Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2647 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 02:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32743 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam không dùng quan hệ nước này để chống nước kia

    Cập nhật lúc: 09:38:19 PM, 14/12/2011
    "Tôi không thích dùng từ cân bằng để nói về quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ và Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam không dùng quan hệ với nước này để chống nước kia", đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường trao đổi với báo giới bên lề ngày làm việc thứ ba của hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 vào sáng 14.12 tại Hà Nội.

    Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Bill Burns hôm qua (13.12) khi gặp Thủ tướng *************** đã nhấn mạnh đến việc mong muốn thúc đẩy nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Xin ông cho biết tiến độ hiện nay?

    Sau 16 năm, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển vượt bậc và toàn diện, có khuôn khổ hợp tác rõ ràng trên tất cả mọi mặt từ ngoại giao, chính trị đến giáo dục, thương mại, đầu tư. Lãnh đạo hai nước đã nhiều lần phát biểu mong quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục được nâng lên tầm cao mới. Nhưng tầm cao đó thế nào, nội hàm, tên gọi của quan hệ đó thế nào thì vẫn đang trong quá trình đàm phán.
    Việt Nam có lợi gì từ việc Mỹ nêu rõ lập trường họ duy trì vai trò ở châu Á – Thái Bình Dương?
    Việt Nam hoan nghênh tất cả đóng góp của tất cả các nước cho hòa bình, ổn định phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kể cả từ phía Mỹ.
    Sự nổi lên của Trung Quốc có được đề cập trong làm việc của ông với phía Mỹ?
    Tôi có tiếp xúc nhiều với chính giới Mỹ, từ bộ Ngoại giao, Quốc phòng, hội đồng an ninh quốc gia, các nghị sĩ Mỹ, các học giả Mỹ, họ nói nhiều về sự nổi lên của Trung Quốc. Tôi cũng nói với họ rằng, sự nổi lên của Trung Quốc đối với Việt Nam có cả thách thức và cơ hội. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội nhiều hơn. Nhưng ta cũng thấy rõ những thách thức đó. Còn phía Mỹ cũng nói rõ Mỹ mong muốn Việt Nam có quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Mỹ.

    Việt Nam nên làm thế nào để cân bằng và hưởng lợi từ quan hệ với Trung Quốc và Mỹ?
    Tôi không thích từ cân bằng. Chính sách của Đảng và Nhà nước đã nói rất rõ, Việt Nam thi hành chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phuơng hóa, mong muốn phát triển quan hệ tốt với tất cả các nước, với cả Trung Quốc, cả Mỹ, các nước ASEAN, châu Âu… trên cơ sở độc lập tự chủ. Nguyên tắc lớn trong tất cả các mối quan hệ đó là theo hiến chương LHQ, theo luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau. Khi nêu những nguyên tác lớn đó, phía Mỹ cũng rất đồng ý. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ rất đa dạng như vậy thì chúng ta muốn quan hệ tốt với tất cả. Ta không dùng quan hệ nước này để chống nước kia. Ta không dùng quan hệ với Trung Quốc để chống Mỹ, cũng không dùng quan hệ với Mỹ để chống Trung Quốc.
    Theo ông, thái độ của Việt kiều ở Mỹ với các vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo như thế nào?
    Phải nói Việt kiều rất quan tâm các vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo trong nước. Nếu theo dõi trên mạng sẽ thấy rõ điều đó. Qua các cuộc gặp của tôi với cộng đồng người Việt, báo chí người Việt Nam ở hải ngoại hỏi rất nhiều về vấn đề này. Tôi khẳng định rõ với báo chí người Việt rằng, với người Việt Nam, chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ rất thiêng liêng, thiêng liêng với mọi người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Vấn đề quan trọng là làm sao xử lý bình tĩnh các khác biệt, duy trì được môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước và giải quyết những khác biệt đó trên cơ sở đàm phán và luật pháp quốc tế.
    Công tác kiều bào nói chung thì sao, thưa ông?
    Mỹ là địa bàn trọng tâm về công tác kiều bào. Trong số 4 triệu kiều bào thì 2 triệu là ở Mỹ. Tôi cũng có dịp tiếp xúc với một số cộng đồng người Việt Nam ở các bang. Tâm tư tình cảm chung là họ rất quan tâm đến tình hình đất nước, đến sự phát triển của đất nước, tình hình an ninh của đất nước. Mong muốn của họ là làm sao đất nước được ổn định, được phát triển đi lên. Đó là điều rất trân trọng. Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến rất thẳng thắn đóng góp. Qua đó tôi cũng thấy sự chân tình, tấm lòng của những người xa tổ quốc, hướng về tổ quốc, rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng công tác với người Việt Nam ở Mỹ là một công tác trọng tâm của đại sứ quán.
    Đại sứ có nhận định và chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam trong làm ăn với doanh nghiệp Mỹ?
    Cảm nhận của tôi là các doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Có thể nói hàng tuần tôi đều tiếp các doanh nghiệp Mỹ. Tháng nào cũng có hiệp hội doanh nghiệp khác nhau của Mỹ ở Washington D.C và các địa phương tôi đến thăm muốn có tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.
    Tôi cũng tiếp một số doanh nghiệp Việt Nam muốn sang đầu tư làm ăn tại Mỹ. Tuy nhiên sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ, đặc biệt chủ động trong quá trình hai bên tham gia đàm phán TPP so với doanh nghiệp Mỹ còn kém nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa, các hiệp hội doanh nghiệp cần chủ động có ý kiến với Chính phủ, đoàn đàm phán để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình đàm phán.
    Trong đàm phán TPP hiện nay, duy nhất có hiệp hội Dệt may chủ động cử người đi tham gia cùng đoàn đàm phán Việt Nam. Các hiệp hội khác chưa quan tâm đúng mức. Các hiệp hội công nghiệp của Mỹ họ quan tâm rất lớn, vận động hành lang đoàn đàm phán rất ghê để bảo vệ quyền lợi của mình. Cũng có những hiệp hội vì quyền lợi của mình sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam. Có những hiệp hội làm ăn với Việt Nam đã lâu thì chính là người bảo vệ lợi ích của chúng ta và đấu tranh lại với đoàn đàm phán Mỹ. Do đó, doanh nghiệp càng tham gia tích cực bao nhiêu thì càng bảo vệ lợi ích của mình bấy nhiêu.
    Làm ăn ở thị trường Mỹ phải đúng luật, bài bản, lâu dài, sẵn sàng cho những vụ kiện tụng. Quá trình kiện bán phá giá liên quan đến thép chúng tôi đang tiếp tục. Đặc biệt hiệp hội Thép liên quan làm sao tham gia từ đầu, tránh việc vụ kiện ra các nơi mà chúng ta không tham gia từ đầu.
    Theo SGTT
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Báo Trung Quốc đưa ra điểm yếu chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam
    Cập nhật lúc: 08:27:10 AM, 16/12/201
    1
    Bên cạnh việc phân tích các điểm mạnh chủ yếu của 2 chiếc chiến hạm Gepard 3.9 hiện đại nhất Việt nam thì tờ báo này cũng đã liệt kê 1 số điểm hạn chế của những chiếc chiến hạm này.

