Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2527 người đang online, trong đó có 20 thành viên. 04:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10305 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/doi-song/2010/12/3ba2435e/

    Người tiêu dùng sợ trái cây Trung Quốc

    Không chọn hoa quả có hình thức bắt mắt, màu sắc tươi rói bất thường... là cách nhiều bà nội trợ áp dụng, nhất là khi có thông tin cam Trung Quốc nhuộm phẩm độc và chưa biết có mặt ở thị trường Việt Nam hay không.
    > Thượng Hải ngừng bán cam nhuộm phẩm độc/ Người tiêu dùng tẩy chay cam Thái Lan


    Trên thị trường hiện nay, ngoài rau củ quả, gia vị, trái cây Trung Quốc xuất hiện ở khắp nơi, với nhiều chủng loại khác nhau: táo, lê, cam, quýt, mãng cầu, dưa hấu, chuối...
    Giá rẻ hơn nhiều so với hàng trong nước, lại có hình thức rất bắt mắt, là những đặc điểm của trái cây Trung Quốc và một thời được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi hoa quả Trung Quốc bị phát hiện có tẩm hóa chất giữ màu tươi, bảo quản lâu và mới đây là tẩm thuốc nhuộm công nghiệp (có thể gây tổn thương trí nhớ, hệ miễn dịch và hô hấp ở người) vào quả cam, khiến người dùng dè dặt, chọn lựa kỹ lưỡng hơn để tránh mua phải hàng Trung Quốc.
    [​IMG]Người tiêu dùng lo sợ cam độc Thượng Hải, Trung Quốc có mặt ở Việt Nam. Ảnh minh họa: B.H.
    Câu hỏi liệu loại cam độc hại phát hiện ở Thượng Hải có mặt ở thị trường Việt Nam hay không được nhiều người quan tâm.
    Tại Hà Nội lẫn TP HCM, khảo sát ở những cửa hàng bán hoa quả, các chủ cửa hàng đều cho biết chưa từng mua phải loại cam nào dùng giấy lau hoặc cầm vào lòng bàn tay thì thấy màu đỏ hay vàng. Các cửa hàng chủ yếu bán cam vàng đậm, dài của Thái, cam vàng nhạt, tròn của Hưng Yên và các loại cam vỏ xanh có xuất xứ nội địa.
    Tuy nhiên, nếu loại hàng có thể phát hiện bằng mắt thường, khi cầm, rửa hoa quả, lòng bàn tay chuyển sang màu sắc khác thì dễ phân biệt, biết ngay chất lượng trái cây. Song, nói như chị Thu, quận Bình Thạnh, TP HCM: "Sợ nhất là các hóa chất bảo quản được đưa thẳng vào bên trong ruột, khi đó, người mua không thể biết được đâu là hàng chất lượng, đâu là loại độc dược được đưa vào cơ thể qua trái cây ăn hàng ngày".
    Chính vì vậy, với nhiều người, chọn hoa quả bây giờ không đặt cao tiêu chí nhìn phải đẹp mắt. "Nhìn những quả chuối dài hơn 10cm, vàng ươm, trông rất ngon mắt, hay những quả cam to, da bóng láng, vàng sặc sỡ... tôi cũng không dám mua mà chọn cam sành hoặc loại nhỏ hơn, da sần sùi, xấu xí nhưng biết chắc là nhà nông Việt trồng", chị Nga, quận Gò Vấp, chia sẻ. Chị kể, có lần bỏ quên quả táo trong tủ lạnh, nửa tháng sau mới phát hiện thì quả tảo vẫn y nguyên như lúc mới mua.
    Có cầu mới có cung, trái cây Trung Quốc vẫn bày bán khắp các chợ, cửa hàng. Tại chợ Bình Điền, 10% trong tổng số 180 tấn trái cây về chợ một ngày là hàng Trung Quốc, chủ yếu là táo, lê. Con số thống kê ở các chợ khác cũng khoảng 10% trở lên.
    Một phần vì nó được nhiều đơn vị kinh doanh (nhà hàng, quán cơm, quán giải khát...) ưa chuộng (giá rẻ, chi phí bỏ ra ít, màu sắc lại đẹp, giữ lâu), bán sẽ có lãi hơn. Mặc khác, chính tiểu thương đã tung hỏa mù vào người mua. Xuất xứ của hoa quả chỉ có người bán nắm chính xác nhất, song nếu họ dán lên mác của nước khác lên trái cây, hoặc thuyết phục người mua đây là hàng ngoại (Mỹ, NewZealand...), người tiêu dùng nếu không có kinh nghiệm cũng rất khó phân biệt.
    Chị Thanh, quận 1, TP HCM chia sẻ kinh nghiệm: "Chỉ cần dùng thử là biết có phải trái cây chính hiệu hay không". Bởi có lần, chị được người bán giới thiệu là cam Vinh, nhãn Hưng Yên, song khi ăn, mùi vị rất nhạt, không thơm ngọt, nhiều nước và tỏa mùi hương ngay từ khâu gọt vỏ.
    Ông Lý Ngọc Thắng, Đội trưởng đội quản lý thị trường 3A, 4A, chia sẻ, để kiểm tra xem có loại cam nhuộm phẩm nào ở Thượng Hải lọt vào Việt Nam hay không, có 2 cách. Thứ nhất, phải có mẫu sẵn, từ đó các đơn vị đưa lực lượng rà soát ở khắp nơi. Thứ hai, phải thấy dấu hiệu nghi ngờ đó là cam nhuộm độc, mang đi test ở các cơ sở chuyên môn, nếu đúng là loại này sẽ lập tức triển khai kiểm tra trên thị trường. Cái khó hiện nay, theo ông là xác định mẫu để đi đối chiếu. Nhưng mẫu như thế nào, cơ quan y tế phải vào cuộc, từ đó quản lý thị trường mới tỏa ra kiểm tra.
    Đối với thông tin cam bị nhuộm phẩm màu ở Thượng Hải, Tiến sĩ Hồ Hữu An, Phó chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học, nông thực phẩm, Đại học Thành Tây, Hà Nội, cho biết, mỗi loại rau, quả đều có một màu tự nhiên đặc trưng. Khi được bảo quản bằng hóa chất, các màu này có thể biến đổi. Khả năng cam bị nhuộm màu là có thể xảy ra.
    Về nguyên lý, việc nhuộm màu cam là hoàn toàn có thể. Đó là làm sao bọc một lớp màu bên ngoài vỏ, bịt kín các tế bào để lượng đường, nước có trong quả không bay hơi giúp cam được tươi, trông mọng và bắt mắt hơn. Khi đó, các hóa chất này sẽ dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào bên trong và khi người sử dụng ăn cam sẽ tiêu thụ một phần hóa chất và có thể bị nhiễm độc.
    Tiến sĩ An cho biết thêm, để chọn được cam an toàn, nên mua cam trong nước vào đúng mùa rộ, quả cam có màu vàng tự nhiên và mùi thơm đặc trưng. Không nên chọn những quả cam có màu lạ, còn nhiều lá trên cuống mà lá lại cứng, để lâu không rụng và có màu xanh không tự nhiên, bởi có thể người bán đã sử dụng hóa chất để giữ các đốt, tế bào liên kết giữ lá không bị rụng.
    Nhóm phóng viên
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/408589/Dat-hiem-Viet-Nam-dung-thu-ba-the-gioi.html

    Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới
    TT - Ít ai biết Việt Nam đã từng hợp tác với nước ngoài khai thác đất hiếm từ năm 1960. Với trữ lượng lên đến trên 22 triệu tấn, giới khoa học đánh giá Việt Nam có thể đứng thứ 3 trên thế giới về tiềm năng đất hiếm.

























    >> Việt - Nhật hợp tác phát triển công nghiệp đất hiếm
    >> Cuộc chiến nguyên liệu đất hiếm

    [​IMG]Mốc trạm quan trắc môi trường phóng xạ mỏ đất hiếm Nậm Xe của Liên đoàn Địa chất xạ hiếm - Ảnh: K.H.

    [​IMG]
    Kỳ 1: Trở lại khu mỏ cũ
    Quặng đất hiếm vốn quá quen thuộc với người dân hai huyện Phong Thổ, Tam Đường (Lai Châu). Từ hàng chục năm trước, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành thăm dò, đánh giá trữ lượng và hợp tác với một số nước khai thác thử nghiệm.
    Trở lại mỏ đất hiếm Nậm Xe (huyện Phong Thổ), Đông Pao (huyện Tam Đường), phóng viên Tuổi Trẻ dựng lại bức tranh về những ngày đầu khai thác đất hiếm ở Việt Nam.
    Đường lên mỏ Nậm Xe

    Đất hiếm là gì?
    Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất. Đất hiếm được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; đưa vào các chế phẩm phân bón để tăng năng suất và khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng. Đặc biệt, đất hiếm được sử dụng chủ lực trong cáp quang viễn thông; công nghệ in tiền; công nghệ màn hình LED; công nghệ bán dẫn, siêu dẫn...
    Các nước trên thế giới có trữ lượng đất hiếm lớn gồm Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ấn Độ. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia được đánh giá có trữ lượng đất hiếm cao.

    Mỏ đất hiếm Nậm Xe nằm trọn trong khu vực xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, được phân chia thành hai khu nam - bắc. Cách đây hàng chục năm, người dân trong vùng đã quen với tiếng máy móc, tiếng ôtô vận chuyển quặng đất hiếm chạy rầm rập suốt ngày đêm. Không ít người dân trong vùng đã trở thành công nhân hầm lò và tuyển luyện quặng cho các đơn vị nước ngoài khai thác như Tiệp Khắc (cũ), Ba Lan...
    Nhớ lại những ngày đầu tiên các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài đến thăm dò, khai thác mỏ, phó chủ tịch UBND xã Nậm Xe Lý Văn Chúc ấn tượng nhất là chuyện ôtô chạy suốt ngày đêm.
    “Người ta đến nhanh, đi cũng nhanh, để lại trên triền núi những miệng hầm ôtô có thể chạy ra, chạy vào để chở quặng. Giờ vẫn còn những hầm sâu hun hút ngoác miệng trên đỉnh núi Mỏ, ngay dân địa phương cũng không dám vào sâu vì không biết trong đó có gì...” - ông Chúc nói.
    Nhận lời dẫn chúng tôi lên một miệng hầm trên đỉnh núi Mỏ, ông Lương Văn Ngân (bản Co Muông, xã Nậm Xe) e ngại: “Liệu các chú đi được không, gần 3km chỉ leo theo vách núi dựng đứng thôi, chỗ hầm đó sạt lở rồi, không thể vào được đâu”.
    Quả thật, nhìn từ xa triền núi Mỏ thoai thoải đổ về phía bờ suối nhưng chỉ khi leo mới cảm nhận được độ dốc của ngọn núi. Dẫn chúng tôi theo đường tắt, ông Ngân chỉ sang ngọn núi bên cạnh rồi nói: “Đường chính lên mỏ ở bên kia, xa lắm, trước đây ôtô chạy được từ chân lên đến đỉnh núi nhưng đường đó sạt rồi, cây cỏ mọc đầy không đi được, leo đường này khó nhưng nhanh”.
    Con đường ôtô quanh co ngày xưa nay phủ đầy cỏ dại, trải qua những trận mưa lũ đã sạt lở nên không còn hình thù một con đường, những đoạn dưới thấp từ lâu trở thành nương rẫy của bà con các bản làng xung quanh.
    Sau gần hai giờ leo dốc núi, cuối cùng chúng tôi đến được miệng hầm khai thác đất hiếm đầu tiên của phía Tiệp Khắc. Miệng hầm ngày xưa, theo lời ông Ngân, to và rộng đến mức một chiếc ôtô có thể chui lọt đã bị đá lấp gần hết, giờ chỉ còn một khe rộng từng người chui vào được.
    Chui sâu vào, trước mắt chúng tôi là một đường hầm đen kịt sâu hun hút, chạy ngoằn ngoèo vào lòng núi. Trên vách hầm vẫn hằn in những vết khoan sâu hoắm vào lòng núi, những vỉa đá bị vạt từng mảng do nổ mìn từ hàng chục năm trước. Từ trong đường hầm, mùi ngai ngái, tanh tanh của đất, của quặng khoáng bốc ra nồng nặc. Chỉ vài phút trong đường hầm ai cũng cảm giác đau đầu, buồn nôn, ông Ngân lý giải đó là mùi của quặng.
    “Ngày xưa, công nhân đến khai thác đều có quần áo bảo hiểm để vào núi mới đi sâu được” - ông Ngân nói. Cũng chính vì lý do này mà khi không khai thác nữa, người Tiệp Khắc đã đổ bêtông bịt miệng hầm thứ hai lại để người dân không vào hầm. Riêng chiếc hầm đầu tiên bị sập trong quá trình khai thác, đá bít gần kín miệng nên không đổ được bêtông lấp lại.

