Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4723 người đang online, trong đó có 342 thành viên. 15:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 10148 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Gia đình một cô dâu lấy chồng Đài Loan kêu cứu
    09/12/2011 1:20
    [​IMG]

    Chị Phan Thị Kim Thanh và chồng trong ngày cưới - Ảnh do gia đình cung cấp
    Ngày 8.12, các cơ quan chức năng TP.Cần Thơ đang tìm biện pháp để giải quyết theo thẩm quyền về lời cầu cứu của bà Nguyễn Kim The (SN 1953, ngụ ấp Định Khánh A, xã Định Môn, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ), yêu cầu được giúp đỡ về trường hợp con gái của bà là Phan Thị Kim Thanh (SN 1982, đang làm dâu ở Đài Loan) bị chồng ngược đãi, hành hung từ 2 năm qua.
    Theo tường trình của bà The, đầu tháng 4.2009, Thanh được bạn bè rủ lên TP.HCM tìm chồng nước ngoài để mong đổi đời. Sau đó, Thanh gọi điện về báo đã chọn được chồng người Đài Loan có tên Chung Vĩnh Hòa (Chung Yung Hua) và nói gia đình lên dự đám cưới. Bà The liền sắp xếp gia đình gồm 7 người thuê xe lên dự đám cưới con tại nhà hàng Water Park ở TP.HCM. Đám cưới chỉ có một bàn, gồm cô dâu, chú rể và 7 người bên gia đình bà The. Làm lễ xong, chú rể đưa bà The 5 triệu đồng.
    Sau khi làm thủ tục, tháng 2.2010, Thanh cùng chồng về Đài Loan. Bà The kể từ đó đến nay, Thanh chỉ 1 - 2 lần gọi điện thoại về thăm gia đình, nói chuyện vài tiếng rồi cúp máy. Gia đình có hỏi cuộc sống với chồng ở Đài Loan ra sao thì Thanh không trả lời. Khoảng 20 giờ ngày 3.12, một phụ nữ xưng là bạn của Thanh ở Đài Loan gọi điện thoại về báo cho gia đình biết 2 năm nay Thanh bị giam lỏng trong nhà chồng và thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ.
    Do đó, Thanh nhờ gọi điện về báo gia đình biết để tìm cách nhờ các cơ quan chức năng tại Việt Nam can thiệp, giải thoát cho trở về nước. Sau khi nhận được cuộc điện thoại trên, gia đình bà The có nhờ người biết tiếng Đài Loan gọi cho rể thì ông này trả lời là “đừng làm phiền gia đình tôi” rồi cúp máy.
    Mai Trâm




    Thật đáng thương và cũng thật đáng trách ! :-w
    Bà mẹ cầm 5 triệu đồng , số tiền đúng bằng bán một con heo ! :-??

    Hỡi những ai đang mơ lấy chồng Tàu !
    Bị nhiều rồi , sao vẫn cố lao vào ?
    Giấc mơ hồng giờ đã theo mây khói !
    Chỉ còn là buồn - thương - uất - hận - đau !


    ~X~X~X~X~X~X~X~X~X​
  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    'Phận bạc' của 100 cô dâu Việt bị mất tích tại TQ


    Cập nhật lúc :6:06 AM, 10/12/2011
    Sống không hộ tịch, không rõ gốc tích, hơn 100 cô dâu Việt tại vùng núi non hẻo lánh của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc lại vừa bị mất tích đầy bí ẩn, khiến dư luận hoang mang, khó hiểu.

    >> Thiếu nữ gốc Việt bị 9 'yêu râu xanh' TQ cưởng h iếp tập thể

    Vùng sơn cước của tỉnh Hồ Nam vốn ít được nhắc tới trên truyền thông Trung Quốc nay bỗng trở thành tâm điểm của dư luận bởi vụ mất tích đầy bí ẩn của 100 cô dâu gốc Việt. Không lễ cưới linh đình, không giấy hôn thú, không hộ tịch, không được sự bảo hộ của luật pháp, những người phụ nữ bạc phận ấy sống âm thầm trong các ngôi làng hẻo lánh, trước sự làm ngơ của chính quyền bản địa.

    [​IMG] Các cô dâu Việt Nam trên đất Trung Quốc.
    Mãi tới khi có hai ông chồng miễn cưỡng tới ******* báo cáo vụ việc, cán bộ thôn mới “giật mình thon thót” khi biết rằng, số lượng cô dâu Việt bị mất tích ít nhất là 60 – 70 người, thậm chí con số lên tới hơn 100 người.

    Mất tích đầy bí ẩn


    Hồ Kiến Hòa là người đàn ông có vợ tên Mã Chính Phần bị mất tích suốt những tháng qua. Ngày định mệnh ấy, chị Mã nói với chồng lên thị trấn mua màn. Tới trưa, một công nhân làm cùng anh Hồ hớt hải về báo, ngay sáng sớm đã thấy vợ anh tay xách nách mang, vội lên chuyến xe huyện. Hồ Kiến Hòa vội vã đi tìm vợ, nhưng bặt vô âm tín. Về tới thôn, anh lại đứng người khi nghe hàng xóm kháo nhau về sự mất tích đầy bí ẩn cùng ngày của Mã Lan Lan, vợ Hồ Quốc Cường.




    [​IMG] Chị Mã Chính Phần.
    Anh Cường chia sẻ, thời gian gần đây, anh thường thấy vợ nhận được những cuộc điện thoại của người lạ. Chị Mã cứ lấm lét giấu chồng nghe điện. Khoảng 10 ngày sau, Mã Trung Phương, vợ Hồ Cầu Lai – một người cùng thôn khác cũng biến mất đột ngột. Vào trung tuần tháng 7, Hồ Kiến Hòa bỗng nhận được cú điện thoại ngắn ngủi của vợ. “Cô ấy khóc nức nở, báo đã bị bắt cóc và bị bán tới một ngôi làng hẻo lánh tại châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam. Muốn chuộc cô ấy, tôi phải gom đủ 20.000 NDT (hơn 64 triệu đồng)”, anh Hồ đau khổ tiết lộ.
    Cùng lúc đó, Hồ Cầu Lai và Hồ Quốc Cường cũng nhận được điện thoại cầu cứu của vợ mình với lời nhắn chuẩn bị tiền chuộc. Cuộc gọi cuối cùng của Mã Chính Phần là vào ngày 31/7 vừa qua. Chị thông báo đã bị bán tới một vùng núi non hẻo lánh tại Phúc Kiến, cuộc sống rất khổ sở và nỗi nhớ con dày vò chị đêm ngày. “Đó là cú điện thoại gọi về từ Chương Châu, Phúc Kiến”, anh Hồ Kiến Hòa cho biết.
    Phận long đong của các cô dâu Việt trên đất khách