    Theo đó Tờ Hoàn Cầu cho biết: Trong năm nay Việt Nam đã nhận được 2 chiếc Gepard 3.9 (về Việt Nam được đổi tên thành chiến hạm Đinh Tiên Hoàng với Lý Thái Tổ) và đã kí tiếp hợp đồng mua thêm 2 chiếc chiến hạm loại này nữa. Chiến hạm Gepard 3.9 có lượng giãn nước tối đa là 2.100 tấn, tốc độ tối đa đạt 28 hải lý/giờ (hơn 45 km/giờ), tốc độ tiết kiệm nhiên liệu là 18 hải lý/giờ (gần 29 km/giờ) và hành trình tác chiến tối đa lên tới 5.000 hải lý (hơn 8.000 km). Vì thế nhờ được trang bị Gepard 3.9, phạm vi tuần tra của hải quân Việt Nam có thể bao phủ toàn bộ Biển Đông.
    Xem xét khía cạnh hỏa lực tiến công, những chiếc Gepard 3.9 mà Nga chế tạo cho Việt Nam là phiên bản thời bình chứ không phải thời chiến nên việc bố trí hỏa lực khá hạn chế. Gepard 3.9 phiên bản thời bình được bố trí 8 quả tên lửa hạm đối hạm Kh35, dẫn đường bằng quán tính và rađa chủ động, với tầm bắn tối đa 130 km và tốc độ bắn tối đa là 0,9 Mach. Theo kế hoạch sơ bộ, 2 chiếc Gepard 3.9 được đóng mới tiếp theo sẽ khắc phục điểm yếu này và sẽ được trang bị nhiều tên lửa hạm đối hạm siêu âm, có tầm bắn trên 290 km. Điều này giúp lực lượng tên lửa hạm đối hạm của hải quân Việt Nam chiếm được ưu thế rất lớn về kĩ thuật trong khu vực.
    Cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm.

    “Nhược điểm chủ yếu của Gepard 3.9 nằm ở năng lực phòng không. Do được trang bị hệ thống pháo Kashtan-M (tàu khu trục tên lửa 956EM của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống pháo Kashtan thời kỳ đầu), 2 giàn pháo 6 nòng GSh-30k, mỗi phút có thể bắn 1.000 quả đạn và 32 quả tên lửa hạm đối không 9M311 (SA-N-14) có tầm bắn 8 km, nên Gepard 3.9 chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu phòng không mang tính cứ điểm.

    Trong giai đoạn đầu, Gepard 3.9 chủ yếu được sử dụng trong khu vực tác chiến của Việt Nam để bảo vệ khu vực biển có chiều sâu phòng thủ khoảng 150 km, nơi có thể nhận được sự bảo vệ của cả những quả tên lửa đất đối không tầm xa thuộc hệ thống S-300PMU1 đặt căn cứ trên bờ.

    Để tăng cường năng lực phòng không của Gepard 3.9, hiện nay phương án lợi dụng không gian còn lại ở boong trước để lắp đạt tên lửa hạm đối không phóng theo chiều thẳng đứng Klinok có tầm bắn 12 km đã hoàn thành.

    Với việc trang bị thêm các dàn tên lửa Klinok chiến hạm lớp Gepard 3.9 của Việt Nam ít nhiều sẽ tăng cường khả năng phòng không, khả năng tiêu diệt nhiều cứ điểm cũng như mạnh dạn hơn để đi ra vùng biển xa hơn mà không phải dự vào sự hỗ trợ của tên lửa phòng thủ của Việt Nam nữa” Tờ Hoàn Cầu kết luận.
    Nói tóm lại, cùng với tàu ngầm Kilo 636, máy bay chiến đấu đa năng Su30MK2 và tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn 300 km đặt trên bờ, Gepard 3.9 sẽ giúp lực lượng vũ trang Việt Nam chính thức có được năng lực tiến công đa năng 3 trong 1 (trên không, dưới nước và trên mặt nước) ở khu vực biển gần, đặc biệt là việc nâng cao đáng kể khả năng chống ngầm. Đồng thời, với sự phối hợp đó, lực lượng vũ trang Việt Nam cũng cơ bản hình thành được năng lực phòng thủ biển gần tương đối hiệu quả.

    Năng lực kiểm soát và tấn công của hải quân Việt Nam sẽ mở rộng từ phạm vi 100 km trước đây lên 150-300 km. Nhưng hải quân Việt Nam vẫn thiếu các hệ thống chống ngầm, chống hạm và tác chiến phòng không biển xa.
    Theo Phunutoday
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Trung Quốc dồn dập đóng 12 tàu khu trục "khủng"

    Cập nhật lúc: 06:15:14 AM, 14/12/2011
    Ngày hôm nay trên trang Hoàn Cầu đã đăng thông tin Hải quân Trung Quốc vừa cho hạ thủy chiếc tàu hộ vệ tàng hình thứ 12 của quân đội nước này.

