1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7422 người đang online, trong đó có 918 thành viên. 16:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34972 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Chủ đề: Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo

    Bị đưa vào vùng họat động bí mật chăng ??????
    Thu thập thông tin chỉ để cho những Mem trong này thôi sao ????
    Có cần ko?????




    ~X~X~X~X~X
  2. namson67

    namson67 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2011
    Đã được thích:
    93
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên:@namson67


    Nhà vắng quá .mọi người đi đâu hết rồi,Hay là chuyển nhà vào trong ngõ nên vắng khách .
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Mình tôi độc thoại mãi cũng chán , đang về lại mấy chủ đề cũ để tuyển chọn thơ tập trung lại một chổ .
    Mod đã có ý kiến về việc bố trí chủ đề này ở mục giao lưu rồi , chịu thôi !

    :-??:-??:-??
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Ba, 29/11/2011, 16:52 (GMT+7) Giới trẻ Trung Quốc đầu tư vào “bề mặt”


    TTO - Làm thế nào để sở hữu chiếc túi xách của thương hiệu nổi tiếng với giá tiền ít nhất? Một túi hàng nhái “loại 1”, hóa đơn mua hàng “loại xịn” và một túi đựng hàng bằng giấy bên ngoài có in tên thương hiệu hoặc logo sẽ giúp bạn biến mong ước thành sự thật.
    Đó là hiện tượng mà tờ Trung Quốc Nhật Báo đưa ra để cảnh báo về hiện tượng chạy đua "bề mặt" trong thanh niên nước này.

    [​IMG]
    Giới trẻ Trung Quốc sẵn sàng chi tiền mua hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng để cảm thấy “tự tin hơn” - Ảnh: China Daily Nhiều người không đủ tiền mua những sản phẩm hàng hiệu nên chấp nhận mua túi đựng hàng bằng giấy, có nhãn hiệu và logo của thương hiệu nổi tiếng. Một số người còn tìm mua cả sách hướng dẫn sử dụng hàng của thương hiệu đó, hay các hóa đơn mua hàng “xịn” được bán trên mạng.
    Những “mặt hàng” này không sử dụng được vào việc gì trong thực tế, nhưng lại giúp người sở hữu thỏa mãn cái hư danh, và báo chí Trung Quốc gọi đây là hiện tượng “tiêu dùng bề mặt”.
    "Bạn không thể phân biệt một cái túi đựng hàng giả và cái xịn - một người mua cái túi đựng hàng Louis Vuitton rởm nói - Để người khác nghĩ mình vừa mua 1 cái túi Louis Vuitton mà chỉ cần mình mang theo túi đựng hàng bằng giấy này thì cũng “hoành tráng” chứ”.
    Một người khác có tên "Pengpeng and Pipi" viết trên diễn đàn: "Khi sở hữu cái túi đựng hàng hiệu rởm, tôi cảm thấy như mình bước lên một tầng lớp xã hội khác, cao hơn, thấy hạnh phúc, phấn chấn hẳn lên, và cũng vênh được mặt lên một chút”. Một khảo sát trên website bán xe hơi cho biết một nửa những người sinh sau năm 1980 hay 1990 đã mua hoặc có ý định mua xe hơi trước tuổi 30.
    Khi được hỏi vì sao giới trẻ lại có xu hướng tiêu dùng bề mặt như vậy, tờ Trung Quốc Nhật Báo dẫn lời trí thức trẻ Thiện Tú Khâm cho biết vì xã hội Trung Quốc đánh giá con người thường dựa vào bề ngoài. Cô mua quần áo hàng hiệu là vì “nếu tôi không mặc đồ đẹp, lịch sự, trang trọng thì thậm chí người bán hàng ở mấy trung tâm mua sắm cũng không thèm để ý đến sự có mặt của tôi, và điều này rất khiến tôi cảm thấy tổn thương".
    Đồng Khôn là sinh viên năm 1 ở Đại học Hồ Bắc. Cả lớp cậu ai cũng có máy tính xách tay, và ai không có thì rất đau khổ, thúc giục ba mẹ mua cho bằng được. Cậu cho biết bạn học của mình ngày càng chú ý tới việc mua hàng có thương hiệu, ai không đủ tiền thì sẵn sàng mua hàng nhái với giá chỉ còn một nửa. Đồng Khôn cho rằng thói quen tiêu dùng này xuất hiện vì thói quen so sánh với người bên cạnh. Ai xuất thân từ gia đình không có điều kiện thì dùng đồ nhái để lấy lại sự tự tin.
    Giám đốc Trung tâm tâm lý ĐH Phúc Đán Tôn Thế Kim nhận định có mối liên hệ giữa một tuổi thơ thiếu được tôn trọng với sở thích dùng hàng nhái và vung tay quá trán khi tiêu dùng trong giới trẻ. Họ muốn tìm ra cách đơn giản, trực tiếp để có được sự tôn trọng của người khác. Xã hội ngày nay đã khiến giới trẻ cảm thấy lúng túng, khi những thông tin họ nhận được cho rằng họ chỉ nổi bật nhờ vật chất như quần áo hàng hiệu, để có thể vênh mặt với đời và bù đắp vào tâm hồn trống rỗng của họ. Dĩ nhiên các doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội khai thác điểm này để kiếm bộn tiền.
    Giám đốc Học viện Kinh tế của Trung Quốc Dương Xuân Tuyết cho rằng lối tiêu thụ bề mặt này do một số quan chức nêu gương xấu, và những người được xem là thành công trong xã hội đã thể hiện một cách tiêu dùng phô trương và xa hoa. Có những người thuộc lớp có thu nhập trung bình thậm chí sẵn sàng chi cả tháng lương để có được áo quần hàng hiệu.
    "Lối tiêu dùng này về lâu dài không có lợi cho sự phát triển của đất nước” - ông Tuyết nhận định. Ông cho rằng ít nhãn hiệu trong nước nổi tiếng trong giới trẻ, do vậy lối tiêu dùng này ảnh hưởng lớn tới sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước và buộc họ phải cóp nhặt từ các thương hiệu nước ngoài.
    Ông cho rằng nền tảng đạo đức xã hội tốt là chìa khóa để giảm hiện tượng này. Theo đó, lối tiêu dùng bề mặt không hẳn là hoàn toàn xấu mà cần có hướng dẫn đúng đắn. Con người cần biết nhu cầu thật sự của họ là gì và biết vì sao họ đang mua đồ đó. Ông Tuyết cho rằng nhiều người đã nhận ra và họ đã lắng nghe suy nghĩ của mình.

