Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5257 người đang online, trong đó có 542 thành viên. 18:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32834 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Chưa biết ai quê ! :)):)):))

    Nó viết sai chính tả tùm lum mà còn lên mặt dạy đời chú !

    Khú khú !!!

    =))=))=))=))=))=))=))
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    banglangtim thì thích thơ ca. Khoảng này e bó tay rùi.~X~X~X
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Tỏ tình thì phải cho nghiêm túc !
    Đừng nên thố lộ xong rồi cười !
    Ngã nghiêng như vịt ăn bánh đúc !
    Nàng nhìn ... mà tưởng thấy đười ươi !

    :p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p:p
  4. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    LỘ DIỆN KẺ ĐÁNH MẤT HOÀNG SA SAU 33 NĂM

    Posted on Tháng Mười Hai 11, 2010






    [COLOR=#]1 Vote[/COLOR]​

    Dinhtan:
    Ông Hạnh chỉ trích Ông Thiệu,là “thủ phạm”làm mất Hoàng Sa?Sao Ông không đề cập đến bối cảnh tình hình VNCH trong thời điểm này?Ông Hạnh đã thấy trước,biết trước,ông là người “được cài vào”,sao Ông không báo cho “phe ta” có tới hai “quân đội” là MTGPMN và VNDCCH ra đánh tiếp để lấy lại HS ,rồi về “tiếp tục đánh nhau” có hơn không?.Bây giờ đổ lỗi này kia,chả được gì,hay để chửi Ông Thiệu,chỉ là hồn ma?
    Còn mất đất,biển,Trường Sa,không lẽ là “Ông Thiệu”?Ngư Dân bị bắn,cướp…cũng là hồn ma Ông Thiệu? Ối Trời sao mà khéo vẽ thế???!!!Còn 16 tấn vàng (không kể vàng làm thành đồ trang trí biếu tặng Quốc gia;Tìm trong mục” Hồ sơ” báo Tổi trẻ cũ mà coi)Ông Thiệu “ăn” hết chưa? sao không nói luôn????Hay bọn chó nào ăn rồi đổ thừa?Ông Thiệu chết mất rồi,ai làm chứng đây???
    Cú sốc cách đây 33 năm…

    [​IMG]Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham trưởng mưu quân đội Sài Gòn năm 1975, hiện nay là uỷ viên UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ông là một nhân chứng lịch sử trong thời điểm xảy ra những xung đột giữa chính quyền Sài Gòn và Trung Quốc năm 1974, dẫn đến sự chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ông tâm sự: Cuối năm 1973, tôi nhận lệnh ra Đà Nẵng với chức danh là Chuẩn tướng, Tổng Thanh tra Quân đoàn I và Quân khu I.
    Quần đảo Hoàng Sa lúc ấy thuộc nhóm đảo Nguyệt Thềm trực thuộc tỉnh Quảng Nam, nằm ngoài khơi phía Đà Nẵng. Nhóm này gồm có đảo lớn nhất là Hoàng Sa, phía đông Hoàng Sa có 4 đảo, phía nam có 1 đảo. Các đảo nhỏ chung quanh Hoàng Sa đều không có người ở. Dưới thời Ngô Đình Diệm, có một tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến đóng tại đây. Thuỷ quân lục chiến ngày đó đặt dưới quyền của Hải quân nên có đầy đủ phương tiện đi kiểm soát các đảo nhỏ không người ở. Trên đảo Hoàng Sa lúc ấy có đài khí tượng Thuỷ văn, có mấy mã lính từ thời Gia Long, có một ngôi Miễu Bà… Nghĩa là nó mặc nhiên thuộc về chủ quyền người Việt. Đến thời Nguyễn Văn Thiệu thì nơi này được giao cho một trung đội địa phương quân của Tiểu khu Quảng Nam (Thuỷ quân lục chiến đã trở thành sư đoàn Tổng trù bị của quân đội Sài Gòn) nên điều kiện để bảo vệ và chống trả lực lượng Hải quân Trung Quốc lúc đó là không có.
    Đầu năm 1974, Tổng thống Thiệu ra Đà Nẵng. Tại buổi tiệc chiêu đãi Tổng thống, một đại tá tư lệnh Hải quân Quân khu I (Quân đội Sài Gòn) cho biết người của Trung Quốc đã chiếm 3 hòn đảo nhỏ ở phía đông Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu bảo ngay ngày mai ông ta sẽ tới Bộ Tư lệnh Hải quân để nghe trình bày rõ hơn. Hôm sau nữa, văn phòng quân khu có cho tôi đọc một bản viết tay của ông Thiệu ra lệnh cho Đề đốc Chơn, Tư lệnh Hải quân của quân đội Sài Gòn, tổ chức hành quân đuổi người Trung Quốc ra khỏi ba đảo đã bị chiếm. Và có lẽ, đó là một sai lầm quan trọng của ông Thiệu: phát động chiến tranh với nước ngoài mà không hề thông qua Quốc hội.