    [​IMG]Lối vào hầm khai thác quặng đất hiếm bị sập tại khu mỏ Nậm Xe do Tiệp Khắc khai thác giờ chỉ còn là một khe nhỏ - Ảnh: K.H.
    Người Tiệp đến rồi đi
    Qua sự giới thiệu của một già làng ở bản Mầu, chúng tôi tìm gặp một trong những công nhân trực tiếp tham gia khai thác mỏ Nậm Xe khi người Tiệp Khắc đến đây. Là người bản xứ thuộc huyện Phong Thổ, được các chuyên gia Tiệp Khắc trực tiếp tuyển chọn và đào tạo, từ một nông dân thuần túy, ông Trần Thế Lương (xã Mường So, huyện Phong Thổ) trở thành một công nhân lành nghề trong nghề khai khoáng.
    Trong quãng đời làm công nhân khai khoáng, ông Lương nhớ mãi từng đi khai thác đất hiếm tại mỏ Nậm Xe và sau đó trở thành công nhân khoan thăm dò tại mỏ Đông Pao (Bản Hon, huyện Tam Đường, Lai Châu).
    Năm 1984, khi điện lưới còn chưa xuất hiện ở những bản làng xa xôi của Phong Thổ thì cả vùng Nậm Xe đã rực sáng nhờ hệ thống phát điện được người Tiệp Khắc đưa vào phục vụ khai khoáng ở mỏ. Cũng chính tại chiếc hầm chúng tôi tìm đến, ông Lương và năm người khác đã thoát chết khi hầm này bị sập. Ngày đó, mỗi tổ công nhân trực tiếp nổ mìn, khai khoáng có hai chuyên gia Tiệp Khắc và bốn công nhân Việt Nam.
    Ca làm việc của ông Lương bắt đầu từ 6g-14g, không hiểu sao hôm đó mới hơn 12g chuyên gia Tiệp bỗng dưng cho cả tổ nghỉ giải lao, ra cửa hầm uống nước. Khi tổ công nhân ra khỏi cửa hầm vài phút thì trong hầm vang lên những tiếng chấn động như tiếng mìn nổ, hàng loạt tảng đá lớn từ trên đỉnh núi sầm sập đổ xuống cách khu vực công nhân làm việc vài mét. Và chỉ sau đó vài chục phút, cả phần lõi hầm đổ sụp, chôn vùi toàn bộ máy móc, thiết bị trong đường hầm.
    Sau khi hầm đầu tiên bị sập, phía Tiệp Khắc và các công nhân Việt Nam đào hầm khoáng thứ hai cách hầm thứ nhất khoảng 30m. Ông Lương nhớ lại đường hầm được đào, khoan cao 2,5m, rộng 2,8m, đủ diện tích lắp đường ray cho xe goòng chở quặng, đất đá chạy.
    Các công nhân Việt Nam và chuyên gia Tiệp Khắc làm ngày làm đêm, chia ba ca suốt 24/24 giờ để đảm bảo tiến độ. Sau khi tìm được mạch khoáng, các công nhân dùng khoan máy khoan thẳng vào gương lò (những điểm có khoáng vật) rồi cho nổ mìn phá đá lấy quặng và chuyển theo xe goòng ra ngoài. Tại cửa lò, tổ công nhân tuyển luyện rửa sạch rồi đưa thẳng lên ôtô chở về xuôi.
    Đường hầm thứ hai, hầm chính được công nhân đào sâu vào lòng núi đến 199m, các đường ngách cũng dài đến gần 100m, trở thành đường hầm dài nhất ở mỏ Nậm Xe. Tuy nhiên, sau một năm khai thác theo đúng hợp đồng ký kết, các chuyên gia Tiệp Khắc về nước vào năm 1985 thì hầm khoáng này được đổ bêtông bịt kín hoàn toàn.
    “Ngày đó, cuộc sống công nhân chúng tôi sung sướng lắm. Tiền lương tính ra là 100 đồng/ngày trong khi một cân thịt chỉ có 9 hào. Mỗi tháng còn được hai cân chè, mỗi khi đi làm về có người pha sẵn, phải uống hết để chống độc hại và 24 cân gạo, 12 hộp sữa, 12 cân đường bồi dưỡng” - ông Lương kể lại. Ngoài người Tiệp khai thác tại Nậm Xe, ông Lương khẳng định còn có người Ba Lan và một số nước khác cũng đã đến đây thăm dò, khai thác đất hiếm.
    (còn tiếp)
    M.QUANG - Q.THANH - K.HƯNG






    [​IMG]

    [​IMG]
    Chia sẻ:
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]




    (11)


    Hãy khoan vội mừng "đất hiếm..."
    02/11/2010 08:36:32
    Cứ tạm coi đây là tin vui trước, ít ra chúng ta cũng có cái thế giới đang cần. Tuy nhiên, kèm theo là sẽ không được hay lắm nếu chính phủ không có cơ chế quản lý thăm dò, khai thác tốt tài nguyên này. Xin hãy có cơ chế vừa thoáng vừa an toàn. Tôi thấy các vị trí có trữ lượng đất hiếm toàn là vùng cao phía bắc việc khai thác cũng đáng làm chúng ta suy nghĩ rất nhiều... rất mong chính phủ vì lợi ích chung của toàn dân.
    quang.nguyen
    Cần có qui hoạch tầm nhìn mới
    01/11/2010 17:40:26
    - Tại sao Trung Quốc hạn chế việc xuất đất hiếm?
    - Tại sao chúng ta lại đồng ý việc xuất đất hiếm?
    - Tương lai mai sau khi đất nước chúng ta trở thành một nước công nghiệp, liệu có còn nguồn tài nguyên đó để phục vụ nhu cầu trong nước hay không?
    - Hay lại tái nhập như nhập nguồn tài nguyên than?