    “Cô ấy thật đáng thương. Năm 2008, chính tôi đã bỏ ra 36.388 NDT (tương đương 116 triệu đồng) mua cô ấy. Thủ tục rất đơn giản, giao tiền, ký kết giao kèo, hai người chúng tôi chính thức thành vợ chồng”, Hồ Kiến Hòa rưng rưng nghĩ về vợ.
    Chị Mã sinh năm 1989 trên giấy tờ, nhưng Hồ Kiến Hòa tỏ ra hoài nghi về tuổi thực của vợ. “Năm ấy vợ tôi mới 19 tuổi, nhưng theo cảm nhận của tôi, cô ấy có lẽ đã ngoài 20. Điều ngạc nhiên là tôi không hề biết cô ấy là người Việt Nam. Trong bản giao kèo, Mã Chính Phần tới từ huyện Quảng Nam, tỉnh Vân Nam, nhưng về sau, cô ấy thú nhận là người Việt Nam. Cái tên hiện tại cũng không phải tên thật”, anh Hồ bộc bạch. Một năm sau, Mã Chính Phần sinh con gái, anh Hồ vì thế cũng trút bỏ hoài nghi.


    [​IMG] Anh Hồ Kiến Hòa và con gái hai tuổi Hồ Điệp. Anh Hòa hy vọng chị Phần sẽ trông thấy bức ảnh này và nhanh chóng tìm được đường thoát thân, trở về bên gia đình.
    Đối với thân phận mập mờ của các cô dâu tại thôn Thủy Châu, Nguyên thư ký thôn, ông Hồ Xuân Mai – người trực tiếp chứng kiến và giải quyết giao kèo hôn nhân cho Hồ Kiến Hòa và Mã Chính Phần cho biết, khi đó đã thấy có khúc mắc về thân phận thực sự của cô dâu. “Lai lịch của cô ta không rõ ràng, thậm chí chứng minh nhân dân cũng không có. Chuyện trọng đại cả đời cũng không thấy bóng dáng cha mẹ nào tham dự, thật bất hợp lý”, ông Hồ khẳng định. Nhưng ông này vẫn cầm bút ký, chấp thuận chuyện kết hôn của hai người họ, bởi Hồ Kiến Hòa lúc này đang rất muốn lấy vợ. Cũng theo ông Hồ Xuân Mai, thôn Thủy Châu là vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, những năm gần đây, hiện tượng mua vợ rất phổ biến tại đây. Tuy nhiên, ông Hồ Tuyên Quần, chủ nhiệm thôn lại phủ nhận chuyện này. “Chính quyền địa phương chưa phát hiện trường hợp nào như dư luận đang đồn đại”, ông Tuyên Quần khẳng định.
    Theo điều tra của phóng viên, Mã Chính Phần, Mã Lan Lan, Mã Trung Phương và các cô dâu bị mất tích khác không hề đăng ký hộ khẩu tại công an địa phương. Nếu theo cách lý giải của ông chủ nhiệm Hồ, những người như họ đều là “người tàng hình” dù ngày ngày vẫn xuất hiện và sinh hoạt trong thôn.
    Tờ Tân Hoa Xã phân tích, hiện tượng mua vợ của đàn ông Trung Quốc bắt nguồn từ sự chênh lệch quá lớn về giới tính trong xã hội. Chính sách một con được áp dụng trong suốt nhiều năm qua khiến các gia đình đua nhau sinh quý tử, chối bỏ các bào thai có giới tính nữ. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” hà khắc đó khiến xã hội Trung Quốc lâm vào tình trạng hiếm con gái một cách trầm trọng. Sự chênh lệch này được thể hiện rõ nét trong số liệu thống kê về dân số trong vòng 10 năm tại Trung Quốc. Cứ khoảng 117 bé trai sinh ra thì chỉ khoảng 100 bé gái chào đời. Theo tính toán của các chuyên gia, tới năm 2020, sẽ có khoảng 30 – 40 triệu nam giới ở độ tuổi kết hôn sẽ lâm vào tình cảnh ế ẩm do số lượng nữ giới thiếu hụt trầm trọng. Riêng hiện tượng mua vợ Việt Nam ngày càng trở thành vấn nạn của xã hội Trung Quốc. Điều đó phản ánh, người dân nước này đang có quan niệm vật chất hóa đối với hôn nhân.


    :-w:-w:-w:-w:-w:-w:-w

    Thật đáng thương và cũng là đáng trách !
    Đáng trách nhiều hơn là đáng thương !
    Chỉ vì tiền mà rời bỏ quê hương ...
    Sang xứ lạ lấy người không quen biết !
    Khi xa quê , có cô nào lưu luyến ...
    Nhớ tình xưa nay đã nỡ xa lìa ?
    Nhớ đường chung nay đã vội vàng chia ?
    Ôm mộng ảo đổi đời nơi đất khách ?
    Thế thì thôi , xin cũng đừng than trách !
    Tự bước chân đi , tự tìm lối quay về !
    Về đây êm ấm tình quê ...
    Sắn khoai chắc bụng đừng mê tàu xì !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-" :-":-":-":-"
  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc mở rộng lãnh thổ: Chuyện ở Kashmir


    26/01/2011 23:33
    [​IMG]

