1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7913 người đang online, trong đó có 1029 thành viên. 09:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 35079 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Dạ vâng, để lần sau em gọi thử,
    Còn bây giờ em ko có gọi, để anh í đi chơi mí bồ cho zui zẻ...:-bd
  2. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Đang có liên minh gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn từ vành đai ngoài để kiềm chế sự hiếu chiến của TQ rồi.
    Các nước nhỏ và gần thì cũng chống TQ nhưng sợ quá gần nên ko dám lên tiếng mạnh.
  3. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
    Thơ thẩn gứm nhỉ [:D]
    Tuần tới off [r2)] phát nhá :-bd
  4. ndl_70

    ndl_70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    197
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/374898/Giai-phong-Truong-Sa-ky-1-Nhung-buc-dien-toi-khan.html


    Giải phóng Trường Sa kỳ 1: Những bức điện tối khẩn


    TT - Tháng 4-1975. Khi những đoàn quân giải phóng ào ạt tiến về Sài Gòn, có một lực lượng đặc biệt được lệnh dừng lại ở Đà Nẵng để nhận nhiệm vụ trên mặt trận biển Đông.




    [​IMG]
    Biên đội gồm ba tàu 673, 674, 675 chở quân ra giải phóng Trường Sa - Ảnh: L.Đ.Dục chụp lại tư liệu Bảo tàng Hải quân.
    Ấy là nhiệm vụ giải phóng quần đảo Trường Sa. 35 năm sau, những tư liệu lịch sử đã cho thấy tầm nhìn chiến lược về vị trí của Trường Sa đã được xác lập rõ ràng ngay trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
    Một tháng trước giải phóng, ngày 30-3-1975, Quân ủy Trung ương điện gửi các ông Chu Huy Mân, Võ Chí Công, nêu rõ: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao Khu ủy và Bộ tư lệnh B1 nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân chính quyền miền Nam đang chiếm đóng. Trong việc này anh Nguyễn Bá Phát, phái viên của Bộ Tổng tham mưu, và các cán bộ hải quân đi cùng sẽ do khu ủy và quân khu ủy chỉ đạo để thực hiện kế hoạch”.
    Mệnh lệnh chiến lược
    Mười ngày sau, một bức điện tối khẩn khác từ Quân ủy trung ương điện cho Bí thư Khu ủy Khu V Võ Chí Công và chính ủy chiến dịch Huế - Đà Nẵng Chu Huy Mân cùng phó tư lệnh hải quân Hoàng Hữu Thái: “Chỉ thị cho các lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định”.
    Cùng ngày bức điện trên phát đi, từ Hải Phòng một biên đội gồm ba tàu của đoàn tàu không số (lữ đoàn 125) rời vùng biển Đông Bắc thẳng tiến vào cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Ấy là các tàu 673 do Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng, tàu 674 do Nguyễn Văn Đức và tàu 675 do Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng kiêm biên đội trưởng mở hết tốc lực vượt biển để cập cảng Tiên Sa vào 21g đêm 10-4-1975.
    Vừa đến cảng Tiên Sa, ngay lập tức cả ba tàu cấp tốc nhận nhiệm vụ chở quân đi giải phóng Trường Sa gồm đội 1 của đoàn 126 đặc công nước hải quân do anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Ngọc Quế làm đội trưởng, cùng một lực lượng đặc công của sư đoàn 2 - Quân khu 5 phối thuộc. Chỉ huy cả hai lực lượng này là lữ đoàn trưởng đặc công nước Mai Năng. Từ Tiên Sa, trong đêm tối cả ba tàu 673, 674 và 675 được ngụy trang thành tàu đánh cá mang cờ hiệu nước ngoài.
    4 giờ sáng 11-4, ba con tàu “đánh cá” với mật danh “biên đội C75” đè sóng thẳng hướng ra Trường Sa. Đảo Song Tử Tây là đảo đầu tiên mở màn cho chiến dịch trên biển. Đây cũng là thời điểm các cánh quân của ta đang chuẩn bị nổ súng trên mặt trận Phan Rang - Xuân Lộc - Tây Ninh.
    Trong căn nhà trên đường Triệu Việt Vương (Đà Nẵng), đại tá Phạm Duy Tam nhớ lại: “Tàu chở lực lượng đi đánh Trường Sa vốn là những chiếc tàu của “đoàn tàu không số” từng vận tải vũ khí cho chiến trường miền Nam. Tàu trang bị rất thô sơ. Ngày ấy, tàu không có các phương tiện khí tài dẫn đường hiện đại như rađa, máy định vị, đo sâu... như bây giờ. Trên tàu chỉ có một la bàn từ, một đồng hồ thiên văn và bộ “bầu trời sao” để định hướng theo sao trời. Dù cả ba thuyền trưởng của biên đội C75 từng có nhiều kinh nghiệm trong những chuyến vận chuyển vũ khí trên “tàu không số”, nhiều lần đi qua vùng biển này, nhìn thấy các đảo nhưng ban đêm rất khó phát hiện...”.
    Để đưa được toàn bộ lực lượng tiếp cận chính xác các đảo ở Trường Sa là chuyện không dễ dàng, dù với lực lượng đặc công nước tinh nhuệ của đoàn 126 và đặc công sư đoàn 2 lừng lẫy của Quân khu 5.

