Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5449 người đang online, trong đó có 519 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34377 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Sữa Coca-Cola ở Trung Quốc bị bỏ độc


    08/12/2011 0:43
    Cảnh sát Trung Quốc thông báo vụ 1 người chết và 3 người nhập viện do uống sữa dâu của hãng Coca-Cola là do có kẻ cố tình bỏ độc vào sản phẩm, theo Tân Hoa xã hôm qua.
    Vụ việc xảy ra vào ngày 28.11 khi 1 bé trai tử vong và 3 người lớn tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm phải vào viện sau khi uống sữa hương dâu do công ty con Minute Maid của Coca-Cola sản xuất. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong mẫu sữa chứa methomyl và thiodicarb, là những chất được dùng làm thuốc trừ sâu.
    [​IMG]
    Sữa dâu Minute Maid bày bán tại Trung Quốc - Ảnh: China.org
    Coca-Cola đã thu hồi toàn bộ sản phẩm này nhưng kết quả kiểm tra cho thấy những chai sữa cùng loại và cả nhà máy của Minute Maid ở Cát Lâm đều không có độc. “Sau khi phân tích và điều tra chúng tôi kết luận đây là một vụ cố tình đầu độc”, chính quyền Cát Lâm thông báo nhưng không cho biết thêm chi tiết vì vụ việc vẫn đang được điều tra.
    Trong một diễn biến khác, tờ China Daily dẫn thông báo của cảnh sát cho hay nhà chức trách vừa bắt 608 nghi phạm bắt cóc và buôn bán trẻ em tại 10 tỉnh thành, giải cứu 178 em trong chiến dịch truy quét bắt đầu từ tháng 9.
    Lê Loan



    Thù oán , cạnh tranh ... người Tàu sẵn sàng giết cả trẻ nhỏ !
    Đó là đạo đức và văn minh Trung Hoa !


    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    Hồi bé , mẹ cho em học piano từ khi 5t, mẹ nói học đàn để học toán giỏi! Năm 16t em lẩn thẩn tập làm thơ, nhưng mẹ nói con gái mà thơ với thẩn thì đời sẽ khổ , mẹ bắt tập nấu ăn, làm bánh, yoga, anh văn thông thạo...thì giờ rảnh phụ mẹ buôn bán , may em ko thơ thẩn mà vẫn thấy trái tim mong manh dễ tổn thương...=((
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Người thi sĩ là người ưa chém gió ...
    Buôn dưa lê và tám cũng thật hay !
    Yêu trăng sao và mơ mộng cùng mây !
    Thân dưới đất mà hồn treo cành quất !
    Học thì dốt mà tưởng mình giỏi nhất !
    Đi xe ôm mà khoe có siêu xe !
    Thi sĩ là người tự nói mình nghe !
    Con Thị Nở ngỡ mình là hoàng tộc !
    Xài hàng dỏm nổ thật to hàng độc !
    Banh xác rồi vẫn ra dáng đại gia !
    Thua chứng , cụt trym bán đất bán nhà ...
    Ra đê ở ... vẫn chê người quá dỡ !
    Đến bữa hết gạo ... chạy không kịp thở ...
    Húp cháo cầm hơi mơ tưởng mùa vàng !
    Thi sĩ nhiều khi sống rất ngang tàng !
    Quan to nhất làng vẫn xem như rác !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Triển vọng cho Bộ quy tắc ứng xử biển Đông


    12/12/2011 0:30
    Cần có một điều khoản cụ thể cho việc giải quyết vấn đề bắt giữ tàu cá, ngư dân của các nước có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông.
    Đó là một trong những đề xuất của chuyên gia nổi tiếng Mark J.Valencia tại Trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson (Mỹ) cho Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Theo dự kiến, ASEAN và Trung Quốc sẽ bắt đầu đàm phán về bộ quy tắc này trong tháng 1.2012. Những đề xuất của ông Valencia được đưa ra trong bài bình luận trên báo The Nation của Thái Lan. Trong đó, ông đánh giá có nhiều yếu tố sẽ góp phần cho sự thành công của quá trình đàm phán này như ASEAN đang tập trung xây dựng mô hình an ninh cho khu vực, sự đoàn kết trong khối và hướng phát triển quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Trước đó, báo BusinessWorld dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay: “Dự thảo COC sẽ được đưa ra trước tháng 7.2012”.
    The Nation dẫn lời ông Valencia nhấn mạnh: “Để bảo đảm tính toàn diện, COC nên bao trùm tất cả hoạt động từ thăm dò, khai thác, nghiên cứu khoa học cho đến hoạt động quân sự. COC nên tái khẳng định cam kết của các bên tuân thủ nguyên tắc và luật pháp quốc tế cũng như nguyên tắc đối xử với nhau trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng”.
    [​IMG]
    COC cần tái khẳng định về hoạt động hòa bình trên biển - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
    Nhiều chuyên gia cũng nhất trí rằng COC phải không có điểm nào gây tổn hại quyền chủ quyền, quyền tài phán về lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay các quyền và trách nhiệm của bất cứ bên nào theo Công ước LHQ về luật Biển. Bộ quy tắc cũng nên tái khẳng định mọi hoạt động trên biển chỉ nhằm mục đích hòa bình, không dùng vũ lực và đe dọa để tranh chấp cũng như bảo đảm quyền tự do đi lại theo luật pháp quốc tế. Ngoài ra, các bên cần cam kết tránh những hành động có thể khiến tình hình thêm phức tạp, đồng thời thông báo cho nhau về những hoạt động sắp diễn ra, gồm cả diễn tập quân sự trong những vùng biển “có vấn đề”.
    Để COC có hiệu quả, theo chuyên gia Valencia, các bên nên ký một thỏa thuận kèm theo, trong đó cam kết tuân theo bộ quy tắc, phát triển cơ chế phát hiện vi phạm, đồng thời khuyến khích đối tác bên ngoài công nhận và tham gia COC.