    Khu vực Gilgit-Baltistan - Ảnh: Iguide.travel Trung Quốc cũng có nhiều “duyên nợ” với khu vực Kashmir - nơi nước này, Ấn Độ và Pakistan lấn cấn từ nhiều năm qua.
    Theo một bài báo đăng trên tờ The New York Times hồi tháng 8.2010, Pakistan đang trao cho Trung Quốc quyền kiểm soát trên thực tế khu vực Gilgit-Baltistan trong phần lãnh thổ Kashmir do Islamabad kiểm soát. Diễn biến này đương nhiên gây ra nhiều lo ngại cho Ấn Độ.
    Lính Trung Quốc ở Kashmir
    Khu vực phía tây Kashmir do Pakistan chiếm giữ trải dài từ Gilgit-Baltistan ở phía bắc đến Azad Kashmir ở phía nam hầu như bị đóng cửa với giới truyền thông. Nhưng những gì thu thập được từ một loạt nguồn tin tình báo nước ngoài, từ các nhà báo Pakistan và nhà hoạt động nhân quyền cho thấy 7.000 - 11.000 binh sĩ Trung Quốc đang hiện diện tại Gilgit - Baltistan. Trước đó, Pakistan cũng đã “hiến” 5.200 km2 ở phần Kashmir do họ kiểm soát cho Trung Quốc theo một hiệp ước được ký kết hồi năm 1963.
    Theo chuyên gia Selig S.Harrison, Giám đốc chương trình châu Á của Trung tâm Chính sách quốc tế ở Mỹ và là tác giả bài báo của The New York Times, việc kiểm soát khu vực trên là một phần nỗ lực của Trung Quốc nhằm đảm bảo con đường thông suốt bằng đường bộ và đường sắt tới vùng Vịnh. Hiện các tàu chở dầu của Trung Quốc mất 16-25 ngày để đến vịnh Persia. Khi các tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc băng ngang Gilgit-Baltistan được hoàn thành, Trung Quốc sẽ có thể vận chuyển hàng hóa từ miền đông nước này đến phía đông vịnh Persia trong vòng 48 giờ.
    Nhiều binh sĩ Trung Quốc đến Gilgit-Baltistan để làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng trong khu vực. Một số làm trong lĩnh vực đường sắt, số khác tham gia mở rộng xa lộ Karakoram, nối liền tỉnh Tân Cương của Trung Quốc với Pakistan. Cũng có một số binh sĩ làm việc trên các công trường xây dựng đập nước, đường cao tốc và nhiều dự án khác. Theo The New York Times, bí ẩn bao trùm xung quanh việc xây dựng 22 đường hầm bí mật, vốn cấm người Pakistan lui tới. “Các đường hầm này cần thiết cho một dự án đường ống khí đốt từ Iran sang Trung Quốc vốn sẽ cắt ngang dãy núi Himalaya”, ông Harrison nói, và nhận xét thêm rằng những đường hầm có thể được dùng cho mục đích quân sự. Bắc Kinh chưa có phản ứng gì với thông tin của báo The New York Times.
    Ấn Độ cũng hô “mất đất”



    [​IMG] Rõ ràng là lãnh thổ chúng ta đang thu hẹp dần theo thời gian. Quá trình này diễn ra chậm nhưng rất nghiêm trọng
    [​IMG]


    trích từ biên bản cuộc họp giữa chính quyền Kashmir, Bộ Nội vụ và quân đội Ấn Độ


    Báo The Economic Times của Ấn Độ dẫn lời các chuyên gia nói rằng những diễn biến ở Gilgit-Baltistan càng gây thêm lo ngại sau khi Trung Quốc gần đây cấp thị thực nhập cảnh đặc biệt cho cư dân Ấn Độ sống trong vùng Kashmir do New Delhi kiểm soát. Song trước đó, Trung Quốc cũng từ chối cấp thị thực cho một vị tướng phụ trách quản lý Kashmir của Ấn Độ sang Bắc Kinh dự một cuộc họp cấp cao. Tờ báo coi đây là sự nghiêng hẳn về Pakistan trong vấn đề Kashmir. Nhân chuyến thăm Pakistan của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cuối năm ngoái, Bắc Kinh đã ký với Islamabad các thỏa thuận thương mại trị giá 24 tỉ USD. Trong chặng dừng chân trước đó của ông Ôn ở Ấn Độ, tổng giá trị các thỏa thuận đạt được chỉ là 16 tỉ USD, theo tờ Khaleej Times. Hồi giữa tháng này, Trung Quốc lên tiếng phủ nhận thông tin rằng binh lính của họ đã tràn vào lãnh thổ Ấn Độ ở vùng Kashmir và đe dọa công nhân nước này, theo AP. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm 11.1 khẳng định: “Lính biên phòng Trung Quốc chưa bao giờ bước qua Đường kiểm soát thực tế (LAC)”. Phản bác của Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Hãng thông tấn Press Trust of India của Ấn Độ đưa tin hồi tháng 9.2010, lực lượng biên phòng Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại khu vực biên giới Himalaya ở vùng Kashmir, đe dọa chủ thầu và các công nhân Ấn Độ đang xây dựng một trạm xe buýt tại đây. Cũng hôm 11.1, trang tin Oneindia.in dẫn biên bản một cuộc họp giữa chính quyền Kashmir, Bộ Nội vụ và quân đội Ấn Độ nhận định nước này đã mất một số lượng “đáng kể” đất đai dọc LAC vào tay Trung Quốc trong 20-25 năm qua do “thiếu một chính sách rõ ràng về vấn đề này”. “Rõ ràng là lãnh thổ chúng ta đang thu hẹp dần theo thời gian. Quá trình này diễn ra chậm nhưng rất nghiêm trọng”, biên bản nói trên viết.
    Theo Khaleej Times, giữa Bắc Kinh và New Delhi vẫn còn nhiều thách thức phải giải quyết trước khi đưa quan hệ hợp tác song phương lên tầm cao mới. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với 90.000 km2 lãnh thổ Ấn Độ ở bang Arunachal Pradesh, và đang chiếm giữ khoảng 38.000 km2 ở phần Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Còn theo AP, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến đường biên giới dài 3.500 km2 trong vùng núi Himalaya đã dẫn đến cuộc xung đột năm 1962. Đến nay, hai nước chưa phân định được đường biên giới rõ ràng. Thay vì vẽ một đường biên giới chính thức, hai nước sử dụng LAC vốn hình thành từ sau sự kiện năm 1962 để làm ranh giới tạm thời.
    Trùng Quang
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Trung Quốc mở rộng lãnh thổ “Miếng bánh” Trung Á


    27/01/2011 22:16
    [​IMG]

