Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3433 người đang online, trong đó có 88 thành viên. 01:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32481 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Nam Sơn nói về sau leo bộ
    Nên Bằng Lăng mới nhắc nhở rằng:
    Phải leo từng bậc, từng tầng
    Đi đầu đón tắt là không được à!
    Ở đâu bác Tú hiện ra
    Kêu "Không đi tắt" mà là "Theo sau"!
    Ơ kìa, Tui nói Bác đâu?
    Cớ sao bác lại vận vào, lạ chưa?
    Bây chừ: Ai bị quáng gà???




    [};-[-X[-X[-X[-X[-X:-bd:-bd:-bd:-bd
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Này cún con của chị, lại có gì vụng trộm đây :)>-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Người là ai, Người là ta!
    Bằng Lăng Hoa Tím chính là Người đây!
    Làm cho Mình bị hắt hơi...
    Đáng đời vì tội ... đi chơi .. nhà Người...​



    ^#(^^#(^^#(^
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Châu Á – Thái Bình Dương: Phòng thủ bao nhiêu là đủ?

    Tác giả: CHÂU GIANG DỊCH TỪ WASHINGTON POST
    Bài đã được xuất bản.: 15/12/2011 05:00 GMT+7

    Dù Bộ Quốc phòng Mỹ và cả quan chức cấp cao Trung Quốc đều cho rằng Bắc Kinh chưa trang bị được các năng lực phù hợp với các hoạt động ở biển xa, nhưng giới chức Mỹ vẫn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tăng cường lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương. Tại sao vậy?

    Tuần Việt Nam giới thiệu bài phân tích của nhà báo Walter Pincus, chuyên phân tích về chính sách tình báo, quốc phòng và đối ngoại, trên tờ Washington Post.

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã đưa ra một tuyên bố khá nhạy cảm hôm 14/11 trong một bức thư gửi Thượng nghị sĩ John McCain, trong đó ông đề nghị áp dụng sự mềm dẻo hơn là cắt giảm toàn bộ như đạo luật giảm chi ngân sách mà "siêu ủy ban" quân sự của Quốc hội Mỹ đề xuất. Ông cho rằng hiện tại, cần tập trung vào khu vực trụ cột là châu Á - Thái Bình Dương. Trong vài tháng qua, khu vực này đã trở thành tâm điểm chú ý của Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Panetta và Ngoại trưởng Hillary Clinton.

    Trong khi "siêu ủy ban" cắt giảm ngân sách của Quốc hội đang họp hồi tháng 10, ông Panetta, đang ở thăm Nhật Bản, đã nói: "Chúng ta vẫn cần không chỉ duy trì, mà còn củng cố thêm sự hiện diện tại khu vực này".

    Ngày 22/11, khi siêu ủy ban trên chuẩn bị đưa ra quyết định cuối cùng về cắt giảm ngân sách, ông Ben Rohdes, phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng về chiến lược truyền thông, đã phát biểu với báo giới rằng: "Khi xem xét các khu vực có thể áp dụng cắt giảm chi ngân sách, chúng ta sẽ phải chắc chắn rằng chúng ta bảo vệ được các năng lực cần thiết để duy trì sự hiện diện của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương".

    Thông báo ngày 16/11 về việc điều động luân phiên 6 tháng/lần 250 binh sỹ thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ tới các căn cứ của Australia tham gia huấn luyện chung vào năm 2012 - có thể lên tới 2.500 binh sỹ - đã nhấn mạnh sự bắt đầu của cái gọi là trụ cột này.

    Nhưng không phải sự chú ý của Mỹ vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan đã hút hết lực lượng khỏi khu vực Thái Bình Dương, nơi Mỹ đã nhiều năm là một phần trong các thỏa thuận phòng thủ. Tong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới hôm 16/11, Thiếu tướng Không quân Michael Keltz, giám đốc hoạch định chiến lược và chính sách trong khu vực Thái Bình Dướng, cho biết: "Một cách từ từ, ở phía sau, chúng ta đang tiếp tục củng cố quan hệ và đồng minh tại Thái Bình Dương... Chúng ta đã lấy một số thứ khỏi đây, và giờ chúng ta đang tăng cường, một cách kín đáo nhưng rất hiệu quả, các năng lực mà chúng ta đã có tại khu vực này".

