Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5249 người đang online, trong đó có 441 thành viên. 23:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 32540 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    @GBlock

    Thêm tư liệu để Mod tham khảo !

    Em yêu màu tím
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    10:48, 17/03/10


    Được cảm ơn 3069 lần


    [​IMG] 15/12/11, 15:54 #76 Trích:
    Thai_Duong viết lúc 15:47 - 15/12/2011 [​IMG]
    Trích:
    tocgiahanquoc viết lúc 15:31 - 15/12/2011 [​IMG]

    Nói chuyện ngu thía này mà cũng đòi lập topic đến mấy chú Lãnh Đạo hiện tại còn cứng họng không dám nói lên sự thật thì chú nên CLOSED thì hay hơn nhé !

    Ngậm máu phun người , miệng mình dơ trước !

    Cái cách ăn nói này chỉ có ở những kẻ vô học mà thôi !

    Không ai bắt chú phải vào đây ! Lo về bán tóc giả đi !

    Giả sử có người không mua mà đến cửa hàng của chú chê bai hàng xấu , bán mắc cắt cổ , chủ cửa hàng ngu ... thì chú có tống nó ra đường không ?
    Thích thì đến , không thích thì biến !

    Anh em ở Sài Gòn ghi lại địa chỉ thằng này nhé !

    @daicanho đâu ? Hôm sau anh vào SG , chú dẫn đường anh đến gặp nó nói chuyện ! :-":-":-":-"


    Bác ơi, bỏ đi, loại người quên cả tổ tiên nguồn gốc, quên cả chế độ này thì chẳng còn gì phải nói với chúng đâu.
    Nhà này không thích vắng bác nữa !


    [};-[rose]
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    @GBlock

    Xem những bài này để Mod thấy là tôi đã rất kiên trì nhẫn nại đấy chứ ?
    Trong khi các thành viên khác đã phản ứng còn mạnh hơn tôi , gọi lekien là phản quốc , là việt gian , còn tôi thì vẫn xem y là trẻ người non dạ thôi ! hãy xem tôi khuyên y này :
    Từ Hố hố ... là y cười nhạo , nhưng viết không đúng chổ khi quote lại đấy , chứ không phải tôi cười đâu !

    Mãi mãi một niềm tin ! Mãi mãi một tình yêu !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:40, 03/01/11


    Được cảm ơn 10222 lần


    [​IMG] 15/12/11, 15:54 #77 Trích:
    lekien1989 viết lúc 15:29 - 15/12/2011 [​IMG]
    Trích:
    Thai_Duong viết lúc 15:16 - 15/12/2011 [​IMG]
    33 người đang vào chủ đề này, trong đó có 14 thành viên: Thai_Duong, hocchoick2010, hoatimbanglang, ptkh, ngocmai227, TALATA, pilot, zungzang, Ultimate_Iron, longtime, hailuacamau, Freelander, huyhoangvtu, anhoangloc



    Chỉ hơn 1 giờ đã có 395 lượt người vào đọc và 53 bài viết , chứng tỏ có nhiều thành viên quan tâm chủ đề này ! Mặc dầu không bàn về chứng khoán !

    Đã xin ban quản trị cho ở trang chính 1 hôm thôi , vậy mà vẫn bị đưa sang trang giao lưu , thật đáng tiếc !

    Các bạn thông cảm nhé !

    :-??:-??:-??:-??:-??:-??



    Hố hố.....





    Nhìn lại các comment của chú có ai tán thưởng không ?
    Nghe bác @gialongVT bảo chú còn trẻ nhỏ , không chấp !
    Nhưng dầu sao , nếu rảnh rổi thì lo về ôn bài , đi học cho giỏi , sau này ấm thân , giúp nhà giúp nước !
    Đừng lêu lổng phá làng phá xóm cho người ta mắng là con nhà nào không biết dạy nhé ! :-":-":-":-":-"
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    @GBlock

    Có lẽ sự cố gắng nhẫn nại , kiên trì thuyết phục của tôi không có hiệu quả với lekien , một phần cũng do ban quản trị đã không có ý kiến với y ngay chăng ?

    Mãi mãi một niềm tin ! Mãi mãi một tình yêu !
    Thành viên gắn bó và đang xây dựng TTVNOL cùng F319 ngày một tốt đẹp hơn
    [​IMG]



    [​IMG]

    Thành viên từ
    08:40, 03/01/11


    Được cảm ơn 10222 lần


    [​IMG] 15/12/11, 17:08 #93 Trích:
    tocgiahanquoc viết lúc 14:42 - 15/12/2011 [​IMG]
    Mấy chú hay lập topic này nên học lại lịch sử. Mà nhớ đọc nhiều nguồn để hiểu sự thật bị che dấu thê nào !

    Lập mấy cái topic tào lào. Đọc vào thiên hạ cười cho !