    [​IMG] Cắm cờ ở Song Tử Tây
    Tiếp với ký ức của 35 năm về trước này, tại khu điều trị của một bệnh viện quân đội ở Hà Nội, thiếu tướng Mai Năng cầm những bức ảnh đen trắng được chụp trong những ngày đầu giải phóng Trường Sa. Chỉ vào một góc của tấm hình đã ố vàng, vị tướng nhớ rất rõ đó là vị trí của ngọn đèn biển trên đảo Trường Sa lúc bấy giờ: “Khi chúng tôi đang hành quân trên biển thì trên trời máy bay quần đảo. Dù bộ đội đặc công và vũ khí được giấu dưới khoang tàu, bên trên phủ lưới đánh cá nhưng tình huống này không khỏi làm chúng tôi phải suy tính. Kế hoạch bị lộ rồi chăng!”.
    Lúc này, chỉ huy trưởng Mai Năng lệnh cho các tàu chuyển hướng khác để đánh lạc hướng. Những người lính của biên đội C75 trong vai ngư dân vững vàng hướng tàu về vùng biển phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) như lịch trình của một tàu đánh cá thông thường. Sau nhiều giờ quan sát, máy bay rút đi. Ngay lập tức toàn biên đội tăng tốc hướng đến quần đảo Trường Sa.
    Đại tá Quế tiếp tục câu chuyện: “Chúng tôi hành quân từ rạng sáng 11-4-1975 đến chiều 13-4-1975 thì ra tới vị trí triển khai tiếp cận đảo. Để giữ bí mật, tất cả đặc công có mặt trên tàu chỉ có thể giữ tư thế nằm ngửa suốt mấy ngày hành quân. Tuy đói nhưng chẳng ai ăn uống được gì nhiều. Trong khoang tàu nhỏ hẹp, đồng chí Mai Năng cứ nằm ngửa giao nhiệm vụ, còn tôi lúc nhận lệnh cũng ở tư thế ấy”.
    Khoảng 1g sáng 14-4-1975, đội 1 đặc công do đội trưởng Nguyễn Ngọc Quế chỉ huy chia làm ba mũi lặng lẽ rời tàu 673, dùng xuồng đổ bộ lên đảo. Các tàu 674 và 675 làm nhiệm vụ án ngữ phía bên ngoài. Lúc này Song Tử Tây trong màn đêm là một khối thẫm màu, thỉnh thoảng có vài ánh đèn tuần tra trên đảo lúc tắt lúc sáng.
    Theo đại tá Quế, có hai mũi đổ bộ an toàn nhưng mũi còn lại xảy ra sự cố không thể tiếp cận đảo do sóng quá to. Hơn một giờ sau, mũi tiến công gặp sự cố cũng đã bám được đảo. Đến khoảng 5g30 sáng 14-4-1975, binh sĩ Sài Gòn trên đảo Song Tử Tây đồng loạt đầu hàng. Lá cờ Tổ quốc được kéo lên. “Người có vinh dự treo cờ Tổ quốc trên đảo Song Tử Tây là hạ sĩ Lê Xuân Phát, thuộc đội 1, đoàn đặc công 126”- đại tá Quế nói.
    Ngay sau khi giải phóng đảo Song Tử Tây, hệ thống phòng thủ ở toàn bộ quần đảo Trường Sa bị đe dọa. Cùng lúc này các lực lượng của đoàn đặc công 126 tiếp tục theo tàu đi giải phóng các đảo còn lại: Sinh Tồn, Nam Yết, Sơn Ca, An Bang và Trường Sa Lớn. Ngay hôm đó (14-4) tàu 675 chở quân của sư đoàn 2 Quân khu 5 kịp thời ra tiếp quản, thiết lập hệ thống phòng thủ bảo vệ đảo Song Tử Tây, rồi tiếp tục chở quân của lữ đoàn 126 tiếp tục hành trình giải phóng quần đảo Trường Sa.
    Đ.DỤC - V.THÀNH- H.HƯƠNG
    ------------------------------------------------
    “Một binh sĩ Sài Gòn nói với tôi rằng sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì họ bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước Việt Nam cả!”. Ấy là ký ức của vị tướng già 35 năm về trước.
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Giải phóng Trường Sa - Kỳ 2: Ký ức ngày giải phóng


    TT - Có những tên đảo mà khi đọc lên bất cứ người Việt nào cũng cảm nhận được sự xúc động thiêng liêng. Tháng 4-1975, khi bộ đội đặc công bước vào mặt trận biển Đông, tên gọi thân thuộc của các đảo trong quần đảo Trường Sa như bây giờ được ký hiệu thành các mục tiêu giải phóng như sau: H1 (Song Tử Tây), H2 (Nam Yết), H3 (Sơn Ca), H4 (Sinh Tồn), H5 (Trường Sa), H6 (An Bang).

