Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4486 người đang online, trong đó có 324 thành viên. 15:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32766 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chạy đua vũ trang ở Tây Thái Bình Dương

    Tác giả: Đình Ngân dịch từ FT
    Bài đã được xuất bản.: 16/12/2011 05:00 GMT+7




    Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.
    Thế giới tài chính đang bị ám ảnh bởi những biến động thị trường chứng khoán và lãi suất trái phiếu. Nhưng thực tế, các con số người ta quan tâm hơn trong dài hại lại là những thống kê về các tàu chiến của Mỹ. Châu Á ở trung tâm của nền kinh tế thế giới trong mấy thập niên qua vì an ninh ở đây luôn được coi trọng cao, và vì ưu thế vượt trội của hải quân và không quân Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Do 90% hàng hóa thương mại trao đổi giữa các châu lục phải vận chuyển bằng đường biển, nên hải quân Mỹ, với hoạt động bảo vệ các tuyến giao thông liên lạc này nhiều hơn bất kỳ đơn vị nào khác, được cho là có vai trò rất lớn trong quá trình toàn cầu hóa đã và đang diễn ra.
    Tuy nhiên, không có gì bảo đảm trạng thái này sẽ kéo dài mãi mãi. Kỷ nguyên cao trào chủ nghĩa Reagan những năm 1980, hải quân Mỹ sở hữu tới gần 600 tàu chiến. Những năm 1990, sau khi bức tường Berlin sụp đổ, con số đó giảm xuống còn khoảng 350. Sức mạnh hiện nay của hải quân Mỹ chỉ còn ở 284 tàu chiến. Trong ngắn hạn, số tàu ấy có thể tăng lên 313 chiếc sau khi Mỹ bổ sung thêm các tàu chiến tác chiến ven bờ (LSC). Tuy nhiên, về sau này, số tàu có thể giảm xuốn còn khoảng 250 tàu, do chi phí vận hành quá cao, nhu cầu phải giải quyết vấn đề nợ trong nước và do một số tàu dự kiến xuống cấp vào những năm 2020 sẽ bị ngưng sử dụng. Trong khi đó, tổng kết quốc phòng bốn năm của hai đảng năm ngoái khuyến nghị, Mỹ phải cần phải phấn đấu duy trì 346 tàu chiến mới mong hoàn thành hết các trách nhiệm toàn cầu của mình.
    Có một sự khác biệt rất lớn giữa hải quân 346 tàu chiến và hải quân 250 tàu chiến của Mỹ - hay sự khác biệt giữa trật tự thế giới này và trật tự thế giới kia.
    Lục quân giúp ứng phó với các tình huống bất ngờ, nhưng chính hải quân và không quân mới thể hiện rõ sức mạnh. Nếu các quốc gia khác không tăng cường tiềm lực hải quân và không quân của mình, thì số tàu của Mỹ sẽ không đáng nói đến thế. Thực tế, tây Thái Bình Dương đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang. Họ không mở rộng bằng những công nghệ thấp của các lực lượng mặt đất; mà mua về những tàu ngầm, tàu chiến trên mặt nước, máy bay chiến đấu, tên lửa công nghệ cao, và trang bị sẵn sàng cho chiến tranh mạng. Nhiều ý kiến nhận định, lực lượng vũ trang Mỹ hiếm khi cần thiết đến thế trong việc bảo đảm thế cân bằng quyền lực, và qua đó duy trì môi trường hòa bình đảm bảo cho các tương tác và trao đổi kinh tế.


