Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5026 người đang online, trong đó có 475 thành viên. 21:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 32477 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tác giả bài báo , Trần Bình Nam viết như dòng tô đỏ là nói sàm ! Bậy bạ ! [-X[-X[-X

    Chính phủ VN thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao thường xuyên ra tuyên bố chính thức phản đối các hoạt động của TQ liên quan đến Hoàng Sa và luôn luôn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam !

    Ví dụ :
    http://nguyentandung.org/an-ninh-qu...an-doi-trung-quoc-dien-tap-tai-truong-sa.html

    Ngày 2/3/2011, Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phản đối hoạt động diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa.


    Hay như việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc Đà Nẵng là từ năm 1982 !
    Ngày 9 tháng 12 năm 1982: Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_Sa
    Con đường đẹp và dài nhất Đà Nẵng chạy dọc bờ biển thuộc top 6 bờ biển đẹp nhất thế giới là mang tên Hoàng Sa từ tháng 7-2010.
    Hội Đồng Nhân Dân TP Đà Nẵng ra nghị quyết ngày 7-12-2007 phản đối Trung Quốc thành lập thành phố Tây Sa và tuyên bố Hoàng Sa là huyện đảo của Đà Nẵng !
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/233136/Huyen-dao-Hoang-Sa-thuoc-Da-Nang-Viet-Nam.html

    Đó không phải là hành động tuyên bố chủ quyền của nhà nước ta với Hoàng Sa sao ?
    Đâu phải là nhà nước ta im lặng mãi đến 25-11-2011 mới tuyên bố Hoàng Sa là của Việt Nam ?
    Cho nên tôi vote cho bác gialongVT vì có công sưu tầm để chúng ta có thêm thông tin , chứ vote không có nghĩa là tôi đồng ý với nội dung bài báo !
  2. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1

    [r24)][r24)][r24)]
    25-11-2011 thủ tướng *************** mới chính thức tuyên bố trước quốc hội Hoàng Sa là của Việt Nam bị TQ cưỡmg chiềm.
  3. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Nhớ thiên đường giữa biển
    > Hoàng Sa, một thời chưa xa...
    > 'Hoàng Sa của An Nam là không tranh cãi'
    TP - Với những người lần cuối nhận nhiệm vụ công tác tại Hoàng Sa trước ngày hải chiến 1974, cảm giác được sống, làm việc cùng những kỷ vật được họ lưu giữ như những vật báu thiêng liêng... Với họ, Hoàng Sa như "thiên đường" của thiên nhiên giữa biển khơi bao la.

    [​IMG]
    Bức hình cầu cảng Hoàng Sa ông Cúc (bên trái) và đồng đội được lưu giữ như kỷ vật (Ảnh Nguyễn Huy chụp lại từ tư liệu của ông Cúc) . Sức trẻ giữ đảo
    Chưa đầy 30 tuổi, ông Phạm Khôi (sinh năm 1942, đường Quang Trung, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) được vào Trung đội Hoàng Sa (thuộc tiểu khu Quảng Nam), nhận nhiệm vụ kiểm kê tàu thuyền ra vào đảo, báo cáo tin tức về sở chỉ huy và hỗ trợ phương tiện gặp nạn ngoài Hoàng Sa. Lần đầu ra Hoàng Sa cuối năm 1969, cái cảm giác tiếp cận đảo cát vàng nhồi ụ giữa biển nước mênh mông đã nhanh chóng chiếm lĩnh cảm tình của chàng trai trẻ. “Hoàng Sa lúc đó còn khá đơn sơ, nhưng thanh bình và đầy sản vật của thiên nhiên” - Ông Khôi kể. Từng bước chân trên đảo càng dấy lên ở ông sự cảm nhận khó tả, vừa tự hào đến với đảo thiêng, vừa chứng kiến khung cảnh đẹp hữu tình nhưng cũng có lúc đầy khắc nghiệt trước bão tố thiên tai. Ông Khôi bảo: thích nhất là cá, đủ các loại cá, sản vật to nhỏ. Chỉ cần ra phía rìa san hồ, dùng chũm sắt, phi nhanh xuống nước. Lúc nhấc lên đã ba bốn con cong đuôi quẫy đạp, cầm đến nặng tay. Ốc nhiều vô kể, đủ màu sắc, chủng loại. Không phải ngẫu nhiên, ông Khôi lại quyết định lấy một chú ốc to đẹp, vượt hàng trăm hải lý để làm món quà kỷ vật.
    Hơn 40 năm, cái ngày xa Hoàng Sa, nhưng cảm nhận về bãi cát vàng này với ông vẫn thật gần gũi. Những lúc buồn, thương nhớ Hoàng Sa ông lại mân mê bút giấy vẽ lại sơ đồ của đảo. Vùng đảo Hoàng Sa khá rộng, mỗi chiều phải hơn 1km; đường vào đảo được đổ bê tông dài hơn 50m, phía bên tay phải là một nhà thờ công giáo được xây cất từ lâu. Bên trái là trại chỉ huy, trạm khí tượng, doanh trại lính. Phía cuối còn có cả giếng nước, miếu thờ… Ông Khôi rành rọt bên tấm bản đồ được ông tự phác họa, lưu giữ như vật quý.
    Theo ông Nguyễn Văn Cúc (60 tuổi, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng): ngày đầu ra Hoàng Sa, ông mới hơn 20 tuổi. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Ông Cúc làm nhiệm vụ sửa chữa, xây dựng các công trình dân sinh, dân sự trên đảo. Chỉ trong năm 1973, ông có đến 3 lần ra đảo làm nhiệm vụ. Đến giờ ông thuộc làu từng vị trí, con đường, giếng nước ngoài đảo. “Bình thường đảo chỉ có vài người trong nhóm khí tượng, dăm người nhóm xây dựng và một trung đội lính giữ đảo. Chim nhiều vô kể, chúng kéo về từng đàn, đẻ trứng, nở con ở bãi cát vàng kế cạnh. Chỉ cần bơi thuyền sang lấy về dùng vài ngày không hết” - ông Cúc kể.
    Nhớ nhất lần hai ra đảo (tháng 7-1973), ông Cúc cùng các thành viên cật lực vài tháng trời hoàn thành công trình bể chứa nước mưa trong niềm vui khó tả. Chuyện trên đảo, ông Cúc kể hoài không hết. Tấm hình ông chụp cùng Chuẩn úy Thịnh tại cầu cảng Hoàng Sa được gìn giữ như kỷ vật. “Mỗi lần nói với con cháu về sử sách, tôi lại đem tấm hình ngoài Hoàng Sa và dạy rằng Hoàng Sa là của Việt Nam và mãi mãi là của Việt Nam. Chân lý chủ quyền đó không thể thay đổi trước sự thật chiều dài lịch sử thiết lập và duy trì của Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì được góp một phần mình vào đó”, ông Cúc tâm sự.

    [​IMG]
    Ông Khôi và tấm bản đồ phác họa Hoàng Sa được ông xem như một vật báu. Hoàng Sa là của Việt Nam: Không thể chối cãi
    Đó là câu khẳng định của tất cả những nhân chứng từng sống, làm việc và chiến đấu ở Hoàng Sa qua các thời kỳ với nhóm phóng viên Tiền Phong. Ông Lữ Điều, cụ Mai Tiễn từng đi lính Hoàng Sa dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại hay ông Phạm Xô (Nha khí tượng Sài Gòn - ra Hoàng Sa năm 1955) đều cho rằng, phải kiên quyết đòi lại mảnh đất quê hương mang tên Hoàng Sa về cho Tổ quốc, bởi lẽ, Hoàng Sa từ lâu đã là của Việt Nam.
    Những ngày hè đổ lửa năm 1952, ông Lữ Điều (nay đã 85 tuổi) xung phong đi Hoàng Sa, với một lý tưởng đơn giản: Bất kỳ mảnh đất nào của Tổ quốc cũng cần được bảo vệ. Và còn một nguyên cớ nữa, ông Điều nhỏ nhẹ rằng, từ lâu được nghe Hoàng Sa và Trường Sa, hai mảnh đất giữa trùng khơi của Việt Nam nên khi được kêu gọi lên đường, ông không ngần ngại xung phong ra Hoàng Sa. Cho đến bây giờ, ngày ngày, ký ức Hoàng Sa tươi đẹp vẫn được ông Điều ghi lại qua cuốn nhật ký. Những năm tháng ở quân ngũ nơi xứ biển làm trí nhớ và sức khỏe ông kém rõ rệt. Nhưng khi nhắc đến Hoàng Sa, ông lại kể vanh vách từng chi tiết. Những ngày ở đảo xa mịt mù, trong quãng thời gian đó, tuyệt không hề có bất kỳ tàu chiến hay tàu chở hàng nào của các nước lai vãng. “Tàu chiến Trung Quốc lại càng không, lúc đó, Hoàng Sa hoàn toàn là của Việt Nam, bằng chứng là chúng tôi, lực lượng thủy quân lục chiến và bộ phận của Nha khí tượng Sài Gòn đóng chốt ở đó từ lâu. Đó cũng là quãng thời gian yên bình của Hoàng Sa” - ông Điều nhớ lại. Trong cuốn nhật ký của ông Điều, câu chuyện mà ông vẫn còn nhớ rõ là hai lần cứu giúp ngư dân Trung Quốc bị nạn vào đảo. “Thời đó, chúng tôi cũng đã răn đe họ khi một vài lần thấy tàu cá Trung Quốc cứ ngấp nghé vào neo đậu, có ý chiếm đảo. Quan điểm vẫn là giúp đỡ, giữ hòa khí” - ông Điều nói.
    79 tuổi, ông Phạm Xô (Đà Nẵng) nói quãng thời gian đáng nhớ nhất của đời ông cho đến lúc này vẫn là 6 tháng công tác ở trạm khí tượng thủy văn trên đảo Hoàng Sa. “Và vui nhất là năm ngoái, chính quyền huyện đảo Hoàng Sa gặp gỡ các nhân chứng sống. Tôi được gặp nhiều bạn cũ, ở Nha khí tượng Sài Gòn (cũ) cũng có mà ở trong lực lượng lính thủy đánh bộ cũng có” - ông Xô vui vẻ. Tháng 5-1955, dù vợ đang mang thai đứa con đầu lòng, nhưng chàng trai Phạm Xô vẫn xung phong ra Hoàng Sa, không những 1 tăng (1 chuyến 3 tháng) mà là 2 tăng. Công việc chủ yếu của trạm khí tượng là đo gió, áp suất, đo lượng mưa và gửi các số liệu về Nha khí tượng Sài Gòn. “Cuộc sống như biệt lập giữa trùng khơi, nhưng thật thanh bình và yên ả. Không có lấy một bóng dáng tàu bè nào của các nước. Hoàng Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam” - ông Xô kể lại.

