Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4350 người đang online, trong đó có 358 thành viên. 16:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 32721 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em lại đi rùi ! [​IMG][​IMG]
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác phuongxa20 không biết chủ đề biển Đông bị dời qua bên này !

    Hiện nay thằng lekien1989 đang quậy phá bên ấy , anh em mình tập trung qua bên đó chiến đi !

    http://f319.com/home/1492444

    @daicanho , @tridunghtvc , @hoatimbanglang , @yht267 , @hocchoick2010

    Anh em mình qua bên đó đi ! :)>-:)>-:)>-
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    "Tập Cận Bình, Đới Bỉnh Quốc và chiến dịch phản công ngoại giao"Dec 20, '11 9:16 AM
    for everyone
    Vào hôm nay, 20/12/2011, ông Tập Cận Bình - nhân vật được xem là sắp lên nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Trung Quốc – đã đến Hà Nội trong chuyến thăm sẽ kéo dài cho đến ngày 22/12. Diễn ra trong bối cảnh hình ảnh của Bắc Kinh trong khu vực trong thời gian qua bị sứt mẻ nghiêm trọng do các hành động lấn lướt nhằm áp đặt chủ quyền trên Biển Đông, chuyến công du này được giới phân tích cho là nhằm khôi phục lại uy tín và ảnh hưởng của Trung Quốc. [​IMG]
    Tập Cận Bình


    Ý nghĩa này đã bộc lộ rõ qua tuyên bố vào chiều hôm qua (19/12) của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, theo đó Bắc Kinh hy vọng rằng với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình lần này : “Hai bên sẽ tiến thêm một bước trong việc củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị, tăng cường lòng tin chiến lược, đẩy mạnh hợp tác thực chất, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển hướng về phía trước”.
    Theo báo chí chính thức tại Việt Nam, nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, lãnh đạo hai nước sẽ xem xét và ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai quốc gia.
    Dù về mặt chính thức, không thấy hai bên nói về vấn đề Biển Đông, nhưng theo các chuyên gia phân tích, đây sẽ là một hồ sơ quan trọng trong các cuộc thảo luận của Phó Chủ tịch Trung Quốc với giới lãnh đạo Việt Nam, nhất là vào lúc mà một loạt hành động thiếu hữu hảo của Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trong chiến lược củng cố trở lại vị thế của Mỹ trong khu vực, tranh thủ thêm được cảm tình của các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
    Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư chính trị học Nguyễn Mạnh Hùng, trường Đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ đã lồng chuyến công du Việt Nam của Phó Chủ tịch Trung Quốc trong khuôn khổ một cuộc phản công ngoại giao của Bắc Kinh nhắm đối phó với các bước tiến của Washington trở lại vùng Châu Á trong thời gian gần đây. Về ý nghĩa chuyến thăm, Giáo sư Hùng phân tích :
    " Ông Tập Cận Bình sang năm sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm *************, đồng thời làm tổng bí thư đảng Cộng sản. Đây là dịp trắc nghiệm. Thứ nhất là để ông ấy có tiếng. Thứ hai là thử thách khả năng của ông ấy. Người ta thường nói như vậy.
    Nhưng tôi thấy có các điểm khác nữa. Thứ nhất là gần đây, có một loạt động thái của Mỹ, chứng tỏ Hoa Kỳ trở lại Biển Đông và các quốc gia khác đã nồng ấm với họ hơn. Ngay cả việc bà Clinton đi Miến Điện, rồi tới thăm bà Aung San Suu Kyi. Chúng ta thấy Mỹ đã có những động thái như vậy. Các quốc gia châu Á, Đông Nam cũng gần với Mỹ hơn, chống đối lại thái độ hung hăng của Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc phải đáp ứng lại. Do đó, chúng ta thấy ông Tập Cận Bình sang Việt Nam, rồi sang Thái Lan, trong khi ông Đới Bỉnh Quốc thì sang Miến Điện, đặc biệt lần này là lại còn đi thăm cả bà Aung San Suu Kyi nữa. Ngày xưa, họ thường thường tránh những chuyện đó và họ đi thẳng với chính phủ, chứ không quan hệ với đối lập. Đó là những điểm mà Trung Quốc tìm cách đáp ứng lại thái độ của Mỹ và các quốc gia Đông Nam Á.
    Còn một điểm khác là việc ông Tập Cận Bình còn liên quan đến vấn đề thủ tục. Khi Việt Nam tổ chức xong Đại hội Đảng thì có cử một ủy viên Bộ Chính trị sang bên đó và cũng gửi lời của ông tổng bí thư, ông *************, mời lãnh tụ Trung Quốc sang. Sau khi ông (Nguyễn Phú) Trọng sang, bây giờ họ đáp lễ. Nhưng ông Trọng lại không phải *************, cho nên họ cử một ông phó ************* sang, theo lời mời của một phó ************* Việt Nam, bà (Nguyễn Thị) Doan. Nhưng ông này cũng nói là đại diện luôn cho cả Trung ương Đảng Trung Quốc, để đáp lại lời mời của Trung ương Đảng Việt Nam. Do vậy, về mặt thủ tục ngoại giao, họ cử ông Tập Cận Bình sang."
    Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc chắc chắn có một vị trí quan trọng trong chương trình nghị sự.
    " Vấn đề Biển Đông chắc chắn là phải đề cập đến. Bởi vì khi ông (Nguyễn Chí) Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam sang dự hội nghị chiến lược hai bên ở cấp thứ trưởng giữa hai nước, thì ông ấy nói là hai nước phải đặt vấn đề quan hệ tốt với nhau, nhưng các khó khăn cũng cần phải được nói ra, nhất là vấn đề Biển Đông. Ông Vịnh cũng nói rõ là vấn đề Biển Đông, tuy hai nước là đồng chí, cùng lý tưởng, nhưng cũng chú ý tới những quyền lợi của từng quốc gia, nhất là việc bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ.
    Vấn đề đã đặt ra từ đó rồi, chắc chắn là vấn đề Biển Đông sẽ được nêu ra, nhất là gần đây, chúng ta thấy Trung Quốc chống lại việc công ty Ấn Độ khai thác ở trong vùng 200 hải lý của Việt Nam. Nếu Trung Quốc muốn ve vãn Việt Nam thì vấn đề này không thể nào không được đặt ra."
    Sau Việt Nam, theo chương trình dự kiến, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tiếp tục vòng công du Đông Nam Á, và ghé thăm Thái Lan cho đến ngày 24/12. Theo nhật báo Thái Lan The Nation, ngay ngày đầu tiên của chuyến thăm, hai bên sẽ ký kết một hiệp định hoán đổi tiền tệ trị giá 7 tỷ nhân dân tệ nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
    Theo The Nation, giới chuyên gia coi đấy là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ với các nước láng giềng vào lúc Washington càng lúc càng cụ thể hóa chiến lược lược hướng tới châu Á.