    [​IMG]
    Chiến sĩ đoàn đặc công 126 giải phóng đảo Song Tử Tây - Ảnh tư liệu Bảo tàng Lịch sử quân đội
    >> Kỳ 1: Những bức điện tối khẩn
    Cờ giải phóng tung bay

    Bảo tàng Lịch sử quân sự VN (số 3 Điện Biên Phủ, Hà Nội) trưng bày nhiều kỷ vật của những người lính đặc công đoàn 126 anh hùng. Đó là chiếc bình thở cũ kỹ, chiếc mặt nạ chống nước thô sơ, một vài chiếc la bàn nhỏ... Đoàn 126 trong bảy năm liên tục chiến đấu ở Cửa Việt, Đông Hà đã đánh trên 700 trận, đánh chìm và đánh hỏng nặng 336 tàu chiến, tàu vận tải quân sự các loại...
    Trong các trận chiến ở Trường Sa, đối phương không thể ngờ rằng đoàn quân “xuất quỷ nhập thần” đặc công giải phóng lại chỉ được trang bị như vậy. Như sau này thiếu tướng Mai Năng hồi tưởng: “Với số vũ khí ít ỏi, chúng tôi chỉ có thể đánh bằng quyết tâm và niềm tin sắt đá”.
    Trong hai ngày 18 và 19-4, sở chỉ huy tiền phương của quân chủng hải quân ở Đà Nẵng tổ chức rút kinh nghiệm việc giải phóng Song Tử Tây.
    Đại tá Quế nói cách đánh đảo Song Tử Tây sau này được các nhà nghiên cứu nghệ thuật quân sự đúc kết lại là: lợi dụng thế hợp pháp làm ăn của ngư dân, bộ đội ta giả dạng thành tàu cá, ban ngày tiếp cận mục tiêu quan sát nắm đối phương, thăm dò phản ứng, lợi dụng đêm tối, bất ngờ, nhanh chóng dùng xuồng đổ bộ lên đảo, chia thành nhiều mũi đồng loạt tiến công.
    Trong cách đánh này, người lính đặc công một mặt dựa vào yếu tố thủy triều để tiếp cận mục tiêu, mặt khác dựa vào ánh trăng để quan sát đảo. Đây cũng là cách đánh được áp dụng cho việc giải phóng một số mục tiêu khác trong quần đảo Trường Sa.
    Theo thiếu tướng Mai Năng, ngày 20-4-1975 chủ trương tiếp quản các đảo còn lại trong quần đảo Trường Sa đã được truyền từ trên xuống. Ngay đêm hôm đó, lực lượng đi giải phóng các đảo đã được phân công cụ thể.
    Rạng sáng hôm sau, chiếc tàu có số hiệu 641 do ông Đỗ Việt Cường (đội phó đội 1 của đoàn 126, nay là chuẩn đô đốc, phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân) chỉ huy nhằm hướng mục tiêu đảo Sơn Ca thẳng tiến. Cũng như các con tàu trong biên đội đi đánh đảo Song Tử Tây, tàu 641 được cải trang thành tàu đánh cá và liên tục thay đổi biển số tàu.
    Kế hoạch dự kiến tàu 641 sẽ đánh vào đêm 23-4, nhưng trên đường gặp nhiều tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay Mỹ nên cấp trên đồng ý cho tàu 641 lùi thời điểm tấn công... Đúng 2g sáng 25-4, quân ta đổ bộ lên đảo Sơn Ca. Đến 2g30, toàn bộ các mũi tiến công đồng loạt chỉ sau nửa giờ. Cờ giải phóng tung bay trên đảo Sơn Ca.
    Kỷ niệm của người lính già
    Đêm 26-4, chỉ huy trưởng Mai Năng nhận được bức điện từ cấp trên với nội dung: “Đối phương đã có lệnh rút khỏi đảo Nam Yết đêm nay, các anh quan sát, nếu địch không phát hiện thì tổ chức đánh từ phía sau, nếu không thực hiện được thì ngụy trang ở khu vực lân cận chờ địch rút ra, cho lực lượng lên chiếm đảo”.
    Ngày 27-4, ta giải phóng đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn. Cấp trên giao cho chỉ huy trưởng Mai Năng ở lại đảo Nam Yết. Ngày 28-4, quân ta giải phóng đảo Trường Sa, đảo An Bang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vòng nửa tháng với những cố gắng lớn nhất... Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên với những đảo và quần đảo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đã thuộc chủ quyền của Tổ quốc.
    Chúng tôi hỏi ông Mai Năng về cảm giác những ngày đầu sống giữa biển Đông, vị tướng đặc công già ánh mắt xa xăm nhớ lại: đó là những ngày trời nước mênh mông, niềm vui giải phóng đảo quá to lớn, choán hết mọi suy nghĩ. Làm bạn với lính đặc công trên đảo lúc bấy giờ là bạt ngàn chim biển và những đàn vích nhiều không đếm nổi.
    Sáng 30-4-1975, Phó tư lệnh Hoàng Hữu Thái lệnh cho tàu 673 trở về đảo Nam Yết để đón chỉ huy trưởng Mai Năng về đất liền nhận nhiệm vụ mới.
    Có một câu chuyện mà đến tận 35 năm sau thiếu tướng Mai Năng mới kể lại cho chúng tôi nghe bên giường bệnh. Một lần, sau khi giải phóng một mục tiêu trong quần đảo Trường Sa, chỉ huy trưởng Mai Năng đã gặp và hỏi những binh sĩ Sài Gòn về lý do họ quyết định đầu hàng dù trước đó đã có sự chống trả.
    Câu trả lời thật sự khiến ông bất ngờ: “Sau khi đã nhận biết đối phương qua giọng nói thì chúng tôi bình tĩnh hơn, vì lực lượng giải phóng đảo là quân đội miền Bắc, đều là đất nước VN cả!”. Câu nói đó dù 35 năm đã trôi qua, vị tướng già vẫn không bao giờ quên được.

