1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4618 người đang online, trong đó có 346 thành viên. 22:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35035 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Thông tin kịp thời về chủ quyền biển đảo tới người Việt Nam ở nước ngoài (03/12/2011)
    Là một trong những nội dung quan trọng được Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc khu vực phía Nam năm 2011 được khai mạc ngày 2-12 tại TP. Hồ Chí Minh.


    [​IMG]
    Các tham luận nhấn mạnh vai trò quan trọng
    của công tác tuyên truyền chủ quyền biển đảo
    đối với bà con kiều bào đang học tập và sinh sống ở nước ngoài
    Ảnh: HỒNG PHÚC​

    Trong hai ngày làm việc (2 và 3-12), đại biểu các tỉnh, thành được cập nhật các thông tin nghiệp vụ liên quan; nắm bắt kịp thời các hoạt động trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo và phân giới cắm mốc. Đặc biệt, hội nghị nhấn mạnh vai trò công tác tuyên truyền về biển đảo trong tình hình mới, trong đó tập trung nâng cao nghiệp vụ tuyên truyền, chất lượng quản lý Nhà nước về thông tin; đấu tranh phản bác các thông tin sai sự thật, luận điệu xuyên tạc của các thế lực cơ hội chính trị, *********.
    Đối với mảng công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nhiều bài tham luận nhấn mạnh tới vai trò của các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo với bà con kiều bào như: Cung cấp thông tin về biển đảo, tổ chức các đại biểu kiều bào thăm biên giới và giao lưu với chiến sĩ biên phòng; tạo điều kiện thanh niên kiều bào dự lễ khao thề lính Hoàng Sa tại Quảng Ngãi; phát động phong trào kiều bào ủng hộ các chiến sĩ Trường Sa (kiều bào đã quyên góp ủng hộ 1,5 tỷ đồng)...
    Theo Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, do công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời tới hơn 4 triệu người Việt Nam đang định cư ở trên 100 nước và vùng lãnh thổ, nên thời gian qua đã tạo được nhiều chuyển biến về hoạt động đối ngoại, góp phần phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đáng lưu ý, trong những năm qua việc thông kịp thời về chủ quyền biển đảo và quá trình phân giới cắm mốc tới cán bộ, đảng viên, lưu học sinh và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã giúp đông đảo kiều bào hiểu rõ hơn và không dao động trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Thời gian qua, kiều bào sinh sống ở nước ngoài cũng đặc biệt quan tâm tới diễn biến tranh chấp chủ quyền trên biển Đông; phản ứng mạnh vụ tàu Hải giám của Trung Quốc chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 2 và cắt cáp địa chấn tàu Viking II của Petrovietnam. Điển hình vào ngày 31-7-2011, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan cùng cộng đồng người Việt tại Ba Lan, CLB trí thức Lê Quý Đôn tổ chức Tọa đàm về "Hoàng Sa, Trường Sa” nhằm đưa ra những cứ liệu lịch sử, nêu rõ những chứng cứ, mốc thời gian khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Đồng thời cũng chỉ ra những luận cứ vô lý, thiếu thuyết phục của Trung Quốc khi đưa ra yêu sách đường lưỡi bò 9 khúc; tập trung tuyên truyền, giới thiệu với cộng đồng, lưu học sinh về Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982...
    Bên cạnh những nội dung trên, tại Hội nghị, ông Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã nhấn mạnh nội dung công tác tuyên truyền chống các âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền; hoạt động nắm bắt, xử lý thông tin từ nước ngoài trong công tác tuyên truyền biển, đảo và phân giới cắm mốc, cũng như yêu cầu của thông tin đối ngoại trong tình hình mới...
    THÀNH LUÂN
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Chào bác Tú!
    Chào cả nhà !
    Добрый день !
    good morning !


    BL tranh thủ vào điểm danh, 8 h sáng nay có việc bận hết ngày rồi.
    Mọi việc ở nhà lại phải nhờ các bác.
    Bác Tú đang giận BL thì phải? Này bác không phải là con gái đâu nha!



    [};-[};-[};-[r2)][};-[};-[};-
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Thế giới 24h:


    Đụng độ chết người giữa biển

    [​IMG] - Cảnh sát biển Hàn Quốc bị thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc đâm chết ngay trên vùng biển Hàn Quốc; Tỷ phú Nga Mikhail Prokhorov tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống... là các tin nóng trong ngày.

    Nổi bật trong ngày


    Hôm qua (12/12), một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đã đâm hai cảnh sát biển Hàn Quốc, làm một người chết và một người bị thương, sau khi tàu của ông ta bị chặn lại do đánh bắt cá trong vùng biển của Hàn Quốc.


