) - Mọi người đều biết rằng, người vợ đầu tiên của Mao Trạch Đông khi còn ở làng Thiều Sơn có tên là La Đại Tú. Tuy nhiên, La Đại Tú là người vợ do gia đình sắp đặt khi Mao Trạch Đông mới 7 tuổi, không được ông chấp nhận và hai người cũng chưa bao giờ ở với nhau.

    Cuộc hôn nhân chính thức đầu tiên của lãnh tụ Trung Quốc diễn ra vào năm 1927, khi ông 28 tuổi. Và người vợ này thì ai cũng biết chính là Dương Khai Huệ - cô gái đồng hương kém Mao Trạch Đông 8 tuổi. Tuy nhiên, thực tế thì trước khi kết hôn với Dương Khai Huệ, Mao Trạch Đông còn một mối tình nữa mà ít người biết tới…

    1. Mối tình đầu tiên của Mao Trạch Đông sau khi rời khỏi làng Thiều Sơn là một cô gái họ Đào tên là Tư Vịnh, còn gọi là Đào Nghị. Đào Tư Vịnh sinh năm 1896, kém Mao Trạch Đông 3 tuổi, là con gái của Hội trưởng Thương Hội Trường Sa rất giàu có và quyền lực. Thực tế thì họ Đào vốn cũng là người huyện Tương Đàm, Hồ Nam, cùng quê với Mao Trạch Đông, sau đó mới chuyển tới huyện Trường Sa, Hồ Nam làm ăn buôn bán.

    Năm 1916, vừa tròn 20 tuổi, Đào Tư Vinh thi vào trường nữ trung học sư phạm Chu Nam, là bạn cùng lớp với nhà nữ cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc là Hướng Cảnh Dư. Tại trường nữ trung học Chu Nam, Hướng Cảnh Dư, Đào Tư Vinh và Thái Sướng được gọi là “Chu Nam tam kiệt” (ba người tài năng, xuất chúng tại trường Chu Nam).

    Đào Tư Vinh xuất thân nhà danh gia giàu có, nhưng không hề kênh kiệu hay ngạo mạn vì xuất thân của mình, ngược lại, Đào Tư Vinh nổi tiếng dịu dàng, hiền thục, cư xử rất mực văn nhã và tỏ ra là người có học. Ngoài ra, cô gái họ Đào cũng là một mỹ nữ có tiếng đất Trường Sa. Không chỉ dáng người cao ráo, quý phái mà dung mạo cũng rất xinh đẹp.
    [​IMG]

    Bên cạnh sự xinh đẹp, tài năng, Đào Tư Vịnh cũng là một cô gái có cá tính mạnh và tư tưởng tiến bộ vào thời bấy giờ. Với chủ trương giáo dục cứu nước, Đào Tư Vịnh là một nhân vật có tiếng tăm trong hoạt động giáo dục ở Trường Sa những năm đầu thế kỷ 20. Thậm chí, đương thời có người còn gọi Đào Tư Vịnh là “tài nữ số 1 phía Nam sông Trường Giang”. Cũng chính nhờ những hoạt động trong lĩnh vực cải cách giáo dục, Đào Tư Vịnh và Mao Trạch Đông đã gặp nhau.

    Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao Trạch Đông cùng với Thái Hòa Sâm, Tiêu Tử Thăng thành lập một tổ chức cách mạng có tên gọi là Tân Dân học hội. Mục tiêu của tổ chức này là giáo dục tư tưởng mới cho thế hệ thanh niên Trung Quốc thông qua việc tổ chức các hoạt động trong nước hoặc đưa những thanh niên Trung Quốc sang nước ngoài (Nga, Pháp) để học tập theo hình thức vừa học vừa làm. Đào Tư Vịnh gia nhập Tân Dân học hội do được sự giới thiệu của Dương Xương Tề - thầy giáo và cũng là cha vợ tương lai của Mao Trạch Đông.

    Sau khi tốt nghiệp tại trường nữ trung học sư phạm Chu Nam, do thành tích học tập tốt, Đào Tư Vịnh được giữ lại trường làm giáo viên và bắt đầu có những hoạt động tích cực trong lĩnh vực giáo dục của Hồ Nam. Trong khi đó, Hướng Cảnh Dư sau khi tốt nghiệp thì về quê mình ở Tự Phố mở lớp dạy học, song vẫn thường xuyên liên hệ với trường Chu Nam trong đó có Đào Tư Vịnh.

    Mỗi lần có việc tới Trường Sa làm việc, Hướng Cảnh Dư lại tới nhà Đào Tư Vịnh để ở. Tới tháng 9 năm 1918, Thái Sướng gửi thư mời Hướng Cảnh Dư tới Trường Sa cùng tổ chức các lớp du học vừa học vừa làm tại Pháp cho nữ giới.

