Quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hải đảo - tập 13

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Thai_Duong, 15/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4642 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 10:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 32758 lượt đọc và 1024 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nghi ngờ khựa bẩn phá hoại ....
    http://f319.com/home/1491431
  2. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Công khai sự thật Hoàng Sa bị cưỡng chiếm, từng bước đòi quần đảo bằng hòa bình
    Cập nhật lúc :10:06 AM, 29/11/2011
    Đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình là một việc lớn và lâu dài. Có rất nhiều việc phải làm và điều chắc chắn là phải huy động lực lượng và cần có thời gian. Đây chắc chắn phải là sự nghiệp toàn dân.

    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa

    Bước đầu tiên trong việc đòi lại Hoàng Sa là để cho toàn dân thấy được sự thật và tạo điều kiện cho người dân tham gia sự nghiệp này.
    Muốn vậy, trước hết cần công khai hiện trạng Hoàng Sa đang bị Trung Quốc cưỡng chiếm cho toàn dân biết. Và ngày 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc này tại Quốc hội.
    Báo chí - truyền thông không chỉ tường thuật một lần mà phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên liên tục, để vấn đề đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình đến được với mọi người dân, tạo cơ sở cho toàn dân góp sức.
    Trên thực tế, ngay từ khi Hoàng Sa vẫn còn bị cho là “vấn đề nhạy cảm”, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cần thực hiện chiến lược 3C: Công khai - Công luận - Công pháp đối với tranh chấp biển Đông.
    Có thể diễn giải chiến lược 3C này sơ lược như sau: trước hết, cần công khai hiện trạng tranh chấp biển Đông nói chung và Hoàng Sa bị cưỡng chiếm nói riêng, đồng thời công khai lập trường của các bên, công khai các sự kiện nghiêm trọng xảy ra cho toàn dân biết.
    Từ đó, sử dụng công luận, mà cụ thể là báo chí - truyền thông, nói cho toàn dân và nhân dân thế giới biết sự thật về tranh chấp biển Đông, trong đó có việc Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông.
    Trong cuộc đấu tranh này, vũ khí hòa bình nhưng sắc bén là công pháp, tức luật pháp quốc tế, các án lệ, Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông...
    Như vậy có thể thấy việc sử dụng Công khai - Công luận - Công pháp như một số nhà nghiên cứu gợi ý để đấu tranh đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông là một sáng tạo đáng ghi nhận, một bước cụ thể hóa của quan điểm coi việc bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.
    Sẽ còn nhiều sáng kiến nữa được đưa ra khi thực trạng về tình hình tranh chấp biển Đông được công khai hóa và thảo luận rộng rãi dưới tinh thần nhìn thẳng vào sự thật. Với những kinh nghiệm quý báu của dân ta trong sự nghiệp giữ nước, chắc chắn việc đòi lại Hoàng Sa nói riêng và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói chung bằng biện pháp hòa bình sẽ mang lại những kết quả mới nếu toàn dân được tham gia.
    Đòi lại Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự nghiệp toàn dân.
    Không thể khác.



    Bộ Ngoại giao thu thập bằng chứng lịch sử Hoàng Sa
    Cập nhật lúc :10:43 PM, 30/11/2011
    (ĐVO) Ngày 30/11, đại diện Bộ Ngoại giao đã có buổi làm việc tại chùa Tiên Linh, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để thu thập những dấu tích trên chuông đồng, bài vị đang thờ tại chùa này có liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa.

    Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan cho biết, theo thư tịch cổ, Đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn đến triều nhà Nguyễn đều tuyển dụng người xã An Vĩnh (trong đất liền cũng như ngoài đảo Lý Sơn), Quảng Ngãi.

    Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy có vị cai đội Đội Hoàng Sa người Thừa Thiên Huế là Nguyễn Hữu Niên. Ông vốn là quan triều Tây Sơn, sau theo nhà nhà Nguyễn. Điều này cho thấy, thời Thái tổ Võ hoàng đế Nguyễn Văn Huệ bắt đầu tuyển dụng người ở Thừa Thiên Huế vào Đội Hoàng Sa, vì lúc bấy giờ Quảng Nghĩa trở vào thuộc quyền Nguyễn Văn Nhạc.

