Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4249 người đang online, trong đó có 363 thành viên. 16:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 34646 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Lính Mao xếnh xáng tập ném lựu đạn .
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa

    Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng *************** đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như nhắc lại việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974.

    Lời khẳng định của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam một lần nữa cho thấy lập trường nhất quán của nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuyên suốt mọi thời kỳ và mọi thể chế chính trị.
    Thủ tướng *************** khẳng định: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào”.
    Thủ tướng nêu rõ: Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó nằm dưới sự quản lý của Việt Nam cộng hòa - VNCH). Chính quyền VNCH đã phản đối, lên án hành động này và đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng.
    [​IMG]
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu các bản đồ phương Tây thế kỷ 17-18 thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam - Ảnh: Đỗ Hùng
    “Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương LHQ, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với Tuyên bố DOC'', Thủ tướng *************** nhấn mạnh.
    Xuyên suốt lịch sử
    Các tài liệu lịch sử Việt Nam cũng như ghi chép của các nhà thám hiểm phương Tây đều ghi nhận Việt Nam (hay An Nam, Đàng Trong…, tùy giai đoạn lịch sử) đã xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ 16-17. Các chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa tới khai thác sản vật và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, mà bằng chứng cho các hoạt động này vẫn còn tồn tại dưới các dạng: 1) Sắc chỉ của vua chúa cử thuộc cấp tới thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; 2) Các tài liệu của những gia tộc có người thân là thành viên đội cai quản Hoàng Sa, Trường Sa; 3) Ghi chép và bản đồ của các sứ thần, nhà hàng hải Trung Quốc về Việt Nam; 4) Ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây; 5) Các hoạt động dân gian (như lễ khao lề thế lính ở Quảng Ngãi)…


    Chính nghĩa thuộc về Việt Nam
    * Trao đổi với Thanh Niên hôm qua, nguyên Phó ************* Nguyễn Thị Bình (nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Cách mạng lâm thời) khẳng định: sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
    * Trong Tuyên cáo ngày 14.2.1974, Chính phủ VNCH nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH. Chánh phủ và nhân dân VNCH không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy…”. Tuyên cáo khẳng định lập trường đấu tranh không khoan nhượng vì chủ quyền của Việt Nam và nêu rõ: “Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có”. Tuyên cáo kết thúc bằng việc nêu rõ thiện chí của VNCH trong việc giải quyết bằng đường lối đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc “không từ bỏ chủ quyền”.


    Những ví dụ minh chứng cho hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Việt Nam thời phong kiến có rất nhiều. Chẳng hạn tài liệu của linh mục G.M.Taberd cho biết vào năm 1816, vua Gia Long đã cho thượng cờ xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã nêu rõ Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Đến thời kỳ thuộc địa, chính quyền Pháp ở Đông Dương thường xuyên có hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, có lúc đặt quần đảo này dưới sự quản lý của đơn vị hành chính Thừa Thiên.
    Trong Thế chiến 2, Nhật Bản đem quân sang chiếm Hoàng Sa năm 1939 và Pháp đã phản đối. Đến khi thất trận, Nhật buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo này và Pháp trở lại. Tuy nhiên, sau đó Pháp rút đi do các biến cố trong đất liền Việt Nam. Lúc này, Trung Hoa Dân Quốc lợi dụng vai trò giải giới quân Nhật theo hòa hước Potsdam đã tiến tới đảo Phú Lâm và Pháp đã gửi tàu Le Tonkinois tới tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1956, Trung Quốc (chính quyền Bắc Kinh) đã chiếm đảo Phú Lâm và Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa bằng cách cho lính giả dạng ngư dân đổ bộ lên đảo.
    Dù Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, chính quyền tại Việt Nam vẫn chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền và ngừng thực thi chủ quyền tại quần đảo này. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng Trần Văn Hữu (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ nước nào. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Paris (Pháp) vào năm 1974, sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm trọn Hoàng Sa, ông Hữu nói: “Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã được công khai tuyên bố nơi Hội nghị Hòa bình với Nhật năm 1951, tháng 9 dương lịch tại San Francisco”.
    Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam bị phân thành hai miền. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền VNCH ở miền Nam. Ngày 13.7.1961, tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa đã ban sắc lệnh đặt quần đảo Hoàng Sa (gọi là xã Định Hải) trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 21.10.1969, thủ tướng của Đệ nhị Cộng hòa ban hành nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
    Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, chính quyền VNCH ở miền Nam đã phái quân đội tới canh gác tại nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Còn nhóm Tuyên Đức và Lin Côn ở phía đông bắc và đông, dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn luôn khẳng định chủ quyền.
    Trung Quốc cưỡng chiếm và phản ứng của Việt Nam
    Với chiến lược ba bước: kiểm soát, làm chủ và độc chiếm (bắt đầu từ năm 1970), Trung Quốc đã liên tục bành trướng xuống biển Đông. Sau khi chiếm nhóm Tuyên Đức và nhóm Lin Côn thuộc Hoàng Sa vào thập niên 1950, tháng 1.1974, tàu chiến Bắc Kinh đã nổ súng chiếm các đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm từ tay VNCH. Tàu chiến và binh sĩ VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng do chênh lệch lực lượng và vũ khí, cuối cùng Trung Quốc đã tạm chiếm các đảo này. Vậy là bằng các hành động phi pháp, kể từ đầu năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trong trận hải chiến này, phía VNCH có 74 chiến sĩ tử trận, 48 người bị bắt.
    Hành động của Trung Quốc - dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa - đã làm dấy lên một làn sóng bất bình tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Trên bình diện ngoại giao, ngay khi Trung Quốc loan báo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ vào ngày 11.1.1974, Tổng trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc đã cực lực bác bỏ trong cuộc họp báo đặc biệt tại Sài Gòn ngày 15.1. Ngày 20.1.1974, đại diện VNCH bên cạnh LHQ đã đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an LHQ. Đại sứ VNCH tại các nước đã liên lạc với chính phủ sở tại để thông báo hành động phi pháp của Trung Quốc cũng như kêu gọi hậu thuẫn. Ngày 26.1.1974, Tổng thống VNCH đã gửi công hàm tới các quốc gia thân hữu để thông báo về sự kiện ở Hoàng Sa và khẳng định chính nghĩa Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn còn xem xét đưa vụ việc ra tòa án quốc tế La Haye.
    Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Chính phủ CHXHCN Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam vào ngày 12.5.1977 đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12.11.1982, Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo về lâu dài.



