Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3201 người đang online, trong đó có 94 thành viên. 06:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 34723 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Thất bại tại Biển Đông, TQ vẫn chìm trong giấc mộng

    12/12/2011 07:12
    (VTC News) - "Dường như không một quốc gia nào ủng hộ lập trường cũng như lối hành xử của Trung Quốc." Bài viết của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc gia Singapore, Trịnh Vĩnh Niên trên Liên hợp Buổi sáng phân tích về nguyên nhân thất bại cũng như đối sách cho Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

    Bài viết do Nghiên cứu Biển Đông thực hiện.

    Thời gian gần đây, mọi người đều vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, đã bao nhiêu năm nay, song song với sự trỗi dậy của Trung Quốc là chuỗi "liên hoàn bại trận" của chính nước này trong các vấn đề về Biển. Đặc biệt bắt đầu từ năm ngoái, xu hướng này ngày càng hiện ra rõ ràng hơn.


    Trung Quốc đã nỗ lực theo đuổi chiến lược "Trỗi dậy hòa bình" (Phát triển hòa bình) ngay sau công cuộc cải cách mở cửa. Trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc đã từ bỏ chính sách chủ nghĩa đơn phương vốn đã tuân thủ từ rất lâu trước đó, đồng thời phát triển quan hệ hữu nghị đa phương với các nước ASEAN. Khu vực tự do thương mại Trung Quốc-ASEAN cũng đã bắt đầu có hiệu lực. Trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã đề xuất chủ trương "Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác chung".

    Những biện pháp này xét từ góc độ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng đã hình thành nên sách lược và kim chỉ nam ngoại giao "Giấu mình chờ thời" của Trung Quốc suốt từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay. Thế nhưng, rất nhiều người đã cảm nhận ra rằng, trên rất nhiều vấn đề có liên quan, nếu như Trung Quốc không thể trực diện đối mặt thì sẽ góp phần đẩy chính sách của họ đi theo hướng ngược hẳn lại.

    Sự quan tâm chú ý của toàn bộ khu vực Châu Á và cộng đồng quốc tế cho tới thời điểm này đều tập trung vào vấn đề Biển Đông, Biển Đông đột nhiên lại thêm một lần nữa trở thành điểm nóng của thế giới. Chính quyền Trung Quốc dường như lại không hiểu rõ tình trạng hiện nay. Đối với Trung Quốc mà nói, chính sách Biển Đông về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, chỉ là các nước có liên quan tiến hành một loạt các hành động không có lợi cho Trung Quốc, và phản ứng của Trung Quốc theo đó cũng chỉ tương đương với hình thức "cứu hỏa" mà thôi.

    Trên thực tế, từ rất nhiều năm trở lại đây, chính bởi vì nguyên do Trung Quốc luôn áp dụng các biện pháp bị động đối phó lại khiến cho vấn đề Biển Đông ngày một tích tụ chồng chất lại, và rồi dẫn đến cục diện như ngày hôm nay. Không quan tâm Trung Quốc có muốn hay không, có nắm rõ tình hình hay không, thì Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức chưa từng có trong vấn đề Biển Đông này.

    Thứ nhất, Trung Quốc sớm đã hoàn toàn thất bại tại cuộc chiến công luận quốc tế


    Trong nhiều năm qua, khi Trung Quốc vẫn còn đắm chìm trong thuyết "Trỗi dậy hòa bình" do chính họ tạo dựng nên, thì các quốc gia có liên quan đã nỗ lực với tinh thần cao nhất và chuẩn bị đầy đủ trên trường quốc tế để chờ đợi vấn đề Biển Đông sẽ nổi lên như trong dự tính đã có sẵn. Xét trên hệ thống kiến thức (luật pháp), Trung Quốc hiện nay thật khó khăn để tìm ra được bất kỳ một lực lượng hỗ trợ có hiệu quả nào cho họ.

    Về xu hướng các giới truyền thông báo chí không đứng về phía Trung Quốc đã hình thành như hiện nay thì Trung Quốc cũng không có quyền phát biểu tại đây. Các nhà bình luận cho rằng dùng "Chính sách cứng rắn" để mô tả thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông là chưa đầy đủ, chính xác phải gọi đó là "mang tính chất tranh cướp" mới đúng.