    Singapore đã xây dựng cảng ChangiPier, mời Hải quân Mỹ điều động lực lượng tới đồn trú và sử dụng như một cảng bảo dưỡng tàu. Theo ông Keltz, hiện các cuộc thương lượng với Chính phủ Singapore đang tiếp tục.

    Khoảng 31 tàu ngầm tấn công hạt nhân của Hải quân Mỹ đang neo tại Thái Bình Dương, cùng với 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Ba trong số các tàu lớn hơn đang thực hiện sứ mệnh tuần tra. Bên cạnh đó, Hạm đội 7 đang quảng cáo về tàu sân bay USS George Washington trên trang web của mình là "tàu sân bay duy nhất được huy động đi xa trên thế giới" đang neo tại Yokosuka, Nhật Bản. Ngoài ra, còn có hai tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường và bảy tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ. Cũng được huy động xa tới tận Sasebo, Nhật Bản, là các tàu chiến lưỡng cư lớn nhất; trong số đó có tàu Essex trông như một tàu sân bay nhỏ. Tàu này có thể mang 33 máy bay và 1.800 lính Thủy quân Lục chiến, với đường băng riêng trên boong.

    Ngoài ra còn có các cảng tại Australia và Hàn Quốc...

    Mỹ đã hiện diện tại Thái Bình Dương hơn 50 năm nay, vậy tại sao trong một khu vực phải thắt chặt ngân sách lại có những điểm nhấn mới? Câu trả lời rõ nhất là Trung Quốc.

    Đọc kỹ hơn báo cáo mới đây nhất của bộ Quốc phòng trình Quốc hội về quân sự của Trung Quốc, công bố hồi tháng Tám, ta sẽ hiểu tại sao Bắc Kinh rất nhạy cảm với các lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương cũng như các liên minh an ninh đang lớn của Mỹ trong khu vực.

    Báo cáo viết: "Kể từ khi Trung Quốc nổi lên như một tác nhân kinh tế toàn cầu, họ đã dựa gần như hoàn toàn vào Mỹ để đảm bảo an toàn hàng hải cho mình". Khoảng 90% thương mại của Trung Quốc đi qua đường biển. Báo cáo chỉ ra rằng dù đã tăng cường sức mạnh hải quân gần đây, nhưng Trung Quốc vẫn "sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn" nếu các mối đe dọa xuất hiện trên các chuyến tàu của họ qua biển Đông và Eo biển Malacca, nơi hầu hết nhiên liệu nhập khẩu của nước này phải đi qua.

    Theo báo cáo trên, Phó Đô đốc Trung Quốc Yin Zhuo cũng đã thừa nhận việc Trung Quốc tham gia hoạt động tuần tra chống hải tặc tại vịnh Aden "chứng tỏ trang bị Hải quân Trung Quốc chưa thực sự phù hợp với các hoạt động biển xa".

    Trong bối cảnh này, tại sao phải nhấn mạnh đến tăng cường lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương? Các quan chức Mỹ một lần nữa nhắc lại các phát biểu của bà Clinton trong buổi trả lời phỏng vấn hãng tin ABC hôm 18/11. Nói về việc điều động Thủy quân Lục chiến tới Australia, bà nói: "Chúng tôi hành động theo hướng tăng cường các lợi ích và giá trị của chúng ta... Đầu tiên là đối phó với thiên tai. Mỹ là một quốc gia quảng đại".

    Nhưng ai cũng biết không thể ngăn chặn thiên tai bằng những tàu sân bay, máy bay tàng hình và các lực lượng đặc nhiệm!
  5. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    mà mẹ chị GD được T+1 ngon thật[:D]
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc đứng sau nhiều vụ tấn công tin học

    16/12/2011 06:03 (8 giờ trước) - Đã có 1940 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    “Có khoảng 12 nhóm tin tặc Trung Quốc được hỗ trợ hoặc làm theo chỉ dẫn của chính phủ thực hiện nhiều cuộc tấn công tin học nhắm vào công ty, cơ quan chính phủ Mỹ”.