    Lê Hải
    Đứng thứ ba thế giới hay các nước khác không công bố
    01/11/2010 15:35:46
    Đừng nghĩ mình đứng thứ ba thế giới về đất hiếm mà vui. Có khi các quốc gia khác không cho công bố còn mình thì vô tư mời người vào thăm dò nên đứng thứ ba thế giới là đương nhiên.
    Lê Xuân Thống
    Cần quy hoạch, khai thác hợp lý
    01/11/2010 13:06:01
    Theo như bản đồ về năm khu vực có tiềm năng đất hiếm thì phần lớn là ở vùng núi. Như vậy vậy việc khai thác sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới vùng dân cư nơi đây. Mặt lợi cũng có mà hại cũng có. Do đó cần phải có quy hoạch, cách khai thác hợp lý nhất để hạn chế tối đa những rủi ro có thể có.
    Tôi ví dụ nếu khai thác trên vùng rừng núi thì hãy xem xét có ảnh hưởng gì tới lưu vực các dòng chảy, có gây nên nạn lở đất, lũ lụt hay không? Thiên nhiên ban tặng cho ta nguồn tài nguyên là điều may mắn nhưng nếu khai thác không hợp lý thì e là hiểm họa cho dân chúng.

    N.M.T
    Hãy bảo vệ những nguồn tài nguyên quí giá còn lại của quốc gia
    01/11/2010 10:49:42
    Chúng ta đã từng tự hào vì sinh ra trên đất nước "Rừng vàng biển bạc". Nhưng hiện nay điều đó chỉ còn lại trong kí ức của mỗi người dân Việt Nam. Mong sao nguồn tài nguyên này được bảo vệ và khai thác hợp lí. Đừng vì những lợi ích kinh tế trước mắt mà ảnh hưởng đến thế hệ sau.
    PHAN THỊ ĐÀI TRANG
    Cần có chính sách khai thác hợp lý
    01/11/2010 10:44:07
    Đất hiếm Việt Nam đứng thứ ba thế giới, đó là một tin vui đáng mừng. Việc Việt Nam hợp tác với Nhật Bản khai thác đất hiếm cũng là một điều nên làm, vì dù sao thì giao cho người Nhật cũng yên tâm hơn cho Trung Quốc, vì tính trách nhiệm của người Nhật khá cao.
    Nhưng dù sao việc khai thác cũng cần có một phương sách hợp lý đảm bảo cho việc khai thác ít bị ảnh hưởng đến môi trường. Khu vực khai thác phải hoạch định rõ ràng để tránh trường hợp khai thác tràn lan mà lãng phí tài nguyên, chúng ta cũng nên để dành một số khu vực có đất hiếm để dành sau này trong tương lai còn có cái mà sử dụng.
    Việc nên làm nữa là chúng ta có thể nhờ các chuyên gia Nhật Bản đào tạo cho chúng ta một đội ngũ chuyên gia trong việc khai thác đất hiếm đặc biệt là ưu tiên tuyển chọn trong số các sinh viên theo học trong các ngành mỏ - địa chất đồng thời qua đó cũng khuyến khích các bạn trẻ theo này vì những ngành này cũng thiếu người học.
    Trong quá trình khai thác cũng phải đặc biệt chú ý đến an toàn lao động cũng như sức khỏe của chyên gia và công nhân khai thác.

    Thái Minh Công
    Cần có qui hoạch tầm nhìn hàng trăm năm
    01/11/2010 09:32:30
    Đây là tài sản vô cùng quan trọng của quốc gia và thế giới. Đất hiếm phải là điều kiện để các nước có nhu cầu phải tham gia xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia về công nghệ cao. Chúng ta cũng phải học Trung Quốc khi họ hạn chế khai thác đất hiếm vì Nhật khai thác ở đó với giá quá rẻ gần như cho không.
    Vì vậy định giá đất hiếm phải nằm trong tầm nhìn hàng trăm năm mới đúng đắn được và nó cũng nằm trong qui luật của thị trường khi cầu lớn giá và các điều kiện đi kèm phải rất cao.
    Tôi đề nghị nhóm phóng viên nhanh ch óng thu thập và công khai các qui hoạch, kế hoạch, giá thành và các điều kiện ràng buộc để các nước được khai thác đất hiếm của Việt Nam ra công chúng để cùng giám sát, đóng góp ý kiến việc khai thác nguồn tài nguyên vô cùng quí giá thuộc sở hữu của toàn dân này.

    CIO
    Cần có kế hoạch "nhìn xa trông rộng"
    01/11/2010 09:13:57
    Một tài nguyên mới mà ít có người Việt Nam biết được. Xin cảm ơn báo TT đã cung cấp những thông tin thú vị và đặc biệt này. Xin các bên liên quan đến vấn đề khai thác đưa ra quyết định có tính nhìn xa trông trộng về vấn đề khai thác và duy trì ổn định như một số quốc gia tiên tiến trên thế giới đã làm.


    Đỗ Nhân Nghĩa
    Phạt thật nặng khai thác khoáng sản trái phép
    01/11/2010 08:42:02
    Phải đề phòng nhóm người thuê rừng để khai thác cây công nghiệp. Đã có thời gian nhóm người này giúp ta xây dụng các công trình nhưng sau đó lại đào khoáng sản đem khỏi lãnh thổ Việt Nam. Phải phạt thật nặng kẻ nào khai thác trái phép khoáng sản, bán lậu ra nước ngoài.

  3. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118

    Sớm thực hiện ‘Thỏa thuận các nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’

    Đăng bởi Ban Biên Tập ngày 22/12/2011 0 phản hồi
    Sáng 22/12, Tại trụ sở Chính Phủ, Thủ tướng *************** đã tiếp thân mật Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó ************* CHND Trung Hoa Tập Cận Bình. Tại buổi tiếp, hai bên nhất trí cho rằng cần nhanh chóng thành lập cơ chế trao đổi việc triển khai ‘Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’.
    Tại buổi tiếp, ông Tập Cận Bình khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc – Việt Nam không ngừng phát triển tốt đẹp, bền vững theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.
    Liên quan đến vấn đề trên biển, Thủ tướng *************** nhắc lại lập trường của Việt Nam trong vấn đề biển Đông, đồng thời đề nghị hai bên, trên tinh thần đồng chí anh em, láng giềng hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau.
    Căn cứ những nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần DOC, để giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp trên biển, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, góp phần xứng đáng vào hòa bình, ổn định, phát triển phồn vinh của khu vực và thế giới.
    Hai bên nhất trí cho rằng cần nhanh chóng thành lập cơ chế trao đổi về việc triển khai ‘Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’. Trên tinh thần đó, Thủ tướng *************** đề nghị hai bên giao cho Đoàn đàm phán Chính phủ hai nước sớm gặp và trao đổi về việc triển khai thực hiện thỏa thuận trên.