    Theo Cơ quan bảo vệ bờ biển Hàn Quốc, người xấu số là hạ sĩ Lee, 41 tuổi, bị đâm bằng mảnh thủy tinh khi đang làm nhiệm vụ ở địa điểm cách đảo Socheong 85km. Hạ sỹ Lee qua đời trên đường tới bệnh viện ở Incheon.


    Viên cảnh sát bị thương cũng mang họ Lee, 33 tuổi. Anh này đã bị hung thủ đâm thủng dạ dày và hiện đang được điều trị tại bệnh viện. Viên thuyền trưởng người Trung Quốc chỉ bị vài vết thương nhẹ trong vụ xô xát.



    [​IMG]
    Viên thuyền trưởng người Trung Quốc (giữa) bị cảnh sát Hàn Quốc dẫn giải. (Ảnh: Yonhap)

    Hãng tin Yonhap cho biết, vụ việc xảy ra khi các nhân viên cảnh sát biển Hàn Quốc cố gắng kiểm soát chiếc tàu cá Trung Quốc ngoài khơi hòn đảo thuộc vùng biển Hoàng Hải, giáp biên giới biển với CHDCND Triều Tiên.

    Cảnh sát biển Hàn Quốc cho biết hiện họ đã bắt giữ được chiếc tàu cá Trung Quốc cùng với 9 ngư dân trên tàu. Ngay trong ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc trao công hàm phản đối.

    Đáp lại, Đại sứ Trung Quốc lấy làm tiếc về sự vụ và hứa sẽ chuyển thông điệp của Seoul tới Bắc Kinh “nhanh chóng và chính xác”, đồng thời đề nghị phía Hàn Quốc cung cấp chứng cứ liên quan để Trung Quốc điều tra.

    Theo hãng tin AP, mới trong tuần trước, các quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết họ đã yêu cầu Đại sứ Trung Quốc cố gắng ngăn chận việc đánh bắt trái phép để không làm tổn hại mối quan hệ song phương.

    Còn theo Reuters, thời gian gần đây, cảnh sát biển Hàn Quốc thường xuyên có va chạm với các ngư dân Trung Quốc khi những ngư dân này tiến hành hoạt động đánh bắt ở vùng biển mà Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền.

    Từ đầu năm tới nay, lực lượng cảnh sát biển của Hàn Quốc đã bắt hơn 470 tàu cá Trung Quốc, nhiều hơn so với con số 370 tàu của cả năm ngoái. Tàu bị đóng phạt xong thường được thả, đôi khi cũng xảy ra tranh chấp.


    Đã ăn trộm còn chém chủ nhà !
    Bọn này cần nghiêm trị , không tha !
    Việt Nam ta cũng cần như thế !
    Cho chúng chừa ngang ngược ba hoa !


    Hai người chết và bị thương đều cùng họ Lee với tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak! Không biết có bà con gì không ? :-??
    Mà dầu không bà con thì chắc chắn phía Hàn Quốc sẽ không bỏ qua vụ ăn cướp giết người này của bọn Trung Quốc khốn nạn !
    Chờ xem tiếp hồi sau !

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Giận gì đâu ? Không thấy tui vote cho chú khắp lượt à ?
    Nhưng từ nay chú cần cẩn thận hơn khi nhận xét về tư cách đạo đức của một con người !
    Còn với bạn bè thì dẫu có chút bực mình , ngủ qua đêm là hết !
    Về chuyện chú bảo tại sao xưng hô chú cháu , thì chú nhỏ hơn tui những 18 tuổi , chú sinh 1978 , tui sinh 1960 , vậy có lẽ tui không sai ?
    Gọi cháu xưng chú là xem chú như bà con ruột thịt !
    Còn gọi chú xưng tui là xem chú như 1 người bạn thân tình !

    Đừng để đến lúc tôi chuyển tông , đổi giọng thì cũng chẳng hay gì !
    Tui nông dân và lính chính hiệu , ăn nói cục mịch nhưng thật với lòng mình , có gì không phải mong chú bỏ quá cho !
    Và tui gọi chú là chú cũng có cơ sở cả đấy , đã phân tích qua PM gửi chú rồi mà ?

    Chú chính là LP , mà LP thì đã từng có nhiều câu nói rất đàn ông , ngay như tui còn ngượng miệng không nói được !

    :-":-":-":-":-"
  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cột mốc chủ quyền giữa đại dương

    [​IMG]- Hơn 20 năm nay, trên thềm lục địa phía Nam có những ngôi nhà bằng gỗ, sừng sững hiên ngang giữa mênh mông đại dương. Đó là một minh chứng hùng hồn, khẳng định cột mốc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, bất khả xâm phạm.