    [​IMG]
    Chiếc chuông nặng gần nửa tấn ở chùa Tiên Linh có ghi chép về Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên. Ảnh: N.Phương. Như vậy từ thời các chúa Nguyễn tiếp đến thời Tây Sơn rồi đến hết triều nhà Nguyễn, nhà nước Việt Nam đều liên tục quan tâm đến biển Đông và từng bước xác định vững vàng chủ quyền vùng lãnh hải của đất nước. Những tư liệu trên sẽ củng cố thêm bằng chứng lịch sử xác định chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó, những tư liệu này cho thấy người dân Thừa Thiên Huế đã tham gia vào quá trình xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và lãnh hải trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước. Các tư liệu được lưu giữ tại chùa Tiên Linh là bài vị, các chữ Hán trên chuông đồng nặng 451kg đặt tại chùa Tiên Linh ghi chép về Cai đội Hoàng Sa Nguyễn Hữu Niên.
    Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đánh giá: “Căn cứ vào những dấu tích còn lưu lại tại bài vị và 4 mặt của chuông đồng tại chùa Tiên Linh ở Thừa Thiên - Huế là một chứng cứ rất quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo tổ quốc của Việt Nam”.


    Ai cố tình quấy phá thì chịu khó đọc chút đi.
  3. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Giải pháp đòi lại Hoàng Sa
    Cập nhật lúc :8:10 AM, 28/11/2011
    Làm cách nào để Việt Nam giải quyết và đòi hỏi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình (như khẳng định của Thủ tướng *************** khi trả lời chất vấn trước Quốc hội)?

    Các thành viên của Quỹ Nghiên cứu biển Đông đưa ra một số cơ sở và bước đi để hiện thực hóa công việc này của Việt Nam.
    Xác lập chủ quyền

    Không thể chinh phục lãnh thổ bằng vũ lực

    Theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ 20 việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24/10/1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

    Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”.

    Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa
    Nhà nước phong kiến Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình. Trong suốt ba thế kỷ từ 17 - 19, chính quyền phong kiến Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hằng năm để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn.
    Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc.
    Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thật sự / tức là chiếm hữu thật sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai - việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận. Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.
    Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thật sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus), nghĩa là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
    Việc thực thi chủ quyền của nhà nước phong kiến Việt Nam có đầy đủ các yếu tố vật chất và tinh thần, được thực hiện trong một thời gian dài hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các nước khác, đảm bảo được cả nguyên tắc thật sự và nguyên tắc công khai, do đó việc xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa bởi Việt Nam trong thời kỳ nhà nước phong kiến là không thể tranh cãi và ít nhất từ thế kỷ 17, Hoàng Sa đã không còn là lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
    Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 22/8/1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.
    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2/7/1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với quần đảo Hoàng Sa cho đến nay.
    Tuy đã mất yếu tố vật chất do bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, nhưng Việt Nam vẫn luôn thực thi chủ quyền của mình bằng yếu tố tinh thần. Tháng 12/1982, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam / Đà Nẵng.
    Đấu tranh ngoại giao
    Chúng ta cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á... nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.
    Đương nhiên, không thể không vận dụng sức mạnh của dư luận và trí tuệ nhân dân, học giả và chuyên gia các giới Việt Nam trong và ngoài nước để tác động đến nhân dân thế giới và những nhà đàm phán Trung Quốc.
    Những tác động này phải đủ mạnh và kiên trì, nhưng đồng thời cũng khẳng định thiện chí đàm phán và hợp tác hòa bình với Trung Quốc.
    Chúng ta cần đưa vấn đề Hoàng Sa ra đàm phán song phương với phía Trung Quốc cùng lúc phân tích cái lợi của việc đàm phán này đối với các lợi ích khác của Trung Quốc như sức mạnh mềm, bình an ở vùng biển phía nam để phát triển kinh tế của họ.
    Và cần đưa việc tranh chấp Hoàng Sa vào phạm vi điều chỉnh của COC (Quy tắc ứng xử trên biển Đông) cũng như các văn bản khác trong tương lai. Tất nhiên chúng ta vận dụng khéo léo vị thế mà mình đang có để đàm phán với Trung Quốc để họ hiểu rằng đàm phán song phương và hòa bình là cách mà Trung Quốc sẽ được nhiều hơn về uy tín trên trường quốc tế.