    [​IMG]
    Ông Phạm Xô với kỷ niệm của UBND huyện đảo Hoàng Sa trao tặng
    Ảnh: Nguyễn Huy. Sáu tháng ở Hoàng Sa là quãng thời gian mà ông Xô tâm sự, đó thực sự là cuộc sống thiên đường. Dù thực phẩm mang từ đất liền ra không phong phú, nhưng không hề gì, bởi xong công việc, ông cùng anh em trạm khí tượng và các lính thủy đánh bộ lại xuống biển, mang theo nạng ba chĩa bắt hải sản. Cứ dịp rằm hoặc đầu tháng, khi thủy triều xuống, rặng san hô mấp mé xung quanh đảo cơ man nào là cá, tôm, mực lấp ló trong đó. Hòn đảo chính Hoàng Sa là nơi đóng quân của một đơn vị thủy quân lục chiến và trạm khí tượng trong ký ức của ông Xô là một dải đất tương đối rộng, cây cối um tùm. Đủ để 7 người trong trạm khí tượng thay phiên nhau ngày ngày khảo sát. Còn ông Mai Tiễn - một chàng trai xứ biển Nam Ô xung phong đi Hoàng Sa những năm 1970, đến giờ tuổi đã gần 90 nhưng vẫn ngày ngày ra bờ biển, ngóng về Hoàng Sa. Hơn 40 năm, vật đổi sao dời, Hoàng Sa những ngày ông cầm súng bảo vệ trên thực tế giờ đã bị chiếm mất, nhưng ông vẫn mơ một ngày trở lại thiên đường đã mất.
    Xin được kết phần này với những lời lẽ từ sâu thẳm đáy lòng của ông Phạm Khôi, những con chữ ông viết là một nỗi niềm đau đáu của một người con Việt chứng kiến mảnh đất máu thịt rơi vào tay người khác. “Sau thời gian hoàn thành bảo vệ biển đảo Hoàng Sa tôi trở về đất liền, một thời gian sau thì bàng hoàng nghe tin Trung Quốc chiếm đóng. Là người Việt Nam, đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, ai mà không bức xúc, không đau xót khi nghe tin đó. Bây giờ tôi chỉ muốn ai cũng phải ghi nhớ, Hoàng Sa là mảnh đất cha ông ta đã khai phá từ xa xưa. Hoàng Sa, đã đang và mãi mãi là của Việt Nam”.

    “Mỗi lần nói với con cháu về sử sách, tôi lại đem tấm hình ngoài Hoàng Sa và dạy rằng Hoàng Sa là của Việt Nam và mãi mãi là của Việt Nam. Chân lý chủ quyền đó không thể thay đổi trước sự thật chiều dài lịch sử thiết lập và duy trì của Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì được góp một phần mình vào đó” - Ông Cúc tâm sự
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Tàu chiến mạnh nhất của Philippines sẽ ra Biển Đông

    Philippines đã hạ thủy tàu chiến mới nhất, lớn nhất - con tàu mà Tổng thống Benigno Aquino nói rằng sẽ được triển khai tới Biển Đông.
    Ông Aquino nói rằng, tàu Gregorio del Pilar dài 115m, trọng tải 3.390 tấn sẽ dẫn đầu sứ mệnh tuần tra các khu vực ở Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền và đang có các hoạt động thăm dò khai thác tiềm năng dầu khí. "Gregorio del Pilar, tên gọi một vị tướng trong cách mạng Philippines, sẽ chỉ huy đội tàu tuần tra để đảm bảo chủ quyền của chúng tôi cũng như ngăn chặn tội phạm trên biển", ông Aquino nói.
    Nghi lễ đưa tàu Gregorio del Pilar, tàu chiến mới nhất của Philippines, gia nhập quân đội, đã diễn ra tại một căn cứ của lực lượng hải quân Philippines ở thủ đô Manila hôm qua. Tổng thống Philippines tới thăm và có bài phát biểu trong lễ giao nhiệm vụ cho con tàu. Gregorio del Pilar được Philippines tậu từ Mỹ năm nay giữa lúc căng thẳng Biển Đông gia tăng xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
    Gregorio del Pilar (PF-15) trước đây là tàu Hamilton của lực lượng tuần duyên Mỹ. Chính phủ Philippines đã mua chiếc Del Pilar với giá vào khoảng 13,18 triệu USD theo chương trình Điều luật thu mua quốc phòng của Mỹ. Theo đó, tiền mua tàu được lấy từ dự án Malampaya và tàu sẽ được đảm bảo dùng vào an ninh hàng hải.
    Del Pilar là tàu chạy bằng động cơ phản lực tuabin khí đầu tiên trong số các tàu của Hải quân nước này. Đây là con tàu nhanh nhất, lớn nhất, mạnh nhất trong đội tàu của Hải quân Philippines. Ban đầu, Del Pilar được thiết kế để mang theo một hệ thống vũ khí Phalanx 20mm, vốn được thiết kế để bắn hạ các tên lửa chống hạm và máy bay cánh cố định. Tuy nhiên, hệ thống vũ khí này đã được Mỹ tháo bỏ và chuyển cho một tàu khác của lực lượng tuần duyên Mỹ. Sau khi dỡ bỏ hệ thống vũ khí, Mỹ lắp vào đó rađa và các thiết bị điện tử như một phần trong thỏa thuận với Philippines.
    Philippines, một đối tác hiệp ước phòng thủ của Mỹ đang trông chờ vào Washington để mua sắm các tàu tuần tra, giám sát tốt hơn cũng như máy bay chiến đấu hiện đại hơn cho quân đội. Ông Aquino nói rằng, Philippines sẽ sớm mua thêm con tàu khác của lực lượng tuần duyên Mỹ. Ông cũng dự kiến tìm kiếm các máy bay chiến đấu đã qua sử dụng từ Mỹ khi ông đến thăm Washington năm tới.
    Cũng trong ngày hôm qua, tại Bắc Kinh, các phương tiện truyền thông đưa tin, Trung Quốc đã điều tàu tuần tra lớn nhất mang tên Hải giám 50, trọng tải 3.000 tấn tới biển Hoa Đông với sứ mệnh mà họ cho là để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ đất nước. Trung Quốc và Nhật Bản có tranh chấp chủ quyền với quần đảo Senkaku (tiếng Nhật) và Điếu Ngư (cách gọi Trung Quốc) ở vùng biển này.
    Hình ảnh tàu Gregorio del Pilar trong buổi lễ gia nhập quân đội quân đội Philippines:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thái An (theo AP, Washington Post)

    Sau Trung Quốc , Việt Nam cũng cần tính sổ với Philippin !
    Vì những đảo mà Philippin đang chiếm đóng là của Việt Nam từ xưa !
    Từ trước đến nay , các chế độ cầm quyền Việt Nam đều luôn luôn tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa !
    Philippin chỉ mới bắt đầu dây máu ăn phần từ năm 1950 !
    Nhưng cũng chỉ tuyên bố lung tung ! Tổng thống tuyên bố chủ quyền mà lại bị người phát ngôn của chính phủ bác bỏ ! :)):)):)) ( Sẽ có bài viết gửi sau đây ! )

    Mãi đến năm 1971 , TT Marcos mới chính thức tuyên bố một phần Trừơng Sa là của Philippin !

    Xin xem bài tiếp theo về Philippin và vấn đề chủ quyền Trường Sa .
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Quá trình yêu sách chủ quyền của Philippine đối với quần đảo Trường Sa và cơ sở pháp lý

    Thứ ba, 10 Tháng 5 2011 16:53
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]

    Bài tham luận của tác giả Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, tập trung vào tìm hiểu quá trình yêu sách chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa, đồng thời đi vào phân tích những cơ sở pháp lý của nó.

    [​IMG]

    Đề dẫn



    Tranh chấp chủ quyền ở biển Đông nói chung và ở quần đảo Trường Sa nói riêng đang trở thành vấn đề an ninh được quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ ở Đông Nam Á mà còn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Philippin là một trong sáu bên có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Để hiểu về quá trình tranh chấp chủ quyền của Philippin ở quần đảo Trường Sa, chúng ta cần phải làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau như quá trình yêu sách và tranh chấp chủ quyền, các giải pháp tuyên bố chủ quyền cũng như phân tích cơ sở lịch sử, cơ sở pháp lý…tranh chấp của phía Philippin. Tuy nhiên, trong giới hạn của một bài tham luận hội thảo, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu quá trình yêu sách chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa và phân tích cơ sở pháp lý của nó. Trước khi đi vào các nội dung chính của bài tham luận, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét về thực trạng chiếm giữ đảo hiện nay của Philippin ở quần đảo này.

