1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 12 - chú ý trang 34

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 28/11/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5043 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 16:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35024 lượt đọc và 1203 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Nhật Bản xây dựng căn cứ quân sự trên đảo tranh chấp với TQ?

    Thứ ba 13/12/2011 07:39
    (GDVN) - Nhật Bản nên xem xét việc xây dựng một căn cứ quân sự trên quần đảo tranh chấp với Trung Quốc nhằm tăng sự quyết đoán đối với Bắc Kinh.


    Trong chuyến thăm Hoa Kỳ hôm 12/12 vừa qua, một lãnh đạo phe đối lập Nhật Bản cho biết, Nhật Bản nên xem xét việc xây dựng một căn cứ quân sự trên quần đảo tranh chấp với Trung Quốc nhằm tăng sự quyết đoán đối với Bắc Kinh trong việc tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này.

    Ông Nobuteru Ishihara, người có lúc đã được xem là Thủ tướng tương lai của Nhật Bản cho biết thêm, trong trường hợp Đảng Dân chủ Tự do của ông lên nắm quyền, Nhật Bản sẽ nhìn xa trông rộng hơn nữa và đẩy mạnh hoạt động chi tiêu cho quốc phòng nhằm đối phó với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy.



    [​IMG]
    Nobuteru Ishihara - tổng thư ký đảng đối lập Dân chủ Tự do Nhật Bản Nhật Bản và Trung Quốc hiện đang cùng tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo không người ở mà người Nhật gọi là Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và cũng là nơi Nhật Bản đã bắt giữ một thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc hồi năm ngoái dẫn đến căng thẳng ngoại giao giữa hai bên.

    Ông Ishihara, tổng thư ký đảng đối lập bảo thủ Dân chủ Tự do, cho biết thêm: Nhật Bản nên hành động "nhanh chóng" để đưa các đảo về dưới quyền kiểm soát chung.

    "Tiếp theo sự thay đổi này, một cảng biển nên được xây dựng để tàu thuyền đánh cá có nơi đỗ" - ông Ishihara cho biết tại Viện Hudson trong chuyến thăm Hoa Kỳ.


    Nhật Bản cho biết, trong năm 2008, quốc gia này đã đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về sự phát triển chung tại những khu vực nhiều khí gas có khả năng sinh lợi gần các đảo tranh chấp.


    Tuy nhiên, thỏa thuận dường như đã không đi đến đâu sau khi Trung Quốc nói rằng lập trường của mình không thay đổi.


    Nguyễn Hường (theo AFP)

    Cái thằng Trung Quốc này đi đâu cũng tranh cướp đó !
  2. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    CHUYÊN GIA MỸ: Nếu xảy ra chiến tranh trên biển, Trung Quốc khó thắng

    Thứ hai 12/12/2011 08:36
    (GDVN) - "Hải, Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ cùng với quân đồng minh được trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35 là nhân tố giành chiến thắng".




    Ngày 6/12, mạng Phòng tuyến số 2 Mỹ có bài viết cho rằng, hiện nay hải, không quân Mỹ đang hợp tác nghiên cứu vấn đề làm thế nào để ngăn chặn chiến tranh (đặc biệt là chiến tranh ở khu vực Thái Bình Dương). Cuộc nghiên cứu này lấy đánh thắng một cuộc chiến tranh làm nền tảng.
    Bài viết cho rằng, Mỹ và các đồng minh Thái Bình Dương có thể giành thắng lợi trong chiến tranh Thái Bình Dương. Hải, Không quân và Lính thủy đánh bộ Mỹ cùng với quân đồng minh được trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35 là nhân tố giành chiến thắng.



    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-35A của Mỹ Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình siêu âm đã bước vào giai đoạn cuối cùng, cần phải đưa nó vào trong kế hoạch tác chiến.

    Do tiêu diệt tên lửa hành trình siêu âm có độ khó rất lớn, cho nên chú trọng nghiên cứu lĩnh vực này có lợi cho giải quyết mối đe dọa của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Hải quân Trung Quốc.