    Pháo đài giữa biển

    Vượt chặng đường hơn 300 hải lý, từ thành phố biển Vũng Tàu, hơn hai ngày đêm vất vả, con tàu HQ 996 đưa chúng tôi đặt chân tới các nhà giàn DK1 ( gọi tắt là nhà lô) thuộc Cụm khoa học và dịch vụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chốt giữ trên thềm lục địa phía Nam.

    Tiếp chúng tôi trên nhà giàn Phúc Tần, thiếu tá Nguyễn Đại Hùng, trạm trưởng xúc động nói: Trước tháng 7/1989, trên vùng biển Trường Sa và thềm lục địa phía Nam, một số nước có ý định thôn tính, độc chiếm Biển Đông, đã dùng cả vũ lực chiếm một số đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa vào tháng 3/1988. Sau đó, họ đã đưa tàu chiến, kết hợp với tàu thăm dò, bắt đầu ngang nhiên xuất hiện khảo sát ở tại thềm lục địa phía Nam, nơi có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu như dầu khí, hải sản...

    [​IMG]



    Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước đã quyết định xây dựng nhà giàn DK1, ở khu vực thềm lục địa phía Nam.

    Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh trạm, chỉ vào lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió, anh Hùng khẳng định "đây chính là biên giới, chủ quyền thiêng liêng của nước ta, bất khả xâm phạm".

    Hiện nay, 15 nhà giàn DK1 nằm rải rác trên vùng biển phía Nam của Tổ quốc, ở các bãi cạn như Quế Đường, Phúc Tần, Tư chính, Huyền Trân… thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và điểm cuối cùng chốt ở bãi cạn Cà Mau. Mỗi nhà giàn vừa là cột mốc chủ quyền, vành đai thép khẳng định biên giới lãnh hải quốc gia, vừa là nơi trú ngụ cho các ngư dân ra khai thác hải sản xa bờ.

    Được xây dựng với kết cấu bằng thép, mỗi nhà giàn có 4 chân, đóng trên dải san hô nổi, do Bộ tư lệnh công binh khởi công xây dựng từ tháng 7/1989. Với sức chịu đựng bền bỉ trước sự khắc nghiệt của thời tiết như gió bão giật trên cấp 11 - 12, nhà giàn được chia thành nhiều tầng, nhiều khối, tầng học tập công tác, tầng chứa nước ngọt, luyện tập thể dục thể thao, có cả khu tăng gia chăn nuôi gà, vịt và trồng rau xanh… với diện tích sử dụng hàng trăm mét vuông/ tầng.

    [​IMG]



    Cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn, mọi hoạt động, hay sinh hoạt đều được tình toán, tận dụng chi li từng cm. Nhưng vui nhất vẫn là các chiến sĩ mới ra công tác lần đầu ở nhà giàn. Do chưa quen nhà, quen trạm, không gian bó hẹp, nhìn ra xa mênh mông sóng nước biển trời, hốt hoảng tưởng nhà giàn bị xập.

    Thiếu tá Đậu Đình Phú, nhân viên cơ yếu nhà giàn chia sẻ: “Ở đây ngày nào cũng như ngày nào, chỉ có sóng gió và đồng đội làm bạn. Mỗi sáng thức dậy anh em lại lao vào luyện tập, rèn luyện thân thể, mỗi người một nhiệm vụ để canh giữ biển trời Tổ quốc. Tối đến mỗi người 1 giờ thay nhau gác, đó là những khoảnh khác căng thẳng nhất trong đêm. Những lúc rảnh rỗi anh em lại câu cá, nhưng mắt luôn dõi về đất liền".

    Sứ mệnh lính đảo

    Rời trạm Phúc Tần, chúng tôi đến thăm bãi cạn Tư Chính. Thiếu tá Trang Hải Âu đưa chúng tôi đi một vòng, đứng trên nhà giàn dõi theo các mục tiêu đang “di động” trên mặt biển.

    “Lính biển chúng tôi không có phút nghỉ ngơi, nơi biên giới hải đảo xa xôi, những lúc bồng súng gác trong sương gió vẫn khắc khoải một tình yêu Tổ quốc đến vô bờ” - anh tâm sự.

    [​IMG]



    Nói về cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ, đại úy Hồ Thế Công, nhân viên cơ yếu nhà giàn trả lời chắc nịch: Ở đây khổ nhưng vui lắm anh ạ. Lính đảo “thèm” lời ca tiếng hát của các đoàn văn công đất liền ra biểu diễn.

    Ở đây, trung bình năm được 1- 2 đoàn văn công đất liền biểu diễn, có năm “đói” văn công, anh em luôn ngóng đợi nhưng chẳng thấy đâu. Còn chuyện tắm rửa cũng chỉ là “hi hữu”, mặc dù có lượng nước ngọt dự trữ về mùa khô nhưng vẫn thiếu trầm trọng. Lính nhà giàn phải lên “kế hoạch tắm” mùa khô tuần tắm hai lần, mỗi lần cấp 2- 3 lít nước ngọt, chủ yếu dùng khăn tắm lau qua người hoặc tắm theo kiểu em bé.

