Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7580 người đang online, trong đó có 1006 thành viên. 09:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32505 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tôi bảo lưu quan điểm : Trần Bình Nam nói bậy khi ông ta viết : Việt Nam im lặng mãi ...
    Vì nói như thế chứng tỏ là ông ấy không theo dõi thời sự hoặc cố tình phủ nhận việc nhà nước VN thường xuyên tuyên bố chủ quyền không tranh cãi của VN đối với Hoàng Sa , thường xuyên lên án các hoạt động của TQ ở Hoàng Sa , từ việc mở tour du lịch đến thành lập thành phố Tây Sa , tổ chức diễn tập ở biển Đông hay mở đường bay mới v.v...
    Nếu ông ta nói thủ tướng *************** ngày 25-11-2011 mới tuyên bố Hoàng Sa là của Việt Nam thì tôi đã không phản biện , mà nói cho cùng , như thế Trần Bình Nam cũng sai , vì tuy ông *************** không nói , nhưng ông giao cho cấp dưới là bộ Ngoại giao làm việc đó , tức có nghĩa là ông đã có phản ứng với phía TQ !
    Cần đọc kỹ để thấy Trần Bình Nam muốn nói cái gì ?
    Ông ta phủ nhận chế độ hiện nay trong việc giữ nước và ca ngợi những cựu binh chế độ VNCH mà thực tế đã đầu hàng TQ khi Mỹ ra lệnh buông súng đầu hàng !
    Hãy nhìn vào thực tế lịch sử đã diễn ra !
    Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974 , VNCH có 48 tù binh và Mỹ có 1 cố vấn đã đầu hàng , chịu để TQ bắt sống !
    Trận hải chiến Gạc Ma ngày 14-3-1988 , QĐND VN có 64 liệt sĩ hi sinh , không có ai đầu hàng địch !


    Thực tế là Quân Lực VNCH chiến đấu dưới sự sai bảo của cố vấn Mỹ , từ tổng thống trở xuống , Mỹ bảo làm gì thì làm nấy , chứ có phải là chiến đấu vì tổ quốc VN đâu ?
    Ngô Đình Diệm vì không nghe lời mà bị Mỹ giết cả hai anh em , gia đình ly tán !
    Nguyễn Văn Thiệu , phút cuối cùng mới than vãn và trách móc giận dỗi Mỹ đã bán đứng mình !
    Cấp cao nhất mà còn thế , thì mấy anh lính hải quân VNCH bảo sao không chấp hành lệnh đầu hàng của viên cố vấn ban ra ?
    Cho nên bây giờ các cựu binh VNCH không thể khua môi múa mép được !
    Nói với nhau ở Ca Li thì tự sướng với nhau bên ấy , chứ chả ai đi tin họ đâu !
    Hãy nhìn việc họ đã làm , đã chiến đấu thế nào ! Đừng tin những gì họ khoe !


    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nàng Bằng Lăng tím đâu rồi ?~X
    Để anh thơ thẩn đứng ngồi không yên !:-??
    Hỏi rằng có phải nàng tiên ?:-o
    Nàng đem nổi nhớ triền miên cho người .=((
    Nàng Bằng Lăng tím ơi hời ! :-c
    Hãy cười lên cái cho đời nó vui ! \:D/\:D/\:D/
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nói như thế cũng là nói bậy nốt !

    Bác dẫn chứng đi ! Có link không ?
    :-??
    Hay lại dẫn lời mấy tay chính khách xa lông ở bển ? [-X
    VN tuy có nhờ LX , TQ giúp viện trợ trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước đây , nhưng vẫn không để bị lệ thuộc về chính trị !
    TQ muốn kéo dài cuộc chiến , cản trở VN giành thắng lợi hoàn toàn nhưng VN đã ra tay dứt điểm !
    Việc TQ chiếm Hoàng Sa là lợi dụng tình thế VN còn đang phải đấu tranh thống nhất đất nước để thực hiện mưu đồ xâm chiếm biển Đông đã có từ lâu !
    LX dưới thời Krút Sốp theo đường lối xét lại , đảng Lao Động VN đã phê phán và không đi theo , sau này Góc ba chốp tiến hành cải tổ perestroika , VN cũng tiến hành đổi mới nhưng không phạm sai lầm như Góc ba chốp ...
    Chính vì VN giữ vững độc lập của mình mà bị TQ căm ghét và tiến hành chiến tranh xâm lược năm 1979 !
    Việc nhận rõ âm mưu của TQ như thế nào , có thể xem trong các tài liệu đã từng được các thành viên khác đưa lên trong chủ đề biển Đông này ở các tập trước , đặc biệt với hồi ký của cố Tổng bí thư Lê Duẩn kể về chuyến đi Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình ... có nhiều đoạn rất lý thú .
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Vào Google, gõ "sự thật về quan hệ Việt-Trung" , tài liệu của bộ ngoại giao ta vạch trần sự thâm độc của Tàu khi giúp ta đánh Pháp+Mỹ. Tài liệu dày mấy chục trang, ko cho tải ra.
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/12/111215_china_protest_analysis.shtml
    Vì sao nông dân TQ nổi loạn?


