Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4203 người đang online, trong đó có 402 thành viên. 11:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32713 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Xung_đột_biên_giới_Việt_Nam-Trung_Quốc_1979-1990

    Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc
    .Thời gian1979-1990Địa điểmBiên giới giữa Việt NamTrung QuốcKết quảBất phân thắng bại, Việt Nam đẩy lùi các cuộc tấn công từ Trung QuốcThay đổi lãnh thổTrung Quốc chiếm giữ một số vị trí trên biên giới thuộc Việt Nam rồi rút dầnTham chiến[​IMG] CHND Trung Hoa[​IMG] Việt NamChỉ huy[​IMG] Không rõ[​IMG] Không rõLực lượngNhiều quân đoàn luân phiênNhiều sư đoàn luân phiênTổn thấtKhông rõ
    Việt Nam tuyên bố khoảng 15.000 chết hoặc bị thương, bắt 325 tù binh[cần dẫn nguồn]
    Phá hủy 100 khẩu pháo, 100 súng cối các cỡ, tiêu diệt 13 trận địa pháo-cối, 170 xe vận tải, 130 kho tàng[cần dẫn nguồn]
    ~2000 chết, 4.420 bị thương[cần dẫn nguồn].Pháp-Nhật Bản (1940)Pháp-Thái Lan (1940-1941)Việt Nam-Nhật Bản (1940-1945)Pháp-Nhật Bản (1945)Việt Nam-Pháp (1945-1954)Việt Nam-Hoa Kỳ (1954-1975)Việt Nam-Trung Quốc (1979)Việt Nam-Campuchia (1975-1989)Việt Nam-Thái Lan (1982-1988)Việt Nam-Trung Quốc (1979-1990)Lào-Thái Lan (1987-1988)Lào-Hmong (1975-nay)Thái Lan-Campuchia (2008-nay)
    Khi quân Trung Quốc rút khỏi Việt Nam tháng 3 năm 1979 sau cuộc chiến tranh biên giới, Trung Quốc tuyên bố họ không tham vọng dù "chỉ một tấc đất lãnh thổ Việt Nam" [1]. Trên thực tế, quân Trung Quốc chiếm đóng khoảng 60km2 lãnh thổ[2] có tranh chấp mà Việt Nam kiểm soát trước khi chiến sự nổ ra. Tại một số nơi như khu vực quanh Hữu Nghị Quan gần Lạng Sơn, quân Trung Quốc chiếm đóng các mảnh đất không có giá trị quân sự nhưng có giá trị biểu tượng quan trọng. Tại các nơi khác, quân Trung Quốc chiếm giữ các vị trí chiến lược quân sự làm bàn đạp để từ đó có thể tiến đánh Việt Nam[3].
    Việc Trung Quốc chiếm đóng các lãnh thổ biên giới làm cho Việt Nam căm giận, và giữa hai phía nổ ra một loạt trận giao tranh nhằm giành quyền kiểm soát các khu vực đó. Xung đột biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp diễn cho đến năm 1988, đỉnh điểm là các năm 1984-1985.[4] Tới đầu những năm 1990, cùng với việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa hai nước dần trở lại bình thường. Với việc ký Hiệp định phân mốc lãnh thổ năm 2009, Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước.
    Mục lục