    [​IMG]Ảnh minh họa: Saga.vn Trung Quốc đã tăng cường đội tàu ngầm từ 62 lên 77 chiếc - vượt trên cả quy mô, nếu không nói là chất lượng, của các hạm đội ngầm dưới biển của Mỹ - chưa kể việc Bắc Kinh đã mua thêm hàng trăm máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư và thứ năm.
    Trong khi đó, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Singapore cũng đều tích cực sắm thêm tàu ngầm, bởi những tiến bộ trong công nghệ tên lửa khiến cho các tàu chiến trên mặt nước chứa đựng nhiều điểm dễ tổn thương hơn. Australia, với dân số chỉ 23 triệu người, cũng định chi tới 279 tỷ USD trong hai thập niên tới để mua tàu ngầm, tàu khu trục và máy bay chiến đấu mới. Tóm lại, theo AMI International, cơ quan nghiên cứu thị trường chuyên phục vụ cho các chính phủ và các tập đoàn đóng tàu biển, tính cả các chương trình hiện đại hóa quốc phòng đang diễn ra ở Hàn Quốc và Nhật Bản, đến năm 2030, các quốc gia châu Á có thể sẽ mua thêm ít nhất 111 tàu ngầm nữa.
    Trật tự quân sự đa cực sẽ bất ổn hơn trật tự đơn cực vì có nhiều điểm tương tác mà ở đó những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Tuy nhiên, trừ khi Mỹ có thể duy trì một sự hiện diện hải quân và không quân đủ lớn ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, nếu không tương lai của trật tự quyền lực quân sự chắc chắn sẽ mang tính đa phương hơn.
    Một thế giới mà hải quân và không quân Mỹ không còn chiếm ưu thế sẽ là thế giới nơi các cường quốc như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước khác sẽ hành động và cư xử với nhau một cách quyết liệt hơn hiện nay bởi cảm giác mất an toàn hơn rất nhiều mà mỗi bên cảm nhận được. Ngay cả Trung Quốc và Nga cũng được lợi từ các tuyến đường biển mà sự an toàn của chúng một phần do Mỹ bảo đảm.
    Một Ấn Độ-Thái Bình Dương không có sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ cũng đồng nghĩa với sự Phần Lan hóa (Finlandisation, ý chỉ khả năng nước lớn gây ảnh hưởng lên chính sách của các nước nhỏ hơn) của Trung Quốc đối với những nước khác ở Biển Đông, như Việt Nam, Malaysia, Singapore. Thực vậy, Bắc Kinh, với sức mạnh kinh tế và sự gần gũi về mặt địa lý của mình, có thể sẽ trở nên ít hiền hòa với các nước láng giềng phía nam.
    Do quốc hội tại Wahisngton không thể đạt được dàn xếp nào, cuộc khủng hoảng nợ có thể sẽ buộc Mỹ phải cắt giảm mạnh tay ngân sách hải quân và không quân lịch, và kết quả thể hiện ở số lượng tàu chiến ít hơn và sự thu hẹp lại chương trình máy bay tiêm kích tấn công kết hợp F35. Cộng đồng doanh nghiệp thế giới nên hy vọng điều đó không xảy ra.
    Tác giả là ủy viên cấp cao của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ mới và tác giả cuốn "Monsoon: The Indian Ocean and the Future of American Power".

    Red
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh giao 2 đứa gác Biển Đông- Ảnh zìa, ngó cái, thế là dông- Còn mình em sợ ma muốn chít- Lại còn bảo em là đờn ông....(he he, được rồi...;)))
    Mẹ bảo nhịn...chín bỏ mười thương- Thôi em ngồi dựa lưng vô tường- Xung quanh poncho trùm kín chắc- Chừa 2 con mắt rình bọn bất lương- ( hì hì, tiếp luôn...:-ss)
    Có gì lạc xạc, mờ, bên lối -Chỗ kia loáng thoáng...ớn eo ôi!- Ưỡn ngực, kê súng, mình lính biển- Sợ gì...chỉ hơi...ấy...chút thôi! \:D/\:D/\:D/
    (tiệt phẩm bất hủ này được hoàn thành chong dòng ...59ph, he he :-")
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...-van-chuyen-dau-quan-trong-nhat-the-gioi.aspx