    “Tập trung chụp những gì nêu bật chủ quyền”
    Tháng 5-1975. Những ngày đầu tiên hòa bình, không dừng lại ở Sài Gòn, tôi và người cộng sự ở báo Quân Đội Nhân Dân được lệnh của Bộ Tổng tham mưu di chuyển ngược ra một quân cảng ở miền Trung để lên tàu thẳng hướng Trường Sa.
    Đó là chuyến tàu nằm trong biên đội gồm ba chiếc tàu chờ đầy vũ khí, khí tài quân sự được ngụy trang thành tàu đánh cá, ra tiếp vận gấp cho lực lượng tiên phong đi giải phóng Trường Sa nhằm củng cố hệ thống phòng thủ, bảo vệ đảo. Trên tàu lúc bấy giờ có Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân Hoàng Hữu Thái.
    Khi tàu rời bến, anh Hoàng Hữu Thái nhắc nhở chúng tôi chỉ nên tập trung vào những gì nêu bật chủ quyền của VN (cột mốc chủ quyền, cờ VN, bộ đội luyện tập). Giờ đây, nhìn những tấm hình chụp ở Trường Sa ngày đầu giải phóng đã nhuốm màu thời gian, nhưng nụ cười của người lính giải phóng vẫn rạng ngời. Phía xa xa, đàn chim biển vỗ cánh đầy trời. Đó là Trường Sa những ngày đầu giải phóng... Tôi thấy thật tự hào về những ngày tháng Trường Sa hào hùng.
    Nguyễn Khắc Xuể (nguyên phóng viên báo Quân đội Nhân Dân)
    VÕ THÀNH - HÀ HƯƠNG
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Giải phóng Trường Sa - Kỳ cuối: Tháng 4 sau 35 năm


    TT - Đoàn công tác của TP.HCM đi Trường Sa đúng dịp tháng 4 sau 35 năm đất nước hòa bình, giang sơn về một mối. Nơi đây bây giờ đã trở thành điểm đến của những chuyến đi nối đất mẹ với dải đất tiền tiêu của Tổ quốc giữa biển Đông.
    Biển tháng 4 lặng gió. Sóng nước chỉ vỗ lăn tăn theo mạn thuyền. Con tàu HQ-960 cứu hộ hiện đại của hải quân thẳng tiến hướng mặt trời mọc.
    >> Kỳ 1: Những bức điện tối khẩn
    >> Kỳ 2: Ký ức ngày giải phóng

