Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4321 người đang online, trong đó có 299 thành viên. 18:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34700 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://cafef.vn/20111213100041344CA...u-thao-tung-gia-co-phieu-lon-chua-tung-co.chn
    Trung Quốc phanh phui vụ thao túng giá cổ phiếu lớn chưa từng có




    [​IMG]
    Công ty đã mua hàng loạt chương trình tivi khuyên mua một số loại cổ phiếu và chi ra khoảng 44,8 triệu nhân dân tệ cho các chiến dịch quảng cáo này. Khi giá cổ phiếu lên cao, công ty bán ra kiếm lời.
    Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc mới đây đã tiết lộ thông tin về vụ thao túng giá cổ phiếu lớn chưa từng có.
    Một công ty đầu tư đã bị buộc tội thao túng giá của 552 cổ phiếu để kiếm lời bất chính khoảng 426 triệu nhân dân tệ tương đương 67 triệu USD.
    Theo Ủy ban chứng khoán Trung Quốc, công ty có tên Guangdong Zhonghengxin, công ty không phải một tên tuổi quá nổi bật trong ngành kinh doanh chứng khoán.
    Dù trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã chứng kiến nhiều bước phát triển mới, tuy nhiên thị trường vẫn chịu tác động khá nhiều từ hành vi gian lận, từ giao dịch nội gián cho đến báo cáo tài chính bị “xào nấu”. Nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã trở nên nhạy cảm hơn với vấn đề này sau khi vào năm qua họ phải đón nhận tin tức về hàng loạt vụ bê bối sổ sách kế toán trong doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn nước ngoài.

    Báo cáo công bố ngày thứ Hai cho thấy công ty đã mua hàng loạt chương trình tivi khuyên mua một số loại cổ phiếu và chi ra khoảng 44,8 triệu nhân dân tệ cho các chiến dịch quảng cáo này. Ngoài ra, công ty cũng xây dựng hệ thống các chuyên gia, khoảng 30 chuyên gia từ 10 công ty chứng khoán và tổ chức đầu tư khác nhau, để đưa ra tư vấn cho khách hàng.
    Sau khi thành công trong việc thổi phồng giá cổ phiếu, Zhonggenxin bán cổ phiếu kiếm lời.
    Đại diện của công ty đã từ chối không trả lời bất kỳ một câu hỏi nào. Trong thông báo tuyển dụng trên website, công ty tuyên bố mục tiêu là đưa ra lời khuyên tài chính đúng lúc, khách quan và hiệu quả.
    Tháng 8/2011, ông Wang Jianzhong đã bị kết án từ 7 năm vì tội thao túng giá cổ phiếu. Đó là lần đầu tiên Trung Quốc áp dụng án hình sự với tội thao túng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

    Ông Guo Shuqing, người mới nhậm chức chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc vào cuối tháng 10/2011, cho biết mục tiêu đầu tiên trong cương vị chủ tịch của ông là dọn sạch thị trường chứng khoán Trung Quốc.
    Người tiền nhiệm của ông cũng đã từng rất mạnh tay với hoạt động giao dịch nội gián, tuy nhiên không công bố thông tin cụ thể với giới truyền thông. Theo cơ quan an ninh Trung Quốc, các vụ tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán liên quan đến khoảng 200 tỷ nhân dân tệ tiền bất chính trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2010.
    Ngọc Diệp
    Theo TTVN/FT


    :-":-":-":-":-"
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://cafef.vn/20111212051112711CA32/nguoi-my-nghi-lai-ve-trung-quoc.chn
    Người Mỹ nghĩ lại về Trung Quốc




    [​IMG]
    10 năm trước, người Mỹ hào hứng khi Trung Quốc gia nhập WTO bao nhiêu thì nay họ chán nản bấy nhiêu. Hàng chục triệu người Mỹ đã mất việc làm.
    Rất ít người tại Mỹ sẽ nhận ra Charlene Barshefsky hay nhớ được những gì bà đã làm. Tuy nhiên tại Trung Quốc mọi chuyện khác hẳn, cựu đại diện thương mại Mỹ cho biết khá nhiều người chào bà trên phố và cám ơn về những gì bà đã làm.

    Món quà mà bà đã dành cho người Trung Quốc là dẫn đầu phái đoàn của Mỹ để bàn thảo việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 12/2001. Việc hàng loạt rào cản thương mại được gỡ đi đã giúp kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thần kỳ, sau 1 thập kỷ vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và tỷ lệ đói nghèo giảm từ 10,2% vào năm 2000 xuống 2,8% năm 2010.

    Bà Barshefsky nhận xét: “Việc người Trung Quốc cân nhắc gia nhập WTO có thể coi như bước tiến lớn nhất trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc từ khi cựu Tổng thống Mỹ Nixon đến thăm Trung Quốc vào năm 1972.”

    Dòng chảy hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc vào Mỹ đã giúp mỗi gia đình Mỹ 600USD để chi tiền vào quần áo, giầy dép, hàng hóa tiêu dùng và hàng điện tử. Thế nhưng hàng Trung Quốc đã khiến ngành sản xuất Mỹ đi xuống nhanh hơn.

    Trong thập kỷ qua, số lượng việc làm trong lĩnh vực sản xuất giảm khoảng 25% xuống mức 11,5 triệu hiện nay, ngoài ra mức lương cơ bản trong lĩnh vực sản xuất, sau khi điều chỉnh với lạm phát, đã trì trệ.

    Tâm lý phản đối Trung Quốc đã tăng cao trong thời gian qua, điều này tạo ra nhiều sức ép lên Quốc hội Mỹ khiến Quốc hội phải đưa ra nhiều chính sách buộc Trung Quốc để đồng nhân dân tệ tăng giá nhanh hơn nhằm làm giảm lợi thế xuất khẩu.

    Hiện nay doanh nghiệp Mỹ, cách đây 1 thập kỷ bị hấp dẫn bởi sức hút của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh, hiện nghĩ lại cuối cùng giấc mơ Trung Quốc mang đến được điều gì cho họ.

    Ông Ron Kirk, người đang giữ chức đại diện thương mại Mỹ tại Trung Quốc, khẳng định: “Tôi nghĩ xét theo bất kỳ định nghĩa nào đi nữa, chúng ta đã khá thành công. Thế nhưng chúng ta có lẽ đang đánh lừa chúng ta, nếu không đã chẳng có quá nhiều sự căng thẳng đến như vậy.”

    Người Mỹ đang nghĩ lại về Trung Quốc ở thời điểm họ đang khốn khổ khi kinh tế tăng trưởng kém, đi kèm với thất nghiệp cao và sự hoài nghi về sức khỏe tài khóa dài hạn của Mỹ. Tất cả mọi chuyện tồi tệ diễn ra ở thời điểm năm bầu cử đang đến gần và sự hoài nghi về sức khỏe tài khóa đang lớn hơn.

    Minh Ngọc

    Theo TTVN


    Bao giờ các doanh nghiệp , nhà buôn và người tiêu dùng Việt Nam mới nghĩ lại về Trung Quốc và dòng hàng dỏm hàng nhái và độc hại đang ngày đêm ào ạt tràn vào Việt Nam bóp chết nền kinh tế nội địa ? :-??