    [ẩn]
    [sửa] Bối cảnh

    Kể từ năm 1979, có ít nhất sáu đợt giao tranh lớn diễn ra tại một số điểm trên biên giới Việt Trung, là các đợt 6-1980, 5-1981, 4-1983, 4-1984, 6-1985 và 12-1986/01-1987. Tất cả các cuộc giao tranh trên đều do Trung Quốc khiêu khích hay gây hấn trước, nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị của họ[5]
    Mặt trận Vị Xuyên là mặt trận diễn ra các cuộc chạm trán gay go nhất. Tại mặt trận này có gồm nhiều đơn vị quân của cả hai phía luân phiên tham chiến. Về phía Việt Nam có các trung đoàn bộ binh trung đoàn bộ binh 981, 982, 983 thuộc Quân khu một, các sư đoàn 313, 314, 316, 356 thuộc Quân khu hai, và một số các đơn vị pháo binh, công binh, vận tải, đặc công, trinh sát khác. Các sư đoàn bộ binh 312, 325, 31 cũng từng tham chiến tại mặt trận này. Về phía Trung Quốc, các lực lượng thuộc bẩy đại quân khu Trung Quốc cũng được luân chuyển qua mặt trận này để "vuốt đuôi hổ", tức huấn luyện trận mạc, theo chủ trương của Đặng Tiểu Bình.
    Bên cạnh sử dụng quân chính qui, Trung Quốc còn trang bị và huấn luyện các lực lượng vũ trang người thiểu số chống lại chính phủ Việt Nam và Lào hoạt động tại các vùng biên giới phía bắc. Các hoạt động này kéo dài tới năm 1988 mới kết thúc khi Trung Quốc chấm dứt sự hỗ trợ của họ cho các lực lượng nổi dậy thiểu số này (đặc biệt là của người Hmong)[6][7].
    [sửa] Năm 1980: Pháo kích Cao Bằng

    Từ đầu năm 1980, Việt Nam tiến hành các chiến dịch tấn công mùa khô qui mô nhỏ nhằm càn quét các lực lượng Khmer Đỏ còn nằm rải rác trên biên giới Campuchia-Thái Lan. Để gây sức ép lên Việt Nam nhằm buộc Việt Nam phải rút quân từ Campuchia về, Trung Quốc tăng áp lực lên khu vực biên giới bằng cách triển khai nhiều quân đoàn đối diện với biên giới Việt Nam. Trung Quốc cũng tiến hành huấn luyện quân sự cho khoảng 5.000 quân thuộc các lực lượng người Hmong chống đối Lào tại tỉnh Vân Nam và sử dụng lực lượng này đánh phá khu vực Moung Sing ở tây bắc Lào gần biên giới Trung Quốc.[8] Tuy nhiên Việt Nam cũng đã tăng cường nhiều nhân lực lực lượng đồn trú tại biên giới, và Trung Quốc không còn có được ưu thế về người như khi họ tiến hành chiến dịch tháng 2 năm 1979.
    Tháng 6 năm 1980, quân Việt Nam vượt biên giới Thái Lan trong khi truy kích quân Khmer Đỏ tháo chạy[5]. Dù quân Việt Nam nhanh chóng rút khỏi lãnh thổ Thái Lan sau đó, thì việc này cũng khiến Trung Quốc cảm thấy họ phải hành động để ứng cứu đồng minh Thái Lan và Khmer Đỏ. Trong các ngày từ 28 tháng 6 cho tới 6 tháng 7, bên cạnh lớn tiếng chỉ trích Việt Nam trên mặt ngoại giao, quân Trung Quốc liên tục bắn pháo vào các lãnh thổ Việt Nam tại tỉnh Cao Bằng. Các cuộc bắn phá của Trung Quốc không nhằm vào một mục tiêu quân sự chiến lược nào cả, không có ảnh hưởng lớn lên Việt Nam và chỉ mang tính tượng trưng. Việt Nam cảm thấy việc tiến hành các hoạt động quân sự qui mô lớn trên biên giới nằm ngoài khả năng của Trung Quốc, nên Việt Nam có thể rảnh tay tiến hành các hoạt động quân sự tại Campuchia. Tuy nhiên, các cuộc nã pháo của Trung Quốc cũng định hình kiểu xung đột trên biên giới với Việt Nam trong suốt 10 năm sắp tới.
    [sửa] Năm 1981: Tấn công các cao điểm ở Lạng Sơn và Hà Giang

