Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4473 người đang online, trong đó có 310 thành viên. 09:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32442 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/viet-nam-se-lam-tat-ca-de-bao-ve-chu-quyen/

    'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền'

    "Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời VnExpress tối 5/6, ngay khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á.
    > Việt Nam đưa vụ tàu bị cắt cáp ra diễn đàn an ninh châu Á/ Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền biển đảo


    - Trong phát biểu chính thức tại Hội nghị An ninh châu Á vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đề cập đến vụ Bình Minh 02 như là một ví dụ cho thấy những phức tạp mới nảy sinh trên biển Đông. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?
    - Hội nghị An ninh Châu Á lần này có sự tham dự của một Tổng thống, 2 Thủ tướng, 28 Bộ trưởng Quốc phòng và gần 2.000 quan chức quốc phòng, học giả… Tại diễn đàn, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có bài phát biểu ở phiên thứ 5 về “Đối phó thách thức an ninh mới trên biển”. Dư luận đánh giá đây là bài phát biểu tốt, ở tầm cao chiến lược và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển, ổn định của khu vực.
    Vụ tàu Bình Minh 02 đã được đưa vào phát biểu chính thức tại Hội nghị. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu, khẳng định sự sai trái của Trung Quốc trong sự việc này. Việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Đồng thời, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhắc lại chủ trương Việt Nam trên biển Đông là kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.
    [​IMG]Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ảnh: Xuân Hoa.- Đáp lại phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng, đây là hoạt động chấp pháp bình thường và quân đội Trung Quốc không hề tham gia. Ông bình luận gì về phản ứng này?
    - Tôi muốn khẳng định, vụ tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam là hành động xâm phạm trắng trợn. Đó là vụ hành xử bằng bạo lực, hành động bạo lực khoác áo dân sự. Hành động này của phía Trung Quốc chứng tỏ một điều chính người gây hấn cũng không có cơ sở pháp lý để giải quyết mà phải sử dụng đến bạo lực để phá hoại một hoạt động lao động hoà bình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
    Sự việc này lại diễn ra sau một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc, ngay trước thềm Hội nghị An ninh châu Á. Vì thế, đây còn là sự thách thức dư luận quốc tế. Cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, không cho ai xé rào khỏi luật pháp.
    - Thưa ông, những đối thoại và phát biểu chính thức tại Shangri La của các nước không thấy đề cập đến vụ việc tàu Bình Minh 02. Tại sao các nước ASEAN chưa nhìn nhận đây là vấn đề khu vực, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc - Việt Nam?
    - Đối với Việt Nam, hành động gây hấn vừa rồi của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền. Nhưng đối với quốc tế thì cần phải hiểu hành động này là phép thử để Trung Quốc biến cái gọi “đường 9 khúc” thành hiện thực. Và nếu các nước làm ngơ thì lợi ích của họ cũng sẽ bị xâm phạm. Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.
    Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đến thời điểm diễn ra Hội nghị, sự việc còn quá mới, các đại biểu chưa nắm đầy đủ thông tin, chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi tin rằng, sau những thông điệp của phía Việt Nam, các nước nhất là trong khối ASEAN sẽ nhìn nhận vấn đề này đúng bản chất hơn: Khả năng xuất hiện một nguy cơ Trung Quốc đang đặt ra khuôn phép mới, cách hành xử mới với các nước trong khu vực để hiện thực hoá cái gọi là “yêu sách về đường 9 khúc”. Hôm nay là Việt Nam thì ngày mai sẽ là nước khác. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực phải xem xét lại đúng hay sai với tư cách là đối tượng trong tương lai.
    - Trong bối cảnh các nước còn đang phân tán trong đánh giá, với tư cách là tướng quân đội, Việt Nam sẽ làm gì để sự việc Bình Minh 02 không tái diễn, thưa ông?
    - Chúng ta sẽ áp dụng mọi biện pháp để duy trì sự ổn định và giữ chủ quyền, trong đó biện pháp nhất quán, cơ bản, lâu dài là giải quyết trong hoà bình. Chiến tranh là điều không ai muốn, tuy nhiên khi sự việc leo thang thì chúng ta cũng sẽ hành động chứ không thể ngồi im.
    Hôm qua, tàu Bình Minh 02 tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ và việc chúng ta tăng cường đến 8 tàu bảo vệ cũng là một hành động cụ thể để ngăn chặn những hành vi xâm phạm khu đặc quyền kinh tế. Quân đội không trực tiếp tham gia. Tuy nhiên, quân đội sẽ theo dõi sát sao để tránh xảy ra xung đột. Nếu đến mức xảy ra xung đột vũ trang thì nhất quyết quân đội tham gia để bảo vệ chủ quyền đất nước.
    Chúng ta không nói suông, không thụ động ngồi im, nhưng cũng không bảo vệ chủ quyền một cách thiếu khôn ngoan mà phải dựa vào sức mạnh thời đại, đó là niềm tin, sự ủng hộ vào chân lý và khát vọng hoà bình của tất cả các nước, tất cả các dân tộc trong thế giới ngày nay. Ngay cả nhân dân Trung Quốc cũng vậy, họ rất yêu chuộng hoà bình và cũng mong muốn một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước mình. Chúng ta sẽ sử dụng đúng luật pháp quốc tế và bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ, tài sản quốc gia. Với những cố gắng của chúng ta trong tuyên truyền, đấu tranh ngoại giao, đối thoại với Trung Quốc và tăng sức mạnh bảo vệ thì tôi tin sẽ không tái diễn sự kiện 26/5 lần nữa.
    - Theo báo chí Trung Quốc, Hà Nội tự tin hơn sau phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton năm ngoái là Mỹ có lợi ích lâu dài tại biển Đông. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông biển Đông. Theo ông, trong bối cảnh này, Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược này của Mỹ?
    - Tôi có thể tự tin nói rằng, Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình.
    - Ở bên cạnh một nước "thường có khoảng cách giữa hành động với tuyên bố" như Trung Quốc, điều e ngại nhất của ông là gì?
    - Tại Đối thoại Shangri La 10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu rất hay, có tính xây dựng cao và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đánh giá cao về nội dung bài phát biểu này. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị, một số đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn về khoảng cách giữa lời nói và việc làm trên thực tế của Trung Quốc, đặc biệt là đặt nó bên cạnh một số vụ việc vừa qua. Chúng ta hy vọng, chờ đợi và ủng hộ những hành động sắp tới đây của Trung Quốc sẽ phù hợp với những tuyên bố tốt đẹp của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.
    Còn về sức mạnh của Trung Quốc - rõ ràng họ là một nước lớn, vừa qua đã đạt được những bước phát triển to lớn, toàn diện, trong đó có lĩnh vực quân sự. Chúng ta tôn trọng và ủng hộ sự phát triển ấy nếu nó đem lại sự phát triển hoà bình ổn định trong khu vực, củng cố tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Còn trong trường hợp một thế lực nào sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả người dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.
    Năm 1945, khi các nước lớn ngồi phân chia lại thế giới sau Thế chiến thứ hai, hồi đó Mỹ cho rằng, đối thủ đáng gờm trong tương lai của Mỹ sẽ là Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng có nhà tiên tri nào biết được rằng, hơn 30 năm sau, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh với một nước nhỏ, lạc hậu và khi đó còn chưa có tên trên bản đồ thế giới? Việt Nam thắng Mỹ, một lý do vô cùng quan trọng là nhờ nhân dân Mỹ đã đứng lên phản đối cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đó.
    Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
    Phạm Hiếu - Nguyễn Hưng
    Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền Việt Nam (11/06)▪Thế giới nhận định về căng thẳng Biển Đông (11/06)▪Các nước khu vực cần nỗ lực vì hòa bình Biển Đông (11/06)▪Mỹ kêu gọi hoà bình cho Biển Đông (11/06)▪Trung Quốc đòi các nước ngừng thăm dò ở Trường Sa (10/06)▪Trung Quốc nói gì trong vụ phá cáp tàu Việt Nam? (10/06)Xem tiếp ShowTopicJS (6550, 5, 3, 3, '', 2, 'tdTopic_6550_1000516522', 1, 1000516522);
    [​IMG] Nguyễn Chí Vịnh, Bình Minh 02, Shangri La