    Theo đó, Tàu khu trục lớp 054 hay gọi là (Giang Khải II) là loại tàu khu trục loại nhỏ hiện đại nhất của Hải quân nước này, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 12 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A
    Đây là những chiến hạm được đánh giá là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất trong biên chế của hải quân nước này, thể hiện nỗ lực lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các tàu chiến cùng loại của Mỹ, Nga và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản.
    Chiến hạm tàng hình lớp 054 dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải, Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm.

    Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”.
    Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm

    Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.
    Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).

    Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm. 8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động.
    Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút, để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc
    Từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 12 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A

    Theo Phunutoday
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Việt Nam chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp

    Cập nhật lúc: 06:41:29 PM, 12/12/2011

    Các nhà khoa học thuộc Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam) đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm.

    Đây là sản phẩm dùng cho động cơ hành trình tên lửa phòng không, có thành phần và các tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài.

    Nhiên liệu tên lửa hỗn hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều loại tên lửa từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược.

    Thành phần của nhiên liệu tên lửa hỗn hợp gồm chất cháy-kết dính, chất ô-xi hóa và các phụ gia năng lượng cao như bột nhôm, các chất nổ mạnh, phụ gia tốc độ cháy, phụ gia công nghệ... Công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật.

    Vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng, khẳng định năng lực từng bước làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học kỹ thuật quân sự nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội ta.

    Quá trình nghiên cứu, các tác giả đã hoàn thành việc xây dựng bộ tài liệu quy trình công nghệ chế tạo thỏi nhiên liệu tên lửa 9X195; bộ tài liệu kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm; dây chuyền chế thử thỏi nhiên liệu 9X195...

    Sản phẩm của đề tài có thể sử dụng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, đào tạo, chế tạo thử nghiệm nhiên liệu tên lửa hỗn hợp và ứng dụng để sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp quy mô phòng thí nghiệm,

    nhằm phục vụ cho trang bị, thay thế một số thỏi nhiên liệu của động cơ hành trình tên lửa đang có trong trang bị, đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện chế tạo loạt các thỏi nhiên liệu 9X195 thời gian tới.

    Trong tương lai Việt Nam sản xuất S500 sẽ không phải nhập thiên liệu dùng cho tên lửa của Nga.[};-

    Theo QĐND
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Tình hình chứng trường thế nào rồi bác; BL out từ khi thị trường xuống 420 rồi; muốn chọn thời điểm để chiến kiếm tí của hồi môn thôi[};-
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ấn Độ chi 3,7 tỉ USD để mua 42 máy bay chiến đấu “khủng” của Nga

    Cập nhật lúc: 08:29:45 AM, 16/12/2011
    Hợp đồng mua thêm 42 máy bay nâng cấp Su-30MKI cho Không quân Ấn Độ sẽ được ký trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Manmohan Singh, tờ Indian Express của Ấn Độ cho biết vào ngày hôm nay.

    Theo đó, Tờ báo cho biết, thỏa thuận này có giá trị hơn 200 tỷ rupi (khoảng 3,7 tỷ USD). Hợp đồng sẽ được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018. Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận thông tin này với hãng Interfax.

    Một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết, Ấn Độ đề nghị Nga bổ sung vào phiên bản cải tiến Su-30MKI một số tính năng của máy bay chiến đấu thế hệ 5. Phía Nga đồng ý nâng cấp phi cơ sẽ bán theo phiên bản mới nhất, có tên Super Sukhoi.

    Đối với phía Ấn Độ yêu cầu chính của họ với loạt máy bay cải tiến mới là có thể mang các vũ khí hạng nặng. Đặc biệt là triển vọng lắp ráp tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.

    Su-30MKI là biến thể được thiết kế đặc biệt để xuất khẩu cho Ấn Độ. Su-30MKI là biến thể có nhiều khác biệt nhất so với các thành viên còn lại của gia đình Su-30. Cụ thể, Su-30MKI được trang bị thêm cánh ngang phía trước, động cơ điều khiển vector lực đẩy 2 chiều AL-31FP giúp tăng khả năng cơ động. Nhờ vậy, Su-30MKI được đánh giá là biến thể mạnh nhất trong gia đình Su-30.

    Về hệ thống điện tử, Su-30MKI có hệ thống điện tử phức hợp từ nhiều quốc gia khác nhau bao gồm Israel, Ấn Độ, Nga và Pháp. Su-30MKI được trang bị radar NIIP N011M Bars, đây là một radar mạng pha quét điện tử thụ động rất mạnh, cung cấp khả năng giám sát không đối không, đối đất, đối hải cùng lúc, hệ thống điều khiển vũ khí kỹ thuật số với khả năng kháng nhiễu rất tốt.

    Các máy bay chiến đấu hiện đại của Ấn Độ trong tương lai có khả năng mang tên lửa BrahMos
    Radar N011M Bars có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 350-400km với các mục tiêu cỡ lớn, theo dõi ở cự ly 200km, tầm quét phía sau là 60km. Radar của Su-30MKI có khả năng phát hiện F-16 ở cự ly từ 140-160km.
    Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ là biến thể hiện đại của Su-30, hiện đại hơn biến thể Su-30MKK của Trung Quốc.

    Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ là biến thể hiện đại nhất của Su-30, hiện đại hơn biến thể Su-30MKK của Trung Quốc
    Radar này có khả năng theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu cùng lúc. Vì vậy, Su-30MKI có khả năng hoạt động như một máy bay cảnh báo sớm (một dạng AWACS mini).

    Su-30MKI có khả năng mang tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất của Nga và Ấn Độ, đặc biệt là tên lửa hành trình BrahMos, có thể tấn công mục tiêu trên mặt đất và trên biển.