    Tuy khó khăn gian khổ là thế nhưng anh em không bao giờ kêu ca, phàn nàn. Mỗi buổi tối trên các nhà giàn các chiến sĩ vẫn ôm đàn, nghêu ngao hát những điệp khúc “đời mình là khúc quân hành” hoặc “lướt sóng ra khơi” quên đi những khó khăn gian khổ, cùng nhau xây dựng nhà giàn vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là cột mốc tiền tiêu của Tổ quốc.

    Chia tay các anh. Con tàu lắc mạnh. Những người giữ biển gửi gắm về đất liền lá thư về đất mẹ yêu thương. Họ luôn tự hào là con của biển khơi, ngày đêm trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, quyết tâm canh giữ chủ quyền biển trời bao la của Tổ quốc.

    Lan Anh


    Trường Sa và những người giữ biển luôn trong tim chúng ta !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    BienDong.Net: Ngày 7/12/2011 đánh dấu 70 năm cuộc tấn công Trân Châu Cảng do quân Nhật tiến hành. Trận đánh thảm khồc này đã khiến 2.390 lính Mỹ thiệt mạng và là đòn quyết định khiến Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới II. Ở Mỹ, cái tên Trân Châu Cảng có nghĩa sự bất ngờ, sự thất bại và sự gượng dậy từ đống tro tàn. Nhưng 70 năm sau, Trân Châu Cảng vẫn là một bí ẩn lớn của lịch sử quân sự hàm chứa trong đó là những bài học vô cùng đắt giá.
    Đó là vì sao quân Nhật lại tấn công một nước có sức mạnh công nghiệp lớn hơn? Tại sao Mỹ không nhận thấy dấu hiệu về một cuộc tấn công đang đến? Ai trong số hàng loạt chỉ huy của Mỹ chịu trách nhiệm cao nhất về việc quân đội Mỹ đã không ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ?
    Vì sao các căn cứ của Mỹ không được cảnh báo?
    Đợt tấn công đầu tiên của máy bay Nhật nhằm vào Trân Châu Cảng diễn ra vào 8h sáng giờ địa phương ngày 7/12/1941. Trong vòng vài giờ, quân Nhật cũng đánh Philippines, Wake Island, Guam cùng các mục tiêu khác ở Thái Bình Dương. Các căn cứ của Mỹ ở nơi nào cũng bị bất ngờ.
    “ Việc các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương bị bỏ ngỏ vẫn tiếp tục khiến thế hệ sau này không hiểu”, nhà báo, nhà lịch sử người Anh Max Hastings viết trong cuốn sách mới về Thế chiến II “Inferno” của ông.
    [​IMG]
    Hai chiến hạm USS West Virginia và USS Tennessee bốc cháy
    Hastings phủ nhận thông tin cho rằng Tổng thống Franklin Roosevelt để cho Trân Châu Cảng bị tấn công để Mỹ có “cớ” tham gia Thế chiến II. Nhưng ông cho biết dù sao cũng “rất bất thường” khi các lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ không đảm bảo được Trân Châu Cảng và các căn cứ ở Thái Bình Dương luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.
    Cố giáo sư Gordon Prange của trường đại học Maryland khi còn sống cho rằng vấn đề cốt lõi là chính phủ Mỹ tự trong thâm tâm không tin những cảnh báo của chính họ về sự hiếu chiến của Nhật là sự thật.
    “Hoài nghi căn bản này là gốc rễ của toàn bộ thảm kịch”, ông Prange kết luận trong cuốn sách “At Dawn We Slept” (Tạm dịch: Ngủ lúc bình minh).
    Một ủy ban của quốc hội Mỹ đã tiến hành điều trần sâu rộng về thảm họa Trân Châu Cảng sau khi chiến tranh kết thúc. Trong số những kết luận được đưa ra có kết luận lực lượng Mỹ đã tập trung quá nhiều vào huấn luyện đến nỗi họ bị “mù” trước một cuộc tấn công có thể xảy ra và các chỉ huy quân đội Mỹ đã quá lo lắng về sự phá hoại đến nỗi họ “khóa” hết các kho đạn dược chống máy bay, thay vì phân phát nó cho các điểm bắn. Hải quân không duy trì các cuộc tuần tra bằng máy bay trên biển do thiếu thiết bị nhưng không một vị chỉ huy nào của Mỹ yêu cầu các tàu trên biển tuần tra thay thế.
    Ngoài ra, hai nhà sử học Jonathan Parshall và J. Michael Wenger cho biết trên tạp chí Lịch sử Hải quân của Mỹ rằng lý do Mỹ bị bất ngờ là các chỉ huy không hiểu được một cuộc chiến với sự tham gia của tàu sân bay phát triển nhanh tới mức nào.
    Kế hoạch tấn công vào Trân Châu Cảng gồm sự tham gia của hàng trăm máy bay xuất phát từ nhiều tàu sân bay, rồi hợp thành một đàn ong tấn công. Đó là kỹ năng của quân đội Nhật bản mà Mỹ không hề biết được.