    Hơn nữa, khi đối mặt với mối đe dọa tên lửa hành trình siêu âm cao, quân đội Mỹ và đồng minh có thể sử dụng máy bay chiến đấu F-35 có tính năng tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ tấn công và phòng thủ.
    C4ISR-D “Z-Trục” của khoang điều khiển máy bay chiến đấu F-35 có thể xây dựng một mạng lưới “Tổ ong” ISR ở Thái Bình Dương, cung cấp khả năng nhận biết môi trường mạnh, phòng ngừa mối đe dọa của tên lửa hành trình siêu âm và tên lửa đạn đạo tầm trung, hoặc thực hiện nhiệm vụ tấn công.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-35B có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng Tuy nhiên, tất cả mọi sự phát triển đều cần có thời gian, Mỹ và đồng minh cần có thời gian để phát triển công nghệ cho tác chiến hợp nhất không-hải quân trong thế kỷ 21.

    Hơn nữa, tiền đề cho việc thực hiện thành công tác chiến tấn công và phòng thủ “tổ ong” là trang bị đầy đủ máy bay chiến đấu F-35.

    Trong khái niệm tấn công và phòng thủ mới này, máy bay chiến đấu F-35A của Không quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-35B của Lính thủy đánh bộ Mỹ và máy bay chiến đấu F-35C của Hải quân Mỹ là chủ lực, tàu Aegis hoạt động như một “cầu thủ chạy cánh”, còn tàu ngầm hạt nhân đóng vai trò “tàu chi viện hỏa lực”.
    Việc sử dụng của máy bay chiến đấu F-35 của Không quân, Hải quân, Lính thủy đánh bộ Mỹ và các nước đồng minh châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thể tạo dựng thành công mạng lưới “Tổ ong” ISR. Máy bay F-35 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc đặc biệt quan trọng.



    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-35C của quân đội Mỹ Nếu máy bay chiến đấu F-35 không tồn tại, chỉ huy tác chiến hợp nhất không-hải quân Mỹ cần phải tiếp tục nghiên cứu chế tạo hoặc cải tiến rất nhiều hệ thống đắt giá, phụ trách hoàn thành nhiệm vụ mà một máy bay có thể hoàn thành.
    Giai đoạn đầu, máy bay chiến đấu F-35 có thể tạo thành mạng lưới chung với các hệ thống khác, trên thực tế trong tương lai, “hệ thống khác” sẽ phát triển xoay quanh sử dụng các khả năng của máy bay chiế đấu F-35.
    Vấn đề then chốt hiện nay là ở chỗ, Mỹ cần xoay quanh khả năng C4ISR-D “Z-Trục” của máy bay chiến đấu F-35, nghiên cứu chế tạo vũ khí và hệ thống kiểu mới, tăng cường khả năng tấn công tác chiến điện tử cho quân Mỹ, giám sát tên lửa bay đến tấn công, đồng thời các loại vũ khí động năng phóng từ máy bay, tàu chiến… để ngắm trúng tên lửa bay đến.


    Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)

    Vòng vây không phải đang mà là đã hình thành bao quanh Trung Quốc !
  3. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Cảnh long trời lở đất khi máy bay Liên Xô thả bom nguyên tử

    Thứ năm 08/12/2011 20:03
    (GDVN) - Tsar Bomba được kích nổ lúc 11:32 ngày 30 tháng 10 năm 1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha.


    Tsar Bomba, dịch nghĩa "bom-Sa hoàng", là tên hiệu của quả bom khinh khí AN602 (mã hiệu "Ivan" (do những người phát triển nó đặt) — là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ, và hiện vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.
    Được phát triển tại Liên xô, quả bom ban đầu được thiết kế để có đương lượng nổ khoảng 100 mêga tấn TNT; tuy nhiên, đương lượng nổ đã được giảm đi một nửa để giới hạn khối lượng bị phóng xạ sẽ phát tán. Chỉ một quả bom loại này được chế tạo và thử nghiệm ngày 30 tháng 10 năm 1961, tại quần đảo Novaya Zemlya.