    Trọng Nghĩa - RFI
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    Xúc động rơi nước mắt và nụ cười hạnh phúc ngày đoàn tụ giữa đảo xa
    ANTĐ - Sau ba ngày, hai đêm cưỡi sóng, con tàu HQ-936 cập đảo Nam Yết, một đơn vị Anh hùng trên biển đảo quê hương.

    Lúc này thủy triều xuống, bãi san hô nổi lên, việc đưa thân nhân vào đảo sẽ khó khăn. Tất cả những người lính hải quân trên tàu và trên đảo Nam Yết hiểu rõ những nguy hiểm khi cơ động ca nô từ đảo ra tàu đón thân nhân. Nhưng, khi nhìn những người thân đứng ngoài mạn tàu cứ hướng mắt về phía đảo, mong ngóng được gặp chồng, gặp con, Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Chính ủy Lữ đoàn 146-đoàn Trường Sa anh hùng, kiêm Chủ tịch MTTQVN huyện Trường Sa, trưởng đoàn công tác đứng ngồi không yên.

    Ông hội ý nhanh với Đại tá Đoàn Văn Huấn, Phó giám đốc Công ty TNHH-MTV Dịch vụ-Du lịch biển đảo Hải Thành (Bộ tư lệnh Hải quân), phó trưởng đoàn công tác và sau khi xin ý kiến cấp trên. Chỉ huy đoàn công tác quyết định: “Lệnh cho chỉ huy đảo Nam Yết sử dụng ca nô của đảo với trang bị đầy đủ áo phao cơ động ra tàu đón những người vợ từ đất liền ra thăm chồng trên đảo vào đảo trước!”

    Đại tá Thắng bộc bạch: “Tớ là lính Trường Sa 27 năm rồi. Cũng chừng ấy thời gian xa vợ, xa con ở vùng quê Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ngay cả khi đã là Chính ủy Lữ đoàn 146, mà hai năm nay tớ cũng chỉ về thăm vợ con được một tháng thôi. Nên tớ hiểu giá trị hạnh phúc của những phút giây vợ được gần chồng, chồng được yêu thương săn sóc vợ. Nó quý lắm, không tiền bạc nào mua được!”.

    Vị Đại tá đã thấu hiểu nỗi lòng những người lính hải quân đang ngóng mong đón vợ trên đảo Nam Yết, và cảm thông nỗi lòng những người vợ trẻ đang đứng dưới mạn tàu kia, mòn mỏi hướng ánh nhìn bỏng cháy như dõi tìm khuôn mặt chồng hiển hiện lên từ phía cầu cảng và chờ đón vòng tay yêu thương. Và ông đã đưa ra mệnh lệnh: Tổ chức đưa những người vợ thăm chồng lên đảo ngay trong đêm. Còn các mẹ, các cha xin nán lại trên tàu, sáng sớm mai sẽ vào đảo thăm con.

