Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4642 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 11:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32758 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Bán hàng có sẵn !
    T+1 mà kể gì ?
    T+0 luôn !

    Ví dụ đầu phiên giá thấp , mua vào , sau đó nếu giá lên trừ chi phí có lãi thì bán ngay trong phiên ! Bán bằng đúng số lượng đã mua , bằng cổ phiếu đang có trong tài khoản !
    Còn cổ phiếu mới mua thì kệ nó , đủ T+4 nó về rồi tính ! [};-
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
  3. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    cháu lại nghĩ mẹ chị ý mượn hàng bán trước
  4. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Thành thật xin lỗi !!!! Bài nhiều quá mà thời gian ko nhiều nên ko đọc được hết !!!!

    :-*:-*:-*
  5. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    No Thank, BL cũng đã có lúc nhầm sau phải xóa ngay.[r2)]
  6. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Anh đâu nào có quáng gà ?
    Em đi trước , Tú Gân già theo sau !
    Nam Sơn đi tắt đón đầu ...
    Còn anh thì muốn cùng nhau mình về !
    Mình về thăm mẹ thăm quê ...
    Để anh rót bát nước chè mời cha !
    Trước sau mình cũng một nhà ...
    Em đừng đanh đá , anh chạy xa bây giờ !

    \:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
  7. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Bán trước mua sau là trường phái sọc seo ! Chỉ thích hợp khi thị trường đi xuống !
    Bán trước khi thị trường lên không khéo sẽ bán nhà luôn đó , vì sau đó phải mua lại cao hơn để trả hàng ! :-"
  8. TuGan

    TuGan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Đã được thích:
    112
    Chính chú mới phát biểu tào lao .
    Hôm qua đến giờ bị bao nhiêu người chữi đã nhức óc chưa ?
    Mà có thấy ma nào thank chú nói đúng đâu ? Vì chú nói bậy quá !

    Chịu khó về đi học lại sử đi nhé !
    Chắc lại thuộc phim Hàn hơn sử Việt !
    Tết nhất đến rồi , cẩn thận củi lửa nhé !
    Tóc giả là dễ bén mồi lắm đấy !

    :-":-":-":-":-":-":-":-"
  9. hocchoick2010

    hocchoick2010 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    1
    Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông
    Posted on 16/12/2011

    [​IMG]

    Ngày 13 tháng 12, 2011, Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan tin thật ngắn, “Nhận lời mời của Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Phó ************* Nguyễn Thị Doan, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, Phó ************* Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22 tháng 12, 2011.”

    [​IMG]


    Tập Cận Bình (phải) tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch (trái), chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị quân đội CSVN, ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011. (Hình: Ðất Việt)

    Khi được báo chí ngoại quốc hỏi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chỉ đưa ra câu trả lời mà không trả lời gì cả: “Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các biện pháp củng cố và tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.”

    Nhưng một số chuyên viên quốc tế tin rằng chuyến đi của ông Bình có thể nhằm tìm kiếm một lối thoát cho vấn đề tranh chấp Biển Ðông.

    Bắc Kinh nhìn thấy Việt Nam đang lôi kéo nhiều nước bên ngoài ASEAN, từ Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật nhảy vào nhằm hóa giải các áp lực quá lớn của họ.

    Tập Cận Bình, 57 tuổi, hiện là phó ************* và cũng là phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương của Trung Quốc. Các tin tức tuy không chính thức nhưng được loan truyền rộng rãi nói ông sẽ là người lên thay Hồ Cẩm Ðào ở ghế ************* vào năm 2013 khi ông Ðào mãn nhiệm.

    Chuyện Biển Ðông

    Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm nay nhiều sóng gió. Nổi bật nhất là chuyện tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng giữa tháng 10, 2011 với đỉnh điểm là ký thỏa hiệp nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển đảo giữa hai nước.

    Nhưng cái nền tảng của vấn đề vẫn là chủ trương không thay đổi chiến lược đàm phán của Bắc Kinh. Tức là chỉ muốn đàm phán tay đôi để tận dụng lợi thế nước lớn mà chèn ép. Hà Nội chấp nhận đàm phán tay đôi với Bắc Kinh về vấn đề Hoàng Sa nhưng đòi hỏi đàm phán Trường Sa phải có sự hiện diện của những nước khác liên quan như Philippines, Malaysia, Brunei.