    Iran dọa chặn đường vận chuyển dầu quan trọng nhất thế giới
    14/12/2011 11:29
    (TNO) Iran đe dọa sẽ chặn tuyến đường chuyên chở dầu quan trọng nhất thế giới giữa lúc căng thẳng tăng cao giữa nước này với phương Tây sau khi Iran bắt giữ chiếc máy bay do thám không người lái của Mỹ.
    Theo Daily Mail, ông Parviz Sarvari, thành viên của Ủy ban An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran, đã nói nước ông chuẩn bị phong tỏa eo biển Hormuz trong một cuộc tập trận.
    [​IMG]
    Eo biển Hormuz - Ảnh: Daily Mail
    Theo Daily Mail, khoảng một phần ba lượng dầu xuất khẩu trên thế giới đi qua eo biển rộng 6,4 km giữa Oman và Iran. Các tàu chiến Mỹ thường tuần tra khu vực này nhằm bảo đảm an toàn cho việc vận chuyển.
    Ông Sarvari nói với hãng tin sinh viên Iran ISNA hôm 13.12: “Chúng tôi sẽ sớm tổ chức thao diễn quân sự về cách thức phong tỏa eo Hormuz. Nếu thế giới muốn gây bất ổn cho khu vực, chúng tôi sẽ khiến thế giới bất ổn”.
    Cũng theo Daily Mail, sau khi một hãng tin tường thuật sai về việc eo biển Hormuz đã bị phong tỏa, giá dầu thô tăng gần 2 USD lên đến 100,45 USD/thùng song đã ổn định trở lại.
    Vào tháng trước, Bộ trưởng Năng lượng Iran Majid Namjoo nói với kênh al-Jazeera rằng chính quyền Tehran có thể sử dụng dầu như một công cụ chính trị trong trường hợp có xung đột về chương trình hạt nhân của nước này.
    Trong một diễn biến có liên quan, vào hôm qua, cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney khuyên Tổng thống Barack Obama nên ra lệnh không kích Iran ngay sau khi nước này từ chối trả lại chiếc máy bay RQ -170 bị rơi vào tuần trước.
    Ông Cheney nói với CNN: “Phản ứng đúng đắn sau khi nó rơi là phá hủy nó. Bạn có thể làm điều đó từ trên không và khiến họ không thể hưởng lợi từ việc thu giữ chiếc máy bay song ông Obama đã đề nghị họ trả lại một cách nhã nhặn và họ sẽ không làm điều đó”.
    >> Bộ trưởng Tình báo Iran thăm Ả Rập Xê Út
    >> Mỹ chưa yên vì máy bay không người lái
    >> Tổng thống Mỹ đòi Iran trả máy bay
    >> Iran tuyên bố đang nghiên cứu máy bay Mỹ
    >> Iran tuyên bố không trả “quái vật Kandahar” cho Mỹ
    >> Iran trưng bày máy bay Mỹ bị bắn hạ
    >> Mỹ tính kế thu hồi máy bay không người lái ở Iran
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hờ hờ ! Bi giờ có người sợ ma được cắt gác đêm ! :-??:-??:-??:-??
    :)):)):)):)):)):)):)):))
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [r23)][r37)][r23)]

    Tổ quốc VN là của người VN, của dân tộc VN....
    chứ không phải là của ai đó hoặc nhóm người nào đó....

    [r24)]
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Tàu Khựa bẩn muốn gây chiến tranh thương mại với Mẽo ? =))=))=))=))
    Mẽo đang phải nhập siêu với Khựa , nếu gây chiến tranh TM là mắc mưu Mẽo >
    Khựa bẩn chỉ có lụi tàn ! [r24)]
    Thương mại Mỹ - Trung: Ăn miếng, trả miếng bằng thuế nhập khẩu

    Ngày 14.12, bộ Thương mại Trung Quốc bất ngờ thông báo tăng thuế suất nhập khẩu đến 22% đối với các kiểu xe hơi lớn và xe thể thao đa dụng nhằm đáp trả việc “Mỹ phá giá, và trợ cấp” gây thiệt hại cho nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong những tranh cãi thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

