1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4826 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 20:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35065 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Đổi hở ,ừ thì đổi.
    Vì tử vi mình thủy nhiều thổ ít nên lấy Avatar ông địa cho hên í mà.
    Theo tử vi mình, thổ là cung quan, tức quan trường và cũng là cung chồng, lấy avatar ông địa là để...để...cầu...
    Mà thôi, thấy mấy ông trong xóm nhậu nhẹt say xỉn về oánh vợ , mình chán đời luôn.
    Đổi há, để mình ngâm cứu coi...
    [};-[};-[};-[};-[};-
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc đối mặt với mạng lưới chống tàu ngầm khu vực
    Xem tin gốc

    "Động thái bành trướng trên biển của Trung Quốc đã làm cho Mỹ và đồng minh gia tăng đầu tư cho trang bị tác chiến chống tàu ngầm".

    Tờ “Phương Đông” Trung Quốc đưa tin, Hải quân Trung Quốc tiến ra Tây Thái Bình Dương tập trận đã gây căng thẳng cho phương Tây. Ngày 24/11/2011, nhà cung cấp thiết bị dò sóng siêu âm (sonar) lớn nhất thế giới, Công ty TNHH Cổ phần khống chế Điện tử Siêu cấp (ULE) có trụ sở tại Anh cho biết, căn cứ vào tình hình nắm được, động thái bành trướng trên biển của Trung Quốc đã làm cho Mỹ và đồng minh gia tăng đầu tư cho trang bị tác chiến chống tàu ngầm.


    Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh trên đại dương
    Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cho rằng, không chỉ các nước châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ và Nga, thực sự đều đang ra sức phát triển lực lượng hải, không quân, nhưng coi Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự là nhân tố kích động thì không có lý.

    Ông cho rằng, từ khi bước vào thế kỷ 21, vai trò và ảnh hưởng của quyền lợi biển và tài nguyên biển ngày càng lớn, mức độ coi trọng lợi ích biển của các nước được nâng lên rất cao, cạnh tranh cũng ngày càng kịch liệt, đây mới là nhân tố then chốt kích động và thúc đẩy các nước tiếp tục phát triển sức mạnh trên biển.

    Ngày 24/11, Bloomberg Mỹ cho biết, Giám đốc điều hành ULE Rakesh Sharma cho biết, cùng với việc Trung Quốc phát triển sức mạnh hải quân làm trầm trọng hơn quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Lầu Năm Góc và đồng minh đều đang tập trung mua các thiết bị cần thiết, để tăng cường mức độ phát hiện hoạt động tàu ngầm trên các tuyến đường hàng hải, bảo vệ an ninh vận tải thương mại đường biển.


    Tàu ngầm thông thường lớp Nguyên của Hải quân Trung Quốc
    Rakesh Sharma cho biết: “Mặc dù trong tình hình chi tiêu quốc phòng trên toàn cầu giảm bớt, hoạt động buôn bán trang bị sóng siêu âm vẫn đang mở rộng”, “giống với quặng sắt, hàng hóa chủ lực đều cần phải được vận chuyển trên biển, vì vậy bảo vệ an ninh các tuyến đường thương mại trên biển ngày càng cần thiết. Trong bối cảnh mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc gia tăng, Australia, Singapore, Malaysia, Philippinese đều sẽ gia tăng đầu tư cho sẵn sàng chiến đấu chống tàu ngầm, Mỹ cũng như vậy”.

    Sharma cho biết thêm, tại bang Indiana - Mỹ, ULE đang phát triển trang bị sóng siêu âm phù hợp với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tín hiệu mạch xung của trang bị mới “mạnh hơn”, “cho dù là ở eo biển Malacca có tiếng ồn rất phức tạp (nơi kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương) hay biển Đông (nơi tranh chấp quyền khai thác dầu mỏ giữa một số nước), thiết bị sóng siêu âm mới cũng có thể dò được tín hiệu tàu ngầm”.