    Michael Bristow
    BBC News, Trung Quốc




    Cập nhật: 13:37 GMT - thứ năm, 15 tháng 12, 2011



    [​IMG]Hình ảnh do dân làng cung cấp về cuộc biểu tình ở làng Ô Khảm


    Cuộc biểu tình ở một ngôi làng tỉnh Quảng Đông đã tạo ra các dòng tin lớn toàn thế giới, nhưng những vấn đề căn bản của cuộc tranh chấp thật phổ biến.
    Mỗi năm, Trung Quốc gặp hàng chục ngàn "sự kiện quần chúng" - danh từ mà chính phủ sử dụng để mô tả các vụ lộn xộn, biểu tình và đình công.
    Các bài liên quan




    Chủ đề liên quan





    Nhiều vụ liên quan quyền sử dụng đất. Người dân làng thường tố cáo quan chức lấy đất mà không đền bù hợp lý.
    Nhưng tham nhũng trong chính quyền địa phương - một vấn đề mà lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc sẵn sàng thừa nhận - chỉ là một phần vấn đề.
    Luật bất động sản của Trung Quốc cũng có vẻ gây ra xung đột vì luật tước đoạt quyền của người nông dân được kiểm soát vùng đất canh tác.
    Nếu xảy ra bất đồng, dễ dàng có những cuộc biểu tình giận dữ do dân làng tổ chức vì cảm thấy không còn lựa chọn nào khác.
    Đụng độ giữa người dân và giới chức tại làng Ô Khảm vì quyền sử dụng đất là một tranh chấp phổ biến.
    Một số người tin rằng vấn đề chính là sở hữu đất đai của tư nhân không được thừa nhận ở Trung Quốc.
    Eva Pils, giảng dạy ở Chinese University of Hong Kong, nói việc này khiến chính quyền địa phương có quá nhiều quyền hành.
    "Điều này có thể dẫn tới tham nhũng và lạm dụng quyền lực", bà Pils nói.
    Một vấn đề nữa là mức bồi thường cho nông dân thì dựa trên số tiền mà một nông dân kiếm được từ đất - chứ không phải từ giá trị cao hơn khi giới chức bán đất.
    Bà Pils nói một số nhà nghiên cứu Trung Quốc ước tính dân làng có khi chỉ được 5% giá trị đất khi bồi thường.
    Các kinh tế gia ước đoán số tiền từ việc bán đất có thể chiếm đến một phần ba ngân sách địa phương.


    [​IMG]