  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT
  4. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Điều tàu hải quân ra Trường Sa cứu 10 ngư dân
    (PL)- Tối 28-11, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã điều một tàu cứu hộ của hải quân đang trên đường ra quần đảo Trường Sa để ứng cứu 10 ngư dân Phú Yên.
    Trước đó, tối 27-11, trong khi đang chạy vào khu vực đảo Song Tử Tây để tránh sóng to gió lớn, tàu câu cá ngừ đại dương PY-91219 TS do ông Phạm Xuân Chánh (ngụ TP Tuy Hòa) làm thuyền trưởng bị mắc cạn, va vào đá ngầm thủng đáy.
    Chỉ vài giờ sau, nửa thân tàu này đã bị chìm. Thông tin báo về đất liền cho biết 10 ngư dân trên tàu đã kiệt sức do phải tát nước trong nhiều giờ liền để giữ tàu không bị chìm hoàn toàn. Dự kiến trong đêm 28 hoặc rạng sáng 29-11, tàu cứu hộ của hải quân mới có thể tiếp cận, ứng cứu tàu cá bị nạn.
    TẤN LỘC
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Album Biển gọi: một câu chuyện đẹp về biển
    (28/11/2011)

    Tiếp sức cho chương trình Cùng ngư dân bám biển, album Biển gọi là những tâm tình sâu nặng dành cho biển, với những bài hát về biển xuyên suốt trong cả một quá trình dài dựng nước và giữ nước.
    [​IMG]
    Trong album, có những bản tình ca đã nằm lòng trong trái tim nhiều thế hệ như Biển hát chiều nay của Hồng Đăng, Sao biển của Phạm Minh Tuấn, Biển nỗi nhớ và em của Phú Quang, Biển cạn của Nguyễn Kim Tuấn, Bay đi cánh chim biển của Đức Huy, Bây giờ biển mùa đông của Dương Thụ… được thể hiện mới mẻ và thanh xuân qua giọng hát của các ca sĩ nổi tiếng và ca sĩ trẻ như Đàm Vĩnh Hưng, Hồ Trung Dũng, Hạ Trâm… Những sáng tác mới như Việt Nam của Mai Khôi, Đêm quê mẹ của Tuấn Khanh, Tổ quốc nhìn từ biển của Quỳnh Hợp (thơ Nguyễn Việt Chiến)… là những rung cảm thao thức, trăn trở về một biển còn bao lo âu, một biển đang ngầm chứa nhiều giông bão… Hầu hết các nhạc sĩ, ca sĩ tham gia album đã gửi tặng tác quyền, chi phí thu âm… cho chương trình Cùng ngư dân bám biển.
    Nhạc sĩ Tuấn Khanh, biên tập của album, tâm sự: “Biển gọi là bản audio góp lại từ những tấm lòng của nhiều giọng ca, nhiều nhạc sĩ dành cho biển và ngư dân. 12 track audio, bao gồm giọng đọc thơ của nghệ sĩ nhân dân Trần Hiếu là những sự sẻ chia quý giá cho những con người Việt Nam đơn độc lênh đênh trên vùng biển động. Lắng nghe những sớt chia nhỏ bé từ giọng hát của ca sĩ Hạ Trâm, Hiền Thục, Bảo Yến, Hồ Trung Dũng, Mai Khôi, Đức Tuấn, Đàm Vĩnh Hưng, Hoàng Bách, nhóm MTV, nhóm 4Tenor, nhóm Arista... có thể bạn sẽ tìm thấy những rung động khác lạ từ trái tim mình, trái tim có cùng nhịp đập của một dân tộc rồng tiên ngàn đời kiêu hãnh, chinh phục mọi dã tâm xâm chiếm bờ cõi của mình từ núi cao ra biển sâu…”
    Album do công ty Sài Gòn Media sản xuất, giá 40.000 đồng đã có mặt từ ngày 18/11 trên kệ CD, phát hành chính tại siêu thị báo Sài Gòn Tiếp Thị, số 25 - 29 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM.
    K.YẾN - HỒNG THÁI
    Theo sgtt.vn
  6. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Thứ hai 28 Tháng Mười Một 2011
    Biển Đông được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á Bali : Tình huống thuận lợi cho Việt Nam




    [​IMG]Toàn cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 tại Bali (Indonesia) Reuters




    Trọng Nghĩa
    Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc. Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, vốn đang bị Bắc Kinh lấn lướt. đây là một xu thế có lợi, cần phải khéo léo tranh thủ.