    Vấn đề biển Đông nên được “giải quyết công bằng”
    Bộ Quốc phòng Malaysia vừa tuyên bố nước này muốn tranh chấp ở biển Đông được giải quyết một cách công bằng và hợp lý theo luật pháp quốc tế. Hãng thông tấn Bernama dẫn tuyên bố trên cho hay Bộ Quốc phòng Malaysia mong rằng việc giải quyết này góp phần đem lại lợi ích ngang nhau cho ASEAN và Trung Quốc.
    Trong khi đó, báo Manila Bulletin dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho hay ông dự kiến thăm Mỹ vào tháng 4.2012 và hỏi mua chiến đấu cơ. Ông Aquino III cho biết thêm Mỹ đang chuẩn bị bán cho Philippines một tàu chiến lớp Hamilton thứ hai sau khi Manila nhận chiếc thứ nhất vào đầu năm nay.
    Văn Khoa
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chương trình “Vì biển đảo quê hương” Ấm lòng chiến sĩ Trường Sa

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 12/12/2011 0 phản hồi
    Từ ngày 9 đến 11-12, đoàn công tác xã hội do báo Mực Tím phối hợp cùng Câu lạc bộ Công dân trẻ TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Nhân dân 115 (TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình công tác xã hội “Vì biển đảo quê hương”. Chương trình diễn ra tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cán bộ, chiến sĩ Trường Sa.
    Đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình chị Nguyễn Thị Lá và chị Lê Thị Tơ tại phường Cam Nghĩa. Đây là những gia đình thuộc diện khó khăn.
    Chị Lá cho biết, năm nay là năm thứ 3, chồng chị- Đại úy Nguyễn Đức Kiểm- không về quê đón Tết cùng gia đình. Cũng như gia đình chị Lá, năm nay 3 mẹ con chị Tơ sẽ vẫn đón tết trong căn nhà cấp bốn đơn sơ. Chồng chị, Đại úy Nguyễn Trung Hậu vì nhiệm vụ cũng không thể về quê đón tết cùng vợ con.
    [​IMG]Các y, bác sĩ Bệnh viện 115 khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho người dân

    Đoàn đã tổ chức đêm giao lưu văn nghệ hướng về Trường Sa, với sự tham gia của các gia đình bộ đội Trường Sa và nhân dân địa phương. Tại đêm giao lưu, đoàn đã tặng 20 suất học bổng khuyến học (trị giá 1,2 triệu đồng/suất) và quà tặng bao gồm sách, vở, đồ dùng học tập cho học sinh nghèo, có thành tích học tập xuất sắc, là con em của cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại huyện đảo Trường Sa. Đại diện ban tổ chức, nhà tài trợ cũng đã trao nhiều phần quà cho các gia đình cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, với mong muốn những phần quà ý nghĩa này sẽ mang đến một mùa xuân ấm áp cho gia đình những người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc.
    Bà Hoàng Thị Hải Thu, Phó chủ tịch phường Cam Nghĩa cho biết, hiện phường có hơn 100 hộ gia đình có người thân đang công tác ở Trường Sa. Mặc dù cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn nhưng các chị luôn đảm đang việc nhà, tham gia nhiệt tình công tác địa phương, nuôi dạy các con học hành tiến bộ để chồng yên tâm công tác.
    Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn còn tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho hơn 400 người dân; tặng hơn 200 phần quà cho gia đình chính sách và đồng bào nghèo ở địa phương.
    QUỲNH NGA
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Việt Nam hợp tác với NASA về vũ trụ

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 06/12/2011 0 phản hồi
    Sáng nay, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký tuyên bố chung về ý định hợp tác trong hoạt động hàng không và vũ trụ dân dụng.
    Ông Michael F. O’Brien, Phó Giám đốc phụ trách các quan hệ quốc tế và quan hệ liên tổ chức của NASA và ông Dương Ngọc Hải, Phó chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã đại diện hai bên ký kết văn bản hợp tác trên.