    Bao giờ thay đổi được suy nghĩ của không ít người : bảo vệ tổ quốc và an ninh lãnh thổ , an ninh kinh tế , sức khoẻ cộng đồng là việc của nhà nước và quân đội , còn phần ta , ta cứ việc kiếm tiền bằng bất cứ giá nào , nhanh như có thể , dù rằng việc làm giàu cá nhân đó có hại cho lợi ích quốc gia dân tộc ?


    :-w:-w:-w:-w:-w
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112

    Bốn đời tổng thống với bình thường hóa bang giao Việt - Mỹ

    Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)
    Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước


    "Phía Việt Nam đã phạm sai lầm, ít ra là trong năm 1977, khi cố yêu cầu phía Mỹ thực hiện điều 21 của Hiệp định Paris, bởi vì hiệp định này đã bị cả hai phía Việt Nam vi phạm. Vì vậy, không đời nào quốc hội Mỹ chấp nhận chuyện này. Và đòi hỏi của phía Việt Nam, trong nửa nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Jimmy Carter, đã tạo cớ cho những người muốn chống lại bình thường hoá bang giao Mỹ - Việt" - Cựu Đại tá Lục quân Andre Sauvageot.
    >> Rơi vào ván bài nước lớn, Việt Nam lỡ bước
    >> Việt Nam với nước lớn hay chuyện lòng tin và lợi ích
    LTS: Năm 1964, có một đại uý trẻ của Lục quân Mỹ được cử sang Việt Nam với vai trò cố vấn cho một quận trưởng của Chế độ Việt Nam Cộng hoà.
    Chín năm sau, khi Hiệp định Paris được ký kết, viên sĩ quan Mỹ này kiên quyết từ chối kéo dài sự phục vụ của mình ở Việt Nam, mặc dù, anh ta vẫn tiếp tục ở lại trong quân đội với một vai trò khác - sĩ quan huấn luyện tại một trung tâm huấn luyện ở Mỹ. Lý do viên sĩ quan này đưa ra là sự "cố đấm ăn xôi" của người Mỹ ở Việt Nam là vô nghĩa, và sự ủng hộ và kỳ vọng của Chính quyền Washington đối với Chế độ Việt Nam Cộng Hoà là không có cơ sở!.
    Đó là Andre Sauvageot.
    Người sĩ quan trẻ tuổi này sang Việt Nam với hai niềm tin. Thứ nhất là bổn phận của một người lính là phải sẵn sàng ra trận vì Tổ quốc. Thứ hai là ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ra toàn Việt Nam và Đông Nam Á!
    Andre trở về Mỹ với một niềm tin bị đánh mất. "Chính quyền Mỹ lúc đó đã nói dối nhân dân Mỹ và những người lính như chúng tôi về nguy cơ bành trướng của những người cộng sản Bắc Việt, hoặc, họ đã nói dối cả chính mình", Andre nhận định.
    Với nhận thức như vậy, Andre đã cố gắng góp sức mình vào việc hàn gắn và phát triển quan hệ giữa hai nước, từ vị trí chuyên viên Bộ Quốc phòng, Ngoại giao..., đến cương vị một nhà kinh doanh. Từ vị trí một phiên dịch xuất sắc cho các cuộc đàm phán quan trọng giữa hai phía về bình thường hoá, đến một chuyên gia phân tích chính trị sắc sảo.
    Cựu Thứ trưởng Lê Văn Bàng, người đã khuyên Andre nên nhận lời mời của General Electric làm trưởng đại diện cho họ tại Việt Nam đầu năm 1993, để có cơ hội đóng góp vào việc cải thiện quan hệ giữa hai nước, đã nhận xét:
    "Có những lúc, cuộc tranh luận về vấn đề POW/MIA, vào cuối những năm '80 rất căng thẳng, hai bên không thoả thuận được với nhau. Ông ấy (Andre Sauvageot), mặc dù chỉ là một phiên dịch, đã đứng ra dàn hoà hai bên, và làm cho không khí nó êm ái trở lại để đi đến kết quả. Sau này ông ấy nghiên cứu đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam và chuyển sang tiếng Anh, để giúp người Mỹ tại Mỹ hiểu rõ hơn lập trường của Việt Nam."
    Tuần Việt Nam xin giới thiệu đánh giá về quá trình bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam qua bốn đời tổng thống Mỹ của ông Andre Sauvageot, với tư cách một nhân chứng, một chuyên gia phân tích và một cử tri.

    - Phóng viên Huỳnh Phan:
    Theo Peter Arnett, cựu phóng viên chiến trường ở Việt Nam và cũng là người theo dõi quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ thời hậu chiến, Tổng Thống Jimmy Carter có quan điểm tiến bộ, còn Tổng Thống Ronald Reagan thì lại là người bảo thủ, trong quan hệ với Việt Nam. Theo Peter Arnett, quan điểm của chính quyền Reagan là không muốn có một Việt Nam mạnh. Và chỉ khi Tổng thống George W.H. Bush (cha) lên, chính quyền Mỹ mới nhận thức rằng ủng hộ cho Pol Pot là khuyến khích cho một tội ác dã man.

    Là người tham gia gần như từ đầu vào tiến trình bình thường hoá quan hệ Mỹ - Việt, ông có chia sẻ nhận định này của nhà báo Peter Arnett hay không?
    - Cựu Đại tá lục quân Andre Sauvageot: Tôi đồng ý với nhận định đó, nhưng chỉ một nửa thôi, với cả ba người. Tôi bỏ phiếu cho Jimmy Carter một lần, Ronald Reagan 2 lần, và George Bush một lần.
    Vậy chúng ta hãy bắt đầu từ Tổng thống Jimmy Carter. Tại sao ông bỏ phiếu cho ông ta?
    Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, tôi quyết định không bỏ phiếu cho ứng cử viên của Đảng Cộng hoà của Richard Nixon nữa. Và tôi chọn Jimmy Carter vì tôi nghĩ ông thông minh, nhân đạo.
    Tôi biết một số người trong Nhóm tư vấn của Tổng thống Carter trong thời gian chuyển giao quyền lực. Ngay khi Carter trúng cử tôi đã viết một báo cáo nêu lý do tại sao cần thiết lập bang giao với Việt Nam, nhằm giúp họ về lập luận để thuyết phục ông Carter. Họ thích, và phản ứng của Carter lúc đầu cũng tích cực.
    Và phía Việt Nam cũng đã phạm sai lầm, trong năm 1977, và bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá.
    Ông nói tới lập trường kiên quyết của phía Việt Nam buộc Mỹ phải thực hiện điều 21 của Hiệp định Paris?

    Đúng. Bởi hiệp định này đã bị cả hai Việt Nam Cộng hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vi phạm. Mặc dù Việt Nam Cộng hoà vi phạm trước, và vi phạm nhiều lần, nhưng vi phạm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vi phạm lớn hơn và đã thành công. Đầu năm 1974, tôi đã cùng một Thiếu tướng của Cơ quan Tình báo Quân đội Mỹ sang Việt Nam điều tra chuyện này, và tôi có thể khẳng định nhận định nói trên.