    [​IMG]


    Trung úy Bùi Văn Biên cười rạng rỡ khi đón vợ lên thăm xã đảo Song Tử Tây



    Lấy chồng là bộ đội hải quân, lại công tác ở huyện đảo Trường Sa nên thời gian được ở bên chồng chỉ tính bằng tháng, bằng tuần, thậm chí có năm chỉ được mấy ngày; còn thời gian xa chồng lại tính bằng năm, chị Hồ Thị Ngân, quê xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 1, rất háo hức ra đảo Sinh Tồn Đông thăm chồng-Thượng úy Nguyễn Tri Thức. Chị Ngân nhẩm tính: Vợ chồng mình lấy nhau 8 năm rồi, anh ấy cứ đi đảo biền biệt, 8 năm mới ở bên nhau được vỏn vẹn 180 ngày. Nên những ngày tháng vợ chồng được gần nhau là yêu thương, chiều chuộng nhau hết mực. Giữa năm ngoái, khi anh Thức đang công tác ở đảo Trường Sa, chị Ngân cũng đã ra đảo thăm chồng. Lần ấy anh chị ở bên nhau được 6 ngày, rồi chị lại cùng đoàn trở về đất liền.

    Đợt này ra thăm chồng ở đảo Sinh Tồn Đông, theo lịch trình chị chỉ ở bên chồng được 3 ngày 3 đêm. Vậy nhưng chị Ngân ước ao nhiều lắm, chị bảo: Cậu con trai đầu Nguyễn Duy Hoàng của anh chị năm nay cũng đã 6 tuổi rồi. Chị mơ ước, ra thăm chồng lần này, vợ chồng có cơ hội gần nhau để chị sinh thêm em bé nữa. Vẫn biết lấy chồng là lính đảo, chị em phải sinh nở, rồi nuôi dạy con một mình là vất vả, nhọc nhằn, nhưng chị vẫn ước ao và coi đó là hạnh phúc. Lúc vợ chồng gặp nhau trên cầu cảng vào đảo Sinh Tồn Đông, chị Ngân vui, hạnh phúc khôn tả. Vậy mà lúc ở trên tàu, chị hùng hồn tuyên bố rằng: “Tình yêu của chị dành cho chồng chỉ ba mươi phần trăm, còn bảy mươi phần trăm chị dành cho biển đảo của Tổ quốc!”. Ấy thế mà, khi nghe vợ nhắc lại tuyên bố trên, anh Thức lại cười rạng rỡ! Và tôi biết, trong con người đậm mùi mặn mòi của biển kia có lẽ tình yêu biển đảo cũng lớn vô bờ.

    Cũng như chị Ngân, lần này ra đảo Sơn Ca thăm chồng là Thiếu tá Đỗ Huy Toan, chị Nguyễn Thị Nhượng, quê xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ mong mỏi những ngày hạnh phúc bên chồng chị sẽ có cơ hội mang thai em bé thứ hai. Chị bảo, nếu được như điều anh chị ao ước, thì vợ chồng chị sẽ đặt tên cho con là Sơn Ca để nhắc nhớ về những ngày hạnh phúc trên đảo. Vợ chồng chị Nhượng, anh Toan lấy nhau từ năm 2002, anh chị đã có một con gái 8 tuổi, đang học lớp 2.

    [​IMG]



    Quà của đảo Sinh Tồn Đông gửi tặng đất liền là cây bàng vuông





    Khi biết mẹ đi đảo thăm bố, con gái Đỗ Mai Hương cứ nằng nặc đòi đi theo, chị Nhượng phải dỗ dành mãi con gái mới nghe. Không được ra đảo cùng mẹ thăm bố, Hương viết thư dặn bố gửi nhiều vỏ ốc biển và san hô về để con gái kết thành hoa biển và mỗi lần nhớ bố sẽ mang tranh hoa biển ra ngắm cho vơi đi nỗi nhớ(!). Như hết thảy những nguời vợ có chồng công tác nơi hải đảo tiền tiêu, chị Nhượng phải thay chồng lo toan việc nhà, nào là chăm con nhỏ, phụng dưỡng bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi. Chị tâm sự: “Vắng chồng, người phụ nữ vừa làm thiên chức của mình, vừa làm thay những công việc của đàn ông”. Có lẽ do vất vả nên trông chị Nhượng già hơn cái tuổi ngòai ba mươi.