    H.N. (Theo China Daily)


    :-":-":-":-":-"
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://vneconomy.vn/2011112509195669P0C99/so-lieu-kinh-te-trung-quoc-bi-nghi-ngo-tinh-chan-thuc.htm


    Số liệu kinh tế Trung Quốc bị nghi ngờ tính chân thực

    HỒNG NGỌC
    25/11/2011 09:26 (GMT+7)

    [​IMG] Theo các chuyên gia kinh tế, GDP Trung Quốc có thể không lạc quan như các con số công bố.
    [​IMG] E-mail[​IMG] Bản để in[​IMG] Cỡ chữ [​IMG]Chia sẻ: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (4)

    Theo số liệu mới được Bộ Công nghiệp Trung Quốc công bố, tăng trưởng GDP quý 3/2011 của Trung Quốc ở mức 9,1%, thấp hơn nhiều so với mức 9,5% trong quý 2 và 9,7% trong quý 1.

    Dự kiến, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong cả năm 2011 sẽ là 9,2% và tiếp tục đi xuống trong năm 2012. Theo ông Hoàng Lệ Tân, quan chức của Bộ Công nghiệp Trung Quốc, việc mở rộng hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm 2012 sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 1-2% so với năm 2011.

    Tăng trưởng xuất khẩu có thể giảm thêm trong năm 2012 do ảnh hưởng bởi "vũng lầy" khủng hoảng nợ công tại nhiều nước trên thế giới, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và sức ép từ bên ngoài đối với việc tăng giá đồng Nhân dân tệ.

    Tuy nhiên, tình hình có thể còn tệ hơn như vậy. Theo bản tin cuối tuần trước của VOA dẫn lời một nhà nghiên cứu tài chính nổi tiếng ở Trung Quốc, thì nền kinh tế này đã lâm vào suy thoái từ khá lâu. Phát biểu tại Thẩm Dương cuối tháng 10, giáo sư Lang Hàm Bình của Đại học Trung Văn (Hồng Kông) cho rằng: "9,1% là giả. Lạm phát 6,2% cũng là giả. Ít nhất là 16%".

    “Cứ cho là tăng trưởng GDP 9%, lạm phát 6%, thì lấy 9 trừ 6 còn lại 3. Đó là tăng trưởng GDP thật sự. Chưa tới 3%. Còn nếu lạm phát là 16%, thì tăng trưởng GDP của chúng ta hiện nay là -7%", ông nói. Một trong những nguyên do làm tăng lạm phát là Trung Quốc đã “in tiền quá nhiều”. GDP của Mỹ cao gấp 2,5 lần so với Trung Quốc, nhưng lượng tiền mà Trung Quốc in ra lại cao hơn 30% so với Mỹ.

    Nghiêm trọng hơn, theo vị giáo sư đến từ trường Đại học Trung Văn này, thì kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm từ tháng 7/2011. Bằng chứng được thể hiện ở chỉ số sức mua (PMI) của các nhà quản lý ngành sản xuất. Ông cho biết, ngay từ tháng 7, PMI của Trung Quốc đã có mức dưới 50 điểm, mà theo tiêu chuẩn đánh giá, "nếu PMI trên 50 điểm thì có nghĩa là kinh tế phát triển bình thường, dưới 50 thì chứng tỏ kinh tế suy thoái".

    Giáo sư Lang Hàm Bình cũng cho rằng, ngành chế tạo của Trung Quốc đang điêu đứng. "Kết quả nghiên cứu thực địa của tuần báo Nhà Quan sát kinh tế cho thấy, ở Giang Tô và Chiết Giang, tỷ lệ sản xuất của ngành may mặc chưa tới 1/3, ngành nhựa 50%, ngành cao su 60%, ngành ép dầu đậu nành chưa tới 30%”, ông nói.

    Ngoài ra, Trung Quốc hiện còn đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng tín dụng. Ông Lang Hàm Bình cảnh báo, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc sẽ đua nhau vỡ nợ trong năm nay vì vay tiền quá nhiều.

