Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4263 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 23:08 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 10236 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga Vyacheslav Dzirkaln cho biết, Nga đã ký hợp đồng bán cho Trung Quốc 3 máy bay vận tải quân sự Il-76,


    Tag: trung quốc, nga, máy, máy bay vận tải, vận tải quân sự, hợp tác kỹ thuật, đồ cũ, hợp đồng bán, nga vyacheslav dzirkaln

    [​IMG] Il-76. Ảnh: wikipedia.org (ĐVO) Ông này không tiết lộ giá trị hợp đồng, song nói rằng, các máy bay sẽ chuyển cho Trung Quốc được lấy từ biên chế Không quân Nga. Nga cũng đã chào bán cho Trung Quốc một số máy bay cùng loại.

    “Sau các sự kiện bi thảm liên quan đến động đất, Trung Quốc đã đề nghị chúng tôi cung cấp các máy bay vận tải, trước hết là Il-76. Chúng tôi đã sẵn sàng đáp ứng. Nhưng do một số vấn đề, thời hạn có thể chuyển giao đã được lùi sang năm 2014. Còn Trung Quốc nói đến năm 2011-2012”, ông Dzirkaln giải thích việc bán máy bay cũ cho Trung Quốc.

    Nga đang có hợp đồng bán cho Trung Quốc 34 máy bay Il-76MD và 4 máy bay tiếp dầu Il-78 trị giá gần 1,5 tỷ USD.

    Hợp đồng này đã gần như tan vỡ do Liên hiệp sản xuất máy bay Tashkent mang tên Chkalov đã không thể thực hiện được nhiệm vụ đặt ra.

    Đầu năm 2011, có tin, Nga và Trung Quốc dự định ký hợp đồng bổ sung, trong đó sẽ xem xét lại thời hạn và điều kiện mua bán các máy bay mới.

    >> Máy bay Nga dùng linh kiện nước ngoài
    >> Nga muốn phát triển động cơ cho máy bay Trung Quốc


    Theo quocphong.baodatviet.vn



  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hải quân Nga từ bỏ tàu đổ bộ đệm khí Zubr

    23/12/2011 02:40 (15 giờ trước) - Đã có 3086 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Hải quân Nga đã quyết định không đặt mua thêm các tàu đổ bộ cỡ nhỏ dùng đệm khí Projekt 12322 Zubr, một nguồn tin trong Bộ tham mưu Hải quân Nga cho hay.


    Tag: hải quân, tàu đổ bộ, trung quốc, liên xô, hy lạp, bộ tham mưu, đệm khí, xuồng đổ bộ, bộ đệm, yevgeny kocheshkov
    (ĐVO) Thay cho các tàu này, Hải quân Nga dự định đóng các xuồng mới nổi kiểu động học và phi động học để dùng trên các tàu đổ bộ, trong đó có các tàu sân bay trực thăng Mistral. (>> xem thêm)

    Theo nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng, các xuồng đổ bộ mới sẽ nhỏ hơn Zubr, các chi tiết khác không được tiết lộ.

    Hai tàu Projekt 12322 có tên Mordovyya và Yevgeny Kocheshkov trong biên chế Hạm đội Baltic dự định duy trì ở tình trạng chiến đấu cho đến khi hết hạn sử dụng.

    Zubr được Liên Xô phát triển từ năm 1978, tàu sản xuất loạt đầu tiên được đưa vào biên chế năm 1988.

    Tàu chở được 3 tăng chủ lực có tổng trọng lượng đến 150 tấn hay 10 xe bọc thép chở quân có tổng trọng lượng đến 131 tấn và 140 lính đổ bộ, hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh có tổng trọng lượng đến 115 tấn. Nếu không chở binh khí kỹ thuật, Zubr chở được thêm 366 lính đổ bộ.