    1. Thực trạng Philippin chiếm giữ các đảo ở quần đảo Trường Sa



    Hiện nay, nhiều nguồn tin cho rằng Philippin đang chiếm 8 đảo, đảo thấp hoặc bãi đá trong quần đảo Trường Sa[1] là: 1. Kota hay Loaita Island (Việt Nam gọi là đảo Loại Ta); 2. Lawak hay Nansham Island (đảo Vĩnh Viễn); 3. Likas hay West York Island (đảo Bến Lạc, đảo Dừa); 4. Panata hay Lamkiam Cay (Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn); 5. Pag-asa hay Thitu Island (đảo Thị Tứ); 6. Parola hay North East Cay (đảo Song Tử Đông); Patag hay Flat (đảo Bình Nguyên); và 8. Rizal hay Commodore Reef (đá Công Đo).
    Trong khi đó, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia bản tiếng Việt về Quần đảo Trường Sa[2] lại đưa ra các dữ liệu cho rằng Philippin hiện đang chiếm 7 đảo (Patag hay Flat (đảo Bình Nguyên), Panata hay Lamkiam Cay (Cồn San hô Lan Can/cồn An Nhơn), Kota hay Loaita Island (đảo Loại Ta), Lawak hay Nansham Island (đảo Vĩnh Viễn), Parola hay North East Cay (đảo Song Tử Đông), Pag-asa hay Thitu Island (đảo Thị Tứ) và Likas hay West York Island - đảo Bến Lạc, đảo Dừa); 2 bãi đá chìm (Commodore Reef - đá Công Đo; Irving Reef - đảo Cá Nhám); và một đảo nhỏ (Shira Islet). Tính về diện tích thì có 5 đảo trên 5 hecta (đảo Thị Tứ 37,2 ha, đảo Dừa 18,6 ha, đảo Song Tử Đông 12,7 ha, đảo Vĩnh Viễn 7,93 ha và đảo Loại Ta 6,45 ha. Tất cả 7 các đảo đều sự hiện diện của các loại cây và sinh vật biển, có các công trình quân sự và dân sự. Đặc biệt, đảo Thị Tứ, đảo lớn nhất trong tất cả các đảo mà Philippin chiếm đóng (và là đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa) đã trở thành thủ phủ của quần đảo Kalayaan, có khá đông cư dân sinh sống. Hai bãi đá ngầm và một đảo nhỏ còn lại mặc dù không có cây cối nhưng đều có sự hiện diện về quân sự của Philippin.
    Ngoài ra, Philippin dù không có hiện diện quân sự nhưng vẫn đang kiểm soát một số bãi đá ngầm và bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa, cụ thể là Bombay Shoal, Boxall Reef, Brown Reef, Carnadic Shoal, Glasgow Bank, Half Moon Shoal, Hardy Reef, Hopkins Reef, Investigator Northeast Shoal, Iroquois Reef, Leslie Bank, Lord Auckland Shoal, Lord Auckland Shoal, Pensylvania South Reef, Reed Tablemount, Royal Captain Shoal, Sandy Shoal, Seahorse Shoal và Templar Bank[3].
    2. Quá trình yêu sách chủ quyền của Philippin đối với quần đảo Trường Sa.
    Trong suốt thời kỳ là thuộc địa của Tây Ban Nha (thế kỷ XVI đến năm 1898) và sau đó là Mỹ từ 1989 (1898-1946), các chính quyền cai trị ở Philippin chưa bao giờ tuyên bố quần đảo Trường Sa hay bất cứ bộ phận nào của quần đảo này thuộc chủ quyền của Philippin.
    Mãi tới “ngày 17 tháng 5 năm 1950, Tổng thống Philippin Quirino tuyên bố với giới báo chí rằng quần đảo Trường Sa thuộc về Philippin nhưng tuyên bố đó của Tổng thống Quirino lại bị người phát ngôn của chính phủ Philippin lúc đó bác bỏ”[4]. Tại Hội nghị San Francisco ngày 7 tháng 9 năm 1951, phái đoàn Philippin do Bộ trưởng Ngoại giao Carlos Romulo đứng đầu đã không có phản ứng gì khi Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Hữu khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
    Cơ sở chiếm hữu của Philippin đối với một phần của quần đảo Trường Sa mới chỉ thực sự bắt đầu với sự kiện Tomas A. Cloma cùng 40 người khác đổ bộ lên một vài đảo nhỏ ở Trường Sa, cắm cờ và đặt tên cho cho khu vực được họ chiếm đóng là Freedomland (trong tiếng Filipino là Kalayaan). Tháng 5 năm 1956, chính phủ Philippin nhận được một lá thư của Cloma kể về việc ông đã phát hiện ra một nhóm đảo nằm cách đảo Palawan 400 km về phía Tây. Cloma tuyên bố sở hữu khu vực “bao gồm các đảo, các bãi cát, các bãi san hô và nơi đánh bắt cá với diện tích khoảng 64.976 dặm vuông”. Tuy nhiên, trong thư gửi chính phủ Philippin, Cloma cũng nhấn mạnh rằng tuyên bố của họ thuộc về các công dân Philippin chứ không nhân danh chính phủ Philippin bởi các công dân không được quyền làm vậy. Cloma cũng không quên yêu cầu chính phủ Philippin ủng hộ và bảo vệ tuyên bố của mình. Trong thư trả lời Cloma vào tháng 12 năm đó, chính phủ Philippin đã không có câu trả lời cụ thể, rõ ràng nào đối với các yêu cầu của Cloma và cũng như không có tuyên bố chủ quyền của mình về khu vực mà Cloma gọi là Kalayaan này[5].
    Ngày 17/6/1961, Philippin ban hành Đạo luật Cộng hòa số 3064[6] xác định đường cơ sở lãnh hải của nước này. Điều 1 của Đạo luật xác định 64 đường cơ sở lãnh hải của Philippin nhưng chiếu theo tọa độ địa lý, góc phương vị và độ dài của các đường cơ sở này thì quần đảo Trường Sa không nằm trong các đường lãnh hải của Philippin. Ngày 18 tháng 9 năm 1968, Philippin ban hành Đạo luật Cộng hòa số 5446[7] quy định sửa đổi Điều 1 của Đạo luật 3064 nhưng về cơ bản vẫn không có những điều chỉnh lớn về tọa độ địa lý của 64 đường cơ sở.
    Yêu sách chính thức của Philippin về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa được đưa ra ngày 10 tháng 7 năm 1971 khi Tổng thống Ferdinand Marcos chính thức tuyên bố chủ quyền đối với một phần của quần đảo (Trường Sa). Tuyên bố ra đời với ba lý do: thứ nhất, do sự gần kề của đảo Ba Bình, sự hiện diện của các đạo quân Đài Loan ở đảo này đe dọa lợi ích quốc gia của Philippin; thứ hai, chính phủ Philippin tái khẳng định rằng quần đảo Trường Sa đã được thừa nhận là thuộc sự ủy trị thực tế của Đồng minh (Allied Powers); và thứ ba, khẳng định 53 (có nghiên cứu nói là 33 đảo) đảo thuộc Freedomland do công dân Philippin là Cloma phát hiện và chúng được coi là vô chủ. Tuyên bố của Tổng thống Marcos nhấn mạnh thêm rằng chính phủ Philippin đã thực sự “chiếm đóng và kiểm soát thực tế” đối với các đảo này, trong đó bao gồm các đảo được cho là đã được nước này đã chiếm đóng vào năm 1968 như đảo Thị Tứ (Pagasa - Thitu Island), đảo Vĩnh Viễn (Lawak - Nanshan Island) và đảo Bình Nguyên (Patag - Flat Island)[8].
    Tiến thêm một bước trong các nỗ lực tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Ferdinand Marcos đã ký “Sắc lệnh Tổng thống số 1596 - Tuyên bố một phần khu vực thực tế của lãnh thổ Philippin và hình thành chính quyền và hành chính”[9]. Sắc lệnh xác định rõ tọa độ của “Nhóm đảo Kalayaan” và khẳng định chúng có vai trò sống còn đối với an ninh và kinh tế của Philippin. Sắc lệnh này khẳng định đáy biển, tầng đất cái (subsoil), thềm lục địa và vùng trời nằm trong khu vực thuộc Nhóm đảo Kalayaan thuộc chủ quyền của Philippin. Khu vực này từ đây có tên gọi chính thức là Kalayaan, một chính quyền tự trị thuộc tỉnh Palawan nhưng lại được giám sát bởi Bộ Quốc phòng. Cũng trong ngày 11 tháng 6 năm 1978, Tổng thống Marcos còn ký thêm “Sắc lệnh Tổng thống số 1599 thành lập vùng kinh tế đặc quyền và các mục đích khác”[10]. Sắc lệnh xác định vùng đặc quyền kinh tế, các quyền về chủ quyền, đặc quyền và quyền thực thi được luật pháp quốc tế thừa nhận.
    Để củng cố yêu sách chủ quyền của mình đối với khu vực Kalayaan ở quần đảo Trường Sa, Philippin đã tổ chức cuộc bầu cử đầu tiên ở Kalayaan vào ngày 30 tháng 1 năm 1980. Aloner M. Heraldo được bầu làm thị trưởng đầu tiên. Đến năm 1980, Philippin đã tiến hành chiếm thêm một số đảo, bãi đá ngầm…, đưa con số các đảo và bãi đá của Philippin lên con số như hiện nay.
    Trong một động thái khác, ngày 25 tháng 4 năm 1982, Thủ tướng Philippin Cesar Virata đã đến thăm một số nơi mà họ gọi là Kalayaan. Đặc biệt, chuyến đi này của Thủ tướng Philippin được đưa tin công khai ở Philippin và đây được coi như là một nỗ lực củng cố yêu sách về chủ quyền của Philippin đối với quần đảo này.
    Sau tranh chấp giữa Philippin và Malaysia ở quần đảo Trường Sa vào năm 1988, Philippin đã không ngừng tăng cường lực lượng ở các đảo và bãi đã chiếm đóng, đồng thời xây dựng thêm cơ sở hạ tầng ở một số đảo. Tháng 2/1993, Tổng thống Fidel V. Ramos chỉ thị cho Bộ trưởng Du lịch Philippin cho xây dựng cơ sở du lịch trên quần đảo và đến tháng 5/1993, Tổng thống Philippin ra lệnh cho quân đội nước này mở rộng đường băng trên đảo Thị Tứ.
    Sự kiện Trung Quốc đưa tàu và người đến bãi Vành Khăn (Mischief Reef) và xây dựng các cơ sở trên bãi này vào đầu năm 1995 (sự kiện Vành Khăn) đã làm cho Philippin mạnh tay hơn trong các biện pháp tuyên bố chủ quyền. Ngoài công tác ngoại giao như thông báo sự kiện cho các đại sứ ASEAN và phản đối ngoại giao đối với chính phủ Trung Quốc, Philippin đã tăng cường sự có mặt của hải quân ở khu vực, tăng cường máy bay giám sát và thậm chí cho máy bay ném bom phá hủy các cột mốc do Trung Quốc đặt trên một số bãi đá và cho người đặt các cột mốc thay thế.
    Năm 1999, nhận thấy Malaysia đang tiến hành xây dựng công trình trên bãi Investigator và bãi đá Barque Canada, Philippin đã gửi công hàm phản đối Malaysia.
    Ngày 10 tháng 3 năm 2009, chính phủ Philippin ban hành Đạo luật số 9522 – Đạo luật sửa đổi các điều khoản của Đạo luật 3046, như đã được sửa đổi bởi Đạo luật 5446, nhằm xác định đường cơ sở quần đảo của Philippin và nhằm các mục đích khác[11]. Ngày 11/3/2009, Tổng thống Philippin đã ký ban hành luật này. Đạo luật ra đời như một nỗ lực của Philippin trong việc đảm bảo sự công nhận của quốc tế đối với đường cơ sở của nước này. Đạo luật tái khẳng định “Nhóm đảo Kalayaan” như trong Sắc lệnh Tổng thống 1596. Đạo luật đặt Kalayaan dưới “Chế độ quần đảo” theo Điều 121 của Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) như một bước đi nhằm nâng cấp vai trò hành chính của Kalayaan để Philippin có cơ sở khẳng định chủ quyền không chỉ trong khu vực Kalayaan mà còn các khu vực khác ở quần đảo Trường Sa.
    Đầu tháng 4/2011, sau khi một tàu tìm kiếm thăm dò dầu khí nước này thông tin về việc bị hai tàu tuần tra của Trung Quốc “quấy nhiễu”, Philippin một mặt cho quân đội triển khai hai máy bay chiến đấu tới khu vực xảy ra vụ việc, mặc khác gửi công hàm chính thức đến Liên hợp quốc để phản đối Trung Quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông.Trong công hàm gửi tới Ban phụ trách các vấn đề Đại dương và Luật biển của Liên hợp quốc, Philippin tuyên bố nhóm đảo Kalayaan là một phần không thể tách rời của Philippines, nước này có chủ quyền với vùng biển xung quanh hoặc tiếp giáp theo quy định của luật pháp quốc tế, cũng như theo UNCLOS. Công hàm cũng bác bỏ yêu sách đường "Lưỡi bò 9 đoạn" mà Trung Quốc đã đệ trình lên Liên hợp quốc vào năm 2009.