    Tag: tin học, tin tặc, bắc kinh, trung quốc, Mỹ, nhóm tin, tấn công mạng, nhắm vào, chính phủ mỹ, đứng sau, james cartwright, jon ramsey, dell secure works, có đủ bằng chứng
    (ĐVO) Trên đây là kết luận của các nhà phân tích an ninh mạng và các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu của Mỹ.

    Những vụ tấn công mạng này thường được diễn ra một cách táo tợn nhưng cũng rất bí mật và đã ăn cắp thành công tài sản trí tuệ và dữ liệu trị giá hàng tỷ USD.

    [​IMG] Bóng đen liệu có phải tới từ Trung Quốc?
    Một nhóm các nhà phân tích đã tìm hiểu và nghiên cứu các vụ đột nhập vào mạng thông tin chính phủ và các công ty của Mỹ trong nhiều tháng.

    Họ đã làm sáng tỏ một phần các vụ tấn công và kết quả điều tra được trùng khớp với nhận định của cục tình báo Mỹ rằng những đợt tấn công có chủ đích này tới từ Trung Quốc và nhắm vào các công nghệ nhạy cảm hoặc đắt tiền.

    Gần như Mỹ không thể nào truy tố các tin tặc ở trong lãnh thổ Trung Quốc vì thiếu các điều luật dẫn độ cần thiết và việc Mỹ chứng thực danh tính cụ thể của các hacker cũng không phải là điều dễ dàng.
    [​IMG]
    Tướng Cartwright là một chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực an ninh mạng. ​

    "Không được chính phủ bảo vệ"

    “Ngành công nghiệp của Mỹ cảm thấy rằng họ đang ở trong một cuộc chiến”, ông James Cartwright – Đô đốc đã nghỉ hưu của Hải quân Mỹ cho biết.

    Ông tỏ ra khá bức xúc với vấn đề này và ông ủng hộ một hành động quyết liệt từ phía Mỹ đối với các vụ tấn công xuất phát từ lãnh thổ Trung Quốc hoặc các quốc gia khác.

    “Chúng ta đang ở trong một tình thế tồi tệ. Anh có thể tấn công tôi bất cứ lúc nào nếu muốn, vì tôi không thể làm gì để trống lại”, tướng Cartwright miêu tả tình trạng của các công ty Mỹ hiện nay trên thế giới ảo.

    Còn các chuyên gia tin học cũng cho rằng nhiều công ty Mỹ đang rất bức xúc vì chính phủ không gia tăng sức ép đủ mạnh để buộc Trung Quốc phải ngưng các hoạt động tấn công hoặc bắt giữ những kẻ tin tặc ở ngoài lãnh thổ Mỹ.

    Theo họ, Mỹ cần phải làm những gì giống như họ đã từng thể hiện trong thời chiến tranh lạnh: Mỹ cần thể hiện rằng những tin tặc sẽ phải nhận hậu quả nếu thực hiện các vụ tấn công mạng.

    “Chính phủ cần phải làm nhiều hơn để đe dọa các kẻ tin tặc. Trong các công ty tư nhân, chúng tôi luôn phải ở vào tình trạng bị động và phòng thủ. Chúng tôi không thể là điều gì để phản công, nhưng chính phủ có thể.

    Không có việc không phải trả giá khi tấn công Mỹ”, ông Jon Ramsey – giám đốc bộ phận an ninh mạng của Dell Secure Works – công ty tư vấn chống tin tặc có trụ sở tại Atlanta cho biết.

    Những vụ tấn công mạng xuất phát từ Trung Quốc đã là vấn đề nóng từ nhiều năm nay. Theo các chuyên gia, khoảng 10 năm trước đây thì tin tặc chỉ nhằm chủ yếu vào chính phủ Mỹ để thu thập thông tin tình báo .