    [​IMG] Tàu đổ bộ đệm khí Zube trong cuộc tập trận năm 2009. Tổng cộng 14 tàu Zubr đã được chế tạo, hiện chỉ còn 2 trong số đó còn sử dụng trong Hải quân Nga, 5 tàu bị phá bỏ, 2 tàu đóng dở, 5 tàu bán cho Hy Lạp và dùng làm tàu du lịch.

    Theo hãng đóng tàu Yantar, các tàu Zubr của Hải quân Nga cần phải đại tu. Chi phí cho sửa chữa và hiện đại hóa các tàu này hiện không có nên người ta chỉ chi khoản tiền nhỏ để duy trì chúng ở tình trạng chiến đấu.

    Theo đại diện của Nhà máy Yantar, mỗi tàu Zubr được lắp 5 động cơ turbine khí, mỗi động cơ có tuổi thọ 4.000 giờ. Chỉ có thể mua động cơ ở Nhà máy Zorya-Mashprojekt với giá 1 triệu USD/động cơ.

    Giữa năm 2011, Trung Quốc tỏ ý muốn mua các tàu Zubr và họ đã mua 4 chiếc của Ukraine bất chấp sự phản đối của Nga (phía Nga giữ bản quyền trí tuệ đối với Zubr). Ngoài 4 tàu Zubr, Trung Quốc sẽ nhận được toàn bộ tài liệu kỹ thuật và nhờ đó họ sẽ triển khai tự đóng tàu Zubr ở Trung Quốc. (>> xem thêm)

    >> Bí ẩn vụ tai nạn tàu đổ bộ Zubr
    >> Trung Quốc đầu tư mạnh vào tàu đệm khí đổ bộ lớp Zubr
    >> Việt Nam quan tâm tàu đổ bộ Murena-E



    Theo quocphong.baodatviet.vn



  3. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Chú em lại nhỏ nhen rồi , diễn đàn đã có quy định của diễn đàn ,mod biết việc làm của mod ,chú định dạy rồi doạ cả mod nữa cơ đấy . Uống thuốc hạ sốt đi , để đầu nóng quá hại sức khoẻ lắm .
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương

    23/12/2011 10:34 (7 giờ trước) - Đã có 1489 lượt xem

    FaceBook Twitter Link Hay Print Không dấu (khong dau)
    Trung Quốc đang hình thành các liên kết quân sự ở châu Phi và Ấn Độ Dương nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của nước này trong khu vực.


    Tag: bắc kinh, Ấn Độ Dương, hải khẩu, thái bình dương, uganda, khu trục hạm, somalia, giá trị trao đổi, tàu tuần tiễu, seychelles, ấn độ cả washington, hòa bình quốc tế stockholm, ngoại giao seychelles, trung quốc đương
    (ĐVO) Trong 3 tuần đầu của tháng 12/2011, Bắc Kinh cam kết hỗ trợ chiến dịch của quân đội Uganda ở Somalia và cộng hòa Seychelles (quốc đảo với 155 hòn đảo lớn nhỏ thuộc châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương) trong hoạt động chống cướp biển.

    “Động thái trên cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra vai trò quan trọng của quân đội trong việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài”, ông Jonathan Holslag thuộc viện Nghiên cứu Trung Quốc Đương đại ở Brussels trả lời AFP.

    Theo ông Holslag, Ấn Độ Dương có vị trí chiến lược vì 85% lượng dầu nhập khẩu và 60% hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc được chuyển qua vịnh Aden.

    Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa có căn cứ quân sự nào trong khu vực. Toàn bộ lực lượng của Trung Quốc trong khu vực là 3 tàu chiến ở vịnh Aden trong chiến dịch chống cướp biển Somali.

    Hiện tại, hợp tác giữa Trung Quốc với các quốc đảo ở Ấn Độ Dương vẫn hạn chế ở mức thấp trong quan hệ trao đổi quân sự, tuy nhiên đang ngày càng được xây dựng và phát triển, ông Holslag nhận xét.