    Trên thực tế, cách nhận thức tương tự như vậy của Trung Quốc đã trở nên khá phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Bản thân Trung Quốc lại quả quyết cho rằng họ không làm gì mà lại bị đối xử "oan uổng" như vậy, đây chính là căn nguyên khiến Trung Quốc bị mất quyền phát biểu trong cuộc chiến công luận quốc tế này.


    Thứ hai, Trung Quốc cũng thua trận trong cuộc chiến chiến lược

    Các nước liên quan đều có những chiến lược khá rõ ràng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, cụ thể bao gồm các chiến lược như chủ nghĩa đa phương tại khu vực, quốc tế hóa, chính trị hóa đại quốc. Thế nhưng chiến lược của Trung Quốc nếu không dám đối mặt với sự thực thì sẽ là nhập nhằng không rõ ràng.

    Trung Quốc từ chối chi tiết hóa vấn đề, sử dụng khái niệm "phản đối quốc tế hóa" vô cùng vĩ mô này nhằm che lấp vấn đề cụ thể. Trên thực tế, tranh chấp Biển Đông đã được đa phương hóa, quốc tế hóa từ rất lâu rồi, hơn nữa sẽ rất nhanh tiến đến giai đoạn "chính trị hóa đại quốc" trong thời gian tới. Trung Quốc chỉ là không dám thừa nhận sự thực hiển hiện ra trước mắt này mà thôi.


    Thứ ba, nếu tình hình vẫn tiếp diễn như vậy, Trung Quốc sẽ bị ràng buộc để cuối cùng rơi vào tình trạng mất chủ quyền trong cuộc chiến

    Như đã đề cập ở phần trên, từ năm ngoái cho đến năm nay, chính sách Biển Đông của Trung Quốc về bản chất không hề có bất cứ một thay đổi nào, mà chủ yếu chỉ là một số hành động mang tính chất phản ứng lại. Thế nhưng cho đến thời điểm này, bất cứ nước nào cũng đều cho rằng Trung Quốc chính là nguyên nhân phát sinh của mọi vấn đề. Tình hình thực tế là, các nước khác có liên quan vẫn đang xúc tiến các hoạt động và hành động trong khu vực tranh chấp Biển Đông, đặc biệt là trong việc phát triển nguồn năng lượng.

    Trung Quốc chìm đắm trong "giấc mộng"


    Đã nhiều năm nay, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông (cũng như trong nhiều vấn đề khác), Trung Quốc dường như luôn sống trong "giấc mộng" mà chính bản thân họ tự vạch ra.
    Vậy thì, kết quả cuối cùng sẽ như thế nào đây? Trung Quốc liệu sẽ từ bỏ chăng? Trong giới báo chí truyền thông vô cùng phát triển như ngày hôm nay, phạm vi xu hướng thỏa hiệp mà các nhà cầm quyền có thể áp dụng được ngày một nhỏ, càng không cần nói đến chuyện từ bỏ. Nếu tình hình này vẫn cứ tiếp diễn thì cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến các cuộc xung đột xảy ra. Tuy nhiên xung đột trong thời gian này sẽ vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.

    Vấn đề đã xuất hiện rồi, thì phái có cách đối phó. Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm là tìm hiểu rõ tại sao lại xuất hiện tình trạng như vậy? Ngoài các vấn đề xuất phát từ chính bản thân Trung Quốc thì còn có một số nguyên nhân quan trọng khác nữa. Đối với các nước có liên quan mà nói thì đây là sản phẩm phát sinh từ "môi trường quốc tế" và "môi trường nội bộ".

    Đầu tiên đề cập đến môi trường quốc tế. Đối với các quốc gia có liên quan thì nhân tố quan trọng nhất trong môi trường quốc tế không thể không nhắc đến sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc và kéo théo sau đó là hiện đại hóa nền quốc phòng, quân sự cũng như từ đó tác động đến cục diện địa chính trị của toàn bộ khu vực Châu Á.