    Vì vậy, không đời nào quốc hội Mỹ chấp nhận chuyện thi hành nghĩa vụ tài chính này. Và đòi hỏi của phía Việt Nam, trong nửa nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Carter, đã tạo cớ cho những người muốn chống lại bình thường hoá bang giao. Tôi đã nói rõ điều này với phía Việt Nam, kể cả một số người của Bộ Ngoại giao Việt Nam lẫn người dân mà tôi gặp, khi qua Hà Nội đầu năm 1982.
    Và đến cuối năm 1978, khi Việt Nam từ bỏ yêu cầu này từ phía Mỹ, quan điểm của Tổng thống Carter đã quay ngược 180 độ.

    [​IMG]

    Cựu Đại tá lục quân Andre Sauvageot (ngoài cùng bên phải) và Thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng.
    Lý do chính, theo ông, vì sao?
    Tôi theo dõi kỹ và thấy rằng quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia dưới thời Khmer Đỏ, được sự ủng hộ của Trung Quốc, ngày càng căng thẳng. Việt Nam cho đến thời gian đó đã kiên trì với nỗ lực chính trị và ngoại giao với Mao Trạch Đông, rồi Đặng Tiểu Bình, nhưng bất thành.
    Và đỉnh điểm là đến cuối năm 1978, Khmer Đỏ cho quân vượt qua biên giới Việt Nam, giết hàng trăm dân thường vô tội.
    Rồi sau khi Việt Nam đưa quân vào giải phóng Phnompenh vào 7.1.1979, Đặng Tiểu Bình đã bay sang Washington DC, họp với Cố vấn An ninh Brzezinski, để lấy sự ủng hộ của chính quyền Carter cho cuộc xâm lăng Việt Nam một tháng sau đó.
    Tôi còn nhớ rất rõ, sau khi họp với Đặng Tiểu Bình, Brzezinski đã tuyên bố với những tờ báo lớn của Mỹ như New York Times, hay Washington Post như sau: "China said they will teach Vietnam a lesson. I say it will an entire curriculum."
    Anh thấy đấy, Trung Quốc chỉ nói là một bài học thôi, nhưng Brzezinski lại khẳng định rằng không chỉ như vậy, mà cả một khoá học, với biết bao nhiêu bài học. Tức là thể hiện sự ủng hộ Trung Quốc trừng phạt Việt Nam một cách lâu dài rồi còn gì.
    Như vậy, ông cho rằng chính Brzezinski đã tác động khiến Tổng thống Carter thay đổi quan điểm với Việt nam?
    Tôi chưa bao giờ được nói chuyện trực tiếp với Carter, nên tôi không dám khẳng định điều đó. Tôi chỉ nêu ra các sự kiện theo trình tự của nó thôi.
    Thất vọng thứ hai của tôi, là lúc tôi sang Bộ Ngoại giao năm 1980, làm cố vấn chính trị và quân sự của Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á - Thái bình dương Richard Holbrooke, một người bạn cũ của tôi từ thời Chiến tranh Việt Nam. Tôi đã hy vọng sang đó sẽ sát cánh cùng Holbrooke, người đàm phán 3 lần với Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền năm 1977 và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vào mùa thu năm 1978 về bình thường hoá bang giao Mỹ - Việt, tiếp tục tiến trình này.
    Nhưng ông ấy cũng thay đổi 180 độ luôn. Ông ta lại tích cực vận động để cô lập hoá Việt Nam, nhằm ép Việt Nam rút khỏi Campuchia, và giữ ghế của Pol Pot ở Liên Hiệp Quốc.
    Holbrooke có mấy lần mang theo tôi đi phiên dịch cho ông ta, khi gặp Đại sứ Việt Nam tại LHQ Hà Văn Lâu. Và tôi còn nhớ mãi một lần Đại sứ Hà Văn Lâu nói: "Mỹ cấu kết với Trung Quốc chống lại Việt Nam tại Campuchia."
    Holbrooke phủ nhận: "Không. Chúng tôi không cấu kết với Trung Quốc, mà chúng tôi có quyền lợi song song với nhau."
    Tôi hiểu ông bạn cũ và thủ trưởng của tôi, ông Holbrooke, nếu không chấp hành chỉ đạo của cấp trên thì sẽ bị sa thải. Nhưng, với Tổng thống Jimmy Carter thì tôi thất vọng hoàn toàn.
    Đó là lý do ông bỏ phiếu cho Ronald Reagan của Đảng Cộng hoà?

    Còn thêm một lý do nữa là khi Liên Xô đưa quân vào Afganistan, ông ta đã rất ngạc nhiên và thốt lên: "Tôi đã có sự cam kết của người lãnh đạo cao nhất của Liên Xô là không làm như vậy." Ngây thơ quá!

