Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3042 người đang online, trong đó có 98 thành viên. 06:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32751 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Chiến lược hòa bình của Việt Nam
    Lê Mai

    Một nền hòa bình phi nghĩa có hơn

    một cuộc chiến tranh chính nghĩa?



    Bêdinxki, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, tác giả cuốn Bàn cờ lớn khá nổi tiếng, có hỏi Võ Nguyên Giáp trong một lần tình cờ gặp gỡ nhân ngày lễ Độc lập ở Angiêri: Nếu được phép, xin được hỏi Đại tướng một câu, chiến lược của ngài là gì? Chiến lược của tôi là chiến lược hòa bình, nhưng là hòa bình trong độc lập, tự do! Võ Nguyên Giáp trả lời. Khi đó, Bêdinxki đã nói: Cảm ơn Đại tướng, chúc Đại tướng lòng dũng cảm. Lần khác, nhân cuộc hội thảo “Những cơ hội bị bỏ lỡ”, một tướng lĩnh Mỹ trong phái đoàn của Mc Namara hỏi ông Giáp, thời điểm nào trong cuộc chiến làm ngài lo sợ nhất? Trong tư duy quân sự của chúng tôi, không có từ “lo sợ”. Ông Giáp trả lời.

    Một cách tự nhiên, tôi lại nhớ cuộc gặp của Hồ Chí Minh với Pôn Muýt, cố vấn chính trị của tướng Lơcle vào tháng 5.1947, trong một ngôi nhà duy nhất còn sót lại giữa thị xã Thái Nguyên.

    Pôn Muýt:

    - Để thực hiện cuộc ngừng bắn, Cao ủy Pháp ở Đông Dương xin nêu với Chủ tịch bốn điều kiện: Thứ nhất, quân đội VN phải nộp vũ khí cho Pháp. Thứ hai, quân đội Pháp được quyền tự do đi lại trên đất nước Việt Nam. Thứ ba, Chính phủ VN phải trả lại cho Pháp tất cả những người bị bắt. Thứ tư, Chính phủ VN phải trao trả cho Pháp tất cả những người nước ngoài đã chạy sang phía VN.

    Hồ Chí Minh:

    - Những điều kiện ông Bôlae đưa ra là đòi chúng tôi phải đầu hàng! Ông Pôn Muýt, bản thân ông có nghĩ rằng chúng tôi có thể đầu hàng không? Phải là một con người hèn mạt mới chấp nhận những điều kiện như vậy.

    - Thưa Chủ tịch, như vậy là chiến tranh vẫn tiếp diễn?

    - Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng không phải là hòa bình với bất cứ giá nào! Mà phải là hòa bình trong độc lập, tự do.

    - Thưa Chủ tịch, chúc Người lòng dũng cảm.

    - Tất nhiên, bao giờ cũng như vậy.

    Hai câu chuyện trong hai không gian và thời gian khác nhau nhưng là một sự trùng hợp: hòa bình trong độc lập, tự do và lòng dũng cảm. Tư tưởng hòa bình của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp – hai nhân vật chói sáng nhất trên bầu trời chính trị VN, cũng chính là tư tưởng hòa bình của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

    Nhìn vào chiều sâu của lịch sử dân tộc, có một câu hỏi, vậy cuộc chủ động tấn công vào quân Tống – ngay trên đất Tống, từ tháng 10.1075 đến tháng 3.1076 của Lý Thường Kiệt liệu có phải là chiến lược hòa bình của VN? Thưa rằng, phải. Xét đến cùng, chiến lược “tiên phát chế nhân” (đánh trước để chế ngự người) của Lý Thường Kiệt là chiến lược hòa bình. Vì sao? Ta biết, bị nhiều thất bại trên chiến trường Đại Việt, nhà Tống vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm thôn tính VN, âm mưu biến VN thành một quận huyện của TQ. Bấy giờ, triều đình Tống chính trị rối ren, trong nước chồng chất khó khăn, vua Tống bèn tìm lối thoát bằng cách xâm lược Đại Việt, hòng giành lấy một chiến thắng quân sự bên ngoài để củng cố uy thế trong nước. Đây là chiến thuật quen thuộc của TQ, nó từng được phát triển dưới một dạng khác ở thời Đặng trong cuộc xâm lược VN năm 1979.