    Trong những năm gần đây, tin tặc bắt đầu mở rộng dần dần sang các mục tiêu là công ty sản xuất vũ khí và những ngành quan trọng như năng lượng và tài chính.

    "Có đủ bằng chứng"

    Theo ông Ramsey, các tin tặc Trung Quốc có để lại dấu vết nhất định. Thông thường đó là mã máy tính họ sử dụng hoặc máy chủ nơi họ gài các phần mềm độc hại.

    Chính phủ Mỹ khá dè dặt trong việc cáo buộc trực tiếp chính phủ Trung Quốc đứng đằng sau các cuộc tấn cộng. Tuy nhiên, giới phân tính an ninh mạng của Mỹ cho biết họ đã có thừa đủ những chứng cứ để xác định vị trí của kẻ tấn công có liên quan tới Bắc Kinh.

    Trong một số trường hợp, họ còn tìm tới đúng kẻ cụ thể hưởng lợi từ những thông tin đã bị ăn cắp.

    Theo các chuyên gia Mỹ, phần mềm và các công cụ đột nhập mà tin tặc Trung Quốc sử dụng vẫn chưa quá phức tạp. Những công cụ đó bao gồm: phần mềm ghi hoạt động bàn phím để ăn cắp mật khẩu, tự sao chép dữ liệu và gửi về máy tính của kẻ đột nhập. Sau khi thực hiện xong, các công cụ này tự xóa bỏ và tự tái cài đặt khi cần thiết.

    Một vài vụ tấn công mạng được cho là có liên quan tới Trung Quốc:

    Hai vụ tấn công phức tạp nhằm vào hệ thống của Google để ăn cắp tài sản trí tuệ, đột nhập tài khoản Gmail của hàng trăm người, trong đó có quan chức cao cấp của chính phủ, quân đội Mỹ.

    Năm 2010, công ty an ninh máy tính Mandiant đã công bố rằng họ phát hiện ra thông tin bị đánh cắp có liên quan tới Top 500 nhà sản xuất do tạp chí Fortune bình chọn.

    Đầu năm nay, McAffe đã lần theo dấu vết và phát hiện một điện chỉ Internet của Trung Quốc đã thực hiện tấn công mạng nhằm ăn cắp thông tin của các công ty dầu mỏ, điện và hóa dầu lớn trên thế giới.





  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Ta bảo vệ hoà bình , bảo vệ chủ quyền đất nước bằng sức mạnh tổng hợp cả quân sự , chính trị , kinh tế , ngoại giao ...
    Việc hoà hiếu với kẻ thù là để chặn bàn tay tội ác của chúng , chứ không phải là lãnh đạo và nhân dân ta không biết âm mưu thôn tính Việt Nam của bọn cầm quyền Bắc Kinh !

    Nên nhớ ngay trong thời kỳ nhà nước ta còn non trẻ , để chặn đứng sự tái xâm lược của thực dân Pháp , Bác Hồ đã dẫn đoàn đại biểu chính phủ VN sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 , lúc đó các đảng phái chống Cộng đã hô hoán là V iệt Minh bán nước cho Pháp !
    Nhưng thực tế đã diễn ra như thế nào ? :-??
    Tạm ước 14-9 vừa ký chưa ráo mực , thực dân Pháp đã gây hấn , buộc Bác Hồ phải ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ( mà chỉ 3 hôm nữa là đến ngày kỷ niệm 19-12-1946 ) , và chính V iệt Minh mới là lực lượng kháng chiến trung kiên nhất , hiệu quả nhất , với thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ 1954 !
    Đánh địch bảo vệ tổ quốc đâu có nghĩa chỉ là cầm súng ra trận mà đủ ?
    Vừa đánh vừa đàm , như hồi kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng thế !
    Mà đàm phán , không có nghĩa là tin tưởng thằng giặc sẽ thật thà tốt bụng với ta !
    Biết thì thưa thốt , không biết thì dựa cột mà nghe , chú em ạ !