    Ý kiến bạn đọc ( 124 )

    Xem từ đầu

    Sắp xếp theo Mới nhất Cũ nhất

    07/06/2011
    Kiên trì ngoại giao, hòa bình
    Bài phát biểu của đồng chí Trung tướng đã khơi gợi sức mạnh tiềm ẩn của mỗi con người Việt Nam. Tôi thật xúc động, và tự hào rằng "người Việt Nam nhỏ bé, nước Việt Nam còn nghèo, nhưng tinh thần dân tộc hết sức quật cường". Tôi tin tưởng vào Đảng, Nhà nước và quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng ta kiên trì ngoại giao, hòa bình, nhưng cũng không thể nhân nhượng trước sự xâm lăng của các thế lực thù địch.
    ( Nguyễn Long )

    07/06/2011
    Đồng lòng để bảo vệ chủ quyền đất nước
    Cảm ơn Trung tướng về bài phát biểu này! Tôi là nguời Việt Nam, là "con Lạc, cháu Rồng", dù hiện đang sinh sống ở nước ngoài, song tôi rất tự hào mình là người Việt. Toàn dân tộc Việt Nam hãy đoàn kết để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền hòa bình mà hàng triệu triệu người Việt Nam đã ngã xuống để có như ngày hôm nay. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta muốn sống yên ổn, nhưng chúng ta không thể nhún nhường với những hành động khiêu kích, xâm phạm chủ quyền trắng trợn. Tôi mong rằng Chính phủ, những nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải có những hành động cụ thể để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Với cá nhân tôi, tôi sẵn sàng hy sinh và từ bỏ tất cả để được làm một người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc nếu có thế lực nào xâm lược nước ta.
    ( Jimmy Tran )