    [​IMG]
    Đám mây hình nấm của Tsar Bomba Những vỏ bom còn lại được đặt ở: Bảo tàng vũ khí hạt nhân Nga, Sarov (Arzamas-16); Bảo tàng Vũ khí hạt nhân, Viện nghiên cứu Kỹ thuật Vật lý Toàn Nga, Snezhinsk (Chelyabinsk-70). Không vỏ bom nào trong số trên có cùng cấu hình ăng ten như thiết bị thực tế đã được thử nghiệm.
    Thiết bị này được gán cho nhiều cái tên trong văn học. Cái tên nào là chính xác, được đưa ra để đánh lạc hướng đối phương hay theo thực tế là vấn đề chưa được giải quyết: Số dự án- Dự án 700; Mã sản phẩm- Mã sản phẩm 202 (Izdeliye 202); Tên định danh- RDS-220 (РДС-220), RDS-202 (РДС-202), RN202 (PH202), AN602 (AH602); Bí hiệu- Vanya; Tên hiệu- Big Ivan, Tsar Bomba.
    Thuật ngữ "Tsar Bomba" đã được tạo ra trong một sự suy luận với hai dự án lớn khác của nga, Tsar Kolokol, quả chuông lớn nhất thế giới của Nga, và Tsar Pushka, bích kích pháo lớn nhất thế giới. Dù quả bom được các nguồn tin phương Tây gọi tên như vậy, cái tên này hiện được sử dụng tại Nga.

    [​IMG]
    Địa điểm vụ nổ Tsar Bomba là một quả bom khinh khí ba giai đoạn với một đương lượng nổ 57 megaton (Mt). Nó tương đương 10 lần lượng thuốc nổ được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, gồm cả Little Boy và Fat Man, những quả bom đã tàn phá Hiroshima và Nagasaki.
    Một quả bom H ba giai đoạn sử dụng một quả bom hạt nhân ban đầu để tạo ra một phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, như trong hầu hết các quả bom H, và sau đó sử dụng năng lượng từ vụ nổ này để tạo ra một giai đoạn nhiệt hạch lớn hơn nữa.
    Tuy nhiên, có bằng chứng rằng Tsar Bomba có một số giai đoạn thứ ba chứ không phải chỉ là một giai đoạn rất lớn duy nhất.
    Thiết kế ba giai đoạn ban đầu có khả năng tạo ra vụ nổ xấp xỉ 100 Mt, nhưng sẽ tạo ra quá nhiều bụi hạt nhân. Để giới hạn bụi hạt nhân, giai đoạn ba, và có thể cả giai đoạn hai, có một tamper chì thay cho một tamper uranium-238 (nó khuếch đại cực mạnh phản ứng bằng cách phân hạt các nguyên tử uranium với các neutron nhanh từ vụ nổ nhiệt hạch).

    [​IMG]
    Một vỏ bom kiểu Tsar Bomba được trưng bày tại Sarov Điều này giúp làm hạn chế sự phân hạt nhanh bằng các neutron ở giai đoạn tổng hợp, vì thế xấp xỉ 97% tổng năng lượng có được từ sự tổng hợp hạt nhân (như vậy, nó là một trong những quả bom hạt nhân "sạch nhất" từng được chế tạo, tạo ra một khối lượng bụi hạt nhân khá nhỏ so với đương lượng nổ).
    Có một sự khuyến khích rất lớn với kiểu thiết kế này bởi hầu hết bụi hạt nhân của vụ thử nghiệm bom sẽ rơi trên vùng lãnh thổ có người ở của Liên xô.
    Các thành phần được thiết kế bởi một đội các nhà vật lý dưới sự lãnh đạo của Academician Julii Borisovich Khariton và gồm cả Andrei Sakharov, Victor Adamsky, Yuri Babayev, Yuri Smirnov, và Yuri Trutnev.
    Một thời gian ngắn sau khi Tsar Bomba được cho nổ, Sakharov bắt đầu phát biểu chống lại các loại vũ khí hạt nhân, cuối cùng biến ông trở thành một người bất đồng.
    Tsar Bomba được đưa tới nơi thử bởi một chiếc máy bay ném bom Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt, do Thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển, cất cánh từ một sân bay trên bán đảo Kola.