    Khả năng chống tàu ngầm của Nhật Bản đứng đầu thế giới

    Simon Weitzman, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang có kế hoạch gia tăng cường đầu tư cho hệ thống chống tàu ngầm. Tờ “Jane' sDefenceWeekly” phân tích, trong 10 năm tới, các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ mua khoảng 100 máy bay tuần tra trên biển và 100 máy bay trực thăng làm nhiệm vụ trên biển, hầu hết trong số đó đều được trang bị thiết bị phát hiện sóng siêu âm.

    Bloomberg cho biết, hiện nay, Malaysia và Việt Nam đã đặt mua tàu ngầm mới, Indonesia đang đàm phán với Hàn Quốc để mua 3 tàu chiến có trọng tải 1.400 tấn, trị giá 1,1 tỷ USD. ULE đã cung cấp hệ thống sóng siêu âm cho tàu khu trục chống tàu ngầm của Australia.

    Công ty này còn cung cấp thiết bị sóng siêu âm cho máy bay tuần tra chống tàu ngầm Peseidon của Công ty Boeing, máy bay này dự kiến sẽ trang bị cho Hải quân Mỹ vào năm 2013, và sẽ trang bị ngư lôi, bom nổ dưới nước và tên lửa chống hạm.

    Bài viết cho biết, là một biện pháp kiểm soát Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, vừa qua Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố đóng 2.500 binh sĩ lính thủy đánh bộ tại Australia nhằm tăng cường an ninh vận tải đường biển.

    Cuối tháng 11, Hải quân Trung Quốc tiến hành tập trận trên Tây Thái Bình Dương. Theo “Jane' sDefence”, đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc có kế hoạch tăng mới 30 tàu ngầm, trong khi đó, số lượng tàu ngầm mới của cả khu vực Thái Bình Dương chỉ không hơn 86 chiếc.

    Bài báo phân tích, Mỹ lo ngại về sức mạnh hải quân của Trung Quốc bắt đầu tăng lên từ năm 2006. Tháng 10 năm đó, 1 chiếc tàu ngầm Trung Quốc đã nổi lên mặt nước và không bị phát hiện ở gần tàu sân bay Kitty Hawk của Mỹ, khoảng cách giữa hai tàu đã nằm trong phạm vi tấn công của ngư lôi.

    Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế London, Trung Quốc đã sở hữu 60 tàu ngầm. Một bản báo cáo dự thảo được Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung công bố tháng 10/2011 cho biết, Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự đã làm giảm khả năng giải quyết hòa bình tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

    Lý Kiệt cho rằng, báo chí nước ngoài và một số nhà cung cấp vũ khí phương Tây đã nói quá sự thật về sự bành trướng của Hải quân Trung Quốc, Hải quân Trung Quốc cơ bản không hề nói tới cái gọi là “bành trướng”.

    Trong quá trình Trung Quốc từ nước lớn khu vực trở thành cường quốc thế giới, lợi ích và quyền lợi biển chắc chắn sẽ tăng lên và mở rộng.

    Theo Lý Kiệt thì các nước láng giềng Trung Quốc đã tới tấp “cướp đi tài nguyên (dầu khí), xâm chiếm các hòn đảo, chia cắt các vùng biển”, cộng với sự xúi giục của Mỹ và các nước khác, khiến cho tình hình biển xung quanh Trung Quốc ngày càng phức tạp, do đó Trung Quốc đương nhiên cần coi trọng phát triển sức mạnh hải quân.

    Lý Kiệt nhấn mạnh, phát triển sức mạnh hải quân chắc chắn phải có vũ khí trang bị đồng bộ tương ứng, đặc biệt là một nước lớn cần phát triển cân bằng, cần có hệ thống tương đối hoàn bị. Trung Quốc tiến hành khảo sát biển, tập trận theo thường lệ là một hoạt động rất bình thường, không có ý đồ đe dọa nước khác.
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đà Nẵng có đường Hoàng Sa
    Để thương để nhớ đảo xa chưa về ...
    Để ta tạc dạ câu thề ...
    Hoàng Sa núm ruột của quê hương mình !
    Dân ta yêu chuộng hoà bình ...
    Nhưng không để giặc coi khinh giống nòi !
    Hoàng Sa ta nhất quyết đòi !
    Nói suông chẳng được thì chơi tới cùng !
    Việt Nam không thiếu anh hùng !
    Cháu con nòi giống Tiên Rồng rạng danh !
    Em về Đà Nẵng cùng anh ...
    Trồng bằng lăng tím thắm tình quê hương !
    Hoàng Sa ta nhớ ta thương ...
    Bên nhau ta dạo thăm đường Hoàng Sa ...

