Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2928 người đang online, trong đó có 147 thành viên. 05:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 32664 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cập nhật 19/12/2011 11:01:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Hàn Quốc báo động khẩn khi lãnh đạo Triều Tiên qua đời

    Quân đội Hàn Quốc đặt trong tình trạng báo động khẩn cấp sau khi có thông báo về cái chết của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-il, hãng Yonhap vừa đưa tin.


    >> Chủ tịch CHDCND Triều Tiên Kim Jong Il qua đời



    Phủ tổng thống Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp Hội đồng An ninh quốc gia khẩn cấp. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) đã yêu cầu tình trạng báo động khẩn với mọi đơn vị quân sự. Truyền hình Triều Tiên sớm nay (19/12) đưa tin, ông Kim đã đột ngột qua đời hôm thứ bảy.


    [​IMG]
    Ảnh: AP

    JCS tuyên bố đã tăng cường các hoạt động giám sát dọc biên giới với bộ Chỉ huy liên lực lượng Hàn Quốc - Mỹ. Quan chức Hàn cho hay, chưa có động thái bất thường nào quan sát được từ phía Triều Tiên. Phía Hàn Quốc đang cân nhắc có thể nâng lên mức "Defcon" - cảnh báo chiến đấu mức độ năm thay vì mức 3-4 hiện tại.
    Ông Kim Jong-il, 69 tuổi, sức khỏe đã kém nhiều năm nay. Thông báo trên tryền hình cũng nói lãnh tụ Kim, ngơười dẫn dắt dân tộc từ khi cha ông, Kim Il-sung, chết năm 1994, đã qua đời trên tàu hỏa khi đang đi thăm một khu vực bên ngoài thủ đô.
    Năm 2008, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin ông Kim bị đột quỵ, nhưng trong năm nay ông đã có chuyến thăm Trung Quốc và Nga. Hình ảnh chụp ông khi công bố cho thấy ông khỏe mạnh và nhanh nhẹn.
    Con trai thứ ba Kim Jong-un của ông, mới hơn 20 tuổi, được cho là sẽ kế nhiệm ông dẫn dắt Triều Tiên, nhưng chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào.
    Thái An (theo Yonhap, BBC)
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Trung Quốc lấy Hàn Quốc răn đe láng giềng
    Cập nhật lúc :1:43 PM, 19/12/2011
    Không những chỉ trích Seoul liên quan đến vụ cảnh sát biển nước này bị ngư dân Trung Quốc đâm chết, báo Đại lục Global Times còn lấy Hàn Quốc ra để răn đe láng giềng trong khu vực.

    Trong những ngày qua, vụ ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc đang làm Trung – Hàn căng thẳng. Trước đó, quan hệ song phương khá yên ấm và không mấy khi xảy ra những tranh chấp nghiêm trọng, mang lại nhiều lợi ích cho cả đôi bên.

    Tuy nhiên, theo Global Times, mối quan hệ tốt đẹp ấy đang có nguy cơ bị hủy hoại bởi thái độ hung hăng và nóng nảy của Hàn Quốc liên quan đến vụ ngư dân Trung Quốc đâm chết cảnh sát biển Hàn Quốc.

    [​IMG]
    Tàu tuần tra Hàn Quốc tiếp cận tàu cá Trung Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap.
    Cũng theo Global Times, sở dĩ Bắc Kinh chưa lên tiếng xin lỗi chính thức bởi sự việc vẫn chưa được điều tra rõ ràng. Ngoài ra, báo này tuyên bố Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó có Hàn Quốc, dựa trên tinh thần “khoan dung và độ lượng”.

    Tuy nhiên, trong khi Bắc Kinh đang kêu gọi phía Seoul đáp trả bằng thái độ tương tự để cùng giải quyết vấn đề, tránh các nguy cơ xấu nhất nếu quan hệ tiếp tục bị dìm trong căng thẳng và xung đột thì đáng tiếc, thiện chí của Trung Quốc lại không được đáp lại.

    Báo Trung Quốc cho rằng, Hàn Quốc đang hành động như thể là họ có vai trò vô cùng quan trọng trong khu vực, có đủ khả năng cân bằng quyền lực với các cường quốc, dó đó, chẳng nề hà bất cứ ai. Có lẽ chính quan niệm sai lầm này là nguyên nhân dẫn đến thái độ đầy khiêu khích và hung hăng của họ, đặc biệt là trên các phương tiện truyền thông.