    [​IMG]
    Vùng bị Tsar Bomba phá hoại hoàn toàn (ví dụ – phạm vi lớn hơn bản độ Paris): Vòng đỏ = Bị phá hủy hoàn toàn (bán kính 35 km), vòng vàng = quả cầu lửa (bán kính 3,5 km). Chiếc máy bay ném bom được tháp tùng bởi một máy bay quan sát Tu-16 lấy các mẫu trên không và quay phim vụ thử nghiệm. Cả hai máy bay đều được sơn sơn phản quang trắng đặc biệt để hạn chế hư hại do nhiệt.
    Quả bom, cân nặng 27 tấn, quá lớn với chiều dài 8 mét và đường kính 2 mét khiến chiếc Tu-95V chở nó phải bỏ các cửa khoang bom và thùng nhiên liệu trong thân. Quả bom được gắn một dù giảm tốc 800 kilôgam, để chiếc máy bay ném bom và máy bay quan sát có thời gian bay khoảng 45km khỏi điểm nổ.
    Tsar Bomba được kích nổ lúc 11:32 ngày 30 tháng 10 năm 1961 trên khu vực thử nghiệm hạt nhân Vịnh Mityushikha (Sukhoy Nos Zone C), phía bắc Vòng Bắc Cực trên hòn đảo Novaya Zemlya tại Biển Arctic.
    Quả bom được thả từ độ cao 10.5km; nó được dự định nổ ở độ cao 4km trên mặt đất (4.2km trên mực nước biển) bằng các cảm biến khí áp.


    [​IMG]
    So sánh các quả cầu lửa của một số loại vũ khí hạt nhân, gồm cả Tsar Bomba. Các hiệu ứng luồng gió rộng hơn rất nhiều lần bán kính của quả cầu lửa. Ước tính ban đầu về đương lượng nổ của Hoa Kỳ là 57 Mt, nhưng từ năm 1991 mọi nguồn tin của Nga đều nói rằng nó có đương lượng nổ 50 Mt. Khrushchev đã cảnh báo trong một bài phát biểu được quay phim trước nghị viện Liên Xô về sự tồn tại của một quả bom 100 Mt (về kỹ thuật việc thiết kế một quả bom có đương lượng nổ này là có thể).

    Quả cầu lửa chạm tới mặt đất, gần tới cao độ của chiếc máy bay ném bom, và được nhìn thấy và cảm thấy từ 1000km từ ground zero. Sức nóng của vụ nổ có thể gây bỏng độ ba 100 km (62 dặm) từ ground zero.
    Đám mây hình nấm sau đó cao khoảng 64km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40km. Vụ nổ có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển.



    Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1000km. Sóng địa chấn do vụ nổ gây ra có thể đo được thậm chí ở lần chạy quanh Trái đất thứ ba.

    Mức sóng địa chấn của nó khoảng 5 tới 5.25. Lượng năng lượng khoảng 7.1 trên thang Richter nhưng bởi quả bom được cho nổ trên không chứ không phải ngầm dưới đất, đa số năng lượng không được chuyển thành sóng địa chấn.



    Tổng hợp từ Wikipedia/archive



    Đã 50 năm trôi qua ... sức mạnh quân sự hạt nhân của Nga hiện nay chắc chắn là đã tiến xa hơn ngày ấy nhiều !
  4. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112



    Cảnh long trời lở đất khi máy bay Liên Xô thả bom nguyên tử


  5. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    TIN MỚI: TQ đã triển khai tên lửa đạn đạo DF-21C ở Thanh Hải

    Thứ ba 13/12/2011 08:59
    (GDVN) - Những bức ảnh từ vệ tinh đã làm lộ diện trận địa tên lửa đạn đạo kiểu cơ động DF-21C của quân đội Trung Quốc được triển khai ở Thanh Hải.