    Hướng Cảnh Dư đồng ý ngay, rời Tự Phố tới Trường Sa. Không lâu sau đó, Hướng Cảnh Dư và Đào Tư Vịnh gia nhập vào Tân Dân học hội do Mao Trạch Đông thành lập, cùng với Thái Sướng trở thành những hội viên nữ đầu tiên của hội.

    Trong thời kỳ hoạt động tại Tân Dân học hội, phong thái chững chạc, quyết đoán của Mao Trạch Đông khiến nhiều nữ giáo viên tham gia hội rất khâm phục và ngưỡng mộ. Trong số những nữ thành viên ấy có cả Đào Tư Vịnh. Cô gái họ Đào vốn là đồng hương Tương Đàm với Mao Trạch Đông, vì vậy càng tỏ ra ngưỡng mộ Mao Trạch Đông hơn. Do đó, khi cùng nhau tham gia các hoạt động của hội, Đào Tư Vịnh đã tìm cách tiếp cận Mao Trạch Đông.

    Hai người qua lại thân mật với nhau một thời gian đã nảy sinh một tình cảm vừa là tình yêu trai gái lại vừa là sự sùng bái, tôn thờ. Theo những tư liệu còn lưu lại được tới ngày nay thì trong thời gian 1918 - 1919, Mao Trạch Đông có rời khỏi Hồ Nam hai lần và trong hai lần này, Mao Trạch Đông đã gửi cho Đào Nghị khá nhiều thư. Hiện tại, các sử gia Trung Quốc đã tìm được ít nhất là có năm bức thư mà Mao Trạch Đông gửi cho Đào Nghị.
    [​IMG]

    2. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là mối tình giữa hai người kéo dài chưa được bao lâu thì đành phải chia tay. Cho tới nay, không có nhiều sử liệu ghi chép về nguyên nhân dẫn tới việc hai người quyết định chấm dứt mối quan hệ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến Mao Trạch Đông phải chia tay mối tình đầu của mình là vì sự phản đối từ phía gia đình họ Đào.

    Xuất thân trong một gia đình giàu có và quyền lực, việc Đào Tư Vịnh bắt đầu mối quan hệ với Mao Trạch Đông gặp phải sự phản đối rất gay gắt từ phía gia đình họ Đào. Mặc dù tình cảm mà hai người dành cho nhau rất sâu nặng, song lại không vượt qua được sự ngăn cản từ phía gia đình, do vậy mối tình bắt đầu chớm nở của Đào Tư Vịnh và Mao Trạch Đông nhanh chóng kết thúc, không thể tiến xa hơn.

    Mặc dù chia tay, song cả hai người vẫn giữ mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Tháng 7 năm 1920, khi Mao Trạch Đông sáng lập nên Văn hóa thư xã, Đào Nghị là một trong những người chủ yếu tham gia đầu tư. Tới tháng 10 năm đó, khi Mao Trạch Đông kiến nghị chính phủ cách mạng Hồ Nam tổ chức Hội nghị hiến pháp nhân dân Hồ Nam để lập ra hiến pháp Hồ Nam, Đào Nghị cũng là người giúp Mao Trạch Đông rất nhiều. Mao Trạch Đông trong thời gian này cũng thường xuyên gửi thư bàn bạc thảo luận với Đào Nghị, Dịch Lễ Dung,…

    Khi Hướng Cảnh Dư sang Pháp du học, Mao Trạch Đông cũng gửi thư Đào Tư Vịnh, khuyên cô tới Bắc Kinh học thêm. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, Đào Tư Vịnh đã ở đảm nhận vị trí giảng dạy ở Chu Nam nên không đi được. Chỉ tới năm 1921, Đào Tư Vịnh chỉ tới học thêm một khóa tiến tu ngắn ở Đại học Kim Lăng của Nam Kinh. Lần đó, sau khi tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải, mỗi đại biểu nhận được 50 đồng làm tiền lộ phí về quê.

    Mao Trạch Đông trên đường về đã du ngoạn Hàng Châu, sau đó tới Nam Kinh để thăm Đào Tư Vịnh đang học tại đây. Có thể thấy thâm tình mà hai người dành cho nhau sâu đậm tới mức nào. Tuy nhiên, từ đó về sau, hai người rất ít gặp lại nhau. Mao Trạch Đông theo đuổi sự nghiệp cách mạng còn Đào Tư Vịnh thì trở về Chu Nam tiếp tục làm giáo viên tại đây.