    [​IMG]Ông Dương Ngọc Hải, phó chủ tịch VAST (bên trái) và ông Michael F. O’Brien ký hiệp định chung.

    Theo đó, hai bên đã ký thỏa thuận về ứng dụng công nghệ vũ trụ trong phát triển kinh tế xã hội, vấn đề thảm họa thiên tai, biến đổi khí hậu, trao đổi dữ liệu quan sát vệ tinh, phát triển nguồn nhân lực, chương trình giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam hiểu viết về khả năng ứng dụng của công nghệ vũ trụ.
    Đại diện NASA cho biết, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin để các nhà khoa học Việt Nam có thể sử dụng dữ liệu trong hoạt động khoa học và ứng dụng vào phát triển kinh tế xã hội.
    “Việc ký hiệp định tuyên bố chung này, NASA sẽ giúp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ vũ trụ để kiểm soát thiên tai như sóng thần, lở đất, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt là chú trọng tới hợp tác đào tạo nhân lực cho các ngành hợp tác”, ông O’Brien nói.
    “Đây là lần đầu tiên VAST và NASA ký thỏa thuận sau hơn 2 năm đàm phán. Sau khi ký kết bản khung này, chủ tịch VAST sẽ có kế hoạch chi tiết bàn bạc về từng nội dung thực hiện”, ông Phạm Anh tuấn, giám đốc trung tâm vệ tinh quốc gia cho biết.
    Theo ông Tuấn, NASA đứng đầu thế giới về kinh nghiệm vũ trụ hàng không hơn 50 năm qua. Trong khi ở Việt Nam, chính phủ mới phê duyệt chương trình vũ trụ được 5 năm nay, do đó chúng ta rất cần thông tin mang tính toàn cầu về vũ trụ, ký kết với NASA, tức là Việt Nam tham gia các chương trình vũ trụ mang tính toàn cầu hơn.
    Giáo sư Châu Văn Minh, chủ tịch VAST nói: “Việt Nam là quốc gia thứ 122 tham gia ký kết tuyên bố chung này với NASA. Trên cơ sở hợp tác này, các viện sẽ triển khai các chương trình hợp tác cụ thể”.
    Ông Minh cho rằng, vấn đề vũ trụ là vấn đề toàn cầu, chứ không riêng quốc gia hay một khu vực nào. Cả Việt Nam và NASA đề có mối quan hệ tương tác với nhau, cùng hợp tác và hỗ trợ trong việc trao đổi thông tin số liệu để giúp NASA đưa ra các cảnh báo biến đổi khí hậu trong khu vực và toàn cầu một cách chính xác nhất.
    Theo dự kiến, cuối năm 2012, chương trình nghiên cứu biến đổi khí hậu ở 10 nước ASEAN sẽ thực hiện bằng các dữ liệu vệ tinh với sự giúp đỡ của NASA.
    Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, NASA sẽ làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ vào chiều nay, va thăm Khu công nghệ cao TP HCM vào sáng mai.
    Với cương vị Phó Giám đốc phụ trách các quan hệ quốc tế và quan hệ với các tổ chức khác của NASA, ông O’Brien chịu trách nhiệm về mối quan hệ của NASA với các văn phòng và cơ quan thuộc Chi nhánh điều hành, các quan hệ quốc tế cho từng Ban điều hành các nhiệm vụ của NASA, quản lý các chương trình kiểm soát xuất khẩu và chuyển giao công nghệ quốc tế; Văn phòng Lịch sử của NASA, các hội đồng và uỷ ban tư vấn của NASA.
    Trước khi nắm giữ cương vị Phó Giám đốc, ông O’Brien là Phó Trợ lý Giám đốc phụ trách các Quan hệ đối ngoại (Chuyến bay vào vũ trụ). Ông chịu trách nhiệm về khía cạnh quốc tế của các chuyến bay vào vũ trụ của con người của NASA. Ông lãnh đạo nhóm đàm phán các thoả thuận về các Trạm Vũ trụ Quốc tế với các cơ quan vũ trụ của châu Âu, Nhật Bản, Canada và Nga. Ông cũng chịu trách nhiệm về các thoả thuận liên quan tới các chuyến bay của tàu con thoi cho các phi hành gia quốc tế và các quan hệ của NASA với các cơ quan vũ trụ khác, như các cơ quan của Israel, Trung Quốc và Ấn Độ.
    Hương Thu
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://nguyentandung.org/diem-nong/...-thay-doi-khi-an-do-tro-thanh-sieu-cuong.html