    12 người đang vào chủ đề này, trong đó có 8 thành viên: Thai_Duong, ptkh, thongngva, NuHoangTuyet, khoihoanggia, chuoi_wa, TALATA, hocchoick2010




    Hoan nghênh bác @thongngva đại diện ban quản trị F319 đến thăm chủ đề Biển Đông ! =D>=D>=D>

    Hiện nay có nick lekien1989 và tocgiahanquoc nhiều lần vào phá rối chủ đề với lời lẽ vô học , ngạo mạn và thách thức cả tập thể các thành viên , mỉa mai lòng yêu nước của công dân Việt Nam .
    Các nick này từng nhiều lần đeo bám phá rối từ các tập trước của chủ đề Biển Đông , mặc dù chúng tôi đã nói rõ từ bài mở đầu : ai không thích thì đừng vào !
    Chúng tôi không nắm tay họ lôi vào , tại sao họ cố tình gây rối và thoá mạ chúng tôi là ngu ? Chưa kể họ còn vi phạm chính trị khi nói xấu lãnh đạo nhà nước ta !
    Mong bác quan tâm giải quyết để nội qui diễn đàn được tôn trọng !

    Thay mặt các thành viên , xin cảm ơn bác và ban quản trị !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    @GBlock

    Lời cuối :

    Dẫn chứng sơ sơ chừng ấy có lẽ tạm đủ , mặc dù sự phá rối , khiêu khích của lekien chưa dừng ở đó !

    Nếu cô thấy sự hiện diện của tôi ở F319 này làm cô khó chịu , thì cô cứ hành xử theo quyền của cô !

    Tôi đã phân tích nhiều rồi , có nói nữa mà cô đã có định kiến thì cũng chẳng thay đổi gì được !

    Thật đáng tiếc !
    :-??

    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    GMS – Hướng tới thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển tiểu vùng Mekong

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 19/12/2011 0 phản hồi
    Ngày 20/12, Thủ tướng *************** cùng lãnh đạo 6 nước Tiểu vùng Mekong mở rộng gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc sẽ dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước tiểu vùng Mekong lần thứ 4 (GMS 4), tổ chức tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
    Tham gia đoàn chính thức do Thủ tướng *************** dẫn đầu có: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình; Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương Trương Quang Nghĩa; Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, *******, Y tế, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tài chính và Đại sứ Việt Nam tại Myanmar.
    GMS được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). GMS là chương trình hợp tác hoàn chỉnh nhất trong hợp tác Tiểu vùng Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam, tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. GMS ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch, thương mại- đầu tư, phát triển nguồn nhân lực và môi trường.
    Hội nghị với chủ đề: “Hướng tới một thập kỷ mới về quan hệ đối tác phát triển chiến lược Tiểu vùng Mekong mở rộng”. Các nhà lãnh đạo GMS sẽ tập trung thảo luận về những biện pháp tăng cường hiệu quả hợp tác GMS, cách thức để các địa phương và khu vực tư nhân tham gia nhiều, hiệu quả hơn vào thực hiện Khung chiến lược hợp tác mới GMS giai đoạn 2012 – 2022 và vấn đề huy động đầu tư khu vực tư nhân vào phát triển hành lang kinh tế.
    Trong khuôn khổ Hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ ký Tuyên bố Nay Pyi Taw và chứng kiến lễ ký các biên bản ghi nhớ về hợp tác phát triển hệ thống siêu xa lộ thông tin và ứng dụng trong khu vực GMS; việc thành lập Hiệp hội Vận tải GMS. Việt Nam là một thành viên tích cực của hợp tác kinh tế GMS và cũng đã hưởng thụ nhiều quyền lợi từ sáng kiến hợp tác này.


    [​IMG]

    Ông Thein Sein khi còn là Thủ tướng Myanmar đón Thủ tướng *************** tháng 4/2010, tại Naypyidaw.

    Tại chuyến thăm chính thức Myanmar của Thủ tướng *************** lần này, Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam-Myanmar sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước; thúc đẩy triển khai các thỏa thuận đã đạt được giữa Lãnh đạo Cấp cao hai bên, giải quyết, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường của nhau…..Ngoài ra, mỗi bên cũng sẽ trao đổi những biện pháp tăng cường phối hợp tại các diễn đàn khu vực và quốc tế.
    Thời gian qua, quan hệ Việt Nam – Myanmar không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận: tăng trưởng kim ngạch bình quân hàng năm đạt khoảng 61%; Năm 2010, tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai nước đã đạt 152,3 triệu USD./.
    Bạch Dương
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm cán bộ chiến sỹ Quân chủng Hải quân Việt Nam

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 19/12/2011 0 phản hồi
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất, sát cánh bên cạnh lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân tin cậy giao phó.
    Nhân dịp kỷ niệm 67 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), chiều 19/12, đến thăm, động viên cán bộ chiến sỹ Quân chủng Hải quân Việt Nam tại Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Quân chủng Hải quân không ngừng hiện đại, chính quy, tinh nhuệ, làm chủ vùng biển, hải đảo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống Bộ đội *****.
    Chúc mừng những thành tích của Quân chủng Hải quân trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, mong muốn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là giữ vững hòa bình cho đất nước; góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, không ngừng phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.