    Ông thấy trong hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Reagan đã làm được gì, theo sự kỳ vọng của ông?
    Tổng thống Reagan, với sự cố vấn của những người hiểu biết, rõ ràng tìm ra cách khai thông quan hệ với Việt Nam mà dư luận và quân đội có thể chấp nhận được. Bởi điều hấp dẫn nhất với người Mỹ lúc đó là kiểm điểm người Mỹ mất tích ở Việt Nam. Đó là một nhu cầu quốc nội mà không có bất cứ chính trị gia nào chống lại được.
    Và nhiệm vụ của Richard Armitage là đạt được sự hợp tác của Việt Nam để kiểm điểm tới mức tối đa người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Tôi được cử làm người phiên dịch cho ông Armitage trong cả 3 chuyến ông sang Việt Nam vào tháng 2.1982, tháng 2.1984 và tháng 1.1986.
    Nhưng hay nhất là ông Armitage, ngay từ lần đầu sang Việt Nam tháng 2.1982, đã nghe hết và ghi chép lại những ý kiến của Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, hay đại diện phía Việt Nam, khi họ muốn mở rộng vấn đề thảo luận, ra bên ngoài vấn đề MIA - chủ đề duy nhất ông Armitage được phép thảo luận. Thậm chí, ông Armitage sẵn sàng ngồi thêm sau giờ thảo luận chính thức, và trịnh trọng hứa với ông Thạch là sẽ báo cáo với Tổng thống Reagan.
    Ông có tin rằng những điều ông Thạch đề xuất sẽ được ông Armitage báo cáo lên Tổng thống Reagan?
    Tại sao không? Bởi nếu Tổng thống không quan tâm đến chuyện đó, ắt hẳn lần thứ hai, lần thứ ba, ông Armitage sẽ không chịu khó ngồi nghe ông Thạch mở rộng vấn đề đâu, mà sẽ từ chối luôn.
    Đó chính là tiền đề quan trọng để Đại tướng John Vessey - đặc phái viên của Tổng thống Reagan - được phép mở rộng nội dung đàm phán, như tìm kiếm người Việt Nam mất tích, hay Operation Smile, đưa bác sĩ Mỹ sang mổ cho trẻ em khuyết tật (hở hàm ếch) của Việt Nam. Tất cả những chương trình đó nằm trong Vessey's initiaves (Những sáng kiến của Vessey).
    Tôi nghĩ tất cả những nỗ lực khôn khéo này của chính quyền Reagan đã mở đường cho hai nước thêm xích lại gần nhau, mặc dù vẫn chưa thể bình thường hoá được.
    Những nỗ lực đó của ông Reagan đã được người kế nhiệm tiếp tục như thế nào?
    Thứ nhất, Tổng thống Bush tiếp tục giữ lại Tướng Vessey làm đặc phái viên, nhằm giữ đà quan hệ. Và điều lớn nhất ông làm được trong nhiệm kỳ của mình vào tháng 4.1992, ông đã ký sắc lệnh nới lỏng lệnh cấm vận, bằng cách cho phép công ty Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, cũng như cho phép tiếp thị và bán dược phẩm, nhu yếu phẩm, nông sản, và thiết bị y tế.
    Nhưng điều tôi khiến tôi thất vọng là vào cuối nhiệm kỳ của mình, ông đã không bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam. Lúc đó, ông không còn chịu sức ép nào nữa, bởi đã thất cử và chỉ làm nốt những ngày cuối cùng ở Nhà Trắng. Tại sao lại không bỏ cấm vận luôn đi?
    Ông nghĩ là vì lý do gì?
    Tôi nghĩ là lý do cá nhân. Ông ta không muốn tạo thuận lợi cho người đã thắng ông trong cuộc bầu cử trước đó. Hãy để cho Bill Clinton tự xoay xở, chắc ông Bush đã nghĩ vậy.
    Nhưng vì sao ông Bush lại không làm việc đó từ tháng 4 đến tháng 11? Hay vì ngại mạo hiểm? Bởi khả năng mất phiếu ủng hộ từ những người chống bỏ cấm vận, như một số tổ chức cựu binh, hay gia đình người Mỹ mất tích, là hoàn toàn có thể.
    Tôi không nghĩ ra một giả thuyết khác hay hơn. Và tôi nghĩ, nếu ông tái đắc cử, việc đầu tiên ông Bush làm là sẽ tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Chứ không phải chờ một năm nữa như Tổng thống Bill Clinton.
    Tại sao?
    Ông Bush thuận lợi hơn nhiều, bởi ông là anh hùng của nước Mỹ trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Còn ông Clinton đã bị mang tiếng trong không ít cử tri Mỹ là kẻ nhát gan, không dám sang chiến đấu ở Việt Nam, nên phản đối quân dịch. Đó là luận điệu tuyên truyền của phe ông Bush trong chiến dịch tranh cử năm 1992.
    Còn ông đánh giá thế nào về hành động đó của ông Clinton?
    Tôi không nghĩ ông Clinton nhát gan, mà ông sáng suốt thì đúng hơn. Bởi tôi chỉ nhận thức rằng đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với người Mỹ chỉ sau 9 năm phục vụ tại Việt Nam.
    Ông Clinton lại có thêm một cái khó nữa là khi ông chuẩn bị bỏ cấm vận thì lại nổi lên vụ tài liệu Nga liên quan tới giả thuyết rằng Việt Nam đã đưa phi công Mỹ bị bắt sang Nga. Tôi còn nhớ khi dịch cho phái đoàn quốc hội do TNS John Kerry dẫn đầu sang Hà Nội xác minh về câu chuyện này, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Mai đã phản ứng rất mạnh. Ông nói với TNS Kerry: "Đó là một âm mưu phá hoại."
    Và trong hai nhiệm kỳ của mình ông đã làm được hai việc rất quan trọng: bình thường hoá quan hệ ngoại giao và thương mại với Việt Nam. Tuy Hiệp định thương mại Mỹ - Việt phải chờ sang tới nhiệm kỳ của ông Bush con mới được Quốc hội phê chuẩn.
    (còn tiếp...)

    Ôn cố tri tân ! Xem việc xưa để biết việc nay !
    Thêm một chứng cứ do chính một sĩ quan cấp cao của Mỹ nói ra :
    Đặng Tiểu Bình đã sang tận Mỹ để xin phép người Mỹ xâm lược Việt Nam ! b-(b-(b-(
    Mới hơn ba năm đại bại thảm hại , mối thù còn dai dẵng nên đương nhiên là Mỹ đã đồng ý !
    Xem lại những tư liệu sống này để hiểu thêm về các " đồng chí 4 tốt " Trung Quốc và chủ nghĩa thực dụng của chú Sam !

    Bài học này không bao giờ cũ ! :-w:-w:-w

  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông

    Tác giả: Hoàng Phương Loan

    "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét. Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".
    >> TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông
    >> Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông
    Một phóng viên nước ngoài đã nhận xét, có lẽ vì vấn đề Biển Đông nên thu hút rất đông học giả và chính khách tên tuổi đến dự hội thảo về an ninh hàng hải tại Biển Đông do CSIS tổ chức. Căn phòng chật kín đến mức TS Termsak Chalermpalanupap phải ngạc nhiên và nghiệm ra độ nóng của vấn đề Biển Đông.
    Ngày thảo luận đầu tiên 20/6 (giờ Washington) căng và nóng rẫy sau phần tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông của GS Tô Hạo đến từ ĐH Ngoại giao Trung Quốc.
    Chất vấn và chỉnh huấn, có vẻ đó là những gì các học giả và chính khánh quốc tế tại Hội thảo đã làm với vị giáo sư Trung Quốc và những đồng sự của ông. Đã có lúc, TS Tô Hạo phải kêu lên: "tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc".

    Ai sợ ai?
    Trong bài phát biểu của mình, GS Tô Hạo cho rằng, chính hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc "sợ" (scared).
    "Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc sợ và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông".
    Đến từ Viện nghiên cứu Brookings, TS Tạ Tuấn đặt câu hỏi, "hành động nào của láng giềng khiến Trung Quốc sợ? Là hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở được công nhận bởi Công ước Luật biển quốc tế 1982 của mỗi nước chăng? Là hoạt động thăm dò của công ty dầu khí cũng trong vùng đặc quyền kinh tế ấy mà Trung Quốc đã cho tàu hải giám (tàu quân sự cải hoán) cắt cáp chăng?
    Không chỉ ra được hành động nào, vị GS Trung Quốc phân bua: "Không hẳn là sợ... Nhưng cá nhân tôi lo ngại. Rõ ràng, những năm trước, có rất nhiều hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Một năm trở lại đây, căng thẳng gia tăng...
    Vì sao căng thẳng gia tăng một năm trở lại đây? Câu hỏi của ông Tô Hạo đã được hầu hết các học giả tại diễn đàn này chỉ ra. Thỏa thuận về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông đã không thể ngăn được leo thang tranh chấp, không ngăn được hành động gây hấn của Trung Quốc. Hơn nữa, như TNS Mỹ John McCain chỉ ra, các hành động này dựa trên "các quyền tự phong" của Trung Quốc.
    [​IMG]
    GS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc Điều đáng nói, như TS Termsak Chalermpalanupap lưu ý, khi chiến hạm Mỹ đi qua đường chữ U để vào Đà Nẵng thì Trung Quốc không lên tiếng phản đối, nhưng khi ngư dân Việt Nam hay các tàu của VietnamPetro hoạt động ở khu vực này thì gặp những phiền nhiễu do phía Trung Quốc gây nên.
    "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét.
    Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".
    Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ chia sẻ, "nếu tôi là các nước ASEAN, tôi sẽ rất lo lắng".
    "Theo tôi biết, Trung Quốc đề xuất thương lượng với ASEAN, rằng cùng hợp tác, lo phát triển kinh tế, và chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Đó là cuộc thương lượng tồi, bởi lẽ ASEAN sẽ phải hi sinh lợi ích lâu dài để đổi lại lợi ích thương mại ngắn hạn với Trung Quốc". =D>=D>=D>