    Những người chăn cừu Kyrgyzstan chất hàng Trung Quốc lên xe tải - Ảnh: The New York Times Ngoài phần đất nhận được từ Tajikistan, Trung Quốc cũng đang nới rộng biên giới “ảo” ở Trung Á bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng và vị thế ở khu vực này.
    Ở ngoại ô thị trấn Murghab, đông bắc Tajikistan, một kho hải quan mới đang được xây dựng. Khi được khai trương vào năm nay, cơ sở mới sẽ tiếp nhận các đoàn xe tải Trung Quốc, đẩy nhanh dòng chảy các loại quần áo, hàng điện tử và thiết bị gia dụng vốn đã tràn ngập Trung Á trong thời gian gần đây.
    “Hợp nhất” kinh tế
    Theo báo The New York Times, trong khi Trung Quốc thu hút sự chú ý ở Đông và Đông Nam Á bằng dấu ấn kinh tế ngày càng lớn mạnh và những động thái ngoại giao cứng rắn, nước này cũng đang âm thầm đánh dấu sự hiện diện ở phía tây, nơi từng là “sân sau” của Nga. Tờ báo dẫn lời trung tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Học viện Quốc phòng Trung Quốc, từng tuyên bố: “Trung Á là miếng bánh dày nhất mà trời ban cho Trung Quốc hiện đại”.
    Năm nước Trung Á tuyên bố độc lập sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan (3 nước giáp biên giới Trung Quốc), Turkmenistan và Uzbekistan, một lần nữa trở thành “đấu trường” của các cường quốc. Lần này, các “đấu thủ” là Trung Quốc, Nga và Mỹ.
    Trung Quốc cũng đang khuếch trương sức mạnh quân sự trong khu vực. Tháng 9.2010, nước này tiến hành tập trận ở Kazakhstan với sự tham gia của nhiều nước Trung Á. Trong khi đó, theo thư tín mật do WikiLeaks tiết lộ, giới chức Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đề nghị đưa cho Kyrgyzstan 3 tỉ USD để đóng cửa căn cứ không quân của Mỹ tại nước này.
    The New York Times dẫn lời một quan chức Mỹ nhận định: “Về nhiều phương diện, các nước Trung Á hoan nghênh các khoản đầu tư của Trung Quốc và cả Mỹ. Nhưng có sự thiếu minh bạch trong việc đầu tư của Trung Quốc và quan hệ với những nước đó”. Người dân địa phương, đặc biệt là ở Kyrgyzstan và Kazakhstan, cũng lo ngại trước làn sóng di dân Trung Quốc đang ồ ạt đổ vào.
    Tại Kazakhstan, một cuộc phản đối đã nổ ra tại thủ đô Almaty hồi tháng 1.2010 nhằm chống lại kế hoạch cho Trung Quốc thuê một triệu héc-ta đất để làm nông nghiệp, có ý kiến xem đó là “chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc”. Theo Tân Hoa xã, Đại sứ Trung Quốc tại Kazakhstan Trình Quốc Bình khi đó phải tổ chức một cuộc họp báo để bác bỏ cáo buộc trên, đồng thời khẳng định quan hệ giữa Bắc Kinh và Almaty đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất. Kế hoạch này sau đó đã bị bãi bỏ, theo trang tin Stratfor.
    Còn tại Kyrgyzstan, theo trang tin Neurope.eu, chính phủ hồi tháng 3.2010 bác bỏ những đồn đãi về chuyện bán lãnh thổ vùng Naryn cho Trung Quốc liên quan đến một dự án đường sắt. Thủ tướng Kyrgyzstan khi đó Daniyar Usenov khẳng định “sẽ không xem xét lại đường biên giới với Trung Quốc”. “Hào phóng” nhất trong số các nước Trung Á phải kể đến Tajikistan khi đầu năm nay quyết định cắt 1.000 km2 đất cho nước láng giềng với niềm tin giải quyết dứt điểm tranh chấp biên giới và mở đường cho các dự án hợp tác làm ăn.
    An ngoại để trị nội
    Trong bài viết đăng trên tạp chí Phoenix Weekly năm ngoái, tướng Lưu Á Châu viết: “Sự hợp tác về năng lượng của Trung Quốc với các nước Trung Á bắt đầu vào thập niên 1990 nhưng trong những năm gần đây, với sự gia tăng sức mạnh nhanh chóng của mình, Trung Quốc đã tận dụng việc thiếu sách lược trong khu vực của Mỹ và Nga đồng thời bắt đầu kích thích xu hướng tiêu dùng trong khu vực”.
    Các nước tiếp giáp với Trung Quốc, đặc biệt là Kyrgyzstan, hiện đã trở thành điểm quá cảnh quan trọng cho hàng hóa nước này để đến khu vực biển Caspian, Nga và châu Âu. Thương mại giữa Trung Quốc và 5 nước Trung Á đạt tổng cộng 25,9 tỉ USD trong năm 2009, tăng từ mức 527 triệu USD vào năm 1992, theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc. Trong khi đó, các đường ống mới đang chuyển tải dầu khí đến Tân Cương từ các cánh đồng ở Trung Á, nơi Bắc Kinh đã mua quyền khai thác.
    Theo The New York Times, Trung Quốc cũng muốn tăng ảnh hưởng ở Trung Á để chặn các phần tử Hồi giáo cực đoan từ khu vực này xâm nhập vào Tân Cương, nơi căng thẳng giữa người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và người Hán đã bùng nổ thành bạo động năm 2009.
    Năm 1996, Trung Quốc cùng Nga và phần lớn các nước Trung Á thành lập tổ chức tiền thân của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Năm ngoái, Bắc Kinh đã chi 10 tỉ USD dưới hình thức các khoản vay cho các nước thành viên còn lại gặp khó khăn về kinh tế.
    Giới chức cao cấp Trung Quốc và các chuyên gia phân tích nói những khoản viện trợ như thế, cùng với việc củng cố quan hệ thương mại, sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Tân Cương và giảm thiểu bất ổn trong cộng đồng Duy Ngô Nhĩ.

    Thủ phủ Tân Cương tràn ngập máy quay an ninh

    Theo Tân Hoa xã, chính quyền Tân Cương, Trung Quốc, trong năm nay sẽ lắp đặt thêm hàng chục ngàn camera an ninh, rải khắp thủ phủ Urumqi, nơi xảy ra những vụ bạo loạn sắc tộc dữ dội hồi năm 2009. Năm ngoái, khoảng 17.000 máy quay đã được triển khai tại các địa điểm công cộng ở Urumqi, đặt 3.400 xe buýt, 4.400 tuyến đường, 270 trường học và 100 trung tâm mua sắm vào tầm quan sát của nhà chức trách. Theo số liệu chính thức, 197 người chết và 1.700 người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Hán hồi tháng 7.2009.
    Trùng Quang




    Lòng tham biết mấy cho vừa ?