    Địa chính trị thế giới thay đổi khi Ấn Độ trở thành siêu cường

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 12/12/2011
    Sự ra đời của một siêu cường mới có thể trở thành sự kiện đáng ngạc nhiên và gây xáo trộn trật tự toàn cầu. Nhưng bên cạnh mối lo ngại về quyền lực, đôi khi những điều tốt đẹp sẽ xuất hiện.
    Kolkata (tên trước đây: Calcutta) là thủ phủ bang Tây Bengal, Ấn Độ. Với dân số 11 triệu người, được biết tới như trung tâm thương mại – tài chính của Đông Ấn Độ, Kolkata phản chiếu những mặt tương phản nhất trong đời sống nước này.
    Gần sân bay quốc tế, tại quận Salt Lake, những tòa nhà và văn phòng IT mới mọc lên nhan nhản. Tại khách sạn Oberoi ở trung tâm thành phố, hương thơm ngọt ngào, sự thanh lịch từ thời Kolkata còn là thuộc địa Anh vẫn hiện hữu.
    Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, kinh tế Kolkata không bùng nổ như ở các thành phố khác của Ấn Độ. Chỉ cách khách sạn Oberoi vài tòa nhà, nhiều gia đình phải sống trong các lều tạm bợ trên vỉa hè, các bà mẹ tắm gội cho con trước thanh thiên bạch nhật. Người vô gia cư đói khát ngủ cạnh những hàng lan can trước công viên. Vào ngày cuối tuần, đàn ông và trẻ con chơi cricket khắp mọi nơi.
    [​IMG]Đội tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. Ảnh: Indian Navy