    07/06/2011
    Lời nói từ đáy lòng của vị tướng
    Sau khi đọc bài phỏng vấn này, tôi rất tâm đắc về những gì một Tướng Vịnh đã nói. Ông đã nói lên đúng những gì người dân đang nghĩ và mong muốn. Chúng ta dù là một nước nhỏ nhưng không vì thế làm ngơ trước sự xâm phạm và chèn ép trắng trợn của bất kỳ thế lực nào. Nhân dân Việt Nam sẽ luôn chiến đấu đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
    ( Dang Thanh Binh )

    07/06/2011
    Sục sôi lòng yêu nước
    Trong bất kỳ hoàn cảnh nào con người Việt Nam chúng ta luôn mang trong mình dòng máu yêu nước, chuộng sự hòa bình. Từ thế hệ ông cha ta đến thế hệ chúng ta và mãi mãi sau này dòng máu ấy vẫn chảy mãi trong con người Việt Nam. Đất nước ta còn nghèo nhưng lòng yêu nước, lòng dũng cảm và hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước thì khó có quốc gia nào có được. Tôi là người Việt Nam, vì vậy tôi sẽ không ngồi yên khi đất nước cần. Xin chân thành cảm ơn bài phát biểu của trung tướng.
    ( Le Minh Kiet )

    07/06/2011
    Đảng và Chính phủ hãy yên tâm vì còn có nhân dân
    Như Bác Hồ đã nói: "Khó đến mấy dân liệu cũng xong". Trong hoàn cảnh nước nhà có nguy cơ bị xâm lược, ngoài nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và quân đội, thì còn có người dân chúng tôi. Vì thế trong mọi hoàn cảnh nào, nếu cần sự giúp đỡ của nhân dân thì Đảng và Nhà nước hãy lên tiếng, chúng tôi sẽ cố gắng đóng góp hết sức mình tổ quốc thân yêu.
    ( Luanvtp )



    Xem tiếp
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Một bài hát làm rung động hàng triệu trái tim một thời.



    Chiến đấu vì độc lập tự do

    Chiến đấu vì độc lập tự do là bài hát do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác vào đêm ngày 17 tháng 2năm 1979, khi nghe tin chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ vào sáng ngày hôm đó. Đây là bài hát mở đầu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc". Ca khúc này thường được gọi bằng cái tên không chính thức là Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới - câu đầu tiên trong ca từ.

    Bài hát được phổ biến rất nhanh chóng. Dàn hợp xướng Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam thu thanh ngày 20 tháng 2. Ngày 9 tháng 3, bài hát được đăng trên báo Nhân Dân. Quân nhạc biểu diễn vào tháng 4.

    Lời bài hát

    Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới
    Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới
    Quân xâm lược bành trướng dã man, đã dày xéo mảnh đất tiền phương.
    Lửa đã cháy và máu đã đổ, trên khắp dải biên cương
    Đất nước của ngàn chiến công, vẫn sục sôi khí thế hào hùng
    Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca!

    Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương!
    Lịch sử đã trao cho người một sứ mạng thiêng liêng
    Mang trên mình còn lắm vết thương. Người vẫn hiên ngang ra chiến trường.
    Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người
    Độc Lập - Tự Do!​



    [};-
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nếu Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam , Đoàn TN CS HCM , Bộ Quốc Phòng , hoặc UBND thành phố nào đó tổ chức thì chúng ta tham gia tốt !
    Vì để tổ chức như vậy cần bảo đảm tốt an ninh , đề phòng bọn nội gián của TQ hoặc các thế lực chống phá chế độ ta gây rối ...
    Việc bảo đảm an ninh chỉ có thể là do lực lượng ******* làm thôi !
    Tình hình hiện nay thì chưa cần thiết !
    Nhưng tôi tin là nếu tình hình nóng lên thì chỉ cần một lời hiệu triệu của lãnh đạo , sẽ có hàng triệu người VN chúng ta đáp lời tổ quốc !
    Còn offline lúc này , thiết nghĩ chỉ nên tổ chức từng nhóm nhỏ đã biết và tin cậy nhau để đề phòng bọn Tàu phá hoại !

    [};-[};-[};-[};-[};-
  4. nguoibuontin

    nguoibuontin Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    07/04/2010
    Đã được thích:
    354

    Loại oắt con đấy bác quan tâm làm gì.
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/24358/bon--tu-huyet--cua-tau-san-bay-trung-quoc.html

    Tin Nhanh


    Cập nhật 07/06/2011 05:05:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]
    Send Email Print facebook twitter Zing


    Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

    Một trang mạng quân sự Mỹ đã liệt kê 4 nhược điểm cơ bản của tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc (mua từ Ukraine năm 1998).