    [​IMG]

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến thăm Đoàn 679, Quân chủng Hải quân.

    Chủ tịch Quốc hội cho biết với nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu, đời sống nhân dân đang ngày càng được cải thiện, vị thế của đất nước không ngừng lớn mạnh; khẳng định, kết quả này có được có phần đóng góp quan trọng từ thành tích giữ vững vùng trời, vùng biển, biên cương, hải đảo, chủ quyền Tổ quốc của quân đội Việt Nam.
    Ông Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng đất nước và giữ vững chủ quyền quốc gia luôn song hành và gắn bó chặt chẽ với nhau. Thành quả trong công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng thể hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Nhà nước; đồng thời có những nỗ lực vượt bậc, hy sinh anh dũng, ý chí chiến đấu kiên cường của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
    Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định Bộ đội Hải quân Việt Nam có bề dày thành tích, lập chiến công ngay từ trận đầu ra quân. Thành tích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ vùng biển, hải đảo, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước.
    Chủ tịch Quốc hội nêu rõ đất nước còn rất nhiều khó khăn, thử thách trong chặng đường phát triển thời gian tới. Trong bối cảnh đó, quân đội Việt Nam phải giữ gìn, tiếp nối và phát huy mạnh mẽ truyền thống “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng,” phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng đất nước.
    Trên tinh thần đó, Bộ đội Hải quân luôn phải chủ động nắm vững, dự báo, đánh giá đúng tình hình, kiên quyết không để bị động bất ngờ, luôn có giải pháp trong mọi tình huống, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cao. Cán bộ, chỉ huy, chiến sỹ các đơn vị trong Quân chủng cần không ngừng kết hợp huấn luyện, nâng cao sức chiến đấu, đảm bảo tốt vũ khí, khí tài được giao.
    Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội đã trân trọng trao tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo – vị chỉ huy xuất sắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam tặng Quân chủng Hải quân.
    Phát biểu tại buổi làm việc, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân khẳng định, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Hải quân sẽ trung thành tuyệt đối, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Không ngừng tôi luyện ý chí, sức chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
    Đồng thời, xây dựng Quân chủng phát triển nhanh, chính quy, hiện đại, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng với niềm tin cậy của của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
    Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm trụ sở đóng quân, địa điểm huấn luyện và nói chuyện, thăm hỏi cán bộ, chiến sỹ Đoàn 679, Quân chủng Hải quân./.
    Quang Vũ (TTXVN/Vietnam+)
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Pháp luật


    Khu vực biên giới biển nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

    19/12/2011 15:23 GMT+7


    • Email
    • Print
    • Góp ý


    Hoạt động trong khu vực biên giới (KVBG) biển nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bao gồm: Người, tàu thuyền của Việt Nam và người, tàu thuyền của nước ngoài... Để bảo vệ an ninh, trật tự trong KVBG, Chính phủ đã quy định cụ thể hoạt động của người, tàu thuyền như sau:
    I. Người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong khu vực biên giới
    Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về Quy chế KVBG biển quy định (Điều 10): Người, tàu thuyền của Việt Nam hoạt động trong KVBG biển phải có các giấy tờ sau:
    1. Đối với người:
    a) Giấy tờ tuỳ thân do cơ quan có thẩm quyền cấp (chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do ******* xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp);
    b) Chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên theo quy định của pháp luật;
    c) Giấy phép sử dụng vũ khí (nếu có).
    2. Đối với tàu thuyền:
    a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
    b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
    c) Biển số đăng ký theo quy định;
    d) Sổ danh bạ thuyền viên;
    đ) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
    e) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá trên tàu thuyền.
    3. Ngoài các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1, 2 của Điều này, người, tàu thuyền hoạt động trong KVBG biển phải có các giấy tờ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật.
    II. Người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới
    Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18-12-2003 của Chính phủ về Quy chế KVBG biển quy định (Điều 13): Người, tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển phải có các giấy tờ sau:
    1. Đối với người:
    a) Hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ có giá trị tương đương thay hộ chiếu;
    b) Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    2. Đối với tàu thuyền:
    a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;
    b) Giấy chứng nhận về an toàn kỹ thuật theo quy định;
    c) Danh sách thuyền viên, nhân viên phục vụ và hành khách trên tàu;
    d) Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;
    đ) Giấy tờ liên quan đến hàng hoá vận chuyển trên tàu thuyền và các giấy tờ khác có liên quan do pháp luật Việt Nam quy định cho từng loại tàu thuyền và lĩnh vực hoạt động (trừ trường hợp quy định tại Điều 18 của Nghị định này).
    Ngoài ra, người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến xã, phường, thị trấn giáp biển hoặc ra, vào các đảo, quần đảo; thuyền viên, nhân viên nước ngoài đi bờ và tàu thuyền của nước ngoài hoạt động trong KVBG biển; neo đậu ở cảng, bến đậu; thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải... phải tuân thủ quy định tại các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 và 21 của Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18-12-2003 của Chính phủ về Quy chế KVBG biển và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