    Phiên bản Su-30MKI của Ấn Độ là biến thể hiện đại nhất của Su-30, hiện đại hơn biến thể Su-30MKK của Trung Quốc. Hệ thống điện tử hàng không, đặc tính khí động học và các thành phần cấu tạo của Su-30MKI đều tương tự như Su-35 của Nga. Đây sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc bổ sung vũ khí cho khu vực biên giới Trung Quốc..
    Theo Phunutoday[};-[};-[};-
    [Về đầu trang]
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Chuyến tàu nối hai bờ nỗi nhớ

    Thứ tư 14/12/2011 08:35
    ANTĐ - Thiên nhiên nơi đảo nổi, đảo chìm và những con người dạn dày sóng gió ở Trường Sa đã mang lại trong tôi những xúc cảm mãnh liệt cùng niềm tin sắt son: Quân, dân huyện đảo Trường Sa anh hùng sẽ mãi vững vàng nơi đầu sóng, ngọn gió, canh giữ cho biển đảo vẹn toàn và trường tồn cùng dân tộc.





    Cảng Cát Lái, Tp.HCM, một buổi sớm nhộn nhịp đến lạ thường. Gần hai trăm con người từ khắp mọi miền đất nước đã tụ hội về đây với những gói quà, hành lý lỉnh kỉnh chuẩn bị cho một chuyến đi biển, đảo dài ngày. Một chút nữa thôi, những hành khách đặc biệt này sẽ lên hai con tàu hải quân HQ-936 và HQ-996 để rẽ sóng tới các đảo chìm, đảo nổi, xã đảo trên huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà thăm chồng, thăm con sau những tháng ngày dài xa cách và nặng lòng nhớ thương. Và đây là đợt thứ hai, Bộ Quốc phòng, mà trực tiếp là Quân chủng Hải quân tổ chức đưa thân nhân từ đất liền ra thăm động viên chồng, con và nhân dân đang sinh sống, lao động, công tác trên huyện đảo Trường Sa.
    Tôi lên con tàu HQ-936 hành quân về hướng Bắc Trường Sa, bắt đầu một hành trình hơn mười ngày đêm cùng thân nhân thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các đảo, xã đảo Song Tử Tây, Đá Nam, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Còn ở hướng Nam, con tàu HQ-996 sẽ đưa đoàn thân nhân hành quân thăm cụm đảo, xã đảo nằm ở Nam Trường Sa. Quả thực với tôi, đây là một chuyến đi đầy ý nghĩa. Lý do không chỉ đây là lần đầu tiên tôi được ra với bộ đội Trường Sa, mà còn bởi những con người đáng yêu, đáng trân trọng và rất đáng tri ân đang ở trên con tàu này là những tấm gương về đức hy sinh.

    Trên boong tàu và trên các đảo Nam Yết, Sơn Ca khi thấy những giọt lệ khóc con, khóc cháu của những người cha, người chú các liệt sỹ Đặng Hoàng Hùng, Nguyễn Văn Hà, Phạm Văn Thế và Đỗ Khánh Hưng, tất cả mọi người trong đoàn chẳng ai cầm nổi lòng mình. Những giọt lệ thương xót các anh ngã xuống vì chủ quyền biển đảo quê hương khi tuổi đời còn rất trẻ, mới mười tám, đôi mươi. Có anh hy sinh khi chưa lập gia đình như liệt sỹ Hoàng Thế Anh, Nguyễn Văn Hà (hy sinh tròn 21 tuổi), hạ sỹ Đỗ Khánh Hưng (hy sinh lúc 26 tuổi), và có đồng chí nằm xuống nơi đảo xa khi con thơ chưa kịp chào đời như liệt sỹ Phạm Văn Thế.
    [​IMG]
    Chị Phạm Thu Hằng, xúc động gặp con trai Trần Vũ Hoàng Anh trên đảo Sinh Tồn Đông
    Trên đảo Sơn Ca, bên phần mộ của con trai - Thượng úy Phạm Văn Thế, ông Phạm Văn Thuật, 58 tuổi quê xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình nói với chúng tôi mà như tâm sự cùng con trai: “Em Thế là con cả trong gia đình. Em hy sinh khi vợ mang thai được vài tháng. Nay con trai của Thế hơn 4 tuổi rồi, gia đình mới có dịp ra phần mộ thắp hương cho em. Khi còn sống, em Thế thích ăn bưởi lắm, nên lần này ra đảo Sơn Ca viếng Thế, tôi mang theo hai quả bưởi từ quê nhà. Một quả dành cho Thế. Còn một quả để phần cháu Đỗ Khánh Hưng có mộ phần cạnh mộ phần của Thế!”.

    Hôm người bố Nguyễn Sơn, từ xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An tới đảo Nam Yết, thắp hương bên phần mộ con là liệt sỹ Nguyễn Văn Hà, hy sinh khi 21 tuổi đúng vào ngày giỗ đầu của Hà. Ông Sơn tâm sự: “Tính đến hôm nay, Hà mất được đúng một năm bảy ngày rồi. Trước lúc bác rời quê ra đảo thăm mộ Hà, gia đình cũng đã làm mâm cơm cúng giỗ đầu cho Hà!”. Thương xót đứa con trai đầu lòng ngoan hiền, hiếu thảo, ông Sơn cứ nấn ná bên mộ của con mãi. Hình như ông muốn tâm sự với con nhiều điều, trên gương mặt cương nghị, rắn rỏi của ông như toát nên niềm kiêu hãnh, tự hào về người con đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo quê hương.

    Một gia đình có ba thế hệ, với 5 người là bộ đội hải quân, trong đó có hai liệt sỹ, đó là gia đình Trung tá Hoàng Đức Tuấn, công tác tại Nhà máy X56 (Cục kỹ thuật Hải quân). Lần này, Trung tá Hoàng Đức Tuấn ra đảo Nam Yết hương khói trên mộ phần của con, cũng là để an ủi, xoa dịu nỗi đau mất mát của cả gia đình, dòng họ. Bởi liệt sỹ Đặng Hoàng Hùng là con trai duy nhất trong gia đình. Hùng hy sinh ngày 25-2-2004, khi cứu suồng và hàng. Vậy là gần 7 năm kể từ ngày Hùng hy sinh, bố Tuấn mới ra được phần mộ để hương khói cho Hùng. Nhìn mộ phần của con được đồng đội chăm chút, khói hương chu đáo, lòng Trung tá Hoàng Đức Tuấn ấm lại và trào dâng tình yêu thương những lính đảo ngày đêm vật lộn với phong ba bão táp, sẵn sàng hy sinh máu xương bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.