    Các quốc gia có liên quan đã bắt đầu cảm thấy rằng thời gian không còn đứng về phía họ nữa. Mặc dù Trung Quốc luôn nhấn mạnh về sự "trỗi dậy hòa bình" của mình, thế nhưng họ lại bị coi là đã áp dụng chính sách chậm trễ kéo dài thời gian trong vấn đề Biển Đông nhằm chờ thời cơ cho đến khi tình hình quốc tế thuận lợi sẽ ra tay giải quyết tranh chấp.



    Do vậy, đối với các quốc gia có liên quan thì vấn đề Biển Đông bắt buộc phải được giải quyết theo hướng có lợi cho họ trước khi Trung Quốc thực sự trỗi dậy, nếu không, đợi cho đến khi Trung Quốc đã trỗi dậy rồi, tia hy vọng sẽ trở nên vô cùng mong manh. Cũng chính vì thế, bắt buộc phải thông qua bất cứ biện pháp nào để đẩy mạnh hành động, hối thúc phát triển theo khuynh hướng có lợi cho bản thân họ.

    Đối với Trung Quốc mà nói, môi trường các nước lớn chủ yếu đề cập đến những biến đổi chính trị trong phạm vi giữa các nước này, đặc biệt là biến đổi trong mối quan hệ với các nước lớn như Mỹ. Trong vấn đề Biển Đông, không quản có muốn hay không thì Trung Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với Mỹ. Thế nhưng trong quan hệ hai nước Trung - Mỹ thì dù Trung Quốc đã hao tâm tổn trí rất nhiều nhưng vẫn không biết nên làm như thế nào để có thể hòa nhập được cùng Mỹ, đặc biệt là mối quan hệ với Mỹ trong khu vực Châu Á.

    Rất nhiều người đã từng nghĩ rằng mục tiêu chủ yếu của Mỹ trong sự hiện diện tại Châu Á này là nhằm đối phó với Trung Quốc, thế nhưng trên thực tế lại không hề đơn giản như vậy. Lý do Mỹ tồn tại ở khu vực Châu Á không chỉ để đối phó với riêng một Trung Quốc, mà còn liên quan đến vấn đề địa chính trị khác. Ví dụ, nếu không có nhân tố Trung Quốc thì Mỹ vẫn đương nhiên tìm ra được lý do để tạo ra không gian sinh tồn tại Châu Á.

    Bất luận là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á hay Nam Á, mối quan hệ phức tạp đan xen giữa các nước đều cần có sự hỗ trợ sức mạnh của Mỹ để cân bằng lực lượng.

    (Còn tiếp)
    Đinh Thị Thu (dịch)
    Nguồn: Liên hợp Buổi sáng
    Nguồn: VTC New.
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung - Ấn - Pakistan: tam quốc diễn nghĩa mới?

    Quan hệ ba bên Trung - Ấn - Pakistan giữ vai trò quan trọng trên thế giới song động lực của mối quan hệ tam giác này chưa được hiểu biết một cách thấu đáo.

    Quan hệ tay ba phức tạp nhất châu Á

    Mỹ và các cường quốc khác nhận thấy không dễ điều phối tam giác chiến lược châu Á này. Nếu bên thứ ba không hiểu được đầy đủ động lực của tam giác này, đưa ra chính sách tiêu cực với một bên thì có thể làm xấu đi mối quan hệ với các nước còn lại.

    Chắc chắn, Trung Quốc có chính sách khéo léo với tam giác này. Khi đưa ra quyết định về các vấn đề song phương quan trọng nhất. Họ thường xem xét phản ứng của bên thứ ba. Trong khi đó, Pakistan và Ấn Độ cũng tìm cách gây ảnh hưởng đến chính sách của Trung Quốc với nước còn lại.

    Islamabad coi quan hệ với Bắc Kinh giúp “làm vô hiệu” trước sức mạnh quân sự trội hơn hẳn của New Delhi. Và Bắc Kinh cũng tìm cách để ngăn chặn Ấn Độ bằng cam kết với Pakistan thông qua trợ giúp quân sự và các hàng hoá khác.