    Phạm Công Chiển - Nguyễn Văn Thủy
  8. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Vài suy nghĩ trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình


    Chỉ còn ít ngày nữa sẽ diễn ra cuộc thăm chính thức của Phó ************* Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam dự định vào ngày 20/12 này. Xét trên mọi phương diện, đây không phải là một chuyến thăm xã giao thông thường mà là một chuyến công cán đầy toan tính của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Về mặt nào đó chuyến thăm này còn quan trọng hơn chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nếu như chuyến thăm của ông Trọng là “việc không thể đừng” và nặng về xã giao của người mới nhậm chức, thì chuyến thăm của ông Tập có đặc điểm hoàn toàn khác. Phía Trung Quốc cần chuyến thăm này hơn là phía Việt Nam; nhưng nó có thể đặt ra cho Việt Nam những thách thức và cả cơ hội.
    Cấp thấp tầm cao
    Trong lịch sử quan hệ Trung- Việt, kể cả trong những thời kỳ quan hệ tốt đẹp trước đây, thường thấy lãnh đạo cấp cao VN sang TQ nhưng hiếm khi cấp cao TQ sang VN. Trong giai đoạn quan hệ không hoàn toàn bình thường hiện nay, việc một nhân vật như ông Tập Cận Bình đến VN là một việc không bình thường. Ông Tập thăm VN dưới danh nghĩa là phó ************* nhưng mang sứ mệnh của người đứng đầu đảng và nhà nước T Q. Với truyền thống tư duy nước lớn của họ thì đây là thời điểm thích hợp để không phải mang tiếng “phá thông lệ”, nhưng vẫn cho thấy mối quan tâm đặc biệt của Bắc Kinh trước diễn biến tình hình quốc tế và khu vực gần đây buộc họ phải có những bước đi kịp thời tại một số địa bàn trọng điểm, trong đó Việt Nam là một mắc xích . Tóm lại, có thể hiểu việc ông Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này chủ yếu là xuất phát từ nhu cầu của phía Trung Quốc.
    Vì sao bây giờ, và con bài gì trong tay áo của ông Tập?
    Nếu ta thử đẩy lùi thời gian về quảng nữa năm trước chắc sẽ khó mà có một chuyến thăm cấp cao như vậy trong khuôn khổ song phương Trung-Việt (ngoại trừ một số trường hợp lãnh đạo TQ sang VN để tham dự các hội nghị đa phương). Câu hỏi đặt ra là tại sao một nhân vật sắp sửa nắm vị trí đứng đầu đảng và nhà nước Trung Quốc lại "hạ cố" sang thăm Việt Nam vào lúc này?
    Phải chăng giới lãnh đạo Trung Nam Hải sau một thời kỳ "tự tung tự tác" với ý đồ độc chiếm Biển Đông nhưng bất thành , nay bắt đầu nhận ra sai lầm, và sự sai lầm đó đã khiến Trung Quốc không những bị cô lập trên trường quốc tế mà còn tạo cớ cho Mỹ quay lại khu vực trong sự hoan nghênh tán đồng của hầu hết các bên liên quan hơn bất cứ thời kỳ nào trước đây. Hậu quả nhãn tiền là việc quân đội Mỹ đang được triễn khai tại phía bắc nước Úc đồng thời được tăng cường trên khắp tuyến phòng thủ truyền thống chạy từ Nhật Bản, Hàn Quốc xuống Philipine ,Singapore… và trong sự liên kết chặt chẽ hơn với Ấn Độ. Không nghi ngờ gì nữa, điều này đã và đang tác động bất lợi cho Trung Quốc khiến họ lo lắng và phải tính đến biện pháp đối phó. Để làm điều này, Trung Quốc một mặt phải căng ra đối phó trực tiếp với Mỹ và đồng minh, một mặt phải tìm cách giành giật lại vai trò ảnh hưởng đối với những địa bàn kế cận xung yếu, trong đó có Việt Nam và Myanma đang có nguy cơ tuột khỏi vòng tay ảnh hưởng của Bắc Kinh. Chia rẽ nội bộ ASEAN cũng là một thủ đoạn mà Trung Quốc đã và đang vận dụng khá thành công.
    Đó chính là động cơ sâu xa của chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam. Người ta đang chờ xem con bài cụ thể nào ông ta sẽ rút ra từ trong tay áo của mình trong chuyến thăm Hà Nội. Đó có thể là một lời đề nghị, cũng có thể chỉ là một "động tác giả" nhằm đánh lừa dư luận phục vụ âm mưu chia rẽ cộng đồng ASEAN...
    Nguy cơ thách thức và cơ hội nào cho Việt Nam?
    Có thể nói, một lần nữa thách thức và cơ hội đang mở ra đồng đều đối với Việt Nam. Thiết nghĩ, để ứng phó hửu hiệu với nước cờ mới của phía Trung Quốc, giới lãnh đạo Việt Nam trước hết cần đứng vững trên mục tiêu chiến lược của dân tộc mình, đó là kiên quyết bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn chủ quyền quốc gia đồng thời giữ vững hòa bình để xây dựng đất nước. Cần thấy rằng diễn biến tình hình Biển Đông nói riêng và Châu Á-TBD nói chung trong thời gian gần đây đang chuyển mạnh sang thế có lợi cho Việt Nam và các nước nhỏ vốn bị Trung Quốc chèn ép và xâm lấn. Những lời tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam gần đây , đặc biệt của Thủ tướng *************** trước Quốc Hội, được dư luận nhân dân đồng tình, được quốc tế đánh giá cao như một hướng đi đúng đắn của Việt Nam.
    Vẫn biết, căn cứ vào so sánh lực lượng cũng như từ bài học lịch sử , nhân dân Việt Nam không bao giờ chủ trương đối đầu với Trung Quốc. Tuy hiên, hơn lúc nào hết, giờ đây lợi ích sống còn của dân tộc đang một lần nữa bị nước láng giềng phương Bắc đe dọa và xâm phạm buộc người Việt Nam phải lựa chọn phương thức mới thích hợp để đấu tranh sinh tồn . Đại đa số nhân dân đã bày tỏ ý chí sẵn sàng dấn thân bằng cách phát huy thế mạnh nội lực kết hợp với sức mạnh tổng hợp của thời đại, kiên quyết đấu tranh vì mục tiêu tối thượng là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, cụ thể là chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa cùng với toàn bộ vùng biển thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo đúng luật pháp quốc tế. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch không thể nhân nhượng. Trên tinh thần đó nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đang theo dõi sát sao diễn biến tình hình xung quanh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và hy vọng rằng giới lãnh đạo đất nước sẽ nhân dịp này nhắc lại một cách rõ ràng, dứt khoát quan điểm mà Thủ tướng *************** đã trình bày trước Quốc hội mới đây. /.