    :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Philippines muốn mua máy bay F-16


    23/12/2011 0:20
    Philippines sẽ đề nghị mua 12 máy bay chiến đấu F-16 và một tàu tuần duyên thứ ba từ Mỹ. AP hôm qua dẫn lời Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay giới chức quốc phòng nước này sẽ gặp các đối tác tại Washington vào năm tới để thảo luận các đề nghị trên.
    Theo ông del Rosario, Manila đã chuyển lời hỏi mua đến Washington và phản ứng ban đầu của họ khá tích cực. Ngoại trưởng Philippines tuyên bố nước này muốn xây dựng “một tư thế phòng thủ đáng tin cậy và Mỹ bày tỏ thiện chí sẵn sàng giúp đỡ”. Trước đó, Mỹ đã bán một tàu tuần duyên cho Philippines và vừa đồng ý sẽ bán thêm chiếc thứ hai. Chiếc tàu lớp Hamilton vừa được triển khai hồi tuần trước và là tàu chiến lớn nhất của Philippines từ trước đến nay.
    Trong một diễn biến khác, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA) vừa thông báo cho Quốc hội về việc bán 10 máy bay vận tải C-27J, hệ thống cảnh báo tên lửa và radar trị giá 950 triệu USD cho Úc. Theo DSCA, số khí tài này sẽ giúp Úc tăng cường năng lực cho không quân trong các chiến dịch nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
    Lê Loan




    Trung Quốc đang vỗ béo Mỹ !

    :-":-":-":-":-":-":-"
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    http://www.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/51785/an-do-theo-sat-dong-thai-cua-tq-o-bien-gioi.html
    Cập nhật 08/12/2011 11:24:19 AM (GMT+7)

    [​IMG]



    Ấn Độ theo sát động thái của TQ ở biên giới

    Trang Indiatimes dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Antony rằng, Ấn Độ đang dõi theo việc Trung Quốc ồ ạt tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự dọc Tuyến kiểm soát thực tế dài 4.057km cũng như động thái của Bắc Kinh trong việc thăm dò phía tây nam Ấn Độ Dương.

    >> Chủ tịch TQ thúc giục hải quân chuẩn bị chiến đấu
    >> Mỹ - Ấn: Cặp đôi hoàn hảo cho tương lai?




    [​IMG]
    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony. Ảnh: wn

    "Chính phủ không ngừng theo sát mọi tiến triển liên quan tới an ninh quốc gia của chúng ta cũng như các lợi ích thương mại, sẽ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo các lợi ích này trong điều kiện phù hợp với tình hình an ninh và những cân nhắc chiến lược hiện tại", ông Antony nói ở Rajya Sabha hôm qua.
    Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ nhấn mạnh, Trung Quốc có kế hoạch thăm dò khai thác quặng đa kim sulfur ở khu vực tây nam Ấn Độ Dương, và việc này được thực hiện theo khuôn khổ pháp lý của Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế (ISBA) trong vùng biển quốc tế nằm ngoài thẩm quyền của bất kỳ quốc gia nào. Ấn Độ cũng được công nhận là "Nhà đầu tư tiên phong" theo Công ước LHQ về Luật biển và nắm giữ hợp đồng khai thác quặng đa kim sulfur trên diện tích rộng khoảng 75.000km vuông ở trung tâm lòng chảo Ấn Độ Dương.
    Về việc Trung Quốc tăng cường cơ sở hạ tầng quân sự vùng biên giới, ông Antony nói: "Các chiến lược phòng thủ và học thuyết của chúng ta liên tục được cân nhắc trong bối cảnh thay đổi mô hình an ninh". Ông nhấn mạnh: "Việc tăng cường các khả năng của lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng như triển khai thiết bị chiến thuật là một quá trình liên tục dựa trên các yêu cầu hoạt động và nhận thức về mối đe dọa. Lực lượng vũ trang đã chuẩn bị để đối mặt với mọi thách thức. Hiệu quả quản lý biên giới được tiến hành thông qua hoạt động giám sát và tuần tra thường xuyên".
    Ấn, Úc muốn tự do hàng hải trên biển
    Với cái bóng lớn Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ và Australia hôm qua đã quyết định thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc phòng song phương, nhất trí tổ chức cuộc diễn tập hải quân quy mô lớn trong tương lai cũng như thành lập cơ chế đối thoại cấp cao về hợp tác quốc phòng.
    Hai nước này, trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony và người đồng cấp Australia Stephen Smith, đã kêu gọi "tự do hàng hải" ở các vùng biển quốc tế trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng quả quyết về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
    Hồi tháng 7, tàu chiến Ấn Độ INS Airavat đã có vụ đụng độ với tàu Trung Quốc ở Biển Đông. Đây cũng là vùng biển mà Trung Quốc có tranh chấp hàng hải với một số quốc gia Đông Nam Á.
    Trong khi Ấn Độ bác bỏ viễn cảnh về một hiệp ước an ninh ba bên với Australia và Mỹ, thì New Delhi lại đang nỗ lực tìm kiếm mở rộng hợp tác quốc phòng với Canberra, đặc biệt trong an ninh hàng hải, chống cướp biển và khủng bố.
    Mô tả về chuyến thăm của ông Smith diễn ra sau khi Australia quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán uranium với Ấn Độ "như một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Australia", ông Antony nói rằng, New Delhi và Canberra sẽ làm việc chặt chẽ ở cấp song phương cũng như đa phương kiểu như ADMM+ (hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng).
    Thái An (theo Indiatimes)


    Trung Quốc giờ đây thù khắp nơi !
    Tìm đâu bạn tốt để mà chơi ?
    Khi lòng tham trào dâng lộ liễu ...
    Ai mà dám tin Tàu khơi khơi ?
    Tin Tàu là dâng gà cho quạ !
    Là khù khờ cho cáo nó xơi !
    Khôn ngoan là kết đoàn nhau lại ...
    Đánh cho Tàu khựa bại tơi bời !

    :)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-

    Bài thơ gửi tặng @vethoi1 và @hongkyonline ...

  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Trung Quốc tiếp tục thử tàu sân bay


    23/12/2011 1:24
    Với 3 lần chạy thử trong khoảng thời gian chưa đầy 5 tháng, Trung Quốc đang nỗ lực để có thể sớm sử dụng tàu sân bay đầu tiên.
    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, thuộc lớp Varyag, vừa ra khơi lần thứ 3 sau 2 lần chạy thử vào ngày 10.8 và 29.11. Tờ Nhân dân nhật báo dẫn nguồn website Cục Hàng hải Đại Liên cho hay vào ngày 21.12, con tàu được lai dắt từ cảng Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh tiến ra Hoàng Hải để bắt đầu cuộc thử nghiệm kéo dài 9 ngày.