    Chú trả lời giùm anh : Hoàng Sa là của ai ? Việt Nam hay Trung Quốc ?
    Việc đòi lại Hoàng Sa về cho Việt Nam là đúng hay sai ?

    Mà muốn đòi lại bằng biện pháp hoà bình thì phải gặp nhau để đàm phán chứ ?
    Quân dân Việt Nam sau bài học 17-02-1979 đã thấy rõ TQ là kẻ thù lâu dài độc ác nguy hiểm nhất !
    Tiếp sau đó TQ còn chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam vào tháng 3-1988 !
    Như thế là TQ hữu nghị đoàn kết tốt với VN chăng ?

    Không thể mơ ngủ bên con cáo già nguy hiểm được , gà con à !


    :-":-":-":-":-":-":-"
    :-":-"
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hàn Quốc hôm qua đã giới thiệu công khai tên lửa đánh chặn của riêng mình nhằm chống lại tên lửa và máy bay chiến đấu của Triều Tiên.


    Tag: hàn quốc, triều tiên, tên lửa đường đạn, đất đối không, dẫn hướng, tên lửa phòng không, không đối đất, iron hawk ii, lee heechul
    (ĐVO) Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) vừa giới thiệu tên lửa đất đối không Iron Hawk II trong buổi lễ tại trụ sở ở Daejeon, cách thủ đô Seoul 160 km về phía Nam.

    ADD cho biết cơ quan này cùng 15 công ty quốc phòng địa phương đã hoàn thành chế tạo tên lửa này sau hơn 5 năm.

    Theo ADD, Iron Hawk II tên lửa này được thiết kế nhằm vào tên lửa đường đạn và chiến đấu cơ của Triều Tiên. Cơ quan này còn cho biết Iron Hawk II có thể chặn đứng các tên lửa điều khiển không đối đất.

    [​IMG] ADD cho biết thêm, hệ thống phòng không mới có thể tấn công nhiều mục tiêu với độ chính xác cao hơn bất kỳ vũ khí điều khiển đất đối không đang hoạt động trong biên chế.

    “Radar đa năng của Iron Hawk II có thể phát hiện và nhận dạng máy bay của kẻ thù và cũng có thể dẫn hướng tên lửa về phía mục tiêu. Điều này giúp tăng cường khả năng cho các lực lượng Hàn Quốc trong các cuộc chiến tranh điện tử”, ADD khẳng định.

    Ông Lee Hee-chul, một nhà nghiên cứu cao cấp của ADD cho rằng, sự phát triển thành công Iron Hawk II chứng tỏ rằng khả năng công nghệ của Hàn Quốc đã ngang hàng với các quốc gia tiên tiến khác.

    “Bên cạnh việc nâng cao khả năng quốc phòng không quân, tên lửa này cho chúng tôi thêm tự tin để tiếp tục phát triển các loại vũ khí điều khiển nhằm chống lại tên lửa đường đạn”, ông Lee nói.



    Theo quocphong.baodatviet.vn



  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Vòng vây khép dần !!![r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Trung Quốc khó đứng ngoài vấn đề phòng thủ tên lửa

    16/12/2011 13:30 (5 phút trước) - Đã có 1315 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Thư ký Hội đồng An ninh Nga tuyên bố, Nga tin chắc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nhằm hướng chống lại Nga và Trung Quốc, chứ không phải Iran hoặc Triều Tiên. Do vậy, Bắc Kinh khó có thể đứng mãi ngoài cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa.



    [​IMG] Chuyên gia Nga: Trung Quốc không thể không phản ứng với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. ​

    Điều này đã được Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nêu lên trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Lập luận và Sự kiện của Nga.

    Washington công bố, mối đe dọa tên lửa hạt nhân từ Iran và Triều Tiên là lý do chính buộc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu (NMD), chứ không phải nhằm chống lại Nga. Trong khi đó, các chuyên gia Nga đưa ra những tính toán đầy thuyết phục, chứng tỏ rõ ràng tính chất giả tạo trong những lập luận về mối đe dọa cho Mỹ và châu Âu từ Iran và Triều Tiên.