    Dịp tháng 7 năm ngoái chị Đồng Thị Nga, quê thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã ra huyện đảo Trường Sa thăm chồng. Lần ấy, chị Nga say sóng người mệt lã, nhưng cứ nghĩ đến những phút giây hạnh phúc được ở bên chồng là chị lại hết sợ say sóng. Và trên con tàu HQ-936 hành quân ra đảo Nam Yết anh hùng đợt này, chị Nga là một trong số ít những phụ nữ hạnh phúc khi lần thứ hai ra đảo thăm người mình yêu thương. Là giáo viên văn trường THCS, lại có “tâm hồn thơ”, nên trong những ngày đêm con tàu vượt sóng gió ra đảo, chị Nga đã làm thơ dành để tặng chồng-Thiếu tá Đoàn Văn Sình. Chị thổ lộ, trong thơ chị mượn hình ảnh của sóng, mượn lời của gió để trách hờn anh về những tháng ngày chị đằng đẵng nhớ thương, mòn mỏi đợi chờ. Thế nhưng, càng hờn dỗi bao nhiêu, chị Nga lại yêu thương chồng chừng ấy. Chị thương chồng, và đồng đội của anh nơi hải đảo xa xôi còn nhiều vất vả, gian lao, chịu biết bao thiếu thốn, nhưng luôn kiên cường vượt lên, vững chắc tay súng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
    Dẫu biết trước hành trình từ cảng Lữ đoàn 125 ra tới xã đảo Song Tử Tây sẽ mất ba ngày và hai đêm. Vậy mà cô công nhân trẻ Bùi Thị Thoa cứ đếm từng giờ tàu chạy. Trong lòng Thoa mong ngóng tàu chạy nhanh hơn, để Thoa được gặp chồng Hoàng Minh Dương sớm hơn lịch trình chừng nào quý chừng ấy. Thoa và Minh cưới nhau tháng mười năm ngoái. Cưới xong, vợ chồng chỉ chăm chút nhau được đúng 15 ngày, rồi Minh khoác ba lô hành quân về với xã đảo Song Tử Tây, nên cô gái trẻ Bùi Thị Thoa nóng lòng gặp chồng cũng là điều dễ hiểu. Và 3 ngày ở lại với chồng trên đảo, có lẽ không đủ để vợ chồng Thoa bù đắp cho nhau những tháng ngày xa cách.

    Không có chồng đỡ đần việc nhà và cùng chăm sóc hai cậu con trai “cậu lớn 10 tuổi, cậu nhỏ 7 tuổi”, có những lúc chị Nguyễn Thị Lệ Hà, phường Cam Lộc, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà cảm thấy mệt mỏi, đến mức tưởng chừng khó có thể vượt qua, nhất là khi các con đau ốm. Nhưng những lúc ấy, nghĩ đến chồng đang ngày đêm vất vả, gian nao nơi đầu sóng ngọn gió, chị Hà lại gắng sức vượt lên, chăm sóc các con chăm ngoan học giỏi và lo vẹn toàn công việc gia đình để chồng yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    [​IMG]



    Phó chủ tịch UBND xã đảo Song Tử Tây âu yếm đón vợ bên cầu cảng





    Là người phụ nữ còn khá trẻ, xinh xắn, nên mọi người trên tàu bông đùa, đặt cho Nguyễn Thị Loan quê xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà là “Hoa khậu quý bà của tàu HQ-936”. Thế nhưng Hoa hậu qúy bà này lại có cách tính những ngày tháng xa chồng thật chi ly. Chồng chị-anh Hồ Bảo Ân, hiện là Chủ tịch MTTQVN xã đảo Sinh Tồn. Anh ra đảo công tác đã được 3 năm. Và trong ba năm ấy, những lần anh về đất liền thăm chị, cộng với 3 ngày tới đây chị ra thăm anh trên đảo, thì tổng cộng vợ chồng chị gần nhau được “1 tháng, 2 tuần và 2 ngày, 4 giờ!”.

    Tháng 7 năm ngoái, cô giáo Hồ Thị Ngân, Trường THPT Quỳnh Lưu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã ra đảo Trường Sa thăm chồng-Thượng úy Nguyễn Duy Trúc. Đận ấy, cũng là lần đầu tiên cô giáo Ngân đi biển đảo, gặp sóng to, cô say sóng mệt nhoài, chẳng ăn uống được gì mà cứ ói khan. Những lúc say, cô nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ dám đi biển nữa. Nhưng khi lên đảo, ở bên chồng được 6 ngày. Phút giây bên chồng nghĩ lại, cô giáo Ngân thấy điều mình nghĩ trên tàu là không đúng-sóng dữ và say sóng có đáng kể gì đâu(!). Và giờ Ngân chỉ mong có cơ hội là ra thăm chồng.