    [​IMG]
    Những thùng nước ngọt quý giá từ tàu HQ-960 tiếp tế cho đảo Cô Lin, vì gần bốn tháng nay ở đây không có một giọt mưa - Ảnh: X.Trung
    Đảo Cô Lin tiền tiêu
    “Nếu Trường Sa là tiền tiêu của cả nước thì Cô Lin là tiền tiêu của Trường Sa” - chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo, phó tư lệnh hải quân, nói khi tàu đến đảo Cô Lin (nằm ở khu vực giữa quần đảo Trường Sa). Các chiến sĩ hải quân vẫn ngày ngày “luyện tập, sẵn sàng chiến đấu, chấp nhận hi sinh trong mọi tình huống” mặc dù ai nấy đều thấm nhuần tinh thần giữ hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.
    Khi tàu HQ-960 rời Cô Lin cũng là lúc cả đoàn tập trung lên boong tàu làm lễ tưởng niệm những cán bộ chiến sĩ hải quân VN đã hi sinh tại đây. Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo đọc diễn văn: “Các đồng chí đã anh dũng chiến đấu hi sinh để bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thân yêu của Tổ quốc. Chúng tôi bùi ngùi tưởng nhớ, thương tiếc các đồng chí đã nằm lại với biển khơi”.
    Tất cả đứng nghiêm mặc niệm các anh. Nhiều khóe mắt đỏ hoe, nhiều cánh tay đưa lên lau nước mắt.
    Vị tướng, chuẩn đô đốc cũng nghèn nghẹn, rưng rưng: “Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ các đồng chí, thắp nén nhang, thả vòng hoa tưởng niệm tưởng nhớ tới hương hồn các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.
    Ở Trường Sa, các anh lính đảo dù bất kỳ tình huống nào đều hiểu rõ nhiệm vụ số một ở nơi đầu sóng là giữ đảo, giữ bình yên cho cả biển Đông.
    Đảo Trường Sa Lớn bây giờ đang như một công trường. Hàng loạt công trình đường sá, nhà khách, đền chùa đang tiếp tục thi công. Các chuyến tàu vào ra ngày càng tấp nập, hối hả. Có người đến người đi và cũng có người đã nằm lại mãi mãi nơi này.
    Mộ chàng trai Hoàng Văn Nghĩa, 24 tuổi, nằm trên bãi cát trắng bên hàng cây phong ba. Nghĩa là nhân viên Trạm khí tượng hải văn Trường Sa, đã ra đảo 15 tháng. Công việc hằng ngày của Nghĩa là đo đạc số liệu hải văn để báo về Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung bộ. Số liệu sẽ được chuyển đến Tổ chức Khí tượng thế giới vì đây là trạm phát báo quốc tế.
    Trưởng trạm Đào Bá Cao kể lại: sáng 21-3-2010 cũng như những ngày bình thường khác, Nghĩa ra cầu cảng Trường Sa đo đạc mức nước nhưng đến hết ca trực mọi người không thấy Nghĩa về. Cả đảo đi tìm. Cầu cảng là khu vực nước sâu. Xác Nghĩa đã trôi cách cầu cảng 200m.
    Bàn thờ Nghĩa đặt ngay ở Trạm khí tượng hải văn Trường Sa. Chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo vừa ra Trường Sa đã viếng mộ Nghĩa như viếng mộ một người lính.
    Đảo là nhà, biển cả là quê hương
    Nhìn từ xa, đảo nổi Sinh Tồn, Trường Sa Lớn như những cù lao nhô lên giữa biển trời bao la. Cả chuỗi đảo chạy dài ngoài biển Đông như một lá chắn lớn che cả biển và bờ đất nước. Nhưng nơi ấy vì cách quá xa đất liền nên vẫn còn thiếu thốn nhiều thứ.