    [​IMG]
    Tàu SAR-412 thuộc Trung tâm Tìm kiếm cứu hộ cứu nạn hàng hải khu vực 2 từng tham gia cứu nạn ngư dân miền Trung tại ngư trường Hoàng Sa.
    Ảnh: Đăng Nam/Tuổi trẻ. Lập cơ quan chuyên trách Trước hết, Nhà nước cần lập cơ quan chuyên trách làm đầu mối và quy tụ các trí thức am hiểu về ngoại giao, sử học, công pháp quốc tế, Trung Quốc học để liên tục đưa ra yêu cầu giải quyết và khẳng định chủ quyền Hoàng Sa một cách thiện chí và hòa bình. Cơ quan này có trách nhiệm chuẩn bị cho chứng cứ pháp lý và lịch sử, sẵn sàng cho việc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án công lý quốc tế (IJC).
    Chúng ta cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ những vụ án xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Malaysia, Singapore, Indonesia, Campuchia, Thái Lan.
    Theo luật quốc tế, tòa chỉ có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp một khi tất cả các bên trong tranh chấp công nhận thẩm quyền của tòa cho vụ tranh chấp đó.
    Hiện tại, Trung Quốc chưa hề công nhận thẩm quyền xét xử của tòa cho tranh chấp biển Đông. Vì vậy, Việt Nam không thể khởi kiện Trung Quốc trước tòa để giải quyết tranh chấp về Hoàng Sa.
    Chúng ta cần đàm phán, gây áp lực với Trung Quốc để đạt được một sự đồng ý của Trung Quốc nhằm đưa tranh chấp Hoàng Sa ra trước IJC.
    Công việc này đòi hỏi sự bền bỉ. Vì vậy các kinh nghiệm về đấu tranh, kiến thức về đàm phán, pháp luật, lịch sử cũng cần được học tập và ứng dụng một cách lâu dài.
    Nhà nước cần phổ biến thông tin một cách sâu rộng trong toàn dân và kiều bào để có sự hậu thuẫn cao nhất cho sự nghiệp lớn này. Nhân dân ta thông hiểu đầy đủ thì mới gia tăng sức mạnh của ngoại giao nhân dân và tác động mạnh mẽ đến nhân dân Trung Quốc và Hoa kiều trên toàn thế giới. Chúng ta cần kêu gọi tập trung chứng cứ về Hoàng Sa, đồng thời đề nghị các học giả Việt Nam trong và ngoài nước cung cấp, phân tích và hệ thống hóa các chứng cứ này.
    Và điều rất quan trọng là chúng ta chủ động chọn thời điểm để nêu vấn đề khôi phục và thu hồi Hoàng Sa tại các diễn đàn thế giới và khu vực để chuẩn bị dư luận ngoài nước.

    Thủ tướng ***************:
    Chúng ta làm chủ Hoàng Sa từ lâu
    Chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta đã làm chủ thật sự ít nhất là từ thế kỷ 17. Chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ một quốc gia nào và chúng ta đã làm chủ trên thực tế.
    Năm 1956 Trung Quốc đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đã ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này.
    Lập trường nhất quán của chúng ta là Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, phù hợp với Công ước về Luật biển, phù hợp với tuyên bố DOC.
    (Trích nội dung trả lời chất vấn của Thủ tướng *************** ngày 25/11/2011)


    Nguyễn Thái Linh - Lê Minh Phiếu - Lê Vĩnh Trương/ Tuổi trẻ

    Ai nói topic này vô nghĩa thì xem kỹ đi.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Thì tôi cũng đã nói như vậy , nhưng Mod GBlock lại mở đường cho bọn nó vào đấy !
    Với lập luận đây là diễn đàn , ai cũng vào được !