    ‘Con voi’ đang chuyển động
    Nhưng bạn chớ bị đánh lừa bởi vẻ ngoài lộn xộn của Ấn Độ. “Con voi” này đang chuyển động. Thậm chí không cần cải tổ kinh tế quyết liệt hơn, trong vòng hai thập kỷ tới, kinh tế Ấn Độ nhiều khả năng vẫn có thể tăng trưởng mỗi năm tới 7 – 8%. Lúc đó, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith cho rằng trong thế kỷ 21, sẽ có ba siêu cường là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
    Tuần qua, ông M.K Narayanan – thủ hiến bang Tây Bengal, cựu cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ – đã tới khai mạc hội thảo về Thế kỷ Á châu do Viện Australia – Ấn Độ thuộc Đại học Melbourne bảo trợ. Tại đây, ông Narayanan trấn an rằng Australia không có gì phải lo ngại về sự trỗi dậy của Ấn Độ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng bất cứ sự trỗi dậy nào cũng khó mà phẳng lặng.
    Mọi người đều nghĩ về một cuộc cạnh tranh chiến lược trong những năm tới. Siêu cường cũ sẽ khó điều tiết để thích nghi với sự trỗi dậy của siêu cường mới. Điều này có nghĩa là Mỹ khó mà thích nghi được với Trung Quốc. Nhưng xét về sự căng thẳng và nguy cơ xung đột, dường như Trung Quốc sẽ khó hòa giải hơn trước sự trỗi dậy của Ấn Độ.
    Thái độ của Ấn Độ đối với Trung Quốc phức tạp một cách khác thường. Có hai nét đặc trưng nổi bật trong quan hệ hai nước. Một là việc Trung Quốc và Ấn Độ đang có thương mại bùng nổ, với trị giá lên tới hơn 60 tỷ USD năm 2010. Mỗi bên đều hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của bên kia. Quan trọng hơn, không quốc gia nào tại châu Á có sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc một cách tự nhiên và rõ ràng như Ấn Độ.
    Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau về hình mẫu kinh tế. Những người ủng hộ hình mẫu Trung Quốc cho rằng sự mau lẹ trong quyết sách của chính quyền đã tạo lợi thế cho nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, phe ủng hộ hình mẫu Ấn Độ nói rằng cấu trúc dân số trẻ hơn của Ấn Độ sẽ giúp nước này phát triển kinh tế bền vững, lâu dài hơn Trung Quốc.
    Nhưng dường như mọi người chưa quan tâm lắm tới sự va chạm địa chiến lược và quyền lực rắn giữa hai “gã khổng lồ” đang vươn mình ở châu Á. Theo quan điểm của New Delhi, trong mấy thập kỷ qua, Bắc Kinh đã có hàng loạt động thái để kìm giữ Ấn Độ. Trả lời phỏng vấn tại hội thảo ở Kolkata, ông Gopalaswamy Parthasarathy – cựu Đại sứ Ấn Độ tại Australia và Pakistan, một giáo sư nghiên cứu chính sách chiến lược – cho rằng trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã hỗ trợ công nghệ hạt nhân cho Pakistan. Theo ông Parthasarathy, các hành động của Trung Quốc “rõ ràng nhằm vào Ấn Độ” và Pakistan là công cụ kiềm chế Ấn Độ của Trung Quốc.
    Cuộc cạnh tranh chiến lược Trung – Ấn
    Không phải người Ấn nào cũng nói về Trung Quốc thẳng thắn như ông Parthasarathy. Nhưng hầu hết đều tin rằng Bắc Kinh có một thỏa thuận lớn với Islamabad để phân tán sức mạnh của New Delhi. Cuộc xung đột chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc là chủ đề của một cuốn sách mới có tiêu đề “Trung Quốc và Ấn Độ – Những đối thủ quyền lực”. Mohan Malik – một học giả thuộc nhóm chuyên gia ở Hawaii, tác giả cuốn sách – chỉ ra cách Trung Quốc bao vây Ấn Độ với các tài sản chiến lược.
    Từ năm 2006, Bắc Kinh làm nóng vấn đề tranh chấp lãnh thổ với New Delhi, tuyên bố chủ quyền ở bang Aranachal Pradesh ở phía đông bắc Ấn Độ. Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát một phần Kashmir – nơi Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan lấn cấn từ nhiều năm qua. Theo ông Malik, những năm gần đây, lực lượng tuần tra Trung Quốc đã thâm nhập xuyên biên giới vào lãnh thổ Ấn Độ. Các nhà phân tích chiến lược Ấn Độ coi việc Trung Quốc sử dụng lực lượng tuần tra là tín hiệu bày tỏ sự không hài lòng với New Delhi. Tuy nhiên, động thái này là một cuộc chơi nguy hiểm. Ấn Độ đã phản ứng bằng cách triển khai hàng ngàn lính cùng máy bay chiến đấu tối tân Sukhoi ở những khu vực giáp biên giới với Trung Quốc.
    Cuốn sách cho rằng chiến lược của Trung Quốc hướng về Ấn Độ với ba mũi nhọn. Thứ nhất là bao vây, với việc tăng cường hiện diện chiến lược của Trung Quốc ở Pakistan, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar và các quốc đảo Ấn Độ Dương. Thứ hai là tạo ảnh hưởng, với việc hội nhập tất cả các nền kinh tế láng giềng của Ấn Độ vào nền kinh tế Trung Quốc. Thứ ba là gây lúng túng, theo đó khai thác những mối lo ngại an ninh phức tạp cũng như các mâu thuẫn bên trong Ấn Độ.
    Ấn Độ không thờ ơ trước ý đồ của Trung Quốc. New Delhi tiếp tục theo đuổi quan hệ quân sự chặt chẽ với Washington. Hải quân Ấn Độ gần đây đã hiện diện ở khu vực biển Đông. Ấn Độ xích gần hơn với các nước láng giềng của Trung Quốc. Khi kinh tế phát triển, Ấn Độ có các lựa chọn mang tính chiến lược. Vào thời điểm thử vũ khí hạt nhân năm 1998, Ấn Độ coi Trung Quốc là mối đe dọa hạt nhân đáng lo ngại nhất.
    Tất cả những điều kể trên có ý nghĩa gì cho Australia – một quốc gia nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương? Canberra hoàn toàn không muốn nhảy vào bất cứ cuộc tranh cãi nào giữa New Delhi và Bắc Kinh. Nhưng Bắc Kinh lại ngờ vực về sự thân thiết chiến lược đang ngày một gia tăng giữa Canberra và New Delhi. Bắc Kinh từng cố ngăn việc Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân chấp nhận thỏa thuận hạt nhân Mỹ – Ấn. Bắc Kinh cũng không hài lòng khi Australia quyết định bán uranium cho Ấn Độ. Trung Quốc phản đối bất cứ quyền lực “bên ngoài” nào can dự vào an ninh châu Á.
    Trong khi tiếp tục theo đuổi quan hệ mang tính xây dựng với Bắc Kinh, Canberra chắc chắn không ngại ngùng đẩy mạnh quan hệ với Mỹ. Australia cũng sẽ từng bước xây dựng quan hệ chiến lược với Ấn Độ. Tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith đã có chuyến thăm quan trọng tới Ấn Độ. Trên tờ The Australian, cây bút bình luận chính trị đối ngoại Greg Sheridan cho biết Bộ trưởng Stephen Smith đã nói với ông rằng: ”Điều mà hai bên thống nhất là sẽ tăng cường về thực chất hợp tác Ấn – Australia trong lĩnh vực quân sự, bắt đầu với việc hợp tác hàng hải và hải quân. Có thể hiểu đó là một tiến trình từng bước”.
    Không thể tránh khỏi cuộc cạnh tranh chiến lược đầy khó chịu giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng ít nhất, cuộc cạnh tranh này cũng mang tới sự sôi động và trở thành trung tâm của các mối quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21.
    V.Giang (theo The Australian)
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cập nhật 12/12/2011 05:20:00 PM (GMT+7)
    [​IMG]



    Phó chủ tịch TQ Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

    [​IMG]- Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, từ ngày 20 - 22/12, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam.