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://cafef.vn/20111207024646391CA32/xuat-khau-trung-quoc-se-cuc-ky-kho-khan-trong-nam-2012.chn
    Xuất khẩu Trung Quốc sẽ cực kỳ khó khăn trong năm 2012




    [​IMG]
    Tháng 11/2011, đồng nhân dân tệ suy yếu mạnh nhất trong hơn 1 năm, diễn biến này có thể khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ cảm thấy bất bình.
    Chi phí tại nội địa tăng cao cũng như nhu cầu hàng hóa Trung Quốc của nước ngoài giảm sẽ gây ra nhiều áp lực đối với xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2012, dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ khó có thể để đồng nhân dân tệ tăng giá.

    Bộ Thương mại Trung Quốc công bố chính sách tăng lương cùng với giá đất, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, đồng nhân dân tệ đang hạn chế đà tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.

    Ông Wang Shouwen, quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, khẳng định dù Trung Quốc có thể tăng trưởng được xuất khẩu miễn khủng hoảng châu Âu không xảy ra, Trung Quốc cần tập trung vào củng cố mối quan hệ với các thị trường mới nổi.

    Tháng 11/2011, đồng nhân dân tệ suy yếu mạnh nhất trong hơn 1 năm, diễn biến này có thể khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2012 cảm thấy bất bình. Việc Trung Quốc liên tục có thặng dư thương mại từ khi gia nhập WTO cách đây 1 thập kỷ đã giúp nước này có được thặng dư thương mại 3,2 nghìn tỷ USD và khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc.

    Ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông, nhận định: “Khả năng đồng nhân dân tệ tăng giá rất hạn chế và đồng nhân dân tệ sẽ còn biến động mạnh hơn. Dường như Trung Quốc đang cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ xuất khẩu khi môi trường quốc tế trở nên xấu hơn.”

    Phiên giao dịch ngày hôm nay, đồng nhân dân tệ không thay đổi nhiều ở mức 6,3628 nhân dân tệ/USD sau khi hạ mạnh vào trước đó.

    TTCK thế giới phiên hôm nay tăng điểm bởi nhà đầu tư dự báo lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ thống nhất về biện pháp cứu châu Âu trong buổi họp thượng đỉnh vào ngày mai.

    Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,9% tính đến 2h chiều tại thị trường Tokyo. Đồng won tăng mạnh so với các đồng tiền khác tại châu Á và giao dịch ở mức 1.126,98 won/USD.

    Đình Hảo

    Theo TTVN
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [};-[r32)][};-
    Trăm năm đâu có là gì
    Ngàn năm cốt khắc xương ghi chữ Tình
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Mặc cho con tạo xoay vần!
    Mấy hôm sau, biết chữ Tình ghi đâu???

    [-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X[-X
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    ~X~X~X~X~X~X~X~X ??????????
  8. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    Kim loại độc tràn lan trong đồ dùng trẻ em Trung Quốc

    Gần 10% sản phẩm trẻ em bán ở các chợ Trung Quốc chứa hàm lượng chì nhiều quá mức, đe dọa tới sức khỏe các cháu, tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) tuyên bố sau cuộc điều tra mới đây.
    > Đồ chơi Trung Quốc chứa chất gây rối loạn nội tiết/ Nhiều đồ chơi Trung Quốc không an toàn