    TIN BÀI KHÁC
    Chuột khổng lồ ăn thịt 2 bé gái
    Bi kịch cậu học trò nếm trái cấm quá sớm

    Voi lại chết ở khu bảo tồn thiên nhiên

    Loạn các danh hiệu tự phong của người mẫu Việt

    Phu nhân 'quan' tỉnh bán xôi bảy sắc góc chợ



    Một là, tàu sân bay này sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương nơi hiện đã tập trung hơn 10 tàu sân bay và tàu chở máy bay của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

    Hai là, tiêm kích trên hạm của Trung Quốc J-15 là hàng nhái máy bay Su-33 của Nga, có tính năng chiến đấu thua xa các tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, ngoài ra, Thi Lang không có các máy bay báo động sớm, tác chiến điện tử và vận tải, và khoảng cách này theo thời gian chỉ có tăng lên.

    Ba là, tàu sân bay Trung Quốc có hệ thống phòng vệ cực kỳ yếu kém, không có lực lượng tàu hộ tống hiệu quả gồm các tàu nổi và tàu ngầm.

    Bốn là, Trung Quốc đã không giải quyết được vấn đề chế tạo hệ thống động lực tin cậy cho tàu sân bay.

    Dưới đây là phân tích cụ thể về các điểm yếu lớn nhất của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc:

    Đơn độc giữa "bầy sói"

    Thi Lang sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương lúc nhúc tàu sân bay. Thứ nhất, tại đây có các tàu sân bay Mỹ: 5 siêu tàu sân bay hạt nhân đóng tại California, Washington và Nhật Bản, cộng với 6 tàu đổ bộ chở trực thăng ở California và Nhật Bản.

    Tổng lượng giãn nước của các tàu sân bay Mỹ là không dưới 700.000 tấn và có thể chở 600 máy bay. “Hải quân Mỹ có thể chở số máy bay trên biển nhiều gấp 2 lần toàn thế giới còn lại cộng lại”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates phát biểu năm 2010. Trong khi tàu sân bay Trung Quốc chỉ có lượng giãn nước 60.000 tấn và chở được không quá 40 máy bay và trực thăng.

    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang trong quá trình hoàn thiện

    Nhật Bản có 2 tàu sân bay trực thăng/đổ bộ 18.000 tấn, cộng một chiếc nữa đang đóng. Hiện tại, chúng chỉ chở một ít trực thăng, song chúng cũng có thể chở các tiêm kích tàng hình hạ cánh thẳng đứng F-35B. Cũng có những khả năng tương tự là 4 tàu sân bay 14.000 tấn mà Hàn Quốc dự định đóng và 2 tàu sân bay 30.000 tấn của Australia đang đóng.

    Tàu sân bay 12.000 tấn Chari Naruebet là kẻ đứng ngoài vì nó quá nhỏ, chở được một nhóm nhỏ máy bay, nhưng dĩ nhiên nó vẫn có khả năng chở được một số máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng cổ lỗ sĩ Harrier.

    Ấn Độ và Nga đều có các tàu sân bay thật sự chở các tiêm kích phản lực. Tàu Đô đốc Kuznetsov thực tế là tàu cùng loại, cao tuổi ơn của Thi Lang. Tàu chở khoảng một tá Su-33.

    Gần đây, Đô đốc Kuznetsov chủ yếu hoạt động ở Địa Trung Hải. Tàu sân bay 30.000 tấn Viraat của Ấn Độ với 30 chiếc Harrier và trực thăng của nó hoạt động chủ yếu ở Ấn Độ Dương.

    Trong tổng số 22 tàu sân bay đang và sẽ hoạt động ở Thái Bình Dương, không có tàu nào thuộc về một quốc gia mà Trung Quốc có thể coi là đồng minh thân cận. Hiện nay, chẳng là lạ khi nhìn thấy các tàu sân bay Mỹ chạy trong hội hình hỗn hợp với các tàu sân bay của Nhật, Hàn, Thái Lan và Ấn Độ. Bắc Kinh chỉ có thể mơ đến chuyện tập hợp được một sức mạnh hải quân quốc tế hùng mạnh nhường ấy dù có hay không có Thi Lang.

    Ngoáo ộp không nang vuốt

    Tàu sân bay chỉ có sức mạnh khi có không đoàn trên tàu hùng mạnh. Vì thế, Hải quân Mỹ chi hàng năm trung bình 15 tỷ USD cho các máy bay mới, gần như tương đương Không quân Mỹ. Các máy bay hoạt động hiệp đồng về tuần tra, bám và tấn công mục tiêu bên dưới mặt nước và mặt nước và bên trên mặt nước chở người và tiếp cận đến và từ tàu sân bay.