    [​IMG] [​IMG]
    Giao tranh tại đồi 400, Lạng Sơn 5-1981


    Ngày 02 tháng 01 năm 1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị ngưng bắn để đón năm mới[5]. Đề nghị này bị phía Trung Quốc bác bỏ ngày 20 tháng 01[5]. Tuy vậy, hai phía vẫn tiến hành trao đổi tù binh. Tình hình mặt trận tương đối yên tĩnh trong mấy tháng tiếp theo.
    Tháng 5, giao tranh quyết liệt đột ngột bùng lên với quân Trung Quốc ở mức trung đoàn tiến công đánh chiếm trong các ngày 5 và 6 tháng 5 một dải đất hẹp ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn gọi là đồi 400 (mà Trung Quốc gọi là Pháp Tạp Sơn - 法卡山 hay Fakashan). Trung Quốc cũng tấn công và đánh chiếm các điểm cao chiến lược (có số hiệu 1800a, 1800b, 1688 và 1059) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên. Giao tranh diễn ra hết sức đẫm máu với hàng trăm người thuộc cả hai bên thiệt mạng[5]. Để biện minh cho các hoạt động quân sự này, Trung Quốc tuyên bố họ tấn công để trả đũa các hành vi gây gấn của Việt Nam trong thời gian quí một năm đó[5].
    Để trả đũa, bộ binh Việt Nam đột kích vào Trung Quốc ở hướng tỉnh Quảng Tây trong các ngày 5 và 6. Một đại đội quân Việt Nam cũng đánh vào khu vực hợp tác xã Mengdong, huyện Malipo , tỉnh Vân Nam. Trung Quốc tuyên bố đã đánh lui năm đợt tấn công xuất phát từ Việt Nam và tiêu hao hàng trăm quân Việt Nam tấn công vào Quảng Tây. Tới ngày 22 tháng 5, họ lại tuyên bố tiêu diệt 85 quân Việt Nam đánh vào khu vực Koulin thuộc Vân Nam, tổng cộng Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt khoảng 300 quân Việt Nam trong các cuộc giao chiến qua lại trên biên giới.[5]
    Dù chiến cuộc bùng phát dữ dội, Trung Quốc thực sự không muốn leo thang[5] và chỉ dùng các lực lượng biên phòng chứ không huy động quân chủ lực cho các trận đánh. Các quan sát viên phương Tây nhận định: "dù tình hình căng thẳng tại biên giới gia tăng, khó có khả năng diễn ra một 'bài học' của Trung Quốc cho Việt Nam. Cái giá sẽ phải trả bằng nhân mạng, tiền của và uy tín chính trị (của Trung Quốc) là quá đắt, đặc biệt là Việt Nam đã tăng cường lực lượng quân chính qui tại biên giới và giành được ưu thế rõ rệt về trang thiết bị".[9] Các nhà phân tích khác chỉ ra rằng mùa mưa sắp tới, và việc Trung Quốc mới cắt giảm ngân sách quân đội không cho phép họ tiến hành một cuộc xâm lược qui mô lớn.[10]
    [sửa] Năm 1984: Xâm lấn biên giới ở Vị Xuyên