    Theo lời ông Patrushev, ở đây hiện lên sự định hướng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ nhằm chống lại Nga và Trung Quốc. Hơn thế, kế hoạch phát triển của hệ thống này còn bao gồm huy động tàu mang vũ khí đánh chặn tên lửa hướng vào vùng bờ biển Nga, cũng như triển khai những trạm radar của hệ thống phòng thủ gần biên giới Nga.

    Những thành phần của NMD Mỹ tại Romania, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan kể từ năm 2018, đặc biệt từ năm 2020; sự bố trí hạm đội Mỹ gần vùng lãnh hải của Nga, chắc chắn đe dọa tiềm năng hạt nhân chiến lược của Nga. Tất cả những yếu tố nguy hiểm này càng buộc Nga đòi hỏi Mỹ và NATO có lời đảm bảo vững chắc, được ràng buộc về pháp lý là, những thành phần lá chắn triển khai ở châu Âu không nhằm chống lại các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

    Thượng tướng Viktor Esin, cựu Tham mưu trưởng Lực lượng tên lửa Nga nhận định rằng, Mỹ cũng thực hiện một chiến lược tương tự ở châu Á, trước hết nhằm vào Trung Quốc.

    Người Mỹ giúp Nhật Bản trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa mới Standart-3M cho các tàu. Điều này thể hiện mối đe dọa không chỉ đối với Triều Tiên mà cả Trung Quốc. Mỹ xây dựng ở Alaska và California hai địa bàn trận chiến, nơi triển khai các tên lửa, cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nếu tính rằng, tên lửa mà Trung Quốc chế tạo còn có tính năng rất hạn chế, thì điều này đe dọa nền an ninh của Trung Quốc, bởi vô hiệu hóa khả năng trả đũa trong trường hợp một cuộc tấn công tên lửa.

    Trung Quốc không thể không phản ứng với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Bắc Kinh gia tăng số lượng các tên lửa trên đất liền, bố trí các tên lửa đạn đạo di động, chế tạo tên lửa có nhiều đầu đạn. Tuy nhiên, việc thông qua triển khai các tên lửa đạn đạo di động chỉ tăng thêm nguy cơ một cuộc tấn công hạt nhân từ Mỹ, dù không tồn tại mối đe dọa nào từ phía Trung Quốc.

    Nhiều nhà khoa học và ngoại giao bày tỏ rằng, đã đến lúc Bắc Kinh nên tham gia các cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa. Ví dụ, nên thảo luận những phương pháp tiếp cận tiến tới hạn chế số lượng các tên lửa đánh chặn và các thông số khác của hệ thống.

    Hiện tại, nhà cầm quyền Bắc Kinh cương quyết khước từ những cuộc đàm phán như vậy. Đối với Trung Quốc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ là mối đe dọa thực sự lớn hơn đối với Nga. Theo nhà nghiên cứu chính trị Nga Fyodor Lukyanov, kho vũ khí của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều lần so với Nga dường như là điểm yếu quá rõ rệt. Do vậy, Trung Quốc khó có thể đứng mãi ngoài cuộc đàm phán về phòng thủ tên lửa.

    N.V (Theo Tiếng nói nước Nga)




    Theo laodong.com.vn
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trình độ của khựa bẩn hiện nay đã bằng Mẽo năm 1972 chưa mà đòi ra oai ????:-??:-??:-??:-??:-??


    Quật đổ siêu pháo đài bay

    16/12/2011 10:22 (3 giờ trước) - Đã có 986 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Trong Chiến tranh lạnh, tên lửa S-75 (SAM-2) được chế tạo để chống lại B52, bảo vệ bầu trời Liên Xô và các nước Đông Âu.


