Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3201 người đang online, trong đó có 94 thành viên. 06:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32798 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Bảo vệ tổ quốc, lãnh hải thì đòi hỏi kỷ cương cũng phải được thực hiện nghiêm và nhất quán. Để xem kiến trúc thượng tầng hiện tại có đảm bảo thực hiện được việc này hay không?

    Kỷ luật, kỷ cương nhìn từ chất vấn và báo cáo

    Tác giả: Vĩnh An
    Bài đã được xuất bản.: 16/12/2011 06:00 GMT+7






    Chiều 13/12, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã giới thiệu toàn văn giải trình của Thủ tướng về chất vấn của đại biểu Quốc hội mà Thủ tướng vì không đủ thời gian nên chưa trả lời trong phiên chất vấn tại hội trường Quốc hội ngày 25/11/2011 vừa qua.
    Tại đây, Thủ tướng đã trả lời chất vấn của đại biểu Dương Trung Quốc về vấn đề kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy hành chính.
    Hai dẫn chứng nhỏ đã được đại biểu Quốc nêu ra để chất vấn về một vấn đề không hề nhỏ.
    Thứ nhất, trong các văn bản của Chính phủ cung cấp cho các đại biểu Quốc hội có một văn bản thống kê các khu công nghiệp do Thủ tướng ký thành lập từ năm 2006 đến nay. Trong khi số lượng đất được Chính phủ cấp thống kê đầy đủ thì ở mục tình hình đất đai sử dụng cho khu công nghiệp hầu như tất cả đều khai không có báo cáo của ủy ban nhân dân các địa phương.
    Thứ hai, ở một sự cố liên quan đến dự án xây dựng khu Nam An Khánh ở Thủ đô Hà Nội, trong khi thanh tra Chính phủ đánh giá sự việc dẫn đến đề nghị tạm dừng dự án này thì Bộ Tư pháp lại ra văn bản cho rằng việc dừng dự án và một số kết luận khác của thanh tra là sai quy định của pháp luật.
    [​IMG]
    Thủ tướng trả lời chất vấn tại Quốc hội
    Câu hỏi được đại biểu Quốc đặt ra là Thủ tướng muốn điều hành có hiệu quả nhất trong lúc nhiều thử thách này cần có sự đồng bộ kỷ luật trong hệ thống từ trung ương tới các tỉnh, cần có sự thống nhất trong các cơ quan tham mưu. Song hai dẫn chứng trên cho thấy một câu chuyện ngược lại, các tỉnh có quyền không báo cáo Chính phủ, các cơ quan tham mưu xung đột quan điểm về cùng một vấn đề thế thì làm sao Thủ tướng có thể điều hành có hiệu quả công việc của mình được.
    Ở câu trả lời của mình, Thủ tướng nói rằng, Chính phủ và cá nhân ông luôn coi trọng kỷ luật, kỷ cương trong công tác chỉ đạo, điều hành "không cho phép cấp dưới có quyền không báo cáo Chính phủ".
    "Việc không báo cáo, thông tin không đầy đủ, không phối hợp là những biểu hiện cụ thể của việc vi phạm quy chế làm việc, sẽ được xử lý nghiêm túc theo quy định", văn bản nêu rõ.
    Khá ngẫu nhiên, chiều cùng ngày văn bản trả lời chất vấn của Thủ tướng được đăng tải, một bản báo cáo khác của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại vẫn cho thấy một thực tế được lặp lại như chính tại báo cáo mà đại biểu Quốc đã lấy làm dẫn chứng.
    Đó là báo cáo Việc thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.
    Theo báo cáo này thì để phục vụ cho nội dung giám sát nội dung nói trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan có liên quan xây dựng báo cáo của Chính phủ. Và Bộ này đã có công văn từ ngày 9/2 năm nay gửi ủy ban nhân dân các tỉnh, thành đề nghị báo cáo về nội dung giám sát gửi về bộ trước ngày 4/3, sau đó lùi đến trước ngày 10/6/2011.
    Hết thời hạn nêu trên, do mới chỉ nhận được báo cáo của một số địa phương nên ngày 21/6 Bộ này lại tiếp tục có công văn đôn đốc. Và đến hết ngày 15/8 cũng chỉ nhận được báo cáo của 49/63 tỉnh, thành phố.
    Danh sách cụ thể của 14 tỉnh, thành này nằm rải rác ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, từ Lào Cai đến Bình Phước, An Giang, Quảng Ngãi...
    Đáng chú ý là, trong số đã thực hiện thì nội dung của nhiều báo cáo còn sơ sài, không theo đúng đề cương của đoàn giám sát, số liệu chưa đầy đủ, độ chính xác chưa cao...
    Bên cạnh đó, lại thêm một trùng hợp không mấy phấn khởi là tính đến ngày 23/11/2011, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ nhận được báo cáo của 49 đoàn đại biểu Quốc hội.
    Tại sao chỉ có 49 đoàn báo cáo, còn lại các đoàn khác không làm gì à? Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi tại phiên giám sát.
    Tất nhiên, không thể có câu trả lời trực tiếp cho băn khoăn của Chủ tịch.
    Hơn nữa, việc yêu cầu báo cáo nhưng không nhận được báo cáo và cũng không có thông tin rằng sẽ xử lý những đơn vị, địa phương không chấp hành yêu cầu này tiếc thay không còn là cá biệt.
    Ngay tại kỳ họp Quốc hội thứ hai vừa qua, báo cáo về thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 - 2015 được Chính phủ gửi tới Quốc hội cũng cho biết, một số tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ...
    Rồi, việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa cao. Chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ chưa đầy đủ, không đúng thời gian quy định, chất lượng báo cáo không đảm bảo yêu cầu, thiếu số liệu để so sánh, đánh giá việc sử dụng vốn, tài sản. Thậm chí một số trường hợp báo cáo thiếu trung thực.
    Thế nhưng, thông tin các tập đoàn này đã được xử lý thế nào thì không thể tìm thấy trong báo cáo.
    Như vậy, không quá khó để có thể dẫn ra những biểu hiện cụ thể của việc vi phạm quy chế làm việc như Thủ tướng đã nêu tại văn bản trả lời chất vấn. Đương nhiên, điều này không thể không ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành công việc chung như đại biểu Quốc lo ngại.
    Điều đó cũng lý giải vì sao, chất vấn về kỷ luật, kỷ cương luôn trở lại với người đứng đầu cơ quan hành pháp.