    Năm 2009, Trung Quốc vượt qua Mỹ để là thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, nhưng 70% thị phần cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ, châu Âu, Nhật và Hàn Quốc.
    Chủ yếu làm khó doanh nghiệp Mỹ
    Trung Quốc vốn áp thuế nhập khẩu 25% cho xe hơi gia dụng nên phần lớn các hãng sản xuất xe hơi nước ngoài đã lập các xưởng sản xuất xe hơi ngay tại Trung Quốc. Kết quả là một chiếc Jeep Grand Cherokee có giá hơn 27.000 USD ở Mỹ, nhưng ở Trung Quốc có giá từ 85.000 USD trở lên.
    BMW có các sản phẩm SUV X3, X5 và X6 sản xuất tại một nhà máy ở bang South Carolina, ghi nhận những mẫu xe của họ sẽ bị tác động với thuế suất vừa phải 2%, so với thuế suất 15% của Chrysler và 22% cho GM.
    Hãng Ford cho biết sẽ không bị tác động bởi những thay đổi thuế, bởi vì họ đã lập tất cả các danh mục đầu tư xe hơi Trung Quốc ở địa phương, ngoại trừ kiểu xe Edge nhập khẩu từ Canada.
    Công ty Chrysler không có nhà máy ở Trung Quốc nên doanh số xe hơi bán ra ở Trung Quốc chỉ là hàng nhập và rất thấp – chỉ 13.686 xe Jeep, 10.970 Dodge và 284 xe Chrysler trong mười tháng đầu năm nay.
    Các loại thuế mới chủ yếu ảnh hưởng đến GM, nhà sản xuất xe hơi hàng đầu ở Trung Quốc nhưng phần lớn xe hơi của GM bán ở Trung Quốc từ liên doanh với địa phương, nhập khẩu chưa đến 0,5% sản xuất ở Trung Quốc. Hãng GM tuyên bố: “GM và các đối tác đang làm việc với cơ quan chức năng để tìm hiểu tác động của quyết định áp đặt các thuế chống phá giá và bù đắp, và sẽ tìm kiếm một giải pháp phù hợp với một môi trường thương mại toàn cầu có tính xây dựng, mà chúng tôi tin là quan trọng cho cả Mỹ và Trung Quốc”.
    Phản ứng của Chính phủ Mỹ
    Phát ngôn viên Carol Guthrie của văn phòng đại diện thương mại Mỹ nói: “Chúng tôi rất thất vọng với hành động này của phía Trung Quốc. Chúng tôi sẽ bàn về hành động mới nhất này với cả các nhà đầu tư và Quốc hội, để quyết định diễn biến tốt nhất sắp tới”.
    Những khoản thuế mới nhằm vào giá trị xuất khẩu xe hơi gần 4 tỉ USD và được đưa ra vào một thời điểm khó khăn trong quan hệ Mỹ – Trung, khi các chính sách tiền tệ và thương mại của Trung Quốc trở thành tiêu điểm để các ứng viên tổng thống Mỹ chỉ trích.
    Các viên chức Trung Quốc nói rằng, xe SUV và xe hơi hàng hiệu bị phá giá trên thị trường Trung Quốc và gây “thiệt hại đáng kể cho công nghiệp nội địa Trung Quốc”. Tuy nhiên, mở một cuộc tấn công sản phẩm xe hơi nhập từ Mỹ, một trong những nền công nghiệp nhạy cảm nhất về chính trị trong thương mại quốc tế, chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn thương mại Mỹ – Trung. Scott Lincicome, một trọng tài thương mại tại White&Case, nói: “Trung Quốc có thể nhanh chóng bắt đầu những cuộc điều tra bất ngờ đáp lại những hành động thương mại đơn phương của Mỹ và các đối tác thương mại khác mà Trung Quốc không thích”.
    Một thách thức cho Trung Quốc là liệu việc tăng thuế có đúng với quy định của WTO không. WTO có nhiều hạn định cho một nước thành viên trong việc thực hiện các biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp, nhất là đối với các hàng hoá từ những nước mà WTO tuyên bố là có nền kinh tế thị trường như là Mỹ. Việc Trung Quốc lên án là trợ cấp chỉ có thể từ những bình luận trước đó của các viên chức Trung Quốc, là cách đây hai năm chính phủ Obama đã hỗ trợ GM và Chrysler quá nhiều trong khủng hoảng tài chính toàn cầu.
    Võ Phương (New York Times, Financial Times)
    Ngày 9.9.2009, bộ Thương mại Mỹ áp thuế phạt lên thép ống nhập từ Trung Quốc.
    Ngày 11.9.2009, Tổng thống Obama thông báo áp thuế 35% lên các loại vỏ xe hơi của Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa bằng cách kiện Mỹ lên WTO, đồng thời có các biện pháp chống bán phá giá đối với phụ tùng xe hơi và thịt gà nhập từ Mỹ.
    Ngày 29.9.2010, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại nếu Trung Quốc không tăng giá đồng tệ.
    Ngày 11.9.2011, Tổng thống Obama quyết định tăng thuế đối với vỏ xe nhập từ Trung Quốc. Đồng thời, bộ Thương mại Trung Quốc cho biết tiến hành điều tra chống phá giá và chống trợ cấp nhằm vào một số sản phẩm xe hơi và gà nhập từ Mỹ.
    Ngày 9.11.2011, Mỹ thông báo điều tra việc Bắc Kinh trợ cấp sản xuất bảng mặt trời, để đổ hàng giá rẻ vào thị trường Mỹ.
    Ngày 25.11.2011, Trung Quốc thông báo điều tra việc Mỹ trợ cấp các công ty năng lượng làm mới.
    Đầu tháng 12 năm nay, một uỷ ban thương mại Liên bang Mỹ thông báo công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ bị tổn thương do nhập sản phẩm mặt trời từ Trung Quốc.
    Tuần rồi, Mỹ kiện Trung Quốc lên WTO do các biện pháp chống phá giá đối với hàng gia cầm xuất khẩu từ Mỹ.