    Khi tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011, Tập Cận Bình được báo Ðất Việt tường thuật nói là: “Thời gian vừa qua, do những bất đồng, tranh chấp ở Biển Ðông nên quan hệ giữa hai nước có những khó khăn tạm thời, nhưng lãnh đạo hai đảng và hai nhà nước luôn có niềm tin chắc chắn rằng hai bên sẽ tìm ra những giải pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề này.”

    Cái gai góc nhất trong đàm phán biển đảo giữa hai nước là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH năm 1974.

    Không có một tiết lộ nào về nội dung các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông. Nhưng những gì được một số chuyên viên quốc tế phân tích thì Bắc Kinh nhất quyết không thảo luận gì về Hoàng Sa vì vụ đánh cướp đã xong từ lâu, không có gì để thương thuyết.

    Nhưng về phía Việt Nam, nhà cầm quyền thường xuyên lập lại quan điểm của mình là nước Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo này.

    Ngày 25 tháng 11, 2011, khi ra trả lời chất vấn ở Quốc Hội, ***************, thủ tướng, lập lại chủ trương của Hà Nội là “đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.”

    Một đoạn video clip được tung lên mạng về cuộc điều trần của ông Dũng trong đó ông nói: “Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này.”

    Dịp này, ông Dũng cả quyết Việt Nam đã “làm chủ thực sự” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “ít nhất từ thế kỷ thứ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất cứ quốc gia nào.”

    Tờ Hoa Nam Bưu Báo (SCMP) ngày 14 tháng 12, 2011 cho hay chuyến thăm viếng Việt Nam của ông Tập Cận Bình được dự đoán rộng rãi là chuyện tranh chấp Biển Ðông sẽ là nét chính nội dung các câu chuyện ở Hà Nội.

    Việt Nam, sau lần bị cắt cáp thăm dò dầu khí hồi tháng 6 đã liên tiếp có những chuyến thăm viếng hoặc tiếp xúc đàm phán đối tác chiến lược với nhiều nước kể cả Ấn Ðộ, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Hàn và Philippines.

    “Mặt trận chống Trung Quốc?”

    Nhiều phần khi Tập Cận Bình đến Hà Nội trong tư thế của người sắp cầm đầu Trung Quốc có thể sẽ vỗ về Hà Nội, hầu tránh căng thẳng hơn và nhất là tránh đối diện với Mỹ, Ấn, Nhật, Úc trên Biển Ðông.

    Giả Khánh Quốc, hiệu phó Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế ở Bắc Kinh nhận xét qua cuộc phỏng vấn của SCMP: “Tôi tin rằng có thể có cái gì đó đặc biệt nằm đằng sau chuyến đi.”

    Còn ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, người thường được báo chí quốc tế phỏng vấn, cho rằng: “Nếu Tập Cận Bình lên cầm đầu Trung Quốc, ông ta phải chứng tỏ là người có dũng khí đối phó Việt Nam. Không có nghi ngờ gì về những lời ca ngợi hồ hởi (tuyên truyền) về chuyến thăm viếng, nhưng một số các cuộc đàm phán gay go cũng sẽ diễn ra.”

    Bắc Kinh đưa Tập Cận Bình tới Hà Nội để cho ông ta thêm tăm tiếng, chuẩn bị thêm cho uy tín để dễ leo lên ghế chủ tịch năm 2013.

    Theo nhận định của ông Thayer, Tập Cận Bình sẽ cố thuyết phục để Hà Nội đừng kéo các nước khác thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc, nhất là sắp có cuộc họp về Biển Ðông sắp được tổ chức ở Bắc Kinh.

    Ian Storey, một học giả tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore cho rằng chuyến đi của Tập Cận Bình có thể mang theo một vài đề nghị để khai thông các bế tắc hiện nay. Nhưng liệu Hà Nội có nghe theo không?