    Nhà Tống ráo riết xây dựng các căn cứ vững chắc, tập trung 10 vạn quân với hậu cần hùng hậu, biến Ung Châu thành một căn cứ xuất phát tiến đánh Đại Việt. Để giữ bí mật cho cuộc xâm lược, nhà Tống đóng cửa biên giới, cấm nhân dân qua lại buôn bán; đồng thời mua chuộc, lôi kéo một số tù trưởng VN để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xúi vua Champa quấy rối từ phía Nam. Như vậy, ý đồ xâm lược Đại Việt của nhà Tống đã hết sức rõ ràng, kế hoạch xâm lược đã được chuẩn bị rất công phu. Trong tình hình đó, Đại Việt chọn phương án ngồi yên đợi giặc hay ra tay trước?

    Chiến lược “tiên phát chế nhân” là một sự chủ động cao độ, sáng suốt của Lý Thường Kiệt và Đại Việt. Đòn đánh phủ đầu vào các căn cứ xuất phát tiến công sẽ làm tê liệt ý chí của kẻ xâm lược, phá tan sự chuẩn bị của chúng ngay từ trong trứng, kéo dài thời gian chuẩn bị cuộc kháng chiến của dân tộc. Cho nên, suy cho cùng, chiến lược ấy là chiến lược hòa bình của VN, vì nó nhanh chóng dẫn đến hòa bình và nền hòa bình đó sẽ còn được giữ vững.

    Chiến lược hòa bình của ông cha ta càng được thể hiện một cách rực rỡ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Khi 10 vạn quân Vương Thông bị quân ta vây hãm ở thành Đông Quan, nếu Lê Lợi và Nguyễn Trãi hạ lệnh tấn công, chắc chắn quân giặc sẽ bị tiêu diệt sạch không còn một mống. Nhưng tư tưởng hòa bình, chiến lược hòa bình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi muốn “Dập tắt muôn đời chiến tranh – Mở nền thái bình muôn thuở” đã mở đường cho quân Minh rút về nước với Hội thể Đông Quan lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Đó là một cách kết thúc chiến tranh độc đáo, sáng tạo, sáng ngời nhân nghĩa gắn liền với chiến lược hòa bình của ông cha ta.

    Tư tưởng ấy, chiến lược ấy, nhân nghĩa ấy được thể hiện thật sâu sắc trong Bình Ngô Đại cáo:

    Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

    Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc

    Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run

    Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

    Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức

    Chẳng những mưu kế kì diệu

    Cũng là chưa thấy xưa nay

    Gần đây hơn, ngày 19.12.1946, cuộc chiến tranh Pháp – Việt, tức là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bùng nổ. Nhiều nhà sử học thế giới đã nhận định rất đúng rằng, Chính phủ Hồ Chí Minh đã làm tất cả những gì có thể làm nhằm trách cuộc chiến ấy. Nhưng họ có vẻ băn khoăn, hình như phía VN lại là bên nổ súng trước? Thế thì chiến lược hòa bình của VN đã thể hiện như thế nào?

    Trả lời câu hỏi này không khó. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ tình thế ngặt ngèo, giờ phút bàng hoàng của người Pháp đã qua và nước VN non trẻ sẽ phải đối mặt với một cuộc tái xâm lược có sức mạnh ghê gớm. Hồ Chí Minh đã tìm mọi cách cứu vãn nền hòa bình – ít nhất cũng trì hoãn thời điểm nổ ra chiến tranh, liên tiếp viết thư cho các nhân vật Pháp nổi tiếng, đồng thời yêu cầu bộ đội, tự vệ bình tĩnh, nín nhịn, không mắc vào âm mưu khiêu khích của chúng.

    Người Pháp không tìm được cái cớ mong đợi, thế là ngày 16.12.1946, họ gửi tối hậu thư cho Chính phủ VN, tuyên bố “Quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm trị an tại Hà Nội chậm nhất là vào sáng 20.12.1946”. Thật mỉa mai, Pháp tự cho mình cái quyền đó! Tất nhiên, Chính phủ VN bác bỏ tối hậu thư của Pháp và sự kiện tất yếu phải xẩy ra: ngày 19.12.1946, cuộc chiến Việt – Pháp bùng nổ. Người VN không thể khoanh tay chờ chết. Trách nhiệm gây chiến là ở người Pháp. Chín năm sau đó, người Pháp phải chịu thất bại cay đắng và họ phải hối tiếc vì không hiểu chiến lược hòa bình của VN – rộng hơn, không hiểu văn hóa VN, con người VN.