    "Tại sao Trung Quốc quyết tâm thực hiện kiểm soát Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó?", TS Peter Dutton nêu câu hỏi trong khi chính học giả Trung Quốc lại thắc mắc với học giả Việt Nam, tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này.
    "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la", TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao Việt Nam đáp lời.
    Bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS nhắc lại việc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như dựng cột mốc chủ quyền trên các bãi đá ngầm ở Amy Douglas Bank thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cắt dây cáp thăm dò dầu khí thuộc tàu Bình Minh 2 và tàu Viking của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực trước đây chưa hề bị tranh chấp.
    Theo bà, những diễn tiến xảy ra tại Biển Đông gắn chặt với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa quốc gia đã đi hơi quá đà, đặt ra thách thức cho giới lãnh đạo Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển giao lãnh đạo.
    Trước đó, dẫn lại lời của GS Tô Hạo, "chủ quyền là lợi ích quốc gia mà một chính thể không thể từ bỏ, nếu muốn tồn tại", một học giả đến từ Philippines đưa ra nghi vấn, phải chăng, có quá nhiều vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
    Hơn nữa, "Trung Quốc chưa thu được giọt dầu nào từ Biển Đông, trong khi nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Philippines đã khai thác được dầu khí. Chúng tôi đòi chia sẻ lợi ích công bằng", GS Tô Hạo nói.
    "Đường lưỡi bò - một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ"
    "Vấn đề là Trung Quốc yêu sách tất cả", học giả đại diện cho ASEAN, TS Termsak Chalermpalanupap lên tiếng. "Vì yêu sách này, Trung Quốc đã tạo chồng lấn với các nước thành viên ASEAN, và đó là lí do Trung Quốc luôn muốn tiếp cận song phương", ông nói.
    [​IMG]
    Ông Bower, bà CAitlyn, TS Trần Trường Thủy, GS Carl Thayer và Ian Storey tại hội thảo. Các học giả đều chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc đang "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" với bản đồ 9 đoạn hình chữ U mới được trình lên LHQ cách đây chưa lâu.
    Với yêu sách đường chữ U, Trung Quốc thực sự đòi bao nhiêu trên Biển Đông? Tất cả Biển Đông chăng? Bản đồ 9 đoạn hình chữ U thực chất thể hiện điều gì, và dựa trên cơ sở nào, rất nhiều học giả nêu câu hỏi.
    Khẳng định "không phải Trung Quốc đòi hỏi toàn bộ Biển Đông", thế nhưng GS Tô Hạo cũng không lí giải được nguồn cơn của đường chữ U. "Đây là vấn đề phức tạp". :)):)):))

    Ông đã viện dẫn "di sản lịch sử" để biện minh cho đường chữ U, rằng đó là di sản lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ 2, là di sản của thời Tống để lại...
    Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, Caitlyn Antrim, khẳng định đường chữ U không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.
    "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó", bà Caitlyn Antrim nói.
    Không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử, TS Peter Dutton nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS...Việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS".
    Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.
    "Trung Quốc yêu sách đường chữ U nhưng lại không rõ thực ra đường chữ U thể hiện điều gì. Trung Quốc nói quan hệ bạn bè, thực ra cũng không biết có phải là bạn hay không. Giống như anh vừa giơ tay ra bắt, vừa cướp thức ăn trên tay bạn", một học giả Philippines nói.
    "Nếu Trung Quốc đã tự tin như vậy về cơ sở cho yêu sách của mình, sao lại phản đối sự tham gia của bên thứ ba trong việc giải quyết vấn đề? Hiện có nhiều cơ chế theo UNCLOS hay ICJ...
    Chia sẻ góc nhìn này, một học giả gốc Việt đang sống tại Mỹ nói, sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi giải quyết song phương với các nước nhỏ? Để Trung Quốc dễ bề "chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau" như nhận định của TNS John McCain chăng?
    Hành xử trách nhiệm?
    Học giả Trung Quốc luôn khẳng định, Trung Quốc "hành xử trách nhiệm", "hành xử theo luật và các quy chuẩn quốc tế", vì "hình ảnh quốc gia". Trung Quốc luôn "cố gắng hạ nhiệt để giảm căng thẳng", "sẵn sàng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông".
    "Nghe Trung Quốc nói về chính sách, nước nào cũng thấy vui, nhưng hi vọng, Trung Quốc thực hành những gì mình nói", TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam dẫn lại phát biểu của một quan chức ASEAN. Đáng tiếc "vẫn tồn tại khoảng cách giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc, và khoảng cách ấy đang lớn lên".

    [​IMG]

    TNS John Mc Cain: Trung Quốc đang hành xử hiếu chiến và yêu sách tham lam ở Biển Đông

    Thiện chí hợp tác của Trung Quốc đến đâu, cứ nhìn quá trình chuyển từ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mang tính cam kết chính trị, sang Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC mang tính ràng buộc pháp lý cao là thấy.
    ASEAN đã rất nỗ lực để đạt đồng thuận trong vấn đề COC, TS Termsak Chalermpalanupap cho hay.
    Gần 10 năm trước, khi bàn về DOC, chính các nước ASEAN đã không thể thống nhất được phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử, đành chấp nhận một giải pháp tình thế, không nhắc đến trong văn bản.
    "Lúc này, tất cả các thành viên ASEAN đã sẵn sàng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC", vượt qua trở ngại cũ.
    20 lần, các nước ASEAN đã thống nhất được đề nghị về COC để đưa ra bàn với Trung Quốc. Và cả 20 lần, Trung Quốc đều bác bỏ. Tuần qua, ASEAN lại vừa họp, và bản đề nghị thứ 21 đã hình thành.
    "Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử", vị học giả đại diện cho ASEAN nói.
    "Muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của mình", một học giả nói.
    Muốn "giữ hình ảnh quốc gia", Trung Quốc sẽ không được quên, thế giới đang nhìn vào hành xử của nước này ở Biển Đông.
    "Thái độ hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông giúp Ấn Độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn Độ và với biển Ấn Độ Dương", ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế Ấn Độ nói.
    Tại Hội thảo, có học giả đã lạc quan hi vọng, GS Tô Hạo và các đồng nghiệp của ông sẽ "thay đổi cách nhìn về Biển Đông" bằng cách lắng nghe các nước. Và sự thay đổi nhận thức từ những học giả lớn của Trung Quốc sẽ lan tỏa đến chính sách.
    Còn Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ tới đồng nghiệp Trung Quốc, có lẽ, ông nên tới Hà Nội hay Manila, để nhìn chính sách của Trung Quốc theo cách khác.