    Nông dân Trung Quốc cảm thấy việc đền bù đất đai không thỏa đáng


    Một số chính quyền địa phương, như ở Thành Đô, đã bắt đầu chương trình cho nông dân thêm quyền pháp lý đối với đất canh tác.
    Nông dân sẽ hưởng lợi nếu đất của họ bị thu để phát triển.
    Bộ đất đai của Trung Quốc tin rằng điều này là một phần quan trọng cho việc bảo vệ quyền của nông dân.
    Theo Tân Hoa Xã, bộ này phát hiện 37,000 trường hợp sử dụng đất sai mục đích trong chín tháng đầu năm nay.
    Nhưng vì sao rất nhiều tranh chấp đất đai lại dẫn tới xung đột với chính quyền?
    Câu trả lời có thể nằm ở quyết tâm duy trì ổn định xã hội bằng cách đàn áp bất kỳ ai có thể đe dọa.
    Đảng Cộng sản tin rằng đây là công cụ then chốt để duy trì quyền lực.
    Yu Jianrong, một nhà nghiên cứu nông thôn hàng đầu, nói trong nhiều trường hợp, điều này có nghĩa là "biểu lộ bình thường của ý chí dân chúng bị gọi là hành vi phi pháp".
    Những nông dân than vãn về việc mất đất thường chẳng được chính quyền, tòa án hay ******* thương xót và đôi khi còn bị tố cáo là gây rối.
    Trong những hoàn cảnh như vậy, dễ hiểu là những tranh cãi nhỏ vì đất có thể nhanh chóng trở thành mất kiểm soát.
    Không rõ thực tế có bao nhiêu "sự kiện quần chúng" xảy ra ở Trung Quốc mỗi năm vì chính phủ miễn cưỡng khi phải công bố số liệu.
    Một phúc trình của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc năm nay dẫn ra số liệu tối đa 60,000 vụ một năm, nhưng đó chỉ là số liệu từ 1993 đến 2003.
    Nhiều học giả khác của Trung Quốc cho rằng năm ngoái có khi có đến 180,000 vụ.
    Dù con số thực là bao nhiêu, rõ ràng việc chính phủ không muốn công bố chứng tỏ số lượng hẳn phải cao ngất ngưởng.
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    VN phát triển công nghệ quốc phòng


    Cập nhật: 07:34 GMT - thứ sáu, 16 tháng 12, 2011



    [​IMG]

    Việt Nam đang tăng cường đầu tư quốc phòng


    Sơn hấp thụ sóng radar dùng cho máy bay tàng hình và thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp là hai trong số các sản phẩm quốc phòng mới mà quân đội Việt Nam nói đã 'chế tạo thành công'.
    Một bản tin trên báo Quân đội Nhân dân nói các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự vừa 'nghiên cứu chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar'. Đây là "loại vật liệu đặc biệt dùng để sơn phủ lên bề mặt các mục tiêu quân sự nhằm bảo vệ mục tiêu trước sự phát hiện, định vị của radar đối phương".



    Sử dụng loại sơn này có thể tăng ngụy trang cho các vũ khí và trang thiết bị di động, thí dụ như chiến đấu cơ 'tàng hình'.
    Báo chí cho hay việc chế tạo sơn 'tàng hình' được thực hiện thông qua thay đổi hệ chất kết dính; các chất độn dẫn điện, từ cũng như các tham số cấu trúc của màng phân tử…
    Loại sơn hấp thụ sóng radar mới này có ký hiệu PD/RAP-MEH. Nó được cho là "nâng cao khả năng ngụy trang đối với các thiết bị trinh sát, phát hiện và điều khiển sử dụng bức xạ sóng radar trong dải băng X (từ 8 đến 12GHz)".
    Sơn PD/RAP-MEH có màu đen.
    Các báo còn đưa nhiều chi tiết kỹ thuật như thành phần composite, các chỉ số về khả năng hấp thụ sóng radar, và thời gian sống của sơn sau khi pha trộn…
    Điều đặc biệt là loại sơn này có thể sản xuất bằng nguyên liệu trong nước và "công nghệ chế tạo không quá phức tạp", giá thành lại rẻ hơn nhập ngoại.
    Quân đội Việt Nam được nói sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất loại sơn này.
    Thỏi nhiên liệu tên lửa


    Trong khi đó, các chuyên gia của Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cũng cho hay 'đã nghiên cứu chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm'.
    Thỏi nhiên liệu này dùng cho động cơ hành trình hỏa tiễn phòng không, từ tầm ngắn đến các loại tên lửa cấp chiến dịch, chiến lược.
    Báo của quân đội Việt Nam cũng đánh giá rằng, bởi vì "công nghệ sản xuất thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp rất phức tạp và luôn được các quốc gia giữ bí mật" nên việc chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 có ý nghĩa quan trọng đối với quân đội Việt Nam.
    Tham vọng của Việt Nam là trong tương lai có thể tự sản xuất các tổ hợp tên lửa phòng không, mà xưa nay vốn được mua từ Nga và một số quốc gia khác.
    Đầu tháng 12, từ 1/12-5/12, Quân chủng Phòng không-Không quân của quân đội Việt Nam vừa có đợt diễn tập bắn đạn thật quy mô lớn tại trường bắn TB1, Lục Ngạn, Bắc Giang.
    Tại đây, quân chủng phòng không đã kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 cho các đơn vị tên lửa, pháo phòng không, tên lửa tầm thấp và ZCY-23, bắn nghiệm thu khí tài tên lửa C125-2TM và luyện tập bắt mục tiêu cho Đoàn tên lửa phòng không C-300.
    Lần đầu tiên hệ thống hỏa tiễn hiện đại S-300 được đưa vào tham gia diễn tập.
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bị cả thế giới phỉ nhổ !>:)>:)>:)
    Vậy mà đi đâu cũng vênh váo cái mặt bựa hoênh hoang " Ta là Khựa khựa , háng to - đuôi lớn " ( Đại Hán - Vĩ đại !)[r24)][r24)][r24)][r24)]
    =))=))=))=))=))=))=))=))