    [​IMG] Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc
    [​IMG] Máy bay F-18 trên tàu sân bay Mỹ.
    Thi Lang không hề có thứ gì gần giống với sự kết hợp các loại máy bay và khả năng đó. Tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc chỉ có thể gần tương đương với F/A-18, nhưng với tầm hoạt động ngắn hơn, các sensor thô sơ hơn và ít lựa chọn vũ khí hơn. Trực thăng Ka-28 săn tàu ngầm giống như trực thăng H-60. Trung Quốc cũng không có các máy bay gây nhiễu radar, máy bay cảnh báo sớm.


    Một tàu sân bay hạt nhân Mỹ mang trên boong 70 máy bay và trực thăng, trong đó có các tiêm kích F/A-18, máy bay tác chiến điện tử EA-6B hoặc E/A-18G, các máy bay báo động sớm E-2, các máy bay vận tải C-2 và trực thăng H-60. Tàu sân bay của Trung Quốc thua xa khi so với một tiềm lực đa dạng như vậy.

    Có tin Trung Quốc đang phát triển máy bay báo động sớm trên hạm dạng Е-2 của Mỹ, song Thi Lang không có máy phóng máy bay bằng hơi nước để giúp các máy bay đó cất cánh. (>> chi tiết)

    Trung Quốc cũng đang phát triển trực thăng báo động sớm Z-8, nhưng khả năng của nó làm sao sánh được với tính năng của Е-2. Trong thập kỷ tới, khoảng cách sẽ chỉ có rộng thêm vì Hải quân Mỹ sẽ triển khai các máy bay không người lái trên hạm các loại.

    Phòng vệ yếu kém

    Để bảo vệ các tàu sân bay trị giá 10 tỷ USD và lực lượng máy bay trên tàu, Hải quân Mỹ huy động nhiều tàu trong số 83 tàu khu trục trục và tàu tuần dương chạy kèm hộ tống mỗi tàu sân bay. Các tàu hộ tống được trang bị các radar AEGIS siêu hiện đại và có thể mang mỗi tàu 100 tên lửa phòng không trở lên. Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ sở hữu số radar công suất mạnh và tên lửa trên biển nhiều hơn toàn bộ hải quân của đa số các nước khác.

    Hiện nay, Trung Quốc chỉ có thể sử dụng 2 tàu khu trục Type 052C trang bị hệ thống phòng thủ hơi giống AEGIS của Mỹ để hộ tống tàu sân bay. Đây là 2 tàu khu trục có tính năng gần gần với các tàu chiến Aegis của Mỹ, mặc dù một số tàu khác đang được đóng.

    [​IMG] Type 052C của Trung Quốc.

    [​IMG] Tàu sân bay Mỹ và đội hình.

    Thế nhưng Type 052C chỉ mang số tên lửa bằng nửa tàu khu trục Mỹ, radar của nó không thể sánh với khả năng bắt bám đồng thời nhiều mục tiêu của AEGIS. Trên mặt biển, Thi Lang sẽ là chiếc tàu được bảo vệ... theo tiêu chuẩn Trung Quốc.

    Tình hình với tàu ngầm bảo vệ tàu sân bay Trung Quốc còn tồi tệ hơn. Trong khi mỗi tàu ngầm Mỹ được hộ tống bởi ít nhất 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công có nhiệm vụ tuần tra phía trước tàu sân bay, ngăn chặn các chiến hạm đối phương, nhất là các tàu ngầm, thì hải quân Trung Quốc chỉ có 2 tàu ngầm nguyên tử Type 093, có khả năng tuần tra tầm xa. Con số này quá ít cho nhiệm vụ hộ tống tàu sân bay, cộng thêm các nhiệm vụ khác được giao cho lực lượng tàu ngấm tấn công Trung Quốc.

    Nhưng vấn đề khó khăn cho Trung Quốc là hơn là liên lạc tàu ngầm. Để điều phối tàu nổi và tàu ngầm, Mỹ và các hải quân tiên tiến khác dựa vào sự kết hợp các vô tuyến điện tần số cực thấp lắp trên các máy bay chuyên dụng và các vô tuyến điện tần số cao hơn để liên lạc từ tàu nổi đến tàu ngầm.

    Trung Quốc không có hệ thống liên lạc hoàn thiện như vậy. Họ không có hệ thống liên lạc tàu ngầm hiện đại do các hệ thống liên lạc vô tuyến điện do Trung Quốc chế tạo không đủ hoàn thiện.

    “Do hạn chế về công nghệ liên lạc tàu ngầm, hải quân Trung Quốc hiện chỉ có thể kiểm soát chiến thuật tương đối hạn chế đối với các tàu ngầm của họ”, Garth Heckler, Ed Francis và James Mulvenon viết trong cuốn sách “Lực lượng tàu ngầm hạt nhân tương lai” của Trung Quốc (China’s Future Nuclear Submarine Force) năm 2007.