    Tuy nhiên, việc trung lập hoá Ấn Độ bằng sức mạnh đang suy giảm của Pakistan thông qua chủ nghĩa khủng bố, chạy đua vũ trang và các loại vũ khí nhiều khi đã đặt Trung Quốc trước sự lựa chọn hoặc thực hiện các biện pháp cấp tiến, tăng cường sức mạnh cho Pakistan, hoặc chủ trương chấp nhận quyền bá chủ hạn chế của Ấn Độ tại Nam Á.

    Với tư cách là hai cường quốc đang trỗi dậy trong khu vực, đặc trưng quan hệ Trung-Ấn là vừa hợp tác vừa đấu tranh. Nguồn gốc gây căng thẳng gồm cạnh tranh kinh tế, tranh chấp thương mại, xung đột lãnh thổ, chạy đua vũ trang, nỗi sợ hãi về sự bao vây lẫn nhau, cạnh tranh về ngoại giao để đảm bảo có được sự ủng hộ của nước còn lại và sự xung đột về địa vị.

    Trong khi đó, quan hệ kinh tế phát triển và sự liên kết Trung-Ấn trong các vấn đề toàn cầu quan trọng (như biến đổi khí hậu) lại là những yếu tố thúc đẩy mặt hợp tác.

    Ngược lại, trong quan hệ Trung-Pakistan, mặt hợp tác nổi trội hơn mặt đấu tranh. Trung Quốc từ lâu coi Pakistan là một “đối trọng” với Ấn Độ ở Nam Á, một đối tác kinh tế quan trọng, phương tiện để Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á và các khu vực khác có người Hồi giáo chiếm đa số.

    Trung Quốc viện trợ về quân sự, kinh tế cho Pakistan nhằm tăng cường sức mạnh của Pakistan trong tương quan với Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc vẫn là cường quốc hạt nhân duy nhất sẵn sàng giúp đỡ Pakistan phát triển ngành năng lượng hạt nhân dân sự.

    Tuy nhiên, quan hệ Trung Quốc - Pakistan cũng có một số vấn đề bao gồm việc Islamabad lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi. Trung Quốc lo ngại bị mắc kẹt vào xung đột giữa Pakistan với Ấn Độ.

    Giống Mỹ, Trung Quốc quan ngại Pakistan có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố cho dù sự khác biệt này thường không được thể hiện công khai từ khi Bắc Kinh cần dựa vào mối quan hệ với chính quyền và quân đội Pakistan để ngăn chặn những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Pakistan, Afghanistan tấn công mục tiêu của nước này, hay nghiêm trọng hơn là hỗ trợ các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) đang tìm cách làm suy yếu sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với Tân Cương.

    Quan hệ Trung - Ấn - Pakistan là mối quan hệ tam giác phức tạp ở châu Á bởi trên thực tế nó không có sự cân bằng. Trung Quốc là nước bá quyền khu vực tiềm tàng và có thể còn là một siêu cường toàn cầu. Ấn Độ cũng là một cường quốc đang lên, song liệu Ấn Độ có thể bắt kịp với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc thì chưa chắc chắn. Pakistan không có nguồn nhân lực cũng như nguồn lực về kinh tế, quân sự để vươn tới địa vị cường quốc, vẫn lo ngại sẽ trở thành một “quốc gia thất bại”.

    Như vậy, xét về nguồn lực tương đối, Trung Quốc và Ấn Độ thuộc cùng một đẳng cấp. Đây là hai quốc gia có số dân đông nhất thế giới, chiếm hơn 1/3 dân số thế giới. Cùng với Brazil và Nga, đều là thành viên chủ chốt của nhóm BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc). Trong hai thập kỷ tới, GNP của mỗi nước sẽ đứng vào hàng những nước đứng đầu thế giới. Sự phát triển về nguồn nhân lực và kinh tế sẽ giúp tăng cường đáng kể tiềm năng quân sự.

    Hai nước không chỉ có số quân đông đảo mà nền tảng về khoa học, công nghiệp và công nghệ ngày càng phát triển đã cho phép họ triển khai các lực lượng thông thường tinh vi cũng như vũ khí hạt nhân và các phương tiện vận chuyển như tên lửa đạn đạo và máy bay tấn công tầm xa.