    Global Times "kêu gọi", tốt hơn hết Hàn Quốc nên xem xét lại quan điểm và thái độ của họ bởi thực tế, Trung Quốc là một láng giềng đầy quyền lực với ảnh hưởng chi phối và sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh cam kết chỉ sử dụng sức mạnh ấy để ngăn ngừa các mối bất hòa, tranh chấp nhỏ bị thổi phòng thành các cuộc xung đột thực sự nghiêm trọng, chẳng mang lại lợi ích cho bất cứ ai.

    Không chỉ lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc, Global Times còn lấy xung đột với Hàn Quốc ra để răn đe các nước láng giềng châu Á.

    Cụ thể, tờ báo này viết Bắc Kinh đang mở cửa hội nhập sâu hơn vào sân khấu thế giới, phấn đấu đạt mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn cầu đồng nghĩa với việc 1,3 tỷ người Trung Quốc cũng sẽ tham gia vào các quan hệ quốc tế. Do đó, sự tương tác giữa Trung Quốc và thế giới sẽ trở nên ngày càng phức tạp hơn.
    Tại khu vực Đông Á hiện nay, nhiều quốc gia đang bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ và đi cùng với nó là ý thức dân tộc sâu sắc. Chủ nghĩa dân tộc là đặc điểm chung của toàn khu vực và đôi khi nó gây ra một vài rắc rối.

    Có lẽ những gì đang diễn ra ở thời đại ngày nay cũng tương tự như những gì từng diễn ra ở thế kỷ 19 khi niềm kiêu hãnh, chủ nghĩa dân tộc xen lẫn các mối lo ngại liên tục nổi lên và không ngừng gia tăng. Do đó, chỉ cần một tranh chấp nhỏ cũng có thể đủ sức dấy lên thành “một cơn bão lớn”.

    Tuy nhiên, một cuộc chiến thực sự thì không nên xảy ra và cũng không được chờ đợi.

    Do đó, các quốc gia Đông Á nên tránh để bị Chủ nghĩa dân tộc chi phối quá nhiều và không nên tiếp tục giữ thái độ bất hòa, thù địch trong khu vực. Sự thịnh vượng và hợp tác trong khu vực Đông Á sẽ duy trì lợi ích chung cho tất cả các bên và vì vậy, không nên để một sự cố nhỏ phá vỡ, hủy hoại tất cả điều này.

    Lê Dung (theo Global Times)
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Phát hiện 70 kg… đỉa
    Theo thông báo của Cục An ninh nông nghiệp nông thôn (Bộ *******), thời gian gần đây, nhiều thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam tổ chức thu mua đỉa ở các tỉnh miền ngoài và Tây Ninh với giá vài triệu đồng/kg. Từ đó phát triển đội ngũ bắt, nuôi đỉa tràn lan.
    >> TPHCM: Hàng trăm hộ dân nơm nớp sợ đỉa tấn công
    >> Đầu nậu bỏ đi, cánh đồng ngập đỉa
    Thực trạng trên đã tạo nên phong trào đi bắt đỉa, có nơi còn tổ chức nuôi đỉa tại các ao hồ. Nếu không quản lý chặt chẽ, đỉa sẽ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện, ồ ạt phát tán ra các đồng ruộng, sông suối làm nguy hại đến mùa màng, các loài động vật khác và cân bằng môi trường sinh thái trong khi việc tiêu diệt loài đỉa rất khó khăn.

    [​IMG]
    ******* phường 1 thị xã Tây Ninh kiểm tra và lập biên bản niêm phong tủ đông lạnh chứa đỉa

    Ngày 7/12, Ban Giám đốc ******* tỉnh Tây Ninh đã có văn bản chỉ đạo ******* các huyện, thị trong toàn tỉnh nắm tình hình thương lái Trung Quốc đến các địa phương thu mua đỉa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền tác hại của việc bắt, nuôi, bán đỉa, vận động người dân không được tự ý tổ chức nuôi đỉa khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.