    Và lần này, Ngân lại có mặt trên tàu HQ-936, hành quân vượt sóng tới đảo Sinh Tồn Đông thăm người chồng mà cô hết mực yêu thương. Thật may, những ngày tàu đi từ đất liền ra tới đảo Sinh Tồn Đông, thời tiết thuận lợi, sóng yên, biển lặng, Ngân không bị say sóng nên cứ tíu tít chuyện trò cùng những chị em khác. Trong lời tâm sự của mình, cô giáo Ngân bộc bạch: “Được Quân chủng Hải quân tạo điều kiện ra đảo thăm chồng như thế này, mình thấy đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người mẹ, người vợ khác đang hằng mong ước mà chưa được đặt chân lên vùng đất nằm ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc!”.
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Đoàn công tác khởi hành thăm, chúc Tết nhà giàn DK1 -Côn Đảo
    [​IMG]

    Chiều 16-12, tại cầu cảng Hải đội 812, Vùng 2 Hải quân, tàu HQ 608 đã rời bến, chở đoàn công tác của Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân cùng phóng viên báo, đài Trung ương và địa phương đi thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển, thềm lục địa phía Nam.
    Trong chuyến đi này, đoàn công tác sẽ đến các nhà giàn DK1, các tàu trực và huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nơi những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chốt giữ, quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

    [​IMG]
    Kiểm tra, chăm chút cây mai trước khi chuyển xuống tàu.
    [​IMG]
    Chia tay tàu.

    Tin, ảnh: XUÂN CƯỜNG - QĐND
  7. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226

    KHI NÀO BIỂN ĐÔNG SẼ THÀNH BIỂN LỬA? Dec 18, '11 8:18 PM
    for everyone
    [​IMG]
    Tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa được Trung Quốc thể hiện với một quan điểm cực đoan, rằng “chủ quyền ở biển NamTrung Hoa là không thể chối cãi; lợi ích cốt lõi”… Họ hành động rất “quả quyết”; “sẵn sàng dùng vũ lực, quyết không ngồi nhìn”… Trung Quốc thậm chí chỉ coi Trường Sa là khu vực có tranh chấp chứ tuyệt nhiên không đả động gì đến Hoàng Sa. Họ coi như Hoàng Sa mà họ lợi dụng thời cơ đánh chiếm được năm 1974 từ chế độ Việt Nam cộng hòa là “miễn bàn”. Thái độ nước mạnh, nước lớn như vậy khiến cho các nước trong khu vực lo lắng, bất an. Biển Đông – Chính xác hơn là Biển Đông Nam Á trở thành điểm nóng trên thế giới.


    Việt Nam, nếu như trước đây vì lý do gì đó còn né tránh một số vấn đề thì nay thẳng thắn tuyên bố: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 của chế độ VNCH nay Việt Nam sẽ đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam *************** trước Quốc hội ngày 25/11/2011).


    Như vậy trên khu vực tranh chấp hình thành 2 quan điểm trái ngược: Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và giải quyết tranh chấp bằng vũ lực(chiến tranh). Dư luận tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo ngại. Vấn đề giờ đây không phải là liệu có xảy ra xung đột hay không mà là khi nào thì xảy ra đột.
    [​IMG]


    Nếu như hòa bình, bảo vệ và gìn giữ khó khăn như thế nào thì mở đầu chiến tranh và kết thúc nó phức tạp, mạo hiểm như thế ấy. Nhiều yếu tố tác động đã khiến cho nhiều cuộc chiến tranh khi gây ra thì chủ quan, duy ý chí nên hùng hổ, háo hức thắng lợi, nhưng khi kết thúc thì hoặc là chui vào ống đồng mà trốn như Thoát Hoan của Nguyên Mông tiến hành gây chiến với Việt Nam sau khi vó ngựa đã đè bẹp, xéo nát Trung Hoa đại lục; hoặc như Nhật Bản, Đức trong thế chiến lần thứ 2 phải đặt bút ký đầu hàng mà hậu quả còn khủng khiếp đến tận bây giờ. Như vậy có thể nói mở đầu một cuộc chiến dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc quốc gia gây chiến nhưng kết thúc chiến tranh đó như thế nào thì không hoàn toàn tùy thuộc. Có lẽ chính điều này đã làm cho các quốc gia trên thế giới mà có ý đồ gây chiến tranh hết sức cẩn trọng.