    Trong nhiều thập kỷ, chính sách của Trung Quốc là tăng cường trợ giúp Pakistan về kinh tế và quân sự với mục đích khiến New Delhi phải “bận tâm” với Islamabad, từ đó cho phép Bắc Kinh tập trung vào xử lý mối quan hệ quan trọng hơn ở nơi khác.

    Tuy nhiên, sự vượt trội hơn về kinh tế và quân sự của Ấn Độ so với Pakistan khiến Trung Quốc phải công nhận New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á. Dù nhiều người Ấn Độ không nghĩ rằng Ấn Độ có thể sánh ngang với Trung Quốc về kinh tế, quân sự nhưng các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ nhận thức được tác động của động lực trong quan hệ ba bên lên quan hệ của nước này với Trung Quốc và Pakistan.

    Để biện hộ cho hoạt động thử nghiệm vũ khí hạt nhân vào tháng 5/1998, chính phủ Ấn Độ đã viện dẫn tới mối đe dọa từ quan hệ quân sự Trung-Pakistan và khả năng hạt nhân của Bắc Kinh hơn là viện dẫn mối đe dọa trực tiếp từ Islamabad.

    Quan hệ Ấn-Trung tuy cùng có lợi nhưng có sự phức tạp hơn vì không có sự cân đối. Trung Quốc dù không phụ thuộc nhiều vào Pakistan để thúc đẩy lợi ích chiến lược và kinh tế, nhưng ngược lại Islamabad lại phụ thuộc rất nhiều và coi Bắc Kinh là một đồng minh chiến lược để đối chọi lại Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đặt ra các giới hạn rõ ràng về sự hỗ trợ quân sự cho Pakistan. Theo đó, sẽ không cam kết có sự đảm bảo chính thức về quốc phòng hay phối hợp hành động quân sự chống lại Ấn Độ.

    Dù cả ba nước cùng phải đối đầu với các phong trào ly khai vũ trang tại khu vực biên giới nhưng trong những thập kỷ gần đây, Pakistan tỏ ra kém hiệu quả trong việc kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Tuy vậy, Islamabad vẫn giữ được vai trò trong quan hệ tam giác ở châu Á nhờ có vũ khí hạt nhân và ảnh hưởng đối với các nhóm khủng bố nước ngoài.

    Nguy cơ xung đột Ấn - Trung đã giảm bớt do sự trao đổi thương mại hai chiều gia tăng tới mức Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Ấn Độ. Tuy vậy, trong đó cũng chứa đựng yếu tố gây căng thẳng do Ấn Độ đang bị thâm hụt thương mại rất lớn. Lo sợ hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường nước này, Ấn Độ đã phản đối đề xuất của Trung Quốc về việc đàm phán hiệp định thương mại tự do.

    Tuy nhiên, nguồn gốc chủ yếu gây căng thẳng Trung - Ấn là việc Trung Quốc “nuôi dưỡng” quan hệ gần gũi với Pakistan. Trung Quốc từ lâu đã coi Pakistan không chỉ là một đối tác kinh tế quan trọng mà còn là một đối trọng với Ấn Độ ở Nam Á, một khu vực quan trọng để tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Trung Á và Afghanistan. Ngoài những lợi ích kinh tế và chiến lược từ việc trợ giúp Pakistan, nhiều người Trung Quốc cũng cho rằng việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Pakistan giúp nâng cao hình ảnh của nước này ở các quốc gia Hồi giáo khác tại châu Á, châu Phi và Trung Đông.

    Trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí thông thường hàng đầu cho Pakistan. Ngoài việc bán các hệ thống vũ khí của Trung Quốc cho Pakistan, các công ty hai nước hiện cùng hợp tác sản xuất các thiết bị quân sự quan trọng như máy bay chiến đấu đa năng JF-17. Hợp tác an ninh song phương cũng được mở rộng, gồm đào tạo nhân viên quốc phòng Pakistan, chia sẻ thông tin tình báo quân sự, tổ chức tập trận chung và diễn tập chống khủng bố.