    [​IMG]Thủ tướng *************** tiếp Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Phó ************* CHND Trung Hoa Tập Cận Bình

    Trước đó, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ************* Nguyễn Thị Doan đã tiếp và hội đàm với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên nhất trí, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc những nhận thức chung và kết quả quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 10 vừa qua.
    Việt Nam khẳng định sẵn sàng cùng phía Trung Quốc giải quyết bất đồng về vấn đề biển Đông thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đóng góp cho hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác trong khu vực, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc.


    Bạch Dương

    Trung Quốc trước sau khăng khăng không chịu đưa vấn đề Hoàng Sa vào chương trình đàm phán , xem đó là lợi ích cốt lõi , là lãnh thổ không tranh cãi v.v...
    Cho nên bước đi đầu tiên ta khéo léo đặt vấn đề như thế là đúng ! TQ chịu đàm phán tức là ta đã thắng bước thứ nhất !
    TQ muốn gây chiến ( việc này ai đã theo dõi thời sự đều biết , không nêu cụ thể ở đây nữa ), ta buộc TQ vào thế phải hứa với ta là không sử dụng vũ lực , dựa
    trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), như vậy là bước thắng lợi thứ hai đã đạt được !

    Ngược lại lịch sử , đừng thấy Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Bình xách cặp đi Paris mà bảo là VC sắp thua nên đi xin Mỹ hoà hoãn như một số báo lá cải ở Sài Gòn nhận tiền của Nha Chiến tranh chính trị đăng láo lếu như thế !

    Lúc Bác Hồ đi Pháp thì bọn Đại Việt , Quốc Dân Đảng cũng la làng là Hồ Chí Minh phản bội kháng chiến , đi Pháp để bán nước !

    Thực tế đã vả vào mồm chúng nó với đại thắng Điện Biên Phủ lịch sử !

    :-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd

  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/406862/Dat-hiem-tro-thanh-vu-khi.html

    Đất hiếm trở thành vũ khí
    TT - Các nước phương Tây đang tỏ ra hết sức lo ngại trước thông tin Trung Quốc lặng lẽ ngừng xuất khẩu đất hiếm, dù Bắc Kinh khẳng định điều ngược lại.



























    [​IMG]Một mỏ khai thác đất hiếm ở Giang Tây, Trung Quốc - Ảnh: Reuters

    Hôm 19-10, Nhân Dân Nhật Báo dẫn lời một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc tiết lộ Trung Quốc đang ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ và châu Âu. Quan chức này khẳng định Trung Quốc sẽ giảm 30% hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm của năm 2011.
    Thế nhưng ngày 20-10, một người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc lại bác bỏ thông tin của Nhân Dân Nhật Báo là “không có cơ sở” và “Trung Quốc sẽ tiếp tục xuất khẩu đất hiếm”, nhưng ông nói thêm rằng “Bắc Kinh sẽ có các biện pháp hạn chế việc khai thác và xuất khẩu đất hiếm để bảo vệ nguồn tài nguyên đang cạn kiệt này”.
    Trong một bài xã luận đăng hôm 18-10, Nhân Dân Nhật Báo cũng khẳng định việc Trung Quốc tiếp tục đáp ứng 90% nhu cầu đất hiếm toàn thế giới, trong khi chỉ sở hữu 30% trữ lượng toàn cầu là phi thực tế.
    Mỹ và châu Âu tỏ ra không chút an tâm với lời tuyên bố trấn an của Bộ Thương mại Trung Quốc. Báo Mỹ New York Times dẫn lời ba quan chức công nghiệp Mỹ cho biết hải quan Trung Quốc trong thực tế đã áp dụng các biện pháp mới để ngăn chặn xuất khẩu đất hiếm vào sáng 18-10, chỉ vài giờ sau khi Washington tuyên bố sẽ điều tra nghi án Bắc Kinh trợ giá cho sản phẩm nhiên liệu sạch xuất khẩu và hạn chế nguyên liệu sạch nhập khẩu. Một đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington xác nhận thông tin này nhưng nhấn mạnh Trung Quốc “không vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và không dùng đất hiếm làm vũ khí chính trị”. Tương tự như trước đó, Bắc Kinh cũng không hề thừa nhận đã ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật.
    Theo tin DPA, các doanh nghiệp Đức cũng lên tiếng báo động lượng đất hiếm nhập khẩu từ Trung Quốc đang giảm mạnh. Liên đoàn Công nghiệp Đức (FGI) cho biết trên thực tế xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc sang các nước đã giảm tới 40% trong vòng 10 tháng qua. Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Brüderle mô tả chính sách của Trung Quốc là “hành vi không thân thiện”. Mỗi năm, Đức nhập 3.000-5.000 tấn đất hiếm, chủ yếu từ Trung Quốc.
    New York Times dẫn lời một số nhà quan sát phương Tây bình luận có vẻ như Trung Quốc đang muốn sử dụng thế mạnh của mình để giải quyết các tranh chấp thương mại với phương Tây. “Nếu Trung Quốc quả thực giảm 30% xuất khẩu đất hiếm, các nhà sản xuất trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn. Một số sẽ phải quay trở lại với các công nghệ cũ cho đến khi tìm ra nguồn cung đất hiếm mới”. Tuy nhiên cũng có nhiều người cho rằng Trung Quốc đơn giản chỉ muốn đảm bảo nhu cầu nội địa.
    HIẾU TRUNG
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/The-gioi/Cau-chuyen-cuoi-tuan/408333/Cuoc-chien-nguyen-lieu-dat-hiem.html

    Cuộc chiến nguyên liệu đất hiếm
    TTCT - Trung Quốc đang dùng lợi thế nhà cung cấp độc quyền đất hiếm làm thứ vũ khí không chỉ trên sân chơi mậu dịch mà còn ở vũ đài chính trị, khi nó được áp dụng không chỉ với Nhật mà còn với Mỹ và châu Âu.
    >> Đất hiếm trở thành vũ khí
    >> Nhật - Việt sẽ ký thỏa thuận khai thác đất hiếm
    >> Nhật ủng hộ doanh nghiệp tìm nguồn cung đất hiếm ở Việt Nam

    [​IMG]Mỏ Mountain Pass (California) chuẩn bị mở cửa tái hoạt động - Ảnh: New York Times