    Những gì diễn ra trong chiến dịch này thật là thê thảm: Bên Hải quân quân đội Sài Gòn có 4 tàu chiến đi thành hai cặp: gồm các chiếc HQ4 và HQ5, HQ10 và HQ16. Trong phút chốc 4 chiếc tàu này đã dễ dàng đuổi hết những cư dân Trung Quốc trên 3 hòn đảo Quang Ảnh, Quang Hoà và Duy Mộng. Nhưng giống như có chuẩn bị sẵn, ngay lập tức, 11 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, trong đó có chiếc tàu Koma trang bị vũ khí điện tử. Đó là những chiếc tàu nhỏ, vũ khí mạnh hơn, di chuyển nhẹ nhàng và linh động hơn tàu chiến của quân đội Sài Gòn. Tàu Trung Quốc khiêu khích gây sự rồi cuộc chiến đã xảy ra. Hai chiếc HQ10 và HQ16 từ phía bắc bọc phía tây đảo Hoàng Sa và khi đến phía nam thì đụng độ dữ dội. Phía Trung Quốc bị chìm một tàu, phía Sài Gòn chìm chiếc HQ10 còn chiếc HQ16 bị thương nặng, nghiêng một bên không chạy được. Hai chiếc HQ4 và HQ5 cũng bị thương nhưng còn kịp kè được chiếc HQ16 thoát chạy về phía Đà Nẵng, bỏ lại toàn bộ người trên đảo Hoàng Sa. Lúc đó, trên đảo còn lại tổng cộng 41 người, có cả cố vấn Mỹ Gerald Kosh và một thiếu tá tên Hồng, trưởng phòng 2 (tình báo) của Quân khu I. Điều ngạc nhiên nhất là tàu Trung Quốc lại không hề đuổi theo tấn công hoặc chiếm tàu của phía Sài Gòn, họ chỉ đổ bộ lên đảo, bắt toàn bộ tù binh đem về. Quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc. Số phận 41 tù binh được giải quyết đơn giản sau hai tuần giam giữ (từ 18-1 đến 31-1-1974), họ được Mỹ đưa máy bay rước về từ… Hồng Kông.
    [​IMG]

    Phía Sài Gòn, Tổng thống Thiệu rình rang tổ chức “mừng chiến thắng” ở Hoàng Sa.
    Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu ta chìm, lính ta bị bắt, đất ta mất.. mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình. Ông Tánh cho vị đại tá trực tiếp chỉ huy chiến dịch này kể cho tôi nghe toàn bộ câu chuyện, thậm chí, cho xem cả những tấm hình tàu Trung Quốc khiêu chiến trước mũi tàu của quân đội Sài Gòn. Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huyênh hoang nào đó.
    Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị của Liên Xô và Trung Quốc có cảnh không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt của hạm đội Liên Xô… Mất Hoàng Sa, tại Sài Gòn, Bộ Ngoại giao và nhiều tổ chức báo chí bắt đầu lên tiếng, tuy nhiên trách nhiệm lớn nhất, tôi nghĩ, thuộc về ông Thiệu. Lẽ ra, nếu khéo một tí, tổ chức phòng thủ trên đảo Hoàng Sa, còn 3 đảo bị chiếm đóng thì dùng nhiều giải pháp khác, ít nhất, cũng không bị rơi vào tình trạng bị khiêu khích khi lực lượng Hải quân không đủ mạnh…
    Đó là câu chuyện 33 năm trước mà tôi chứng kiến, như một người trong cuộc, về sự kiện Hoàng Sa bị mất!
    33 năm qua, lòng tôi đau đớn về sự kiện này. Ngày ấy, Việt Nam chỉ là một con cờ trong tay nước lớn. Vị Tổng thống có thể bình yên mà huênh hoang chút ngẫu hứng anh hùng cá nhân trong khi nước mất nhà tan…
    Còn giờ đây, sau 33 năm, một nước Việt Nam thống nhất, một nhà nước Việt Nam đủ mạnh và là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, tôi nghĩ nên khéo léo và cương quyết giải quyết chuyện này bằng con đường ngoại giao, nếu không hiệu quả, chúng ta nên đưa việc này ra Liên Hiệp Quốc. Dẫu biết là không dễ dàng gì, có thể kéo dài 50 năm thậm chí 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng phải làm.
    Thế hệ chúng tôi là người chứng kiến sự kiện chúng ta mất Hoàng Sa mà không làm được điều gì. Còn ngày nay, nếu chúng ta cứ tiếp tục để như 33 năm về trước, thì thế hệ con cháu sau này sẽ nói sao với chúng ta đây?
    Có thể, con đường để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là tính bằng hàng thập kỷ hay hơn nữa, thậm chí, thế hệ chúng ta nhiều khi chỉ làm nên một tiền đề để con cháu còn có cơ sở mà tiếp tục cuộc hành trình giành lấy công bằng cho quyền lợi của Tổ quốc mình… Có khó khăn bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải làm!
    (Nguồn: Xưa & Nay, số 301 + 302, 2/2008, tr 25 )
  5. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Cái thằng đó là loại điếc hay ngóng ngọng hay nói ý mà. Hihi:))
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Hoa Tím Bằng Lăng là con trai...
    Cớ sao các bác cứ đùa hoài...
    Để cho Hoa Tím bị tổn thọ ...
    Bằng Lăng thì ngại ... lúc online...