    Qua nhiều ngày theo dõi, ******* phường 1 (Thị xã Tây Ninh) chú ý đến một thương lái người Trung Quốc tên Hu Gui Dang (SN 1969) thường lai vãng và tạm trú tại nhà bà Huỳnh Kim Kiều (SN 1950, khu phố 5, phường 1). Lúc 15 giờ ngày 17/12, ******* phường tiến hành kiểm tra nhà bà Kiều và phát hiện một tủ đông lạnh hiệu Sanyo chứa 7 bịch ni-lông chứa đỉa (nặng gần 70kg).

    Điều tra ban đầu cho biết, số đỉa nói trên do ông Dang thu gom từ các huyện Gò Dầu, Bến Cầu… sau đó thuê xe ôm mang về nhà bà Kiều ký gởi chờ mang đi TPHCM tiêu thụ.

    ******* phường tiến hành lập biên bản niêm phong tang vật tiếp tục điều tra xử lý.

    Theo Gia Minh
    Tây Ninh Online
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Biển Đông tuần qua (từ 12/12-18/12)

    Thứ hai, 19 Tháng 12 2011 00:00

    Ba hội nghị quốc tế liên tiếp về Biển Đông tại Malaysia và Indonesia và Trung Quốc; Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường; Philippiness giao nhiệm vụ tuần tra cho chiến hạm mới; Tổng thống Philippiness yêu cầu Mỹ trang bị chiến đấu cơ; Mỹ sẽ đưa tàu chiến tới đồn trú ở Singapore, là những sự kiện chính trong tuần liên quan đến Biển Đông.


    I. Động thái của các quốc gia
    + Trung Quốc:Trung Quốc hứa sẽ làm cho biển Đông an toàn. Trong một hội nghị quốc tế về việc thực thi Tuyên bố Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (DOC) và duy trì tự do hàng hải và ninh trên biển được tổ chức từ 14 đến 15 tháng 12 tại Hải Khẩu, thủ phủ của tỉnh Hải Nam, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã phát biểu rằng “là một tuyến đường quan trọng đối với việc chuyên chở năng lượng và các hoạt động ngoại thương của Trung Quốc, tự do hàng hải và sự an toàn ở Biển Đông là tối quan trọng. Trung Quốc tiếp tục khẳng định rằng tự do hàng hải và hàng không của mỗi quốc gia ở khu vực Biển Đông theo như luật pháp quốc tế sẽ được đảm bảo hoàn toàn.” [1]

    “Thế giới đang xem xét ý đồ quân sự của Trung Quốc”. Ngày 6/12, phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước lực lượng Hải quân Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của phương tiện truyền thống nước ngoài, tập trung vào hai luồng quan điểm cụ thể: (1) “Trung Quốc phải đẩy nhanh cải cách lực lượng hải quân” và (2) “Tăng cường sẵn sàng chuẩn bị cho chiến đấu quân sự”. Những chỉ đạo của chủ tịch Hồ Cẩm Đào đối với lực lượng hải quân Trung Quốc không khác mấy so với những gì mà lãnh đạo hoặc tổng tham mưu trưởng của bất kỳ quốc gia nào chỉ đạo đối với quân đội nước mình. Điều này cũng là yêu cầu thường kỳ trong bất cứ lực lượng vũ trang nào đặc biệt là lực lượng vũ trang của nước đang phát triển. Các nước cần nhìn nhận vấn đề này ở khía cạnh bình thường bởi họ có thể phiên dịch quá mức về động thái quân sự của Trung Quốc[2].
    “Giải quyết tranh chấp với các nước xung quanh, Trung Quốc phải dám đánh thì mới có thể nói hòa” của Thiếu tướng quân đội Trung Quốc La Viện. Thực tế, Trung Quốc không có lý do gì để phải e ngại việc mượn sức mạnh quân sự, bởi không có quốc gia nào giải quyết tranh chấp mà không dựa vào hậu thuẫn của quân sự? Nếu từ bỏ biện pháp đấu tranh quân sự thì sẽ chỉ còn là con hổ giấy. Để giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng, Trung Quốc cần phải nắm chắc cả hai tay, vừa có ân vừa có uy, vừa cương lại vừa nhu. Phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong hoàn cảnh không mong muốn nhất. Chỉ có phòng bị tốt thì mới không lo lắng, chỉ có dám chiến tranh thì mới có thể nói tới hòa bình[3].