    Như vậy, có lẽ tàu Thi Lang không thể dựa vào các tàu ngầm Trung Quốc để bảo vệ chống tàu ngầm đối phương.

    GS Bernard Cole thuộc Học viện Quốc phòng Mỹ bình luận: Với tư cách một sĩ quan hải quân, tôi rất thích nhìn thấy họ (Trung Quốc) xây dựng một hạm đội tàu sân bay ngày càng trở thành mục tiêu ngon ăn cho tàu ngầm.

    Mới đây, có tin xưởng đóng tàu Trung Quốc Changxingdao đã lắp cho tàu Thi Lang các đài radar, một số hệ thống điện tử và vũ khí. Cụ thể, tàu đã được lắp 4 anten mạng pha chủ động do Trung Quốc sản xuất. Chủng loại radar lắp trên tàu sân bay không được tiết lộ.

    Theo Strategy Page, radar lắp trên tàu Thi Lang có các tham số kỹ thuật giống với các radar của hệ thống Aegis của Mỹ. Ngoài ra, trang thiết bị điện tử cũng đã được đưa lên tàu. Dự đoán, trên tàu Thi Lang sẽ triển khai một hệ thống thông tin-máy tính.

    Thi Lang cũng đã được trang bị hệ thống pháo cao tốc Type 730 cải tiến. Đây là pháo 30 mm với 10 nòng quay. Hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) Phalanx của Hải quân Mỹ chỉ có 6 nòng. Pháo mới được chế tạo dựa trên một loại pháo cũ 7 nòng của Trung Quốc, Type 730 có khả năng bắn 5.800 phát/phút.

    [​IMG]Pháo cao tốc phòng vệ tầm cực gần của Trung Quốc.

    Đây không phải là hệ thống phòng thủ điểm duy nhất trên tàu Thi Lang. Trên tàu cũng đã lắp hệ thống tên lửa phòng không FL-3000N (hệ thống RAM), có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở cự ly đến 9 km.

    Hệ thống này gồm 1 bệ phóng với 24 tên lửa có đường kính 0,12 m, chiều dài 2 m. Một số bức ảnh được đăng tải cho thấy, tàu này còn được lắp ít nhất một bệ phóng tên lửa phòng không FL-3000N (dường như có một bệ phóng như vậy được che bạt bên phải, phía dưới, trên ảnh).

    Hệ thống tên lửa phòng không này kiểu này được xem là hiệu quả hơn các hệ thống CIWS sử dụng pháo cao tốc. Các hệ thống phòng không hiện đại này được liên kết với một hệ thống radar mạng pha mới rõ ràng là sao chép của Nga.

    Động cơ tậm tịt

    Việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại cho các máy bay chiến đấu và động cơ turbine khí cho hạm tàu luôn là những nhiệm vụ nan giải nhất về kỹ thuật và công nghệ. Lầu Năm góc đang vấp phải những vấn đề tương tự khi phát triển động cơ cho tiêm kích tàng hình cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B, và động cơ cho tàu sân bay trực thăng/đổ bộ lớp San Antonio.

    Khó khăn với động cơ đã làm chậm việc phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10 gần 10 năm, tiêm kích tiên tiến thế hệ mới J-20 đang được trang bị 2 loại động cơ turbine phản lực lưỡng mạch có tăng lực AL-31F của Nga và WS-10A của Trung Quốc.

    Có tin Trung Quốc đã mua được hệ thống động cơ cho tàu sân bay Thi Lang từ Ukraine. Tuy chắc chắn tốt hơn bất kỳ động cơ nào do Trung Quốc sản xuất, song các động cơ thủy của Ukraine vẫn kém tin cậy theo tiêu chuẩn phương Tây.

    Tàu Kuznetsov lắp động cơ Ukraine do những vấn đề về động cơ mà buộc phải giam chân phần lớn thời gian trong 30 năm qua ở bến cảng để bảo dưỡng vì hỏng hóc liên tục. Mỗi khi tàu này ra khơi, lại có một tàu kéo to tướng chạy kè kè phía sau phòng khi tàu sân bay bị hỏng. Rất có thể tình trạng tương tự cũng xảy ra với tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, vốn là tàu cùng lớp với tàu sân bay Nga. Nếu cũng như vậy, Thi Lang sẽ là con tàu có bề ngoài hoành tráng với nội thất ọp ẹp.

    Nhà nghiên cứu ĐH Quốc gia Chengchi, Đài Loan Arthur S. Ding nói rằng, “Trung Quốc với những lợi ích đang gia tăng trên biển sẽ buộc phải chờ đợi để chế tạo được những tàu sân bay mạnh hơn và tin cậy hơn”.

    Bù nhìn giữ dưa: Tàu sân bay dùng để dọa tàu đánh cá

    Trong buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2011, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard đã tuyên bố rằng, ông ta không lo lắng với “khả năng quân sự của tàu sân bay Trung Quốc”.

