Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4875 người đang online, trong đó có 531 thành viên. 18:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 10313 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thì bây giờ BL mở pic mới báo khoá cái này cũng được !
    Mà để đủ 100 trang cũng ...

    No Star ! :p:p:p
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83


    =))=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Thôi để hết cái này đi.
    BL lại phải out đây.
    Bái bai..........[};-
  5. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Trường Sa - Tổ quốc thiêng liêng nơi đầu sóng- Kỳ 4: “Loa thành” đầu tiên



    [​IMG] -
    Truyền thuyết kể rằng ngày trước Vua An Dương Vương muốn xây thành Cổ Loa đánh giặc, nhưng bao nhiêu năm trời ròng rã cứ xây đến đâu thành lại đổ đến đó. Mãi đến khi thần Kim Quy trao cho nỏ thần thành mới xây xong. Vậy mà ngày nay giữa Trường Sa đầy bão tố, chẳng cần một sức mạnh thần linh nào cả, chỉ có bàn tay khối óc, nghị lực phi thường và tình yêu biển đảo, những người lính Trung đoàn 83 Công binh Hải quân đã xây nên những loa thành vững vàng kiên trung nơi đầu sóng ngọn gió.

    Khó khăn sinh tử

    Công việc đầu tiên của 70 cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân là xác định tọa độ đặt móng xây nhà theo tiêu chuẩn lâu bền. Đảo Trường Sa những ngày đầu sau giải phóng hoang sơ và ngổn ngang đất đá. Tất cả công trình quân sự, nhà ở, hầm hào của địch để lại hầu hết bị cày xới, tàn phá. Vài ngôi nhà cấp 4 còn lại không có gì ngoài 4 bức tường mục nát, cháy sém. Mặt đảo bị cày xới bởi đạn, mìn, cây cối không mọc được, vì thuốc súng hòa lẫn vào sỏi, cát.


    [​IMG]
    Đảo Thuyền Chài B được xây dựng thế hệ đầu tiên.

    Dưới cái nắng như thiêu như đốt, các chiến sĩ quần đùi, áo lót ngày đêm vận chuyển vật liệu từ tàu vào đảo, băng qua đá san hô. Quân bình mỗi chiến sĩ vác 200 hòn đá mỗi ngày. Ban ngày vận chuyển vật liệu, ban đêm đóng cọc dựng nhà che bạt ở tạm, cốt để bộ đội có chỗ ăn cơm và ngủ lấy lại sức. Nắng gió rát mặt, chiếc mũ mềm sao vàng đỏ chói trên đầu, các chiến sĩ như những con ong chăm chỉ người vác đá, người khiêng xi măng, người trộn hồ, tung gạch. Sau gần một tháng thi công, ngôi nhà đầu tiên trên đảo Trường Sa Lớn hoàn thành cuối tháng 5/1976.

    Loại nhà “sê-ri” thế hệ đầu tiên kết cấu nửa chìm nửa nổi, chiều cao 2,8 mét, trong đó 1,5 mét ẩn âm trong lòng đảo, lòng nhà rộng 4,5 mét theo hình lục giác, có các cửa sổ, tiện cơ động quan sát, hứng gió 4 phía. Cùng thời điểm ấy, một phân đội Công binh Hải quân Trung đoàn 83 tiến hành xây nhà trên đảo Song Tử Tây. Cũng như ở đảo Trường Sa Lớn, cuộc sống sinh hoạt của các chiến sĩ ở đây vô cùng gian khổ, nhưng tinh thần ý chí xây đảo thì luôn hừng hực trong tim, không ai kêu ca phàn nàn hoặc có tư tưởng chùn bước.


    [​IMG]
    Đảo Phan Vinh khi chưa xây dựng - năm 1988.
    Song song với việc xây nhà, các chiến sĩ Trung đoàn 83 còn có nhiệm vụ quan trọng là mở thông 2 lạch để đưa tàu cặp vào mép đảo. Trong khi không có phương tiện khoan trong nước, bộ đội đã sáng tạo ra cách dùng bộc phá đặt sát đáy san hô và châm ngòi nổ. Sức công phá dưới nước tuy có hạn chế nhưng so với sức người gấp trăm lần. Sau hơn 1 tháng lao động khẩn trương, 2 luồng ở đảo Trường Sa Lớn và Nam Yết được hoàn thành, luồng dài đến 300 mét, rộng 8 mét. Các chiến sĩ ngụp lặn trong sóng nước, mò đá san hô từ nổ bộc phá lên xây đảo.

    Cuộc chiến không tiếng súng

    Sau căn nhà đầu tiên xây dựng ở đảo Trường Sa Lớn, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh Hải quân được Quân chủng Hải quân giao nhiệm vụ tiếp tục khảo sát và xây nhà trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Song Tử Tây và Sơn Ca. Cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 lại bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến không tiếng súng ấy chỉ có một điều kiện duy nhất là chạy đua với sóng gió và chiến thắng, bất chấp sự gian khổ, hiểm nguy.


    [​IMG]
    Những chiến sĩ Đoàn M31 Công binh Hải quân vật lộn với nắng gió xây đảo Trường Sa.

    Do nhiều công trình phải xây dựng khẩn trương, nên có phân đội công binh sau khi hoàn thành nhiệm vụ xây đảo, không về đất liền theo qui định, mà tiếp tục ở lại từ 2-3 năm để xây những công trình nhà ở các đảo khác. Có cán bộ, chiến sĩ 4 năm mới vào bờ một lần. Nhiều chiến sĩ được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, nhiều chiến sĩ được chuyển chế độ quân nhân chuyên nghiệp phục vụ quân đội lâu dài. Có chiến sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đi đào tạo Sĩ quan Công binh, sau đó trở lại đơn vị cũ, chỉ huy chiến sĩ ra Trường Sa xây đảo.