    Tới năm 1984, quân Trung Quốc lại dùng nhiều tiểu đoàn mở các đợt tấn công lớn vào Lạng Sơn. Ngày 6 tháng 4, để hỗ trợ cho các lực lượng Khmer Đỏ tại Campuchia, Trung Quốc mở cuộc tấn công ở cấp tiểu đoàn vào các vị trí của Việt Nam. Cuộc tấn công lớn nhất diễn ra tại huyện Trang Dinh tỉnh Lạng Sơn, với nhiều tiểu đoàn quân Trung Quốc đánh vào các đồi 820 và 636 gần đường tiến quân năm 1979 tại Hữu Nghị Quan. Dù lực lượng hùng hậu, nhưng tới ngày hôm sau, các đợt tấn công của họ đều bị đánh lui hoặc phải bỏ các vị trí đã chiếm được[11].
    Tại Hà Tuyên, trong tháng 4-tháng 7 năm 1984, quân Trung Quốc đánh vào dải đồi thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn, gần cột mốc biên giới số 13. Lão Sơn thực ra là một dãy đồi chạy từ tây sang đông, từ ngọn đồi ở bình độ 1800 ở phía tây tới đồi bình độ 1200 ở phía đông. Ngọn đồi 1200 này phía Trung Quốc gọi là Zheyin Shan, và đây cũng là ngọn đồi duy nhất nơi chiến sự xảy ra ở phía đông sông Lô. Tất cả các cuộc giao tranh khác tại Vị Xuyên đều diễn ra ở phía tây sông Lô chảy vào Việt Nam.
    Trung Quốc mở màn cuộc tấn công lúc 5 giờ sáng ngày 28 tháng 4 năm 1984 sau một đợt pháo kích ác liệt. Sư đoàn 40 thuộc quân đoàn 14 vượt biên giới theo bờ tây sông Lô, còn sư đoàn 49 (có lẽ thuộc quân đoàn 16 từ Quân khu Nam Kinh), tấn công và đánh chiếm đồi 1200.[12] Lực lượng phòng ngự Việt Nam bao gồm bộ binh từ sư đoàn 313 và khẩu đội pháo binh từ Lữ đoàn pháo binh 168 đành rút lui khỏi các ngọn đồi này.[13]
    Quân Trung Quốc chiếm được ấp Na La và các đồi 233, 685, và 468[14], tạo nên một vùng lồi kéo dài khoảng 2,5km tại đồi 468 hướng về phía Việt Nam. Vị trí này được bảo vệ bởi vách đá dựng đứng có rừng bao phủ và dòng suối Thanh Thủy ở phía nam, chỉ có thể tiếp cận được bằng cách băng qua khoảng đất trống thung lũng sông Lô ở phía đông, và như vậy rất thuận lợi cho phòng ngự.[15] Tuy nhiên tại các nơi khác, chiến sự diễn ra giằng co từ ngày 28-4 cho tới 15-5, và các đồi 1509, 772, 233, 1200 (Zheyin Shan), 1030 (Đông Sơn) liên tục đổi chủ. Sau ngày 15 tháng 5, chiến sự tạm dừng, đến ngày 12 tháng 7 chiến sự lại bùng lên khi quân Việt Nam tổ chức tấn công tái chiếm các ngọn đồi này, rồi dừng hẳn, chỉ có các cuộc chạm trán hoặc đọ pháo lẻ tẻ.
    Để phòng ngự các khu vực chiếm được, Trung Quốc duy trì hai quân đoàn tại khu vực Vị Xuyên, bao gồm bốn sư đoàn bộ binh, hai sư đoàn pháo binh và vài trung đoàn xe tăng. Sư đoàn pháo binh Trung Quốc bố trí tại khu vực này gồm pháo 130mm và bích kích pháo (lựu pháo)155mm, cũng như hỏa tiễn 40 nòng. Các trung đoàn bộ binh có pháo 85mm và cối 100mm. Các cuộc giao tranh ở đây diễn ra chủ yếu là đấu pháo, với các đơn vị quân Việt Nam ở mức đại đội xâm nhập tìm cách đánh chiếm lại các cao điểm[16]. Trong một số trận đụng độ, Trung Quốc đưa cả xe tăng vào giao chiến.
    Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các mỏm 1509 (Trung Quốc gọi là Núi Đất tức Lão Sơn)[17], 772 ở phía tây sông Lô và các đồi 1250 (Núi Bạc)[18], 1030, Si Cà Lá ở phía đông sông Lô[5]. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11km, nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là đồi 685 và đồi 468, nằm cách biên giới khoảng 2km.
    Giao tranh kéo dài dằng dai, nhưng không có nơi nào quân Trung Quốc tiến sâu được hơn vào lãnh thổ Việt Nam quá 5km, dù quân đông hơn nhiều[19]. Theo tin tình báo Hoa Kỳ, Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm các vị trí bị mất, và Trung Quốc chiếm được 8 mỏm núi[20]. Theo công bố chính thức của Việt Nam, Việt Nam tuyên bố tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại ra khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc[21]. Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng[22] Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến 2000 quân Việt Nam, còn về phía mình Trung Quốc mất 939 lính và 64 dân công chết[16]
    [sửa] Tháng 12 năm 1986/tháng 1 năm 1987: "Chiến tranh giả"