    3. Cơ sở pháp lý của các tuyên bố chủ quyền của Philippin ở quần đảo Trường Sa (cơ sở thụ đắc lãnh thổ)

    Nhìn chung, việc Philippin tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa có những điểm mạnh cũng như các hạn chế.

    Điểm mạnh:

    - Lý lẽ thuyết phục nhất của Philippin là dựa trên cơ sở từ bỏ chủ quyền của nước khác (của nước chiếm đóng Philippin trước đó). Trên thực tế, Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong cả Hòa ước với các nước Đồng minh 1951 và Hòa ước song phương với Cộng hòa Trung Hoa. Trước đó, gần như ngay sau khi giành được độc lập vào đầu năm 1947, Bộ trưởng Ngoại giao Philippin đã đưa yêu sách rằng “Quần đảo mới ở phía Nam” mà Nhật Bản chiếm đóng trong thế chiến thứ hai phải được trao (given) cho Philippin[12].
    - Một lý lẽ cũng không kém phần quan trọng là nguyên tắc chiếm giữ và kiểm soát thực tế. Hiện nay Philippin đã chiếm đóng một số đảo, bãi đá…cũng như kiểm soát về mặt quân sự đối với nhiều bãi như chúng tôi đã đề cập ở mục 1. Đặc biệt, ở các đảo và bãi thuộc khu vực mà nước này gọi là Kalayaan, các cơ sở quân sự và dân sự đã được xây dựng và quan trọng hơn Kalayaan hiện nay đã trở thành một cơ sở hành chính với thủ phủ được đặt trên đảo lớn nhất của Kalayaan là Pagasa (Thị Tứ).
    - Một lý lẽ khác cũng có thể coi là một thuận lợi của Philippin, đó là sự gần kề. Trên thực tế, trong số các bên có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa thì Philippin là quốc gia gần với quần đảo này nhất.

    Các điểm hạn chế:

    - Thực tế Hiến pháp 1935 của Philippin chưa làm rõ chủ quyền của nước này đối với quần đảo Trường Sa.
    Điều 1 Hiến pháp Philippin 1935 viết: “Philippin bao gồm tất cả lãnh thổ được nhượng lại cho Mỹ theo Hiệp định Paris giữa Mỹ và Tây Ban Nha ngày 10 tháng 12 năm 1898, ranh giới được đề cập trong hiệp định này cùng với tất cả các đảo được nêu ra trong hiệp định tại Washington giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào ngày 7 tháng 11 năm 1900, và trong hiệp định giữa Mỹ và Anh ngày 2 tháng 1 năm 1930, và tất cả lãnh thổ mà Chính phủ Quần đảo Philippin hiện nay đang thực thi quyền lực pháp lý”.
    Tuy nhiên trên thực tế, không hiệp định nào trong 3 hiệp định trên khẳng định Trường Sa thuộc lãnh thổ của Philippin. Đặc biệt, Điều 3 của Hiệp định Paris giữa Mỹ-Tây Ban Nha[13] năm 1898 đã xác định cụ thể tọa độ phạm vi lãnh thổ của Philippin và theo Điều này thì Trường Sa không thuộc Philippin. Hiệp định Washington giữa Mỹ và Tây Ban Nha năm 1990[14] có đề cập đến các đảo nằm ngoài các đường vạch ra như trong Điều 3 của Hiệp định năm 1898 nhưng không nói rõ cụ thể là những đảo nào.
    - Nếu tính tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Philippin vào năm 1947 có hiệu lực với cả quần đảo Hoàng Sa thì Philippin đã thiếu đi cả cơ sở chiếm đóng và kiểm soát thực tế lẫn cơ sở chiếm đóng liên tục. Haydee B. Yorac trong bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí luật Philippin năm 1983 đã nhấn mạnh, sau tuyên bố năm 1947, Philippin đã không có thêm sự quan tâm nào cũng như không có khẳng định thực tế quyền thực thi pháp lý của mình[15].
    - Một điểm hạn chế khác trong yêu sách chủ quyền của Philippin đối với quần đảo Trường Sa là áp dụng nguyên tắc vô chủ (res nullius) như trong lý giải của Philippin về sự kiện Cloma năm 1956 thuộc yêu sách đòi chủ quyền mà Philippin đưa ra năm 1971 dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos. “Năm 1956, Tomas Cloma ra ‘Tuyên bố với toàn thế giới’ về việc khẳng định quyền sở hữu (ownership) nhờ phát hiện và chiếm đóng lãnh thổ gồm ‘33 đảo, đảo cát thấp nhỏ (sands cays), cồn cát ngầm (sands bars), các dải đá ngầm san hô (coral reefs) và các bãi đánh cá (fishing grounds) ở Trường Sa trải dài trên diện tích 64.976 dặm vuông’. Tuyên bố này đã làm cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng hòa đưa ra tuyên bố phản đối”[16].
    Ngoài ra, Philippin cũng thiếu nhiều lý lẽ thuyết phục khác trong việc khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Trường Sa như trong các phản đối Đài Loan và Việt Nam Cộng hòa vào các năm 1971 và 1974, Philippin đều đưa ra lý lẽ rằng Kalayaan không thuộc quần đảo Trường Sa.