    X_XX_XX_X
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Kiếm ngay một thùng Ken !

    Làm lễ mà bái tổ !
    Nhập môn học thơ nghen ?
    Mỗi ngày thơ một rổ !
    Làm thơ không sợ lỗ !
    Vốn đã ở trong đầu !
    Yêu thương đừng sợ khổ !
    Nếu thật tình thương nhau ...
    Dầu cho cha đánh đòn đau ...
    Mẹ hờn , anh giận , chị rầu vì ai ...
    Đã yêu chỉ một , không hai !
    Kiên trì nhẫn nại ngày dài đêm thâu ...
    Yêu thương đừng có sợ đau !
    Đau tim , đau túi , đau sầu tương tư !

    :)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):)):))

    Sợ đau túi thì đừng có yêu !

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))=))

  8. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thôi các bác học đi, BL viền.....[};-
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bớt chút đi bác. 33 hay sài gòn nhen.Bác quất với em thì còn thấy đường dạy không.=))=))=))=))
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Ngày hội “Mùa xuân biển đảo”: Nồng ấm tình yêu biển bờ
    TT - Chiều 18-12, hàng ngàn bạn trẻ đã có mặt tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM tham dự ngày hội “Mùa xuân biển đảo” do báo Tuổi Trẻ và Nhà văn hóa Thanh niên tổ chức.
    Không chỉ mang đến nhiều món quà vật chất, sự có mặt của họ còn nói lên thông điệp: Chúng tôi luôn hướng về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

    [​IMG]
    Các văn nghệ sĩ cùng chiến sĩ hải quân hát vang bài hát Trường Sa, Trường Sa tại ngày hội - Ảnh: MINH ĐỨC
    [​IMG]
    Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải (bìa trái) trao quà xuân do bạn đọc báo Tuổi Trẻ đóng góp cho đại diện các đơn vị hải quân tại ngày hội “Mùa xuân biển đảo” - Ảnh: MINH ĐỨC Trong nắng chiều khá gắt, hơn 100 văn nghệ sĩ cùng cả ngàn bạn trẻ vẫn có mặt từ rất sớm tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM để hòa mình vào các hoạt động của ngày hội “Mùa xuân biển đảo” ngày 18-12.

    [​IMG]
    Văn nghệ sĩ cùng chiến sĩ hải quân, các bạn trẻ khoe những tấm thiệp mới làm để tặng các chiến sĩ hải quân trong ngày hội - Ảnh: THUẬN THẮNG Biển Đông đang có bão, tín hiệu điện thoại và đường truyền Internet đều chập chờn. Sau rất nhiều cố gắng, cuối cùng những nghệ sĩ TP.HCM cũng trò chuyện được với chiến sĩ nhà giàn DK1. Thiếu tá Nguyễn Hữu Thuận - nhà giàn DK1/2 - ồ lên thành tiếng khi biết đang được trò chuyện cùng ca sĩ Lam Trường. 17 năm công tác ở nhà giàn, thiếu tá Thuận đã có đến 10 cái tết giữa trùng khơi.