    Nếu chưa ra đảo khó hình dung được từng cọng rau, từng giọt nước ngọt quý giá đến cỡ nào. Suốt mấy tháng nay trời nắng như thiêu đốt, không có lấy một giọt mưa. Những thùng chứa, bể trữ nước ngọt trên các đảo cạn dần. Rau xanh chỉ được tưới bằng những ca nước tận dụng sau khi rửa mặt, tắm giặt... Chuyện tiết kiệm nước ở đây trở thành một thói quen từ các cháu bé.
    Nhưng thiếu thốn vật chất dù nhiều dù ít đều có đất liền chi viện. Cái thiếu thốn khó bù đắp nhất có lẽ là hơi ấm gia đình. Cứ như phản xạ, hễ gặp các anh lính đảo hay bà con trên đảo, lời hỏi thăm đầu tiên của chúng tôi đều giông giống nhau rằng các anh các chị có nhớ nhà không dù ai cũng đoán được câu trả lời.
    Để động viên nhau, để truyền cho nhau hơi ấm giữa biển khơi, mọi người đều xem “đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Câu khẩu hiệu ấy xuất hiện khắp mọi nơi.
    Trung úy hải quân Thái Đàm Hồng, 36 tuổi, phụ trách hệ thống điện trên đảo Sinh Tồn, kể anh may mắn hơn nhiều anh lính khác nhờ xuất hiện trên tivi hai lần nên người thân ở nhà đỡ nhớ. Đó là hai lần anh giao lưu trong chương trình cầu truyền hình nối Trường Sa với đất liền.
    Anh Hồng có thâm niên đi Trường Sa năm “tăng” (từ dùng của hải quân). Mỗi tăng đi hơn một năm, chuyển từ đảo Phan Vinh sang Nam Yết rồi Sinh Tồn, riêng Trường Sa Lớn đi hai tăng. Năm ngoái, đúng ngày sinh nhật con gái 3 tuổi, anh Hồng lại vác balô ra Trường Sa làm nhiệm vụ cho đến nay.
    Dẫn đầu đoàn công tác thăm Trường Sa, bà Huỳnh Thị Nhân, phó bí thư Thành ủy TP.HCM, nói đại ý: các anh có mặt ở đây đã là sự hi sinh lớn lắm rồi. Quả thật sự hi sinh tình cảm gia đình làm sao cân đong đo đếm được dù các anh rất ít khi nhắc đến. Ra đảo hơn một năm nay, thiếu úy Nguyễn Đức Trường luôn đặt tấm ảnh cưới bên chiếc gối ở đầu giường - tấm ảnh duy nhất anh kịp mang ra Trường Sa sau khi cưới vợ tháng 2 năm ngoái. Trường tâm sự: “Tháng 7 này về phép mình phấn đấu có con”.
    Mỗi anh lính là một hoàn cảnh. Có người chỉ kịp cưới vợ, chưa kịp có con, có người có con nhưng chưa nhìn thấy mặt con vì ra đảo lúc vợ đang mang thai. Có người đi lâu quá, người yêu ở nhà đã lấy chồng. Các anh lính đảo bảo rằng ra đảo riết rồi quen, về đất liền thấy xô bồ, chật chội...
    Trường Sa bây giờ không còn xa khi nước nhà đã thống nhất nhưng đó vẫn là dải đất luôn phải đương đầu với bao hiểm nguy, nắng gió, bão tố khắc nghiệt. Xưa kia cha ông ta xác lập chủ quyền bằng những chiếc thuyền gỗ, nay ta đã có tàu sắt hiện đại thì không có lý do gì ngại gian khó.
    Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước giữ từng mét đất, từng sải nước Trường Sa.
    Cả nước đang đầu tư cho Trường Sa để biến địa bàn có vị trí chiến lược và đầy tiềm năng này thành một đô thị lung linh ánh đèn giữa biển Đông.
    XUÂN TRUNG
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/The-gioi/468674/Khung-hoang-kinh-te-the-gioi-anh-huong-den-Trung-Quoc.html


    Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Trung Quốc



    TT - Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan đến Trung Quốc. Tăng trưởng sụt giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua. Xuất khẩu giảm dẫn đến tình trạng một số nhà máy phá sản.

    [​IMG]
    Công nhân Công ty Hi-P (Thượng Hải) đình công - Ảnh: Reuters Thời báo Hoàn Cầu ngày 9-12 dẫn lời các chuyên gia kinh tế Trung Quốc thừa nhận khủng hoảng tài chính cũng như bong bóng bất động sản đang có nguy cơ bùng nổ ở Trung Quốc. Từ đầu tháng 12-2011, mức tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 9,5% xuống 9,1%, thấp nhất trong vòng hai năm qua. Các ngành công nghiệp Trung Quốc bị ảnh hưởng do nhu cầu nhập khẩu ở châu Âu giảm từ khi khủng hoảng nợ xảy ra.
    Các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đang liên tục chịu cảnh lỗ, góp phần làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ví dụ, Cục Công thương Trung Quốc cho biết công ty sản xuất tấm pin mặt trời lớn nhất thế giới Suntech đặt tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô trong quý 3-2011 đã lỗ đến 116 triệu USD do các đơn hàng từ châu Âu và nội địa Trung Quốc giảm mạnh.
    Tăng trưởng sa sút
    Tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc tháng 11-2011 đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua. Chỉ số tăng trưởng tháng 11-2011 đã giảm nhanh từ 54,1 điểm của tháng 10 xuống 52,5 điểm. Giới chuyên gia nhận định dù chỉ số giảm vẫn còn trên mức 50 điểm song tăng trưởng chậm trong lĩnh vực này rất đáng quan ngại.
    “Với những áp lực phải làm dịu tình hình giá cả hơn nữa, Bắc Kinh nên sử dụng các chính sách nhắm vào lĩnh vực dịch vụ và các doanh nghiệp nhỏ để giữ tăng trưởng GDP trên 8% trong năm tới” - Tân Hoa xã dẫn lời nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc ở Ngân hàng HSBC Khuất Hồng Bân nhận định.
    Số liệu của Cơ quan Quốc gia về hậu cần và mua sắm Trung Quốc ghi nhận chỉ số PMI (chỉ số quản lý mua sắm) trong lĩnh vực phi sản xuất của Trung Quốc tháng 11-2011 đã giảm từ 57,7 xuống 49,7 điểm, mức thấp nhất trong hai năm qua. Chỉ số PMI cho thấy các đơn hàng trong nội địa lẫn xuất khẩu đang giảm mạnh.
    “Sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đang lan rộng sang lĩnh vực phi sản xuất” - chuyên gia Tom Condon, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế châu Á tại ING của Singapore, khẳng định. Nguyên nhân là các nhà máy của Trung Quốc đang chịu sức ép suy thoái toàn cầu.
    Trước tình hình trên, quan chức cấp cao của Trung Quốc đã phát đi thông điệp báo động rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình nợ nần ở châu Âu. Thứ trưởng tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu cho rằng Trung Quốc cần ưu tiên kích thích tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong tình trạng tồi tệ nhất từ năm 2008.
    Đình công đòi lương
    Hàng loạt công ty sản xuất vừa và nhỏ phá sản, đẩy người lao động vào cuộc sống bấp bênh. Theo Tân Hoa xã, ngày 8-12 hàng trăm công nhân của Nhà máy sản xuất trang trí nội thất mây tre và đồ gỗ An Cát (Chiết Giang) đã biểu tình và phong tỏa công ty này đòi phải trả lương cho họ. Vì quá bức xúc, một số công nhân đã cố leo rào vào bên trong công ty và đụng độ với cảnh sát. Các cuộc đình công cũng diễn ra hàng loạt ở các nhà máy của Pepsico, nhà máy sản xuất đồng hồ của Citizen và Công ty sản xuất giày Dụ Nguyên.
    Người lao động phản đối các công ty trên cắt giảm lương và cho nghỉ việc hàng loạt để cắt giảm chi phí. Tại Nhà máy điện tử Hi-P của Singapore ở Thượng Hải, ít nhất đã có hai cuộc đình công trong một tuần qua do công nhân lo ngại sẽ mất việc khi nhà máy di dời. Ngày 8-12, khoảng 100 công nhân đã tụ tập bên ngoài trụ sở UBND TP Thượng Hải yêu cầu chính quyền hỗ trợ.
    Tại nhà máy của Công ty Hitachi ở khu vực đồng bằng sông Châu Giang (Quảng Đông), khoảng 800 công nhân cũng đình công. Lao động ở đây lo sợ chế độ thâm niên và các chính sách khác của họ sẽ bị xóa sạch khi Tập đoàn Western Digital tiếp quản nhà máy này vào tháng 3-2012. Tháng 11-2011, hơn 7.000 công nhân ở tỉnh Quảng Đông đình công để phản ứng việc giới chủ lao động bóc lột công nhân các nhà máy sản xuất giày New Balance, Adidas và Nike. Người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát.
    Ngày 3-12, Tân Hoa xã dẫn lời Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cảnh báo kinh tế suy thoái có thể gây ra bất ổn xã hội. Ông Chu yêu cầu chính quyền địa phương tăng cường sức mạnh đối phó những ảnh hưởng tiêu cực này.
    MỸ LOAN


    :-":-":-":-":-":-"
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://tuoitre.vn/The-gioi/The-gioi-muon-mau/468545/Trom-mac-ket-vibeo-phi.html

    Tên trộm ngu nhất thế giới là người Trung Quốc !

    Trộm mắc kẹt vì...béo phì
    TT - Một tên trộm do quá béo đã bị mắc kẹt hàng giờ đồng hồ tại đường thông hơi thang máy của một tòa nhà ở Thâm Quyến, Trung Quốc, cuối cùng phải gọi điện thoại cầu cứu cảnh sát đến giải cứu.



    [​IMG]
    Tên trộm béo bị kẹt giữa đường thông hơi thang máy hàng giờ đồng hồ - Ảnh: Global Times
    Bị đuổi việc, công nhân họ Tích đột nhập vào phòng ông chủ nhà máy để chôm một số đồ quý, rồi bị mắc nạn. Bạn gái của Tích tức tốc được gọi đến giúp nhưng không tài nào kéo chàng béo xuống được. Giờ Tích bị đưa về đồn cảnh sát và phải lãnh án phạt vì tội ăn trộm.
    HOÀNG NGỌC (Theo Global Times)


    Đã ăn trộm còn gọi cảnh sát đến cứu !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Ký ức giải phóng Trường Sa



    "Ngày 29/3/1975 Đà Nẵng được giải phóng thì hai tuần sau, có một đoàn tàu không số thần tốc từ Hải Phòng vào cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để giải phóng Trường Sa", Đại tá hải quân Phạm Duy Tam nhớ lại.
    > Chơi bóng chuyền ở Trường Sa/ Những viên ngọc xanh ở Trường Sa