    * * *

    Philippin, một trong 6 bên có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa đã thực thi nhiều biện pháp để khẳng định chủ quyền của họ ở quần đảo này. Tuy nhiên, bên cạnh các điểm mạnh như sự gần kề về địa lý cũng như kiểm soát thực tế một số đảo ở quần đảo Trường Sa, Philippin lại thiếu nhiều cơ sở pháp lý quan trọng để có thể khẳng định quần đảo này thuộc về họ nếu đưa vấn đề này ra phân xử tại tòa án quốc tế.
    Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
    Đề nghị chỉ được dẫn đường link mọi thông tin, bài viết trên www.nghiencuubiendong.vn, không đăng lại khi chưa có sự đồng ý của Ban Biên tập NCBĐ.

    [1] Xem South China Sea, Country Analysis Briefs, US. Department of Energy, March 2008, p.2, http://www.eia.doe.gov/EMEU/cabs/South_China_Sea/pdf.pdf; Territorial claims in the Spratly and Paracel Islands, Globalsecurity.org, http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-claims.htm


    [2] Quần đảo Trường Sa, http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa, xem ngày 23 tháng 4 năm 2011


    [3] Quần đảo Trường Sa, http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_Sa, xem ngày 23 tháng 4 năm 2011

    [4] Daniel J. Dzurek, Clive H. Schofield, The Spratly Islands Dispute: Who is an first, Maritime Briefing, Volume 2, No.1, 1996, p.14.

    [5] Xem Chi-Kin Lo, China’s Policy Towards Territorial Disputes: The Case of the South China Sea Islands, London and New York, Routledge, 1989, pp.139-141.

    [6] Republic Act 3046: An Act to define the baselines of the territorial sea of the Philippines,17 June 1961, http://verafiles.org/docs/ra3046.pdf

    [7] Republic Act 5446: An Act to Amend Section One of Republic Act numbered Thirty Hundred and Forty-Six, entitled “An Act to Define the Baselines of the Territorial Sea of the Philippines”, 18 September 1968, http://verafiles.org/docs/ra5446.pdf.

    [8] Chi-Kin Lo, China’s Policy Towards Territorial Disputes: The Case of the South China Sea Islands, London and New York, Routledge, 1989, pp.143-144.

    [9] Presidential Decree No. 1596 – Declaring Certain Area Part of the Philippine Territory and Providing for their Government and Administration, 11 June 1978, http://www.verafiles.org/docs/pd1596.pdf

    [10] Presidential Decree No. 1599-Establishing An Exclusive Economic Zone and for Other Purposes, 11 June 1978, http://www.verafiles.org/docs/pd1599.pdf

    [11] Republic Act No. 9522 – An Act to Amend Certain Provisions of Republic Act No.3046, as amended by Republic Act No.5446, to Define the Archipelagic Baseline of the Philippines and for other Purposes, March 10, 2009, http://www.lawphil.net/statutes/repacts/ra2009/ra_9522_2009.html

    [12] Tao Cheng, “The Dispute Over the South China Sea Islands,”. Texas International Law Journal, Vol. 10, 1975, pp. 265, 270.

    [13] Treaty of Peace Between the United States and Spain; December 10, 1898, http://avalon.law.yale.edu/19th_century/sp1898.asp.

    [14] Treaty between Spain and The United State for Cession of Outlying Islands of the Philippines, November 7, 1900.

    [15] Haydee B. Yorac, Philippine Claim to the Spratly Islands Group, Philippin Law Journal, Vol.58, 1983, p.45

    [16] Haydee B. Yorac, Philippine Claim to the Spratly Islands Group, Philippin Law Journal, Vol.58, 1983, pp.44-45



    Tạm thời thì chúng ta để yên cho Philippin để tập trung sức lấy lại Hoàng Sa từ tay Tàu , chứ anh Phi này cũng lắm chuyện lắm ! :p:p:p
  6. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    'Hoàng Sa của An Nam là không tranh cãi'
    > Khẳng định chủ quyền trên Biển Đông
    > Trung Quốc khai thác du lịch ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam
    TP - Ngày 3-3-1925, trong báo cáo gửi Toàn quyền Đông Dương về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề khẳng định: Các đảo nhỏ đó bao giờ cũng là sở hữu của nước An Nam, không có sự tranh cãi về vấn đề này.
    [​IMG]
    Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở huyện đảo Lý Sơn Ảnh: Thanh Tùng. Tôi có dự hai cuộc hội thảo về dòng họ Thân trong lịch sử Việt Nam, và cũng đã có hai bài viết về nhân vật Thân Trọng Huề. Tôi nhờ Nhà giáo ưu tú Thân Trọng Ninh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Thân tộc, tìm kiếm văn bản này của cụ Thân Trọng Huề nhưng chưa có kết quả.
    Trong hai lần dự hội thảo tôi được tiếp xúc với bà Yvette Thân Trọng, từ Pháp về. Bà là hậu duệ của chủ bút tờ Le Monde nổi tiếng, và là con dâu của Thượng thư Thân Trọng Ngật.
    Theo đề nghị của chúng tôi bà Yvette đã đến các thư viện và các cơ quan lưu trữ tài liệu liên quan đến Đông Dương thời thuộc địa. Bà gửi cho tôi bản photocopy báo cáo số 154-K, ngày 22-1-1929, của Khâm sứ Trung Kỳ Le Fol gửi Toàn quyền Đông Dương, trong đó có trích dẫn ý kiến nói trên của cụ Thân Trọng Huề.
    Văn bản này là một trong 47 phụ lục của cuốn sách Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xuất bản tại Paris năm 1996. Tác giả là Tiến sĩ Monique Chemillier - Gendreau, nguyên Chủ tịch Hội Luật gia dân chủ Pháp.
    Cụ Thân Trọng Ninh dịch cho tôi một số phụ lục. Do nhiều chỗ bị mờ nhoè, tôi đi tìm các tài liệu khác để đối chiếu thì tìm được cuốn sách này trong tủ sách của nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Sách do NXB Chính trị quốc gia chuyển thể và ấn hành năm 1998.
    Tôi thấy cần trích dẫn các văn bản của chính quyền Pháp thời thuộc địa để bảo đảm tính khách quan khi tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa.
    Theo báo cáo số 86, ngày 1-5-1949, và báo cáo số 92, ngày 4-5-1909, của Lãnh sứ quán Pháp tại Quảng Châu gửi về Bộ Ngoại giao; báo cáo ngày 15-10-1930 của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp, thì năm 1909, chính quyền tỉnh Quảng Đông mới bắt đầu có ý đồ khai thác tài nguyên ở Hoàng Sa. Phó Vương lưỡng Quảng đã cử một đoàn thám sát 15 đảo ở Hoàng Sa.
    Ngày 19-4-1909 các phái viên đoàm thám sát nộp cho Phó Vương một báo cáo. Theo đó, Phó Vương đưa ra ý tưởng trao cho một tập đoàn thương gia trách nhiệm khai thác các vùng đất mà ông ta vừa mới đưa vào lòng thiên triều.
    Sau khi củng cố các chứng cứ pháp lý, chính phủ Pháp đã phản đối các kế hoạch khai thác tài nguyên và tranh chấp chủ quyền của phía Trung Quốc ở Hoàng Sa với lý do: Từ khi có Hiệp ước bảo hộ (Hiệp ước Patenôtre ký tại Huế ngày 6-6-1884) Việt Nam đã quản lý Hoàng Sa trong thời gian hai thế kỷ, và không có sự tranh chấp nào cả.
    Từ triều đại nhà Thanh trở về trước, kể cả thời Trung Hoa dân quốc, Trung Quốc không có một bộ chính sử nào chứng minh chủ quyền của họ ở Hoàng Sa. Một đoạn trong báo cáo số 92, ngày 4-5-1909, của Lãnh sự quán Pháp tại Quảng Châu cũng đã khẳng định điều này.
    Ông Lãnh sự cho biết: Một chiếc tàu, hình như của Nhật, chở các thỏi đồng, bị đắm ở đó. Chủ tàu bỏ tàu lại. Các công ty bảo hiểm trục vớt hàng. Nhưng khi họ tới thì các ngư dân đã vớt hết hàng chuyển đi. Sau đó người ta đưa ra bằng chứng là đồng đã chuyển đi Hải Nam. Công ty bảo hiểm đã thu thập được các biên lai của cơ quan chức năng Trung Quốc trên đảo đánh thuế nhập số đồng đó. Lãnh sự Anh ở Hải Khẩu đưa ra yêu cầu đòi bồi thường nhưng bị chính phủ Trung Quốc bác bỏ bằng cách căn cứ vào việc Hoàng Sa không phải là một bộ phận lãnh thổ của Trung Hoa.
    Trong khi đó, từ thế kỷ 17 chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được ghi chép khá đầy đủ trong nhiều bộ chính sử. Nhiều cuốn sách địa chí, sử ký, ký sự xuất bản từ thế kỷ 18 đã ghi chép khá nhiều về sự quản lý của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Đặc biệt có cuốn Hải ngoại kỷ sự, của một vị cao tăng người Trung Quốc, được chúa Nguyễn Phúc Chu mời đến xứ Đàng Trong truyền đạo. Đó là Hoà thượng Thích Đại Sán.
    Ông từ Quảng Đông đến Thuận Hoá bằng đường biển, qua cảng thị Hội An. Khi trở về cố quốc (1697), cũng bằng đường biển, ông đã viết Hải ngoại kỷ sự. Đọc Hải ngoại kỷ sự có thể thấy từ trước thế kỷ 17 nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài; thiết lập đội Hoàng Sa hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hoá ở những chiếc tàu bị đắm.
    Thích Đại Sán viết: "Thời quốc vương trước, hàng năm sai thuyền đi đánh cá đi dọc bãi cát, lượm vàng bạc, khí cụ của các thuyền buôn tấp vào...".
    Các hoạt động thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của triều Nguyễn bị gián đoạn vào cuối thế kỷ 19 khi bị nước Pháp xâm lược. Đến đầu thế kỷ 20, nhằm ngăn chặn người của các nước khác chiếm Hoàng Sa, dưới danh nghĩa chính phủ bảo hộ, người Pháp thay mặt "Quốc vương An Nam" tiếp tục các hoạt động chủ quyền ở quần đảo này. Từ năm 1920 người Pháp đã thực hiện việc kiểm soát trên biển và kiểm soát hải quan ở quần đảo Hoàng Sa.
    Theo báo cáo ngày 20-3-1930 của Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa thì hoạt động nghiên cứu kinh tế biển đầu tiên ở Hoàng Sa đã diễn ra vào năm 1925, công việc được tiếp tục vào năm 1927, do Viện Hải dương học và Nghề cá ở Nha Trang thực hiện.
    Cũng theo báo cáo này, trước đó, vào năm 1899, toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra quyết định xây một cột hải đăng trên Hoàng Sa, nhưng do ngân sách khó khăn nên công trình không thực hiện được.
    Năm 1925, Toàn quyền Đông Dương ra tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đất của nước Pháp.
    Đọc báo cáo ngày 17-12-1928 của Sở Ngoại vụ gửi Toàn quyền Đông Dương và Bộ trưởng Thuộc địa thì biết rằng, Cty Phốt phát Bắc Kỳ lúc đó đang xin phép được thăm dò và khai thác phốt phát ở một nhóm đảo tại Hoàng Sa.