    « Tôi không muốn thảo luận vấn đề đó tại Hội nghị Thượng đỉnh. Tuy nhiên, một vài lãnh đạo đã nêu tên Trung Quốc trong vấn đề đó. Không đáp trả những gì ta nhận thì thật là bất lịch sự ». Đây là lời công nhận của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo với Tân Hoa Xã về sự kiện vấn đề Biển Đông đã được nêu bật tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11/2011 ở Bali (Indonesia).
    Đối với Bắc Kinh, việc hồ sơ Biển Đông được quốc tế hóa tại một diễn đàn tập hợp 18 nước, trong đó có mặt hầu như tất cả các cường quốc, có thể được xem là một thất bại vì lẽ cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn phản đối khả năng quốc tế nhòm ngó vào tranh chấp vùng biển giữa họ với các nước nhỏ trong khu vực.
    Ngược lại, đối với Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với Tổng Thống Barack Obama, vốn đã kiên quyết nêu bật vấn đề ‘an ninh hàng hải’ trong vùng Biển Đông tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên mà ông tham dự, đây là một thành công rõ rệt.
    Cũng như vậy, đối với các quốc gia ASEAN, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei, đang phải đối phó với đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở vùng Biển Đông, việc hồ sơ này được quốc tế hóa cho phép họ giảm bớt được sức ép của Trung Quốc, vốn chỉ muốn giải quyết vấn đề một cách song phương với từng nước để dễ bề thao túng.
    Bắc Kinh bị đẩy vào thế thủ tại Bali trên hồ sơ Biển Đông
    Điều đã được tất cả các quan sát viên công nhận là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Bali, riêng trên hồ sơ Biển Đông, Bắc Kinh hoàn toàn bi đẩy vào thế thủ. Lời cảnh cáo do chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra chống lại việc nêu vấn đề Biển Đông ra trước hội nghị Đông Á, cho rằng đấy không phải là một diễn đàn thích hợp, hầu như chẳng được ai lắng nghe. Lời đe dọa là các ‘thế lực bên ngoài’ – ám chỉ Mỹ - không nên viện cớ xen vào Biển Đông cũng không có tác dụng.
    Thậm chí ngoài Tổng Thống Mỹ và nhiều lãnh đạo ASEAN, còn có cả Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh lẫn Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda gợi lên vấn đề Biển Đông, một cách thẳng thừng như ông Singh trong cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, hay một cách gián tiếp như ông Noda khi ông thúc đẩy vấn đề bảo đảm ‘an ninh hàng hải’ trong hội nghị với các lãnh đạo ASEAN. Phải nói thêm là tại Bali, khái niệm « an ninh hàng hải » luôn luôn được hiểu là « hồ sơ Biển Đông ».
    Thế thủ mà Trung Quốc bị đẩy vào ở Bali còn phản ánh qua một sự kiện rất nhỏ : Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã từng dự trù một cuộc họp báo vào trưa ngày 19/11. Lời mời đã được thông báo cho các phóng viên có mặt ở Bali. Thế nhưng sau đó cuộc họp báo đã bị hủy bỏ.
    Ngay cả ngón đòn kinh tế mà Bắc Kinh thường dùng để chiêu dụ các nước ASEAN cũng có dấu hiệu không thu hút nhiều sự chú ý. Ngân khoản 10 tỷ đô la hỗ trợ cho ASEAN mà Trung Quốc loan báo ngay tại hội nghị Bali, hầu như không mấy được quan tâm, nhất là khi vào cùng một thời điểm, Thủ tướng Nhật Bản cho biết là Tokyo cam kết chi ra khoảng 26 tỷ đô la để giúp khối Đông Nam Á cải thiện hạ tầng cơ sở.
    16 nước đề cập đến Biển Đông, ngoại trừ Cam Bốt và Miến Điện
    Trong toàn cảnh như trên, vấn đề Biển Đông đã được nêu bật như thế nào tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ngày 19/11 vừa qua ở Bali. Lẽ dĩ nhiên là các trao đổi giữa các lãnh đạo không hề được công bố chính thức. Tuy nhiên, trên chuyến bay về Mỹ, một quan chức Hoa Kỳ cao cấp, có mặt tại hội nghị đã kể lại cho các nhà báo Mỹ tháp tùng theo Tổng thống Obama diễn tiến cuộc tranh luận.
    Theo lời kể được ghi lại trên trang Web của Nhà Trắng, trong cuộc họp gần 2 tiếng đồng hồ, có tất cả 16 lãnh đạo, trong đó có Thủ tướng Ôn Gia Bảo đề cập trực tiếp hay gián tiếp đến vấn đề Biển Đông. Thậm chí Ngoại trưởng Nga cũng lên tiếng. Duy chỉ có các lãnh đạo Cam Bốt và Miến Điện là không nói đến vấn đề này.
    Theo nguồn tin trên, Tổng thống Mỹ Obama không hề gọi là « vận động hành lang » để mớm ý cho các lãnh đạo khác, mà các vị này đã tự động phát biểu. Mở màn nói thẳng đến tranh chấp Biển Đông là Thủ tướng Singapore, Tổng thống Philippines và Thủ tướng Việt Nam ***************, tiếp theo là đại diện của Malaysia, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Nga và Indonesia.
    Theo lời kể lại của quan chức Mỹ, thì các lãnh đạo này đều nhấn mạnh trở lại rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết một cách đa phương. Chỉ sau khi các nhà lãnh đạo khác đã lên tiếng thì Tổng thống Mỹ Obama mới phát biểu, tuyên bố ủng hộ quan điểm của những người nói trước.
    Tổng thống Mỹ lập luận rằng : « Dù chúng tôi không phải là một nguyên đơn trong vụ tranh chấp Biển Đông, dù chúng tôi không bênh vực bên nào, chúng tôi có lợi ích mạnh mẽ trong việc duy trì an ninh hàng hải nói chung, và trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông nói riêng – với tư cách là một cường quốc thường trú tại Thái Bình Dương, một quốc gia hàng hải, một quốc gia thương mại, và một nước bảo đảm cho nền an ninh trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ».
    Chỉ sau khi ông Obama nói xong thì Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới trả lời. Theo lời quan chức chính phủ Mỹ kể lại vụ việc, ông Ôn Gia Bảo chỉ nhắc lại lời phản đối rằng Hội nghị thượng đỉnh Đông Á không phải là nơi để thảo luận về vấn đề Biển Đông, và khẳng định rằng Trung Quốc đi bỏ nhiều công sức để đảm bảo sao cho các tuyến hàng hải được an toàn và tự do.
    Đối với viên chức Mỹ, phản ứng Thủ tướng Trung Quốc đáng chú ý ở lời lẽ hòa hoãn, không tràng giang đại hải hay dùng đến những công thức quyết đoán thường thấy nơi các lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt khi họ công khai phát biểu.
    Tuy nhiên, theo nguồn tin này, điều thú vị không phải những gì ông Ôn Gia Bảo nói ra, mà là những gì ông không nói, ví dụ như ông không nhắc lại quan điểm tranh chấp phải được giải quyết song phương. Phải nói ngay là thiếu sót kể trên trong tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc tại Bali đã được hãng tin chính thức Tân Hoa Xã bổ khuyết sau đó, khi họ cho biết là ông Ôn Gia Bảo đã tái khẳng định lập trường của Trung Quốc. Chi tiết này cho thấy là dù không được Thủ tướng của họ nói ra Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc vẫn chống lại một giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông.
    Sau hết, Tổng thống Indonesia, trong tư cách chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, một lần nữa đã lấy lại micro để tổng kết như sâu : "Tôi có thể mô tả cuộc thảo luận ngày hôm nay là tất cả chúng ta đã bàn thảo về Biển Đông một cách rất xây dựng", và ông cho rằng tất cả các lãnh đạo đã chứng tỏ là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á có thể giúp cho bộ quy tắc ứng xử (về Biển Đông) được tiến triển.
    Tóm lại, có thể nói rằng là tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bali, vấn đề Biển Đông đã lại được ‘quốc tế hóa’, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, và bất chấp thái độ phản đối của Trung Quốc.
    Giáo sư Carl Thayer : Xu thế quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông có lợi cho Việt Nam
    Tác động của tình hình này có thể là gì ? Liệu có thể buộc Trung Quốc thay đổi lập trường hay không ? Vốn đã từng tranh thủ vai trò chủ tịch ASEAN của mình vào năm ngoái để thúc đẩy việc quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông, Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được chuyển biến tích cực tại Bali ? Đây là một số vấn đề mà Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales), đã sẵn lòng phân tích trong phần trả lời phỏng vấn dành riêng cho ban Việt ngữ RFI.
    RFI : Vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa tại Thượng đỉnh Đông Á bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Ảnh hưởng sẽ như thế nào ?
    THAYER : Khi Chủ tịch ASEAN, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), ông tóm lược nội dung thảo luận bằng cách ghi nhận rằng các vấn đề an ninh hàng hải là một đề mục thích hợp với chương trình nghị sự của hội nghị.