    Một trong những lần gặp gỡ hiếm hoi giữa hai người là vào Tết Nguyên Đán năm 1921. Sau khi thành lập Văn hóa thư xã, Mao Trạch Đông và Đào Nghị đã có một cuộc gặp mặt khó quên. Ngày hôm đó, Mao Trạch Đông, Đào Nghị cùng những người bạn cùng chí hướng với họ bất chấp gió tuyết đầy trời, cùng nhau chụp một bức ảnh lưu niệm ngay trong sân của trường Chu Nam. Bức ảnh này vẫn còn được lưu lại tới ngày nay.

    Cũng có nhiều người nói rằng, mối tình giữa Mao Trạch Đông và Đào Tư Vịnh kết thúc là vì vào thời điểm đó, Mao Trạch Đông đã gặp Dương Khai Huệ và hai người chuẩn bị kết hôn. Mao Trạch Đông kết hôn với Dương Khai Huệ - con gái của Dương Xương Tề, thầy giáo của mình vào năm 1921. Tuy nhiên, có người nói rằng, bài từ “Tiễn bạn” Mao Trạch Đông viết vào năm 1922 là bài từ viết dành cho Đào Tư Vịnh (phần lớn người ta cho rằng, đây là bài từ mà Mao Trạch Đông viết cho Dương Khai Huệ).

    Do Mao Trạch Đông và Dương Khai Huệ mới lấy nhau được một năm nên vì bài từ này mà giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn. Tuy nhiên, có lẽ mối tình cũ giữa Mao Trạch Đông và Đào Tư Vịnh chỉ thoáng trở về trong cảm xúc chứ không biến thành hành động. Bởi lẽ trong một tài liệu mà Dương Khai Huệ để lại có nói rằng bà đã “giải quyết được hiểu lầm” với Mao Trạch Đông. Thiết nghĩ, chuyện hiểu lầm này chỉ có thể là bài từ gửi cho người bạn gái cũ kia mà thôi.

    Về phần Đào Tư Vịnh, sau khi bị gia đình phản đối, phải chia tay với Mao Trạch Đông, bà được rất nhiều người theo đuổi. Một trong số những người theo đuổi cô dài nhất chính là Bành Hoàng, Chủ tịch Hội học sinh Hồ Nam. Tuy nhiên, trước sau, Đào Tư Vịnh đều từ chối. Sau này, Đào Tư Vịnh chuyển tới Thượng Hải và tiếp tục tham gia công việc giáo dục. Năm 1931, Đào Tư Vịnh qua đời khi tuổi chỉ mới 35. Cả cuộc đời, bà không hề kết hôn một lần nào.

    • Cổ Tỉnh
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Indonesia tậu Su-30MK2 giống Việt Nam

    (Phunutoday) - Từ nay đến cuối năm 2011 Nga dự kiến ký kết hợp đồng cung cấp cho Indonesia 6 tiêm kích Su-30MK2.


    Theo đó, ngày hôm qua trong chuyến tham gia triển lãm vũ khí “Lima-2011” tổ chức tại Malaysia. Phó Tổng Giám đốc của "Rosoboronexport" (ROE) Victor Komardin đã nói với báo giới rằng Nga và Indonesia đang dự kiến kí hiệp đồng quân sự liên quan đến việc cung cấp 6 máy bay Su-30MK2 cho nước này vào thời điểm cuối tháng này. Giá trị hợp đồng đang được giữ kín bởi vì nó còn phụ thuộc vào việc Indonesia muốn Sukhoi trang bị những vũ khí loại nào trên 6 chiếc máy bay tiêm kích mới này.

    Tuy vậy theo một nguồn tin trong đoàn đàm phán của Indonesia cho biết thì có thể hợp đồng mua vũ khí này lên đến khoảng 500 triệu USD. Trước đây vào năm 2007 Nga và Indonesia cũng đã từng kí hợp đồng mua bán vũ khí lên đến 300 triệu USD gồm 3 chiếc Su-30MK2 và ba tiêm kích Su-27SKM. Trước đây vào năm 2003 Indonesia cũng đã mua hai máy bay Su-27SK và hai máy bay chiến đấu Su-30MK.

    Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro cho biết vào tháng 10 năm ngoái rằng Indonesia từ bây giờ cho đến năm 2012 cần xây dựng 1 phi đội 16 máy bay chiến đấu Su-30MK2 nhằm tối ưu hóa và tăng cường thêm sức mạnh của Không quân nước này.

    Indonesia mua vũ khí của Nga bắt đầu từ năm 1999, sau khi Mỹ thắt chặt lệnh bán vũ khí cho nước này vì bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

    Trong khu vực Đông Nam Á thì chỉ có Việt Nam, Malaysia và Indonesia là mua nhiều máy bay Su-30MK2 của Nga nhất. Đa số các nước có vùng bờ biển dài và rộng lớn thường chọn Su-30MK2 vì các tính năng của loại máy bay này hợp với tác chiến ở khu vực đó.

    • Phú nguyễn (theo Ria)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này