Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4250 người đang online, trong đó có 354 thành viên. 07:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32673 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. itcstar

    itcstar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Đã được thích:
    6
    Thế chiến thứ 3 nổ ra ở châu Á – Thái Bình Dương?

    Khởi tạo bởi : tinkinhte | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 18/12/2011 20:15E-mail | Bản in | Lưu xem sau
    [​IMG][​IMG]

    Lo sợ quân đội Trung Quốc phát triển vượt bậc mỗi ngày, Mỹ tìm mọi cách kìm chế mà việc tăng cường hợp tác quân sự với Australia là động thái mới nhất.


    Bất chấp thất bại trong cuộc chiến ở Triều Tiên và Việt Nam, hơn nửa thế kỷ qua, Mỹ vẫn duy trì vai trò thống trị ở khu vực Thái Bình Dương, nơi cư ngụ của một nửa dân số thế giới.
    Tuy nhiên, mọi thứ đang thay đổi. Với sự tăng trưởng thần kỳ của nền kinh tế, giới phân tích ví von rằng Trung Quốc - “người khổng lồ ngủ say” bắt đầu thức giấc.
    Điều đáng nói là, sức mạnh kinh tế đang mang lại cho Trung Quốc một nguồn sức mạnh mới: Sức mạnh quân sự khi đi kèm sự thịnh vượng là khả năng hiện đại hóa quốc phòng. Và Trung Quốc không ngần ngại phô trương các khả năng này ngay tại châu Á – Thái Bình Dương với tham vọng kiểm soát khu vực vốn từ lâu là lợi ích của người Mỹ.
    Điều này vô hình chung đánh thức nỗi ám ảnh về một cuộc đối đầu giữa hai siêu cường như cuộc đối đầu Liên Xô – Mỹ trong quá khứ.
    Quan sát quan hệ Trung – Mỹ thời gian qua, nhà báo kỳ cựu Max Hastings cảnh báo nếu căng thẳng giữa Washington và con rồng châu Á tiếp tục bị đẩy lên cao thì một cuộc chiến thực sự giữa hai bên ngay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là điều khó tránh.
    Đồng quan điểm, chiến lược gia kỳ cựu người Mỹ Paul Stares cũng nhấn mạnh: “Soi vào các sự kiện từng xảy ra trong quá khứ giữa hai nước, nếu những căng thẳng, bất đồng và thái độ thù địch hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington không được điều hòa hiệu quả sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng trầm trọng trong tương lai giữa hai bên”.
    [​IMG]
    Giới phân tích phương Tây quan ngại đối đầu Trung - Mỹ. Ảnh minh họa: AFP.

    Quan ngại của giới phân tích phương Tây xuất phát từ sự khiêu khích, gây hấn, đối đầu mà Bắc Kinh công khai nhằm vào Washington từ đầu năm đến nay và sức mạnh đang gia tăng từng ngày của quân đội nước này.
    Đầu tiên là sự kiện hồi tháng giêng. Khi sắp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang thăm, Trung Quốc "làm lễ ra mắt" mẫu chiến đấu cơ tàng hình J-20 với thiết kế vô cùng phức tạp và tinh vi. Ngay lập tức, giới phân tích phương Tây dồn dập chỉ trích động thái nhằm phô trương tiềm lực quân sự này của Trung Quốc.
    Thứ hai là sự kiện Bắc Kinh từ chối cho không các tàu hải quân của Mỹ cập cảng của họ để trú bão khiến người Mỹ "tức điên". “Trung Quốc đang thách thức và hủy hoại các quy tắc và luật pháp toàn cầu bởi lối hành xử vô lý, quá quắt của họ”, ông Michael Auslin, đại diện cho quan điểm của nhiều người Mỹ mạnh mẽ lên án.
    Dường như việc làm phật lòng hay chọc giận Washington trở thành thói quen khó sửa của Bắc Kinh. Việc Trung Quốc “bênh chằm chặp người anh em” Triều Tiên liên trong vụ tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc, “đồng minh ruột” của Mỹ và sau đó là vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong khiến Washington sôi sục.
    Dù Bắc Kinh giải thích rằng họ luôn đánh giá sự việc một cách công tâm và chỉ đang cố kìm chế các bên, Mỹ vẫn đáp trả bằng việc ra lệnh cho lực lượng hải quân triển khai các tàu chiến ở biển Hoàng Hải để hỗ trợ và bảo vệ đồng mình chiến lược của họ.
    Tiếp theo là, Trung Quốc do phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ dồi dào của Iran nên cùng với Nga kiên quyết giữ lập trường phản đối Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt Tehran liên quan đến chương trình hạt nhân, nối dài mâu thuẫn Trung – Mỹ.