    Trong số 18 thành viên của Hội nghị thượng đỉnh, 16 nước đã nêu lên vấn đề này. Trung Quốc nằm trong số 16 nước đó và lập luận rằng Cấp cao Đông Á không phải là một diễn đàn thích hợp.

    Thượng đỉnh Đông Á đã không đề xuất bất kỳ hành động nào (liên quan đến Biển Đông). Nhưng rõ ràng là trước phản ứng đồng thuận trong khu vực, vốn cho rằng vấn đề an ninh hàng hải – tức là Biển Đông – thuộc diện được quan tâm rộng rãi, Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lập trường của họ, vốn chỉ nhấn mạnh trên đàm phán song phương.

    Vấn đề Biển Đông sẽ được nêu lên trong ba diễn đàn riêng biệt :

    1/ Các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các biện pháp cần ưu tiên tiến hành khi họ thực hiện bản Hướng dẫn Thực hiện DOC đã đồng ý vào tháng Bảy 2011. Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp của một nhóm làm việc vào năm tới.

    2/ Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) đã nhất trí về các điều khoản tham chiếu cho Nhóm Chuyên gia Hỗn hợp thuộc tổ Công tác về An ninh Hàng hải (Joint Expert Working Group on Maritime Security). Nhóm này do Australia và Malaysia đồng chủ trì. Vấn đề là khi nhóm họp lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 2010, ADMM + đã đồng ý gặp nhau ba năm một lần. Cuộc họp sắp tới do đó chỉ diễn ra vào năm 2013. Tháng Mười vừa qua, Hội nghị quan chức cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đã đồng ý thu ngắn thời gian giữa hai cuộc họp ADMM + thành hai năm, nhưng chỉ sau hội nghị lần thứ hai vào năm 2013 mà thôi.

    Tuy nhiên, từ nay đến đó, kết quả công việc của Nhóm Chuyên gia Hàng hải (Maritime Expert Working Group) có thể được báo cáo lên cho Hội nghị Quan chức Cấp cao của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +).