    >> Tập Cận Bình: 'Ẩn số' với phương Tây
    >> Trung Quốc 'lát đường' cho lãnh đạo kế tiếp

    Ông Tập Cận Bình, 57 tuổi, được cho là lãnh đạo kế cận của Trung Quốc.
    Trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông đã dẫn dắt những khu vực đang bùng nổ ở vùng duyên hải phía đông, nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty tư nhân phát triển và chính phủ ủng hộ mạnh mẽ doanh nghiệp. Tháng 10/2010, ông trở thành Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương - một động thái đồng nghĩa với việc ông hầu như sẽ trở thành người kế nhiệm cương vị Tổng bí thư của ông Hồ Cẩm Đào cuối 2012 và Chủ tịch năm 2013.


    [​IMG]
    Ông Tập Cận Bình. Ảnh: bloomberg

    Cách đây 2 tháng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Hồi tháng 9, đoàn đại biểu Trung Quốc do ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ, dẫn đầu đã sang thăm Việt Nam và tham dự phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

    Trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tăng 35% so với cùng kỳ năm trước đạt 25 tỉ USD và có thể đạt 40 tỉ USD vào cuối năm.
    Thái An
  9. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/468822/Yeu-bien-chay-bong.html

    Chủ Nhật, 11/12/2011, 10:07 (GMT+7) Nhân vật hằng tuần
    Yêu biển cháy bỏng


    TT - Ông cho tôi xem quyển sổ bạc màu thời gian. Quyển sổ mà gần 40 năm trước, ông đã ghi đậm sự kiện trọng đại của dân tộc: “Ngày 25-8-1974, tìm thấy dấu dầu đầu tiên ngoài biển...”.

    [​IMG]
    Phó giáo sư - tiến sĩ Trần Ngọc Toản và cuốn sách Biển đông yêu dấu của ông - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ngay thời chiến tranh, ông đã dự cảm tiến ra biển chính là mở cánh cửa phát triển đất nước. Và tình yêu biển đã cháy bỏng suốt đời ông để không chỉ làm khoa học tìm kiếm dầu khí, mà còn viết những trang sách đi vào lòng người.
    Một tối mùa đông ở Hà Nội, phó giáo sư - tiến sĩ Trần Ngọc Toản cười thật tươi, mở cửa đón khách. Từng đọc những bài viết thú vị về đại dương của ông, nhưng tôi vẫn bất ngờ với tác phong giản dị, thân tình của nhà khoa học đã bước qua tuổi 74, là chứng nhân bao sự kiện trọng đại của đất nước và đã từng đi nhiều nơi để đào tạo nên nhiều nhà khoa học nổi tiếng...

    [​IMG]
    Cả cuộc đời ông Toản gắn liền với sự nghiệp dầu khí và biển Đông của Tổ quốc -Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Ngang dọc biển Đông
    Pha vội ấm trà nóng để xua bớt hơi lạnh đêm đông, ông Toản đưa quyển sổ tay cho tôi xem. Đó là quyển sổ nhỏ, bìa da sờn rách với những trang giấy đã ngả màu vàng thời gian như bao cuốn sổ bình thường khác. Nhưng mới lật những trang đầu tiên, tôi đã giật mình với ghi chép mà không phải ai cũng được tiếp cận: “Ngày 2-5-1975, bay vào Sài Gòn. Sân bay còn ngổn ngang dấu tích chiến tranh. Không có người phục vụ cầu thang máy bay, phải leo xuống bằng thang dây. Chiều 3-5, gặp nhân viên Tổng cuộc Dầu hỏa Sài Gòn, gặp GS Trần Kim Thạch để hỏi về tuyên bố của ông rằng miền Nam không có dầu. GS Thạch trả lời phải nói vậy vì chính trị, vì không muốn kéo dài cuộc chiến. Đêm ngủ ở trại Davis, tìm được nhiều thùng tài liệu mật là băng từ khảo sát địa chấn biển của chính quyền cũ. Thông tin tình báo việc chính quyền Sài Gòn tìm thấy dấu dầu năm 1974 là chính xác...”.
    Nhìn tôi say sưa với quyển sổ tay đặc biệt, ông Toản chỉ trầm ngâm uống trà. Hình như ông muốn tôi cảm nhận được chút nào đó không khí những sự kiện trọng đại mà chính ông là chứng nhân một thời. Mãi sau ông mới kể mình sinh năm 1937, quê xưa ở Hòa Vang, Đà Nẵng. Từng tham gia chiến đấu, bị tù đày rồi được ra Bắc, lẽ ra ông đã đi con đường binh nghiệp nếu không vì cả chiều cao lẫn cân nặng đều không đạt để vào trường sĩ quan lục quân.