    Tháng 10 vừa qua, cơ quan giám sát ngân hàng Trung Quốc cho biết vấn đề nợ nần của chính quyền địa phương đã tạo ra một số rủi ro tiềm ẩn, nhưng vẫn trong vòng kiểm soát. Ông Lưu Minh Khương, lãnh đạo cơ quan này, nói rằng nợ công của Trung Quốc chiếm khoảng 50% GDP tính đến cuối năm 2010, thấp hơn mức báo động là 60%.

    Trong khi trước đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody's cho hay khoản nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc cao hơn con số ước tính của Cơ quan kiểm toán quốc gia Trung Quốc (NAO) đến 3.500 tỷ Nhân dân tệ (540 tỷ USD).

    Bà Trương Nghị, Phó giám đốc Moody's tại Trung Quốc nói: "Khi so sánh số liệu của NAO với báo cáo của các cơ quan quản lý ngân hàng, chúng tôi thấy rằng, NAO có thể đã thống kê thiếu số nợ mà các chính phủ địa phương vay của ngân hàng".

    Bà Trương giải thích rằng do các khoản nợ này không thuộc phạm vi quản lý của NAO, chúng không được NAO tính là nợ thực của chính quyền địa phương. "Điều này cho thấy các khoản nợ này dễ bị kê khai không đủ và có thể dễ thành nợ không trả được nhất".

    Hãng tin BBC dẫn lời một chuyên gia về Trung Quốc tại Mỹ, giáo sư Bùi Mẫn Hân cho hay, nếu tính cả nợ của các chính quyền địa phương và chi phí tái cấp vốn cho ngân hàng quốc doanh cũng như trái phiếu mà các ngân hàng này phát hành bên cạnh trái phiếu đường sắt, tổng số nợ của Trung Quốc chiếm 70 - 80% GDP.

    Ông Bùi Mẫn Hân cho rằng, Trung Quốc đang đi theo quỹ đạo không bền vững và kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong thập niên tới. Nếu cuộc khủng hoảng của phương Tây do người tiêu dùng vay nợ quá mức gây ra thì những khoản vay mà các chính quyền địa phương đổ vào phát triển hạ tầng cũng có thể tạo ra sự phát triển bong bóng tương tự.

    Theo các dữ liệu mà chuyên gia này đưa ra, các dự án cơ sở hạ tầng mà chính quyền địa phương đầu tư vào chỉ có thể tạo ra lợi nhuận để trả 30% các khoản vay. Trong khi đó đất đai mà chính quyền địa phương thế chấp để vay vốn đang có giá trị bấp bênh do thị trường địa ốc có thể suy sụp.

    Chính vì vậy, ông Hân nói, có nhiều khả năng các chính quyền địa phương sẽ không trả được nợ, mà đa số sẽ tới hạn phải trả trong hai năm tới đây, và chính quyền trung ương sẽ phải giải cứu. Và khi Bắc Kinh phải cấp tiền cho chính quyền địa phương để trả nợ thì số tiền họ có để đầu tư vào nền kinh tế sẽ giảm xuống, khiến cho mức tăng trưởng sẽ lại càng có nguy cơ giảm đi trong thời gian tới.

    Gần đây nhất, trong bản phúc trình về hệ thống tài chính Trung Quốc công bố hôm 15/11, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo rằng giá nhà đất tăng mạnh, ngân hàng cho vay quá nhiều, và nợ chính quyền địa phương càng ngày càng tăng đang tạo ra rủi ro cho kinh tế Trung Quốc.

    Giáo sư Lương Hàm Bình nói rằng, Trung Quốc đang bàn tới việc trợ giúp Hy Lạp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ nần, trong khi nhiều địa phương ở Trung Quốc đang là một Hy Lạp.

  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    IMF cảnh báo rủi ro hệ thống tài chính ở Trung Quốc

    AN HUY


    [​IMG] Các ngân hàng Trung Quốc có thể gặp rủi ro hệ thống nếu các cú sốc đồng loạt xảy ra.
    [​IMG] E-mail[​IMG] Bản để in[​IMG] Cỡ chữ [​IMG]Chia sẻ: [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]Ý kiến (0)

    Các ngân hàng thương mại lớn nhất của Trung Quốc đang đối mặt với những rủi ro hệ thống trong trường hợp các cú sốc về tín dụng, bất động sản, tiền tệ và đường cong lãi suất đồng loạt xảy ra, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa lên tiếng cảnh báo.

    Tuy nhiên, theo tin từ Reuters, định chế này cũng cho rằng Bắc Kinh hoàn toàn có thể ngăn chặn được nguy cơ trên bằng cách tăng cường mức độ linh hoạt cho thị trường tài chính.

    Dù không dự báo về một “thảm họa” tài chính sắp sửa nổ ra ở Trung Quốc, bản báo cáo lần đầu tiên trong lịch sử của IMF về hệ thống tài chính của nước này chỉ rõ, Trung Quốc cần có hành động nhanh chóng vì mức độ dễ bị tổn thương cao trước sự leo thang nhiều rủi ro của giá tài sản. Giải pháp, theo IMF, chỉ có thể là Trung Quốc thúc đẩy mạnh tiến trình tự do hóa thị trường tài chính, tạo các nhà đầu tư, ngân hàng thương mại và Ngân hàng Trung ương (PBoC) một mức độ độc lập cao hơn khỏi sự kiểm soát của Chính phủ nước này.