    Vậy chiến lược của VN trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông là chiến lược gì? Có thể trả lời, đó là chiến lược hòa bình, nhưng không phải là hòa bình với bất cứ giá nào, mà phải là hòa bình trong độc lập, tự do! Tư tưởng hòa bình, chiến lược hòa bình của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp luôn luôn soi sáng con đường đi của chúng ta.
  2. MAYRUI.COM

    MAYRUI.COM Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    3
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chú ý tránh đưa tin trùng lặp ! Tin này anh đã đưa sáng nay ! [};-
  4. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    thế phiên 28/10 chị 0 nhớ à ở Việt Nam thời điểm này mua phiên đỏ hoặc đỏ mạnh tốt hơn mua lúc xanh
  5. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    cháu 0 biết chú ạ GD xong thấy có tin này là post luôn:))
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Ừ cũng đúng,
    Nhưng tt mình lúc này thực là khó đoán em nhỉ , thí dụ như hôm nay, nếu tình hình vĩ mô tốt thực sự thì ko ai chịu bán ra ở mức giá này đâu, thanh khoản wá xá em thấy ko? Mẹ chị cũng lót đệm 20.000 IJC sẵn, hôm qua bắt đáy fl 8.3, hôm nay bán 8.9 đó em.
    Em có thời gian tranh thủ vào đây post bài BĐ với mọi người cho vui đi...[};-[};-[};-
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Ôi, tin này BL đưa hôm qua.[};-
    http://f319.com/giaoluu/1487215/page-111
  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thiếu sinh quân à?=D>=D>=D>
  9. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tin mới nóng hổi, vừa thổi vừa đọc đây:


    Mỹ triển khai một loạt tàu chiến ở Singapore
    Cập nhật lúc 11h12" , ngày 16/12/2011 -


    (VnMedia) - Hải quân Mỹ đang có kế hoạch triển khai một loạt tàu chiến mới ở Singapore trong những năm sắp tới và cũng đang cân nhắc một kế hoạch tương tự ở Philippine. Động thái này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc cảm thấy khó chịu, bất an.

    Theo lời Tư lệnh phụ trách các hoạt động của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Hải quân Mỹ sẽ tăng cường tập trung các hoạt động vào những “tuyến đường hàng hải giao nhau” chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

    Những diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh nhiều nước đặc biệt là Mỹ ngày càng tỏ ra quan ngại về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

    Đô đốc Greenert và các quan chức Hải quân Mỹ đã bắt đầu nói nhiều hơn và chi tiết hơn về kế hoạch triển khai một loạt tàu chiến ở Singapore cũng như ở các nước Đông Nam Á khác trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thời gian cụ thể mà Mỹ sẽ tiến hành các kế hoạch nói trên vẫn đang được xem xét.

    Trong một bài báo được đăng tải trên tờ Proceedings, Đô đốc Greenert cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch “triển khai nhiều trong số những tàu chiến mới nhất của nước này ở căn cứ hải quân của Singapore" song song với việc triển khai thêm lính thủy đánh bộ đến Darwin, Australia.

    Theo kế hoạch, các tàu chiến của Mỹ triển khai ở Singapore sẽ tiến hành các hoạt động chống cướp biển, chống buôn lậu ở khu vực quanh Biển Đông. Những con tàu này cũng sẽ có nhiệm vụ chống khủng bố và tham gia công tác huấn luyện, đào tạo với các quốc gia đối tác khác.

    Quan hệ quân sự song phương giữa Mỹ và Singapore đã liên tục phát triển kể từ sau khi hai nước ký một thỏa thuận khung chiến lược năm 2005. Theo đó, hai bên sẽ tham gia vào các cuộc tập trận chung, huấn luyện chung và trao đổi chuyến thăm của các tàu chiến giữa hai nước.

    Ngoài kế hoạch triển khai tàu chiến ở Singapore, một nguồn tin giấu tên khác của Mỹ tiết lộ, Hải quân nước này cũng đang thảo luận về việc điều tàu chiến đến Philippine.

    Tuy nhiên, theo nhận định của ông Ernie Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chiến lược quân sự mới của Mỹ ở Đông Nam Á sẽ khác xa so với chiến lược của nước này ở các nước đồng minh thân thiết là Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ có những căn cứ quân sự lớn với rất nhiều binh lính đóng tại hai nước này.

    Kiệt Linh - (theo Reuters)
  10. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    hôm nay nhiều sợ bull nên bán thứ 2 mà tt vẫn như thế này nhiều người cóng lắm[:D]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này