    “Anh lính” đam mê dầu khí
    Đất nước vừa thống nhất, ông Toản có mặt trên một trong những chuyến bay quân sự đầu tiên vào Sài Gòn. Ngoài công việc chính thức, ông còn nhiệm vụ bí mật phải nắm bắt bằng được quá trình thăm dò dầu khí miền Nam. Trong bộ quân phục miền Bắc, ông đã làm giáo sư Trần Kim Thạch và các chuyên gia Tổng cuộc dầu hỏa Sài Gòn rất ngạc nhiên khi “anh lính” có thể trao đổi chuyên sâu về lĩnh vực này. Sự thật lúc ấy ông đã có bằng tiến sĩ địa vật lý từ năm năm trước. Ngoài thăm dò dầu khí, ông còn là giảng viên đào tạo nhiều thế hệ chuyên gia dầu khí thời kỳ đầu ở miền Bắc.
    Mùa thu năm 1956, ông cùng bốn người bạn được cử sang Romania học. Sự đam mê, hiếu học của ông đã làm cả giáo sư nước bạn quý nể khi ông học ngày học đêm trong hai năm đã hoàn tất chương trình phổ thông Romania để vào được đại học. Về nước năm 1963, ông tham gia ngay đội ngũ các nhà khoa học tìm kiếm dầu khí với khát vọng: “Dân tộc Việt không chỉ có những cậu bé chăn trâu trở thành chiến binh dũng cảm, mà còn có những nhà khoa học biết làm giàu cho Tổ quốc”. Những kết quả tìm thấy dầu năm 1974 của chính quyền Sài Gòn ở khu vực Bạch Hổ làm ông Toản rất vui. Nó đúng với tình yêu biển cháy bỏng và dự cảm tương lai dân tộc tiến ra đại dương của ông. “Từ trước năm 1975, mũi tên trên bản đồ tìm kiếm dầu khí ở miền Bắc cũng đã tiến ra biển. VN là một quốc gia biển, và tôi hiểu rằng tương lai phát triển của dân tộc sẽ phụ thuộc vào chúng ta làm chủ và khai thác tài nguyên biển như thế nào. Con đường này không chỉ là trách nhiệm và cơ hội của chúng ta hôm nay mà còn là của con cháu đời sau”. Ông Toản tâm sự ông quê ở vùng biển, vì chiến tranh phải lên rừng, nhưng biển đã như một phần máu thịt trong con người ông.
    Thời kỳ còn đảm nhiệm các trọng trách trong Tổng cục Dầu khí, rồi viện trưởng Viện Dầu khí, ông Toản đã ngang dọc khắp biển Đông. Có chuyến ông được đi máy bay trực thăng, mải mê ngắm biển trời mênh mông của Tổ quốc từ trên cao. Nhưng nhiều chuyến ông đi tàu, trong tình yêu vị mặn nồng của đại dương có cả vị đắng... của những trận ói ra mật vì bão biển. Thời gian được mời giảng dạy ở đại học Constantine, Algeria, ông cũng hay tranh thủ kể cho sinh viên nghe nước VN vươn mình trước đại dương, đã từng chiến thắng bao trận thủy chiến hiển hách, đã từng buộc bao đoàn quân xâm lược từ phương Bắc phải quay đầu bỏ chạy, và có chủ quyền lịch sử sâu xa với biển của mình.
    Ông Toản có nhiều kỷ niệm thú vị khi sinh viên Algeria ngưỡng mộ lịch sử vệ quốc VN. Nhiều người còn biết rõ vương triều nhà Trần đã mấy lần đánh bại vó ngựa quân Nguyên Mông từng chinh phục nửa thế giới. Họ cũng rất phục đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lãnh đạo cuộc chiến đấu và chiến thắng oanh liệt ở Điện Biên Phủ. Họ hay nói điều mà chính trái tim người thầy Việt luôn cháy bỏng: “VN là một đất nước nhỏ, nhưng người Việt là một dân tộc rất lớn”.