    Tàu sân bay này chỉ có thể là bệ mang huấn luyện để huấn luyện nhân lực, mà có thể mất nhiều năm và thậm chí nhiều thập kỷ thì mới xuất hiện những tàu sân bay nội địa Trung Quốc đầu tiên thực sự hiệu quả về mặt chiến đấu.

    Ngay cả khi Thi Lang được sử dụng trong chiến đấu thì khả năng chiến đấu của nó cũng sẽ là tối thiểu. Tuy nhiên, tuần tra các vùng biển tranh chấp thì nó có thể và về mặt này tàu sân bay sẽ gia tăng đáng kể tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc.

    [​IMG]Tàu sân bay Thi Lang sẽ có vai trò đáng gờm nếu được dùng để... không làm một tàu sân bay.

    Bản tin uy tín TTU №801, 11/5/2011 của Pháp thì cho rằng, không được lẫn lộn hiệu ứng công chúng từ sự xuất hiện của tin tức nào đó với hiện thực chiến lược. Đa số các chuyên gia vũ khí và chiến lược hải quân có thái độ hoài nghi đối với tin nói về việc hạ thủy tàu sân bay của Trung Quốc.

    Theo thông tin của tình báo Hải quân Nhật, hiệu ứng chiến lược từ việc hạ thủy con tàu sẽ bị hạn chế về thời gian bởi vì để đối phó với hạm đội Mỹ, Trung Quốc sẽ cần phải xây dựng một cụm tàu sân bay vốn gồm nhiều tàu chiến, mà đến được lúc đó thì còn xa.

    Lầu Năm góc chú ý hơn đến thành phần không quân của cụm tàu sân bay chiến đấu và cho rằng, tiêm kích trên hạm J-15 chỉ có khả năng sẵn sàng chiến đấu vào năm 2015 và chính thời điểm đó mới có thể coi là thời điểm thực sự hạ thủy tàu Thi Lang.

    Trong khi chờ đợi, tàu này sẽ được dùng để huấn luyện nhân lực, sử dụng trực thăng và máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng giống như J-18 Đại bàng đỏ mới được thử nghiệm vào tháng 4/2011.

    Đài Loan thì cho rằng, tình thế này là mối đe dọa thực sự đối với họ và cho rằng, trong thời gian này, Trung Quốc sẽ bắt tay đóng một tàu sân bay động lực hạt nhân theo thiết kế nội địa với thời điểm hoàn thành khoảng năm 2020.

    Trước đây đã có tin vào cuối năm 2011 sẽ bắt đầu chạy thử tàu thi Lang và có thể nhận tàu vào cuối năm 2012. Bộ quốc phòng Trung Quốc dự tính đóng hàng loạt tàu sân bay nội địa dựa trên thiết kế tàu Varyag/Thi Lang.

    (Theo Đất Việt)
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nên gửi clip BL à !
    Như anh đã gửi đấy ! Có cả lời thì càng tốt !

    [};-[};-[};-[};-[};-
  7. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    LÀM TRAI BIẾT ĐÁNH TỔ TÔM
    UỐNG TRÀ MẠN BẢO, NGÂM NÔM THÚY KIỀU​


    .................................

    Xin phép bác, sửa chút nha?


    Làm trai, chĩa súng đầu thù
    Dẫm lên cờ giặc, thổi phù ... hiểm nguy​



    [};-[};-[};-[};-[};-​
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Philippines triển khai tàu chiến lớn nhất trên Biển Đông
    (Dân trí) - Philippines hôm qua đã tái triển khai một chiếc tàu cũ của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ nhưng là tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất của nước này, nhằm bảo vệ vùng biển được cho là giàu dầu lửa và đang là trung tâm tranh chấp với Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tổng thống Philippines Aquino tham gia lễ vận hành tàu chiến tuần tra trên Biển Đông.
    Tổng thống Benigno Aquino III đã chứng kiến lễ vận hành tàu khu trục nhỏ BRP Gregorio del Pilar, trọng tải 3.390 tấn của Hải quân, trong buổi lễ tại cầu tàu Manila, mà ông cho rằng là biểu tượng cho công cuộc hiện đại hóa quân đội nước này, dù đang phải đối mặt với thiếu ngân quỹ và nhiều trở ngại.

    “Là một quần đảo vớ 36.000 hải lý bờ biển, điều quan trọng là chúng ta phải trang bị đầy đủ và mạnh mẽ để bảo vệ các đảo của chúng ta”, ông Aquino cho hay. Ông cho biết thêm một lá chắn an ninh như vậy sẽ không còn có thể gắn kết “với các tàu cũ đổ nát, và các thiết bị cũ kỹ, rệu rã”.