    Gần đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu có đăng bài “Thời cơ dùng vũ lực ở Nam Hải (Biển Đông) đã chín muồi” của ông Long Tao-Phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm an ninh phi truyền thống và phát triển hòa bình của Đại học Triết Giang.(Nói chung Thời báo Hoàn Cầu đăng rất nhiều bài hô hào chiến tranh, hiếu chiến. Chính phủ Trung Quốc nói đó không phải là quan điểm của họ. Tất nhiên là vậy. Đó chỉ là diễn đàn, sân chơi cho những vị tướng hiếu chiến đã nghỉ hưu, “những học giả lú lẫn, những thanh niên phẫn khích( hơi một ý là la hét om xòm, thực ra là vô dụng)” như Đại tá Đới Húc và nhà báo Tôn Dũng của Trung Quốc chỉ mặt mà thôi). Tuy nhiên, riêng bài này thì hoàn thiện hơn với 3 tiêu chí đề ra được toan tính rõ ràng, đó là: Mở đầu cuộc chiến; quy mô và kết thúc cuộc chiến. Mở đầu cuộc chiến thì là do “Việt Nam xâm lược, chiếm đảo của Trung Quốc…”. Phần quy mô, theo ông ta thì “ thế năng chiến tranh trên biển Đông rất lớn nên đánh một trận nhỏ (mục tiêu đương nhiên là Trường Sa và khu vực dầu khí của VN) để không có trận lớn…”. Phần kết thúc cuộc chiến thì “giống như cuộc chiến mà Nga tiến hành năm 2008, thế giới có sốc tý chút nhưng cũng qua khi mọi việc đã rồi…”. Giới quân sự tinh anh của Trung Quốc – Hậu duệ của Tôn Tử với học thuyết quân sự nổi tiếng: Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng, chắc chắn coi ông này cũng giống như tác giả của tiểu thuyết “kiếm hiệp cổ trang” na ná như “tân cổ dao duyên” bên Việt Nam mà thôi. Vì sao? Vì, nếu được như thế, có vẻ như rất “nhân văn”, thì xảy ra lâu rồi, nhưng thực tế chưa xảy ra như thế.
    Trong chiến tranh hiện đại, chiến tranh với vũ khí công nghệ cao(VKCNC) thì đông không phải là mạnh. VKCNC và chiến thuật liên quan ràng buộc, chi phối với nhau rất chặt chẽ:


    Thứ nhất: Những vấn đề nào, mục tiêu nào mà VKCNC đảm bảo uy hiếp trực tiếp thì yếu tố chiến thuật được thăng hoa hoặc ít nhất cũng sẽ được triển khai. Đây là điều kiện cần cho quốc gia đi xâm lược. Lấy Trường Sa làm giả định cho Mỹ tấn công đánh chiếm:


    Đối với Mỹ, với bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới bao gồm cả đảo trên đại dương thì không có khái niệm gần hay xa mà đều nằm trong tầm hỏa lực của các vũ khí trang bị Mỹ hết. Trường Sa lúc đó gần Mỹ hơn gần với đất liền Việt Nam (vì sao thì ta quá thừa biết). Do đó, về lý thuyết, sự chi viện cho Trường Sa của đất liền là vô cùng khó khăn, khả năng bị phong tỏa là hoàn toàn. Việt Nam chỉ có thể gây thiệt hại cho Mỹ mà không chắc giữ được đảo trong thời gian ngắn. Như vậy, với khả năng công nghệ cho phép Mỹ có thể lựa chọn chiến thuật tối ưu để tác chiến và Mỹ có thể sử dụng mọi phương tiện, vũ khí trang bị để tác chiến theo yêu cầu của chiến thuật đề ra. (Cũng may là Mỹ không có ý tưởng và không cần tấn công chiếm Trường Sa. Điều này chỉ là của các nước “láng giềng” trong khu vực với nhau thôi).


    Thứ hai: Những vấn đề nào, mục tiêu nào mà VKCNC còn hạn chế, không uy hiếp được thì bế tắc về chiến thuật. Chẳng hạn với các nước khác kể cả Trung Quốc thì Trường Sa không phải là gần. Ít nhất máy bay chiến đấu của họ không thể chiếm lĩnh vùng trời khu vực Trường Sa. Trong hải chiến hiện đại thì cả 3 vùng đều xảy ra tác chiến( 3 trong 1), đó là: vùng trời, mặt biển và lòng biển, trong đó vùng trời quan trọng nhất. Thế nhưng khi vùng trời bị đối phương khống chế hoàn toàn mà mình “bất khả kháng” thì không thể có ý tưởng để triến khai chiến thuật. Lúc này công nghệ (không có tàu sân bay; khả năng hoạt động dài ngày trên biển; khả năng áp chế diện tử vô hiệu hóa tên lửa vân vân và vân vân…) không hỗ trợ gì cho chiến thuật. Chiến thuật không thể làm được cái điều gì có thể thay thế “chiếm lĩnh vùng trời”, không thể “bốc” Trường Sa đặt cách đất liền của họ chừng trăm hải lý để cho các loại máy bay, các tàu đổ bộ loại nhỏ tốc độ cao…của họ tác chiến dễ dàng thì coi như bế tắc. Khi chiến thuật bế tắc, nghĩa là không biết đánh cách nào thì mục tiêu được coi như tạm thời bất khả xâm phạm. Việt Nam dù có chiến thuật độc đáo gì đi chăng nữa cũng không thể tấn công tàu sân bay Mỹ ở tây TBD được. Có thể nói, nếu như còn có khái niệm ”xa, gần” đối với mục tiêu quân sự nào đó thì quốc gia đó chưa thể muốn là được.