  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://f319.com/newreply.php?do=newreply&noquote=1&p=10540634

    Thứ Bảy, 17/12/2011, 07:02 (GMT+7)
    Thế giới trước nguy cơ đại suy thoái
    TT - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde vừa cảnh báo thế giới đang có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế nghiêm trọng như từng xảy ra những năm 1930.

    [​IMG]Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15-12 - Ảnh: AFP
    Theo báo Guardian, bà Lagarde cho rằng nếu thế giới không hợp tác để chống khủng hoảng, nguy cơ “co cụm, chủ nghĩa bảo hộ, cô lập” sẽ gia tăng như thời thập niên 1930 sẽ xảy ra.
    Nhiều khả năng năm 2012 châu Âu rơi vào suy thoái kép, ảnh hưởng bao trùm sang phần còn lại của thế giới. “Viễn cảnh kinh tế thế giới tại thời điểm này thật sự rất bi đát” - bà Lagarde nói.
    IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2012. Trong khi đó, khủng hoảng tài chính vẫn đang tiếp tục lan rộng hơn.
    Theo AFP, ngày 16-12 Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã hạ bậc tín nhiệm của bảy ngân hàng toàn cầu đặt tại châu Âu và Mỹ, bao gồm Barclays, Credit Suisse Group, Bank of America, BNP Paribas SA, Citigroup, Deutsche Bank và Goldman Sachs.
    KHỔNG LOAN
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bác Thai_Duong ui ! Lịch sử Quân sự & Ngoại giao VN hoành tráng ai mà không biết.=D>=D>=D>=D>
    Hiện có nhiều viện Khoa học QT phải nghiên cứu ! \:D/\:D/\:D/\:D/
    Bác bớt cãi lộn với cái đám đầu đất đi ! Lâu ngày coi chừng bị lây !!!=))=))=))=))
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Cn “đánh trả” những tuyên truyn sai trái ca Trung Quc v “ch quyn” Hoàng Sa và Trường Sa

    Thời gian gần đây, nhiều học giả đã đưa ra các giải pháp quan trọng trong việc đòi lại Hoàng Sa đã bị Trung Quốc (TQ) cưỡng chiếm như xác lập chủ quyền, đấu tranh ngoại giao, lập cơ quan chuyên trách, chiến lược 3 công khai, gắn Hoàng Sa với tranh chấp Biển Đông,…
    Trong bài viết này chúng tôi xin bàn về một biện pháp quan trọng: Cn “đánh trả” những tuyên truyn sai trái ca Trung Quc v “ch quyn” Hoàng Sa và Trường Sa. Việc này được thực hiện bằng việc vận động quốc tế, phản biện và bác bỏ kịp thời những tuyên truyền sai trái của TQ và xuất bản ấn phẩm khoa học trên các tạp chí và báo tiếng Anh về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
    Thủ đoạn của TQ trong thời gian qua là (1) tổ chức cho các học giả của họ đi tuyên truyền về “chủ quyền” của họ đối với Hoàng Sa và Trường Sa tại các nước, (2) tăng cường công bố các bài viết, các bài báo khoa học trên các tạp chí, báo tiếng Anh về vấn đề này. Nghiêm trọng là TQ đã buộc các nhà khoa học của họ chèn “đường lưỡi bò” (ĐLB) phi pháp, một yêu sách “chủ quyền” đối với Hoàng Sa và Trường Sa của TQ vào các ấn phẩm khoa học.
    Những thủ đoạn trên đã làm không ít người nước ngoài hiểu sai về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, và tỏ thái độ “chia sẻ” với tuyên bố của TQ về ĐLB. Bản đồ của TQ với ĐLB phi pháp đã xuất hiện nhiều nơi. Những diễn biến này không có lợi cho việc đòi lại Hoàng Sa cũng như khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa của Việt Nam. Trước tình hình này, chúng ta cần:

    • Cảnh giác phát hiện và phản biện kịp thời giọng điệu tuyên truyền sai trái của học giả TQ tại các hội thảo về tranh chấp Biển Đông trong và ngoài nước.
    • Gửi thư phản đối khi phát hiện ĐLB trong các ấn phẩm khoa học hay bài viết trên báo chí.
    • Có thư cảnh báo về tính phi pháp của ĐLB và thủ đoạn của TQ gửi đến các phương tiện thông tin đại chúng, nhà xuất bản,… những nơi mà ĐLB có thể xuất hiện. Cũng cần kêu gọi sự tham gia của các nước trong khu vực.
    • Thực hiện các nghiên cứu một cách bài bản đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau đó công bố bài viết, công trình khoa học về vấn đề này trên các tạp chí khoa học quốc tế, báo tiếng Anh.
    Làm được những việc trên, chúng ta có thể “lật tẩy” và “đánh trả” hành động tuyên truyền sai trái của TQ đối với vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Đây cũng là cách để chúng ta khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phạm vi toàn cầu. Làm như thế thì việc đòi lại Hoàng Sa sẽ thuận lợi hơn nhiều.
    Trong thời gian qua, vài tri thức Việt đã có những phản biện kịp thời đối với các giọng điệu tuyên truyền sai trái của TQ về Hoàng Sa và Trường Sa. Tri thức Việt trong và ngoài nước đã gửi thư phản đối những nơi có ĐLB xuất hiện và đã mang lại một số kết quả to lớn.
    Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều công bố khoa học hay bài viết về chủ quyền trên Biển Đông trên các tạp chí khoa học hay báo quốc tế. Rất mong các cơ quan khoa học cũng như các nhà khoa học trong nước lưu tâm hơn về vấn đề này.
    Theo chúng tôi được biết, TS. Nguyễn Hồng Thao là người Việt Nam có công trình nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đăng trên tạp chí ISI “Ocean Development & International Law” (ODIL).
    Chia sẻ với chúng tôi, TS. Nguyễn Hồng Thao cho biết: “Đúng là các bài viết ca tác gi Vit Nam v Hoàng Sa, Trường Sa còn rt ít. Chúng ta kêu nhiu nhưng nghiên cu lp lun cht ch thì còn có vn đ. Việc thiếu các bài viết cht lượng, bo đm tính khoa hc bng tiếng Anh trên các tp chí quc tế không có li cho cuc đu tranh chung”.
    Ông cũng cho biết thêm: “Rt bun là trong khi rt nhiu hc gi TQ viết v ĐLB, bo v ĐLB trên ODIL, mt tp chí quốc tế v lut bin, thm chí trong mt s có hai ba bài từ TQ thì các hc gi Việt Nam còn ít tiếp cn hay không đ ý đến lĩnh vc này. Gn đây tôi và anh Nguyn Đăng Thng có viết bài phn bác ĐLB trên ODIL. Có l đó là bài đu tiên các hc gi Vit Nam viết v ĐLB trên ODIL. Tôi cũng rt mong các nhà khoa hc Vit Nam chú ý nhiu hơn na, có nhiu bài v Hoàng Sa, Trường Sa hơn na, đóng góp vào công cuc bo v ch quyn bin đo đt nước.”
    Cũng xin nói thêm, đã có một số tác giả người Việt ở nước ngoài có bài viết rất giá trị về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trên các báo tiếng Anh. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về vấn đề này trong thời gian tới.
    —​
    TS. Lê Văn Út, Lê Thị Minh Hiếu (ĐH Oulu, Phần Lan)
    ********​
  11. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Bắc thang lên hỏi ông Trừi !~X
    Làm sao túm được cái người tui iu ! ;))
    Bởi vì nàng quá yêu kiều.:x
    Làm tôi mê mẩn liêu xiêu bơ phờ b-(
    Còn nàng dáng đẹp nên thơ :-bd
    Để tôi sớm tối ngẩn ngơ tiêu điều !=((
    .....................
    Hỏi sao nàng cứ thờ ơ ?>:P
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này