    + Việt Nam:Bài học ngoại giao hàng đầu là lợi ích quốc gia. Vấn đề độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là một chủ đề nổi bật của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 khai mạc tại Hà Nội sáng 12.12. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, ngành ngoại giao có trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai đàm phán để tìm kiếm giải pháp cho những tranh chấp trong khuôn khổ song phương trên vấn đề liên quan chỉ tới hai nước và đa phương trên những vấn đề liên quan tới nhiều nước, nhiều bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử trên biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), đồng thời cùng các nước hữu quan sớm soạn thảo Bản quy tắc ứng xử (COC)[4].

    Hợp tác dầu khí Việt- Ấn sẽ được tăng cường. Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ đánh giá quan hệ giữa hai nước hiện nay đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất, đặc biệt sau chuyến thăm mới đây của ************* Trương Tấn Sang. Những thỏa thuận giữa hai bên đang được triển khai tốt, trong đó có hợp tác về dầu khí. "Tôi tin rằng hợp tác trong lĩnh vực này trong thời gian tới sẽ tiếp tục được tăng cường, phát triển, bởi Việt Nam là địa bàn hợp tác truyền thống của Ấn Độ", ông Tân bình luận[5].

    + Philíppin:Tổng thống Philippines yêu cầu Mỹ trang bị chiến đấu cơ. Phát biểu tại căn cứ không quân Villamor hôm thứ bảy, 10/12/2011, tổng thống Benigno Aquino cho biết Manila sẽ yêu cầu tổng thống Hoa Kỳ trợ giúp quân sự cho Philíppin, đặc biệt là trang bị chiến đấu cơ cho không quân nước này. Tổng thống Philíppin dự trù công du Hoa Kỳ vào tháng Tư 2012, theo lời mời của tổng thống Mỹ Barack Obama[6].

    Philippines giao nhiệm vụ tuần tra cho chiến hạm mới. Vào hôm 14/12/2011, Tổng thống Benigno Aqunio đã chứng kiến lễ trao nhiệm vụ cho chiếc khu trục hạm BRP Gregorio del Pilar. Với trọng tải 3.390 tấn, đây là chiến hạm thuộc loại tối tân và mạnh nhất của Philippines. Hải quân Philippines cho biết chiến hạm mới này sẽ được triển khai ở vùng biển phía tây đảo Palawan, đặc biệt là xung quanh một khu vực tên là Malampaya, nơi có mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất của nước này[7].

    Philíppin tăng cường phòng thủ lãnh hải. Ngày 12/12, tại lễ nhậm chức, tân Tham mưu trưởng quân đội Philíppin, Tướng Jessie Dellosa, lên tiếng nói rõ sẽ tập trung tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước trong tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hiện nay. Ông cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường quân lực không quân và hải quân vùng biển Bắc Philíppin đồng thời nêu 4 mục tiêu lớn trong nhiệm kỳ của mình là: bảo vệ lãnh thổ, giữ vững hòa bình trong nước, đối phó với thảm họa và thay đổi bộ máy. Quân đội Philíppin với quân số 125.000 người được xem là một trong những lực lượng vũ trang yếu nhất châu Á[8].

    + Mỹ: Mỹ sẽ đưa tàu chiến tới đồn trú ở Singapore. Tư lệnh phụ trách các hoạt động của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Hải quân Mỹ sẽ tăng cường hiện diện chiến lược ở các tuyến hàng hải chiến lược ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Theo lời quan chức này, Hải quân Mỹ dự kiến triển khai một vài tàu chiến mới nhất của nước này ở căn cứ hải quân của Singapore sau khi triển khai lính thủy đánh bộ đến đảo Darwin của Australia vào năm tới[9].