    Nhận xét hay và xác đáng nhất :

    "Trung Quốc yêu sách đường chữ U nhưng lại không rõ thực ra đường chữ U thể hiện điều gì. Trung Quốc nói quan hệ bạn bè, thực ra cũng không biết có phải là bạn hay không. Giống như anh vừa giơ tay ra bắt, vừa cướp thức ăn trên tay bạn", một học giả Philippines nói.


    Trung Quốc nói một đàng làm một nẽo !
    Ngày nay Trung Quốc bị tẩy chay khắp nơi chính vì sự xảo trá và lừa đảo của họ quá trơ trẽn trong khi lòng tham thì vô tận !
    Lời nói hoa mỹ hứa hẹn hoà hiếu hữu hảo của TQ như một chiếc lá sen , còn lòng tham như một con bò !

    Lá sen làm sao che được con bò ? :-??
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Thoi-su/156856/La-vai-thieu-kho-di…-Nhat.html

    Lá vải thiều khô đi… Nhật
    SGTT.VN - Chưa năm nào, sau khi vụ vải thiều kết thúc, nông dân Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) – thủ phủ vải thiều của cả nước lại bận rộn như năm nay. Tuy nhiên, họ bận rộn không phải vì tỉa cành, chăm cây cho vụ mới mà bận rộn vì đua nhau... nhặt lá khô để bán cho thương nhân gom hàng xuất khẩu.

    [​IMG]

    Kho hàng hơn 300m2 của ông Đạo đã chất đầy những bao tải lá vải khô, chuẩn bị chuyển về Hà Nội để công ty Lâm Sơn sơ chế, xuất đi Nhật. Ảnh: Nguyễn Khánh


    Lá vải khô được giá
    Chúng tôi có mặt tại vườn vải hơn 1.000 gốc của bà Lưu (thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn) khi bà đang dùng chổi quét lá vải khô trong vườn thành từng ụ to, rồi lèn chặt vào bao tải để đưa cho đại lý trong thôn. “Mỗi bao khoảng 6 – 7kg, bán được từ 7.000 – 8.000 đồng. Hơn một tháng nay, mỗi ngày tôi bán được từ 5 – 7 bao, thu về được hơn 1 triệu đồng tiền bán lá”, bà Lưu nhẩm tính. Theo bà Lưu, mọi năm, sau vụ thu hoạch chừng hai tháng, bà phải dọn vườn, cào lá khô, một phần dùng làm chất đốt, phần lớn còn lại cũng để đấy chứ không biết làm gì, nên tự dưng năm nay có người hỏi mua, bà có thêm thu nhập.
    Tương tự, trong thôn Áp đã có hàng chục hộ như gia đình chị Hoạt, anh Bính, anh Hoàng… cũng đã bán được tiền triệu qua việc thu gom lá vải khô. Tất cả lá vải khô được bán qua đại lý trong thôn do ông Nguyễn Đắc Đạo làm chủ. Ông Đạo cho biết, kho hàng của ông đang chứa khoảng 100 tấn lá vải khô, hàng mua theo đơn đặt hàng của công ty TNHH Lâm Sơn có trụ sở ở Hà Nội. Theo ông Đạo, người dân mang lá vải khô đến cân tại đại lý của ông không chỉ có nông dân trong thôn Áp, trong xã Tân Quang, mà có cả nông dân các xã lân cận như Phượng Sơn, Giáp Sơn…
    Ông Hoàng Minh Phương, phó trưởng phòng kinh tế (UBND huyện Lục Ngạn) xác nhận: “Đây là lần đầu tiên có thương lái thu gom lá vải khô trong dân và sự việc này diễn ra gần hai tháng nay. Trước những thông tin lo ngại về việc này, huyện đã có tìm hiểu và mời công ty thu mua lên làm việc”. Trao đổi qua điện thoại với chúng tôi chiều ngày 10.12, ông Bình, một cán bộ của phòng kinh tế huyện, người trực tiếp tìm hiểu vụ việc cho hay: Trước đó, công ty Lâm Sơn có đặt vấn đề thu mua lá vải với hội nông dân huyện; theo thống kê của huyện, sau hai tháng thu mua đến trước khi công ty này tạm dừng thu gom, số lượng lá khô đã được thu gom khoảng 10 tấn, với giá thu mua là 1.000 đồng/kg.
    Làm phân bón cho đất nhân tạo?
    Vị cán bộ này cho biết thêm, ngày 9.12, công ty TNHH Lâm Sơn đã cử ông Nguyễn Trung Thành đến làm việc với huyện. Tại đây, công ty đã xuất trình giấy phép kinh doanh, hợp đồng mua máy móc để sơ chế lá vải khô và trình bày lý do của việc thu mua lá vải khô. “Công ty nói rằng, phía đối tác Nhật yêu cầu công ty sau khi thu gom lá vải khô, họ sẽ ép lại thành bánh, rồi đóng thùng, xuất khẩu sang Nhật để làm nguyên liệu trong sản xuất phân bón, nhằm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho đất nhân tạo. Tất nhiên, phía Nhật làm phân bón như thế nào thì công ty Lâm Sơn không được biết vì đó là công nghệ của họ”, vị cán bộ huyện cho biết.
    Chiều ngày 11.12, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Nguyễn Trung Thành tự giới thiệu là đại diện của công ty TNHH
    Lâm Sơn, đồng thời là con trai của giám đốc công ty – khẳng định: Việc thu gom lá vải khô để xuất khẩu đi Nhật đã được tiến hành hai tháng qua, song hiện giờ tạm dừng bởi do dây chuyền chế biến có thay đổi theo yêu cầu của phía đối tác Nhật, nên sẽ được đưa vào vận hành thử chậm lại, khoảng ngày 20.12 tới đây.
    Theo ông Thành, tại buổi làm việc với huyện, công ty Lâm Sơn cam kết là chỉ thu mua lá vải khô, chứ không có chuyện thu mua lá tươi, dẫn đến hệ luỵ là nông dân sẽ đổ xô bẻ lá tươi, ảnh hưởng đến vụ trái kế tiếp như có thông tin lo ngại. Ông Thành nói thêm, trước khi tiến hành thu mua, công ty đã cùng chuyên gia Nhật đi thị sát và làm việc với huyện, hội nông dân huyện, chứ công ty không hề thu mua lén lút với dân.
    Đại diện huyện Lục Ngạn cho biết, sau khi kiểm tra và làm việc với các bên, huyện thấy hoạt động mua bán này là bình thường, không lén lút, hơn nữa, đây không phải là mặt hàng cấm, nên huyện không có chủ trương cấm việc thu mua lá vải khô này.
    Chí Hiếu – Nguyễn Khánh
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    [};-[};-[};-[};-[};-
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Thoi-su/156897/Hop-tac-dau-khi-Viet---An-se-duoc-tang-cuong-thoi-gian-toi.html

    Hợp tác dầu khí Việt - Ấn sẽ được tăng cường thời gian tới
    SGTT.VN - Các hoạt động thăm dò dầu khí mà Việt Nam và Ấn Độ hợp tác đang diễn ra bình thường và là lĩnh vực cần phải chú ý, vì hai bên đã có hợp tác từ những năm 1980 và sẽ tiếp tục được tăng cường, phát triển. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, Nguyễn Thanh Tân trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị bên lề hội nghị ngoại giao lần thứ 27, khai mạc sáng 12.12 tại Hà Nội.