    “Mô hình chính sách tài chính hiện nay của Trung Quốc khuyến khích tỷ lệ tiết kiệm cao, mức độ thanh khoản cao trong nền kinh tế, cũng như nguy cơ cao về phân bổ vốn không đúng chỗ và bong bóng tài sản, đặc biệt trong lĩnh vực địa ốc”, báo cáo của IMF có đoạn viết.

    Bản báo cáo được hoàn thành vào tháng 6 nhưng vừa mới được IMF công bố vào ngày hôm nay (15/11), đưa ra 29 khuyến nghị cho Trung Quốc. IMF cho biết đã cùng nhà chức trách Trung Quốc thực hiện cuộc kiểm tra năng lực tài chính đối với 17 ngân hàng chiếm 83% hệ thống ngân hàng thương mại của nước này. Kết quả kiểm tra cho thấy, tỷ lệ nợ xấu tăng ít nhất 1 điểm phần trăm đối với mỗi điểm phần trăm giảm xuống trong GDP.

    Trong kịch bản xấu nhất mà IMF đưa ra, nếu các ngân hàng Trung Quốc gặp phải một loạt cú sốc xảy ra đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng chiếm khoảng 1/5 tổng tài sản của hệ thống ngân hàng nước này sẽ giảm xuống dưới mức yêu cầu tối thiểu 8%. Kịch bản này dựa trên mức tăng GDP hàng năm 4%, thấp hơn nhiều so với mức 9,1% trong quý 3 vừa qua, cung tiền M2 tăng khoảng 10%, giá bất động sản giảm khoảng 26%, lãi suất tiền gửi và cho vay thay đổi 95 điểm cơ bản.

    Phản ứng trước báo cáo trên của IMF, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không vội thực hiện các khuyến cáo mà định chế này đưa ra. “Chúng tôi nhận thấy bản báo cáo đưa ra một số quan điểm chưa toàn diện và khách quan. Việc Chính phủ Trung Quốc kiểm soát thị trường tài chính từ chỗ can thiệp trực tiếp đã chuyển sang gây ảnh hưởng bằng cách kiểm soát các công ty tài chính”, PBoC nói trong một tuyên bố. Thêm vào đó, Bắc Kinh cũng nói thêm là họ cần thực hiện các nghiên cứu riêng để xác định mức độ khả thi của các khuyến nghị mà IMF đưa ra.

    Tuy nhiên, báo cáo của IMF chỉ rõ, các ngân hàng của Trung Quốc chỉ đối diện rủi ro hệ thống một khi các cú sốc xảy ra đồng thời. Định chế này cũng tỏ ra tin tưởng vào mức độ vững vàng của các ngân hàng Trung Quốc, cho dù nhấn mạnh là các ngân hàng này có hoạt động cho vay “ngầm”.

    “Các chỉ số cơ bản về thanh khoản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc là tốt”, báo cáo viết. Theo báo cáo, cho dù nếu tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống này tăng 4 lần trong 2 năm lên 6%, thì vẫn chưa có ngân hàng nào có CAR giảm dưới mức tối thiểu theo quy định của nhà chức trách. Theo IMF, cho dù lãi suất ở Trung Quốc có tăng và giá nhà giảm 30%, thì các ngân hàng của nước này cũng chỉ chịu ảnh hưởng ở mức hạn chế, với CAR giảm 0,25 điểm phần trăm.

    Ở thời điểm thực hiện báo cáo, IMF không đánh giá là thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ hình thành bong bóng cho dù đến tháng 6 năm nay, giá nhà ở nước này vẫn cao ngất ngưởng bất chấp gần 2 năm Bắc Kinh nỗ lực giảm nhiệt thị trường địa ốc. “Giá nhà ở tại nói chung tại Trung Quốc chưa phải là quá cao, mặc dù có những tín hiệu về sốt giá ở một số phân khúc thị trường”, báo cáo viết.
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Lập trường nhất quán của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa


    29/11/2011 0:31



    Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thủ tướng *************** đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như nhắc lại việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa năm 1974.

    Lời khẳng định của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam một lần nữa cho thấy lập trường nhất quán của nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuyên suốt mọi thời kỳ và mọi thể chế chính trị.

    Thủ tướng *************** khẳng định: “Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta làm chủ thực sự, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào”.
    Thủ tướng nêu rõ: Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó nằm dưới sự quản lý của Việt Nam cộng hòa - VNCH). Chính quyền VNCH đã phản đối, lên án hành động này và đề nghị Liên Hiệp Quốc (LHQ) can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng.