    [​IMG]
    Gia đình, vợ con chính là chỗ dựa cho công việc và tình yêu biển của ông Toản -Ảnh: Việt Dũng
    Xúc động trước bia chủ quyền
    Châm lại ấm trà đã vơi trong đêm đông se lạnh, ông Toản tâm sự kỷ niệm lần đầu đi biển: “Đó là ngày 5-1-1955, tôi lên tàu từ Sầm Sơn, Thanh Hóa vào Quy Nhơn, Bình Định để tăng cường cho kháng chiến miền Trung. Biển động, tôi say sóng vật vã nhưng mắt không thể rời khỏi mặt biển xinh đẹp quê hương mình. Cùng đi với tôi còn bốn anh em khác. Họ tâm sự ước mơ ngày thống nhất đất nước sẽ theo ngành hải dương để gắn liền với biển”. Riêng tình yêu biển của ông Toản cháy bỏng đến mức ông nghĩ mình không chỉ làm khoa học dầu khí, mà còn phải viết gì đó để tuổi trẻ mai sau hiểu biết hơn về biển Tổ quốc mình.

    "Tôi tin rằng chính tình yêu và trách nhiệm của từng người dân Việt với Tổ quốc đã giúp đất nước này vượt qua bao cơn nguy biến trong lịch sử. Và chắc chắn sẽ không phải ai khác, mà chính là tình yêu và trách nhiệm của nhân dân sẽ đưa Tổ quốc này đến một tương lai mới tốt đẹp hơn"
    Phó giáo sư - tiến sĩ
    Trần Ngọc Toản

    Rồi chiến tranh, công việc đã cuốn ông Toản. Nhưng hễ có dịp ông lại dành thời gian nghiên cứu biển với thói quen đi thực địa tận nơi, ghi chép tỉ mỉ cả những gì mắt thấy và cảm xúc trái tim. Và cuốn sách Biển Đông yêu dấu (Nhà xuất bản Trẻ, năm 2008) của Trần Ngọc Toản đã ra đời từ chính tình yêu cùng ước nguyện đó. Không ghi chép lại các số liệu khoa học khô khan mà mình là người trong cuộc, ông lấy chính những hiểu biết, trải nghiệm và tình yêu biển của cuộc đời để văn học hóa tác phẩm đi vào lòng người.
    Cậu bé Minh Sơn trên tàu khảo sát hải dương Bình Minh là hư cấu nhưng ẩn đậm hình bóng của chính tác giả. Còn Bình Minh là chiếc tàu có thật gắn liền với chương trình khảo sát địa chấn biển thời kỳ đầu ở miền Bắc. Hải trình lênh đênh của Minh Sơn từ vịnh Bắc bộ vào biển miền Trung, miền Nam, rồi ra Trường Sa..., ghé thăm các giàn khoan dầu khí cũng đều là trải nghiệm, cảm xúc rất thật của ông.
    “Khoảng 10g ngày tiếp theo, chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy Trường Sa Lớn... Trước khi đến đây, tôi hình dung Trường Sa là một vùng có nắng, gió, bão, san hô, cát sỏi... Chúng tôi lên bờ giữa vòng tay chào đón thân thương của người lính đảo và vô cùng xúc động khi đứng trước bia chủ quyền ghi tên đảo dưới ngôi sao vàng lớn rạng rỡ”. Dưới ngòi bút trải nghiệm của ông Toản, tình yêu biển của cậu bé Minh Sơn rất giản dị nhưng cũng nồng nàn, tinh tế: “Cây bàng vuông xù xì, lá to, bóng tỏa xum xuê. Hoa bàng vuông màu trắng, mỏng manh và chỉ nở về đêm như để tặng riêng cho những anh bộ đội gác đảo trong những đêm dài, vắng bóng trăng sao”.
    Và ước mơ của cậu bé Minh Sơn có lẽ cũng chính là ước mơ của ông: “Trường Sa chắc chắn sẽ có trung tâm dịch vụ biển, các cảng cá, nhà máy sản xuất nước đá, nhà máy chế biến hải sản, các nhà hàng du lịch... Và xa hơn nữa, chúng ta có thể lấn biển, xây dựng nhiều đảo nổi, bắc cầu nối các đảo, xây dựng sân bay, nhà máy điện..., cư dân sẽ đông đúc hơn”.
    Cùng tôi ôn lại bao kỷ niệm ngược xuôi trên biển, ông Toản tâm sự có đồng nghiệp hỏi sao ông không viết nghiên cứu khoa học biển Đông cho phù hợp với tầm mình. Ông nhẹ nhàng cười trả lời rằng ông chỉ là một người yêu biển Tổ quốc như hàng triệu người dân VN khác, và những điều ông viết chảy ra từ chính trái tim mình...
    Ông nói rất hạnh phúc vì các con đều có tình yêu biển và theo nghiệp dầu khí như cha.
    QUỐC VIỆT
  10. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    pm so dien thoai cho anh di [:D], Noel anh đăng ký đưa e di chơi :-bd
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này