    Với ông Tam, nguyên thuyền trưởng tàu 675 Đoàn tàu không số (125), người tham gia trực tiếp giải phóng Trường Sa, ký ức về những tháng ngày lịch sử ấy vẫn còn bồi hồi như mới vừa xảy ra...
    [​IMG]
    Sau ngày giải phóng, đại tá Phạm Duy Tam (người cầm vô lăng) nhiều lần cùng lính trẻ điều khiển tàu vào đảo Song Tử Tây. Ảnh tư liệu. Biên đội tàu không số gồm 3 tàu 673, 674 và 675 do các ông Nguyễn Xuân Thơm, Nguyễn Văn Đức và Phạm Duy Tam làm thuyền trưởng vào đến cảng Tiên Sa lúc 21h ngày 10/4. Dành một ngày tiếp nhận lương thực, vũ khí, biên đội tàu thẳng tiến ra đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa).
    Giả dạng tàu đánh bắt cá, chỉ trong 3 ngày đêm, đoàn tàu không số đã vượt gần 500 hải lý (khoảng 1.000 km) đến Trường Sa. Họ phải xác định chính xác đảo do quân đội Sài Gòn chiếm đóng, tránh đánh nhầm vào các đảo do nước ngoài chiếm giữ là thử thách rất lớn đối với lực lượng hải quân bấy giờ.
    "Trong đêm tối giữa trùng khơi mịt mùng, đoàn quân giải phóng đã xác định chính xác mục tiêu cần tiếp cận. Chỉ 15 phút nổ súng, đến 4h45 ngày 14/4, đảo Song Tử Tây đã được giải phóng", ông Tam nhớ lại.
    Đêm 23 rạng sáng 24/4/1975, đoàn tàu không số (125) đã chở phân đội đặc công nước hải quân (sư đoàn 2 bộ binh Quân khu 5) gồm 20 người, đổ bộ đánh chiếm đảo Sơn Ca sau ít phút nổ súng.
    Lúc này trên đất liền các mũi tiến công đã giành thắng lợi giòn giã, quân đội của chính quyền Sài Gòn hoang mang không thể cố thủ ở các đảo còn lại, nên đoàn quân giải phóng đã lần lượt cắm cờ Mặt trận giải phóng miền Nam trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa và An Bang. Đến 2h sáng 29/4 Trường Sa được giải phóng.
    Không giấu được niềm tự hào về những ngày tham gia giải phóng Trường Sa, ông Tam tâm sự, với người lính hải quân từng 7 lần làm lễ truy điệu sống trước khi ra khơi vận tải vũ khí vào Nam, từng đối đầu với bao phen sinh tử, thì phút giây ấy vỡ òa trong niềm vui. Ít ai ngờ đoàn quân giải phóng trên biển chỉ được trang bị bình thở cũ kỹ, mặt nạ chống nước thô sơ, chiếc la bàn nam châm đơn giản...


    [​IMG]
    Từng 7 lần làm lễ truy điệu sống, vị nguyên phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân lại về sống bên phố biển Đà Nẵng.. Ảnh: Trà Bang. Sinh ra ở làng chài nghèo Lý Hoà, xã Hải Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), mới 6 tháng tuổi, ông Tam đã mồ côi mẹ. Gánh nặng nuôi đàn con đè trên lưng lão ngư là cha ông. Mới 2 tuổi, ông Tam đã theo cha ra biển đánh cá. Nghiệp biển đeo đuổi ông bắt đầu từ đây.
    Đang học lớp 6, ông Tam bỏ dở để nhập ngũ. Sẵn có duyên với biển, ông chọn hải quân. Từ đấy, ông âm thầm cùng đồng đội thực thi nhiệm vụ tối mật, vận chuyển vũ khí vào miền Nam bằng đường biển, trên những con tàu không số. Mỗi chuyến đi là một lần vĩnh biệt, đoàn quân cảm tử trên những con tàu không số thường làm lễ truy điệu và ra khơi.
    Ông Tam kể, mỗi tàu chở 50-60 tấn vũ khí. Ngoài ra, quanh tàu còn cài 2 tấn thuốc nổ để phòng khi địch phát hiện sẽ cho nổ hủy tàu để giữ bí mật đường Hồ Chí Minh trên biển.
    "Để những chuyến đi thành công và an toàn, chúng tôi luôn chọn thời điểm biển động, sóng to, gió lớn cấp 6 đến cấp 8 để lên đường. Vì vậy, ngoài đạn bom giặc thù, còn bao nhiêu hiểm nguy luôn rình rập bủa vây. Nhưng những đoàn tàu không số vẫn nối đuôi nhau vận tải vũ khí vào Nam", người lính già tự hào kể.
    Sau ngày giải phóng, ông Tam tiếp tục chọn hải quân. Từ vị trí trưởng tàu, trợ lý tác chiến Lữ đoàn 161, Hải quân vùng 3, ông Tam làm Chỉ huy phó Tư lệnh Vùng 3 Hải quân (đóng tại Đà Nẵng) rồi về hưu ở chức vụ Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân vào năm 2004.
    Bây giờ ở tuổi thất thập cổ lai hy, ông lại về sống nơi phố biển Đà Nẵng. Nhưng người lính già vẫn không nguôi trăn trở về biển đảo. Ông đang nung nấu viết lại những kinh nghiệm một đời hải hành của mình cho các thế hệ lính hải quân bằng những dòng ký ức.
    Trà Bang
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này