    [​IMG]
    Hai mẹ con bà Tình trên đảo Song Tử Tây

    Cuộc sống của quân và dân ở đảo chìm, đảo nổi, nơi cách xa đất liền hàng trăm hải lý, không chỉ vất vả, gian lao, mà còn chịu nhiều thiếu thốn. Và cái thiếu nhất vẫn là tình cảm gia đình, tình mẫu tử, nghĩa vợ chồng. Với nhiều cán bộ, chiến sỹ, nhất là những đồng chí giữ cương vị chủ chốt ở đảo, xã đảo thì mỗi năm số ngày gần gũi những người thương yêu chỉ được mấy tuần. Làm nhiệm vụ ngoài hải đảo xa xôi, cách đất liền vài trăm hải lý, nên những lúc gia đình có công to việc lớn, thậm chí khi vợ sinh con, lúc bố mẹ từ trần, những người lính đảo chỉ biết se sắt lòng vì không thể ở gần bên.

    Ở đảo chìm Đá Nam, Thượng úy Kiều Việt Phong cho biết, dịp đầu năm nay, nghe tin bố của Thiếu úy Trương Văn Quân, quê Thạch Hà, Hà Tĩnh tử nạn, nhưng Quân không thể về được để từ biệt người cha. Vậy là, cả đảo xúm vào động viên an ủi. Đâu phải mình Quân, bản thân đảo trưởng Phong có vợ, con nhỏ ở tận tỉnh miền núi Vĩnh Phúc, suốt ba năm đi đảo Phong chỉ ở với vợ con được vỏn vẹn mấy tuần. Thương con đằng đẵng xa nhà, nên quà mang ra đảo tặng con trai Thiếu úy Lê Xuân Thắng ở đảo Song Tử Tây, của ông Lê Xuân Vóc là tấm hình của vợ và con Thắng. Ông Vóc kể: “Em Thắng lấy vợ được hai năm, mà mới chỉ về phép được một tháng dịp cưới vợ thôi!”. Nên, từ lúc nhận ảnh của vợ và cậu con trai bụ bẫm, kháu khỉnh được đặt tên Lê Xuân Toàn, Thắng cứ nâng niu ngắm mãi. Hình như Thắng đang mơ phút giây được gần vợ, gần con.

    Trong hành trình bốn ngày, ba đêm từ đất liền ra xã đảo Sinh Tồn, cứ sau bữa ăn tối ông Trần Quốc Việt lại ra vòi nước trên boong tàu lúi húi chăm sóc hai cây non. Ông bảo: “Đó là hai cây vạn tuế. Quà quê mang ra tặng cán bộ và nhân dân xã đảo nơi cậu con cả của tôi là Thiếu úy Trần Giang Nam công tác. Nam đi đảo được hơn sáu năm rồi, em nó đã làm nhiệm vụ trên các đảo Trường Sa Đông, Đá Lát, Sinh Tồn. Tháng 10 năm 2010, Nam lấy vợ. Vợ em công tác tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Dịp cưới vợ, Nam phải thuê nhà ở bên vợ được đúng một tuần là khăn gói hành quân trở lại đảo”. Giây phút hai bố con ông Việt cùng Trung tá Trần Như Hải, Đảo phó tham mưu trưởng xã đảo Sinh Tồn trịnh trọng đặt hai chậu cảnh trồng hai cây vạn tuế lên thềm của cột mốc chủ quyền, tôi thấy niềm vui rạng ngời trên khuôn mặt của ông và cậu con trai dạn dày sóng gió.




    Trung tá Hoàng Đức Tuấn, thắp hương bên mộ con trên đảo Nam Yết.

    Trung tá Hải trân trọng cảm ơn ông Việt cùng gia đình đã góp phần làm cho xã đảo Sinh Tồn thêm xanh tươi, rạng rỡ giữa biển khơi. Cũng chính những món quà từ đất liền gửi tặng mà xã đảo Sinh Tồn bây giờ thật nhiều cây xanh, cây cảnh, bồn hoa chẳng kém gì hoa viên. Đảo không chỉ có thông, bàng xanh, mù u, phượng vĩ mà còn có cả hoa hồng, hoa loa kèn và rất nhiều loại cây ăn quả. Còn quà của ông Lê Khắc Xông ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá mang tặng con trai - Thiếu úy Lê Khắc Hồng ở xã đảo Song Tử Tây là những túi hạt giống rau và thuốc bảo vệ thực vật, với mong muốn bộ đội và bà con sinh sống trên đảo làm tốt công tác tăng gia, bảo đảm đời sống. Ông Xông bảo, chuyến này thăm con, động viên con Tết năm nay nghỉ phép về cưới vợ, chẳng gì năm nay Hồng cũng đã 29 tuổi rồi. Và ở quê, Hồng cũng đã tìm cho mình người tâm đầu ý hợp (!). Mang nặng đẻ đau, nhọc nhằn nuôi con khôn lớn, người mẹ nào chẳng thương yêu con hơn cả bản thân mình. Xa con một chút đã nhớ, nhưng vì toàn vẹn chủ quyền biển đảo, vì nhiệm vụ thiêng liêng mà Tổ quốc và nhân dân giao phó, các mẹ đành xa con. Phút giây bà Phạm Thu Hằng, ở phường Chảng Dài, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai con gặp con trai Trần Vũ Hoàng Anh trên đảo Sinh Tồn Đông sau bao tháng ngày xa cách, mẹ cứ ôm lấy con mà dàn dụa nước mắt.

    Bà Hằng kể: “Hoàng Anh mới 18 tuổi, đi đảo được 8 tháng rồi. Trước khi đi đảo, Hoàng Anh đã lập gia đình, nay con trai của Anh được 2 tháng tuổi. Khi vợ sinh con, Anh không có ở nhà, nên bà nội quyết định đặt tên cháu trai là Trần Dũng Trường Hải Quân, để cháu tự hào với mọi người rằng có bố là bộ đội Hải quân. Và sau này lớn lên cháu cũng sẽ làm bộ đội Hải quân như bố Hoàng Anh”. Bà Hằng có dáng người mập mạp, tính tình xởi lởi, mấy ngày ở trên tàu, bà luôn miệng nói cười rôm rả; trong buổi giao lưu văn nghệ bà còn nhảy múa tưng bừng. Vậy mà gặp con, thấy con trai sau 8 tháng công tác ngoài đảo lại tăng tới 5 kg, bà cứ khóc hoài. Bà bảo: Vui mừng lắm, thấy con khỏe ra, trưởng thành nhiều, nên khóc thôi!