    [​IMG] Khu trục hạm Vũ Hán 169 và khu trục hạm tên lửa Hải Khẩu 171 của Trung Quốc ở Somalia. “Sự thật là việc Trung Quốc triển khai tàu hải quân ở vịnh Aden trong 2 năm qua có rất nhiều ý nghĩa”, nhà nghiên cứu Frans-Paul van der Putten tại viện Quan hệ Quốc tế Clingendael của Hà Lan cho hay.

    “Mang tính biểu trưng vì hành động này chứng tỏ với các nước khác rằng Trung Quốc là một quyền lực hải quân trong khu vực và mang tính ngoại giao vì Trung Quốc sử dụng những tàu hải quân để thực hiện các chuyến thăm tới các cảng dọc vành đai Ấn Độ Dương nhằm tăng cường các mối quan hệ với các nước trong khu vực”, ông Frans-Paul van der Putten lý giải.

    Trong chuyến thăm chưa từng có trước đây của bộ trưởng bộ Quốc Phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt hồi đầu tháng 12/2011, Seychelles yêu cầu Trung Quốc thiết lập sự có mặt quân sự trên quần đảo này để giúp chống lại nạn cướp biển ở Ấn Độ Dương. (>> chi tiết)

    Seychelles muốn có máy bay do thám và tàu tuần tiễu ở căn cứ quân sự này như cách Mỹ và châu Âu đang thực hiện, bộ trưởng bộ Ngoại Giao Seychelles, ông Jean-Paul Adam cho hay.

    “Trung Quốc cần cơ sở hạ tầng để cung cấp hậu cần cho những chiếc tàu của mình trong Ấn Độ Dương nhằm kiểm soát được phần lớn hơn ở khu vực này,” ông Mathieu Duchatel ở viện nghiên cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm cho hay.

    Với tổng giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi lên đến 127 tỷ USD trong năm 2010, việc Bắc Kinh nỗ lực giữ an toàn tuyến đường biển không giới hạn vùng biển sâu là dễ hiểu. Trên địa lục châu Phi, Trung Quốc đã thành lập các mối quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo an toàn cho các khu vực có đầu tư của nước này.

    Theo ông Holslag, Somalia có tầm quan trọng đặc biệt đối với Trung Quốc. Bắc Kinh đã hứa hẹn sẽ tài trợ Uganda 2,3 triệu USD để chi trả sự hiện diện của quân đội Uganda trong Liên quân châu Phi ở Somalia (AMISOM). (>> xem thêm)

    “Trung Quốc nhận ra rằng nạn cướp biển do tình trạng bất ổn ở Somalia không chỉ đe dọa các tàu thương mại trong Ấn Độ Dương, mà còn là nguồn gốc của sự bất ổn và nạn khủng bố đối với các nước châu Phi khác, nơi Trung Quốc có nhiều lợi ích kinh tế”, ông Holslag cho hay.

    Ông Holslag cũng cho hay Trung Quốc đang để ý đến nguồn dầu mỏ ở Ethiopia và một số hãng tư nhân của Trung Quốc bắt đầu liên kết với Ethiopia qua Berbera, trong khu vực li khai của Somali, “Điều này khiến Trung Quốc có sự trao đổi thường xuyên với các quan chức từ Ethiopia, Kenya và Somalia về tình hình an ninh ở Horn”.

    Phản ứng của Mỹ và Ấn Độ

    Cả Washington và New Delhi đều bày tỏ sự lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Thái Bình Dương nhưng lại bày tỏ thái độ không rõ ràng đối với những tham vọng của nước này ở Ấn Độ Dương.

    Ông van der Putten cho biết thêm Mỹ một mặt chào đón sự can thiệp lớn hơn của Trung Quốc trong việc tháo gỡ các vấn đề an ninh như cướp biển nhưng cũng đồng thời lo ngại việc ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc ngày càng tăng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.

    Còn Ấn Độ lo ngại rằng việc Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự ở Ấn Độ Dương sẽ ảnh hưởng đến cán cân địa chính trị giữa nước này và Trung Quốc đặc biệt trên vấn đề tranh chấp biên giới cũng như mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan, một đồng minh của Trung Quốc.