    Xuất phát từ động thái này của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích phương Tây ái ngại về chính sách đối ngoại của Bắc Kinh hiện nay khi cho rằng nước này đang bỏ ngoài tai yêu cầu hợp lý của phương Tây và hành động với niềm tin rằng: là một lực lương toàn cầu mới, họ phải đóng một vai trò nhất định trong việc thiết lập trật tự thế giới mới.

    Chứng minh cho nhận định của mình, nhóm các nhà phân tích trên dẫn lời một lãnh đạo Trung Quốc rằng: “Trong nhiều thế kỷ qua, phương Tây đã lợi dụng trật tự thế giới để làm những gì mà họ muốn để thỏa mãn lợi ích của họ. Nay đến lượt chúng tôi để thiết lập trật tự toàn cầu mới phù hợp với những lợi ích của chúng tôi”.
    Ngoài ra, Ngoại trưởng Trung Quốc trong một bài phát biểu gần đây còn công khai thể hiện tư tưởng nước lớn đối với các quốc gia láng giềng Đông Nam Á khi nhấn mạnh rằng họ chỉ là những nước bé bên cạnh một Đại lục rộng lớn.
    Ông Michael Auslin, chuyên gia tại viện Doanh nghiệp Mỹnkịch liệt lên án bài phát biểu trên và cáo buộc đây là chính biểu hiện của tư tưởng nước lớn ức hiếp nước nhỏ.
    Không dừng lại ở đó, trong kỷ nguyên máy tính kiểm soát gần như mọi thứ, căng thẳng Trung – Mỹ còn bắt nguồn từ những vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ bởi các tin tặc người Trung Quốc. Mục tiêu “ưa thích” của giới tin tặc Trung Quốc là hệ thống máy tính của Chính phủ cũng như của giới quân sự Mỹ và thậm chí, không “tha” cho các tập đoàn hay các công ty lớn của đối thủ.

    Nguyên nhân thứ 2 khiến giới phân tích phương Tây chìm trong nỗi quan ngại về một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ còn xuất phát từ việc Mỹ vô cùng quan ngại sức mạnh ngày càng vượt trội của quân đội đối thủ nhờ chủ trương hiện đại hóa quân sự của chính phủ nước này.
    Trong đó đáng chú ý nhất là việcTrung Quốc tìm mọi cách để gia tăng các khả năng cho hải quân nhằm đối trọng với Mỹ, quốc gia sở hữu sức mạnh hải quân “đỉnh” nhất thế giới nhằm đối đầu với cường quốc số 1 thế giới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
    Được trang bị tàu sân bay và các hệ thống tên lửa tinh vi, hải quân Trung Quốc đang phát triển thần tốc, khiến Mỹ vô cùng quan ngại.
    Việc Trung Quốc không tiếc tiền của để hiện đại hóa quân đội và thực tế đã thu được nhiều thành tựu đáng chú ý khiến Mỹ nhận ra nguy cơ là các căn cứ quân sự của họ ở Tây Thái Bình Dương có khả năng nằm trong tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc.
    Nguy cơ này thúc đẩy Mỹ “kết đôi” với Australia nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên với một thỏa thuận lịch sử vừa đươc ký cho phép triển khai 2.500 thủy quân lục chiến tinh nhuận của Mỹ trên lãnh thổ phía Bắc nước này.
    Ngoài ra, Richard Haas, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ cũng nhấn mạnh: "Chính sách của nước Mỹ phải đặt mục tiêu để tạo ra sự liên kết khu vực chặt chẽ nhằm kìm chế nỗ lực gia tăng ảnh hưởng ở bên trong lẫn bên ngoài khu vực Thái Bình Dương của Trung Quốc”.
    Điều này phản ánh quan ngại của giới lãnh đạo Mỹ khi tưởng tượng đến viễn cảnh với đà đầu tư hiện đại hóa quân đội như hiện nay thì chỉ trong khoảng một thập kỷ nữa thôi, khi các lực lượng vũ trang của Trung Quốc lớn mạnh, họ sẽ không ngần ngại sử dụng vũ lực để giành lấy những gì mà họ muốn.
    Dĩ nhiên, Bắc Kinh kịch liệt lên án thỏa thuận này với lời cảnh cáo rằng đây không phải là thời điểm "thích hợp để tăng cường và mở rộng liên minh quân sự và điều này có thể không mang lại bất cứ lợi ích nào cho các quốc gia trong khu vực”.
    Điều đáng nói là quan điểm này của Bắc Kinh nhận được sự đồng tình của một số nhà chuyên gia Australia, trong đó có quan điểm của ông Hugh White, công tác tại ĐH Quốc gia Australia.
    Ông White cho rằng thỏa thuận hợp tác quân sự Mỹ - Australia đầy rủi ro và rằng trong một thế giới mới, tốt nhất Mỹ nên từ bỏ tham vọng bá chủ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và nên chia sẻ quyền lực với Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.
    Tuy nhiên, phản ứng giận dữ từ phía Bắc Kinh hay quan ngại của một số nhà phân tích Australia không thể ngăn được chiến lược ngăn chặn Trung Quốc của Mỹ. Hơn thế nữa, không chỉ thiết lập liên minh với Australia, Washington còn đang tiến hành chiến thuật “ve vãn” Myanmar, đồng minh truyền thống và chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

    Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đến Myanmar hồi đầu tháng này là minh chứng mạnh mẽ nhất cho kế hoạch của Washington để kéo nước này ra khỏi “vòng tay” của Bắc Kinh, có nguy cơ khiến đối đầu Trung – Mỹ leo thang.

    Ngoài ra, “đổ thêm dầu vào lửa”, ông Michael Auslin mới đây đưa ra tuyên bố gây sốc rằng: "Vai trò lãnh đạo toàn cầu và địa vị của nền kinh tế nước Mỹ trong tương lai phụ thuộc vào việc duy trì vai trò của chúng tôi trong khu vực năng động nhất của thế giới”.

    Tất nhiên, Trung Quốc không ngồi yên để Mỹ thích làm gì thì làm.

    Do đó, trong những thập kỷ tới, hòa bình tại khu vực châu Á, thậm chí toàn cầu sẽ bị đe dọa bởi những động thái “không ai nhường ai” của cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Và nếu những mâu thuẫn, căng thẳng truyền thống giữa hai cường quốc không được kìm chế hiệu quả thì cuộc đụng độ Trung – Mỹ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ không chỉ là cảnh báo của giới phân tích nữa mà sẽ là thực tế khủng khiếp mà khu vực này lẫn cộng đồng thế giới phải đối mặt.

    Lê Dung (Daily mail) // Báo Đất Việt
  2. lvlinh

    lvlinh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    33
    Bài đăng : Chủ nhật 18 Tháng Mười Hai 2011 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 18 Tháng Mười Hai 2011

    Dân biểu Philippines cảnh báo về việc Đài Loan củng cố chủ quyền tại Trường Sa

    [​IMG]Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)



    Trọng Nghĩa
    Theo báo chí Philippines, nhiều dân biểu có thế lực tại nước này vừa lên tiếng kêu gọi chính quyền cảnh giác trước động thái mới đây của Đài Loan trên đảo Itu Aba mà họ đang kiểm soát tại vùng quần đảo Trường Sa dưới tên gọi Thái Bình.