    3/ Các vấn đề an ninh hàng hải có thể được nêu ra trước Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN ARF nhóm họp hàng năm và cuộc họp giữa kỳ của Nhóm phụ trách an ninh trên biển (Inter-Sessional Group on Maritime Security). Không một nhóm nào trong số các này có quyền quyết định.
    Chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc : nhân tố khuấy động Biển Đông
    RFI : Tại Thượng đỉnh Đông Á, Trung Quốc như bị đẩy vào thế thủ, với tuyên bố chừng mực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Có thể giải thích sao về động thái này ? Phải chăng đó chỉ là một bước lùi chiến thuật hay là Trung Quốc thực sự đang xem xét lại chiến lược của họ trước sự kiện họ bị hầu như tất cả mọi người phản đối ?
    THAYER : Trung Quốc đã nhìn thấy là hơn 14 năm cố gắng phát huy "khái niệm an ninh mới" và chính sách an ninh đa phương của họ bị tổn thương nặng nề vì khu vực đã phản ứng chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm gần đây, và nhất là trong năm 2011.

    Các dấu hiệu cho thấy là hầu hết các sự cố trong vùng Biển Đông đều xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các cơ quan dân sự hữu trách ở các cấp độ khác nhau của chính phủ, cộng với các chính quyền địa phương và các công ty dầu hỏa của Trung Quốc.

    Khi nhận thức được đầy đủ về các tổn hại đã gây ra, Bắc Kinh đã nhanh chóng làm dịu tình hình. Trung Quốc thỏa thuận với các thành viên ASEAN trên bản Hướng dẫn Thực hiện DOC. Trung Quốc tiếp đón Tổng thống Philippines Aquino và Tổng bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng.

    Trung Quốc bị buộc phải phản ứng một cách khá nhẹ nhàng bởi vì hành động của họ đã thúc đẩy các nước trong khu vực quay sang tìm kiếm sự đảm bảo từ Hoa Kỳ, và đã khiến các cường quốc lớn trong vùng - Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ - phản ứng lại một cách cứng rắn hơn.

    Hiện nay, trong bối cảnh sắp đến Đại hội thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, với việc chuyển giao quyền lực trong giới lãnh đạo, đã xuất hiện mối lo ngại là xu hướng dân tộc chủ nghĩa cực đoan tại Trung Quốc có thể lấn lướt đường lối ngoại giao thận trọng, và lại làm tăng căng thẳng trong vùng Biển Đông.

    Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ "quyền lịch sử" và "chủ quyền không thể chối cãi" của họ trên 80% vùng Biển Đông. Khi chủ nghĩa dân tộc thái quá kết hợp với đà tăng cường quân sự và những mối bức xúc về sự toàn vẹn lãnh thổ, hệ quả sẽ là một yếu tố không ổn định cho an ninh khu vực.
    RFI : Làm thế nào để giải thích sự thành công của Mỹ và Tổng Thống Barack Obama lần này ? Liệu thành công đó có kéo dài hay không ?
    THAYER : Tổng thống Obama đã tích lũy được một số thành công. Chính quyền của ông đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ASEAN, và bổ nhiệm một đại diện thường trực bên cạnh Ban Thư ký ASEAN. Ngoại trưởng Hillary Clinton đã đáp ứng những mối quan ngại của các nước Đông Nam Á trên lục địa bằng cách tung ra Sáng kiến Hạ Mekong (Lower Mekong Initiative). Bà cũng là người thường xuyên lui tới khu vực và đã tham dự tất cả các cuộc họp ARF. Tổng thống Obama đã đề nghị và được thu nhận làm thành viên Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và ông đồng thời đã chủ trì 3 cuộc họp thượng đỉnh với ASEAN.

    Mỹ dường như đã giải quyết được vấn đề hóc búa là Miến Điện bằng cách cử Ngoại trưởng Clinton đến tận nơi để đánh giá các cải cách chính trị tích cực gần đây tại Miến Điện. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn mâu thuẫn với các nước thành viên ASEAN, vốn đã công nhận tính chính đáng của tân chính phủ Miến Điện. Chính tình hình Miến Điện đã phá hoại các nỗ lực của cựu Tổng thống Bush, muốn triệu tập một cuộc họp giữa các lãnh đạo ASEAN và Mỹ tại trang trại của ông ở Crawford, Texas. Khi Hoa Kỳ cho biết là Miến Điện sẽ không được hoan nghênh, ASEAN đã từ chối tham dự.

    Tổng thống Obama cũng đã đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ đổi mới cam kết dấn thân vào khu vực. Ngân sách quốc phòng cho vùng châu Á-Thái Bình Dương sẽ được bảo vệ, không bị việc cắt giảm ngân sách quốc phòng Mỹ ảnh hưởng. Hoa Kỳ cũng đã tiến hành một số bước khác như đưa loại tàu chiến mới Littoral Combat Ships qua đồn trú tại Singapore, và khởi động kế hoạch đưa Thủy quân lục chiến Mỹ đến các cơ sở huấn luyện gần Darwin ở miền bắc Úc.

    Quan trọng nhất là Tổng thống Obama đã khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN, và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ muốn Trung Quốc cùng tham gia.