    Tuy nhiên, điều này không phải là đúng cho tất cả cho đôi bên – xâm lược và bị xâm lược. Vẫn còn “cửa hẹp” (chỉ) dành cho những quốc gia bị xâm lược tự tin, quyết tâm giáng trả để bảo vệ Tổ Quốc trước đối phương giàu có, khoa học công nghệ vượt trội. Đó là: Có những điều, mục tiêu mà VKCNC còn hạn chế, không uy hiếp được thì chiến thuật vẫn có thể làm được.
    Bao nhiêu tàu chiến Mỹ ở Cửa Việt, cảng Sài Gòn…thậm chí máy bay B52 ở căn cứ Utapao (Thái Lan) vẫn bị tiêu diệt không phải bởi Hải quân, Không quân Việt Nam mà bằng chiến thuật Đặc công.
    Chiến thuật “bám lấy thắt lưng địch mà đánh” ít nhất cũng làm cho quân Giải phóng không bị tiêu diệt trước hỏa lực khủng khiếp của quân đội Mỹ.


    Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tên lửa phòng không Việt Nam bị nhiễu từ máy bay B52 làm mù hoàn toàn. Hai ngày đầu hàng trăm quả tên lửa bay vào khoảng không, hiệu suất chiến đấu gần như số 0. Nhưng khi áp dụng chiến thuật mới thì…một ngày trung bình hơn 2 chiếc pháo đài bay rụng khiến Nhà Trắng chịu hổng nổi phải dừng chiến dịch. Xem ra Việt Nam đã quá quen đi cái “cửa hẹp” này dù không thích và chẳng muốn. Là một nước nghèo thì Việt Nam không những phải quen đi mà còn phải sẵn sàng chuẩn bị những thứ cần thiết phục vụ cho việc đi qua cái “cửa hẹp” này dễ dàng thuận lợi, làm sao “nhắm mắt cũng đi qua được” mới tự tin chiến thắng.


    Trên Biển Đông, bất cứ cuộc xung đột nào cũng đều biến thành cuộc chiến tranh lớn khó kiểm soát, đặc biệt là Trường Sa của Việt Nam. Tấn công đánh chiếm Trường Sa không có gì là khó khăn nếu như cắt đứt mọi chi viện của đất liền, ai cũng biết thế. Nhưng muốn cắt đứt mọi chi viện của đất liền thì quy mô không thể gọi là xung đột hạn chế nữa. Đụng đến Trường Sa của Việt Nam, đối phương bắt buộc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh tổng lực của dân tộc Việt Nam, quân đội NĐVN. Vì vậy, gây xung đột là gây chiến tranh. Nếu xét về mặt quân sự thuần túy thì thỏa mãn điều kiện cần như đã nói trên thôi, chưa nói lên được điều gì. Khả năng đương đầu, giáng trả của đối phương như thế nào mới là điều kiện đủ.


    Các quốc gia muốn đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam liệu đã đủ điều kiện, khả năng như đã nói ở trên chưa?


    Mới đây, ông Hồ Cẩm Đào – ************* Trung Hoa đã thúc giục lực lượng hải quân phát huy truyền thống của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), “đẩy mạnh việc chuyển đổi và hiện đại hóa hải quân một cách vững chắc và tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh, để bảo vệ an ninh quốc gia cũng như hòa bình thế giới”. Phát biểu của người đứng đầu Nhà nước, Đảng và Quân đội Trung Quốc trước tình hình căng thẳng trong khu vực và sự hiện diện của Mỹ ở TBD khiến chúng ta cảnh giác và suy nghĩ. Phải chăng đó là sự khiêm tốn quá mức về thế và lực của Hải quân Trung Quốc trên biển? Phải chăng Hải quân Trung Quốc cần có thời gian và những việc phải làm để thực sự là hải quân nước xanh?. Và khi sự chuẩn bị đã xong thì chiến tranh chỉ là vấn đề thời gian?.


    [​IMG]

    Bastion P (Ảnh TTVNOL)


    Vậy khi nào thì sẽ xảy ra chiến tranh giữa các nước “láng giềng” trong khu vực với nhau do tranh chấp Biển Đông? Trước hết phải khẳng định rằng nếu Biển Đông bị một nước nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của cả khu vực. Còn nước nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa thì sẽ khống chế được biển Đông. Vì vậy Trường sa chắc chắn là điểm quyết chiến chiến lược của đôi bên - xâm lược và bị xâm lược. Trường Sa không còn là mục tiêu giả định nữa mà là thật, đầu tiên của cuộc tấn công xâm lược.


    Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trường Sa gần Việt Nam, nằm trong tầm hoạt động của không quân Việt Nam và xa các nước khác trong khu vực tới mức mà ngay cả lực lượng không quân hiện đại của Trung Quốc cũng cực kỳ khó khăn khi tác chiến ở đó. Chừng nào hải quân, không quân của các nước trong khu vực không coi Trường Sa là XA và Quân đội Việt Nam “giẫm chân tại chỗ” thì cuộc chiến sẽ xảy ra. Bây giờ Trường Sa của Việt Nam giống như chùm nho chín mọng trong chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Ê-Dốp. “Nho đang còn xanh lắm, chắc chắn thế nào cũng chua”.


    Gây chiến tranh bởi những “cái đầu nóng” - hung hăng, ngạo mạn… là triệu chứng căn bệnh chủ quan duy ý chí, và “trái tim lạnh”- phi nghĩa, chiến đấu không mục đích lý tưởng, bạc nhược với một quốc gia có “cái đầu lạnh” - tỉnh táo, tự tin và “trái tim nóng” - quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh… thì cơ may chiến thắng rất thấp, chỉ không thắng cũng đủ để kết thúc một triều đại thậm chí một chế độ. Hòa bình, hữu nghị vẫn là tất cả.


    Tác giả Lê Ngọc Thống
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    THƠ- CỜ VÀ... NGƯỜI



    [​IMG]
    “Bỏ nước ra đi nhớ tự ngày
    Lòng trung canh cánh có trời hay.”


    “Nghề mọn cơ cầu noi nghiệp trước,
    Tiếng thơm sử sách để sau này”.


    “Ngày nay bốn biển chung đường lối,
    Nhà cũ xa trông núi Việt dài.”


    Nghe mấy câu thơ trên chăc mọi người sẽ tưởng đến một người có tấm lòng trung trinh vì Tổ quốc. Mấy câu thơ trên cũng mang hơi hướng thời đại phết, nhiều khi ta cứ tưởng là của thời bây giờ: “Bốn biển chung đường lối”
    Nhưng … xin thưa: Đó là thơ của Trần Ích Tắc. Kẻ bán nước vô liêm sỉ đến lừng danh trong lịch sử.
    Còn nữa: "Nghề mọn cơ cầu noi nghiệp trước,tiếng thơm sử sách để sau này". Ai bắt các cháu giương cờ 6 sao... Làm ăn như thế chắc có tiếng thơm sử sách để sau này.

    Nguồn Ảnh AFP
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trên các trang mạng của NN xuất hiện cờ này ! Do mấy thằng phản động tạo ra ! [r37)][r37)]
    Trong nước bác có công tuyên truyền !=D>=D>=D>
    Bác có nhận lương của chúng không vậy ???[r24)][r24)][r24)]
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Những kẻ lưu vong đang ôm mộng phục quốc bên California , Houston , Paris ... cũng vỗ ngực cho là mình có lòng trung trinh vì tổ quốc và cũng cùng cảnh " bỏ nước ra đi đấy " !
    Đúng là chỉ có trời mới hay và sẽ xử tội khi nào họ chầu diêm phủ , chứ chầu trời thì không có cửa với bọn đánh thuê cho ngoại bang , tàn sát đồng bào mình đâu !
    Còn với nhân dân Việt Nam thì họ chính là những Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống thời nay !
    Đến cái lịch sử ô nhục của lá cờ vàng ba que mà họ còn xuyên tạc thành lá cờ yêu nước chống Pháp thì không có sự lừa dối nào trơ trẽn và vô liêm sĩ hơn !
    Trong lịch sử , lá cờ ba que xỏ lá ấy từng núp bóng lá cờ tam tài của mẫu quốc Đại Pháp và cờ sao vạch của Mỹ trong những cuộc hành quân bình định , phượng hoàng ... gieo biết bao đau thương cho dân lành vô tội !
    Sử sách còn đó , hình ảnh còn đây ! Mà những tư liệu ấy cũng do nhiều nhà viết sử , phóng viên chiến trường của Âu Mỹ ghi lại , không phải do Cộng Sản bịa ra !

    Ngày nay nhà nước Việt Nam rộng mở vòng tay , tha thứ cho quá khứ lầm lạc của họ , nhưng không thể vì chủ trương đại đoàn kết toàn dân mà quên đi quá khứ tội lỗi của chế độ bù nhìn bán nước VNCH để họ đổi trắng thay đen được .
    Vì như thế sẽ có một lớp người sinh sau đẻ muộn sẽ bị họ lung lạc và lợi dụng vào những âm mưu phục thù mù quáng !


    Quên đi quá khứ , hướng đến tương lai là chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam , nhưng nhất quyết không để bọn Trần Ích Tắc , Lê Chiêu Thống bóp méo lịch sử !
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này