    Theo hãng tin Đài Loan CNA, hôm 13/12/2011, chính quyền Đài Bắc đã khánh thành một hệ thống năng lượng mặt trời trên hòn đảo đang tranh chấp với các láng giềng Trung Quốc, Việt Nam, và Philippines, xem đấy là một hành động củng cố thêm chủ quyền của Đài Loan.
    Trước sự kiện này, hôm 16/12/2011, dân biểu Ben Evardone, chủ tịch Ủy ban Thông tin Hạ viện Philippines đã yêu cầu bộ Ngoại giao là phải gởi công hàm chính thức phản đối Đài Loan. Nhân vật này đồng thời đòi hỏi chính quyền là phải nêu bật vấn đề này trước ASEAN và Liên Hiệp Quốc. Đối với ông Ben Evardone, Philippines « không thể thụ động trước hành vi vi phạm trắng trợn chủ quyền của đất nước ».
    Cùng ngày, hai dân biểu Emilio Joseph Abaya thuộc thành phố Cavite và Teddy Baguilat Brawner Jr của tỉnh Ifugao - cả hai đều là thành viên Ủy ban Quốc phòng Hạ viện – cũng kêu gọi chính quyền của tổng thống Aquino phải lên tiếng phản đối Đài Loan.
    Tuy nhiên, hai nhân vật này còn cho rằng Manila phải học tập kinh nghiệm của Đài Bắc, cải thiện hạ tầng cơ sở tại các hòn đảo mà Philippines kiểm soát tại vùng Trường Sa, để tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội Philippines trong việc bảo vệ chủ quyền.
    Xin nhắc lại là đảo Itu Aba, mà Việt Nam gọi là Ba Bình, là hòn đảo lớn nhất trong vùng quần đảo Trường Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát, với khoảng 100 quân đồn trú tại chỗ. Trên đảo này, chính quyền Đài Bắc đã cho xây dựng một công viên văn hóa và một phi đạo có thể dùng cho máy bay vận tải quân sự loại C.130.


    .
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Lạm Bàn về Ảnh Hưởng của Văn Hoá ...Tàu [r37)][r37)][r37)][r37)][r37)]
    ================================
    Văn hóa Khựa là văn hóa bẩn, tư tưởng Khựa là tư tưởng thối, ngược hoàn toàn với các tư tưởng văn minh của nhân loại !
    Hãy tưởng tượng 1 nước Mêhicô ngay cạnh Mẽo hùng mạnhm có nhiều đảo không hoặc ít người ở mà chẳng bao giờ lo lằng gì cả, trên biên giới cũng vậy ! =D>=D>=D>=D>=D>
    Còn Khựa bẩn tại sao cứ muốn hết các nước xung quanh ???[r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Thấy có hoatimbanglang anh mê tít ! :x:x:x:x
    Nhưng buồn ngủ quá ! b-(
    Thôi thì buông luôn cho nó theo lẽ tự nhiên vậy ! =))=))
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Bão Washi tiến sát biển Đông nước ta

    (Dân trí) - Bão Washi (bão số 7) đã tiến sát vào biển Đông nước ta, gây nguy hiểm cho 255 tàu, thuyền đang hoạt động ở khu vực đảo Trường Sa. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tập trung ứng phó với cơn bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại Philippines này.
    Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 10 giờ trưa nay (18/12), vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,5 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9, cấp 10.
    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km. Đến 10 giờ ngày 19/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 9,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi qua khu vực quần đảo Trường Sa và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
    Trước khi đi vào vùng biển nước ta, đêm 17/12, bão Washi đã tràn qua miền nam Philippines, khiến hàng trăm nghìn người dân không kịp trở tay và làm chết gần 500 người.
    [​IMG]
    Bão số 7 gây nguy hiểm cho gần 300 tàu, thuyền đang hoạt động ở khu vực Trường Sa. (Ảnh: NCHMF)

    Chuyên gia khí tượng cho biết, dù ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền, nhưng bão số7 sẽ gây ra gió mạnh tới cấp 8 trên biển và kéo dài từ 2-3 ngày. Trong khi đó, theo thống kê chưa đầy đủ, khu vực Trường Sa hiện có 255 tàu với gần 3.000 người đang hoạt động, khu vực gần bờ có gần 33.000 tàu đang hoạt động. Hiện đã có một số thiệt hại ban đầu khi 1 tàu Phú Yên bị chìm trên đường chạy tránh gió, 1 tàu khác đang neo đậu bị sóng đánh chìm.
    Hiện các lực lượng chức năng đã thông báo kêu gọi được hơn 43.500 tàu/220.000 người trên biển.
    Tại cuộc họp sáng nay, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu tập trung ứng phó với bão trên biển. Các lực lượng chức năng khẩn trương kêu gọi, kiểm đếm tàu thuyền. Các lực lượng trên biển sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn, nhanh chóng thông báo, kêu gọi tất cả số tàu thuyền đang hoạt động trên khu vực quần đảo Trường Sa, các tàu thuyền hoạt động từ vùng biển Quảng Trị xuống phía Nam khẩn trương tìm điểm trú, tránh an toàn. Các tàu thuyền khu vực dự báo bão đi qua chạy thẳng xuống phía Nam để tránh gió mạnh.
    Phó Thủ tướng lưu ý tránh tâm lý chủ quan, nhất là khi tàu thuyền khu vực phía Nam chủ yếu là loại nhỏ, ít kinh nghiệm chống bão như tàu miền Trung và khu vực này ít có đảo trú, tránh. Trên đất liền, cũng cần cảnh giác đề phòng mưa kèm bão gây thiệt hại.