    Khác với Mỹ, nước cung cấp vũ khí quan trọng khác của Pakistan từ lâu, Trung Quốc dường như không phải quan tâm đến việc Pakistan sử dụng số vũ khí đó để chống lại Ấn Độ. Trung Quốc cho rằng các vũ khí đó có thể giúp Trung Quốc không phải lo về một mối đe dọa quân sự nào từ Ấn Độ mà tập trung vào các khu vực ưu tiên hơn ở phía Đông và phía Nam vì New Delhi bị phân tâm bởi sức mạnh quân sự đã được Trung Quốc hậu thuẫn của Pakistan.

    Bắc Kinh trợ giúp cho Pakistan nhiều nhất vào những năm 1980 và 1990, khi Trung Quốc tìm cách tái lập một sự cân bằng quân sự giữa Ấn Độ và Pakistan bất chấp việc Pakistan bị thất bại trong cuộc chiến tranh 1971 và chịu mất phần Đông Pakistan (sau này là nước Bangladesh). Để giảm sự mất cân xứng về sức mạnh ngày càng tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Trung Quốc đã chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Pakistan, gồm cả các thiết kế và thành phần để sản xuất bom hạt nhân.

    Dù Mỹ đã tăng viện trợ cho Pakistan trong những năm gần đây nhưng Trung Quốc vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pakistan. Thương mại song phương hàng năm tuy còn ở mức khiêm tốn (dưới 10 tỷ USD, viện trợ kinh tế của Bắc Kinh ít hơn nhiều hơn so với Washington), nhưng hàng ngàn kỹ sư, cố vấn, người lao động Trung Quốc lại đang làm việc tại Pakistan. Các công ty Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào Pakistan, đặc biệt là trong các dự án cơ sở hạ tầng như xây dựng đường bộ, nhà máy điện và viễn thông. Điều này chứng tỏ Trung Quốc coi Pakistan là một trọng điểm liên kết Trung Quốc với Trung Á và Trung Đông. Theo quan điểm của New Delhi, một số dự án kinh tế của Pakistan được Trung Quốc hỗ trợ với mục tiêu chiến lược hơn là thương mại.

    Ấn Độ đã phản đối xây dựng đập Gomal - Zam tại khu vực Waziristan đang có xung đột gần Afghanistan, xây dựng một mạng lưới viễn thông ở các khu vực bộ lạc gần Afghanistan, nâng cấp đường cao tốc Karakoram nối Pakistan tới Tân Cương, xây dựng đập ở vùng Kashmir-Pakistan. Dù Mỹ viện trợ kinh tế nhiều hơn cho Pakistan nhưng sự trợ giúp từ Trung Quốc lại đi kèm với ít điều kiện hơn.

    Giống như Washington và New Delhi, tuy không công khai nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng quan ngại về quan hệ của Pakistan với các nhóm khủng bố. Nhìn chung, Bắc Kinh đã dựa vào mối quan hệ với chính phủ và quân đội Pakistan để gây ảnh hưởng và thuyết phục những kẻ khủng bố Hồi giáo ở Pakistan cũng như Afghanistan không tấn công các mục tiêu của Trung Quốc hoặc không hỗ trợ các chiến binh Duy Ngô Nhĩ đang tìm cách làm suy yếu quyền lực của Bắc Kinh đối với Tân Cương. Các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần than phiền với các đối tác Pakistan của họ về sự hiện diện của lực lượng hồi giáo Đông Turkestan có trụ sở tại các khu vực bộ lạc của Pakistan.

    Nhận thức được tầm quan trọng của Bắc Kinh trong việc cân bằng Ấn Độ, Pakistan đã nỗ lực làm dịu sự quan ngại của Trung Quốc về mối quan hệ của Pakistan với các nhóm khủng bố. Pakistan đã nhiều lần trấn an đại diện chính phủ Trung Quốc rằng Trung Quốc không phải là mục tiêu của các chiến binh thánh chiến toàn cầu cho dù một số người Taliban và đặc biệt là al-Qaeda có sự khẳng định ngược lại. Khi những kẻ khủng bố tấn công các mục tiêu Trung Quốc ở Pakistan, các cơ quan chức năng Pakistan đã có phản ứng mạnh mẽ. Như tháng 7/2007, Tổng thống Musharraf đã nhanh chóng nhượng bộ yêu cầu của Trung Quốc yêu cầu tấn công nhà thờ Hồi giáo đỏ của Islamabad sau khi một nhóm phụ nữ Trung Quốc bị các chiến binh thánh chiến Pakistan bắt cóc tại đây.