    “Hải quân Mỹ không có chút ý niệm nào về khả năng chiến đấu của các tàu sân bay của Nhật và vì vậy không thể đánh giá chính xác các mục tiêu hoạt động”, Messrs. Parshall và Wenger cho biết.
    Vì sao quân Nhật không “thừa thắng xông lên”?
    Sau hai đợt triển khai máy bay tàn phá các tàu chiến và các căn cứ không quân của Mỹ ở Trân Châu Cảng, phi công Nhật trở về tàu sân bay của họ trong khải hoàn. Đô đốc Chuichi Nagumo khi đó dẫn đầu nhóm thảo luận xem một cuộc tấn công nữa có khả thi hay không. Nhiều chỉ huy không quân ủng hộ các cuộc tấn công tiếp theo và tin rằng các kho nhiên liệu, các trạm sửa chữa và các cơ sở hậu cần của Mỹ vào thời điểm đó rất dễ tấn công.
    Là một chỉ huy thận trọng, Nagumo đã quyết định không tấn công thêm nữa bởi các máy bay Nhật cần phải được quay trở về tàu sân bay để nạp thên đạn dược, nhiên liệu vào thời điểm mà vị trí của các tàu sân bay, tàu ngầm của Mỹ vẫn chưa được rõ. Quân Nhật cũng đã có một chiến thắng “ngoạn mục”. Vậy tại sao lại liều đánh đổi chiến thắng đó?
    “Quyết định quay trở lại của Nagumo lúc đó khiến nhiều phi công Nhật thất vọng, bởi họ muốn khai thác cơ hội của họ”, Prange viết.
    Phá hủy cơ sở hạ tầng của Trân Châu Cảng có thể đã buộc được Mỹ rút lực lượng hải quân của mình về Bờ Biển Tây nước Mỹ. Trong suốt nhiều thập niên, một số nhà sử học cho rằng Nagumo đánh mất cơ hội có thể đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến.
    Tuy nhiên, trong cuốn sách “Inferno”, Max Hastings cho rằng nghiên cứu mới chỉ ra rằng một cuộc tấn công tiếp theo của Nhật là không khả thi.
    “Ngày mùa đông ngắn, nên không thể xuất kích và thu hồi (một đợt máy bay nữa) và cũng có khả năng lượng bom của quân Nhật quá nhỏ để có thể nhấn chìm được các căn cứ, trạm sửa chữa của Trân Châu Cảng”, Hastings viết.
    Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thắng trận?
    Thế giới sẽ khác như thế nào nếu quân Mỹ được cảnh báo vào sáng chủ nhật tháng 12 của 70 năm về trước? Rốt cục, chỉ mất có vài giờ vào buổi sáng sớm có thể thay đổi cục diện của một trận chiến. Máy bay chiến đấu của Mỹ có thể đã ở trên bầu trời và pháo phòng không đã sẵn sàng. Họ có thể đã bắn hạ hàng loạt máy bay Nhật khi chúng tiến tới.
    Nhưng sự thực ngày nay là Nhật, dù chiến thắng tại Trân Châu Cảng, lại bị bại trận trong Thế chiến II. Nhiều tàu bị phá hủy ở Trân Châu Cảng đã được kéo lên và sửa chữa để tiếp tục tham chiến trong những trận đấu sau này. Điều quan trọng nhất, công chúng Mỹ vốn chia rẽ về khả năng tham gia Thế chiến II bỗng chốc trở nên đoàn kết. “Người Mỹ không còn hỏi cuộc chiến là của ai hay hỏi họ nên làm gì với cuộc chiến nữa”, Prange viết.
    Song Prange cũng nhấn mạnh rằng Mỹ chắc chắn sẽ tham gia Thế chiến II thậm chí ngay cả khi trận Trân Châu Cảng không xảy ra. Vấn đề là vào thời điểm nào mà thôi. Vì vậy công chúng Mỹ có ủng hộ rộng rãi việc tham chiến nếu không có cuộc tấn công bất ngờ của Nhật hay không luôn là một bí ẩn lớn của lịch sử.
    Nhà lịch sử quân đội Mark Grimsley tại trường đại học bang Ohio cho rằng nếu Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ phản pháo và đẩy lùi được quân Nhật, rất có thể chỉ huy hạm đội, đô đốc Husband E. Kimmel sẽ điều các tàu chiến và tàu sân bay thực hiện sứ mệnh truy bắt và tiêu diệt quân Nhật.
    Theo Grimsley cả hai bên có 8 tàu chiến sẵn sàng chiến đấu. Quân Nhật có một lượng lớn máy bay trên các tàu sân bay, nhưng Mỹ có thể sẽ tận dụng các máy bay đóng ở các căn cứ trên đất liền, trên Wake Island.
    Kết cục có thể sẽ rất khó đoán. Một chiến thắng về phía quân Mỹ có thể đã rút ngắn được Chiến tranh Thái Bình Dương. Nhưng “một thất bại nghiêm trọng của quân Mỹ sẽ còn tồi tệ hơn trận Trân Châu Cảng rất nhiều”, Grimsley nhận định. “Hầu hết các tàu bị phá hủy hoặc bị chìm tại Trân Châu Cảng cuối cùng đã được sửa chữa và hoạt động trở lại, trong khi đó tàu chiến bị mất ở Trung Thái Bình Dương chắc chắn sẽ vĩnh viễn chìm sâu dưới hàng ngàn mét dưới biển”, Grimsley cho hay.
    BDN ( Theo CSM )
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG





    Hồi 13 giờ ngày 12/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 9,5 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ kinh đông, cách quần đảo Trường Sa khoảng 230km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
    Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Nam và Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 5 - 10 km. Đến 13 giờ ngày 13/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 8,5 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49km một giờ), giật cấp 7, cấp 8.
    Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Biển động mạnh; Ở vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ tiếp tục có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9, biển động mạnh. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh.
    Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 21h30 ngày 12/12.


    Tin phát lúc: 14h30


  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Thứ Ba, 13/12/2011, 08:00 (GMT+7) Trung Quốc đưa 1.000 cảnh sát tuần tra chung trên sông Mekong


    TT - Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Myanmar đã triển khai lực lượng tuần tra chung trên sông Mekong để đảm bảo an ninh đường thủy gần khu vực “tam giác vàng”.

    [​IMG]
    Cảnh sát Trung Quốc trên các tàu tuần tra sông Mekong - Ảnh: Reuters
    Ngày 12-12, báo Bangkok Post dẫn nguồn tin an ninh Thái Lan cho biết lực lượng tuần tra chung của Lào và Myanmar đã đụng độ với một nhóm tội phạm có vũ trang ở khu Ban Don Sam Pu, cách khu vực “tam giác vàng” 20km. Ít nhất ba binh sĩ Myanmar đã thiệt mạng sau cuộc đọ súng. An ninh Thái Lan nghi ngờ đây là hành động tiếp theo của nhóm tội phạm của trùm buôn ma túy khét tiếng Nor Kham.
    Nhiều nghi ngại
    Vụ đụng độ mới nhất này xảy ra gần nơi đã xảy ra vụ trước đó vào ngày 5-10 khiến 13 thủy thủ Trung Quốc thiệt mạng. Các nạn nhân này là thủy thủ trên hai tàu Trung Quốc chở hàng từ Vân Nam đến Thái Lan. Cảnh sát Thái Lan phát hiện gần 1 triệu viên ma túy tổng hợp amphetamine trên hai con tàu này. Theo Bangkok Post, ban đầu quân đội Thái Lan khẳng định nhóm tội phạm của trùm buôn lậu ma túy Nor Kham đã giết hại các thủy thủ Trung Quốc.
    Tuy nhiên, sau đó cảnh sát Thái Lan đã mở cuộc điều tra và xác định chín binh sĩ thuộc Lực lượng an ninh biên giới và chống ma túy của quân đội đã giết hại các thủy thủ Trung Quốc và tạo bằng chứng giả. Cảnh sát Thái Lan cho rằng các binh sĩ này làm việc cho một trùm ma túy ở “tam giác vàng”. Sau vụ việc trên, chính quyền Trung Quốc đã lập tức yêu cầu Thái Lan, Lào và Myanmar tuần tra chung trên sông Mekong để đảm bảo an ninh đường thủy. Và hoạt động tuần tra chung đã bắt đầu từ ngày 11-12.