    Trần Kinh Nghị

    ~X~X~X

    Nặc danh nói... "Bài viết rất sắc sảo, chúng tỏ tầm nhìn của tác giả về thời cuộc. Thế giới ngày nay, không còn là thời của các hoàng đế Trung Hoa, mà là thời của Dân chủ, Internet và Nhân quyền. Nước có dân số đông, diện tích lớn như TQ chưa chắc đã phải là nước mạnh. Nhỏ bé như Ixraen chưa chắc đã phải là nước yếu. Việt nam với dân số, diện tích và tài nguyên, địa lý, nếu có những người lãnh đạo như Ixraen, hay Hàn Quốc, chắc chắn VN sẽ trở thành cường quốc không kém gì Hàn Quốc bây giờ. Để độc lập một cách thực sự với TQ, có tiếng nói thuyết phục trên trường Quốc tế, VN phải nghĩ khác và làm khác, nếu không muôn đời chỉ là kẻ chư hầu. "
    09:36 Ngày 19 tháng 12 năm 2011
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    1 người đang vào chủ đề này, trong đó có 1 thành viên: gialongVT
  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot] Tình hình tranh chấp trên Biển Đông trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa được Trung Quốc thể hiện với một quan điểm cực đoan, rằng “chủ quyền ở biển NamTrung Hoa là không thể chối cãi; lợi ích cốt lõi”… Họ hành động rất “quả quyết”; “sẵn sàng dùng vũ lực, quyết không ngồi nhìn”… Trung Quốc thậm chí chỉ coi Trường Sa là khu vực có tranh chấp chứ tuyệt nhiên không đả động gì đến Hoàng Sa. Họ coi như Hoàng Sa mà họ lợi dụng thời cơ đánh chiếm được năm 1974 từ chế độ Việt Nam cộng hòa là “miễn bàn”. Thái độ nước mạnh, nước lớn như vậy khiến cho các nước trong khu vực lo lắng, bất an. Biển Đông – Chính xác hơn là Biển Đông Nam Á trở thành điểm nóng trên thế giới.[/FONT]
    [FONT=&quot] Việt Nam, nếu như trước đây vì lý do gì đó còn né tránh một số vấn đề thì nay thẳng thắn tuyên bố: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 của chế độ VNCH nay Việt Nam sẽ đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (tuyên bố của Thủ tướng Việt Nam *************** trước Quốc hội ngày 25/11/2011).[/FONT]
    [FONT=&quot] Nh[/FONT]ư vậy[FONT=&quot] trên khu vực tranh chấp hình thành 2 quan điểm trái ngược: Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình và giải quyết tranh chấp bằng vũ lực(chiến tranh). Dư luận tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo ngại. Vấn đề giờ đây không phải là liệu có xảy ra xung đột hay không mà là khi nào thì xảy ra đột.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]​
    [FONT=&quot] Nếu như hòa bình, bảo vệ và gìn giữ khó khăn như thế nào thì mở đầu chiến tranh và kết thúc nó phức tạp, mạo hiểm như thế ấy. Nhiều yếu tố tác động đã khiến cho nhiều cuộc chiến tranh khi gây ra thì chủ quan, duy ý chí nên hùng hổ, háo hức thắng lợi, nhưng khi kết thúc thì hoặc là chui vào ống đồng mà trốn như Thoát Hoan của Nguyên Mông tiến hành gây chiến với Việt Nam sau khi vó ngựa đã đè bẹp, xéo nát Trung Hoa đại lục; hoặc như Nhật Bản, Đức trong thế chiến lần thứ 2 phải đặt bút ký đầu hàng mà hậu quả còn khủng khiếp đến tận bây giờ. Như vậy có thể nói mở đầu một cuộc chiến dễ dàng hay khó khăn tùy thuộc quốc gia gây chiến nhưng kết thúc chiến tranh đó như thế nào thì không hoàn toàn tùy thuộc. Có lẽ chính điều này đã làm cho các quốc gia trên thế giới mà có ý đồ gây chiến tranh hết sức cẩn trọng. [/FONT]​