    [​IMG]
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu giới thiệu các bản đồ phương Tây thế kỷ 17-18 thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam - Ảnh: Đỗ Hùng
    “Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, chúng ta có đủ căn cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định điều này. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này của chúng ta phù hợp với Hiến chương LHQ, phù hợp với Công ước về luật Biển, phù hợp với Tuyên bố DOC'', Thủ tướng *************** nhấn mạnh.
    Xuyên suốt lịch sử
    Các tài liệu lịch sử Việt Nam cũng như ghi chép của các nhà thám hiểm phương Tây đều ghi nhận Việt Nam (hay An Nam, Đàng Trong…, tùy giai đoạn lịch sử) đã xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ thế kỷ 16-17. Các chúa Nguyễn đã lập Đội Hoàng Sa tới khai thác sản vật và thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, mà bằng chứng cho các hoạt động này vẫn còn tồn tại dưới các dạng: 1) Sắc chỉ của vua chúa cử thuộc cấp tới thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa; 2) Các tài liệu của những gia tộc có người thân là thành viên đội cai quản Hoàng Sa, Trường Sa; 3) Ghi chép và bản đồ của các sứ thần, nhà hàng hải Trung Quốc về Việt Nam; 4) Ghi chép và bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây; 5) Các hoạt động dân gian (như lễ khao lề thế lính ở Quảng Ngãi)…



    Chính nghĩa thuộc về Việt Nam
    * Trao đổi với Thanh Niên hôm qua, nguyên Phó ************* Nguyễn Thị Bình (nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Cách mạng lâm thời) khẳng định: sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa vào tháng 1.1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
    * Trong Tuyên cáo ngày 14.2.1974, Chính phủ VNCH nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH. Chánh phủ và nhân dân VNCH không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy…”. Tuyên cáo khẳng định lập trường đấu tranh không khoan nhượng vì chủ quyền của Việt Nam và nêu rõ: “Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có”. Tuyên cáo kết thúc bằng việc nêu rõ thiện chí của VNCH trong việc giải quyết bằng đường lối đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh nguyên tắc “không từ bỏ chủ quyền”.


    Những ví dụ minh chứng cho hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa của chính quyền Việt Nam thời phong kiến có rất nhiều. Chẳng hạn tài liệu của linh mục G.M.Taberd cho biết vào năm 1816, vua Gia Long đã cho thượng cờ xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa. Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã nêu rõ Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Đến thời kỳ thuộc địa, chính quyền Pháp ở Đông Dương thường xuyên có hoạt động khai thác, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, có lúc đặt quần đảo này dưới sự quản lý của đơn vị hành chính Thừa Thiên.
    Trong Thế chiến 2, Nhật Bản đem quân sang chiếm Hoàng Sa năm 1939 và Pháp đã phản đối. Đến khi thất trận, Nhật buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo này và Pháp trở lại. Tuy nhiên, sau đó Pháp rút đi do các biến cố trong đất liền Việt Nam. Lúc này, Trung Hoa Dân Quốc lợi dụng vai trò giải giới quân Nhật theo hòa hước Potsdam đã tiến tới đảo Phú Lâm và Pháp đã gửi tàu Le Tonkinois tới tái chiếm quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1956, Trung Quốc (chính quyền Bắc Kinh) đã chiếm đảo Phú Lâm và Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa bằng cách cho lính giả dạng ngư dân đổ bộ lên đảo.
    Dù Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, chính quyền tại Việt Nam vẫn chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền và ngừng thực thi chủ quyền tại quần đảo này. Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng Trần Văn Hữu (kiêm Bộ trưởng Ngoại giao) của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ nước nào. Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Paris (Pháp) vào năm 1974, sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm trọn Hoàng Sa, ông Hữu nói: “Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã được công khai tuyên bố nơi Hội nghị Hòa bình với Nhật năm 1951, tháng 9 dương lịch tại San Francisco”.
    Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam bị phân thành hai miền. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền VNCH ở miền Nam. Ngày 13.7.1961, tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa đã ban sắc lệnh đặt quần đảo Hoàng Sa (gọi là xã Định Hải) trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến ngày 21.10.1969, thủ tướng của Đệ nhị Cộng hòa ban hành nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
    Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, chính quyền VNCH ở miền Nam đã phái quân đội tới canh gác tại nhóm đảo Nguyệt Thiềm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Còn nhóm Tuyên Đức và Lin Côn ở phía đông bắc và đông, dù đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép nhưng chính quyền Sài Gòn vẫn luôn khẳng định chủ quyền.
    Trung Quốc cưỡng chiếm và phản ứng của Việt Nam
    Với chiến lược ba bước: kiểm soát, làm chủ và độc chiếm (bắt đầu từ năm 1970), Trung Quốc đã liên tục bành trướng xuống biển Đông. Sau khi chiếm nhóm Tuyên Đức và nhóm Lin Côn thuộc Hoàng Sa vào thập niên 1950, tháng 1.1974, tàu chiến Bắc Kinh đã nổ súng chiếm các đảo thuộc nhóm Nguyệt Thiềm từ tay VNCH. Tàu chiến và binh sĩ VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng do chênh lệch lực lượng và vũ khí, cuối cùng Trung Quốc đã tạm chiếm các đảo này. Vậy là bằng các hành động phi pháp, kể từ đầu năm 1974, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trong trận hải chiến này, phía VNCH có 74 chiến sĩ tử trận, 48 người bị bắt.
    Hành động của Trung Quốc - dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa - đã làm dấy lên một làn sóng bất bình tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Trên bình diện ngoại giao, ngay khi Trung Quốc loan báo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ vào ngày 11.1.1974, Tổng trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc đã cực lực bác bỏ trong cuộc họp báo đặc biệt tại Sài Gòn ngày 15.1. Ngày 20.1.1974, đại diện VNCH bên cạnh LHQ đã đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an LHQ. Đại sứ VNCH tại các nước đã liên lạc với chính phủ sở tại để thông báo hành động phi pháp của Trung Quốc cũng như kêu gọi hậu thuẫn. Ngày 26.1.1974, Tổng thống VNCH đã gửi công hàm tới các quốc gia thân hữu để thông báo về sự kiện ở Hoàng Sa và khẳng định chính nghĩa Việt Nam. Chính quyền Sài Gòn còn xem xét đưa vụ việc ra tòa án quốc tế La Haye.
    Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Chính phủ CHXHCN Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ Việt Nam vào ngày 12.5.1977 đã ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày 12.11.1982, Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo về lâu dài.
    Đỗ Hùng
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    The Diplomat
    Đến lượt Trung Quốc phải xoay chiều?