    Trang mạng “Russian military industrial complex” ngày 6/12 cho biết, hình ảnh chụp được từ vệ tinh thương mại cho thấy, Trung Quốc đã triển khai tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn cơ động DF-21C kiểu mới tại khu vực tỉnh Thanh Hải. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai hệ thống vũ khí mới này ở khu vực phía tây Trung Quốc.
    Những hình ảnh mà vệ tinh thương mại GeoEye-1 Mỹ chụp được cho thấy, quân đội Trung Quốc đã triển khai hệ thống tên lửa kiểu cơ động DF-21C với một số lượng tương đối ở khu vực cách thành phố Đức Linh Cáp - tỉnh Thanh Hải khoảng 230 km về phía tây.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo cơ động DF-21C của Quân đội Trung Quốc Trên những bức hình mà vệ tinh này chụp được ngày 14/6/2010 có thể nhìn thấy rõ 2 bộ thiết bị phóng DF-21C đặt tại sa mạc. Trận địa của những tên lửa này kề sát núi Kỳ Liên, nối liền với đường quốc lộ G215. Rất nhiều công trình quan trọng của trận địa này đều được che phủ nguỵ trang bằng màu đen, trong đó có xe phóng tên lửa, trang bị bảo đảm hậu cần và doanh trại cho bộ đội sinh hoạt.
    Các chuyên gia quân sự cho rằng, đây là lần đầu tiên phát hiện hệ thống tên lửa DF-21C nằm trong trạng thái triển khai. Trước đây, hệ thống tên lửa DF-4 sử dụng nhiên liệu lỏng đảm nhiệm trực ban sẵn sàng chiến đấu tại khu vực Đức Linh Cáp.
    Điều cần chỉ ra là, Trung Quốc hiện đang sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn mới từng bước thay thế tên lửa nhiên liệu lỏng cũ. Tuy tên lửa nhiên liệu rắn có khả năng cơ động tương đối mạnh, thời gian phản ứng tác chiến tương đối ngắn, nhưng chúng cũng tồn tại một số yếu điểm.

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo DF-21C Các chuyên gia cho rằng, thể tích của các hệ thống tên lửa kiểu cơ động như DF-21C đều tương đối lớn, thao tác và bảo đảm hậu cần đều cần rất nhiều nhân viên. Đồng thời, các loại trang bị bảo đảm trong hệ thống đồng bộ và số lượng các loại xe cùng rất nhiều. Những đặc điểm này không những khiến cho các hệ thống này dễ bị vệ tinh phát hiện, mà cũng đã hạn chế khả năng cơ động của chúng.
    Ngoài ra, khi phóng, tên lửa kiểu cơ động chắc chắn phải lựa chọn sân bãi có độ cứng tương đối cao để bảo đảm tính ổn định của hệ thống khi phóng, đồng thời tránh động cơ tên lửa bị hư hại trong quá trình điểm hoả (kích hoạt). Vì vậy hệ thống phóng này chỉ có thể tiến hành cơ động trên đường quốc lộ/đường cái/đường ô tô và tiến hành phóng ở bãi phóng xác định.
    Trên thực tế, từ những bức ảnh mà vệ tinh thương mại GeoEye-1 chụp được có thể nhìn thấy rõ trận địa bằng phẳng dùng để phóng DF-21C.



    [​IMG]
    Tên lửa hạt nhân DF-31A của quân đội Trung Quốc Có phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc dùng DF-21C thay thế cho DF-4 kiểu cũ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng răn đe của nước này đối với các nước xung quanh. Nhưng xét tới tầm phóng của DF-21C, báo giới Ấn Độ rõ ràng đã thổi phồng mối đe doạ của loại tên lửa này.
    Căn cứ vào số liệu công bố trước đây của các cơ quan tình báo Mỹ, tên lửa dòng DF-21có tầm phóng khác nhau khi mang theo đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường. Trong đó, tầm phóng của DF-21A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể đạt tới 2.150 km, còn tầm phóng tối đa của DF-21C mang theo đầu đạn thông thường là 1.770 km, còn tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D (thu hút sự chú ý của Hải quân Mỹ) chỉ có tầm phóng khoảng 1.450 km (cũng có số liệu nói là có tầm phóng lên tới 3.000 km).