    Tờ Asahi Shimbun cho biết chỉ hai trong 30 nhà nhập khẩu Nhật nhận được các chuyến hàng đất hiếm từ Trung Quốc kể từ tháng 9-2010 (tính đến ngày 22-10-2010). Các công ty Trung Quốc thậm chí muốn chấm dứt hợp đồng với Nhật để bán hàng cho nước khác.
    “Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm”!
    Cuộc chiến đất hiếm bắt đầu được hâm nóng với khả năng Mỹ và Nhật cùng kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tội lợi dụng ưu thế độc quyền. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình ngày 26-9-2010, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh nói rằng Trung Quốc vẫn tuân thủ luật WTO, và việc giới doanh nghiệp xuất khẩu đất hiếm nước mình ngưng bán cho ai là “chuyện riêng” của họ, dù không thể giải thích tại sao ngay trong ngày hôm đó, 32 nhà xuất khẩu đất hiếm (trong đó có mười doanh nghiệp nước ngoài) tại Trung Quốc đồng loạt ngưng giao hàng cho Nhật từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị liên quan việc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư.
    Trong phỏng vấn, ông Trần Đức Minh cũng không giải thích tại sao từ năm 2006 đến nay Trung Quốc liên tục giảm dần quota xuất khẩu đất hiếm, đồng thời áp thuế xuất khẩu cao đối với nhà xuất khẩu. Cụ thể, theo Bloomberg (16-10-2010), Trung Quốc đã cắt quota xuất khẩu đất hiếm đến 72%, đồng thời giảm nhịp độ khai thác (hạn ngạch xuất khẩu cho sáu tháng cuối năm 2010 chỉ còn 7.976 tấn so với 22.283 tấn nửa đầu năm, và so với 28.417 tấn nửa cuối năm 2009).
    Trung Quốc hiện kiểm soát 37% nguồn dự trữ đất hiếm - nhiều nhất thế giới, so với 15% của Mỹ - nước từng sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới vào thập niên 1980; đồng thời Trung Quốc cũng chiếm 97% sản lượng khai thác đất hiếm. Không dùng đất hiếm như một thứ vũ khí thì Trung Quốc cũng dùng ưu thế trên như một “công cụ chiến lược” hoặc “lá bài mặc cả ngoại giao”.
    “Át chủ bài” đất hiếm được tung ra để dằn mặt Nhật là sự kiện rõ nhất mới đây (khiến Nhật điêu đứng vì nhập đến 97% đất hiếm từ Trung Quốc). Năm 2009, Trung Quốc còn “hù” thế giới khi dọa ngưng xuất khẩu 5 trong 17 loại đất hiếm. Tháng 9-2010, trong bài báo không đề tên tác giả trên China Business Times, người viết đã “thẳng thắn” nói rằng đất hiếm là “lá bài cực mạnh mà Trung Quốc có thể dùng trong các cuộc đàm phán tương lai với thế giới” (The Epoch Times 21-10-2010). Thật ra điều này từng được hình dung cách đây gần hai thập niên khi ông Đặng Tiểu Bình nói rằng “Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm!”.
    Vũ khí đất hiếm lợi hại như thế nào? Là 17 nguyên tố nằm trên vỏ Trái đất (*), đất hiếm hiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Chúng có mặt trong những chiếc iPhone, ổ cứng máy tính, tivi màn hình phẳng, đèn tiết kiệm năng lượng, laptop, thiết bị không gian, cáp quang, hạt nhân, thiết bị công nghệ xanh (trong mỗi tuôcbin gió kỹ thuật cao có đến 300kg nguyên liệu đất hiếm)... Chúng còn được dùng trong công nghiệp vũ khí (trong báo cáo tung ra trung tuần tháng 4-2010, Phòng kiểm toán Chính phủ Mỹ cho biết nhiều thiết bị phần cứng quân sự của Mỹ, trong đó có hệ thống điều khiển xe tăng M1A2 Abrams, cánh quạt điều khiển của bom thông minh, rađa Aegis Spy-1 của hải quân, vệ tinh, thiết bị nhìn đêm... đều lệ thuộc vào đất hiếm nhập từ Trung Quốc).
    Mỗi năm, khoảng 130.000 tấn đất hiếm được sản xuất khắp thế giới và nhu cầu ngày càng tăng (có thể lên đến 200.000 tấn/năm, bắt đầu từ năm 2014 - theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ). Sự khống chế nguồn xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc bắt đầu khiến giá tăng vọt, lên trung bình 300% chỉ từ tháng 1 đến tháng 8-2010, giá mỗi loại đất hiếm tăng từ 22-720% (Seeking Alpha 10-10-2010). Cụ thể, giá cerium oxide tăng từ khoảng 4,7 USD/kg ngày 20-4 lên 36 USD/kg ngày 19-10-2010; neodymium (dùng trong nam châm) tăng từ khoảng 41 USD/kg vào tháng 4 lên 46,5 USD/kg vào tháng 7 rồi 92 USD/kg vào tháng 10-2010 (Bloomberg 21-10-2010).

    [​IMG]Tính đến trung tuần tháng 10-2010, Trung Quốc tiếp tục chặn các chuyến hàng neodymium cùng nhiều loại đất hiếm khác đến Nhật - Ảnh: New York Times