    Tag: tên lửa, hà nội, hải phòng, điện biên phủ, liên xô, lầu năm góc, Bắc Việt Nam, gây nhiễu, kỳ phùng địch thủ, trục trặc kỹ thuật, chiến tranh lạnh, các nước đông âu, pháo đài bay, việt nam kỳ, rồng lửa

    [SIZE=+0]Thế nhưng, sau nhiều lần được cải tiến, hai “kỳ phùng địch thủ” này lại đối đầu với nhau ở chiến trường Việt Nam, mà đỉnh điểm là 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng tháng 12/1972.

    >> 'Chúng tôi từng chiến đấu ở Việt Nam'

    Kỳ 2:

    (Đất Việt) Trên bầu trời Hà Nội tháng Chạp năm 1972, các chiến sĩ tên lửa Việt Nam “chỉ với những bệ phóng SAM-2 là loại tên lửa thế hệ 1 chưa có gì ghê gớm” đã quật đổ pháo đài bay B52 - con át chủ bài vũ khí chiến lược của Lầu Năm Góc.

    Vũ khí chiến lược làm nhiệm vụ chiến thuật

    Máy bay chiến lược B52 được Mỹ sản xuất với mục đích làm nhiệm vụ ném bom hạt nhân trong chiến tranh tổng lực với phe XHCN trên chiến trường chính là châu Âu. Vì bị sa lầy ở Việt Nam, nhằm cứu vãn tình thế, Lầu Năm Góc đành phải sử dụng B52 mang bom thường làm nhiệm vụ yểm trợ chiến thuật. Trong hơn 8 năm tham chiến ở Việt Nam, B52 đã thực hiện 124.532 phi vụ, thả 2.674.745 tấn bom, lớn hơn cả số bom mà không quân Mỹ đã sử dụng trong Thế chiến thứ 2 (2.057.000 tấn).

    Cường độ hoạt động cũng tăng dần. Năm 1965, B52 xuất kích 300 phi vụ/tháng thì đến năm 1968 ở Khe Sanh là 1.800 phi vụ/tháng. Năm 1972, Mỹ sử dụng tới 200 chiếc B52 (tức là 48% toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ) và đạt mức hoạt động tối đa vào tháng 5/1972 với 3.150 phi vụ. Tuy vậy, hiệu quả của B52 trong nhiệm vụ chiến thuật thì chính Lầu Năm Góc cũng phải hoài nghi, vì “càng nhiều bom ném xuống rừng rậm, thì những con đường của đối phương càng như dài ra, xuất hiện ở nhiều nơi”.[/SIZE]
    [​IMG] “Rồng lửa” Thăng Long trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. [SIZE=+0]Trong chiến dịch tập kích đường không vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên... cuối năm 1972 mà giới quân sự Mỹ gọi là “Chiến dịch ném bom 11 ngày” (trừ 1 ngày nghỉ Noel), theo số liệu của Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ (SAC), toàn bộ số B52 trên chiến trường (gần 200 chiếc) cùng với hơn 1.000 máy bay chiến thuật các loại trên 6 tàu sân bay và 7 căn cứ không quân ở Thái Lan, trong 11 ngày đêm đã thực hiện 4.583 phi vụ, trong đó có 740 phi vụ B52.

    Mục đích của Mỹ là “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, từ đó phải giảm cường độ tấn công trên chiến trường và chấp nhận thỏa hiệp trên bàn đàm phán. Vì thế Mỹ đã không tiếc bom đạn ném xuống miền Bắc. Đây là là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh. Trong 12 ngày, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt quá khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ 1969 đến 1971.

    Nhưng mục đích ấy không đạt được mà cái giá phải trả của siêu pháo đài bay đã làm Lầu Năm Góc phải nản lòng. Theo chính số liệu thống kê của SAC đã có 31 chiếc B52 bị rơi ở Việt Nam do hỏa lực phòng không đối phương và do “trục trặc kỹ thuật”, hàng chục chiếc khác bị thương, trong đó có 9 chiếc trúng đạn hỏng nặng không thể bay được nữa. Còn theo số liệu của Việt Nam là 68 chiếc B52 bị bắn rơi, cùng với hàng trăm phi công B52 bị chết và bị bắt.