    Oasinhtơn tìm cách giải tỏa quan ngại của Bắc Kinh về quan hệ Mỹ-Ôxtrâylia. Cuộc đối thoại quốc phòng thường niên Mỹ-Trung, với sự tham dự của Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Michele Flournoy và Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Mã Hiểu Thiên, vẫn được xúc tiến bất chấp những căng thẳng gần đây giữa hai nước. Trong cuộc họp tại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, bà Flournoy nói: "Chúng tôi đã khẳng định với Tướng Mã Hiểu Thiên và phái đoàn của ông ta rằng Mỹ không có ý định kiềm chế Trung Quốc. Chúng tôi không coi Trung Quốc là đối thủ. Kế hoạch này của Mỹ là nhằm tăng cường quan hệ với một "đồng minh trung thành và đáng tin cậy. Vì vậy, nó thực sự không liên quan gì đến Trung Quốc"



    Tất cả đều liên quan đến chú Tàu!
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vẫn luôn kẻ cả , trịch thượng , ngạo mạn !
    Luôn xem mình là bề trên của đối tác !
    Thế thì làm sao xây dựng mối quan hệ hổ tương hữu hảo được ?
    Với thái độ thiếu xây dựng và bất cần ai này , Trung Quốc sẽ chỉ chuốc thêm nghi ngại và kẻ thù mà thôi !
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Thứ Hai, 19/12/2011, 08:00 (GMT+7)
    Buôn bán vũ khí toàn cầu gia tăng

    TT - Buôn bán vũ khí toàn cầu đang tiếp tục tăng hằng năm, với công bố từ các tập đoàn xuất khẩu vũ khí và thiết bị đi kèm. Dẫn đầu là Mỹ và Nga.

    Ngày 17-12, Ấn Độ ký hợp đồng mua 47 máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga, nâng tổng số máy bay Sukhoi của nước này sở hữu lên 272 chiếc.

    Theo Pravda.ru, năm 2011 giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga hơn 10 tỉ USD, tăng 1 tỉ USD so với năm 2010. Trong khi đó, theo Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, với 30% số vũ khí được chuyển giao trong thời gian 2006-2010, 44% đến châu Á và Đại Tây Dương.

    Châu Á nhập khẩu nhiều vũ khí nhất

    Thị trường Bắc Phi, đặc biệt là Libya, chiếm tỉ lệ quan trọng trong tổng giá trị doanh thu của Nga.

    Các đối tác quan trọng khác là Ấn Độ, Trung Quốc và Algeria. Nga cũng rất tích cực tại các thị trường Brazil, Venezuela, Indonesia, Malaysia, Syria và Việt Nam. Chiếm khoảng 50% doanh thu vũ khí của Nga là mặt hàng máy bay, chủ yếu máy bay chiến đấu Su và MiG. Các mẫu Su-30 rất được thị trường Đông Nam Á ưa chuộng với các khách hàng như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra là các thiết bị phòng vệ trên không, vũ khí và thiết bị cho hải quân.

    Trung Quốc và Ấn Độ là hai khách hàng lớn nhất của Nga về các loại khí tài cho hải quân. Trung Quốc ưa chuộng các loại vũ khí trên không, còn Ấn Độ ưa chuộng xe tăng Nga. Tổng số đơn hàng trong ba năm tới của hai nước này dành cho Nga trị giá 36 tỉ USD.

    Theo SIPRI, trong năm năm qua Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chiếm 9% tổng thương mại toàn cầu từ 2006-2010. Nga đã cung cấp 82% số vũ khí Ấn Độ đặt mua. Bốn nước châu Á khác nằm trong số năm nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trung Quốc và Hàn Quốc cùng chia nhau vị trí thứ hai, kế tiếp là Pakistan. Trong tổng số vũ khí mà Pakistan nhập có 45% là máy bay chiến đấu từ Mỹ và Trung Quốc, tăng 128% so với thời gian năm năm trước.

    Với Mỹ, tổng doanh thu từ vũ khí, thiết bị quân sự và dịch vụ đi kèm trong năm tài khóa 2011 là 34,8 tỉ USD, theo Phòng hợp tác quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ. Những năm gần đây, doanh thu của Mỹ ổn định và ở mức trên 30 tỉ USD. Bloomberg cho biết năm 2011 nước này đặt mục tiêu thu về 46 tỉ USD.

