1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4685 người đang online, trong đó có 374 thành viên. 11:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35052 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thắng lợi mới: Tạp chí Science "lật tẩy" đường lưỡi bò

    12/12/2011 11:32:26
    - Mới đây, một bức thư phản đối về đường lưỡi bò phi lý của GS Phạm Quang Tuấn (Úc) và một số tri thức Việt đã được Tạp chí Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Bức thư giải thích tính phi pháp của đường lưỡi bò bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ Trung Quốc, cũng như lên án hành động phản khoa học, nghi ngờ mưu đồ chính trị của các học giả Trung Quốc.

    Xin điểm qua những chi tiết quan trọng trong bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science – Phản hồi bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của X. Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587:

    1. Các bản đồ của Trung Quốc có một đường cong hình chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò kèm theo gần như ôm trọn Biển Đông và các đảo trong đó (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), rõ ràng ngụ ý rằng các khu vực được tô màu trong đường cong này thuộc về Trung Quốc. Tuy nhiên, các quần đảo này thuộc các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan (Trung Quốc). Vì thế việc cho rằng các quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc một cách không thể chối cãi là có vấn đề, đặc biệt là khi chúng gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo.

    2. Đường cong hình chữ U trong bản đồ thì thực sự ít thuyết phục. Nó chỉ xuất hiện trong các bản đồ Trung Quốc và chỉ được tuyên bố bởi các tác giả Trung Quốc để biểu thị đường ranh giới hàng hải truyền thống của Trung Quốc. Nó được sử dụng chính thức bởi Trung Quốc để khẳng định “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các nguồn tài nguyên của biển Biển Đông. Bất cứ nơi nào nó xuất hiện, đường cong này ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) các nước khác được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Nó mở rộng vượt ra ngoài đường trung tâm giữa các đảo đang bị tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó hình thành một yêu sách rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nước liên quan đến các quần đảo này.
    3. Tuyên bố đơn phương của Trung Quốc đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà tất cả các quốc gia xung quanh Biển Đông, bao gồm Trung Quốc, đã phê chuẩn. Việc Trung Quốc đẩy tuyên bố này một cách cương quyết là không nghi ngờ, bằng chứng là các sự cố gần đây trong đó các tàu Trung Quốc quấy rối tàu thăm dò dầu Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    4. Không một quốc gia nào công nhận biên giới biển hình chữ U của TQ. Indonesia và Việt Nam đã chính thức bày tỏ mối quan ngại. Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhất trí lên án hành động của TQ. Không có sự biện minh nào cho một chi tiết gây tranh cãi và phi pháp (trong điều khoản của luật pháp quốc tế) trong một bài báo mang tính học thuật. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sự hiện diện của chi tiết này không phải do áp lực chính trị.

    Science đã giật tít “Concern over the South China Sea” tức “Quan ngại về Biển Đông" chứng tỏ họ đã không nhẫn tâm xem nhẹ sự liêm khiết trong môi trường học thuật. Động thái này chứng tỏ rằng Science đã bị khuất phục bởi các tri thức Việt, tôn trọng tính chân thật trong khoa học và phải giữ cho môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

    Như vậy đến thời điểm này, hai tạp chí vào hàng bậc nhất trong khoa học, Nature và Science, đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trong các ẩn phẩm khoa học. Đây sẽ là lí do để các tạp chí khác có quyền tẩy chay các bài báo có đường lưỡi bò từ Trung Quốc, bởi một tạp chí khoa học nghiêm túc không bao giờ chấp nhận bị lợi dụng bởi những mục tiêu chính trị và không bao giờ muốn những ấn phẩm của họ bị phản đối.

    Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của môi trường khoa học quốc tế trước việc các học giả Trung Quốc lấp liếm chèn đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học của họ khi gửi công bố trên các tạp chí quốc tế.

    Tri thức Việt đã thu được những thắng lợi quan trọng. Một thắng lợi chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả TQ về vấn đề trên, và cũng tuyên bố “sẽ không có chổ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này.

    Một tạp chí lừng danh khác là tạp chí Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò. Tạp chí này cũng đã ra tuyên bố về vấn đề này. Tuy nhiên tạp chí này có phần hơi lấp liếm, kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”.