    Nếu như trong năm 1985, Trung Quốc bắn khoảng 800.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, trong tổng số khoảng 1 triệu phát đạn pháo trên toàn biên giới, thì số vụ bắn phá trong năm 1986 - đầu năm 1987 giảm hẳn, chỉ còn chừng vài chục ngàn viên đạn pháo một tháng. Đây có lẽ là kết quả của việc Liên Xô, mà cụ thể là tổng bí thư Gorbachev kêu gọi bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong bài diễn văn tại Vladivostok. Tới tháng 10 năm 1985, Trung Quốc cũng thành công trong việc thuyết phục Liên Xô tiến hành đàm phán về vấn đề Campuchia trong vòng đàm phán thứ 9 giữa Liên Xô và Trung Quốc.[23]
    Tuy nhiên, giữa lúc các tín hiệu ngoại giao đang có xu thế trở nên tích cực, thì tình hình biên giới đột nhiên trở lại căng thẳng. Ngày 14 tháng 10, Việt Nam tố cáo Trung Quốc bắn 35.000 phát đạn pháo vào Vị Xuyên, và có những hành động lấn chiếm lãnh thổ. Việt Nam cho biết đã đẩy lui ba đợt tấn công của quân Trung Quốc tại mỏm 1100 và cầu Thanh Thủy. Đây có thể là phản ứng của Trung Quốc trước việc Liên Xô từ chối gây sức ép đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia[24], hoặc để đáp lại các hoạt động quân sự mùa khô mà Việt Nam đang chuẩn bị tại Campuchia. Trong các ngày 5-7 tháng 1 năm 1987, Việt Nam cho biết Trung Quốc tăng cường bắn phá và đưa quân xâm lấn lãnh thổ. Quân Trung Quốc bắn hàng chục ngàn phát đạn pháo và mở các cuộc tấn công nhằm lấn chiếm lãnh thổ tại khu vực Vị Xuyên. Quân Trung Quốc mở 15 đợt tấn công, với lực lượng tham gia cỡ sư đoàn đánh vào các vị trí quân Việt Nam tại các mỏm 233, 685, 1100 và 1950[5]. Phía Việt Nam cho biết đã gây 1500 thương vong vào quân Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc cũng tuyên bố đã gây 500 thương vong vào quân Việt Nam, và cho rằng tuyên bố của Việt Nam là phóng đại. Trung Quốc cho biết tổng số thương vong của họ thấp hơn 500.
    Theo Carlyle A. Thayer nhận định, giao tranh lần này chỉ mang tính một cuộc "chiến tranh giả"[5]. Dù chiến sự diễn ra kịch liệt tại Vị Xuyên, tình hình tại các tỉnh biên giới khác của Việt Nam khá yên tĩnh, và quân Trung Quốc không huy động các đơn vị quân chủ lực trong suốt thời gian xung đột bùng nổ. Tương quan quân sự của hai nước tại vùng biên giới không thay đổi trong thời gian này.
    [sửa] Kết quả

    Kể từ tháng 4 năm 1987, quân Trung Quốc giảm qui mô các hoạt động quân sự tại Việt Nam, dù quân của họ tiếp tục tuần tra tại Lão Sơn và Yên Sơn. Từ 4-1987 tới 10-1989 họ chỉ tiến hành 11 cuộc tấn công, chủ yếu là pháo kích. Tới năm 1992, quân Trung Quốc rút khỏi Lão Sơn và Yên Sơn, quay trở về Trung Quốc[25].
    Hàng ngàn người thuộc cả hai phía thiệt mạng trong cuộc chiến. Tại nghĩa trang quân đội Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang, có hơn 1.600 nấm mộ liệt sỹ Việt Nam[26] hy sinh trong suốt các giai đoạn cuộc chiến cho tới tận năm 1990.
    Trung Quốc dần thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng của Việt Nam trong thời gian trước. Từ năm 1989, Trung Quốc rút khỏi một số điểm ở phía Bắc suối Thanh Thủy. Ngày 13-3 năm 1989, họ rút khỏi 20 vị trí và đến tháng 9 năm 1989, họ rút khỏi 9 điểm còn lại. Tại mỏm 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn (lưu ý có 2 mỏm cùng tên là 1509, 1 mỏm thuộc Việt Nam và 1 thuộc Trung Quốc theo Hiệp ước Pháp - Thanh), họ cho tiến hành xây cất công sự bê tông tại các vị trí thuộc phần lãnh thổ của mình trước khi chiến sự nổ ra, chỉ để lại các công sự đất tại phần thuộc Việt Nam, được trao trả theo hiệp định biên giới năm 2009 giữa hai nước.
  3. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Chú ăn nói cẩn thận, nói thế là đủ biết chú mày có nòi giống ở đâu rồi, khựa bẩn đúng không ?
  4. TALATA

    TALATA Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì hơi khó. Vì mỗi người ở một vùng miền khác nhau.
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Luôn luôn cảnh giác ! :)>-:)>-:)>-

    Câu Blast của bạn thật hay và đúng trong mọi tình huống !