    [FONT=&quot] Gần đây, tờ Thời báo Hoàn Cầu có đăng bài “Thời cơ dùng vũ lực ở Nam Hải (Biển Đông) đã chín muồi” của ông Long Đạo-Phân tích gia chiến lược của tổ chức phi chính phủ Quỹ năng lượng Trung Quốc và cũng là chuyên gia của Trung tâm an ninh phi truyền thống và phát triển hòa bình của Đại học Triết Giang.(Nói chung Thời báo Hoàn Cầu đăng rất nhiều bài hô hào chiến tranh, hiếu chiến. Chính phủ Trung Quốc nói đó không phải là quan điểm của họ. Tất nhiên là vậy. Đó chỉ là diễn đàn, sân chơi cho những vị tướng hiếu chiến đã nghỉ hưu, “những học giả lú lẫn, những thanh niên phẫn khích (hơi một ý là la hét om xòm, thực ra là vô dụng)” như Đại tá Đới Húc và nhà báo Tôn Dũng của Trung Quốc chỉ mặt mà thôi). Tuy nhiên, riêng bài này thì hoàn thiện hơn với 3 tiêu chí đề ra được toan tính rõ ràng, đó là: Mở đầu cuộc chiến; quy mô và kết thúc cuộc chiến. Mở đầu cuộc chiến thì là do “Việt Nam xâm lược, chiếm đảo của Trung Quốc…”. Phần quy mô, theo ông ta thì “ thế năng chiến tranh trên biển Đông rất lớn nên đánh một trận nhỏ (mục tiêu đương nhiên là Trường Sa và khu vực dầu khí của Việt Nam) để không có trận lớn…”. Phần kết thúc cuộc chiến thì “giống như cuộc chiến mà Nga tiến hành năm 2008, thế giới có sốc tý chút nhưng cũng qua khi mọi việc đã rồi…”. Giới quân sự tinh anh của Trung Quốc – Hậu duệ của Tôn Tử với học thuyết quân sự nổi tiếng: Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng, chắc chắn coi ông này cũng giống như tác giả của tiểu thuyết “kiếm hiệp cổ trang” na ná như “tân cổ giao duyên” bên Việt Nam mà thôi. Vì sao? Vì, nếu được như thế, có vẻ như rất “nhân văn”, thì xảy ra lâu rồi, nhưng thực tế chưa xảy ra như thế.[/FONT]​
    [FONT=&quot] Trong chiến tranh hiện đại, chiến tranh với vũ khí công nghệ cao (VKCNC) thì đông không phải là mạnh. VKCNC và chiến thuật liên quan ràng buộc, chi phối với nhau rất chặt chẽ: [/FONT]​
    [FONT=&quot] Thứ nhất: Những vấn đề nào, mục tiêu nào mà VKCNC đảm bảo uy hiếp trực tiếp thì yếu tố chiến thuật được thăng hoa hoặc ít nhất cũng sẽ được triển khai. Đây là điều kiện cần cho quốc gia đi xâm lược. Lấy Trường Sa làm giả định cho Mỹ tấn công đánh chiếm:[/FONT]​
    [FONT=&quot] Đối với Mỹ, với bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới bao gồm cả đảo trên đại dương thì không có khái niệm gần hay xa mà đều nằm trong tầm hỏa lực của các vũ khí trang bị Mỹ hết. Trường Sa lúc đó gần Mỹ hơn gần với đất liền Việt Nam (vì sao thì ta quá thừa biết). Do đó, về lý thuyết, sự chi viện cho Trường Sa của đất liền là vô cùng khó khăn, khả năng bị phong tỏa là hoàn toàn. Việt Nam chỉ có thể gây thiệt hại cho Mỹ mà không chắc giữ được đảo trong thời gian ngắn. Như vậy, với khả năng công nghệ cho phép Mỹ có thể lựa chọn chiến thuật tối ưu để tác chiến và Mỹ có thể sử dụng mọi phương tiện, vũ khí trang bị để tác chiến theo yêu cầu của chiến thuật đề ra. (Cũng may là Mỹ không có ý tưởng và không cần tấn công chiếm Trường Sa. Điều này chỉ là của các nước “láng giềng” trong khu vực với nhau thôi).[/FONT]​