    [​IMG]
    Người mẫu Ngọc Quyên, MC Anh Quân và người mẫu Đức Tiến gói quà tặng chiến sĩ - Ảnh: THUẬN THẮNG Ca sĩ Lam Trường chia sẻ với lính nhà giàn rằng anh cùng đồng nghiệp rất vui khi đến ngày hội, được tự tay làm những cánh thiệp, gói từng phần quà để gửi đến chiến sĩ. Lam Trường nói: “Chỉ có một điều duy nhất muốn nói là rất khâm phục sự hi sinh của các anh”. Anh đã hát tặng các chiến sĩ bài Cho bạn cho tôi do chính anh sáng tác.

    [​IMG]
    Văn nghệ sĩ, chiến sĩ hải quân cùng hát bài Trường Sa, Trường Sa - Ảnh: THUẬN THẮNG
    Ở bàn kế bên, nghệ sĩ Minh Hạnh trò chuyện với chiến sĩ Phạm Hồng Thái - công tác tại đảo Trường Sa Lớn. Anh Thái cho biết ngoài đảo đang mưa lớn, biển động khá mạnh do ảnh hưởng của bão. Anh Thái còn hát tặng các nghệ sĩ: “...Biển này là của ta, đảo này là của ta, dù phong ba bão tố, dù gian khổ ta vẫn vượt qua, quyết giữ vững chủ quyền Tổ quốc”. Đáp lời, nghệ sĩ Minh Hạnh khẳng định: “Các nghệ sĩ chúng tôi nói riêng, nhân dân TP.HCM nói chung sẽ luôn là hậu phương vững chắc cho các bạn”.

    [​IMG]
    Các bạn đoàn viên, thanh niên các trường đại học đến tham gia và giao lưu tại ngày hộiẢnh: THUẬN THẮNG Cùng nghệ sĩ Minh Hạnh, nghệ sĩ tranh cát Ý Lan, bác sĩ Đào Thị Ánh Tuyết - Bệnh viện Y học dân tộc - mang đến 65 thùng mì gói gửi tặng chiến sĩ. Chị Ánh Tuyết chia sẻ: “Yêu thương muốn gửi đến các chiến sĩ thì nhiều lắm, mong các bạn luôn mạnh khỏe để giữ biên giới Tổ quốc”.
    Tự tay vẽ những cánh hoa trên tấm thiệp, nghệ sĩ kịch nói Xuân Hương bảo rằng những cánh hoa nhỏ bé ấy gửi đi tình cảm rất nhiều và rất lớn mà chị và các nghệ sĩ luôn dành cho các chiến sĩ. Còn NSƯT Quỳnh Liên viết luôn bài thơ trên cánh thiệp xuân: “Hỡi anh chiến sĩ biên phòng nơi hải đảo xa xôi/ Có nghe tiếng hát của tôi?/ Theo gió mây bay khắp trùng khơi/ Biết rằng anh nhớ đất liền da diết/ Xin gửi lời tha thiết nhớ thương anh”.

    [​IMG]
    Ca sĩ Lam Trường hát tặng các chiến sĩ nhà giàn DK1 qua điện thoại - Ảnh: THUẬN THẮNG Các bạn trẻ cũng đem đến ngày hội nhiều tình cảm. Gửi món quà xinh xắn, bạn Ngô Văn Hoàng chia sẻ: “Đây là mầm hoa lan được nuôi dưỡng trong lọ dưỡng chất. Tôi muốn nó phải là đặc trưng của đất liền gửi ra đảo.”
    Dù chưa biết ai sẽ là người nhận được món quà của mình nhưng Hoàng hi vọng mầm hoa lan sẽ lớn lên và nở hoa nơi đảo xa. Lẫn trong hàng trăm bạn trẻ cùng thiết kế những thiệp xuân, bạn Nguyễn Thị Hằng nắn nót thêm dòng chữ “gửi người ấy” với hi vọng tấm thiệp của mình đến tay bạn trai đang làm nhiệm vụ ngoài đảo xa.
    Tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ trên cánh thiệp, trung úy Lê Như Xuân (lữ đoàn 125) bày tỏ: “Các chiến sĩ làm nhiệm vụ ngoài biển khơi chắc chắn gian khổ hơn chúng tôi rất nhiều và tôi hiểu được sự thiếu thốn tình cảm của anh em, nhất là khi tết cận kề”.
    Q.LINH - K.ANH
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này