    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
  6. tocgiahanquoc

    tocgiahanquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2011
    Đã được thích:
    1
    Mấy chú hay lập topic này nên học lại lịch sử. Mà nhớ đọc nhiều nguồn để hiểu sự thật bị che dấu thê nào !

    Lập mấy cái topic tào lào. Đọc vào thiên hạ cười cho !
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Đòi Hoàng Sa quyết giữ Trường Sa
    Bốn ngàn năm đó đất của ta
    Quyết tâm giành lấy từ tay giặc
    Mảnh đất thấm nhuần máu ông cha.
  8. zungzang

    zungzang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2008
    Đã được thích:
    113
    Gửi diễn đàn một số hình ảnh năm xưa:
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://f319.com/newreply.php?do=newreply&noquote=1&p=10533851

    Sống giữa biển đông - Kỳ 5: Điểm tựa Cồn Cỏ
    TT - Nhiều ngư dân chuyên đánh cá trên vùng biển vịnh Bắc bộ tâm sự rằng khi mải miết giữa trùng khơi mà nhớ nhà, chỉ cần đặt ống nhòm hướng về phía nam sẽ hiện ra một hòn đảo, tức là họ đang được nhìn thấy quê nhà.


























    >> Read this on Tuoitrenews.vn

    [​IMG]Lực lượng biên phòng hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá trên vùng biển quanh đảo Cồn Cỏ - Ảnh: Quốc Nam

    Khi gặp hoạn nạn, tàu hỏng, trôi dạt hay sắp chìm, ngay lập tức họ được những người dân trên đảo này ra tiếp cứu. Khi bão tố, gió mùa thì nơi trú ngụ an toàn của họ cũng là hòn đảo này...
    Ngư dân đi biển vùng này coi đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) như là một điểm tựa giữa trùng khơi.
    Hình bóng quê nhà
    Nơi được coi nhộn nhịp nhất trên đảo là âu thuyền. Đây không chỉ là nơi ra vào của tàu thuyền từ đất liền, mà còn là nơi neo đậu tàu thuyền của ngư dân các vùng từ Thanh Hóa đến Bình Định đang tham gia đánh bắt cá trên vùng biển rộng 9.000km2 quanh đảo. Mỗi khi gió mùa hay mưa bão là những khi trên đảo này vui nhất.
    Dưới âu thuyền tàu đậu kín như nêm. Trên bờ, hàng trăm ngư dân nói đủ các giọng, từ giọng lơ lớ Bắc cho đến giọng Nam Trung bộ. Xen giữa những câu chuyện là tiếng trọ trẹ đặc chất quê của những cư dân Quảng Trị đang sống trên đảo.
    “Hễ cứ có tàu thuyền của ngư dân cập vào là y như rằng đêm đó trên đảo được hát hò tưng bừng” - anh Nguyễn Quang Thánh, người được giao quản lý khu dân cư, vui vẻ kể. Giữa bờ kè gió lồng lộng thổi, trên tấm chiếu cói một mâm rượu được bày ra. Rượu thì dân trên đảo gửi mua từ đất liền ra. Người dân thường nói vui là ru-gô-vi-na, tức rượu gạo VN. Thức nhắm thì ngư dân luôn có sẵn. Khách như chủ, ngồi quanh nhắc những câu chuyện dài cho đỡ nhớ quê...
    Anh Nguyễn Văn Diệu, một trong số mười hộ dân trên đảo, kể có hôm một tàu từ Bình Định ghé vào đảo. Như mọi hôm, anh loay hoay chuẩn bị mâm rượu, dọn cơm. Người thuyền trưởng da sạm nắng tên Châu cứ trầm ngâm, sau đó ông mang chén rượu đầu tiên lần theo lối mòn xuống mép biển, lẩm nhẩm khấn rồi quỳ xuống nhẹ nhàng vốc một nắm đất hòa vào chén rượu, sau đó rưới xuống biển. “Xong ông rớm nước mắt nói rằng chén rượu này là để tưởng nhớ những ngư dân xấu số đã nằm lại trên biển, bỏ thêm nắm đất cho họ đỡ nhớ quê nhà”.
    Đó là bữa rượu buồn nhưng nhiều cảm xúc nhất trên đảo này. “Mãi thành quen, nhiều khi ngư dân ghé vào đảo không phải vì gió bão, mà chỉ ghé vào để được giẫm chân lên đất mẹ, rồi sau đó lại tiếp tục ra khơi. Có khi họ đi cả tháng trời mới trở về nhà”, anh Diệu kể.