    Minxin Pei (*)
    Trúc An dịch
    28-11-2011
    Mỹ đã phục kích và cô lập Trung Quốc tại hội nghị Đông Á. Nếu Trung Quốc muốn hồi phục, nước này cần phải thành công trong cuộc cạnh tranh với Mỹ – và không dọa nạt các nước láng giềng.
    Nếu năm 2010 là năm mà Trung Quốc thực hiện một loạt các động thái chiến lược và chiến thuật để củng cố vị thế của nước này ở Đông Á thì năm 2011 chứng kiến cả khu vực phản ứng lại.
    Không ai biết rõ điều đó hơn Bắc kinh. Tại một hội nghị thượng đỉnh Đông Á kết thúc mới đây ở Bali, Indonesia, Trung Quốc bị Mỹ phục kích theo đúng nghĩa đen, khi phối hợp một cú đẩy lùi khéo léo chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoại trừ Myanmar và Campuchia, tất cả các nước khác tham gia hội nghị, trong đó có Nga, đều chỉ trích thái độ của Trung Quốc về Biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương, điều mà Trung Quốc luôn phản đối.


    Đọc tiếp »
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Hệ thống hóa bằng chứng về Hoàng Sa, Trường Sa
    30/11/2011 1:30
    Trong cuộc đấu tranh đòi lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc và bảo vệ quần đảo Trường Sa, việc hệ thống hóa các bằng chứng để chứng minh rằng “quần đảo này là vô chủ vào thời điểm VN xác lập chủ quyền” và “VN thực thi chủ quyền liên tục” là hai vấn đề mấu chốt.
    Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng *************** nói: “Chúng ta đã làm chủ thực sự ít nhất từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình”. Như vậy, người đứng đầu Chính phủ đã nêu rõ những cơ sở quan trọng nhất để xác định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa: xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ; thực thi chủ quyền liên tục trên thực tế và bằng biện pháp hòa bình.
    Với việc Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa, cuộc đấu tranh giành lại các phần biển đảo bị chiếm đóng đòi hỏi một chiến lược tổng thể và đồng bộ. Trong cuộc đấu tranh dài lâu này, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc là yếu tố cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong vấn đề thu thập tài liệu, bằng chứng.
    Trong cuộc trao đổi mới đây với PV Thanh Niên, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã giới thiệu một bộ sưu tập gồm hàng trăm bản đồ của Việt Nam và nước ngoài thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ông nói: “Các tài liệu của Việt Nam, phương Tây, thậm chí chính tài liệu của người Trung Quốc ngày xưa đều ghi nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam. Mãi tới đầu thế kỷ 20, Trung Quốc mới bắt đầu tính đến việc đòi chủ quyền tại hai quần đảo này, nhưng các tuyên bố của họ rất mơ hồ, vô căn cứ”. Bên cạnh bản đồ, ông Đầu còn sưu tầm nhiều tài liệu lịch sử cũng như là tác giả của nhiều bài báo khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cho biết một số cơ quan chức năng của Việt Nam đã liên hệ với ông để tiếp cận những tư liệu quý giá này nhằm phục vụ công cuộc đấu tranh vì chủ quyền biển đảo. Việc hệ thống hóa các bằng chứng, nằm rải rác khắp nơi, là điều vô cùng quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền.