    Theo người viết, dù Science không nói rõ nhưng họ sẽ không đăng bài có đường lưỡi bò phi pháp của các học giả Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học đã tiếp tục phản đối và yêu cầu Science phải giải thích rõ ràng hơn về lập trường của họ đối với đường lưỡi bò và đã đạt được kết quả nói trên. Đây có thể nói là một thắng lợi cực kỳ quan trọng nữa của tri thức Việt trong quá trình đấu tranh xóa đường lưỡi bò của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.

    Kỳ tới: Tường thuật lại quá trình “tranh luận” giữa GS. Phạm Quang Tuấn và biên tập viên của Science

    TS Lê Văn Út, ĐH Oslou, Phần Lan



    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  2. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    khi cáu tiết thì:nhà mày ở đâu.. =))=))=))
    Em biết không, ngày trước nick anh bị banned vĩnh viễn vì anh nói câu này đó, đây là câu nói của anh đó em àh , hiii
  3. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    tưởng là số này thì đẹp quá [:D][:D][:D][:D]

    Được cảm ơn 1989 lần
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    @Ptkh ui, daicanho không biết gì nhỉ? Nói như Daicanho thì phải là số này cơ: Được cảm ơn 1999 lần.

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    ~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X~X
  6. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    ;));));));));))
  7. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    =))=))=))=)) số này em tính sơ sơ cũng .......8 cuốn lịch đó ạh [:D][:D][:D][:D]
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    8? Không phải 8!
    6 thôi. @ptkh nhỉ?

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Theo thống kê không chính thức, Việt Nam có 79 ngọn đèn biển, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và trên hầu hết các đảo thuộc lãnh hải Việt Nam. Đó là những công trình lặng lẽ, cô đơn mà hùng tráng được vận hành bởi những con người bình dị đang ngày đêm giữ gìn nguồn sáng biểu tượng của chủ quyền đất nước.
    [​IMG]
    79 ngọn đèn nhưng kiến trúc không ngọn đèn nào giống ngọn đèn nào.
    Không kể một số ít đèn biển ở gần các thành phố lớn như Hòn Dấu (Hải Phòng), Tiên Sa (Đà Nẵng), hoặc ở gần cửa sông tấp nập thuyền bè vào ra, hầu hết các ngọn đèn biển đều nằm ở vị trí heo hút, xa xôi và cao tít trên các đỉnh núi, có nơi cả chục năm không có người ghé thăm..
    Những ngọn đèn trăm tuổi

    Trong số 79 ngọn đèn biển, có một số ngọn được người Pháp xây dựng từ hơn 100 năm trước. Đó là các ngọn: Bảy Cạnh ở Côn Đảo (xây dựng năm 1885), Hòn Lớn ở Nha Trang (1890), Long Châu, Hòn Dấu ở Hải Phòng (1894), Núi Nai ở Kiên Giang (1896), Hòn Khoai ở Cà Mau (1899), Tiên Sa ở Đà Nẵng (1902), và Mũi Dinh ở Ninh Thuận (1904).

    [​IMG]
    Đèn biển Kê Gà - Bình Thuận
    Hồi đó đèn được thắp bằng dầu, pha choá được xoay bằng một quả tạ, nhờ trọng lực mà làm xoay đèn, đến giờ tất cả đều đã được tu sửa, chuyển sang dùng điện, một số đèn đã dùng năng lượng mặt trời. Tuy được sửa chữa nâng cấp nhưng về kiến trúc, các ngọn hải đăng này vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp tinh thần kiến trúc của người Pháp. Các toà nhà đều được xây dựng để có thể chịu được bão có sức gió trên cấp 12.

    Phần lớn các ngọn đèn biển thường được xây dựng ở độ cao thuận tiện, đạt yêu cầu về tầm nhìn địa lý và tầm hiệu lực ánh sáng từ 10-25 hải lý (1 hải lý=1,85km). Hằng năm phí thu được từ các tàu bè qua các luồng biển trên hải phận Việt Nam lên tới 284 tỉ đồng.