    [​IMG]
    Đoàn đại biểu Hội đồng Họ Phạm Việt Nam viếng mộ (cô hồn) Chánh đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở Lý Sơn Ảnh: Phạm Hồng. Năm 1937, kỹ sư công chính Gaụthier được chính quyền thuộc địa Pháp giao nhiệm vụ nghiên cứu khả năng xây dựng các công trình biển và sân bay, và xây dựng một trạm hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Năm 1938, 1939 sau kết quả chuyến nghiên cứu mở rộng của Gaụthier, chính quyền bảo hộ điều động các đơn vị cảnh vệ đến đồn trú tại đảo Hoàng Sa.
    Ngày 15-6-1938, sau khi vua Bảo Đại ký tờ dụ chuyển sự quản lý quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Nam Ngãi về tỉnh Thừa Thiên, Toàn quyền Đông Dương có Nghị định thành lập một đại lý hành chính trên quần đảo Hoàng Sa. Ngày 5-5-1939, Toàn quyền Đông Dương sửa đổi Nghị định nói trên bằng việc thành lập hai đại lý ở quần đảo Hoàng Sa là: đại lý "Lưỡi Liềm và vùng phụ thuộc", và đại lý "An Vĩnh và vùng phụ thuộc".
    Nghị định này cũng nói rõ người đứng đầu được hưởng kinh phí đại diện và kinh lý một khoản phụ cấp hàng năm là 400 đồng, trích từ ngân sách của Trung Kỳ. Sau đó một hải đăng, một trạm khí tượng, một trạm vô tuyến điện được xây dựng trên Hoàng Sa. Đặc biệt, một tấm bia được dựng trên đảo Hoàng Sa (Pattle) với nội dung: Cộng hoà Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa - 1816 - Đảo Pattle 1938.
    Năm 1945, quân Nhật chiếm Hoàng Sa. Nhưng chỉ hơn một năm sau đó phải rút lui, quân đội Pháp trở lại đồn trú. Năm 1950, chính phủ Pháp chuyển giao quyền quản lý các đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính phủ do Bảo Đại làm Quốc trưởng.
    Tháng 4-1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền miền Nam Việt Nam cử lực lượng đến thay thế quân đội Pháp ở Hoàng Sa. Trong khi đó Trung Quốc cũng bí mật cho quân đội đến chiếm giữ một số đảo ở phía đông Hoàng Sa.
    Như vậy, Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên quần quần đảo Hoàng Sa liên tục từ thời các chúa Nguyễn. Ban đầu Hoàng Sa trực thuộc Quảng Nam thừa tuyên, dưới danh nghĩa nhà Lê. Thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn, triều đình đều duy trì sự quản lý và tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải làm nhiệm vụ tuần tra và khai thác kinh tế biển. Thời kỳ thuộc địa Pháp, chính phủ bảo hộ thay mặt triều Nguyễn quản lý Hoàng Sa.
    Từ 1956, chính quyền Việt Nam cộng hoà tiếp quản Hoàng Sa. Liên tục bốn thế kỷ Việt Nam không bao giờ ngừng khẳng định chủ quyền của mình ở Hoàng Sa.
    Thanh Tùng
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    TQ GƯƠNG CỜ & HẠ CÁNH !
    Một bài phỏng vấn thú vị từ Đài RFA nhân dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng CSTQ. Khi mà ĐCS đã nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn thoát thai từ trong lòng thể chế thì chắn chắn sẽ có những động thái để hạn chế hoặc khắc phục. Quá trình đó gần như là một cuộc "hạ cánh" nền kinh tế.Tuỳ thuộc vào tay nghề phi công, thời tiết và đường băng trong lúc hạ cánh - để hành khách có thể an toàn , giắng xóc nhẹ hoặc tai nạn do lệch đường băng...tất cả đều có thể xảy ra. Nếu vấn đề khách VIP và khách giá rẻ bị " phân biệt đối xử " trên cùng một chuyến bay một cách "phủ phàng" thì có nhiều khả năng khó dự báo.. Mời các bạn đến với bài:


    Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA ngày 6/7/2011
    Lãnh đạo Bắc Kinh thấy những gì ở bên trong?

    ... và càng dễ bị loạn nếu kinh tế hạ cánh không an toàn trong thời gian tới.

    Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc hôm mùng một vừa qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu rằng đảng phải đảm bảo ổn định xã hội nếu không thì mọi thành quả đạt được đều tiêu vong. Ông nói thêm rằng trong tiến trình phát triển hiện nay, thể nào cũng có vấn đề và xung đột. Trong khi ấy, người ta chú ý đến sự kiện là tư tưởng cực tả thời Mao Trạch Đông đã tái xuất hiện và đang trở thành một chủ nghĩa dân tộc không chỉ nhắm vào Tây phương mà còn có chiều hướng chỉ đạo phương thức sinh hoạt và suy tư của người dân ở trong nước.

    Thưa quý thính giả, lãnh đạo Trung Quốc đang thấy những gì ở bên trong, 90 năm sau khi đảng Cộng sản ra đời, 60 năm sau khi thành lập Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc và 30 năm sau khi tiến hành cải cách kinh tế? Diễn đàn Kinh tế nêu câu hỏi cho nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa qua cuộc trao đổi do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.


    Vũ Hoàng: Đài Á Châu Tự Do xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, mùng một Tháng Bảy vừa rồi, Trung Quốc long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng Cộng Sản. Trong dịp này người ta lại chú ý đến lời phát biểu đầy ưu lo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người lãnh đạo cả đảng, nhà nước và quân đội Trung Quốc. Trong khi ấy, thế giới cũng nói đến sự tái xuất hiện của phong trào "Văn hóa đỏ" - nhất là ở thành phố Trùng Khánh - khiến người ta nhớ đến cuộc "*****************" xảy ra đúng 45 năm trước. Thưa ông, câu hỏi mà nhiều người nêu lên là "chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc"? Lãnh đạo đảng Cộng sản xứ này thấy những gì mà có vẻ e ngại và dường như còn đang huy động quần chúng vào những chiến dịch tuyên truyền đã từng thấy ngày xưa?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng xứ này đang ở vào một khúc quanh khá ngặt nghèo về kinh tế xã hội, lại đang ở giữa giai đoạn chuyển giao quyền lực qua một đại hội đảng, và đảng Cộng sản Trung Quốc thấy ra những bất ổn về chính trị nên mới tìm về phản ứng cách mạng năm xưa. Đây là điều rất đáng lo ngại cho người dân ở bên trong và cho các lân bang bên ngoài.


    Vũ Hoàng: Chúng ta không quên rằng 30 năm sau khi ông Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách, Trung Quốc đã vọt lên thành một cường quốc kinh tế và năm nay vừa qua mặt Nhật Bản. Thế thì vì sao lãnh đạo của họ lại có vẻ ưu lo như vậy?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: - Trước hết, có lẽ ta nên nhìn vào bối cảnh chung của các quốc gia khi khởi sự công nghiệp hóa, với quy luật phổ biến là "đà gia tốc của khoa học kỹ thuật" khiến các nước đi sau tiến nhanh hơn vì tiếp nhận kinh nghiệm và kiến thức của các nước đi trước.

    - Tây phương mất chừng 200 năm để công nghiệp hóa; sau đó, Nhật Bản mất 125 năm; đến các nước tân hưng Đông Á thì chỉ mất có 50 năm. Cũng trong giai đoạn khởi phát đó, nước Anh mất gần 60 năm để nhân đôi lợi tức bình quân một đầu người, sau đó Hoa Kỳ mất chừng 47 năm, Nhật Bản mất có 34 năm và Nam Hàn mất 11 năm. Trung Quốc cũng thế, từ khi chuyển hướng kinh tế vào năm 1979, xứ này đã thấy lợi tức nhân đôi trong vòng chưa đầy 10 năm đầu tiên.

    - Với một dân số cực lớn là hơn một tỷ 300 triệu người, tổng sản lượng tăng vọt sau 150 năm lụn bại của xứ này mới gây ấn tượng về một "sự kỳ diệu kinh tế của Trung Quốc", hoặc về thành tích của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là nói về số lượng và thời khoảng trong giai đoạn "cất cánh" hay "khởi phát" của một quốc gia.