    Đại tá Nguyễn Viết Nhất, người có nhiều năm cùng cán bộ chiến sĩ Trung đoàn mình xây đảo Trường Sa chia sẻ chân tình, khi chúng tôi gặp ông trong chiến dịch chở đá ra Trường Sa xây đảo Đá Tây tại Đoàn 129 Hải quân: Lính Công binh Hải quân chúng tôi luôn tự hào vì đã góp công sức của mình cho các hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Tất cả các công trình lớn nhỏ trong quần đảo Trường Sa đã xây dựng, đều có bàn tay và sự cống hiến của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 131 Công binh Hải quân. Bây giờ xây đảo không như trước nữa, có yêu cầu là đi, xây đảo 4 mùa. Ban ngày sóng gió thì xây vào đêm, bất chấp thời tiết, chẳng sợ khó khăn, cán bộ, chiến sĩ Công binh Hải quân chúng tôi vô cùng tự hào về điều đó. Công cuộc xây đảo Trường Sa của lính Công binh Hải quân hiện nay là một cuộc chiến đấu không tiếng súng trong thời bình.

    Mai Thắng
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Quan điểm .
    Tớ đang làm công việc mà thấy tin tức gì quá 1 ngày thì không còn hấp dẫn ! cũ quá ! Có nhiều trường hợp những tin tớ đưa ra là sớm nhất trên lãnh thổ VN > 1-2 ngày sau báo chí đưa lại !
    Đối với kẻ thù Khựa bẩn, những LL chống phá ( BBC - VOA) khó có thể lấy lý lẽ để thuyết phục.... phải bằng nhiều cách !
    Hãy xem tớ viết bài với lekien, gialongVT ... như thế nào. ( Bản tính khó dời ) cứ phổi bò thì chẳng làm gì được cả > đi đến cãi lộn đôi co.....
    còn nhiều thứ khác khó có thể ... phơi bày !!! [:p][:p][:p][:p][:p]
  7. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Nhưng nếu em là gái ...
    Anh có yêu em không ?
    Em không giả trai nữa ...
    Để lấy anh làm chồng ?
    Em thường mơ mộng viễn vông ...
    Yêu Bằng Lăng Tím duyên nồng đắm say !
    Thù nhà nợ nước ... giả trai !
    Tòng quân nhận lệnh ra ngay chiến trường ...
    Chiến trường ... em gặp người thương !
    Người thương giả gái , em thường giả trai !
    Chúa sơn lâm cũng giả nai !
    Lươn kia giả rắn biết ai mà lần ?

    :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
  8. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Địa đạo chữ Y được công nhận Di tích lịch sử cách mạng
    Cập nhật lúc :4:04 PM, 23/12/2011
    (ĐVO) Ngày 22/12, UBND huyện Phú Lộc đã tổ chức lễ đón nhận Di tích lịch sử cách mạng (cấp tỉnh) địa đạo Xuân Lộc.

    Như báo Đất Việt ngày 13/5/2010 đưa tin, một địa đạo hình chữ Y được phát hiện tại xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây chính là nơi đóng quân của Sở Chỉ huy Sư đoàn 324 trong chiến dịch La Sơn - Mỏ Tàu năm 1974. Chiến dịch mà quân ta đã thành công trong việc cắt đứt tuyến giao thông từ Huế đi Đà Nẵng và làm phá sản kế hoạch bình định lấn chiếm vùng căn cứ cách mạnh của địch.
    Địa đạo nằm trên một quả đồi ở độ cao khoảng 186 m so với mặt nước biển, thuộc bản Phúc Lộc, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc. Tổng thể địa đạo dài 100m, cao trung bình 1,5m, rộng 1m. Nhánh chính dài 80m đi từ cửa hướng Đông thông ra cửa hướng Tây; nhánh phụ dài 20m rẽ về hướng Tây-Nam.
    Địa đạo gồm có hai cửa, nối liền với hệ thống giao thông hào và đường lên đỉnh đồi, nơi bộ đội ta xây dựng trận địa pháo chuẩn bị cho chiến dịch. Địa đạo là nơi che chở an toàn, bí mật cho các cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 cùng với các đơn vị tham gia chiến dịch hoàn thành nhiệm vụ.
    Đây là bằng chứng lịch sử quí giá, thể hiện nghệ thuật chỉ huy, tạo yếu tố bất ngờ, tranh thủ thời cơ tiêu diệt địch để đi đến thắng lợi của chiến dịch, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân 1975 ở Thừa Thiên Huế. Qua thời gian và khí hậu khắc nghiệt đã làm lòng địa đạo ở cửa số 2 vùi lấp một đoạn hơn 15m, miệng cửa cũng bị sạt lở nghiêm trọng.Hiện nay, chính quyền địa phương đang làm các thủ tục đề nghị các ngành chức năng của tỉnh giúp đỡ tu sửa và khôi phục các vị trí bị hư hỏng, để kịp thời phát huy giá trị của di tích trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ cũng như phục vụ khách tham quan, nghiên cứu.
    Địa đạo Xuân Lộc là địa đạo thứ 2, sau địa đạo trên đỉnh núi Bạch Mã thuộc địa bàn huyện Phú Lộc được phát hiện và được UBND tỉnh công nhận di tích lịch sử cách mạng.
  9. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Khẩu súng mày cầm trong tay cũng chỉ làm bằng nhựa mà bọn Bựa Bẩn dụ khị bán cho trẻ em VN thôi...!!!!
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Em cũng thấy rồi!...:-w:-w:-w:-w:-w
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này