    sài gòn tiếp thị

  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    :)):)):))

    Trước đó , đúng ra phải nói : Hoàng Sa là của Việt Nam nhờ láng giềng TỐT, đồng chí TÔT .....giữ hộ.!!!

    =))=))=))
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427


    Hàn Quốc sẽ tăng cường tuần tra bờ biển
    16/12/2011 02:57 (1 ngày trước) - Đã có 1002 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak kêu gọi biện pháp mạnh bảo vệ cảnh sát biển khi họ truy đuổi các tàu đánh cá trái phép của Trung Quốc.



    Tag: truy đuổi, canh phòng, trung quốc, tàu đánh cá, đặc quyền kinh tế, hàn quốc lee myung-bak, lee cheong-ho, ngoại giao cơ bản
    (ĐVO) Theo người phát ngôn Park Jeong-ha, ông Lee Myung-bak muốn thiết lập những kênh “ngoại giao cơ bản” để trừng trị những tàu cá Trung Quốc xuất hiện càng ngày càng nhiều bên trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Hàn Quốc.

    Điều này đồng nghĩa với việc Hàn Quốc sẽ tăng cường trang thiết bị và nhân lực cho lực lượng canh phòng bờ biển nhằm đảm bảo rằng những vụ tấn công và cái chết của các cảnh sát biển như vừa qua sẽ không tái diễn.

    [​IMG] Tổng thống Hàn Quốc đã lên tiếng trước cái chết của sỹ quan cảnh sát biển 41 tuổi Lee Cheong-ho khi đang bắt giữ tàu cá Trung Quốc.
    Ngày 12/12 vừa qua, sỹ quan Lee Cheong-ho – 41 tuổi thuộc lực lượng canh phòng bờ biển của Hàn Quốc đã thiệt mạng khi bị thủy thủ tàu đánh cá Trung Quốc tấn công. Một cảnh sát biển Hàn Quốc khác cũng bị thương do dao đâm. (>> chi tiết)

    Việc tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc là vấn đề nhức nhối trong quan hệ giữa hai nước trong nhiều năm nay. Do đó, cái chết của Lee Cheong-ho khiến người dân Hàn Quốc vô cùng phẫn nộ.

    Theo Yonhap, khoảng 300 người dân đã biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul. Họ ném trứng và đốt quốc kỳ của nước này trước khi bị cảnh sát chống bạo động giải tán.

    [​IMG] Người dân Hàn Quốc phẫn nộ tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul.
    “Đây là sự chống trả mạnh nhất từ trước tới nay. Tôi nghĩ chính phủ cần phải xử lý vấn đề đánh bắt cá trái phép một cách quyết liệt hơn. Họ cần phải tăng cường số lượng cảnh sát, không được ngần ngại khi nổ súng nếu thủy thủ tàu cá chống trả quyết liệt. Chỉ có thế thì mới chấm dứt được việc người Hàn Quốc tiếp tục thiệt mạng”, Kang Hee-soo – thành viên đội SWAT có mặt trên tàu khi cảnh sát Lee Cheong-ho bị giết chết phát biểu.