    [​IMG]
    Con tàu bị cho là chở vũ khí sang Trung Quốc - Ảnh: AFP
    Lần chạy thử này tập trung vào khả năng chuyên chở và tập dượt cất, hạ cánh máy bay trực thăng. Ngoài ra, các bài huấn luyện bay thấp để chiến đấu cơ thử áp sát hạ cánh trên tàu sân bay cũng có thể được thực hiện. Theo Nhân dân nhật báo, Trung Quốc dự kiến sẽ chính thức sử dụng tàu sân bay vào tháng 8.2012. Tuy nhiên, tờ báo dẫn lời một chuyên gia của Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nói: “Tàu sân bay chỉ được sử dụng khi máy bay chiến đấu có thể cất và hạ cánh trên đó”. Cũng theo báo này, tàu có khả năng mang 30 máy bay chiến đấu và trực thăng, ít hơn nhiều so với con số 50 được “úp mở” lâu nay.
    Trong một diễn biến khác, chính quyền Phần Lan đang điều tra vụ phát hiện chiếc tàu chở một lượng lớn khí tài quân sự hướng về Trung Quốc, theo AFP hôm qua. Trong quá trình kiểm tra con tàu Thor Liberty khi đang quá cảnh tại cảng Kotka, cảnh sát Phần Lan phát hiện 69 tên lửa Patriot và hơn 150 tấn thuốc nổ. Patriot là loại tên lửa đất đối không tiên tiến của Mỹ, được quân đội nước này cùng các đồng minh sử dụng khá phổ biến.
    Con tàu hàng mang cờ Anh, thuộc sở hữu của Công ty Thorco ở Đan Mạch và khởi hành từ Đức sang Trung Quốc từ ngày 13.12. AFP dẫn lời Giám đốc Thorco là Thomas Mikkelsen cho hay ông hoàn toàn không biết gì về tên lửa và thuốc nổ. Nhà chức trách đã bắt thuyền trưởng và thuyền phó người Ukraine của tàu. Nhiều khả năng số khí tài sẽ bị Phần Lan tịch thu vì có nguồn gốc phi pháp. Phía Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin này.
    Ngô Minh Trí




    Tàu sân bay mà không có cáp hãm đà thì chỉ dùng cho trực thăng thôi ! Doạ được ai đây ?
    Chỉ 1 tàu sân bay dỏm , thiếu trang bị chống ngầm , không có cáp hãm đà ( cả Nga lẫn Mỹ đều từ chối không bán cho anh bạn tháu cáy này vì biết sớm muộn cũng bị TQ làm nhái ! ) , có bằng hạm đội 7 của Mỹ không ?

    Mỹ có hạm đội 7 thường trực ở Biển Đông , có hàng đoàn B52 , F111 từ Guam , Utapao thường xuyên ném bom tấn công miền Bắc mà còn thất bại thảm hại , nữa là TQ ?
    Trung Quốc chỉ giỏi đàn á p dân Tân Cương và mấy ông thầy tu Tây Tạng không tất sắt trong tay thôi !

    Đụng vào Việt Nam thì biết liền !

    Lịch sử hàng ngàn năm vẫn chưa cam chịu từ bỏ mộng xâm lăng !

    :-":-":-":-":-":-":-":-":-"

  8. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Cập nhật 08/12/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
    [​IMG]



    Thế giới 24h: Nóng rãy quan hệ Mỹ - Trung

    [​IMG] - Chủ tịch Trung Quốc yêu cầu hải quân sẵn sàng chuẩn bị để đối phó xung đột; Iran tức giận vì Mỹ mở sứ quán ảo dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức... là những tin nóng trong 24 giờ qua.

    Nổi bật trong ngày


    Theo hãng tin BBC, hôm 6/12, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã yêu cầu hải quân chuẩn bị sẵn sàng ứng phó xung đột, do căng thẳng hàng hải khu vực tăng cao và Mỹ tích cực củng cố vị trí trở thành thế lực ở Thái Bình Dương.


    Hải quân nên "củng cố quá trình chuyển hóa và hiện đại hóa một cách vững vàng và chuẩn bị sẵn sàng cho giao tranh nhằm đóng góp tốt hơn cho an ninh quốc gia", ông Hồ Cẩm Đào phát biểu tại một hội nghị của Quân ủy Trung ương.


    Tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc được đăng tải trên một trang web chính phủ, trong bối cảnh Mỹ và các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh đang bày tỏ quan ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông.



    [​IMG]
    Nhiều nước trong đó có Mỹ đang quan ngại về tham vọng hải quân của Trung Quốc.

    Đáp lại, người đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Bắc Kinh có quyền phát triển quân đội, nhưng phải minh bạch. "Họ có quyền phát triển tiềm lực quân sự và lên kế hoạch, giống như chúng ta vậy", phát ngôn viên George Little nói.

    Cùng quan điểm này, Đô đốc John Kirby cho hay, “chắc chắn rằng chúng tôi không ganh tị cơ hội với bất kỳ quốc gia nào, quyền phát triển lực lượng hải quân là luôn sẵn sàng. Lực lượng hải quân của chúng tôi cũng giống như vậy”.

    Thời gian gần đây, hàng loạt quan chức cấp cao của Mỹ đã công du khu vực châu Á, như Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta, Ngoại trưởng Hillary Clinton, Thứ trưởng Quốc phòng Michelle Flournoy.

    Tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo "lực lượng bên ngoài" không nên can thiệp vào tranh cãi trong khu vực, bao gồm vấn đề Biển Đông. Quan điểm này trái ngược với một số nước liên quan, trong đó có Mỹ.

    Cũng vào cuối tháng trước, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Thái Bình Dương, sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết cường quốc này sẽ điều động 2.500 lính thủy đánh bộ tới Australia.


    Thói ngông nghênh hiếu chiến lộ rõ , bóc trần bản chất lưu manh xảo trá , tự bôi xoá mặt nạ giả nhân giả nghĩa hoà hiếu hữu hảo với lân bang !