    Thế giới ngầm


    Andrew Feinstein, trong cuốn sách đang gây dư luận vừa xuất bản tháng 11-2011 Thế giới ngầm (The shadow world), đã mô tả đường đi nước bước, mánh khóe của ngành buôn bán vũ khí toàn cầu, gồm cả hợp đồng của các chính phủ phương Tây cho các nước khác, cũng như các thương vụ đổi súng lấy kim cương với châu Phi. Theo ông, trung bình mỗi năm doanh thu từ buôn bán vũ khí (tính tất cả, từ vũ khí hủy diệt hàng loạt tới các loại vũ khí nhỏ và hạng nhẹ) là 60 tỉ USD và lĩnh vực này gây ra 40% nạn tham nhũng trong thương mại toàn cầu.

    Nghiên cứu của ông cho thấy dù các chính phủ và các nhà thầu lập luận rằng các thương vụ giữa hai chính phủ là “sạch”, nhưng thực tế lại là nguồn gốc cho các vụ tham nhũng lớn và tiếp tay đắc lực cho các thương vụ vũ khí trong thị trường đen và bất hợp pháp. Các chuyên gia điều tra, báo chí và cơ quan công tố rất khó lần ra được manh mối của các hoạt động buôn bán vũ khí bất hợp pháp, vì những tay buôn khí giới trên thị trường đen đều núp bóng đằng sau các lực lượng hợp pháp để hoạt động.

    HẠNH NGUYÊN
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Cánh sóng canh trời, giữ biển Trường Sa

    19/12/2011 09:05 (5 giờ trước) - Đã có 1026 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Trên quần đảo Trường Sa, các chiến sĩ radar đang ngày đêm canh giữ vùng trời biển đảo tổ quốc.


    Tag: chiến sĩ, quần đảo, tổ quốc, vùng trời, canh giữ, trường sa lớn, mắt thần, trạm ra đa, trời biển, bão bùng
    (ĐVO) Trên quần đảo Trường Sa - mảnh đất phên giậu của Tổ quốc, sát cánh cùng các chiến sĩ Hải quân, còn có những người lính Radar của Quân chủng Phòng không - Không quân, đang hiên ngang trước sóng gió, bão bùng, bảo vệ vùng trời, vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

    Triển khai chiến đấu trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng các chiến sỹ Radar luôn phát huy trách nhiệm, khắc phục và vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bám máy bám đài để cánh sóng vươn xa.

    "Mắt thần" Rađa đã góp phần cùng quân, dân Trường Sa quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không.

    Dưới đây là một vài hình ảnh bộ đội radar ở Trường Sa:

    [​IMG]
    Tham gia đón các đoàn đại biểu lên thăm đảo Trường Sa Lớn. ​
    [​IMG]
    Chiến sỹ tiêu đồ Trạm ra đa 11 trong phiên trực. ​
    [​IMG]
    Giao lưu cùng các bạn thanh niên lên thăm đảo. ​
    [​IMG]
    Các bạn trẻ tham quan chiến sỹ thực hành gấp chăn màn. ​
    [​IMG]
    Tăng gia cải thiện đời sống ở đảo Trường Sa Lớn. ​
    [​IMG]
    Cánh sóng Ra đa trên đảo Trường Sa Lớn. ​





  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nghĩa tình Lào-Việt (kỳ 1)

    19/12/2011 09:43 (5 giờ trước) - Đã có 1704 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Đối với bà con người Lào ở bản Thoọng Pẹ (huyện Căm Cớt, tỉnh Bôlikhămxay), những người lính biên phòng Việt Nam đã thân thiết như một nhà.


    Tag: việt nam, nghĩa tình, cầu treo, nguyễn văn hùng, nguyễn đình tiến, phùng quang thanh, võ trọng hải, đồn biên, căm cớt, thoọng pẹ, phòng, lính biên phòng, người lính, hoa anh túc, dân y, cây thuốc phiện, vừ a dinh, nềnh pá sồng, vừ nỏ văn, bp hà tĩnh

    [SIZE=+0]Kỳ 1: Dấu ấn quân hàm xanh

    (Đất Việt) Tình cảm này bắt đầu kể từ khi họ mang thuốc đến chữa bệnh cho dân, mang cây lúa, cây gừng thay cây anh túc… Nơi biên thùy điệp trùng rừng núi này, tình nghĩa Lào-Việt dường như sâu nặng hơn, ấm nồng hơn.