    Trong khuôn khổ hợp tác tuần tra chung này, Tân Hoa xã mới đây cho biết Trung Quốc đã điều động 11 thuyền chở cảnh sát theo bảo vệ chín tàu chở hàng từ cảng Quan Lũy ở Vân Nam tới cảng Chiang Saen ở thành phố Chiang Rai, miền bắc Thái Lan. Bắc Kinh đã triển khai tổng cộng hơn 300 cảnh sát có vũ trang đi tàu tuần tra dọc sông Mekong, phối hợp với lực lượng Thái Lan, Lào và Myanmar. Dự kiến khoảng 1.000 cảnh sát Trung Quốc tham gia tuần tra.
    Báo Bangkok Post dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Yuttasak Sasiprapa khẳng định Thái Lan sẽ “hợp tác một cách cẩn trọng” để đảm bảo “tuần tra chung không dẫn tới vi phạm chủ quyền”. Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan Ochan cũng cho biết phía Thái Lan sẽ chịu trách nhiệm tuần tra chính khi các tàu thuyền đi vào lãnh thổ nước này. Trang The Diplomant dẫn lời một số chuyên gia nhận định các nước trong khu vực có thể bị vi phạm chủ quyền nếu Trung Quốc đưa lực lượng an ninh của mình đến bảo vệ lợi ích của Trung Quốc tại các nước này, ví dụ như bảo vệ các sòng bạc Trung Quốc dọc sông Mekong tại Myanmar và Lào.
    Thời gian qua, dư luận Lào nhiều lần bày tỏ sự quan ngại trước tình trạng an ninh lỏng lẻo tại các sòng bài Trung Quốc và làn sóng nhập cư ồ ạt từ nước này. Báo Economist của Anh dẫn lời một số nhà bình luận chính trị Thái Lan mô tả chiến dịch tuần tra chung là “chính sách ngoại giao tàu chiến” của Trung Quốc.
    Khó đảm bảo an ninh
    Theo các chuyên gia khu vực, những tàu tuần tra chung của Trung Quốc và ba nước Đông Nam Á sẽ không cải thiện được an ninh khu vực “tam giác vàng”.
    Theo nghiên cứu của Tổ chức phi chính phủ Hà Lan Transnational Institute (TI), dù quân đội Myanmar đã thực hiện rất thành công chiến dịch tiêu hủy các cánh đồng nha phiến ở vùng “tam giác vàng” vào năm 1999, song miền bắc Myanmar vẫn là hang ổ xuất khẩu các loại ma túy tổng hợp. Sản xuất heroin tại đây cũng đang gia tăng do nhu cầu lớn từ Trung Quốc.
    Vẫn theo TI, trong thập niên 1990, khoảng 1 triệu doanh nhân Trung Quốc đã đổ sang Myanmar làm ăn. Một số lượng lớn đã mang theo công nghệ chế biến heroin và ma túy tổng hợp vào Myanmar. Thành phố Thụy Lệ ở Vân Nam là cửa ngõ đón ma túy từ vùng “tam giác vàng” vào Trung Quốc. Chính quyền Myanmar gặp rất nhiều khó khăn trong việc chống lại các bộ tộc phiến quân kiêm sản xuất và buôn ma túy tại khu vực miền bắc thuộc “tam giác vàng”.
    Báo New York Times dẫn lời các chuyên gia về Myanmar cho biết các sắc tộc như Akha, Lahu, Kachin, Shan và Wa dọc biên giới Myanmar - Trung Quốc đều có quân đội riêng, mạnh nhất là của bộ tộc Wa với ít nhất 20.000 tay súng. Ở khu vực này, doanh nhân Trung Quốc tự do vào đầu tư, cung cấp nhiên liệu, thực phẩm, và đây cũng là vùng rất nhiều người gốc Trung Quốc sinh sống và làm ăn.
    Trùm ma túy khét tiếng nhất vùng “tam giác vàng” là Wei Hsueh Kang là người gốc Trung Quốc, sinh tại Vân Nam, tư lệnh nhóm phiến quân quân đội Wa thống nhất (UWSA). Theo TI, năm 2005 chính quyền Bắc Kinh đã sử dụng quan hệ với UWSA và các nhóm phiến quân để yêu cầu các nhóm này hạn chế sản xuất thuốc phiện. Tuy nhiên, UWSA vẫn tự do mở các cơ sở bào chế và sản xuất ma túy tổng hợp. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nhóm phiến quân ở miền bắc Myanmar luôn là cái gai trong quan hệ giữa Bắc Kinh và chính quyền Myanmar.
    SƠN HÀ


    Bắc Kinh sử dụng các băng đảng sản xuất ma tuý tại khu Tam giác vàng để tìm nguồn tài chính đồng thời tăng cường ảnh hưởng tại khu vực . Tương tự như việc chính quyền Bush đã từng nuôi dưỡng Bin Laden !
    Nuôi rắn bị rắn cắn là chuyện không tránh khỏi !
    Không loại trừ đây là một chiêu gây bất ổn để có cớ can thiệp vũ trang vào các nước lưu vực sông Mê Kông !
    Mưu thâm kế hiểm ai bằng Tàu thâm ?