    [​IMG]
    Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói chuyện về Hoàng Sa, Trường Sa với thanh niên tại TP.HCM - Ảnh: Đỗ Hùng
    Tư liệu thời Việt Nam Cộng hòa
    Lâu nay, chúng ta thường đưa tin về việc phát hiện các tài liệu thời Nguyễn, thời Pháp thuộc, những tài liệu của người Trung Quốc, người phương Tây đề cập tới chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Nghiên cứu để sử dụng hợp lý những tài liệu này là rất quan trọng. Bên cạnh các tài liệu “cổ xưa” như trên, chúng ta còn có một hệ thống tư liệu là các văn kiện khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Cộng hòa. Những tài liệu thời Việt Nam Cộng hòa, trong đó có các tuyên bố phản đối chính thức sau sự kiện Trung Quốc nổ súng chiếm Hoàng Sa năm 1974, là những bằng chứng quan trọng cho chính nghĩa Việt Nam. Trước kia, do nhiều vấn đề còn tồn đọng của lịch sử, chúng ta ít khi công khai những tài liệu trong giai đoạn này. Giờ đây, để phục vụ cho công cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền Trường Sa, những tài liệu ấy cần được nghiên cứu và công bố nhiều hơn, để người dân hiểu rõ hơn về lịch sử chủ quyền, về lập trường xuyên suốt của các chính quyền tại Việt Nam. Không chỉ ở trong nước, các tài liệu này cần được giới thiệu rộng rãi ra quốc tế, để thế giới biết được chính nghĩa của Việt Nam, cũng như nhận thấy hành động dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa mà Trung Quốc đã thực hiện vào năm 1974 và thập niên 1980.
    Một nguồn tư liệu sống dồi dào mà lâu nay chúng ta ít đề cập, đó là những con người bằng xương bằng thịt. Họ là những binh sĩ, kỹ thuật viên dân sự Việt Nam Cộng hòa từng chiến đấu và làm việc tại Hoàng Sa. Nhiều người đã ngã xuống khi Trung Quốc nổ súng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, nhưng cũng rất nhiều người còn sống và là những bằng chứng hùng hồn cho chủ quyền Việt Nam, cũng như là bằng chứng tố cáo hành động phi nghĩa và phi pháp của Trung Quốc.
    Để đấu tranh đòi lại vùng biển đảo bị chiếm đóng, chúng ta phải chứng minh các ý chính mà Thủ tướng *************** nêu ra khi nói về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa - đó là xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ và thực thi chủ quyền liên tục, trong hòa bình. Về ý “xác lập chủ quyền đối với đảo vô chủ”, chúng ta đã có một hệ thống tư liệu đồ sộ; còn về ý “thực thi chủ quyền trên thực tế và liên tục”, chúng ta cần khai thác mạnh hơn nữa những bằng chứng trong giai đoạn chính quyền Sài Gòn quản lý Hoàng Sa và Trường Sa.

    Việt Nam cần chứng minh
    Trao đổi với PV Thanh Niên vào hôm qua, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) nói rằng sau tuyên bố của Thủ tướng ***************, Việt Nam cần đẩy mạnh việc trưng ra các bằng chứng chứng minh quá trình thực thi chủ quyền liên tục tại quần đảo Hoàng Sa. “Việt Nam cũng cần phải cung cấp các bằng chứng cho thấy đã từng lên tiếng phản đối sự chiếm đóng của Trung Quốc đối với nhóm Đông và Tây quần đảo Hoàng Sa khi các sự việc này mới xảy ra”, ông Thayer nói. Chuyên gia Úc cũng cho rằng “lập trường của Việt Nam chỉ có thể được củng cố nếu Việt Nam cung cấp một danh sách các hành động phản đối liên tục của mình kể từ năm 1974 (thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa - NV) đến nay”. Tiến sĩ Mark Valencia (Mỹ) thì đánh giá: “Việt Nam có quyền đưa ra một tuyên bố như thế (tuyên bố của Thủ tướng *************** - NV). Vấn đề là Việt Nam phải cung cấp bằng chứng cho thấy tuyên bố chủ quyền của mình có cơ sở vững chắc hơn Trung Quốc”. Khái niệm vững chắc hơn, theo ông Valencia, có nghĩa là phải chứng minh được hoạt động thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo.
    Đỗ Hùng





    Từ khóa Hoàng Sa, Trường Sa
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Những người giữ chủ quyền Tổ quốc trên biển - Kỳ 22: Lính biển phòng không



    [​IMG] -
    Lính thời chiến lấy vợ muộn là lẽ thường, vì chiến tranh liên miên kéo dài, người ra trận biết bao giờ gặp lại, người ở nhà mòn mỏi đợi chờ. Vậy mà giữa thời bình lặng im tiếng súng, nhiều người lính nhà giàn DK1 chưa thu xếp cho mình chút riêng tư nhỏ bé. Không phải các anh kén vợ, mà vào đất liền, chưa kịp làm quen lại phải ra nhà giàn thay cho đồng đội khác về bờ, nhiều người hơn 40 tuổi mà chưa có người yêu, để rồi giữa biển xa sóng gió mỗi đêm, mơ về một bóng hình con gái cứ miên man khắc khoải.

    Trắng đêm cùng sóng gió

    [​IMG]
    Đại úy Lê Văn Khải kể chuyện lính phòng không ở nhà giàn DK1.ảnh: Mai Thắng

    Đại úy Lê Văn Khải đã có “thâm niên” 12 năm công tác ở nhà giàn DK1- một thời gian đáng nể và khâm phục. Anh đưa cho tôi xem bài thơ “Thư đêm DK1” được chép cẩn thận trong cuốn sổ tay, rồi bảo: “Anh cũng biết đấy, lính nhà giàn xa nhà cả năm biền biệt, lấy được vợ biết thông cảm, sẻ chia và thủy chung là điều không dễ. Ngày trước tôi cũng thế, cứ đi nhà giàn vào đất liền chưa kịp “cưa” hoặc “cưa”chưa đổ lại phải đi. Bây giờ ở nhà giàn nhiều người đã “hàng U” hoặc hơn 40… “mùa xu hào” mà chưa có mảnh tình vắt vai. Ở nhà giàn nhiều đêm thức trắng nên các chiến sĩ hay làm thơ để dãi bày. Tôi đọc anh nghe nhé: Bao đêm anh ở Nhà giàn/ biển trời thấp thoáng muôn ngàn vì sao/sóng đêm nỗi nhớ cồn cào/gió đưa hơi thở dội vào phương em. Bài thơ này tôi viết 3 năm về trước tặng vợ đấy. Nói thật, bộ đội nhà giàn lấy vợ không dễ đâu, vì nhiều cô không chịu ở nhà nuôi con một mình”.