    Chinadaily cho biết, trong tháng 11, Tổ chức Greenpeace Trung Quốc đã mua ngẫu nhiên 500 sản phẩm trẻ em tại các phố lớn, các siêu thị và chợ bán buôn tại 5 thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Vũ Hán và Hong Kong. Các sản phẩm gồm cặp sách, đồ chơi...
    Họ phát hiện 10% trong số này không đạt tiêu chuẩn quốc gia về hàm lượng chì, và hơn 30% chứa 5 kim loại nặng độc hại khác. Những chất được tìm thấy gồm chì, antimon, arsen, cadmi, crom và thủy ngân - có thể hủy hoại nghiêm trọng đến hệ thần kinh và xâm nhập vào cơ thể thông qua việc hít phải, qua da, màng nhầy và thực phẩm nhiễm độc.
    [​IMG]
    Joe DiGangi, nhà tư vấn về chính sách và khoa học cho Mạng lưới loại trừ các độc chất POPS quốc tế (International POPs Elimination Network) đang sử dụng thiết bị huỳnh quang để kiểm tra hàm lượng chì trong một cặp sách mua ở Vũ Hán, trong hội thảo do tổ chức Greenpeace tổ chức hôm thứ tư tại Bắc Kinh. Ảnh: China Daily. Theo các chuyên gia, việc trẻ em tiếp xúc với các kim loại nặng độc hại như chì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng học tập.
    Một tài liệu về việc ngộ độc chì ở trẻ nhỏ của Cơ quan kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ cho biết không có ngưỡng an toàn nào đối với chất chì trên cơ thể người và vì thế trẻ em không được tiếp xúc với hóa chất này.
    Trung Quốc mới đây cũng đưa ra tiêu chuẩn bắt buộc về lớp vỏ bọc đồ chơi, trong đó quy định tổng lượng chì tối đa cho phép là 600 mg trên mỗi kg, và mức giới hạn hòa tan của 8 kim loại khác. Trong khi đó, một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Canada, đặt mức tối đa của chì trong lớp vỏ bọc đồ chơi là 90mg trên kg.


    Cảnh báo cho những ai còn dùng hàng khựa



    T. An
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Ấn Độ phát triển thành công hợp kim cho tên lửa

    [​IMG] Ảnh minh họa. (Ảnh: NEWS TRIBE)





    Các nhà khoa học Ấn Độ vừa phát triển thành công một loại hợp kim đặc biệt với thành phần chính là titan giúp giảm đáng kể giá thành chế tạo tên lửa.

    Tiến sĩ V.K Saraswwat, cố vấn khoa học của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết Viện nghiên cứu luyện kim quốc phòng (DMRL) và Công ty Misr Dhathu Nigam Ltd (MIDHANI), công ty nghiên cứu kim loại và hợp kim hàng đầu Ấn Độ, đã phát triển thành công loại hợp kim đặc biệt siêu bền và siêu cứng mang tên DMR 1700 có thể được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng.

    Hợp kim thép DMR 1700 là kết quả nghiên cứu kéo dài suốt 20 năm qua của các nhà khoa học Ấn Độ, và sẽ giúp giảm gần 2/3 giá thành chế tạo tên lửa so với chi phí hiện nay.

    Ngoài độ bền cao, hợp kim thép DMR 1700 còn có tác dụng chống ăn mòn kim loại, do vậy, nó có thể được sử dụng để chế tạo vỏ tàu thuỷ.

    Hiện viện DMRL đã chuyển giao công nghệ chế tạo hợp kim DMR 1700 cho nhà máy luyện thép và kim loại ở bang Kerala để nhà máy có thể sản xuất mỗi năm khoảng 500 tấn hợp kim sử dụng trong lĩnh vực vũ trụ và quốc phòng.

    Với việc chế tạo thành công loại hợp kim mới, Ấn Độ sẽ không còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu loại hợp kim titan đặc biệt mà cho tới nay, chỉ có 4 nước trên thế giới là Mỹ, Nga, Nhật Bản và Kyrgyzstan nắm bí quyết chế tạo./.

    www.vietnamplus.vn



  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Mình nhớ ra rồi,
    Mình có để bài hát "bài tình ca cho em" bên "chiều tím", rồi chun vô mền, em mình ngồi máy làm bài, hè...[};-:-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này