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  9. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm nay, tôi theo dõi chuyện chiếc máy bay không người lái tàng hình của Mỹ bị Iran thu giữ. Mà cứ thắc mắc là không hiểu Iran tóm đuợc chiếc máy bay đó như thế nào.
    Hôm nay có đọc được thông tin là trước khi hạ chiếc RQ-170, Iran đã bắn hạ một số máy bay do thám, không phải là loại vừa mới thu giữ. Sau đó có mời chuyên gia Nga đến xem xét. Sau khi xem xét phía Nga phát minh ra một loại Rada gây nhiễu có tác dụng ngăn chặn và kiểm soát hệ thống điều khiển của chiếc máy bay tàng hình Mỹ, khi nó bước vào không phận của Iran.
    Iran được Nga cung cấp thiết bị ngăn chặn, và đã thành công giành quyền kiểm soát chiếc " Mãnh thú Kandaha RQ-170 " đưa nó hạ cánh, và thu giữ.

    Nếu đúng là như vậy. Thì tôi có một suy nghĩ là. Quá thán phục người Nga. Nước Nga ngày nay, Liên Xô ngày xưa, trong tiềm thức người dân VN luôn có một chỗ đứng trong trái tim của rất nhiều người. Chiến lược của nhà nước VN hiện nay là đối ngoại cân bằng với các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nhưng quan hệ quốc phòng thì Nga vẫn là ưu tiên số 1. Với vũ khí mua từ Nga, chúng ta tương đối yên tâm trong việc bảo vệ tổ quốc trước sự bành trướng của Tàu Khựa " gọi bọn Trung Quốc là Tàu Khựa để bày tỏ khinh bỉ chúng các bác nhỉ ".
    Hy vọng quân đội ta tiếp bước " Điện Biên Phủ trên không " từ vũ khí Nga nâng cấp với sự sáng tạo của người Việt sẽ tạo nên mồ trôn Tàu Khựa nếu chúng dám xâm phạm biển cũng như đất của tổ quốc.

    Bữa trước thấy bác Thai_duong đưa tin VN đã thành công trong việc tạo nhiên liệu cho hoả tiễn. Qua việc đó cho thấy VN từng bước tự chủ hơn trong quốc phòng. Giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Đó là điều thật đáng mừng.[r2)]
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112


    Trung Quốc: Xe chở học sinh gặp nạn, 15 người chết


    Ít nhất 15 học sinh đã bị thiệt mạng khi một chiếc xe buýt gặp nạn tại tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc.
    TIN BÀI KHÁC:

    Sao những người giàu lên nhờ Putin lại chống Putin?
    Siết cấm vận Iran: Lựa chọn thay chiến tranh?
    Ngắm thời trang của "Bà đầm thép" Thatcher

    [​IMG] Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: THX)
    Theo Tân Hoa Xã, chiếc xe buýt 52 chỗ ngồi chở các em học sinh trường tiểu học Thủ Tiện, Phong huyện, tỉnh Giang Tô bị rơi xuống mương sau khi cố gắng tìm cách rẽ vào lề đường để tránh một chiếc xích lô.
    Được biết, có ít nhất 29 em nhỏ trên xe khi vụ tai nạn xảy ra vào lúc 17h50 tối qua (giờ địa phương).
    Các quan chức Phong huyện cho hay 23 em nhỏ đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Tuy nhiên, khoảng 21h cùng ngày, 2 em nhỏ đã không qua khỏi và tới rạng sáng ngày 13/12, tổng cộng 15 em nhỏ đã tử vong.
    Hiện bệnh viện vẫn đang nỗ lực để chữa trị cho những người bị thương. Nguyên nhân vụ tai nạn vẫn đang được điều tra làm rõ.
    Một làn sóng giận dữ đã dấy lên tại Trung Quốc vào hồi đầu tháng 11 sau khi chiếc xe chở học sinh đâm phải xe tải chở than khiến 18 em nhỏ thiệt mạng tại phía tây bắc Trung Quốc.
    Sau sự việc đau lòng này, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã hứa sẽ trích tiền từ ngân sách nhà nước để cải thiện hệ thống xe đưa đón học sinh.
    Sầm Hoa (Theo Tân Hoa Xã)

    Nguyên nhân gần đây ở TQ thường xuyên xãy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng là xe do TQ sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông !
    Để giữ tính mạng bản thân và gia đình , tốt nhất không mua và không bước lên xe do TQ sản xuất ! Sắp tới sẽ có một đợt bán tháo xe dỏm do TQ sản xuất qua VN do ế hàng tại TQ , bà con mình cẩn thận đừng ham rẻ mà mất mạng !

    :-":-":-":-":-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này