    [​IMG]

    Đại sứ Nguyễn Thanh Tân. Ảnh: V.A


    Đại sứ đánh giá thế nào về quan hệ Việt - Ấn thời điểm này?
    Tôi cho rằng quan hệ hai nước đang rất tốt đẹp, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Ấn Độ của ************* Trương Tấn Sang vừa qua. Chẳng hạn Vietnam Airlines và Jet Airway đã thỏa thuận sẽ có đường bay thẳng vào tháng 7.2012. Nếu thực hiện được sẽ kéo theo phát triển hợp tác ở nhiều góc độ. Chúng ta có thể trông đợi con số 200.000-300.000 khách từ Ấn Độ, kéo theo phát triển thương mại và các lĩnh vực khác.
    Hiện nay kim ngạch thương mại hai chiều đang tăng nhanh, có khả năng đạt 3,6 – 3,7 tỷ USD năm 2011, tăng hơn 30% so với năm ngoái (2,4 – 2,5 tỷ USD).
    Xin ông nói rõ hơn về việc triển khai hợp tác dầu khí mà ************* đã thống nhất với Ấn Độ?
    Vừa rồi các tàu của Ấn Độ đã vào thăm dò và các hoạt động thăm dò diễn ra bình thường. Hợp tác dầu khí giữa hai bên đã có từ những năm 1980, khi tập đoàn dầu khí quốc gia của Ấn Độ vào Việt Nam. Tôi cho rằng hợp tác trong lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tiếp tục được tăng cường, phát triển, nhất là khi Việt Nam là địa bàn hợp tác truyền thống của họ.
    Năm qua, cả khu vực chứng kiến những biến động ở biển Đông, ông nhìn nhận quan điểm của Ấn Độ thế nào?
    Qua những căng thẳng ở biển Đông, chúng ta càng hiểu rõ lập trường của Ấn Độ, đó là ủng hộ tự do hàng hải và mong muốn các nước tôn trọng tự do hàng hải, bởi họ cũng có lợi ích ở đây. Ấn Độ có lượng dầu và khí đốt từ vùng Siberia vùng Viễn Đông vận chuyển qua vùng biển này, về đến các cảng của miền Nam Ấn Độ nên họ ủng hộ điều đó.

    Diễn ra trong hơn một tuần lễ (12 – 19.12), hội nghị ngoại giao lần thứ 27 có chủ đề “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng”.
    Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, ngành ngoại giao cần nắm vững tư tưởng chỉ đạo là thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với nguyên tắc xuyên suốt là lợi ích quốc gia, dân tộc là ưu tiên cao nhất.


    Thứ hai, Ấn Độ có hợp tác dầu khí trong khu vực từ rất lâu, với Việt Nam và cả các nước trong khu vực nên họ rất mong muốn một khu vực hòa bình, ổn định để tiếp tục các dự án mà họ đã đầu tư.
    Bên cạnh đó, hợp tác hải quân Việt Nam – Ấn Độ cũng có từ những năm 1980, các đoàn tàu hải quân của Ấn Độ đã vào cảng TP.HCM và Hải Phòng. Do đó, khi có thông tin tàu Ấn Độ di chuyển vào khu vực của nước khác, Ấn Độ đã nói rõ lập trường vì họ đã rất thông thuộc, vẫn đi lại trong vùng biển được phép.
    Ấn Độ đã khẳng định Việt Nam luôn là trụ cột trong chính sách hướng Đông của họ, thời gian tới có điểm gì cụ thể minh chứng cho điều này?
    Chính sách hướng Đông có từ đầu những năm 1990, Ấn Độ hiện đã tương đối thành công với giai đoạn đầu và họ vẫn coi Việt Nam là trụ cột trong chính sách này.
    Có một điểm mới trong các năm tới mà Ấn Độ quan tâm là sự kết nối với Việt Nam và các nước ASEAN, đó là dự án kết nối đường bộ chạy qua Myanmar, Thái Lan, Lào rồi vào Việt Nam. Những năm tới dự án này sẽ có bước tiến triển và có thể hiện thực hóa sau một thời gian nằm trên giấy.
    Xin cảm ơn ông!
    Việt Anh (ghi
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    7 người đang vào chủ đề này, trong đó có 5 thành viên: TuGan, ptkh, NuHoangTuyet, Thai_Duong, hocchoick2010


    Năm anh em trên chiếc xe tăng ...
    Có 2 du kích bám đằng sau xe !
    Coi chừng bị té đó nghe !
    Bám đu không chắc , ngã què cho coi !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  9. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Tri thức Việt ‘tát’ một cú trời giáng vào mặt các ‘học giả lưỡi bò’ của Trung Quốc thông qua tạp chí Science


    Như chúng ta đã biết, trong thời gian qua tri thức Việt đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo và yêu cầu các tạp chí khoa học quốc tế phải có hành động bảo vệ sự liêm chính của môi trường khoa học quốc tế trước việc các học giả Trung Quốc (TQ) lấp liếm chèn đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học của họ khi gửi công bố trên các tạp chí quốc tế.

    Tri thức Việt đã thu được những thắng lợi quan trọng. Một thắng lợi chấn động cả cộng đồng khoa học quốc tế là tạp chí lừng danh Nature đã lên án hành động lấp liếm và phản khoa học cuả các học giả TQ về vấn đề trên, và cũng tuyên bố “sẽ không có chổ cho đường lưỡi bò” trên tạp chí này.

    Một tạp chí lừng danh khác là tạp chí Science bị phản đối và cũng đã nhận thức được tính phi pháp của đường lưỡi bò. Tạp chí này cũng đã ra tuyên bố về vấn đề này. Tuy nhiên tạp chí này có phần hơi lấp liếm, kiểu như “có thể đã có sự hiểu nhầm”, “Science không đứng về bên nào” hay “chúng tôi sẽ xem lại quy trình … để tránh lặp lại …”. Theo người viết, dù Science không nói rõ nhưng họ sẽ không đăng bài có đường lưỡi bò phi pháp của các học giả TQ.


    http://www.pagewash.com////nph-inde...inahg.svyrf.jbeqcerff.pbz/2011/12/abanzr6.wct

    Trước sự lấp liếm của Science, nhiều nhà khoa học đã tiếp tục phản đối và yêu cầu Science phải giải thích rõ ràng hơn về lập trường của họ đối với đường lưỡi bò.