    [FONT=&quot] Thứ hai: Những vấn đề nào, mục tiêu nào mà VKCNC còn hạn chế, không uy hiếp được thì bế tắc về chiến thuật. Chẳng hạn với các nước khác kể cả Trung Quốc thì Trường Sa không phải là gần. Ít nhất máy bay chiến đấu của họ không thể chiếm lĩnh vùng trời khu vực Trường Sa. Trong hải chiến hiện đại thì cả 3 vùng đều xảy ra tác chiến (3 trong 1), đó là: vùng trời, mặt biển và lòng biển, trong đó vùng trời quan trọng nhất. Thế nhưng khi vùng trời bị đối phương khống chế hoàn toàn mà mình “bất khả kháng” thì không thể có ý tưởng để triến khai chiến thuật. Lúc này công nghệ (không có tàu sân bay; khả năng hoạt động dài ngày trên biển; khả năng áp chế điện tử vô hiệu hóa tên lửa, vân vân và vân vân…) không hỗ trợ gì cho chiến thuật. Chiến thuật không thể làm được điều gì có thể thay thế “chiếm lĩnh vùng trời”, không thể “bốc” Trường Sa đặt cách đất liền của họ chừng trăm hải lý để cho các loại máy bay, các tàu đổ bộ loại nhỏ tốc độ cao…của họ tác chiến dễ dàng thì coi như bế tắc. Khi chiến thuật bế tắc, nghĩa là không biết đánh cách nào thì mục tiêu được coi như tạm thời bất khả xâm phạm. Việt Nam dù có chiến thuật độc đáo gì đi chăng nữa cũng không thể tấn công tàu sân bay Mỹ ở tây Thái Bình Dương được. Có thể nói, nếu như còn có khái niệm ”xa, gần” đối với mục tiêu quân sự nào đó thì quốc gia đó chưa thể muốn là được.[/FONT]​
    [FONT=&quot] Tuy nhiên, điều này không phải là đúng cho tất cả cho đôi bên – xâm lược và bị xâm lược. Vẫn còn “cửa hẹp” (chỉ) dành cho những quốc gia bị xâm lược tự tin, quyết tâm giáng trả để bảo vệ Tổ Quốc trước đối phương giàu có, khoa học công nghệ vượt trội. Đó là: Có những điều, mục tiêu mà VKCNC còn hạn chế, không uy hiếp được thì chiến thuật vẫn có thể làm được. [/FONT]​
    [FONT=&quot] Bao nhiêu tàu chiến Mỹ ở Cửa Việt, cảng Sài Gòn…thậm chí máy bay B52 ở căn cứ Utapao (Thái Lan) vẫn bị tiêu diệt không phải bởi Hải quân, Không quân Việt Nam mà bằng chiến thuật Đặc công. [/FONT]​
    [FONT=&quot] Chiến thuật “bám lấy thắt lưng địch mà đánh” ít nhất cũng làm cho quân Giải phóng không bị tiêu diệt trước hỏa lực khủng khiếp của quân đội Mỹ. [/FONT]​
    [FONT=&quot] Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tên lửa phòng không Việt Nam bị nhiễu từ máy bay B52 làm mù hoàn toàn. Hai ngày đầu hàng trăm quả tên lửa bay vào khoảng không, hiệu suất chiến đấu gần như số 0. Nhưng khi áp dụng chiến thuật mới thì…một ngày trung bình hơn 2 chiếc pháo đài bay rụng khiến Nhà Trắng chịu không nổi phải dừng chiến dịch. Xem ra Việt Nam đã quá quen đi cái “cửa hẹp” này dù không thích và chẳng muốn. Là một nước nghèo thì Việt Nam không những phải quen đi mà còn phải sẵn sàng chuẩn bị những thứ cần thiết phục vụ cho việc đi qua cái “cửa hẹp” này dễ dàng thuận lợi, làm sao “nhắm mắt cũng đi qua được” mới tự tin chiến thắng.[/FONT]​