    Đảo Cồn Cỏ cách đất liền gần 18 hải lý (gần 30km), có ngư trường rộng hơn 9.000km2. Đảo Cồn Cỏ được ví như bức bình phong án ngữ ở cửa ngõ phía nam của vịnh Bắc bộ và là điểm nối quan trọng trên tuyến “đê bao” trên biển Đông. Từ năm 2002, UBND tỉnh Quảng Trị quyết định thành lập tổng đội thanh niên xung phong xây dựng đảo thanh niên Cồn Cỏ. Ngày 11-10-2004, Cồn Cỏ chính thức trở thành huyện đảo.
    Mới đầu năm nay, ngư trường biển động do gió mùa hoạt động mạnh, không ra khơi được, tàu thuyền của ngư dân phải nằm lại trên đảo này cả tháng trời. Lương thực mang theo gần như cạn. Những ngư dân này lên đảo sống như ở nhà. Dân trên đảo nghèo khó từ lâu, phải mua từ đất liền tất cả từ nước uống đến cơm gạo, nhưng không ai từ chối giúp người hoạn nạn.
    Đảo Cồn Cỏ là cửa ngõ phía nam của vịnh Bắc bộ, nên nghiễm nhiên trở thành nơi che chở cho ngư dân mỗi khi hoạn nạn, thiên tai. Mới đây nhất, ngày 13-2-2011, chiếc tàu mang số hiệu QB 2555 do ông Hoàng Văn Hiếu, ở xã Đức Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình) đang đánh cá trên vùng biển cách đảo 14 hải lý thì bị gãy trục láp, phá nước, có nguy cơ chìm.
    Ngay lập tức, đồn biên phòng Cồn Cỏ tức tốc cho tàu ra cứu hộ. Sau khi đưa lên đảo, sáu thuyền viên được dân đảo chăm sóc, giúp đỡ. Đến mấy tuần sau, khi sửa chữa xong tàu mới trở về nhà. Trước đó, tháng
    12-2010, tàu QB 92760 của ngư dân Quảng Bình gặp nạn trên vùng biển cách đảo 16 hải lý cũng được bộ đội và cư dân trên đảo cứu hộ kịp thời...
    Ươm mầm xanh cho đảo
    Những người dân còn bám trụ trên đảo đều rùng mình nhắc đến gần mười năm gian lao khai hoang trên đảo. Những con đường đầy đá hộc, những mùa hè khô kiệt nước ngọt, những bữa cơm chắp vá là những ký ức ám ảnh họ cho đến bây giờ. Nhiều thanh niên xung phong không chịu nổi đã bỏ vào đất liền. “Dù gì thì cũng không thể bỏ đảo được. Mình bỏ đảo nữa lấy ai ở đây? Rồi mỗi khi ngư dân cập vào sao còn tìm thấy hơi ấm quê hương nữa”, anh Diệu nói như vậy.
    Quyết định gắn bó với đảo nên việc xây dựng cuộc sống được đặt lên hàng đầu. Hiện 10 hộ dân trên đảo chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nhỏ lẻ cho công nhân xây dựng các công trình tại đây. Tuy nhiên, việc khó nhất và là một nỗi lo thường trực của cư dân nơi đây vẫn là tương lai của những đứa trẻ. “Lo cho tương lai các em cũng chính là lo cho tương lai của đảo” - ông Lê Quang Lanh, bí thư kiêm chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ, nói.
    Chiều trên đảo. Cái không khí vắng vẻ của một hòn đảo chỉ có chưa đầy 300 dân cư trở nên sôi động bởi tiếng trẻ thơ chơi đùa. Chị Nguyễn Thị Lan, một cư dân trên đảo, vội vàng bế con gái mới 5 tuổi, tay dắt cậu con trai 7 tuổi đi xuống dãy nhà giáp bờ biển với nét mặt rạng ngời: “Tối nay cả xóm tổ chức tết thiếu nhi cho các cháu. Giờ mấy chị em phụ nữ phải tụ họp để làm bánh sắn (bánh làm từ bột khoai mì).
    Trái cây cũng được gửi từ đất liền ra từ lúc chiều rồi”. Cũng háo hức không kém, gần chục chị em trên đảo mới hơn 5 giờ chiều đều tay bồng tay bế những đứa trẻ có mặt ở khoảng sân trống đoạn gần bờ biển, để chuẩn bị ngày 1-6 thật vui cho các em. “Đã có 15 đứa trẻ chào đời trên đảo này rồi đó. Lần lượt các cháu sẽ là thế hệ tương lai của đảo!” - cô Hoàng Thị Thắm, giáo viên Trường mầm non Hoa Phong Ba, ngôi trường duy nhất trên đảo này, tâm sự.
    Cô Thắm không thuộc lớp thanh niên xung phong ra đảo gần 10 năm trước, nhưng cô đã gắn bó với đảo này hơn ba năm. Người trên đảo gọi cô là người ươm mầm xanh cho đảo. Lớp mẫu giáo của cô trước có 12 cháu nhưng giờ chỉ còn bảy cháu, bởi các cháu qua tuổi đều phải trở về đất liền học tiếp cấp I.
    Trong số hơn chục em nhỏ tham dự chương trình tết thiếu nhi ở khoảnh sân bên bờ biển này có ba cháu mới từ đất liền ra thăm cha mẹ sau khi kết thúc năm học. Cô Thắm nói lớp học nhỏ này không chỉ là niềm vui của những cư dân trên đảo, mà còn là niềm vui chung của cả những ngư dân ghé đảo. “Mỗi khi cập bờ, làm gì thì làm, các thuyền viên đều đi thẳng một mạch từ âu thuyền lên đứng trước cửa lớp. Hỏi mới biết họ lên nhìn cho đỡ nhớ con”, cô kể.
    QUỐC NAM - HÀ LINH
    >> Kỳ 1: Ký ức đại dương
    >> Kỳ 2: Những hải trình khủng khiếp
    >> Kỳ 3: Sống giữa biển đông
    >> Kỳ 4: Ngư ông và bão dữ