    [​IMG]
    Những chàng lính “phòng không” ở nhà giàn DK1. Ảnh: DK1

    Đóng quân trên các nhà giàn DK1, có nhiều sĩ quan, trong số đó có phân nửa sĩ quan chưa vợ. Một trong nhiều sĩ quan muộn vợ ấy phải nói đến thiếu tá Nguyễn Văn Quang quê ở Diễn Châu, Nghệ An. Năm 1994, Quang tốt nghiệp sĩ quan lục quân 2 và điều về nhà giàn DK1 nhận nhiệm vụ. Thanh niên phơi phới sức trai, tình yêu Tổ quốc nặng trên vai người lính. Bước xuống tàu vượt sóng ra nhà giàn, hành trang mang theo là tình yêu biển đảo, những kỷ niệm đầy ắp trên ghế nhà trường. Sau 10 tháng “khát đủ thứ” ở nhà giàn DK1/10, Quang vào đất liền nghỉ phép rồi về quê phụ giúp bố mẹ lợp lại mái nhà, động viên em gái vào đại học. Một tháng phép ngắn ngủi qua mau, Quang vào đơn vị tiếp tục ra nhà giàn nhận nhiệm vụ. Sau 14 tháng cùng đồng đội canh trời giữ biển, Quang trở lại đất liền nhận nhiệm vụ mới. Ý định chuyến này tìm kiếm một cô, nhưng đùng một cái bố anh đột ngột ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo. Quang về quê chịu tang bố và nén lòng chờ đợi bố hết tang. Những chuyến đi nhà giàn sau đó cứ dầy hơn, thời gian dài hơn. Thấm thoát Quang đã bước sang tuổi 43, tóc điểm sợi bạc, vậy mà “nửa kia” của mình vẫn chưa tìm được. Quang tâm sự: “Không phải là mình kén cá chọn canh gì đâu, nhưng thật lòng những ngày tháng ở nhà giàn DK1 không có thời gian để đi tìm hiểu. Chỉ cách đây một năm thôi, nhà giàn Dk1 đâu có điện thoại như bây giờ. Thư gửi về đất liền 2 tháng 1 lần, và 2 tháng sau mới được đọc thư. Nói thật, nhiều bạn gái không chịu lấy chồng đi DK1, vì họ sợ chồng xa nhà biền biệt, phải nuôi con một mình. Lính DK1 chấp nhận lấy vợ muộn, nuôi con nhỏ, thiệt thòi là tất nhiên”.

    Giấc ngủ không trọn đêm

    Ở nhà giàn DK1 nhiều sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp cũng chưa kịp lập gia đình. Vũ Quang Thuận cứ mải mê cho những chuyến đi biển dài ngày, để rồi em gái, em trai của anh lần lượt có gia đình riêng vậy mà anh vẫn “phòng không”. Thuận chia sẻ thân tình: “Bây giờ tuổi hơn 40 rồi không còn hoa lá gì nữa, chỉ mong sao gặp được người hợp với mình là… quyết luôn. Lấy vợ muộn nhưng bù lại những ngày tháng ở nhà giàn DK1 là những ngày đẹp nhất. Tôi luôn tự hào về điều đó”. Lấy vợ đi kẻo đầu bạc tóc hết rồi? tôi hỏi tình cờ. “Đó là màu của thời gian anh ạ. Mùa sóng gió bão tố, nhà giàn rung lắc mạnh, nhiều đêm anh em thức trắng đêm để sẵn sàng rời nhà. Ngành thông tin của tôi, cứ một tiếng lên máy một lần. Nhiều năm rồi, chưa bao giờ có giấc ngủ trọn đêm”, Thuận cười và nhìn ra hướng biển.

    [​IMG]
    Đàn ghi ta- người bạn thân mỗi lúc nhớ nhà. Ảnh: DK1

    Trong nhiều “lính phòng không” ở các nhà giàn DK1, chuyện tình yêu của sĩ quan già đại úy Võ Văn Thư là gương tiêu biểu hi sinh hạnh phúc riêng tư vì nghĩa lớn. Cách đây 9 năm về trước, sau gần 23 tháng “yêu qua thư”, nhờ sóng biển nói “lời của gió”, từ nhà giàn DK1, Thư vào đất liền cưới vợ. Ngày cưới được ấn định, đùng một cái “nâng cấp báo động, tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Trong khi nhiều người “nấn ná thiệt hơn”, thì Thư xung phong xin ra nhà giàn làm nhiệm vụ. Chuyện cưới vợ đành gác lại một bên, để rồi sau hơn một năm vật lộn với nắng gió, bão táp, Thư trở về trong vòng tay chờ đợi của người yêu. Lễ thành hôn rạng ngời hạnh phúc, Thư chia sẻ “Thời chiến cũng như thời bình, nỗi vất vả gian truân bao giờ cũng đặt lên vai người lính. Biết hi sinh hạnh phúc riêng tư vì nghĩa lớn cũng là niềm hạnh phúc của người lính. Tôi nghĩ, chiến sĩ nhà giàn DK1 ai cũng có tấm lòng như vậy”.

    Mai Thắng
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này