    Nói hay không được mấy ngày !
    Tự tay vẽ mặt , tự tay xóa nhòa !
    Còn đâu lời hứa hiếu hòa ?
    Còn đâu hình ảnh Trung Hoa hòa bình ?
    Ngông nghênh đe dọa đao binh ...
    Xé toang bốn chữ thâm tình Việt Trung !


    :-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-":-"

    Bốn chữ này là 4 tốt mà Hồ Cẩm Đào , Tập Cận Bình vẫn thường xuyên rêu rao ... :p:p:p
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nghiên cứu chiến lược quốc phòng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc



    QĐND - Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu chiến lược, đặc biệt là chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, an ninh. Đó là yêu cầu tất yếu khách quan, bởi chiến lược là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được hoạch định, nhằm đạt mục đích có lợi nhất. Đối với nước ta, cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, lĩnh vực nghiên cứu về chiến lược quân sự, quốc phòng đã có bước phát triển toàn diện, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược còn những bất cập, hạn chế như: Mô hình tổ chức còn dàn trải; công tác nắm, nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình có mặt chưa cụ thể, chưa kịp thời; một số vấn đề lý luận quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới chưa được làm sáng tỏ; công tác tham mưu, tư vấn đề xuất kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn còn hạn chế… Do vậy, các cơ quan nghiên cứu chiến lược cần quán triệt và thực hiện tốt định hướng nhiệm vụ nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội năm 2011-2020, mà Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Làm tốt nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo xu hướng phát triển, cung cấp luận cứ cho xây dựng đường lối, chính sách phát triển đất nước trong giai đoạn mới…”.
    Trước hết, cần thấy rằng, quân sự, quốc phòng là lĩnh vực “có nhiều ẩn số”, do tính chất cơ mật, nên khó dự báo và ước đoán. Để nâng cao chất lượng nghiên cứu chiến lược quốc phòng, quân sự, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, trước hết phải nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm, xu thế biến đổi của thế giới đương đại. Đây là nội dung có tính nguyên tắc trong hoạt động quân sự, quốc phòng nhằm “biết địch, biết ta”, “biết mình, biết người”, phân biệt rõ đối tượng, đối tác, làm cơ sở để phân tích dự báo đúng đắn mục tiêu, ý đồ cả về chiến lược và sách lược của các nước; xu hướng vận động phát triển của các mối quan hệ song phương, đa phương, liên minh quân sự; tiềm năng, thực lực sức mạnh quân sự; xu hướng phát triển quân sự, quốc phòng của các nước, nhất là các nước lớn, các nước có liên quan. Trên cơ sở đó, rút ra những luận cứ khoa học có sức thuyết phục để tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương có quyết sách đúng đắn chuẩn bị đất nước về mọi mặt ngay từ thời bình, chủ động ứng phó hiệu quả các tình huống về quốc phòng, quân sự, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
    Hai là, nghiên cứu đổi mới tư duy lý luận, nhằm thống nhất nội dung, quan điểm, mục tiêu, phương châm, phương thức trong các hoạt động quân sự, quốc phòng, trong đó cần luận giải sáng rõ các vấn đề: Chuyển tư duy quân sự trong chiến tranh giải phóng sang tư duy quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; từ đối phó với chiến tranh thông thường sang đối phó với chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh mạng; từ đối phó với hoạt động quân sự thuần túy sang đối phó với các đòn tiến công toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, tư tưởng, tâm lý, pháp lý của đối phương; các yêu cầu đặt ra đối với nhiệm vụ tổ chức quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc bằng phương thức phi vũ trang…
    Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. Như vậy, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra những yêu cầu cao hơn, toàn diện hơn, cần nghiên cứu làm rõ cả về nhận thức và trách nhiệm quốc phòng; xác định đó là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
    Hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển. Quốc phòng nhằm chống chiến tranh xâm l­ược, nếu buộc phải tiến hành chiến tranh, phải bảo đảm đánh thắng và đánh thắng một cách có lợi nhất cho sự phát triển của quốc gia, nh­ưng trư­ớc hết và tối ưu nhất là ngăn ngừa chiến tranh. Do vậy, quốc phòng phải lấy việc xây dựng, giữ vững bên trong là yếu tố quyết định, làm cho đất nư­ớc ngày càng giàu mạnh, khắc phục hiệu quả những nguy cơ “nội sinh”. “Đảng vững, dân yên, quân mạnh” sẽ tạo thế và lực vững chắc, chủ động ngăn chặn và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch… Đó là những vấn đề cốt yếu, đòi hỏi các cơ quan nghiên cứu phải luận giải.
    Các vấn đề trên nhất thiết phải có lý luận khoa học soi đường. Tuy nhiên, lý luận đích thực luôn gắn liền với thực tiễn; chính thực tiễn kiểm định rõ nhất, đầy đủ nhất các giá trị của khoa học, đồng thời thực tiễn phải được chỉ đạo tổ chức thực hiện và tổng kết bằng lý luận thì mới không bị mất phương hướng, mới khắc phục được tình trạng đi theo lối mòn, kinh nghiệm chủ nghĩa, bệnh giáo điều… Mới đây, tại hội nghị về công tác nghiên cứu lý luận, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Hơn lúc nào hết, nhu cầu vận dụng sáng tạo lý luận trong thực tiễn, vượt qua tình trạng lạc hậu của lý luận và sự chậm trễ của khoa học xã hội-nhân văn so với đà phát triển mau lẹ của thực tiễn trở nên vô cùng bức thiết”…
    Ba là, nghệ thuật quân sự Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm, hình thành trong công cuộc dựng nước và giữ nước chống kẻ thù xâm lược thường mạnh hơn ta nhiều lần, đã và đang được phát triển lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời kỳ mới cần làm rõ tính chất, đặc điểm và những quy luật của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN chống cuộc chiến tranh xâm lược tiến công bằng vũ khí công nghệ cao; làm rõ những tác động của cuộc cách mạng quân sự trong chiến tranh hiện đại để hình thành hệ thống lý luận nghệ thuật quân sự trong các loại hình tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Cùng với đó, cần tổng kết sâu sắc những giá trị nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây, rút ra những giá trị thiết thực bổ sung vào lý luận nghệ thuật quân sự Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
    Bốn là, chủ nghĩa nhân văn trong Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự kết tinh phát triển những giá trị quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam, tinh hoa quân sự của thế giới và lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong thời kỳ mới, Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh vẫn là chân lý tỏa sáng, có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Những vấn đề cơ bản như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá kẻ thù; về lực, thế, thời, mưu; về tư tưởng chiến lược tiến công; về không gian và thời gian; về đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại… cần tiếp tục được nghiên cứu sâu cả trên bình diện lịch sử và lý luận, rút ra những giá trị thiết thực, làm cơ sở để xây dựng chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; hoàn thiện giáo trình giảng dạy về Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh trong hệ thống học viện, nhà trường phù hợp với từng đối tượng, từng cấp học
    Năm là, con người là yếu tố quyết định. Lĩnh vực khoa học quân sự càng đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ học vấn cao, khả năng nghiên cứu tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức thực tiễn phong phú. Cần sớm nghiên cứu xây dựng hoàn thiện mô hình, biên chế tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nghiên cứu khoa học; xây dựng đồng bộ cơ chế phối hợp hoạt động; cơ chế bảo đảm thông tin, tư liệu cập nhật “kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn”; quy định cụ thể về ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; tiếp tục mở rộng quan hệ với viện nghiên cứu chiến lược của các nước đối tác phục vụ cho hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thiết thực phục vụ nhiệm vụ nâng cao chất lượng nghiên cứu chiến lược. Cần đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch mang tính tổng thể, từ tuyển chọn đến bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu chiến lược; quy định cụ thể các chức danh cán bộ phải qua thực tế công tác ở đơn vị cơ sở, chế độ đi nghiên cứu thực tế trong các nhiệm vụ; có cơ chế, chính sách thu hút các cán bộ giàu kinh nghiệm, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội tham gia nghiên cứu phục vụ các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
    Ông cha ta từng dạy “Ngẫm xư­a, nghiệm nay, gắng tìm hiểu hưng, vong mọi lẽ”. Đó cũng là một phẩm chất quan trọng, cần có của người cán bộ nghiên cứu chiến lược. Hơn nữa, nghiên cứu chiến l­ược là suy tính về t­ương lai, nhưng không thể tách biệt với quá khứ và hiện tại để lựa chọn cái tối ư­u, có tính khả thi cao. Nghiên cứu chiến lược phải luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng làm cơ sở thế giới quan, phương pháp luận để xem xét, đánh giá, luận giải, tham mưu, tư vấn đề xuất…; có như vậy mới không bị chệch hướng và đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và nhân dân./.
    Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Đình Chiến
    Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Sức mạnh của quân đội từ nhân dân, vì nhân dân