    [​IMG]
    Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D Các chuyên gia quân sự cho rằng, nói về vị trí triển khai hiện nay của DF-21C, nó vẫn chưa thể bao trùm các mục tiêu chiều sâu của Ấn Độ, quân đội Trung Quốc lựa chọn triển khai loại tên lửa này ở khu vực lân cận Đức Linh Cáp, ở mức độ rất lớn có thể là xuất phát từ sự tính toán tránh sự tấn công từ trên không của đối phương.

    Đông Bình (Theo Mil)
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    TQ lập căn cứ hải quân đầu tiên ở Ấn Độ Dương

    Thứ ba 13/12/2011 09:03
    Trung Quốc ngày (12/12) tuyên bố nước này sẽ thiết lập một căn cứ quân sự đầu tiên của mình ở nước ngoài tại đảo quốc Seychelles


    Trung Quốc ngày (12/12) tuyên bố nước này sẽ thiết lập một căn cứ quân sự đầu tiên của mình ở nước ngoài tại đảo quốc Seychelles trên Ấn Độ Dương để “tìm kiếm các cơ sở cung ứng và tiếp sức” cho lực lượng hải quân.

    Thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, hạm đội hải quân nước này có thể sẽ tìm kiếm nguồn cung ứng hoặc “tiếp sức” tại các cảng biển thích hợp ở Seychelles hoặc các quốc gia khác khi cần thiết trong các sứ mệnh hộ tống.


    Giới phân tích nhìn nhận căn cứ trên đảo Seychelles có ý nghĩa quan trọng khi Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình hiện đang ở giai đoạn chạy thử cuối cùng.


    [​IMG]
    Một hạm đội hải quân của Trung Quốc Tuy vậy, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng việc các hạm đội hải quân tái tiếp ứng tại cảng biển gần nhất của quốc gia lân cận trong các sứ mệnh đường dài chỉ là một thông lệ quốc tế.

    Quyết định thiết lập căn cứ hải quân đầu tiên tại nước ngoài của Trung Quốc được đưa ra trong chuyến thăm thiện chí của Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt tới Seychelles hồi đầu tháng.


    Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng ngoại giao Seychelles Jean-Paul Adam nói, đất nước ông đã mời Trung Quốc thành lập một căn cứ quân sự trên quần đảo nhằm đẩy mạnh cuộc chiến chống cướp biển.


    “Chúng tôi đã mời Chính phủ Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự tại đảo Mahe để chống cướp biển tấn công, những hành động mà Seychelles thường xuyên gặp phải”, ông Adam phát biểu với báo giới.


    Trên thực tế, Trung Quốc đã “đặt chân” lên Ấn Độ Dương qua hợp đồng ký kết với Cơ quan Quyền lực quốc tế về Đáy đại dương của Liên Hợp Quốc giành quyền khảo sát trữ lượng quặng polymetallic sulphide tại đây trong thời gian 15 năm.


    Hợp đồng này cho phép Trung Quốc độc quyền thăm dò một vùng đáy biển quốc tế rộng 10.000 km2 ở Tây Nam Ấn Độ Dương.


    Theo Bee.net

    Trung Quốc muốn nắn gân Ấn Độ ? :-??:-??:-??
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc...eu-tau-chien-da-nang-trong-tuong-lai/84565.gd

    Hải quân Nga sẽ có siêu tàu chiến đa năng trong tương lai

    Thứ ba 13/12/2011 14:58
    (GDVN) - Nga đang tiến hành nghiên cứu, phát triển và chế tạo lớp tàu khu trục tàng hình thế hệ mới, giúp tăng cường sức mạnh hải quân.


    Theo đó, tàu khu trục tàng hình thế hệ mới sẽ thay thế cả ba loại tàu, bao gồm tàu phá ngư lôi, tàu chống ngầm cỡ lớn và nhiều khả năng là tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường thuộc dự án 1165 hiện đang phục vụ trong quân đội Nga.