    Đời đèn, đời người…

    Đi thăm các đèn biển mới thấy cuộc sống và công việc của anh em công nhân vận hành không khác gì công việc của một người lính đứng canh cho vùng biển tổ quốc với các nhật ký công việc nghiêm ngặt theo quy định của Hiệp hội báo hiệu hàng hải quốc tế IALA. Chỉ cần đèn ngừng chớp một đêm, hoặc chớp không theo quy định của mỗi đèn là đã có thể gây ra những tai nạn thảm khốc dẫn đến việc ngành hàng hải phải bồi thường cho các công ty vận tải biển quốc tế khi đi vào vùng biển nước ta.
    [​IMG]
    Đèn biển Song Tử Tây - Trường Sa
    Có nơi như 5 ngọn đèn biển trên quần đảo Trường Sa,đèn biển Đá Lát đứng dầm chân trong đảo chìm, lặng lẽ chớp nháy để tàu bè không mắc cạn. Đảo chìm Tiên Nữ là vị trí cực Đông của tổ quốc, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nơi có ngọn hải đăng xây dựng với tất thảy cát, sắt xi măng, nước ngọt đều phải chở từ đất liền ra. Từ Song Tử Tây ra đến Tiên Nữ phải mất một ngày một đêm vượt 160 hải lý. Đón một đoàn khách từ đất liền ra thăm, các nhân viên trực đèn bảo: “Tàu ra không có phụ nữ phải không ? Cho bọn em thôi mặc quần dài luôn nghe, ba tháng không mặc quần dài, đâm quen rồi !”.

    Ở đảo 8 tháng, được nghỉ 4 tháng với gia đình rồi ra và nhận vị trí khác để đỡ nhàm chán. Sách báo ở trạm phong phú, cạnh hình ảnh vợ con là hình các cô người mẫu trong các tạp chí. Bộ đội hải quân và nhân viên đèn biển tuy sinh hoạt khác nhau nhưng quan hệ than thiết như một nhà.
    [​IMG]
    Đèn biển Đại Lãnh - Phú Yên
    Mỗi ngọn đèn một vẻ đẹp riêng
    79 ngọn đèn nhưng kiến trúc không ngọn đèn nào giống ngọn đèn nào, nhưng đều mang vẻ đẹp tuyệt vời. Nếu người Pháp hồi xưa xây bằng đá, vững chãi và kiên cố thì gần đây, với bê tông cốt thép, các nhà xây dựng kiến trúc tha hồ tạo dáng cho đèn biển và có ngọn đèn đã trở thành một tác phẩm kiến trúc độc đáo. Long Châu nằm trọn trên đỉnh núi như một lâu đài châu Âu cổ; Lý Sơn, Rạch Giá, Phú Quý thì cầu kỳ về tạo dáng , cái như một chóp tròn Ấn Độ, cái thì như một tượng đài ba chân; Dã Tràng, Chân Mây thì thân eo lại như như một ngọn đuốc, các đèn cửa sông thì đa phần bằng sắt... Dù kiến trúc có bằng gì đi nữa thì ánh sáng của nó mỗi đêm vẫn dẫn đường cho những chuyến tàu xuôi ngược trong màn đêm mịt mùng giữa biển khơi biết nơi mà tránh những rặng đá ngầm, những bãi cạn nguy hiểm. Và nhất là những đêm giông bão, khi mà ánh đèn hải đăng không chỉ là người dẫn đường mà trở thành chiếc phao cứu sinh cho bao người bị mất hết phương hướng trong sóng gió mịt mùng.
    BDN ( theo Phượt.vn )
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Ngày 29/11, tàu sân bay Trung Quốc chạy thử lần hai đã gây sự chú ý của đông đảo dư luận. Báo giới các nước như Nga, Canada lần lượt suy đoán diễn biến cuộc chạy thử của tàu Varyag (Thi Lang). Vấn đề tàu sân bay Trung Quốc tiếp tục nóng lên. Do tàu sân bay Varyag chủ yếu dựa vào máy bay chiến đấu để thực hiện 2 nhiệm vụ lớn là phòng không hạm đội và tấn công chế hải (kiểm soát biển), dư luận cho rằng, trong lần thứ hai cho chạy thử con tàu này, Trung Quốc rất có thể tiến hành kiểm tra vấn đề liên quan đến máy bay cho tàu sân bay.

    Tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada dẫn các nguồn tin cho biết, máy bay J-15 của Hải quân Trung Quốc đã sớm hoàn thành bay thử từ năm 2010, tính năng kỹ chiến thuật đã phù hợp yêu cầu. Ngoài ra, máy bay huấn luyện trang bị cho tàu chiến (tàu sân bay) cũng đã hoàn thành việc huấn luyện cất cánh tương tự.
    [​IMG]
    Tàu sân bay Varyag (Thi Lang) Trung Quốc chạy thử lần hai
    Căn cứ vào tin tức trước đây của báo giới, máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 và máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27/28 (có triển vọng đưa lên tàu sân bay) đã được trang bị từ sớm cho Hải quân Trung Quốc, sử dụng trên tàu sân bay cũng không có sự trở ngại về kỹ thuật.
    [​IMG]
    Máy bay trang bị cho tàu sân bay J-15 của Trung Quốc
    Đối với tàu sân bay Varyag sau khi được cải tiến, từ đường băng đến máy bay chiến đấu đều đã gần như hoàn thiện, đồng thời có triển vọng tạo được “hợp lực” trong thời gian ngắn.
    Sở dĩ dư luận quan tâm đến máy bay trang bị cho tàu sân bay là do số lượng và tính năng của loại máy bay này là thước đo các chỉ tiêu quan trọng về sức chiến đấu mạnh/yếu của một chiếc tàu sân bay.

    Máy bay J-15 do Trung Quốc tự sản xuất đương nhiên đã trở thành một trong những tiêu điểm quan tâm của dư luận.
    Tạp chí “Động thái Quốc phòng” Israel trước đây từng cho rằng, máy bay J-15 đã tích hợp được công nghệ ưu thế của các máy bay chiến đấu khác của Trung Quốc, có thể trang bị tên lửa không đối không và tên lửa chống hạm phóng từ trên không.

    Việc Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển, chế tạo phiên bản J-15 cũng được báo giới phương Tây gọi là máy bay chiến đấu tiên tiến có thể so sánh với Su-33 của Nga và Super Hornet của Mỹ.
    [​IMG]
    Tàu Varyag chỉ có thể trở thành một chiếc tàu sân bay thực sự khi kết hợp được với máy bay chiến đấu như J-15
    Báo chí phương Tây suy đoán, trên cơ sở giảm tải trọng nhiên liệu và vũ khí, áp dụng bay theo kiểu nhảy cầu và với sự đảm bảo của máy bay tiếp dầu, bán kính tác chiến của J-15 có thể đạt 700 km; cộng với J-15 có thể mang theo tên lửa không đối không Tịch Lịch-12 (Pili-12, hay PL-12), phạm vi tấn công hoả lực phòng không của biên đội tàu sân bay có triển vọng tiếp tục nới rộng ra thêm 100 km.
    Đương nhiên, máy bay chủ lực J-15 khi nào kết hợp được với tàu sân bay sẽ là yếu tố then chốt quyết định Varyag khi nào trở thành một chiếc tàu sân bay thực sự.

    Xét thấy tàu sân bay Varyag mới chạy thử được 2 lần, hệ thống đồng bộ với cất/hạ cánh của máy bay trang bị cho tàu sân bay có thể cần phải tiếp tục được kiểm tra, thử nghiệm. Vì vậy, J-15 không có nhiều khả năng được đưa lên tàu sân bay trong ngắn hạn.
    Hệ thống hạ cánh gặp khó khăn
    Trang mạng “Russia's military-industrial complex” Nga gần đây cho biết, Trung Quốc đã gặp phải rắc rối mới trong quá trình chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu Varyag không lắp thiết bị hãm đà cho máy bay, mà Trung Quốc hầu như không có nhiều khả năng mua được thiết bị này từ thị trường quốc tế.
    [​IMG]
    Tàu sân bay Trung Quốc đang thiếu cáp hãm đà
    Trung Quốc từng nhập khẩu thành công của Ukraine móc hãm đà dùng cho máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện trang bị cho tàu chiến (tàu sân bay), nhưng không thể mua được dây cáp hãm đà từ Nga.
    Tin cho biết, cách đây không lâu, người phát ngôn Công ty Xuất khẩu Hàng hoá Quốc phòng Nga cũng thừa nhận, Nga hoàn toàn không bán thiết bị chặn chạm đất cho Trung Quốc.