    Thế giới đối phó
    Tháng 4-2010, dân biểu Dân chủ Ike Skelton, chủ tịch Ủy ban quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết quốc hội sẽ xem xét nghiêm túc mức độ lệ thuộc đất hiếm nhập khẩu của công nghiệp quân sự Mỹ. Trước đó một tháng, dân biểu Cộng hòa Mike Coffman đưa ra dự luật nhằm tạo ra kho dự trữ an ninh quốc gia cho nguyên liệu đất hiếm cùng chính sách hỗ trợ các công ty Mỹ muốn khai thác đất hiếm. Một nhóm 20 thượng nghị sĩ với sự dẫn đầu của nghị sĩ Lisa Murkowski (Cộng hòa) và Evan Bayh (Dân chủ) thậm chí còn trình “tâm thư” cho Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu với nội dung yêu cầu bộ này hỗ trợ tối đa cho công nghiệp đất hiếm Mỹ (E&ENews PM 19-7-2010).
    Mỹ đã rút ra bài học cay đắng khi bỏ rơi công nghiệp khai thác đất hiếm vào thập niên 1990, bắt đầu từ những quan ngại ảnh hưởng môi trường. Năm 2002, mỏ đất hiếm tại Mountain Pass (California) do Molycorp Minerals LLC làm chủ đóng cửa sau khi xảy ra vụ rò rỉ ống dẫn làm thoát nguồn nước phóng xạ vào sa mạc gần đó, khiến giới chức địa phương hoãn việc cấp mới giấy phép hoạt động. Một số kỹ sư Molycorp ngay sau đó đã được Trung Quốc thuê giúp họ!
    Năm 2005, công ty khai thác dầu nhà nước Trung Quốc CNOOC cố mua khu mỏ Mountain Pass khi họ lên kế hoạch mua công ty dầu Mỹ Unocal (lúc đó sở hữu Molycorp) nhưng Quốc hội Mỹ kịp thời ngăn chặn. Mark A. Smith - viên chức điều hành lâu năm tại Molycorp - kể thêm rằng sau khi Chevron mua Unocal, một số công ty Trung Quốc vẫn “bền gan” móc nối giới chức Chevron với ý định mua Mountain Pass. Cuối cùng, một nhóm công ty tư nhân (trong đó có Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs) cùng Mark A. Smith mua Molycorp từ Chevron năm 2008.
    Động thái từ giới nghị sĩ Mỹ cho thấy sự phong tỏa một phần mang tính “công cụ răn đe” của Trung Quốc đang được đáp trả bằng chiến lược giảm thiểu lệ thuộc nguồn đất hiếm vào họ. Chẳng riêng Mỹ, nhiều nước cũng bắt đầu tìm nguyên liệu đất hiếm ngoài Trung Quốc. Molycorp - hiện là nhà sản xuất đất hiếm duy nhất tại Mỹ - đang chuẩn bị loạt chương trình khai thác quy mô có thể tung ra 20.000 tấn đất hiếm vào năm 2012 so với 2.000 tấn hiện tại. Great Western Minerals Group của Canada cũng đã được cấp giấy phép khai thác đất hiếm tại mỏ Steenkampskraal (Nam Phi), Lynas Corp của Úc đang xây một nhà máy xử lý đất hiếm thô tại Malaysia, trong khi Glencore International AG (Thụy Sĩ) hợp tác với Wings Enterprises (Mỹ) khai thác mỏ đất hiếm tại Pea Ridge thuộc bang Missouri... (Wall Street Journal 21-10-2010).
    Ngày 2-10-2010, trong cuộc gặp tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Naoto Kan và Thủ tướng Mông Cổ Sukhbaatar Batbold cũng thỏa thuận dự án khai thác đất hiếm tại Mông Cổ. Hàn Quốc cho biết họ cũng bắt đầu tìm nguồn cung cấp khác thay vì từ Trung Quốc như hiện nay (65%). Bản thân một số công ty lớn có kế hoạch tự xoay xở, như trường hợp Sumitomo Corp (Nhật) hợp tác với công ty hạt nhân nhà nước Kazakhstan (e.nikkei.com 30-9-2010)... Tại Đức, trung tuần tháng 10-2010, Thủ tướng Angela Merkel nói rằng đã đến lúc “cần thiết cấp thời” để đầu tư mạnh việc khai thác đất hiếm tại Đông Âu và Trung Á nhằm đối phó sự bành trướng mưu đồ độc quyền từ Trung Quốc (Bloomberg 21-10-2010).
    Ngoài mỏ Mountain Pass, Mỹ còn có mỏ Lemhi Pass cùng Diamond Creek ở Bắc Idaho và mỏ Bokan ở Nam Alaska... mà gần đây được xác định có trữ lượng đáng kể, từ hệ thống dò tìm của Tập đoàn hàng không Boeing hợp tác với Công ty U.S. Rare Earths Inc. Vấn đề ở chỗ, liệu thế giới có thể nói lời chia tay vĩnh viễn với đất hiếm Trung Quốc?
    Đất hiếm thật ra không hiếm, nhưng sở dĩ chúng “hiếm” vì công nghệ khai thác và xử lý thường đắt, thậm chí nguy hiểm bởi yếu tố rủi ro cao đối với khả năng gây tổn hại môi trường (quặng đất hiếm thường xuất hiện gần trầm tích các chất phóng xạ chẳng hạn thorium hoặc uranium). Do vậy, phương Tây lâu nay “nhường sân” khai thác đất hiếm cho Trung Quốc. Phí nhân công thấp và luật môi trường thuộc hàng lỏng lẻo nhất thế giới là “ưu thế” số một của công nghiệp khai thác đất hiếm Trung Quốc mà chẳng đối thủ nào địch lại.

    [​IMG]Doanh số các loại oxide đất hiếm, chẳng hạn didymium oxide hiện tăng hơn 10%/năm - Ảnh: New York Times


    5 loại đất hiếm hàng đầu hiện nay
    1. Erbium: nguyên liệu chủ lực trong cáp quang viễn thông (giá hiện tại khoảng 700 USD/kg); 2. Europium: dùng trong công nghệ in tiền euro giúp chống tiền giả cũng như công nghệ màn hình LED; 3. Neodymium: dùng phổ biến trong nam châm cho micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính...; 4. Cerium: thường được chuyển thành cerium oxide để làm chất đánh bóng kính và chất bán dẫn; 5. Lanthanum: nguyên liệu cần thiết cho công nghệ siêu dẫn (một motor của chiếc Toyota Prius có 1kg neodymium và mỗi cục pin của nó chứa 10-15kg lanthanum).
    (Nguồn: Christian Science Monitor
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2010/11/3ba225a4/

    Đất hiếm có ý nghĩa như thế nào với con người

    Với 17 nguyên tố quý giá, quặng đất hiếm có vai trò ngày càng lớn đối với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới.
    > Việt Nam và Nhật Bản hợp tác khai thác đất hiếm