    “Tôi không tin là ông ta sẽ đem mối lợi kinh tế sang nhử vì Bắc Kinh biết không dùng được cái mồi này vào bây giờ.” Storey nói. “Nhiều phần những gì ông nói sẽ chỉ là đặt nền móng cho những chuyện đàm phán sau này.”
  10. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ sẽ tăng cường đồn trú tàu chiến tuần duyên tại ĐNA?


    16/12/2011 15:28:42
    - Nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động “triển khai tiền phương” trong bối cảnh thắt chặt ngân sách và gia tăng mối đe dọa với các vùng biển tự do, Hải quân Mỹ cho biết sẽ đồn trú một số tàu chiến duyên hải (LCS) mới tại khu vực Đông Nam Á trong những năm tới đây.

    Trên chuyên san số ra tháng 12 của Viện hải quân Mỹ, Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc Jonathan Greenert viết: “Hải quân Mỹ sẽ ngày càng tập trung vào “các ngã tư biển” có tầm quan trọng chiến lược ở khu vực châu Á –Thái Bình Dương”.

    “Vì chúng tôi có thể sẽ không đủ khả năng bảo đảm chi phí tài chính và ngoại giao cho các căn cứ hoạt động mới tại nước ngoài nên hạm đội của năm 2025 sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các cảng biển và căn cứ của nước chủ nhà, nơi tàu chiến, máy bay và thủy thủ đoàn của chúng tôi có thể tiếp nhiên liệu, nghỉ ngơi, tái cung ứng và sửa chữa khi triển khai hoạt động”, Greenert viết trong tạp chí hải quân nói trên.

    Bằng cách như vậy, sẽ giúp Hải quân Mỹ “duy trì được sự hiện diện tiền duyên trên toàn cầu với số lượng tàu chiến và máy bay nhỏ hơn hiện nay”.

    Từ nhiều tháng nay, Greenert và các quan chức Hải quân đã cùng nhau thảo luận chi tiết hơn về những kế hoạch neo đậu tàu tại Singapore và một số nơi khác ở Đông Nam Á. Chi tiết về thời gian thực hiện các kế hoạch như vậy vẫn còn đang trong quá trình bàn thảo.

    Trong bài viết trên chuyên san, Greenert cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch bố trí một số tàu chiến tuần duyên ở căn cứ hải quân của Singapore, ngoài các kế hoạch đã được Tổng thống Barack Obama công bố về việc luân phiên triển khai thủy quân lục chiến tới Darwin, Australia.

    Theo hãng tin Reutes, một nguồn tin tham gia chuẩn bị các kế hoạch của Hải quân Mỹ cho biết, cũng đã có các thảo luận về việc neo đậu tàu tại Philippines.

    Ernie Bower, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế nói, chiến lược đang xây dựng cho Đông Nam Á sẽ khác xa so với những căn cứ lớn của Mỹ thiết lập tại Nhật Bản và Hàn Quốc thế kỷ trước.

    “Chúng tôi đang xem xét tới một hình thức mới với sự hiện diện nhỏ gọn hơn, đáp ứng theo từng nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với văn hóa và chính trị của các nước”, Ernie Bower nói. Ông này cũng cho biết thêm, sẽ là khó khăn cho Mỹ nếu tìm kiếm sự hẫu thuẫn về chính trị đối với các căn cứ lớn trong khu vực.

    Greenert không đưa ra thời gian biểu cụ thể cho việc đồn trú LCS tại Singapore nhưng cho biết lực lượng tàu chiến này sẽ thực hiện các chiến dịch chống cướp biển và chống buôn lậu chung xung quanh Biển Đông. Các tàu này cũng sẽ được triển khai tới một số địa điểm khác để chống khủng bố hay huấn luận với các quốc gia đối tác.

    Greenert cũng không đề cập tới việc bố trí tàu LCS ở Philippines nhưng nói rằng các máy bay do thám như máy bay không người lái P-8A Poseidon của Boeing hay máy bay trinh sát biển tầm rộng (BAMS) của Northrop Grumman Corp sẽ được triển khai định kỳ tới đây hoặc tới Thái Lan.

    Minh Phạm (Theo Reuters
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này