    [FONT=&quot] Trên Biển Đông, bất cứ cuộc xung đột nào cũng đều biến thành cuộc chiến tranh lớn khó kiểm soát, đặc biệt là Trường Sa của Việt Nam. Tấn công đánh chiếm Trường Sa không có gì là khó khăn nếu như cắt đứt mọi chi viện của đất liền, ai cũng biết thế. Nhưng muốn cắt đứt mọi chi viện của đất liền thì quy mô không thể gọi là xung đột hạn chế nữa. Đụng đến Trường Sa của Việt Nam, đối phương bắt buộc phải chấp nhận một cuộc chiến tranh tổng lực của dân tộc Việt Nam, quân đội NDVN. Vì vậy, gây xung đột là gây chiến tranh. Nếu xét về mặt quân sự thuần túy thì thỏa mãn điều kiện cần như đã nói trên thôi, chưa nói lên được điều gì. Khả năng đương đầu, giáng trả của đối phương như thế nào mới là điều kiện đủ.[/FONT]​
    [FONT=&quot] Các quốc gia muốn đánh chiếm Trường Sa của Việt Nam liệu đã đủ điều kiện, khả năng như đã nói ở trên chưa? [/FONT]​
    [FONT=&quot] Mới đây, ông Hồ Cẩm Đào – ************* Trung Hoa đã thúc giục lực lượng hải quân phát huy truyền thống của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), “đẩy mạnh việc chuyển đổi và hiện đại hóa hải quân một cách vững chắc và tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh, để bảo vệ an ninh quốc gia cũng như hòa bình thế giới”. Phát biểu của người đứng đầu Nhà nước, Đảng và Quân đội Trung Quốc trước tình hình căng thẳng trong khu vực và sự hiện diện của Mỹ ở Thái Bình Dương khiến chúng ta cảnh giác và suy nghĩ. Phải chăng đó là sự khiêm tốn quá mức về thế và lực của Hải quân Trung Quốc trên biển? Phải chăng Hải quân Trung Quốc cần có thời gian và những việc phải làm để thực sự là hải quân nước xanh? Và khi sự chuẩn bị đã xong thì chiến tranh chỉ là vấn đề thời gian? [/FONT]​
    [FONT=&quot] Vậy khi nào thì sẽ xảy ra chiến tranh giữa các nước “láng giềng” trong khu vực với nhau do tranh chấp Biển Đông?[/FONT][FONT=&quot] Trước hết phải khẳng định rằng nếu Biển Đông bị một nước nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của cả khu vực. Còn nước nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa thì sẽ khống chế được Biển Đông. Vì vậy Trường sa chắc chắn là điểm quyết chiến chiến lược của đôi bên - xâm lược và bị xâm lược. Trường Sa không còn là mục tiêu giả định nữa mà là thật, đầu tiên của cuộc tấn công xâm lược. [/FONT]
    [FONT=&quot] Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Trường Sa gần Việt Nam, nằm trong tầm hoạt động của không quân Việt Nam và xa các nước khác trong khu vực tới mức mà ngay cả lực lượng không quân hiện đại của Trung Quốc cũng cực kỳ khó khăn khi tác chiến ở đó. Chừng nào hải quân, không quân của các nước trong khu vực không coi Trường Sa là XA và Quân đội Việt Nam “giẫm chân tại chỗ” thì cuộc chiến sẽ xảy ra. Bây giờ Trường Sa của Việt Nam giống như chùm nho chín mọng trong chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Ê-Dốp. “Nho đang còn xanh lắm, chắc chắn thế nào cũng chua”.[/FONT]
    [FONT=&quot] Gây chiến tranh bởi những “cái đầu nóng” - hung hăng, ngạo mạn… là triệu chứng căn bệnh chủ quan duy ý chí, và “trái tim lạnh”- phi nghĩa, chiến đấu không mục đích lý tưởng, bạc nhược với một quốc gia có “cái đầu lạnh” - tỉnh táo, tự tin và “trái tim nóng” - quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh… thì cơ may chiến thắng rất thấp, chỉ không thắng cũng đủ để kết thúc một triều đại thậm chí một chế độ. Hòa bình, hữu nghị vẫn là tất cả.[/FONT]​
    Lê Ngọc Thống
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này