    QĐND - Thứ Tư, 21/12/2011, 22:3 (GMT+7)
    QĐND - Hôm nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phấn khởi kỷ niệm 67 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 22 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân trong niềm vui nền kinh tế đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đang từng bước vượt qua những thách thức cam go, tiếp tục vững bước phát triển. Đồng thời, cả nước đang ra sức thi đua thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    [​IMG]
    QĐND Việt Nam - một đội quân do Đảng lãnh đạo, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Ảnh: Internet

    Lịch sử 67 năm chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta càng khẳng định rõ nguồn gốc, bản chất đặc biệt của QĐND Việt Nam - một đội quân do Đảng lãnh đạo, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Chính từ nguồn gốc và bản chất cách mạng đó, sự gắn bó máu thịt với nhân dân đã làm nên sức mạnh chiến đấu vô địch của Quân đội ta. QĐND Việt Nam đã cùng với dân tộc làm nên những chiến công hiển hách giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Trong công cuộc đổi mới, đi đôi với nâng cao cảnh giác, mài sắc ý chí chiến đấu bảo vệ vững chắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Quân đội ta còn tích cực tham gia phát triển kinh tế-xã hội, có mặt kịp thời ở những vùng trọng điểm, những nơi khó khăn, gian khổ, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, giúp đỡ các địa phương xây dựng cơ sở chính trị, bảo đảm trật tự an toàn, xã hội, giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, làm tròn chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân sản xuất.

    Truyền thống vẻ vang của Quân đội ta "Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" là nét vàng rực rỡ nhất, sự đúc kết quý giá nhất gắn liền với chặng đường 67 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Sức mạnh thần kỳ để Quân đội ta làm tròn bổn phận và chức năng của mình chính là sức mạnh được tạo dựng từ tình đoàn kết, gắn bó thủy chung, sâu sắc giữa quân đội với nhân dân, quân với dân một ý chí.

    QĐND Việt Nam là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Để xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, điều trước tiên và trên hết là phải tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Đây là vấn đề cốt lõi để mỗi cán bộ, chiến sĩ, mỗi người dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch khi chúng ra sức cổ súy cho luận điểm “quân đội phi giai cấp” hay “phi chính trị hóa quân đội”. Mục đích của các thế lực thù địch không có gì khác là nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và nhiệm vụ quốc phòng, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất giữa Đảng với Quân đội, giữa Quân đội với nhân dân. Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị cũng chính là làm cho Quân đội luôn nắm vững mục tiêu chiến đấu, kiên quyết bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, không dao động, ngả nghiêng trước những diễn biến phức tạp của tình hình, nhạy bén, sắc sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại Chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội XI của Đảng thông qua, chỉ rõ: Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng-an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó QĐND và ******* nhân dân là lực lượng nòng cốt... Đó vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, đồng thời cũng là những đòi hỏi khách quan trong xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Để QĐND làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình trong giai đoạn cách mạng mới, một nguyên tắc bất di, bất dịch là Quân đội phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Trên cơ sở nguyên tắc đó, phải tập trung xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh có sức chiến đấu cao, có năng lực lãnh đạo toàn diện, có trình độ tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới.

    Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là đòi hỏi, mà còn trở thành nhiệm vụ chính trị của từng cấp ủy, chỉ huy và mỗi cán bộ, chiến sĩ QĐND. Đây vừa là điều kiện để mỗi cán bộ, chiến sĩ QĐND tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, mà còn ngày càng củng cố, vun đắp và phát huy hiệu quả phẩm chất Bộ đội ***** trong huấn luyện, chiến đấu, công tác. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác dân vận; sát cánh cùng nhân dân, giúp đỡ nhân dân nhiều hơn nữa, mà trước hết mỗi cán bộ, chiến sĩ phải thực sự gương mẫu trong từng lời nói và việc làm, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, hy sinh vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Đó là lý tưởng cao đẹp, là phẩm chất trong sáng của Bộ đội *****.

    QĐND

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này