    "Thượng bất chính thì hạ tắc loạn", đó là thực tế đã được kiểm chứng từ bao đời không thể phủ nhận. Nếu vẫn không xử lý được yêu cầu mà DTQ nêu ra như trên thì vấn đề bảo vệ Hải đảo và mục tiêu dài hơn nữa là đưa Hoàng Sa về với VN còn ở nơi xa lắm bác Dương ah.
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tham khảo một tư liệu lịch sử về lá cờ vàng ba que .

    Lá cờ này trong quá khứ luôn đi cùng lá cờ của quân xâm lược , như hình sau đây , ta thấy hai lá cờ vàng chầu hai bên như hai tên lính hầu , còn lá cờ tam tài của " mẫu quốc Đại Pháp " thì chểm chệ ở giữa , như là ông vua .
    Hình chụp ngày 10 tháng 10 năm 1954 tại Hà Nội .

    [​IMG]

    Thực chất là lá cờ của quân đội đánh thuê cho ngoại bang , hết Pháp rồi tới Mỹ để chống lại đồng bào và tổ quốc của mình !
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    [​IMG]
    Last Days Of Hanoi


    [​IMG]
    Last Days Of Hanoi

    Ngày cuối cùng buồn bã của quân viễn chinh Pháp và quân đội Quốc Gia Việt Nam với cờ vàng ba sọc đỏ !
    Lá cờ luôn đồng hành cùng quân xâm lược !


  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này