    Nhớ thủa ban đầu, khi mới sang giúp bạn, bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phải đối mặt với bao thách thức, có lúc cả bản cắm lá xanh không tiếp khách. Nhưng kiên trì vận động với “cái bụng” chân thành, họ đã để lại dấu ấn trong lòng người dân nơi đây.

    Và sự ra đời của Trạm y tế quân dân y kết hợp Thoọng Pẹ từ cuối năm 2007 được coi là bước ngoặt quan trọng, tạo điều kiện để Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tăng cường trợ giúp người dân nước bạn Lào.

    Chăm sức khỏe cho dân

    Gặp nhau ở Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Đồn 563), một người đàn ông nhỏ nhắn, nước da đen nhẻm, nhấc chén rượu cười vui: “Còn nhớ nhau chứ nhỉ?”. Đã 2 năm, từ ngày sang Thọong Pẹ, mới được gặp lại Nguyễn Văn Hùng - Trạm trưởng trạm y tế quân dân y kết hợp Thoọng Pẹ, nay đã đeo quân hàm thiếu tá. Sau chén rượu đầy, anh Hùng thông báo tin vui, ngày 27/11, Đoàn công tác của ngành Y tế và Bộ đội biên phòng Việt Nam đã khảo sát và đề nghị nâng cấp trạm quân dân y tại Thoọng Pẹ.

    Hiện trạm trực tiếp điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bà con các bộ tộc Lào ở Thoọng Pẹ và các bản lân cận thuộc huyện Căm Cớt. Bình quân hằng năm khám và điều trị (chủ yếu là các bệnh sốt rét, tiêu hóa, thần kinh…) cho trên 2.000 lượt người, trong đó, điều trị lưu trú trên 1.000 lượt bệnh nhân. Đặc biệt, trạm đã tiến hành cấp cứu hơn 50 bệnh nhân, trong đó có một số trường hợp bệnh nhân phải chuyển thẳng đến các bệnh viện ở Việt Nam.
    [/SIZE]
    [​IMG] Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (giữa) kiểm tra mô hình sản xuất nước mắm của Đồn Biên phòng cửa khẩu Cầu Treo.
    [SIZE=+0]Bản Thoọng Pẹ nằm cách đường biên giới Việt Lào 15 km. Nơi đây là điểm dân cư cuối cùng từ phía Lào trước khi vào địa phận khu vực cửa khẩu Cầu Treo. Những ngôi nhà sàn bản Thoọng Pẹ nằm trên những ngọn núi thấp, gần với Đường 8. Bản nay đã có hơn 300 hộ gồm hơn 2000 nhân khẩu, trong đó người dân tộc Mông chiếm hơn 70%. Đứng trên ngọn đồi cao nằm ngay ven đường quốc lộ 8, thấy bản Thoọng Pẹ chia đôi nằm men dọc đường quốc lộ, kéo mãi vào tận sâu trong núi. Hiện, trong bản không còn có hộ đói. Theo phân chia hành chính, mỗi bản ở Lào tương đương cấp xã ở VN.

    Câu chuyện Thoọng Pẹ của trước năm 2002 là trồng cây thuốc phiện và đi rừng làm gỗ. Đến mùa, hoa anh túc nở bạt ngàn, trắng cả núi rừng. Người dân không biết trồng lúa, dù đất đai rộng rãi, màu mỡ. Nguồn thu nhập duy nhất là trồng cây thuốc phiện để bán. Ở Thoọng Pẹ người nghiện rất nhiều. Năm 1993, Đồn trưởng cũ của đồn biên phòng Cầu Treo là ông Nguyễn Đình Tiến đã đến Thoọng Pẹ với dự án làm đập nước giúp dân.

    Đó cũng là kết quả đặt dấu ấn bộ đội biên phòng Việt Nam trong trí nhớ người dân Thoọng Pẹ. Trước đó, người Mông ở Thoọng Pẹ sống trong rừng sâu với nhiều tập tục lạc hậu. Cứ đến bữa ăn, nhà nào cũng có một bát to nước lã đặt giữa mâm để chan ăn với cơm, thay... canh. Khi ốm đau, họ không bao giờ biết đến viên thuốc mà chỉ lo đi rước thầy cúng về nhà đuổi “con ma”.