    Đồng ý là ai cũng vào được , ý kiến thì ta chấp nhận đa chiều , nhưng với bọn phỉ báng lòng yêu nước của dân tộc , thoá mạ thành viên , thậm chí đòi khoá topic này , đưa từ bên trang chính về đây , nói rõ ra là lekien1989 , trumck_2000 và tocgiahanquoc thì lại được dung dưỡng , bật đèn xanh !
    Tôi nói có cơ sở , mặc dầu nói ra thế này thì càng bị ghét , và họ sẽ chỉ chờ sơ hở để mà khoá nick tôi với những tội danh rất trời ơi đất hỡi !

    Xem lại cả trước và sau đoạn này để thấy là ai ép ai :


    http://f319.com/giaoluu/1491073/page-59

    :-":-":-":-":-":-":-"
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Đi về đâu hỡi em ?
    Khi trời chiều gần ngã về đêm ?
    Ở lại cùng anh hôm nay nhé !
    Anh có nhiều cái khoe em xem !
    Mà em phải ngoan , anh mới chỉ !
    Riêng em thôi ! Đừng nói , họ thèm !
    Còn ai muốn nghĩ sao , cứ nghĩ !
    Anh chỉ cần em , và chỉ em !

    :-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*
  6. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Các anh vào đây quấy phá đòi đóng topic.Khơi mào gây chiến. Thế các anh nghĩ gì. Lòng tự trọng các anh ở đâu? Tinh thần yêu nước các anh ở đâu?
    Nếu các anh còn mang trong người dòng máu Việt xin hãy suy nghĩ lại. Góp sức cùng chúng tôi quyết giành lại Hoàng Sa. Cảm ơn các anh rất nhiều. Chúng tôi sẽ trân trọng. còn ngược lại thì xin đừng vào.[r23)]
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Em nói cũng đúng đó !
    Chúng ta không nên tự nhốt mãi nơi đây , cho nên sáng ra cần mờ 1 topic mặt tiền để hô hào ... sẽ tăng hiệu quả. Còn trong này để chiều - tối - đêm !!! >:)>:)>:)>:)>:)
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Thì tôi cũng đã nói như vậy , nhưng Mod GBlock lại mở đường cho bọn nó vào đấy !
    Với lập luận đây là diễn đàn , ai cũng vào được !

    Đồng ý là ai cũng vào được , ý kiến thì ta chấp nhận đa chiều , nhưng với bọn phỉ báng lòng yêu nước của dân tộc , thoá mạ thành viên , thậm chí đòi khoá topic này , đưa từ bên trang chính về đây , nói rõ ra là lekien1989 , trumck_2000 và tocgiahanquoc thì lại được dung dưỡng , bật đèn xanh !
    Tôi nói có cơ sở , mặc dầu nói ra thế này thì càng bị ghét , và họ sẽ chỉ chờ sơ hở để mà khoá nick tôi với những tội danh rất trời ơi đất hỡi !

    Xem lại cả trước và sau đoạn này để thấy là ai ép ai :


    http://f319.com/giaoluu/1491073/page-59

    :-":-":-":-":-":-":-"[/QUOTE]
    E đọc xong thấy bất mãn quá bác ạ.[r37)]
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    E xin mặt tiền có 1 ngày mà không được.Hix 15 phút sau bay qua trang giao lưu. Topic bị giao dịch ATO bác ạ.:((:((:((
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20111221125331658p0c1019/nha-nghien-cuu-tre-viet-nam-duoc-vinh-danh-o-duc.htm

    Nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam được vinh danh ở Đức
    Ngày 20/12, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cho biết, nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam Phạm Văn Quân là 1 trong 20 nhà khoa học trẻ xuất sắc đến từ các nước trên thế giới được vinh danh với giải thưởng Green Talents diễn ra vào cuối tuần qua tại Đức.

    Phạm Văn Quân đang là nghiên cứu sinh của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội. Đề tài nghiên cứu của anh là “Các giải pháp tiết kiệm năng lượng giúp giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu”.

    Đây là năm thứ ba Bộ Nghiên cứu và Giáo dục Đức tổ chức cuộc thi Green Talents và đã nhận được hồ sơ tham dự của 331 người đến từ 58 quốc gia.

    Theo N.Trần Tâm (TN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này