    >> Trung Quốc xem xét xây dựng cơ sở tại Seychelles



    Theo quocphong.baodatviet.vn


  5. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Vụ này làm Ukraine mất uy tín với Nga đây !
    Phải đập cho Ukraine mấy nhát cái tội phản thùng , để lộ bí mật quân sự đồng minh ! [r23)][r23)][r23)]
  6. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cứ yên tâm đi , tao vì đất nước , vì diễn đàn này chứ không vì tao mà nhỏ nhen !

    Mày trở lui trang 1 xem thằng khốn nạn nào đòi khoá chủ đề ?
    Mod không khoá lekien1989 , không sao !
    Tao in ra và gửi đến ******* !

    Ngay sáng mai thôi !

    Yên tâm đi nhé !
    Cù Huy Hà Vũ rất vui nếu được chia sẻ với mày bánh chưng đón giao thừa đấy !

    Cứ giữ cái giọng xấc láo đấy đi !
    Tao không kiện mày láo với tao !

    Tao kiện mày là thằng p hản động phổ biến tuyên truyền tài liệu chống phá nhà nước CH XHCN Việt Nam và mày đòi lật đổ Đảng CS VN thông qua việc đăng tài liệu và hô hào ủng hộ Cù Huy Hà Vũ , kẻ đang ngồi bóc lịch vì tội danh chống phá , đòi lật đổ nhà nước !
    Tao kiện mày trước , gialongVT tao sẽ kiện sau !

    Cứ yên trí đi nhé !

    Mày cứ tự sướng là Thai_Duong chém gió đi !
    Xem thử mày có trụ qua cơn bão này đến Tết không ?

    :-":-":-"
    :-":-":-":-"
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Người Việt có nghiên cứu trên tạp chí hàng đầu thế giới

    Một nhà khoa học Việt Nam tại Hàn Quốc vừa có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí Science AAAs của Mỹ, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới.