    Hoa gừng thay hoa anh túc

    Để có được một Thoọng Pẹ đổi mới, không thể không nhắc tới Trung tá Võ Trọng Hải, nay đã là Phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh. Năm 2002, Võ Trọng Hải về trạm biên phòng Cầu Treo. Nhiều lần sang giao ban với biên phòng nước bạn, câu chuyện bản Thoọng Pẹ đêm đêm sáng ánh đèn bàn, thơm lừng khói thuốc phiện khiến anh luôn trăn trở.

    Chỉ nằm cách đường biên 15 km, nếu không dẹp được bàn đèn, thì sớm hay muộn, nơi đây cũng trở thành điểm tập kết ma túy trước khi vào Việt Nam qua đường rừng. Đầu năm 2002, nhận lệnh của Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh, anh đưa bộ đội sang Thoọng Pẹ. Cả bản cắm lá xanh không tiếp khách, anh chỉ còn nước nhờ người bạn Vừ A Dinh trước cùng đi lính dẫn mối vào gặp trưởng bản Vừ Nỏ Văn. Anh Dinh là người Mông ở Kỳ Sơn, sau di cư sang Lào, ở bản Thoọng Pẹ.[/SIZE]

    [​IMG] Trung tá Võ Trọng Hải, người gắn bó sâu nặng với Thoọng Pẹ. [SIZE=+0]
    Những ngày đầu, người dân Thoọng Pẹ ngờ vực ngồi bó gối trước cửa nhà sàn ngó mấy anh bộ đội Việt Nam hỳ hục cải tạo sân bay cũ Na Pê thành cánh đồng lúa nước. Mùa lúa đầu tiên, thóc chín vàng, thu hoạch xong, phát hết cho dân. Để có thể nói chuyện được với dân, trong 3 tháng đầu, cá khô và nước mắm, những thực phẩm người Mông ở Thoọng Pẹ thích nhất, được chở hàng xe ô tô sang phát. Kẹo cu đơ, một thứ kẹo ngọt nấu từ mật mía và lạc, cũng được mang sang làm quà.

    Gần được dân rồi, Hải bắt đầu thuyết phục bỏ trồng cây thuốc phiện. Thời điểm đó, cả bản có 60 ha thuốc phiện, vào mùa nở trắng sườn đồi. Dân hỏi lại: “Không trồng cây thuốc phiện, vậy lấy gì mà cho vào miệng?”. Vậy là, Hải lại phải loay hoay tìm câu trả lời. Nhờ một Việt kiều Thái Lan tên Tấn tư vấn và cho 1 tấn gừng giống, anh đem về giao cho già làng, trưởng bản đem trồng, với điều kiện thu hoạch xong thì phải phát cho dân.

    Chỉ một năm sau, cả bản Thoọng Pẹ lấy cây gừng làm nguồn sống. Từ gừng, cả bản giàu lên trông thấy. Có gia đình mỗi năm thu hoạch tới… 10 tấn gừng. Khi hoa gừng có thể thay màu hoa anh túc, đầu năm 2003, anh tự tin về báo cáo với Bộ chỉ huy BP Hà Tĩnh: “Đã giải quyết xong vấn nạn cây thuốc phiện ở Thoọng Pẹ”.

    Trưởng bản đầu tiên anh gặp ở Thoọng Pẹ là Vừ Nỏ Văn. Sau đó là Lìa Tu, Lầu Phổng, rồi Nừng Chá, nay là Nềnh Pá Sồng. Qua nhiều đời trưởng bản, cũng là chừng đó năm, bộ đội biên phòng Việt Nam qua giúp dân đã trở thành một thành viên thân thiết như trong gia đình. Khi cây gừng trở thành cây kinh tế thay thế cây thuốc phiện, Hải lại nghĩ cách lâu dài. Lần mò, Hải tìm được giống cây gió trầm hợp với thổ nhưỡng nơi đây. Vậy là những sườn đồi trọc dần được phủ xanh một màu gió trầm.

    [/SIZE]

  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946

    Ngày này , 65 năm trước !


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-

  10. Hachi8888

    Hachi8888 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Tàu khựa mà đổ, liệu đồng chí cu ba còn đứng gác cho hoà bình thế giới được không?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này