    Dự án chế tạo tàu khu trục thế hệ mới sẽ mang tầm vóc quốc tế và sẽ vượt xa các loại tàu chống ngầm cỡ lớn hiện nay bởi hệ thống vũ khí tối tân của nó, đồng thời khả năng đánh chặn máy bay cũng sẽ vượt trội hơn hẳn so với các tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa hiện tại.

    [​IMG] Tàu khu trục tàng hình thế hệ mới sẽ được trang bị tổ hợp vũ khí tên lửa với bệ phóng vạn năng được phóng theo phương thẳng đứng (giống như các hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400…) để tấn công những mục tiêu ở trên mặt đất, các tàu nổi và cả tàu ngầm dưới mặt nước bằng tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao.

    Hệ thống phòng không của tàu sẽ được đảm bảo bằng tên lửa phòng không tầm xa, tầm trung và cả tầm gần. Ngoài ra, trên tàu có thể triển khai một gara và sân bay cho hai 2 trực thăng chống ngầm hạ cánh.


    Thiết kế


    Dự án tàu khu trục thế hệ mới được đưa ra với thiết kế theo kiểu tàu hai thân. Giải pháp này cho phép tàu vừa có thể mang được nhiều loại vũ khí mạnh như tên lửa, pháo hạm, hệ thống súng máy/tên lửa phòng thủ tầm gần và còn có thể mang cả một sàn chứa máy bay rộng mà không làm tăng kích thước đáng kể của tàu.


    [​IMG] Tàu được thiết kế sẽ có khả năng hoạt động trên biển tốt hơn, tốc độ lớn và hiệu suất cao hơn các tàu Trimaran (tàu ba thân - bao gồm thân chính ở giữa và hai thân phụ nhỏ hơn ở hai bên).

    Nhìn tổng thể, tàu có thiết kế gần giống các tàu Catamaran (hai thân) dân sự, tuy nhiên nó có diện tích và sức chứa lớn hơn nhiều.


    Tàu khu trục tàng hình thế hệ mới có vỏ làm bằng vật liệu composite được phủ sơn tàng hình với công nghệ tiên tiến, có khả năng “hấp thụ” và “làm mù lòa” hệ thống radar.

    Tàu có kiểu dáng rất mạnh mẽ, mui tàu nhọn và dài để tăng khả năng lướt gió, lướt sóng. Nhìn bên ngoài, con tàu như là một khối thống nhất, hầu như các trang thiết bị trên tàu chẳng hạn như hệ thống tên lửa, súng, pháo kể cả tháp chỉ huy, hệ thống kiểm soát hỏa lực, kiểm soát bay đều được “ẩn” ở bên trong, khi cần thiết mới “xuất đầu lộ diện”.


    [​IMG] Ngoài ra, tàu còn có thể “biến mất” trước radar đối phương nhờ thiết kế thân tàu “đầy góc cạnh” (giống như kiểu thiết kế ở máy bay tàng hình F-117 NightHawk của Mỹ). Vì vậy mà giảm đến mức tối đa diện tích phản xạ hiệu dụng.

    Loại tàu khu trục nhỏ thế hệ mới này có thể mang theo 2 máy bay trực thăng chiến đấu đa năng Ka – 52 hoặc các trực thăng có chức năng tương tự như Ka - 27/31. Các máy bay cất hạ cánh trên sàn bay ở phần thân sau của tàu.


    [​IMG]
    Phần thân sau này có hệ thống thang máy đẩy giúp nâng máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong tàu (giống như ở tàu sân bay). Ngoài ra, tàu còn có hệ thống đẩy và nâng các tàu nhỏ cũng như các thiết bị hàng hải lên mặt nước qua cửa khoang chứa máy bay phía đuôi tàu.


    Hệ thống vũ khí


    Tàu khu trục thế hệ mới của Nga được trang bị các hệ thống vũ khí đa năng. Hệ thống vũ khí tên lửa đều được bố trí bên trong thân tàu dựa trên cơ cấu phóng thẳng đứng. Điều này giúp giảm diện tích boong tàu vừa phát huy khả năng bao quát và tiêu diệt mục tiêu.