    - Nhưng 30 năm sau Đặng Tiểu Bình, chiến lược kinh tế đã đi hết sự vận hành dễ dàng ban đầu và đảng cần có những chọn lựa khác, trong khi lại gặp nhiều mâu thuẫn bên trong do chính hệ thống kinh tế chính trị gây ra. Cho nên, kinh tế có thể hạ cánh thiếu an toàn và có khi chính trị sẽ lâm khủng hoảng. Nỗi bất an đó mới khiến một số xu hướng trong đảng phát huy lại tinh thần cách mạng thời Mao Trạch Đông để bảo vệ quyền lực đảng. Chủ tich Hồ Cẩm Đào có nói đến yêu cầu chiến lược là ổn định thì cũng vì sự ưu lo ấy.


    Vũ Hoàng: Ông vùa nói rằng chiến lược kinh tế của Đặng Tiểu Bình đã đi hết sự vận hành dễ dãi ban đầu và xứ này gặp nhiều mâu thuẫn do hệ thống kinh tế chính trị gây ra. Xin ông giải thích cho thính giả hiểu rõ hơn sự thể ấy vì dường như Việt Nam cũng áp dụng mô thức cải cách kinh tế của Trung Quốc và đang gặp một số vấn đề tương tự.

    Nguyễn Xuân Nghĩa: - Sau giai đoạn cách mạng hoang tưởng và duy ý chí của Mao khiến xứ này còn lụn bại hơn trước, Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách qua việc giải phóng khả năng sản xuất của khu vực tư nhân và áp dụng quy luật tự do của thị trường một cách có chọn lọc. Nhờ vậy mà sản lượng kinh tế tăng vọt nếu ta so sánh với sự suy sụp thảm khốc của "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" thời Mao. Nhưng chỉ 10 năm sau thôi, quy luật thị trường cũng gây ra vấn đề về kinh tế, trước tiên là lạm phát. Và hệ thống kiểm soát chính trị trong nền kinh tế tự do hơn lại sản sinh ra thuộc tính của mọi chế độ độc tài, là nạn tham nhũng, Do đó, năm 1989, xứ này mới bị khủng hoảng, kết thúc bằng vụ thảm sát Thiên an môn vào tháng Sáu năm đó.

    - Năm 1992, sau khi tuần thú các tỉnh miền Nam, Đặng Tiểu Bình tiếp tục cho phát triển khu vực kinh tế tư doanh vì đấy là động lực cần thiết cho phát triển, nhưng lại củng cố quyền lực đảng cho chặt chẽ hơn. Khi ấy, thiên hạ mới nói đến phép lạ kinh tế Trung Quốc mà ít chú ý đến phí tổn xã hội của cái phép lạ này. Sau khi họ Đặng tạ thế năm 1997, thế hệ thứ ba lên lãnh đạo là Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ tiếp tục chiến lược đó và lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng nên mới có tốc độ tăng trưởng gọi là rồng cọp, nhất là từ khi xứ này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001. Điều sáng tạo của Giang Trạch Dân mà Việt Nam cũng đang kín đáo và dè dặt áp dụng là kết nạp tư doanh vào hệ thống chính trị, cụ thể là cho doanh gia được gia nhập đảng để đảng có thể kiểm soát được doanh trường. Nhưng kết quả lại là sự cấu kết giữa các đảng viên và đại gia kinh doanh để chia chác đặc quyền và đặc lợi. Chính là sự cấu kết này mới cản trở nhiều nỗ lực cải cách của thế hệ lãnh đạo thứ tư là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo ngày nay.


    Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông vì sao thế hệ thứ tư lại phải tiến hành cải cách và họ bị cản trở như thế nào?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nhìn từ cơ cấu địa dư hình thể Trung Quốc, ta thấy xứ này có ba khu vực khác biệt theo lối gọi là "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế mà diễn đàn của chúng ta nhiều lần đề cập tới từ mấy năm qua. Thế hệ Giang Trạch Dân có thấy ra vấn đề là tốc độ tăng trưởng không đều giữa các khu vực nhưng vẫn ưu tiên phát triển khu vực thù phú nhất ờ vùng duyên hải, qua chiến lược xuất khẩu. Thế hệ Hồ Cẩm Đào càng thấy ra vấn đề chính trị của lối phát triển đầy bất công xã hội nên muốn tập trung quyền lực để trung ương tái phân phối lợi tức cho các tỉnh nghèo và cho các thành phần cùng khốn ở thôn quê hầu tránh nguy cơ động loạn xã hội. Nhưng họ bị chính hệ thống cấu kết giữa các thế lực kinh tế và đảng bộ địa phương cản trở. Tình trạng cấu kết ấy thực tế khai thác đặc lợi cho một thiểu số chừng 70 triệu đảng viên và hai ba chục triệu đại gia kinh tế, tổng cộng là trăm triệu người so với dân số một tỷ ba, và họ cưỡng chống những chủ trương cải cách bất lợi cho họ. Hệ thống kinh tế chính trị này thực tế là một thế lực phản tiến hóa rất mạnh.


    Vũ Hoàng: Một trọng điểm của chiến lược Đặng Tiểu Bình được Giang Trạch dân tiếp tục chính là lấy xuất khẩu làm đầu máy. Thưa ông, tình hình bây giờ có khác hay không và thế hệ Hồ Cẩm Đào hay thế hệ nối tiếp sau Đại hội 18 vào năm tới có chọn lựa nào khác chăng?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: - Sau khi lên lãnh đạo từ năm 2003, thế hệ Hồ Cẩm Đào đã muốn thay đổi và tìm một lực đẩy khác hơn là xuất khẩu hầu tránh được sự khác biệt lợi tức quá lớn giữa các khu vực và thành phần kinh tế. Nhưng họ làm không nổi vì sức kéo hay sự cưỡng chống của các đảng bộ kiếm lời nhờ chiến lược này. Thực tế thì ngày nay, họ vẫn đang phải áp dụng chiến lược xuất khẩu trong khi thế giới đã đổi khác.

    - Đổi khác vì thế giới ngày nay hết còn các đầu máy nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc như xưa. Cụ thể là ba khối kinh tế giàu mạnh nhất là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản đang phải giảm chi và tiêu thụ ít hơn nên xuất khẩu không còn tạo ra tác dụng đòn bẩy cho kinh tế Trung Quốc, cho nên thị trường tiêu thụ nội địa của xứ này phải giữ vai trò thay thế, mà thật ra vẫn chưa đủ lực.

    - Người ta cứ nói đến sức mạnh rồng cọp của kinh tế Trung Quốc chứ lợi tức một người dân xứ này chỉ bằng 8% lợi tức bình quân của dân Mỹ thôi. Vì vậy, trong những năm tới, với sức mua nội địa chưa đủ mạnh để bù đắp thiếu hụt về xuất cảng, kinh tế Trung Quốc sẽ có đà tăng trưởng chậm hơn trung bình mấy chục năm qua. Nếu tăng trưởng dưới 8% một năm là bộ máy sản xuất không hấp thụ nổi 14 triệu thanh niên đến tuổi gia nhập thị trường lao động và thất nghiệp trong giới trẻ sẽ là yếu tố khủng hoảng khác, ngoài sự bất mãn phổ biến của dân nghèo về đời sống của họ và về sự lạm dụng của hệ thống kinh tế chính trị, của các tay tư bản đỏ được nhiều đảng viên bảo trợ phía sau. Chính là sự bất mãn phổ biến này mới khiến đảng nói đến việc chuyển hướng từ lượng sang phẩm trong Kế hoạch Năm năm thứ 12, từ 2011 đến 2016. Nếu không thì xứ này có thể bị loạn và càng dễ bị loạn nếu kinh tế hạ cánh không an toàn trong thời gian tới đây.


    Vũ Hoàng: Phải chăng vì vậy mà đảng Cộng sản Trung Quốc mới đang củng cố quyền lực và lại tung ra khẩu hiệu cách mạng đỏ như dưới thời Mao Trạch Đông?

    Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi có cảm tưởng là lãnh đạo Trung Quốc đang thiếu thống nhất về các ưu tiên và sau Đại hội năm tới thì Thường vụ Bộ Chính trị có thay đổi lớn với bảy ủy viên mới bên cạnh hai nhân vật có thể lãnh đạo là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Trong hoàn cảnh bất nhất của lãnh đạo trước các mục tiêu mâu thuẫn, lại gặp bất ổn về kinh tế và tranh giành quyền lực trên thượng tầng, Trung Quốc có thể gặp rủi ro lớn.

    - Chính là trong không khí ấy ta mới thấy xuất hiện xu hướng mị dân lối cực tả là phát huy sức mạnh của quần chúng bằng khẩu hiệu cách mạng như Mao Trạch Đông. Hiện tượng Trùng Khánh giương cờ đỏ là một biểu hiện rõ rệt nhất. Lồng trong đó là tư tưởng ái quốc theo kiểu chủ nghĩa Đại Hán chống mối nguy lũng đoạn của Tây phương hay sự cấu kết của các đảng viên tham ô biến chất với doanh nghiệp nước ngoài. Rồi còn phản ứng bành trướng của nhiều tướng lãnh, vốn cũng có tiếng nói trong hai cơ chế lãnh đạo quân đội là Quân ủy Trung ương của đảng và của nhà nước. Họ đang đẩy những kẻ có tham vọng lên lãnh đạo vào chủ trương bá quyền của nước lớn để tìm thêm phương tiện cho quân đội.