    [​IMG]
    BRP Gregorio del Pilar là tàu khu trục nhỏ cũ được mua lại của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.
    Khi ban nhạc kèn đồng hải quân chơi, các linh mục vẩy nước thánh lên boong tàu chiến mới được sơn lại, được trang bị súng chống máy bay và một trực thăng do thám cũng mới được tân trang. 3 máy bay hải quân bay qua và giới chức trách đập một chay rượu vang mía vào thân tàu, khi tàu bắt đầu vận hành.

    Giới chức Philippines cũng cho trình làng một tàu chở quân và xe tăng nhỏ hơn, tàu BRP Tagbanua – chiếc đầu tiên loại này được lắp ráp tại Philippines.

    [​IMG]
    Đây là tàu chiến lớn nhất Philippines sở hữu.
    Sau khi đã rải mỏng lực lượng trong cuộc chiến chống quân nổi dậy kéo dài nhiều thập niên, đội quân gồm 125.000 binh sỹ của Philippines hiện bắt đầu tập trung vào bảo vệ lãnh thổ, trong bối cảnh xuất hiện căng thẳng mới về tranh chấp lãnh thổ âm ỉ bấy lâu tại Biển Đông.

    Philippines, một đối tác hiệp ước quốc phòng của Mỹ, đã dựa vào Washinton để quân đội giám sát, tuần tra bằng tàu và máy bay. Là một trong những nước có tiềm lực quân sự được đánh giá là yếu nhất châu Á, Tổng thống Aquino cho biết Philippines sẽ sớm mua thêm một tàu nữa của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Ông cũng có kế hoạch mua chiến đấu cơ cũ của Washington, khi tới thăm Mỹ vào năm tới.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Đội kèn đồng trong lễ vận hành tàu.

    “Chúng ta đã bị bỏ lại phía sau trong suốt thời gian dài”, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho hay. “Chúng ta không thể giám sát môi trường xung quanh chúng ta, chúng ta không thể theo dõi được các cuộc xâm nhập”.

    “Chúng ta đang tiến hành các bước để bắt kịp các nước láng giềng của chúng ta”, ông cho hay.

    Hồi tháng 3, hai tàu Trung Quốc đã cố gắng đẩy lui một tàu thăm dò dầu khí của Philippines khỏi Reed Bank, khu vực phía tây tỉnh Palawan, miền tây Philippines.

    2 máy bay lực lượng hải quân Philippines đã bị phá hủy, nhưng tàu Trung Quốc đã biến mất vào thời điểm lực lượng Philippines tới được hiện trường.

    Philippines đã phản đối vụ việc, mà họ cho biết chỉ là một trong rất nhiều vụ xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển của nước này trong nửa đầu năm nay.

    Trung Quốc phủ nhận các cuộc xâm nhập trên, và cho biết nước này có chủ quyền đối với các vùng biển đó. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

    Hải quân Philippines cho biết sẽ triển khai tàu chiến mới tới vùng biển tây Palawan, đặc biệt là quanh khu vực họ gọi là Malampaya, vựa khí đốt tự nhiên lớn nhất nước này.

    Hồi tháng 7, Trung Quốc đã phản đối, sau khi chính phủ Philippines mời các công ty nước ngoài tới đấu thầu quyền khai thác dầu và khí đốt ở hai khu vực gần vựa khí đốt Malampaya. Một trong hai khu vực cách tỉnh Palawan chưa đầy 80km và là lãnh thổ gần Philippines nhất Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền. Philippines khẳng định khu vực nằm sâu trong vùng biển của nước này và Philippines sẽ tiếp tục tiến hành mời các nhà đầu tư đến khai thác dầu và khí đốt tại đó.

    Phan Anh
    Theo AP
  9. Ultimate_Iron

    Ultimate_Iron Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn, vấn đề này khá nhạy cảm, nếu không cẩn thận bị bọn xấu lợi dụng, gây rối.
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110421/trung-quoc-phat-hien-gia-do-doc.aspx

    Trung Quốc phát hiện giá đỗ độc
    21/04/2011 1:53
    Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 8 nghi can và tịch thu 25 tấn giá đỗ nhiễm hóa chất độc hại có thể gây ung thư tại 6 cơ sở sản xuất ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.
    Tân Hoa xã dẫn kết quả kiểm tra ban đầu cho hay số giá đỗ nói trên chứa nhiều chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Một chuyên gia giấu tên thuộc Ủy ban Nông nghiệp Thẩm Dương cho biết: “Chúng tôi tìm thấy ít nhất 4 loại phụ gia, trong đó có nitrit natri, urê và enrofloxacin”. Chất nitrit natri khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một chất gây ung thư. Một nghi can khai nhiều nhà sản xuất dùng chất phụ gia để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của giá đỗ, làm chúng trông hấp dẫn hơn và có thể kiếm lời gấp đôi. Theo cảnh sát Thẩm Dương, giá đỗ độc chiếm khoảng 1/3 lượng giá trên thị trường thành phố.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này