    Trên hồ sơ Biển Đông, Obama đã không cường điệu vai trò của Mỹ. Hoa Kỳ không bênh vực bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng không tán đồng việc sử dụng võ lực và đe dọa dùng võ lực. Mỹ ủng hộ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, bao gồm quyền tự do và an toàn qua lại trên biển và trên không. Mọi nước đều phụ thuộc vào điều kiện tiên quyết là hàng xuất và nhập khẩu phải được lưu thông an toàn trên Biển Đông.
    Cần phải tìm giải pháp cho tình hình ASEAN bị chia rẽ
    RFI : Việt Nam có thể hưởng được những lợi ích gì từ kết quả này ?
    THAYER :
    Việt Nam đã nhận thức được rằng chiến lược ba hướng - (1) đấu tranh và hợp tác với các nước lớn, (2) làm bản lề giữa Bắc Kinh và Washington, và (3) chính sách đối ngoại đa phương – đã giúp họ huy động được sự hỗ trợ từ bên ngoài trong giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam cũng đã học được rằng cách thúc đẩy tốt nhất lợi ích của mình là để cho Philippines tiến công trên vấn đề Biển Đông.

    Về đấu tranh và hợp tác, Việt Nam đã học được cách đứng lên chống lại Trung Quốc, rồi sau đó tìm kiếm sự hợp tác để tránh không cho vấn đề Biển Đông thống trị các mối quan hệ song phương. Kháng lại Trung Quốc cũng bao gồm việc tăng cường năng năng lực hải quân và không quân còn khiêm tốn bằng chiến lược chống tiếp cận anti-access/area-denial riêng của mình.

    Với tư cách là bản lề giữa Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam có thể xoáy trên các lợi ích cụ thể của Trung Quốc và Hoa Kỳ để thu lợi cho mình. Không ai có thể buộc Việt Nam nghiêng hẳn về phía này hay phía kia.

    Còn chính sách ngoại giao đa phương cho phép Việt Nam lôi kéo thêm các nước khác vào cuộc : Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Pháp, Vương quốc Anh.

    Việt Nam cũng đã nhận thức được rằng khối ASEAN bị chia rẽ. Cam Bốt và Miến Điện rõ ràng là không bao giờ nêu lên vấn đề an ninh hàng hải hoặc các vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa quốc gia. Một số quốc gia ASEAN muốn để cho Việt Nam và Philippines một mình tiến vào hang hùm và đừng lôi kéo họ vào một cuộc xung đột với Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là bất kỳ một bộ luật ứng xử nào giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc đều sẽ không có uy lực.

    Trong thực tế, áp lực của Trung Quốc đã ngăn không cho ASEAN tiến tới một lập trường chung. Đây là một tình trạng đáng buồn vào lúc các nước Đông Nam Á đang hướng tới việc tuyên bố mình là Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

    Một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á
    RFI : Việt Nam có thể làm gì để tranh thủ được xu hướng tích cực tại Thượng đỉnh Đông Á ?
    THAYER : Dù về cơ bản Biển Đông là một vấn đề giữa Trung Quốc và 4 nước Đông Nam Á, thế nhưng Philippines và Việt Nam lại đang ở phía tiền tuyến trong việc đối phó với Trung Quốc. Trong khi đó thì Malaysia và Brunei lại tìm cách tránh can dự trực tiếp. Việt Nam phải dành nhiều công sức để thay đổi cách tiếp cận của các thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Việt Nam cần thúc đẩy một bộ luật ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á (Code of Conduct for Southeast Asia’s Maritime Domain).

    Phương pháp đó sẽ nhằm mục tiêu chỉnh đốn ngôi nhà ASEAN bằng cách giải quyết các vấn đề hàng hải khác nhau giữa các nước Đông Nam Á sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Thái Lan và Cam Bốt vẫn chưa giải quyết được tranh chấp tài nguyên trong Vịnh Thái Lan. Trong thực tế, Thái Lan đã rút khỏi một thỏa thuận trước đây khi đụng độ đã nổ ra trên biên giới đất liền. Indonesia có ranh giới trên biển chưa được giải quyết với các nước láng giềng. Cả Philippines và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Một số đòi hỏi này đã dựa trên những đường cơ sở phóng đại.

    Tóm lại, an ninh của toàn vùng biển Đông Nam Á - không chỉ đơn thuần là Biển Đông - phải được xử lý một cách toàn diện. Tất cả các thành viên ASEAN cần làm việc để giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế. Một bộ Quy tắc ứng xử cho toàn bộ vùng biển Đông Nam Á có thể bao hàm một nghị định thư cho phép bên ngoài tham gia và chấp nhận các quy định của văn kiện này. Một cách tiếp cận như vậy sẽ tăng cường sự thống nhất và gắn kết của ASEAN, cũng như khả năng đối phó với Trung Quốc.
    RFI : Thành thật cảm ơn Giáo sư Carl Thayer


    .
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tạp chí Tri thức thế giới của Bộ Ngoại giao Trung Cộng số ra ngày 16/11/2011 có bài viết “Việt Nam là nước hung hăng nhất trong việc tranh giành Nam Hải”. Bài báo lu loa: Việt Nam đòi hỏi tối đa hóa chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc; Việt Nam thể hiện thái độ hai mặt bằng việc vừa ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển với Trung Quốc lại ký thỏa thuận với Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông; Việt Nam quốc tế hóa Biển Đông; Việt Nam khai thác lượng lớn tài nguyên của Trung Quốc ở Biển Đông. Toàn bộ mạch của bài viết vẽ lên hình ảnh một Trung Quốc là nạn nhân đáng thương do việc làm của Việt Nam. Vậy thực hư thế nào?