    - Nếu nhìn về dài thì khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị rút lui vì đã cao tuổi sau năm 1992, ông ta vẫn duy trì chiến lược mở cửa về kinh tế nhưng tuyệt đối kiểm soát chính trị và dựa vào quân đội để chuẩn bị việc chuyển quyền êm thấm cho thế hệ Giang Trạch Dân mà còn chọn người sẽ kế nhiệm Giang Trạch Dân là Hồ Cẩm Đào. Hơn hai chục năm sau, khi Hồ Cẩm Đào chuẩn bị rút lui, kinh tế bắt đầu có triệu chứng suy trầm với lạm phát và rủi ro bể bóng đầu tư, mà ông ta lại không có uy tín hay ảnh hưởng lớn mạnh như Đặng Tiểu Bình và thực tế thì vẫn phải nương vào các tướng lãnh mà không chọn được người sẽ kế vị sau này.

    - Kết cuộc thì nếu không thay đổi, đảng sẽ bị khủng hoảng, mà thay đổi không khéo thì càng dễ bị khủng hoảng! Chính là sự phân vân ấy mới là cơ hội tái xuất hiện của các phản ứng cực đoan nhất, khiến nhà nước sẽ kiểm soát kinh tế chặt chẽ hơn và đảng sẽ lấy ý thức hệ cách mạng làm kim chỉ nam, một kịch bản có rất nhiều rủi ro cho các lân bang yếu kém như Việt Nam.

    Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã giành cho cuộc phỏng vấn này

  8. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    Dân làng tỉnh Quảng Đông đòi nợ máu


    SGTT.VN - Một cuộc đối đầu không lui bước giữa dân làng và giới chức vẫn đang tiếp diễn tại một xã ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc.

    [​IMG]
    Người dân làng Ô Khảm biểu tình ngày 14.12.2011. Ảnh: AWSJ
    Cảnh sát đã chặn các con phố dẫn tới làng Ô Khảm. Dân địa phương đang tìm cách không để cảnh sát vào bên trong.

    Cuộc tranh cãi quanh chuyện đất đai của làng bị giới chức địa phương thu hồi đã âm ỉ từ lâu nay.
    Mấy hôm trước, một làn sóng biểu tình mới đã nổ ra sau khi một người dân làng bị chết trong lúc đang bị cảnh sát tạm giữ.
    Hiện không mấy dễ dàng lấy được thông tin về những gì đang xảy ra bên trong khu vực. Một quan chức địa phương lên tiếng bác bỏ chuyện đang có vấn đề tại nơi này.
    Tuy nhiên, có vẻ như người dân làng đã tiến hành một loạt các vụ biểu tình trong những ngày gần đây, với sự tham gia của hàng trăm người.
    Một người đàn ông nói với BBC: "Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến tới cùng."
    Theo phóng viên của báo Anh, tờ Daily Telegraph lẻn được vào làng, người dân đem biểu ngữ và hô các khẩu hiệu đòi quan chức trả nợ máu (huyết trái, huyết hoàn).
    Phóng viên Mark Moore cho hay mọi quan chức chính quyền xã và ******* đã bỏ chạy khỏi khu làng.
    Việc biểu tình liên quan tới tranh chấp đất đai ở nông thôn Trung Quốc không phải là điều hiếm hoi trong những năm qua.
    "Canh gác khu làng"

    Cảnh sát phong toả đường vào làng Ô Khảm từ ngày 14.12.2011. Ảnh: AWSJ
    Cuộc tranh cãi với giới chức có nguồn gốc sâu xa. Người dân làng nói giới chức địa phương từ lâu nay đã thu đất và không trả tiền bồi thường thỏa đáng.
    Để bày tỏ thái độ tức giận, họ đã biểu tình hồi tháng Chín.
    Trong cuộc biểu tình đó, họ đã đập tan bức tường được xây quanh khu đất bị thu hồi để phát triển dự án, và xông vào lục soát các văn phòng chính quyền.
    Vụ bạo động mới nhất bùng lên từ vụ Tiết Cẩm Ba, một người dân làng và là người đại diện của làng, chết trong lúc bị bắt giữ.
    Chính quyền đã tạm giam ông cùng một nhóm những người khác hồi tuần trước và nói ông là một nghi phạm hình sự bị bắt giữ do có liên quan tới các vụ biểu tình hồi tháng Chín.
    Hôm thứ Hai 12.12, giới chức tuyên bố ông đã chết do "ốm bệnh đột ngột" vào ngày thứ ba kể từ khi bị bắt giam.
    Chính quyền thành phố Lộc Phong đơn vị hành chính cấp trên của Ô Khảm, nói rằng ông đã được đưa tới bệnh viện nhưng các bác sỹ không cứu chữa nổi.
    Trong một tuyên bố, chính quyền nói ông chết sau khi có vấn đề về bệnh tim và "các nguyên do khác tạm thời đã bị loại trừ".
    Một bản phúc trình chính thức về cái chết của ông đã bác bỏ các gợi ý theo đó nói ông Tiết đã bị "cảnh sát đánh đập tới chết", Tân Hoa Xã đưa tin.
    Nhóm xét nghiệm của nhà nước nói họ đã không tìm thấy "bất kỳ vết thương nghiêm trọng nào" trên cơ thể người chết, trừ một số vết bầm dập trên cổ tay và đầu gối.
    Già trẻ lớn bé ở làng Ô Khảm quyết đòi chính quyền phải trừng trị kẻ gây ra cái chết của ông Tiết
    Một chuyên gia tham gia viết bản phúc trình nói: "Chúng tôi chỉ thấy còng tay đã để lại dấu vết trên cổ tay của ông ấy, và đầu gối bị bầm tím nhẹ khi ông ấy quỳ xuống."
    Tuy nhiên, dân làng vẫn đặt câu hỏi về nguyên nhân cái chết, và muốn được trả xác, điều mà họ nói là chính quyền địa phương khước từ.
    Con rể của người quá cố, anh Cao, cũng là người làng, nói: "Chẳng có văn bản pháp luật nào nói ông ấy không được về nhà."
    Anh nói: "Những người biểu tình sẽ không lui bước. Dân làng đã canh gác khu làng và chặn không cho cảnh sát vào trong."
    Trịnh Nhạn Hùng, bí thư đảng ủy huyện Sán Vĩ, đã kêu gọi chấm dứt biểu tình trong một bài báo của Tân Hoa Xã.
    Ông nói: "Chính quyền sẽ nỗ lực xử lý toàn bộ các vấn đề liên quan và hy vọng rằng ngôi làng sẽ không làm dấy lên những cuộc bạo động thêm nữa."
    Các cuộc xung đột liên quan tới đất đai không phải là điều hiếm hoi ở vùng nông thôn Trung Quốc.
    Được biết mỗi năm thường xảy ra hàng chục ngàn vụ như vậy.
    Nhưng vụ tranh cãi mới nhất này có vẻ như là vụ lớn hơn so với các vụ khác, với mức độ cũng chăng thẳng hơn. Người dân địa phương nay tỏ thái độ sẵn sàng đương đầu với giới chức.
    TH (theo BBC )
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83



    Cũng là một chiến thuật hay, khi kết hợp phân tích kỹ thuật với tình hình vĩ mô rồi ,quan sát động thái thị trường nhằm đoán ý đội lái , xác định trend rồi thì tất tay, đc fl càng tốt, ko thì mua rải theo tt, ce cũng đc luôn...sau đó quan sát tiếp cung cầu ở những phiên kế , cũng kết hợp tình hình vĩ mô + phân tích kt ( của riêng cp đó và của tt chung ), khi đã xác định điểm bán rồi thì bán hết trong phiên, fl cũng bán , xanh cũng đc , ce càng tốt, ko kỳ kèo...Mua đỉnh lúc giá thấp và bán sàn lúc giá cao, xong nhảy ra, cầm tiền chờ cơ hội khác.

  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nói Việt Nam im lặng mãi là nói bậy !
    Còn việc Thủ tướng nói ngày 25-11-2011 Hoàng Sa là của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm , thì không có nghĩa là trước đó Việt Nam im lặng !
    Tuy thủ tướng không nói , nhưng Bộ ngoại giao và người phát ngôn là ai nếu không phải là người cấp dưới của thủ tướng , thừa lệnh thủ tướng và cũng là thay mặt nhà nước Việt Nam để tuyên bố chủ quyền với Hoàng Sa !


    Cần xem lại : Trần Bình Nam viết Việt Nam im lặng mãi ... như thế sẽ gây ra ngộ nhận cho những ai ít theo dõi thời sự .
    Lại tô vẽ kể công thêm cho những cựu sĩ quan VNCH , đã không chiến đấu đến cùng , dơ tay đầu hàng địch , rồi bây giờ ngồi bên Mỹ bốc phét tâng công !
    Cần biết rằng Trung Quốc đã bắt sống 48 tù binh VNCH và 1 cố vấn Mỹ !
    Chính viên cố vấn Mỹ này ra lệnh cho quân VNCH buông vũ khí đầu hàng quân TQ !

    Sau đó , khi bị đưa về giam , viên cố vấn Mỹ đã không bị giam chung với các tù binh VNCH mà được đối đãi như thượng khách !

    Còn trận hải chiến Gạc Ma tháng 3-1988 , Việt Nam có 64 chiến sĩ đã hi sinh đến người cuối cùng , không có ai đầu hàng TQ !
    Vậy mà mấy tay đã đầu hàng địch bây giờ vẫn cứ vỗ ngực khoe khoang về Quân Lực VNCH kiêu hùng đấy !

    =))=))=))
    =))=))=))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này