    Nga coi tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân là có tính chất chiến lược, “các hệ thống vũ khí liên quan đều cấm xuất khẩu cho Trung Quốc”. Cũng có suy đoán cho rằng, Nga không hài lòng với việc Trung Quốc phỏng chế loại Su-33 nên đã đưa ra quyết định cấm bán này.
    Các nguồn tin từ Nga tiết lộ, việc thiết kế và sản xuất cáp hãm đà là một công việc rất phức tạp, hiện chỉ có hai nước Nga, Mỹ có khả năng này. Nhưng, cũng có chuyên gia cho rằng, trong tay Ukraine cũng có vài bộ cáp hãm đà kiểu cũ, có thể sẽ bán cho Trung Quốc.
    [​IMG]
    Móc hãm đà trên tàu sân bay
    Có phân tích cho rằng, khi vừa đến Trung Quốc, tàu sân bay Varyag chỉ là một chiếc vỏ rỗng có khung sườn của tàu sân bay, không chỉ thiếu máy móc đồng bộ, hệ thống kiểm soát chỉ huy và điện tử ở trên boong tàu cũng trống trơn, đương nhiên không có hệ thống cáp hãm đà bảo đảm hạ cánh cho máy bay chiến đấu.

    Tàu Varyag đến nay đã có khả năng tự chạy được, vũ khí, radar, hệ thống điện tử cũng đều đã được trang bị, cơ bản đã có sức chiến đấu.
    Ngoài ra, báo giới phương Tây suy đoán, ở trên bộ Trung Quốc đã xây dựng cơ sở đào tạo hoàn thiện để cho máy bay trang bị cho tàu sân bay cất/hạ cánh, vì vậy cũng không thể loại trừ khả năng ở trên bộ cũng đã thử nghiệm hệ thống cáp hãm đà.
    Như vậy, ngay từ lúc ban đầu trước khi cải tạo, Trung Quốc không thể không tính tới vấn đề bảo đảm cho máy bay và lỗ hổng của hệ thống đồng bộ.

    Vì vậy, cùng với việc tàu sân bay từng bước hoàn thiện, các thiết bị phụ trợ như cáp hãm đà có thể được phát triển kịp trước khi máy bay được đưa lên tàu sân bay.
    Máy bay trang bị cho tàu Varyag có khoảng cách lớn so với Mỹ
    Cùng với việc phương hướng tương lai của tàu Varyag ngày càng rõ ràng, khả năng tác chiến của nó cũng trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận bên ngoài.

    Có thể tham khảo tàu sân bay cùng cấp là Kuznetsov, tàu Varyag dài khoảng 302 m, rộng gần 70,5 m, lượng choán nước khoảng 67.000 tấn, tổng số máy bay chiến đấu, trực thăng chống tàu ngầm và trực thăng cảnh báo sớm sẽ không hơn 50 chiếc.
    Khác với thiết kế của tàu sân bay lớp Nimitz Mỹ và tàu sân bay De Gaulle của Pháp có đường băng bằng, thẳng, lớn, tàu Varyag vẫn áp dụng đường băng kiểu nhảy cầu với góc cao nhất định.

    Trang mạng “Strategypage” Mỹ dự đoán, trong tương lai, máy bay chiến đấu, máy bay huấn luyện (do Trung Quốc tự sản xuất) và máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 (mua từ Nga) có thể lần lượt được trang bị cho tàu Varyag.
    Tuy thông tin này vẫn chưa được xác nhận, nhưng ít nhất đã một phần cho thấy, tàu sân bay của Trung Quốc đã có nhiều máy bay có thể sử dụng.
    Một chuyên gia quân sự từng phục vụ cho Không quân Trung Quốc đã nói với tờ “Tin tức Thế giới” rằng: “Tàu sân bay động cơ hạt nhân có thể tác chiến trên biển trong thời gian dài mà không cần bổ sung nhiên liệu trong nhiều năm, trong khi đó tàu sân bay hạng trung động cơ thông thường cần thường xuyên bổ sung nhiên liệu, thời gian chạy liên tục tương đối ngắn”.
    [​IMG]
    Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 của Hải quân Trung Quốc, do Nga sản xuất
    Về phương diện tần suất hoạt động và lượng tải đạn của máy bay trang bị cho tàu sân bay, tàu Varyag (áp dụng đường băng kiểu nhảy cầu) cũng yếu hơn tàu sân bay cỡ lớn của Âu-Mỹ được trang bị máy phóng.
    BDN ( nguồn: báo GDVN)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này