    Về cái gọi là Việt Nam đòi hỏi chủ quyền ở quần đảo Trường Sa làm căng thẳng thêm mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc?
    Trung Quốc là một siêu cường. Việt Nam là một nước nhỏ. Tiềm lực kinh tế và quân sự cách nhau một trời, một vực. Từng trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt với nhiều mất mát và đau thương để giữ nước, nên Việt Nam rất cần một môi trường hòa bình và ổn định để tái thiết và phát triển đất nước. Trung Quốc lại là nước láng giềng gần gũi của Việt Nam. Vậy Việt Nam có lợi ích gì trong việc làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc? Không có lợi ích gì. Sự thực là kể từ khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam đang tìm cách để làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam càng đặc biệt coi trọng và thực tâm mong muốn phát triển quan hệ láng giềng, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc cũng như với Lào và Căm-pu-chia là những nước láng giềng gần gũi nhất.
    Trong những thập niên gần đây, quan hệ giữa hai nước có những lúc trở nên căng thẳng là vì sao? Ai cũng biết rằng Nhà nước Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hàng trăm năm nay. Từ thế kỷ XVII, Nhà nước phong kiến Việt Nam hàng năm cử đội Hoàng Sa ra khai thác tài nguyên của hai quần đảo. Sau đó, vua Gia Long, vua Minh Mạng và các vua khác liên tục cử các tướng sĩ ra đo đạc, vẽ bản đồ hai quần đảo. Nhà nước phong kiến Việt Nam cũng quy thuộc hai quần đảo vào các tỉnh trên đất liền. Sách sử và bản đồ cổ của Việt Nam cũng như nhiều sách cổ và bản đồ cổ của phương Tây đều chứng minh sự thật này. Vào giữa thế kỷ XIX, Pháp đô hộ Đông Dương. Chính quyền Pháp đã tiếp tục quản lý hai quần đảo này. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp cử quân ra đóng ở 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, sau đó ở các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.
    [​IMG]
    Đảo Trường Sa. Ảnh: Internet.
    Vào những năm 50 của thế kỷ XX, lợi dụng lúc Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, Trung Cộng cho quân chiếm nửa phía đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nửa phía Tây của quần đảo đó tiếp tục do Pháp quản lý. Sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, Pháp bàn giao nửa quần đảo này cho chính quyền Sài Gòn quản lý. Theo Hiệp nghị này thì vĩ tuyến 17 là giới tuyến tạm thời: phần lãnh thổ Việt Nam ở Nam vĩ tuyến 17, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính quyền Sài Gòn. Phần lãnh thổ Việt Nam ở Bắc vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Năm 1972, Mỹ rút ra khỏi Đông Dương. Chính quyền Sài Gòn trở nên yếu ớt trước sức tấn công của quân Cách mạng. Lợi dụng thời cơ đó, Trung Cộng cho quân chiếm luôn nửa phía Tây của quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Sài Gòn. Tháng 2 năm 1979, Bắc Kinh lại vô cớ gây ra chiến tranh biên giới phía Bắc, tàn phá nhiều thị xã, thị trấn thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Tháng 3 năm 1988, Bắc Kinh dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo đá san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, làm 64 lính Việt Nam bị chết oan uổng ở đá Gạc Ma. Sự thật trần trụi đó, cả thế giới đều biết. Chính những hành động ăn cướp nói trên của Bắc Kinh đã làm sứt mẻ tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Chính những hành động phi pháp nói trên của Bắc Kinh làm cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng.
    Về việc Việt Nam vừa ký Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển với Trung Quốc lại thỏa thuận với Ấn Độ về hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông?
    Trong dịp ông Tổng Bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Một trong các cam kết quan trọng nêu trong bản thỏa thuận là hai bên sẽ lấy các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp trên biển giữa hai nước. Hà Nội và Bắc Kinh cũng đồng ý là các tranh chấp tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc như tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ thì sẽ giải quyết tay đôi. Còn tranh chấp liên quan các nước khác như tranh chấp về quần đảo Trường Sa thì phải có sự tham gia của các nước liên quan (tức là cả Phi Luật Tân và Mã Lai).
    Trong khoảng thời gian đó, ông Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Ấn Độ. Trong dịp này, Công ty dầu khí quốc gia của Việt Nam và Công ty dầu khí quốc gia của Ấn Độ ký hợp đồng hợp tác thăm dò dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Một sự thật khách quan là từ năm 1986 đến nay, công ty dầu khí quốc gia Việt Nam đã ký hàng chục hợp đồng tương tự với hàng chục công ty nước ngoài để khai thác dầu khí trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam. Hiện nay cả Trung Quốc và Việt Nam đều cam kết tuân thủ Công ước Luật Biển 1982. Tức là, Việt Nam có quyền khai thác tài nguyên dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Trung Quốc có quyền khai thác tài nguyên dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của Trung Quốc. Các hợp đồng hợp tác mà Công ty dầu khí Việt Nam ký với nước ngoài, kể cả hợp đồng dầu khí ký với Công ty Ấn Độ, hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Các hợp đồng đó không hề động chạm đến thềm lục địa 200 hải lý của Trung Quốc. Khu vực mà Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam và Công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ hợp tác hoàn toàn nằm trong thềm lục địa Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam từ khoảng 60 hải lý. Hà cớ làm sao mà học giả Trung Quốc phải lu loa lên. Vả lại, không phải bây giờ Việt Nam mới bắt đầu ký thỏa thuận với Ấn Độ về việc hợp tác khai thác dầu khí. Việc hợp tác này giữa hai bên đã triển khai từ hàng chục năm nay. Do đó, Bắc Kinh lấy lý do gì để trách cứ Việt Nam? Việc Việt Nam hợp tác với Ấn Độ khai thác dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của mình hoàn toàn không liên quan gì đến quan hệ Việt - Trung, càng không liên quan gì đến Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam và Trung Quốc vừa ký.