    [​IMG]
    Bố con ông Trần Quốc Việt trồng cây vạn tuế trên đảo Sinh Tồn
    Trên chuyến tàu chở nặng nghĩa tình ra biển đảo, tôi còn gặp những người mẹ, người cha có tới hai con trai đang là bộ đội Hải quân. Bà Lê Thị Chung, xã Thiệu Giang, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá-người phụ nữ có khuôn mặt khắc khổ, nhưng ánh mắt cương nghị. Chồng mất khi bà Chung mới 27 tuổi, cậu con trai lớn tròn 2 tuổi, còn cậu con trai út chưa chào đời. Bà Chung ở vậy một mình vật lộn với bão táp cuộc đời nuôi hai con khôn lớn. Nay cả hai đã là bộ đội Hải quân: Cậu cả Thiếu úy Lê Xuân Thuyết công tác ở đảo Song Tử Tây anh hùng, cậu út Lê Xuân Tiến là học viên năm thứ hai của Học viện Hải quân. Bà dự định, sau khi ra đảo thăm Thuyết, lúc trở lại đất liền sẽ đến Học viện Hải quân động viên Tiến. Lúc kể về hai cậu con trai ngoan, hiếu thảo, đôi mắt bà Chung cứ trào lệ. Bà bảo, cuộc đời mình đã đi qua những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, nay các con trưởng thành càng thấy hạnh phúc đến với mình thật lớn lao.

    Vâng, cuộc đời thật công bằng, không lấy hết của ai, và cũng chẳng cho không ai - bà Chung nói thế rồi lén au dòng nước mắt khi nghĩ đến phút giây hạnh phúc được gặp con trai trên xã đảo Song Tử Tây. Thật tình cờ, trên chuyến tàu ra xã đảo Song Tử Tây bà Chung lại gặp và làm quen với bà Nguyễn Thị Lộc, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cũng có hai con trai là bộ đội hải quân mà lại công tác cùng đơn vị với con bà Chung nữa. Con trai đầu của bà Lộc là Thiếu úy Lê Duy Phong, công tác trên xã đảo Song Tử Tây. Phong đã cưới vợ năm 2009, nhưng chưa sinh con, vì vợ Phong còn lo học Đại học.

    Còn Lê Duy Tráng-cậu con ra thứ hai của bà Lộc đang học Học viện Hải quân cùng khoá với con bà Chung. Vậy là hai người mẹ cứ tâm sự với nhau suốt những ngày con tàu HQ-936 hành trình trên biển. Tôi biết, các mẹ đang khoe với nhau về những đứa con ngoan, hiếu thảo với mẹ cha và nặng lòng yêu Tổ quốc. Chẳng thế mà, mỗi lần Thượng úy Vũ Văn Huy, trợ lý chính trị đảo Sinh Tồn gọi điện về thăm bố Vũ Huy Chương, ở xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, cứ mải mê hát cho bố nghe và kể với bố về cuộc sống bộ đội, nhân trên đảo để bố mẹ, vợ con quê nhà yên lòng.
    (còn nữa) Nguyên Bình
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Ông *************** dự họp giữa hội nghị Ngoại giao và Tham tán thương mại


  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Xúc động rơi nước mắt và nụ cười hạnh phúc ngày đoàn tụ giữa đảo xa

    Thứ năm 15/12/2011 08:41
    ANTĐ - Sau ba ngày, hai đêm cưỡi sóng, con tàu HQ-936 cập đảo Nam Yết, một đơn vị Anh hùng trên biển đảo quê hương.




    Lúc này thủy triều xuống, bãi san hô nổi lên, việc đưa thân nhân vào đảo sẽ khó khăn. Tất cả những người lính hải quân trên tàu và trên đảo Nam Yết hiểu rõ những nguy hiểm khi cơ động ca nô từ đảo ra tàu đón thân nhân. Nhưng, khi nhìn những người thân đứng ngoài mạn tàu cứ hướng mắt về phía đảo, mong ngóng được gặp chồng, gặp con, Đại tá Nguyễn Văn Thắng, Chính ủy Lữ đoàn 146-đoàn Trường Sa anh hùng, kiêm Chủ tịch MTTQVN huyện Trường Sa, trưởng đoàn công tác đứng ngồi không yên.

    Ông hội ý nhanh với Đại tá Đoàn Văn Huấn, Phó giám đốc Công ty TNHH-MTV Dịch vụ-Du lịch biển đảo Hải Thành (Bộ tư lệnh Hải quân), phó trưởng đoàn công tác và sau khi xin ý kiến cấp trên. Chỉ huy đoàn công tác quyết định: “Lệnh cho chỉ huy đảo Nam Yết sử dụng ca nô của đảo với trang bị đầy đủ áo phao cơ động ra tàu đón những người vợ từ đất liền ra thăm chồng trên đảo vào đảo trước!”

    Đại tá Thắng bộc bạch: “Tớ là lính Trường Sa 27 năm rồi. Cũng chừng ấy thời gian xa vợ, xa con ở vùng quê Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ngay cả khi đã là Chính ủy Lữ đoàn 146, mà hai năm nay tớ cũng chỉ về thăm vợ con được một tháng thôi. Nên tớ hiểu giá trị hạnh phúc của những phút giây vợ được gần chồng, chồng được yêu thương săn sóc vợ. Nó quý lắm, không tiền bạc nào mua được!”.