    __________________
    Ông Dư kể chuyện một bạn thuyền bị con cá hố phóng theo mồi cắm thẳng vào bụng, ngất xỉu giữa biển mênh mông rồi kết luận: “Biển giả không ai biết trước điều gì. Ngư dân sống với nhau phải hào sảng, mở rộng tấm lòng như biển... thì mới tồn tại”.
    Kỳ tới: Mở lòng ra như biển



    bão dữ, đài vô tuyến, biển Đông, ngư dân, hoạn nạn, nghề cá, Cồn Cỏ


    [​IMG]

    [​IMG]
    Chia sẻ:
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]




    (1)


    Tương lai của huyện đảo
    07/06/2011 08:19:34
    Thật xúc động khi đọc những bài viết này. Báo Tuổi Trẻ đang phát động phong trào "Góp đá xây Trường Sa". Tôi nghĩ từ phong trào này chúng ta nên trích ra nguồn quỹ hoặc phát động một phong trào khác giúp xây dựng trường học cho các trẻ em ở huyện đảo này cũng như để hỗ trợ cho những em có hoàn cảnh gia đình thật sự khó khăn và các giáo viên tình nguyện sẽ về dạy nơi đây vì tương lai của các em cũng chính là tương lai của đất nước, và có như vậy mới giúp duy trì được cuộc sống ổn định lâu dài cho những người dân đã kiên trì bám trụ trên mảnh đất này.
    PTH



  10. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Từ chuyện có tàu sân bay đến chuyện vận hành chơn chu nó, đưa nó vào chiến đấu là một chặng đường còn dài, có tàu sân bay mà không biết cách làm sợi cáp hãm đà cho máy bay chiến đấu, đi mua Nga và Mẽo nó không bán cho mới lộ rõ bộ mặt chuyên làm hàng nhái, hàng lởm ra.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này