    Khi Mỹ và NATO rút khỏi Afghanistan, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách tận dụng các mối quan hệ của lực lượng an ninh Pakistan với Taliban và các nhóm Hồi giáo khác nhằm bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Afghanistan
  3. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Cái này dân gian thường gọi :

    "Ngưu tầm ngưu,Mã tầm mã"
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Myanmar: Lùi một bước để tiến hai bước

    11:38 am thứ hai, ngày 12 tháng mười hai năm 2011- chuyên mụcTin Tức|Thế Giới|

    Chuyến thăm Myanmar của ngoại trưởng Hillary Clinton đầu tháng này được cả thế giới chú ý không chỉ vì bà là vị ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến Myanmar trong vòng 50 năm qua, mà còn do kết quả các cuộc tiếp xúc của bà trong vòng 48 giờ đồng hồ tại Naypyidaw (với chính quyền) và tại Rangoon (với lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi).
    Đồng thanh tương ứng
    Tháng 10 năm ngoái, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanmar được đổi tên thành "Cộng hòa Liên bang Myanmar". Hai tuần sau, nhà nước liên bang tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên sau 20 năm người dân xứ này không được cầm lá phiếu.

    Một loạt các biện pháp về đối nội và đối ngoại được thực thi với tốc độ "kỷ nguyên số". Đầu tiên Tổng thống Thein Sein thả "quả bom tấn" bằng việc đột ngột thông báo ngừng dự án thủy điện Mitsone; sau đó ông cử tân Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tướng Min Aung Hlaing sang Việt Nam thỏa thuận hợp tác quốc phòng, trước khi tới thăm Bắc Kinh. Nhưng có lẽ chuyển biến quan trọng nhất là Tổng thống Thein Sein mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tham dự một cuộc họp ở Naypyidaw, cho phép bà và đảng của bà tham gia tranh cử. Ông dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với truyền thông, trả tự do cho gần 200 tù chính trị, thảo luận ngừng bắn với các nhóm vũ trang thiểu số.
    ................
    Tổng thống Obama đã lấy quyết định mau lẹ cử ngoại trưởng Clinton sang Myanmar ngay khi ông đang có mặt ở châu Á cuối tháng trước. Chuyến thăm của bà ngoại trưởng diễn ra vào đầu tháng này đã đạt một số kết quả ngoạn mục.

    Cơ hội đảo ngược tình thế

    .......
    Tuy nhiên, chính sự thái quá của Bắc Kinh trong các nỗ lực nắm toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là thâu tóm nhiều nguồn tài nguyên của nước này đã gây ra phản ứng ngược trong dân chúng ở đây. Người dân Myanmar cho rằng TQ đã không giúp ích gì cho việc cải thiện đời sống của họ, không ủng hộ các nổ lực dân chủ và đáng sợ hơn, Myanmar có nguy cơ lệ thuộc TQ ngày càng cao. Làn sóng bài Hoa ngày càng gia tăng, ngay cả trong giới tướng lĩnh quân sự. Ngay cả báo chí TQ cũng để lộ rằng, quan hệ Bắc Kinh - Naypiydaw là kết quả do sự tuyệt vọng của Myanmar.

    Không phải là "ngậm bồ hòn làm ngọt", nhưng TQ đang tìm cách cân bằng lợi ích giữa chính phủ và nhân dân Myanmar. Truyền thông TQ thừa nhận, vào thời điểm hiện nay, TQ chưa có năng lực xuất khẩu giá trị của mình, chưa thể phát huy được sức mạnh mềm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TQ đứng nhìn giá trị Mỹ thống trị cả vùng. Đối với những nước có hoàn cảnh như Myanmar, vẫn theo quan sát báo chí từ Thượng Hải, TQ cần có một tấm lòng rộng mở hơn để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của chính mình. TQ sẽ không trở thành rào cản cho các nước trong việc tìm kiếm sự phát triển và thịnh vượng. Được như vậy, TQ mạnh lên mà vẫn còn bạn!