    Về cái gọi là Việt Nam tìm cách quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông để mặc cả và đối chọi lại với Trung Quốc?
    Cả Việt Nam và Trung Quốc đều biết rõ trong quan hệ giữa hai nước có một cục xương khá lớn là tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cục xương này không thể tiêu hóa được trong một sớm, một chiều. Cục xương này cũng gây nhiều sóng gió cho quan hệ của hai nước. Nhưng cả hai bên đều thấy, dù muốn hay không, hai nước mãi mãi sống bên nhau. Mãi mãi là láng giềng. Đã là láng giềng bên nhau thì phải hòa hiếu. Đó là nhu cầu tất yếu bảo đảm cho quan hệ phát triển tốt đẹp.
    Là nước nhỏ, Việt Nam càng không dại gì tìm bạn nơi khác để đối chọi với Trung Quốc. Chủ trương này quả thật không đáp ứng lợi ích của chính bản thân Việt Nam. Do đó, chắc chắn không có việc Việt Nam tìm cách quốc tế hóa tranh chấp ở Biển Đông để mặc cả và đối chọi lại với Trung Quốc như học giả Trung Quốc suy diễn. Việc các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v… bày tỏ tiếng nói nhiều hơn về vấn đề Biển Đông trong thời gian qua là có. Các nước này không trực tiếp tiếp giáp Biển Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai, v.v…Nhưng họ cũng có lợi ích ở Biển Đông. Đó là quyền tự do hàng hải theo Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Các nước ven Biển Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, không thể phủ nhận quyền này của họ. Ngoài ra, hòa bình và ổn định ở Biển Đông không chỉ liên quan đến Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai, mà còn liên quan cả khu vực và thế giới.
    Từ đó, việc Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, EU, Nga, v.v… bày tỏ sự quan tâm lớn hơn và thể hiện tiếng nói tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông là tất yếu khách quan và cần thiết. Họ tham gia tích cực hơn vào việc thảo luận vấn đề Biển Đông chính là vì lợi ích của họ. Sao học giả Trung Quốc lại đổ lỗi cho Việt Nam về việc các nước đó tích cực hơn trong vấn đề Biển Đông? Họ ủng hộ giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình thì có gì sai trái? Họ kêu gọi các nước liên quan tranh chấp ở Biển Đông tuân thủ Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc. Có gì sai trái đâu! Trung Quốc cũng tham gia Công ước Luật Biển mà. Họ ủng hộ việc tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng COC. Tại sao Bắc Kinh lại phàn nàn việc này khi các nhà lãnh đạo của Trung Quốc luôn luôn cam kết tuân thủ DOC và tiến tới xây dựng COC?
    Cuối cùng, về cái gọi là Việt Nam khai thác lượng lớn tài nguyên quý giá của Trung Quốc ở Biển Đông?
    Học giả Trung Quốc phàn nàn rằng “Việt Nam đang hỳ hục khai thác” “đẩy nhanh việc giành lấy toàn bộ tài nguyên dầu khí, nghề cá và khoáng sản trên thềm lục địa”. Đúng là có việc Việt Nam đang tăng cường khai thác tài nguyên dầu khí, nghề cá trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông. Mấu chốt là Việt Nam khai thác các tài nguyên đó ở đâu? Nếu như Việt Nam khai thác tài nguyên dầu khí, nghề cá trong thềm lục địa hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc hoặc của nước láng giềng nào đó thì quả thật đáng trách, đáng lên án. Sự thực là Việt Nam đang tiến hành khai thác dầu khí trong thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước Luật Biển 1982. Việt Nam cũng tăng cường khai thác nguồn lợi hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo đúng quy định của Công ước Luật Biển 1982. Việt Nam không hề khai thác dầu khí hoặc khai thác thủy sản trong thềm lục địa Trung Quốc hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh không có lý do gì để trách cứ Hà Nội.
    Việc Bắc Kinh cho tàu hải giám cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ở khu vực chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý thuộc thềm lục địa Việt Nam cuối tháng 5 vừa qua hoàn toàn sai trái. Hà Nội đã kiên quyết phản đối việc Bắc Kinh sử dụng vũ lực để phá hoại hoạt động kinh tế của Việt Nam trong thềm lục địa 200 hải lý của mình. Bằng việc làm này, chính Bắc Kinh đã vi phạm nghiêm trọng cam kết theo Công ước Luật Biển năm 1982. Chính Bắc Kinh đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của một quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Bắc Kinh không thể “vừa ăn cướp, vừa la làng”.
    An Bình
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Mới sang đã được xem clip .cười vỡ bụng luôn.:)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
    Hoa_Sim thích bài này.
  9. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Sau khi có bài phát của TT trước QH.Hàng lọat các báo chính thống đưa bài chống TQ .Điều này tác động tích cực đến tình cảm nhân dân cả nước,đặc biệt ở những người ko có ĐK tiếp xúc nhiều với thông tin về TQ.
    Cả dân tộc đồng lòng thì trước sau gì ta cũng đòi lại được Hòang sa và Trường sa .Hãy vững tin !!!!!




    :-bd:-bd:-bd:-bd
    Hoa_Sim thích bài này.
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cái clip bắn pháo mới hay !
    http://f319.com/giaoluu/1487215/page-5 Bài cuối trang #49

    Tay xạ thủ bắn pháo chắc đi gặp bác Mao quá !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này