    Vị Đại tá đã thấu hiểu nỗi lòng những người lính hải quân đang ngóng mong đón vợ trên đảo Nam Yết, và cảm thông nỗi lòng những người vợ trẻ đang đứng dưới mạn tàu kia, mòn mỏi hướng ánh nhìn bỏng cháy như dõi tìm khuôn mặt chồng hiển hiện lên từ phía cầu cảng và chờ đón vòng tay yêu thương. Và ông đã đưa ra mệnh lệnh: Tổ chức đưa những người vợ thăm chồng lên đảo ngay trong đêm. Còn các mẹ, các cha xin nán lại trên tàu, sáng sớm mai sẽ vào đảo thăm con.


    [​IMG]


    Trung úy Bùi Văn Biên cười rạng rỡ khi đón vợ lên thăm xã đảo Song Tử Tây



    Lấy chồng là bộ đội hải quân, lại công tác ở huyện đảo Trường Sa nên thời gian được ở bên chồng chỉ tính bằng tháng, bằng tuần, thậm chí có năm chỉ được mấy ngày; còn thời gian xa chồng lại tính bằng năm, chị Hồ Thị Ngân, quê xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là giáo viên Trường THPT Quỳnh Lưu 1, rất háo hức ra đảo Sinh Tồn Đông thăm chồng-Thượng úy Nguyễn Tri Thức. Chị Ngân nhẩm tính: Vợ chồng mình lấy nhau 8 năm rồi, anh ấy cứ đi đảo biền biệt, 8 năm mới ở bên nhau được vỏn vẹn 180 ngày. Nên những ngày tháng vợ chồng được gần nhau là yêu thương, chiều chuộng nhau hết mực. Giữa năm ngoái, khi anh Thức đang công tác ở đảo Trường Sa, chị Ngân cũng đã ra đảo thăm chồng. Lần ấy anh chị ở bên nhau được 6 ngày, rồi chị lại cùng đoàn trở về đất liền.

    Đợt này ra thăm chồng ở đảo Sinh Tồn Đông, theo lịch trình chị chỉ ở bên chồng được 3 ngày 3 đêm. Vậy nhưng chị Ngân ước ao nhiều lắm, chị bảo: Cậu con trai đầu Nguyễn Duy Hoàng của anh chị năm nay cũng đã 6 tuổi rồi. Chị mơ ước, ra thăm chồng lần này, vợ chồng có cơ hội gần nhau để chị sinh thêm em bé nữa. Vẫn biết lấy chồng là lính đảo, chị em phải sinh nở, rồi nuôi dạy con một mình là vất vả, nhọc nhằn, nhưng chị vẫn ước ao và coi đó là hạnh phúc. Lúc vợ chồng gặp nhau trên cầu cảng vào đảo Sinh Tồn Đông, chị Ngân vui, hạnh phúc khôn tả. Vậy mà lúc ở trên tàu, chị hùng hồn tuyên bố rằng: “Tình yêu của chị dành cho chồng chỉ ba mươi phần trăm, còn bảy mươi phần trăm chị dành cho biển đảo của Tổ quốc!”. Ấy thế mà, khi nghe vợ nhắc lại tuyên bố trên, anh Thức lại cười rạng rỡ! Và tôi biết, trong con người đậm mùi mặn mòi của biển kia có lẽ tình yêu biển đảo cũng lớn vô bờ. Cũng như chị Ngân, lần này ra đảo Sơn Ca thăm chồng là Thiếu tá Đỗ Huy Toan, chị Nguyễn Thị Nhượng, quê xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ mong mỏi những ngày hạnh phúc bên chồng chị sẽ có cơ hội mang thai em bé thứ hai. Chị bảo, nếu được như điều anh chị ao ước, thì vợ chồng chị sẽ đặt tên cho con là Sơn Ca để nhắc nhớ về những ngày hạnh phúc trên đảo. Vợ chồng chị Nhượng, anh Toan lấy nhau từ năm 2002, anh chị đã có một con gái 8 tuổi, đang học lớp 2.


    [​IMG]



    Quà của đảo Sinh Tồn Đông gửi tặng đất liền là cây bàng vuông




    Khi biết mẹ đi đảo thăm bố, con gái Đỗ Mai Hương cứ nằng nặc đòi đi theo, chị Nhượng phải dỗ dành mãi con gái mới nghe. Không được ra đảo cùng mẹ thăm bố, Hương viết thư dặn bố gửi nhiều vỏ ốc biển và san hô về để con gái kết thành hoa biển và mỗi lần nhớ bố sẽ mang tranh hoa biển ra ngắm cho vơi đi nỗi nhớ(!). Như hết thảy những nguời vợ có chồng công tác nơi hải đảo tiền tiêu, chị Nhượng phải thay chồng lo toan việc nhà, nào là chăm con nhỏ, phụng dưỡng bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi. Chị tâm sự: “Vắng chồng, người phụ nữ vừa làm thiên chức của mình, vừa làm thay những công việc của đàn ông”. Có lẽ do vất vả nên trông chị Nhượng già hơn cái tuổi ngòai ba mươi. Dịp tháng 7 năm ngoái chị Đồng Thị Nga, quê thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương đã ra huyện đảo Trường Sa thăm chồng. Lần ấy, chị Nga say sóng người mệt lã, nhưng cứ nghĩ đến những phút giây hạnh phúc được ở bên chồng là chị lại hết sợ say sóng. Và trên con tàu HQ-936 hành quân ra đảo Nam Yết anh hùng đợt này, chị Nga là một trong số ít những phụ nữ hạnh phúc khi lần thứ hai ra đảo thăm người mình yêu thương. Là giáo viên văn trường THCS, lại có “tâm hồn thơ”, nên trong những ngày đêm con tàu vượt sóng gió ra đảo, chị Nga đã làm thơ dành để tặng chồng-Thiếu tá Đoàn Văn Sình. Chị thổ lộ, trong thơ chị mượn hình ảnh của sóng, mượn lời của gió để trách hờn anh về những tháng ngày chị đằng đẵng nhớ thương, mòn mỏi đợi chờ. Thế nhưng, càng hờn dỗi bao nhiêu, chị Nga lại yêu thương chồng chừng ấy. Chị thương chồng, và đồng đội của anh nơi hải đảo xa xôi còn nhiều vất vả, gian lao, chịu biết bao thiếu thốn, nhưng luôn kiên cường vượt lên, vững chắc tay súng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
    Dẫu biết trước hành trình từ cảng Lữ đoàn 125 ra tới xã đảo Song Tử Tây sẽ mất ba ngày và hai đêm. Vậy mà cô công nhân trẻ Bùi Thị Thoa cứ đếm từng giờ tàu chạy. Trong lòng Thoa mong ngóng tàu chạy nhanh hơn, để Thoa được gặp chồng Hoàng Minh Dương sớm hơn lịch trình chừng nào quý chừng ấy. Thoa và Minh cưới nhau tháng mười năm ngoái. Cưới xong, vợ chồng chỉ chăm chút nhau được đúng 15 ngày, rồi Minh khoác ba lô hành quân về với xã đảo Song Tử Tây, nên cô gái trẻ Bùi Thị Thoa nóng lòng gặp chồng cũng là điều dễ hiểu. Và 3 ngày ở lại với chồng trên đảo, có lẽ không đủ để vợ chồng Thoa bù đắp cho nhau những tháng ngày xa cách.