    Một thành viên khác của đội SWAT trên tàu cho biết: “Khi chúng tôi tiếp cận tàu của họ, thủy thủ Trung Quốc phản ứng rất quyết liệt. Họ ném vỏ bia và xiên bắt cá. Khi chúng tôi tới tàu của họ, các thủy thủ này càng tỏ ra hung tợn hơn. Họ dùng những cây tre và xẻng dài để tấn công. Những thứ này đã được cải tiến để tăng cường độ sát thương”.

    Trung Quốc đã chính thức xin lỗi sau khi chính phủ Hàn Quốc triệu tập đại sứ của họ. Tuy nhiên, sự kiện trên đã trở thành một vết đen trong quan hệ giữa hai nước. Từ lâu, Hàn Quốc đã phản đối việc tàu bè Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Ấn Độ sẽ đặt hàng với Nga để mua được 42 chiến đấu cơ Super Sukhoi Su-30MKI để tăng cường thêm sức mạnh cho không quân của họ.



    Tag: máy bay, nâng cấp, ấn độ, máy, chiến đấu cơ, chuẩn tàng hình, super khoi su-30mki, su-30mki super sukhoi, super sukhoi su-30mki
    (ĐVO) Tờ Indian Expresstrích dẫn các nguồn tin ngoại giao của Ấn Độ xác nhận, trong chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh sang Nga hôm 15/12, một hợp đồng mua thêm 42 chiến đấu cơ "chuẩn tàng hình" Su-30MKI sẽ được hai bên ký kết.
    Theo nguồn tin, Ủy ban Nội các an ninh Ấn Độ đã đưa ra quyết định mua thêm 42 chiến đấu cơ Sukhoi từ năm 2010, nhưng các cuộc đàm phán đã bị kéo dài vì Ấn Độ đang cân nhắc đến một số tính năng ở các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

    Cuối cùng, phía Nga đã đồng ý nâng cấp các máy bay chiến đấu Su-30MKI lên biến thể mới nhất (được gọi là Super Sukhoi) với các đặc tính bổ sung.

    Biến thể Su-30MKI Super Sukhoi sẽ có buồng lái mới, radar nâng cấp và khả năng tránh radar phát hiện.

    Đáng chú ý, biến thể mới có thể mang tải trọng vũ khí nặng hơn, đặc biệt, máy bay có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu âm BrahMos.

    Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang tìm kiến để nâng cấp hầu hất các máy bay Su-30MKI đang hoạt động của họ trong thời gian dài.
    [​IMG] Ngoài việc mua thêm 42 chiến đấu cơ Su-30MKI đã nâng cấp sẵn, Ấn Độ dự định sẽ nâng cấp toàn bộ số máy bay Su-30MKI hiện có lên chuẩn 'tàng hình'.
    Sau khi Nga thất bại trong gói thầu cung cấp các máy bay chiến đấu đa năng tầm trung (MMRCA) cho Ấn Độ, các quan chức nước này cho biết, Moscow đảm bảo với New Delhi, sẽ tung ra những gói nâng cấp tốt nhất cho máy bay Su-30MKI.

    Thỏa thuận cung cấp 42 chiến đấu cơ Super Khoi Su-30MKI cho Ấn Độ có trị giá tới 200 tỷ rupi (khoảng 3,7 tỷ USD) và hợp đồng sẽ được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018.

    Việc có thêm 42 chiếc Su-30MKI đến năm 2018 giúp tăng số lượng máy bay chiến đấu loại này trong Không quân Ấn Độ lên tới 272 chiếc.

    Ấn Độ có kế hoạch đến năm 2017 sẽ thay thế 120 máy bay MiG-21 và với chương trình MMRCA vẫn chưa được thực hiện, các phi đội máy bay Su-30MKI sẽ là trụ cột của Không quân Ấn Độ.
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Khựa bẩn , khựa bẩn cút đi....
    =))=))=))=))=))=))=))=))
    [​IMG] Người dân Hàn Quốc phẫn nộ tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này