    Mới đây, một bức thư phản đối của GS Phạm Quang Tuấn (Úc) và một số tri thức Việt đã được Science công bố sau nhiều lần trì hoãn. Bức thư giải thích tính phi pháp của đường lưỡi bò bị chèn vào các ấn phẩm khoa học từ TQ, cũng như lên án hành động phản khoa học, nghi ngờ mưu đồ chính trị của các học giả TQ.



    Đây có thể nói là một thắng lợi cực kỳ quan trọng nữa của tri thức Việt trong quá trình đấu tranh xóa đường lưỡi bò của TQ trên phạm vi toàn cầu. Và cũng là một cú ‘tát’ trời giáng của tri thức Việt vào mặt các ‘học giả lưỡi bò’, tác giả của các bài báo khoa học có chèn đường lưỡi bò phi pháp, của Trung Quốc thông qua tạp chí Science.

    Xin điểm qua những chi tiết quan trọng trong bức thư của tri thức Việt được đăng trên Science – Phản hồi bài “Lịch sử nhân khẩu học của Trung Quốc và thách thức trong tương lai” của X. Peng, đăng trên Science vào ngày 29 tháng 7 năm 2011, số trang 1581-587 (xem file pdf):

    1-Các bản đồ của Trung Quốc có một đường cong hình chữ U hay còn gọi là đường lưỡi bò kèm theo gần như ôm trọn Biển Đông và các đảo trong đó (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), rõ ràng ngụ ý rằng các khu vực được tô màu trong đường cong này thuộc về TQ. Tuy nhiên, các quần đảo này thuộc các vùng lãnh thổ đang bị tranh chấp giữa TQ, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Đài Loan. Vì thế việc cho rằng các quần đảo này là lãnh thổ TQ một cách không thể chối cãi là có vấn đề, đặc biệt là khi chúng gần như không có người ở và không liên quan đến nghiên cứu dân số trong bài báo.

    2-Đường cong hình chữ U trong bản đồ thì thực sự ít thuyết phục. Nó chỉ xuất hiện trong các bản đồ TQ và chỉ được tuyên bố bởi các tác giả TQ để biểu thị đường ranh giới hàng hải truyền thống của TQ. Nó được sử dụng chính thức bởi TQ để khẳng định “quyền chủ quyền và quyền tài phán” đối với các nguồn tài nguyên của biển Nam Trung Hoa hay Biển Đông. Bất cứ nơi nào nó xuất hiện, đường cong này ngang nhiên vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) các nước khác được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Nó mở rộng vượt ra ngoài đường trung tâm giữa các đảo đang bị tranh chấp và bờ biển của các quốc gia khác, và do đó hình thành một yêu sách rộng lớn hơn nhiều so với các vùng nước liên quan đến các quần đảo này.

    3-Tuyên bố đơn phương của TQ đối với các vùng biển mở rộng là chưa từng có trong lịch sử thế giới và vi phạm Luật Biển của Liên Hợp Quốc, mà tất cả các quốc gia xung quanh Biển Đông, bao gồm TQ, đã phê chuẩn. Việc TQ đẩy tuyên bố này một cách cương quyết là không nghi ngờ, bằng chứng là các sự cố gần đây trong đó các tàu TQ quấy rối tàu thăm dò dầu Việt Nam bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

    4-Không một quốc gia nào công nhận biên giới biển hình chữ U của TQ. Indonesia và Việt Nam đã chính thức bày tỏ mối quan ngại. Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết nhất trí lên án hành động của TQ. Không có sự biện minh nào cho một chi tiết gây tranh cãi và phi pháp (trong điều khoản của luật pháp quốc tế) trong một bài báo mang tính học thuật. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sự hiện diện của chi tiết này không phải do áp lực chính trị.

    Science đã giật tít “Concern over the South China Sea” tức “Quan ngại về Biển Nam Trung Hoa” chứng tỏ họ đã không nhẫn tâm xem nhẹ sự liêm khiết trong môi trường học thuật. Động thái này chứng tỏ rằng Science đã bị khuất phục bởi các tri thức Việt, buộc họ phải tôn trọng tính chân thật trong khoa học và phải giữ cho môi trường xuất bản các ấn phẩm khoa học không bị hoen ố bởi những mục tiêu chính trị.

    Việc Science cho đăng bức thư trên ngay sau bài báo của Peng trên Science càng làm cho các học giả lưỡi bò của TQ thêm nhục nhã. Họ sẽ phải tự suy nghĩ lại: tiếp tục ôm mộng đường lưỡi bò phi pháp và chịu sự khinh bỉ của cộng đồng khoa học quốc tế, hay từ bỏ hành động chèn đường lưỡi bò vào các ấn phẩm khoa học.



    Như vậy đến thời điểm này, hai tạp chí vào hàng bậc nhất trong khoa học, Nature và Science, đã tỏ rõ thái độ không chấp nhận đối với đường lưỡi bò phi pháp của TQ trong các ẩn phẩm khoa học. Đây sẽ là lí do để các tạp chí khác có quyền tẩy chay các bài báo có đường lưỡi bò từ TQ, bởi một tạp chí khoa học nghiêm túc không bao giờ chấp nhận bị lợi dụng bởi những mục tiêu chính trị và không bao giờ muốn những ấn phẩm của họ bị phản đối.

    Xin chúc mừng các tri thức Việt về thắng lợi quan trọng này. Xin chân thành cảm ơn GS. Phạm Quang Tuấn đã kiên trì trong quá trình thuyết phục Science tôn trọng sự liêm khiết trong môi trường khoa học.

    Trong bài tới, người viết sẽ tường thuật lại quá trình “tranh luận” giữa GS. Phạm Quang Tuấn và Jennifer Sills, phó biên tập trang thư của Science. Đây sẽ là những kinh nghiệm quí báu cho những người có quan tâm đến việc đấu tranh xóa đường lưỡi bò phi pháp.

    Vài nét về Science:
    Tạp chí Science do Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của Khoa học xuất bản. Có thể nói đây là một tạp chí khoa học đa ngành hàng đầu, sau Nature. Chỉ số trích dẫn, impact factor, năm 2010 của tạp chí này là 31.377, xếp thứ 2 sau Nature trong danh sách các tạp chí đa ngành. Giống như Nature, Science nhận công bố những phát minh lớn trong hầu hết các lĩnh vực. Tác giả có công trình trên Science thường rất dễ thăng tiến trong sự nghiệp khoa học hoặc thường được trao các giải thưởng lớn trong khoa học.



    Viết xong bài thì đã 4 giờ sáng, nhưng người viết vẫn chưa thấy mệt. Có lẽ cái vui đã át cái mệt.
    ***
    TS. Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan,
    url: https://levanut.wordpress.com

    Bộ mặt xảo trá của TQ ngày càng lộ rõ !!!!
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Bạn @Hoatimbanglang ới ời,
    Thì ra bạn là...hở ? Suýt nữa thì mình bầu bạn lên làm chị hai của mình rồi, hè...:-ssMình ko có chị nên tiếc bạn lắm, phải chi bạn cùng phe với mình làm thơ đối đáp với phe bác TD và a. DCN nhỉ!
    Sao mờ bạn làm thơ hay wá zậy, mình phục bạn ghê đó.:-"
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này