    Không có chồng đỡ đần việc nhà và cùng chăm sóc hai cậu con trai “cậu lớn 10 tuổi, cậu nhỏ 7 tuổi”, có những lúc chị Nguyễn Thị Lệ Hà, phường Cam Lộc, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà cảm thấy mệt mỏi, đến mức tưởng chừng khó có thể vượt qua, nhất là khi các con đau ốm. Nhưng những lúc ấy, nghĩ đến chồng đang ngày đêm vất vả, gian nao nơi đầu sóng ngọn gió, chị Hà lại gắng sức vượt lên, chăm sóc các con chăm ngoan học giỏi và lo vẹn toàn công việc gia đình để chồng yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.


    [​IMG]



    Phó chủ tịch UBND xã đảo Song Tử Tây âu yếm đón vợ bên cầu cảng




    Là người phụ nữ còn khá trẻ, xinh xắn, nên mọi người trên tàu bông đùa, đặt cho Nguyễn Thị Loan quê xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà là “Hoa khậu quý bà của tàu HQ-936”. Thế nhưng Hoa hậu qúy bà này lại có cách tính những ngày tháng xa chồng thật chi ly. Chồng chị-anh Hồ Bảo Ân, hiện là Chủ tịch MTTQVN xã đảo Sinh Tồn. Anh ra đảo công tác đã được 3 năm. Và trong ba năm ấy, những lần anh về đất liền thăm chị, cộng với 3 ngày tới đây chị ra thăm anh trên đảo, thì tổng cộng vợ chồng chị gần nhau được “1 tháng, 2 tuần và 2 ngày, 4 giờ!”. Tháng 7 năm ngoái, cô giáo Hồ Thị Ngân, Trường THPT Quỳnh Lưu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã ra đảo Trường Sa thăm chồng-Thượng úy Nguyễn Duy Trúc. Đận ấy, cũng là lần đầu tiên cô giáo Ngân đi biển đảo, gặp sóng to, cô say sóng mệt nhoài, chẳng ăn uống được gì mà cứ ói khan. Những lúc say, cô nghĩ rằng sẽ chẳng bao giờ dám đi biển nữa. Nhưng khi lên đảo, ở bên chồng được 6 ngày. Phút giây bên chồng nghĩ lại, cô giáo Ngân thấy điều mình nghĩ trên tàu là không đúng-sóng dữ và say sóng có đáng kể gì đâu(!). Và giờ Ngân chỉ mong có cơ hội là ra thăm chồng.

    Và lần này, Ngân lại có mặt trên tàu HQ-936, hành quân vượt sóng tới đảo Sinh Tồn Đông thăm người chồng mà cô hết mực yêu thương. Thật may, những ngày tàu đi từ đất liền ra tới đảo Sinh Tồn Đông, thời tiết thuận lợi, sóng yên, biển lặng, Ngân không bị say sóng nên cứ tíu tít chuyện trò cùng những chị em khác. Trong lời tâm sự của mình, cô giáo Ngân bộc bạch: “Được Quân chủng Hải quân tạo điều kiện ra đảo thăm chồng như thế này, mình thấy đã hạnh phúc hơn rất nhiều những người mẹ, người vợ khác đang hằng mong ước mà chưa được đặt chân lên vùng đất nằm ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc!”.
    (Còn nữa)
    Nguyên Bình
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Bối cảnh quốc tế chung quanh vụ Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974

    Trần Bình Nam
    15-12-2011
    Một sự kiện nổi bật gần đây là vụ tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc nói của Trung Quốc. Việt Nam im lặng mãi cho đến ngày 25 tháng 11 vừa qua thủ tướng *************** mới chính thức tuyên bố trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam.
    Phía Việt Nam, nhất là các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã mất nhiều bút mực viết về trận đánh bảo vệ Hoàng sa ngày 19/1/1974, như các tài liệu của Trung Tá Trần Đổ Cẩm, Trung tá Vũ Hữu San, một bài viết của Đại Tá Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận bảo vệ Hoàng Sa, và nhiều tài liệu khác. Trong tất cả các tài liệu đó tài liệu đầy đủ nhất là cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa” do Ủy ban Nghiên cứu Trận Hải chiến Hoàng Sa soạn thảo và phát hành tháng 4 năm 2010.
    Mới đây một tài liệu bằng tiếng Hoa nói về trận chiến Hoàng Sa đăng trên mạng canglang.com ngày 7/11/2011 do Quốc Trung dịch đăng tải trên blog Basam News ngày 13/12/2011 và mạng chuyenhoavietnam.com chuyển tiếp. Mạng canglang.com không chính thức thuộc chính phủ Trung Quốc, nhưng các tài liệu nếu được đăng tải đều có sự chấp thuận mặc nhiên của chính quyền Trung Quốc.Trong bài viết sau tôi gọi tài liệu này là Tài liệu Trung Quốc, hay gọi là tài liệu và ghi tắt TLTQ hay TL nếu không thể hiểu nhầm. TLTQ gọi Hoàng Sa là Tây Sa, Trường Sa là Nam Sa, Việt Nam Cộng Hòa là Nam Việt.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này