  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Xin mời các chiến sỹ điểm tâm sáng:

    Khả năng Mỹ mang siêu hạm đến Biển Đông là khá lớn

    “Chúng ta sẽ gửi đến Singapore một số chiến hạm tấn công ven bờ mới nhất của Hải quân Mỹ”.

    Để đối phó với sự gia tăng chóng mặt về sức mạnh hải quân của Trung Quốc trong vài năm gần đây, nhiều khả năng Mỹ sẽ xúc tiến việc đưa các chiến hạm thường trực tới khu vực Biển Đông, trong số đó Washington đã có ý định thiết lập các căn cứ thường trú cho các chiến hạm Mỹ ở Singapore, Thái Lan và Philippines.

    Trong một bảo báo cáo học thuật dự báo chiến lược của Hải quân Mỹ đến năm 2025 mới được xuất bản gần đây, Đô đốc Jonathan Greenert – Tổng chỉ huy các chiến dịch hải quân đã viết rằng:

    “Chúng ta sẽ gửi đến Singapore một số chiến hạm tấn công ven bờ mới nhất của Hải quân Mỹ”.

    Trước đó, giới chức Mỹ đã nói nhiều đến khả năng điều động lực lượng do lo ngại và muốn bảo đảm an toàn cho các tuyến đường lưu thông hàng hải quốc trên khu vực Biển Đông/Nam Trung Hoa sau khi xuất hiện căng thẳng giữa Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực liên quan đến vấn đề lãnh hải ở vùng biển này.

    Đô đốc Jonathan Greenert còn cho biết thêm rằng Hải quân Mỹ có thể sẽ điều động cả máy bay săn ngầm P-8A Poseidon tới các căn cứ trên lãnh thổ của Philippines và Thái Lan.

    “Hải quân Mỹ cần tiếp cận bằng các phương tiện cải tiến để hiện hiện ở khắp nơi trên thế giới nhằm giải quyết các vấn đề lo ngại liên quan đến tự do hàng hải và đảm bảo lợi ích của nước Mỹ” - Đô đốc Jonathan viết trong một báo cáo công bố tháng 12/2011 của Học viện hải quân Mỹ.
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Mỹ đắc lợi từ trò nhảm nhí về đường hầm hạt nhân Trung Quốc (kỳ 2)?
    Cập nhật lúc :6:45 AM, 19/12/2011

    Đầu tháng này, nhóm sinh viên ĐH Georgetown, Mỹ làm xôn xao cả thế giới khi công bố phát hiện mạng lưới đường hầm quy mô để cất giấu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của Trung Quốc. Song tính xác thực của công bố này đến đâu thì vẫn còn là điều gây tranh cãi.
    Mỹ đắc lợi gì từ công trình nghiên cứu của Karber?

    Tuy nhiên, đáng buồn là kết quả mà nhóm Karber đưa ra lại gây hoang mang cho nhiều người và làm dấy lên những chỉ trích nặng nề dành cho Trung Quốc rằng họ đang lén lút, bí mật phát triển, gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân từ hàng loạt báo chính thống phương Tây như The Wall Street Journal, Agence France-Presse, Washington Post, Daily Mail… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

    Ngoài ra, nó cũng sẽ tác động và có thể định vị lại vị thế của các bên trong các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Chính quyền Obama và Bắc Kinh.

    Truyền thông phương Tây chỉ trích Trung Quốc lén lút phát triển, gia tăng kho vũ khí hạt nhân sau công trình nghiên cứu của nhóm Giáo sư Karber.

    Trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Washington, Bắc Kinh tuyên bố chính sách thể hiện lập trường vũ khí hạt nhân sẽ chỉ được sử dụng như là đòn trả đũa trong trường hợp Trung Quốc bị tấn công hạt nhân trước và Trung Quốc sẽ không bao giờ là bên tấn công hạt nhân trước.

    Theo đó, họ yêu cầu Washington đưa ra cam kết tương tự. Tuy nhiên, giới chức quân sự và ngoại giao Mỹ không tin vào cam kết này khi cho rằng đó chỉ là một cách để Trung Quốc gây sức ép đòi Mỹ đưa ra cam kết tương tự nên họ đã không chấp thuận đề nghị này.

    Do đó, các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai bên rơi vào thế bế tắc trong hơn một thập kỳ qua.

    Tuy nhiên, lý do sâu xa khiến Washington không chấp nhận đề nghị nghe có vẻ “hợp tính hợp lý” của Bắc Kinh còn xuất phát từ quan ngại Đại lục chỉ đang cố tránh bị tấn công hạt nhân trước từ Mỹ trong trường hợp họ muốn vượt eo biển, tấn công đảo Đài Loan, hợp nhất Trung Quốc. Toan tính này của Trung Quốc cũng giải thích cho việc tại sao họ theo đuổi chiến lược không tấn công và trả đũa chiến lược bằng vũ khí hạt nhân trước.

    Người Trung Quốc khôn ngoan nhận thức được thực tế kho vũ khí hạt nhân của họ không thể so bì được với của Mỹ và do đó, Trung Quốc sẽ chỉ thiệt thòi và rơi vào thế bất lợi nếu bị Mỹ tấn công hạt nhân trước.

    Hơn nữa, đối với các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc, cam kết kiểm soát vũ khí hạt nhân ở thời điểm này giống như hành động giải trừ quân bị đơn phương, chỉ đặt Bắc Kinh vào thế bất lợi nếu đối đầu, mâu thuẫn truyền thống Trung – Mỹ bùng lên thành một cuộc chiến thực sự. Do đó, không có gì khó hiểu khi Trung Quốc không muốn hợp tác với Mỹ để kiểm soát vũ khí hạt nhân như những gì mà người Nga đã làm.

    Nhưng điều đáng chú ý hơn liên quan đến công trình nghiên cứu của nhóm Karber và đàm phán hạt nhân Trung – Mỹ là số lượng 3.000 đầu đạn hạt nhân theo kết quả nghiên cứu của nhóm này rất có thể được Washington trích dẫn và xem là bằng chứng quan trọng chứng tỏ Bắc Kinh đang hành động ngược lại so với những gì mà họ tuyên bố.

    Cụ thể, Mỹ có thể cáo buộc Trung Quốc ngấm ngầm gia tăng kho vũ khí hạt nhân hướng đến khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân trước bất chấp chính sách của họ và do đó, nhiệm vụ của Bắc Kinh là phải tìm được lý lẽ để bác bỏ luận điệu này.
  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tôi chỉ cần ý để làm thơ ...
    Hơi đâu lo ba chuyện vu vơ ?
    Ai chính là ai , tôi cũng biết !
    Thính mà giả điếc , tỉnh giả mơ !

    Hớ hớ !!!

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Anh mời Hoa tím BL nha ! [};-[};-[};-[};-
    [​IMG]





    var commentsController = CommentsController.getInstance(); // call mixin again to pass in element ids commentsController.mixIn({ mediaUrl: "http://i470.photobucket.com/albums/rr62/hivn08/coffee%20cup/1247594537_coffe_bn.jpg", commentRedirectUrl: "http://photobucket.com/login?returnUrl=http%3A%2F%2Fs470.photobucket.com%2Falbums%2Frr62%2Fhivn08%2Fcoffee%2520cup%2F%3Faction%3Dview%26current%3D1247594537_coffe_bn.jpg%26addComment%3D1", attachRedirectUrl: "http://photobucket.com/login?returnUrl=", viewerAlbumUrl: "", maxCommentChars: 500, commentLimit: 10, canComment: true, autoApproved: false, manageComments: false, count: 0, fullcount: 0, offset: 0 });
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Bác nói thế , tôi e rằng ngay trong nhà mình đây sẽ có người cho bác ăn gạch đấy !

    :)):)):)):)):)):))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này