    Tàu được trang bị 8 module phóng tên lửa, trong đó mỗi module chứa 8 quả tên lửa. Các module phóng điện tử tích hợp tạo ra khả năng phóng nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa chống hạm PKR, tên lửa chống ngầm có điều khiển PLUR, tên lửa phòng không SAM, ZRAK …


    [​IMG] Phần thân trước của tàu còn được trang bị pháo tự động A-190/192 hoặc các loại pháo hiện đại khác, được đặt bên trong một “lớp giáp” tàng hình đặc biệt, tấm áo giáp này sẽ mở ra trong điều kiện cần thiết khi cần tiêu diệt mục tiêu, và sẽ khép lại “ôm” lấy toàn bộ tháp pháo vào bên trong.

    Có thể nói, thiết kế tháp pháo này của tàu là “độc nhất vô nhị” bởi trên thế giới chưa có chiến hạm nào có thiết kế tháp pháo “độc đáo” như vậy. Ngoài ra, ở phía đuôi tàu (ngay sau 8 module phóng tên lửa) là hệ thống súng máy cực nhanh để phòng thủ tầm gần.


    Trịnh Xuân Tuân (theo Topwar)

    Sau Nga là đến Hải quân Việt Nam được trang bị tàu này !

    :-":-":-":-":-":-":-"
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trực tiếp chỉ huy tàu sân bay Thi Lang



    (GDVN) – Tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc dẫn bài phỏng vấn người đại diện Hải quân Trung Quốc cho biết, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của tàu sân bay Thi Lang sẽ là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
    Theo nguồn tin này, chiếc tàu sân bay “tái chế” đầu tiên của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc mua của Ukraina mang tên Thi Lang sẽ chính thức đưa vào biên chế trang bị vào ngày 1/8/2012. (Xem thêm:Robert Gate đến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc lại khoe J-20 )
    [​IMG]
    Ông Hồ Cẩm Đào - ************* Trung Quốc

    Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên ở đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên này lại không được Hải quân Trung Quốc trực tiếp điều hành mà nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng quân sự Trung ương mà đứng đầu là Tổng Tư lệnh tối cao quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
    Trước khi đưa vào biên chế trang bị một cách hình thức, tàu sân bay Thi Lang sẽ còn phải tiến hành một vài đợt chạy thử nghiệm nữa. Sau khi đưa vào biên chế, tàu sân bay Thi Lang sẽ được triển khai tại căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam.(Xem thêm:Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công máy bay tàng hình J-20?)
    Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của tàu sân bay Thi Lang sau khi đưa vào biên chế là tham gia tập trận trên biển Đông mà theo báo chí Nga là nhằm gây áp lực với các quốc gia đang có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc ở vùng biển này.
    [​IMG]
    Tàu sân bay Thi Lang sẽ được triển khai trên đảo Hải Nam.

    Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, tàu sân bay của Trung Quốc chính là nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với đảo Đài Loan, vì nó chỉ nằm cách căn cứ hải quân trên đảo Hải Nam của Trung Quốc có 1.000 km.
    (Xem thêm:Chiến đấu cơ thế hệ 5 thứ 2, sự rò rỉ thông tin có chủ đích của TQ?) Tiếp sau đảo Đài Loan sẽ là Nhật Bản, quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc xung quanh hòn đảo Senkaku mà Trung Quốc vẫn gọi là đảo Điếu Ngư. Hiện, Nhật Bản chỉ nằm cách Hải Nam có 1.500 km.(Xem thêm:Mỹ đang mất dần ưu thế về công nghệ máy bay tàng hình?)


    Phùng mang ngáo ộp dọa ai ?
    Hay là sẽ nếm bạt tai biết mùi ?
    Thi Lang là tấm bia thôi !
    Cho ta diễn tập bắn chơi thử tài !

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    ^:)^^:)^^:)^
  10. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    [:D][:D][:D]

    ptkh chuẩn bị nội dung để mở tập 13 nhé ? Độ khoảng 10 g tối nay nhé ?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này