    Càng cải tiến, càng rụng

    Mỹ liên tục cải tiến cho B52 và đã có tới 8 kiểu nối tiếp nhau ra đời từ B52A đến B52H. Lúc đầu B52D chỉ mang được 52 quả bom (12.247 kg), sau cải tiến lên tới 108 quả (27.216 kg). Khi mới tham chiến mỗi B52 chỉ được trang bị 8 máy gây nhiễu, tới năm 1972 đã có 15 máy gây nhiễu tích cực, 2 máy gây nhiễu tiêu cực, thiết bị gây nhiễu hồng ngoại, tên lửa mồi bẫy Quail.[/SIZE]

    [​IMG] Xác máy bay Mỹ rơi trong chiến dịch tập kích tháng 12/1972. [SIZE=+0]Đi kèm mỗi B52 trung bình có 7 máy bay các loại để trinh sát, gây nhiễu, chế áp phòng không, chi huy và cảnh giới, hộ tống chặn MIG, tiếp dầu, cứu hộ… Để an toàn hơn cho B52, Mỹ đã gây nhiễu công suất lớn trên các dải tần số làm việc của hệ thống rada cảnh giới và điều khiển hoả lực của ta cũng như của hệ thống thông tin liên lạc, chỉ huy chiến đấu.

    Cùng với việc cải tiến B52, Không quân Mỹ suốt ngày đêm đánh phá dữ dội vào lực lượng PK-KQ của ta. Nhằm gây khó khăn rất lớn cho hệ thống phòng không Việt Nam, không quân Mỹ đã bắn tên lửa và ném bom ồ ạt nhiều lần vào 19 trận địa tên lửa, có nơi bị đánh 6 lần, 14 trận địa pháo cao xạ và 8 sân bay. Thế nhưng B52 vẫn rơi.

    Sau khi chiến dịch kết thúc, Mỹ ra sức nghiên cứu, tìm hiểu lý do thiệt hại nặng nề của B52 trước đối thủ SAM-2 mà theo họ tính toán thì đã bị vô hiệu hoá, các pháo đài bay chỉ việc “nối đuôi nhau bay đi rồi bay về như đi dạo”. Lý do không thể phủ nhận được chính là sức mạnh của hệ thống phòng không Việt Nam mà Lầu Năm Góc đã tính nhầm. Tuy bị nhiều thiệt hại nhưng lực lượng PK-KQ của ta đã nhanh chóng khắc phục hậu quả, kịp thời rút kinh nghiệm và chiến đấu ngày càng hiệu quả hơn.[/SIZE]

    [​IMG] Tên lửa SAM-2 kiêu hãnh bảo vệ miền Bắc Việt Nam. [SIZE=+0]Chính Maicon Macsan, phi công có 26 năm phục vụ trong lực lượng không quân Mỹ, từng lái F4 thực hiện hơn 300 phi vụ chiến đấu ở Việt Nam, sau này tham chiến ở vùng Vịnh, đã thừa nhận: “Tôi trải qua nhiều chiến trường, nhưng phải công nhận hệ thống phòng không và tên lửa SAM-2 của miền Bắc Việt Nam là mạnh nhất, chưa từng có trên thế giới”. Phía Mỹ đã đưa ra con số rất lớn về số lượng tên lửa SAM-2 được phóng lên (hơn 1.200 quả) để biện minh cho sự thiệt hại nặng nề của B52.

    Nhưng thực tế, chúng ta không có nhiều SAM-2 đến thế và cũng không bao giờ phung phí một số lượng tên lửa lớn như vậy trong khi cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn ác liệt. Với lực lượng 13 tiểu đoàn tên lửa SAM-2 bảo vệ Hà Nội ở giai đoạn 2, ngày cao điểm nhất chúng ta cũng chỉ phóng lên 74 quả tên lửa trên tổng số 334 quả trong toàn chiến dịch và trong 3 ngày 23, 24 và 25/12, khi B52 dãn xa ngoài vùng hoả lực tên lửa thì các tiểu đoàn tên lửa của ta đã không phóng một quả đạn nào.

    [/SIZE]




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này