    [​IMG]Một mẩu quặng đất hiếm. Ảnh: gallaries.com.
    Quặng đất hiếm chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố đầu tiên trong đất hiếm được phát hiện vào năm 1787. Đa số chúng được dùng trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng. Người ta dùng 17 nguyên tố trong đất hiếm để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ.
    Ngoài ra đất hiếm còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Báo The Christian Science Monitor cho biết, trong những năm đầu thập niên 40, đất hiếm là thứ mà rất ít người biết. Nhưng sau khi Frank Spedding, một nhà hóa học người Mỹ, tìm ra cách phân tách và tinh chế từng nguyên tố thì giới khoa học mới chú ý tới nó. Những tác dụng của đất hiếm bắt đầu được khám phá trong thập niên 60.
    Mặc dù được gọi là đất hiếm, song trên thực tế những nguyên tố trong đất hiếm khá sẵn trong tự nhiên. Mức độ phổ biến của chúng tương đương với mạ kền hay thiếc. Thế nhưng chúng không phải là những thứ dễ khai thác và chiết tách.
    Các mỏ đất hiếm tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ nhận định tổng trữ lượng đất hiếm trên toàn cầu lên tới 99 triệu tấn, trong đó Trung Quốc có 36 triệu tấn và Mỹ có 13 triệu tấn.
    17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn.
    Một số nguyên tố trong đất hiếm được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ hơn song mạnh hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm).
    Mỹ và một số nước là nguồn cung cấp đất hiếm chủ yếu trong 50 năm qua. Nhưng nhờ chi phí lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở thành nước bán đất hiếm với giá thấp nhất trên thế giới.
    Cục Địa chất Mỹ khẳng định những mỏ đất hiếm chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai. Tuy nhiên, giới khoa học không dám chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không. Theo Cục Địa chất Mỹ, nguồn cung đất hiếm sẽ thấp hơn cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5 năm tới.
    Minh Long
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Nói với các bác 1 ý như thế này > năm 1968 - 1972 Mỹ mang mấy cái tàu sân bay chạy năng lượng nguyên tử vào Biển Đông với hàng loạt máy bay tân tiến nhất + máy bay từ Thái Lan + vũ khí khủng > tấn công Bắc VN > Lúc đó đa số là người già , phụ nữ , trẻ em.... vậy mà cũng bị VN đánh cho tơi tả ![:p][:p][:p][:p][:p][:p]
    Khựa bẩn bây giờ đã diều khiển được tàu sân bay chưa ? Có hiện đại bằng Mẽo lúc đó không ? Tóm lại là Khựa bẩn tuổi gì mà dám chơi với VN ???[r24)][r24)][r24)]
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110421/trung-quoc-phat-hien-gia-do-doc.aspx

    Trung Quốc phát hiện giá đỗ độc
    21/04/2011 1:53
    Cảnh sát Trung Quốc vừa bắt giữ 8 nghi can và tịch thu 25 tấn giá đỗ nhiễm hóa chất độc hại có thể gây ung thư tại 6 cơ sở sản xuất ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.
    Tân Hoa xã dẫn kết quả kiểm tra ban đầu cho hay số giá đỗ nói trên chứa nhiều chất phụ gia nguy hiểm bị cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm. Một chuyên gia giấu tên thuộc Ủy ban Nông nghiệp Thẩm Dương cho biết: “Chúng tôi tìm thấy ít nhất 4 loại phụ gia, trong đó có nitrit natri, urê và enrofloxacin”. Chất nitrit natri khi phản ứng với axit trong dạ dày sẽ trở thành một chất gây ung thư. Một nghi can khai nhiều nhà sản xuất dùng chất phụ gia để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của giá đỗ, làm chúng trông hấp dẫn hơn và có thể kiếm lời gấp đôi. Theo cảnh sát Thẩm Dương, giá đỗ độc chiếm khoảng 1/3 lượng giá trên thị trường thành phố.
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://cafef.vn/20110528084323395CA39/trung-quoc-de-xuat-19-lo-khai-thac-dau-o-bien-dong.chn

    Trung Quốc đề xuất 19 lô khai thác dầu ở Biển Đông










    [​IMG]
    Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông.
    Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi lớn nhất nước này đã đưa ra 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông.

    Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
    Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC.
    Theo ông Vương Dĩ Lâm, Chủ tịch CNOOC, tập đoàn này coi việc cung cấp giàn khoan khổng lồ là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc. CNOOC cho hay, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.
    Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở.
    Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới.
    Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.
    Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

    Các khu vực thuộc 19 lô này được cho là có khả năng phát triển dầu và khí tự nhiên trải rộng trên 52.006 km vuông. Năm ngoái, CNOOC đã đưa ra một đề xuất tương tự với 13 lô hợp tác khai thác ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 2, một thông tin do đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) cho hay, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Trong số này, CNOOC dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác ở Biển Đông trong tương lai gần”, giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa nói trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của công ty năm 2011.
    Hôm 24/5, Tân Hoa xã đưa tin, tại Thượng Hải, một giàn khoan dầu khổng lồ hoạt động ở vùng nước sâu 3.000m đã được bàn giao cho CNOOC.
    Theo ông Vương Dĩ Lâm, Chủ tịch CNOOC, tập đoàn này coi việc cung cấp giàn khoan khổng lồ là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc. CNOOC cho hay, giàn khoan sẽ được lắp đặt trong vùng biển của Biển Đông và bắt đầu thăm dò dầu khí vào tháng 7.
    Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Đây là một hình thể biển lớn nhất sau năm đại dương. Các đảo ở Biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo. Rất nhiều trong số này là các đảo chìm, đảo đá không có người ở.
    Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới.
    Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 19/4 đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh.
    Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

    Theo Thái An
    Vietnamnet
  10. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118


    Bạch Đằng Giang

    tác giả: Lưu Hữu Phước
    Bạch Đằng Giang sông hùng dũng
    Của nòi giống Tiên Rồng
    Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung
    Trên trời xanh muôn sắc đua chen bóng ô
    Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô
    Hàng cây cao soi bóng, gió cuốn muôn ngàn lau
    Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao
    Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
    Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
    Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân
    Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần
    Dòng nước trắng xoá dưới trời quang đãng
    Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
    Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
    Đằng Giang vẫn sáng.. để cho nòi giống soi chung
    lời 2
    Đây Bạch Đằng Giang
    Sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng
    Giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung.
    Trên dòng sông muôn bóng cờ trong chí ta
    Biết mấy thành tích, biết mấy chiến công đã qua
    Kìa quân Ngô Tiên Trí, giết hết quân sài lang
    Kìa quân Trần Quốc Tuấn, đánh thắng quân Thoát Hoan
    Nay đã bao lâu còn đâu nữa rồi
    Thời gian qua đã bôi mờ trong đêm tối
    Người nay có hay: Đã vì chúng ta,
    Người hùng anh xưa, giữ nước non nhà
    Hồn nước vẫn sống với trời non nước
    Ngày nay ta noi khắp gương anh hùng
    Dù khó thấy mấy quyết cùng nhau bước
    Làm cho gió biết cháu con nòi giống tiên long

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-




Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này