    [​IMG]Tiến sĩ Phạm Cao Thanh Tùng.
    Trường Đại học Sogang có hai nhà nghiên cứu có công trình đăng tải trên tạp chí Science, trong đó Tiến sĩ Phạm Cao Thanh Tùng là người Việt Nam đầu tiên có bài đăng trên tạp chí này.
    Tạp chí Science thuộc Hiệp hội Hoa Kỳ vì nền Khoa học Tiên tiến (AAAS) - một tổ chức ra đời năm 1848, có sứ mệnh "thúc đẩy và bảo vệ tính chính trực của khoa học và việc sử dụng khoa học".
    Khi gửi bài đến Science, ban biên tập phải đọc và chuyển cho ít nhất 2 chuyên gia để đánh giá và phản biện, đề xuất lên ban biên tập về việc cho đăng hay không. Ban biên tập sẽ đọc lại lần cuối và ra quyết định cuối cùng về việc nên cho đăng hay không. Quy trình này tương đối khắt khe, và tỷ lệ bài bị từ chối bởi những tạp chí như Science là rất cao, có khi lên tới 95% hoặc hơn.
    Chính vì thế một nghiên cứu khoa học đăng ở Science có giá trị và ảnh hưởng rất lớn.
    “Được đăng công trình trên tạp chí Science là ước mơ của người làm nghiên cứu, vì thế tôi rất vui và tự hào khi có công trình nghiên cứu được công bố. Đó không phải là kết quả riêng tôi mà là nỗ lực của cả tập thể thầy trò trong 3 năm qua”, tiến sĩ Phạm Cao Thanh Tùng, 34 tuổi, nói.
    Tiến sĩ Tùng cho biết, công trình nghiên cứu của anh về Zeolit và ứng dụng vào lĩnh vực vật liệu mới. Zeolite nguyên thủy trong tự nhiên là một dạng khoáng bao gồm oxít Silic và oxít nhôm. Trong công nghiệp, zeolit được tổng hợp và ứng dụng từ khá lâu làm xúc tác trong ngành công nghiệp dầu khí, làm chất hấp phụ, làm phụ gia trong chất tẩy rửa.
    Hướng nghiên cứu của anh là chế tạo các màng mỏng zeolit, và ứng dụng để tách riêng biết các phần tử trong hỗn hợp khí hay các hỗn hợp bao gồm các thành phần có kích thước phân tử khác nhau.
    Hướng nghiên cứu này đã được 20-30 năm, nhưng vẫn có những hạn chế trong quá trình chế tạo. Lần này nhóm Tùng đã nghiên cứu chế tạo màng bằng phương pháp pháp mới, tổng hợp thành công lớp màng này, với nhiều ưu điểm nổi trội hơn phương pháp cũ.
    “Khi thử nghiệm ứng dụng để tách riêng hỗn hợp 2 đồng phân của xylen, là nguyên liệu đầu tiên của ngành công nghiệp nhựa, kết quả cho độ tách rất cao”, Tùng nói.
    “Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí Science lần này, ngoài kết quả ứng dụng để tách riêng 2 đồng phân của Xylen, màng mỏng zeolit này còn được nghiên cứu ứng dụng làm vật liệu quang học, gọi là vật liệu quang học phi tuyến tính. Thử nghiệm này cũng cho kết quả cao hơn 10 lần so với các kết quả từng công bố”, Tùng nói thêm.
    Tiến sĩ Tùng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu cải tiến dựa trên vật liệu này và đã thu được những kết quả mới rất tốt. Anh mong muốn thời gian tới có thêm nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng dựa trên vật liệu này.
    Phạm Cao Thanh Tùng tốt nghiệp Đai học Khoa học tự nhiên TP HCM năm 1999, hoàn thành thạc sĩ năm 2002. Từng công tác tại viện Công nghệ hóa học, thuộc viện Khoa học Việt Nam tại TP HCM 2000 – 2006. Từ tháng 8/2006, anh làm nghiên cứu sinh tại đại học Sogang, Seoul, Hàn Quốc và tốt nghiệp tiến sĩ 8/2011. Từ tháng 9 năm nay anh đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại trường này.
    Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết, Science là một tạp chí lớn, uy tín có số lượng người đọc lên đến hàng triệu người, nhiều người sử dụng tạp chí này như một nguồn chính thức và chính dẫn lại trong các đề tài nghiên cứu.
    "Người ta thường xuyên dựa vào chỉ số Impact factor để đánh giá sự ảnh hưởng của một tạp chí khoa học. Và chỉ số này của tạp chí Science luôn ở mức rất cao", giáo sư Dũng nói.

    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2011/12/nguoi-viet-co-nghien-cuu-tren-tap-chi-hang-dau-the-gioi/
    Hương Thu
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83

    Bác @TD chỉ thông báo việc 2 nick Lekien và Gialong là ********* , quậy phá diễn đàn thôi.
    Còn hăm dọa là dọa 2 nick ********* Lekiên và Gialong đó.
    Đừng xuyên tạc , MOD thừa biết, ko vị gì đâu .
  9. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Cô thì vui quá nên cười !
    Đã không khuyên chị mến người yêu thương ...
    Lại còn lăn lộn giữa đường ...
    Cười nghiêng cười ngã ! Thái Dương đau lòng !
    Cả ngày canh gác Biển Đông ...
    Đấu tranh chống giặc , nàng không hiểu mình !
    Lại còn trách móc linh tinh !
    Trọn tình với nước , duyên mình đắng cay !
    Thế thì thôi thế từ đây ...
    Mình yêu , mình nhớ , mình say một mình !

    =((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((

  10. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Bố Cu gialongVT Chọn Vật Tự Do....
    Bảo Mẹ Đỹ @thai_duong cởi Áo YÊU NƯỚC ra để so tài>:)>:)>:)>:)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này