    >:D:D:D<
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Và "Ném đá dấu tay" để "Tọa sơn quan hổ đấu"
    Thâm như Tàu.^:)^^:)^^:)^
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Mình biết nè...\:D/[};-
  7. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam chế tạo sơn hấp thụ sóng radar

    Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar để có thể ứng dụng vào các tàu chiến, máy bay...


    Sơn hấp thụ sóng radar là loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của radar đối phương.


    Các máy bay của Việt Nam sẽ có khả năng chiến đấu cao hơn, nếu được phủ lớp sơn hấp thụ sóng radar.

    [​IMG]
    Quân đội nhiều nước rất chú trọng nghiên cứu sản xuất các loại sơn hấp thụ sóng radar mới thông qua thay đổi hệ chất kết dính; các chất độn dẫn điện, từ cũng như các tham số cấu trúc của màng... Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật.
    Các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học-Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự) vừa nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar có ký hiệu PD/RAP-MEH sử dụng để sơn phủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiết diện phản xạ hiệu dụng, nâng cao khả năng ngụy trang của vũ khí trang bị kỹ thuật đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (từ 8 đến 12GHz).
    Sơn PD/RAP-MEH được chế tạo từ loại vật liệu tổn hao tổ hợp điện từ tổng hợp trên cơ sở composit của polypyrol và bari ferit.
    Sơn có màu đen. Một số thông số kỹ thuật chủ yếu của sơn PD/RAP-MEH gồm: Độ nhớt quy ước: 65; thời gian khô bề mặt: 2 giờ, thời gian khô cấp 1: 8 giờ; hàm lượng chất rắn 73,2%; độ cứng: 0,23; độ bền uốn: 2mm.
    Khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ...
    Nguyên liệu để sản xuất sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có thể chủ động trong nước, trong khi công nghệ chế tạo không quá phức tạp. Qua thực tế cho thấy, sơn có thể ứng dụng tốt trong một số lĩnh vực với giá thành rẻ hơn so với sản phẩm nhập ngoại, nên việc sản xuất thành công có ý nghĩa rất quan trọng, cần tiếp tục mở rộng.
    Như vậy, trong một tương lai gần, các máy bay chiến đấu, tàu chiến...của quân đội ta sẽ sớm được ứng dụng lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar để tăng cường khả năng chiến đấu cũng như tàng hình với radar đối phương.


    Theo Báo Quân đội nhân dân
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thâm như tàu.

    Nhân nói đến thâm như tàu, kể với các bác 1 chuyện thật như bịa:

    Năm 1998, sau khi cướp được mấy hòn đảo của Việt Nam; 10 chú lính Tàu rủ nhau đi tắm. Chúng chọn 1 tảng đá cao nhô ra biển để nhảy xuống tắm.
    Thằng thứ nhất nhảy xuống bị đá ngầm đâm vào bụng, hắn cố nén đau, ôm bụng lên bờ và lặng lẽ chuồn.
    Thằng thứ 2, thứ 3, ...cũng giống như thằng thứ nhất. Cuối cùng thằng thứ 10 khị bị đá đâm trúng bụng vội kêu lên: Chúng mày ơi, cẩn thận có đá ngầm đấy!"; nhưng khi nhìn lên bờ thì chẳng còn thằng ma nào cả.
    Đúng, THÂM NHƯ TÀU.....


    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    =D>=D>=D>=D>=D> [r2)][r2)][r2)] =D>=D>=D>=D>=D>
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Gửi @ptkh

    Chào em gái. Mấy hôm BL đi vắng có nghe giang hồ đồn đại, vì tâm huyết với với Biển Đông mà ptkh đã làm 1 bài thơ hay.

    Lăng (BL) nghe thiên hạ đồn mờ... >:D=D>=D>

    [};-[};-[};-[};-[};-
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này