Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4678 người đang online, trong đó có 357 thành viên. 22:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10232 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/tu-lieu/2011/05/tim-hieu-luc-luong-hai-giam-cua-trung-quoc/

    Tìm hiểu lực lượng Hải giám của Trung Quốc

    [​IMG]Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: thejakartaglobe.
    Trung Quốc đang mở rộng quy mô hoạt động của cơ quan Giám sát hàng hải. Đây là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan đến bờ biển ở nước này.

    Theo Strategy Pages, một trang tin chuyên về quân sự, các cơ quan hành pháp biển của Trung Quốc gồm: Tuần duyên - lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban an toàn hàng hải - chịu trách nhiệm tìm kiếm và giải cứu ven biển; Ngư chính - quản lý các hoạt động đánh cá; Hải quan - giám sát ngăn chặn buôn lậu; và Hải giám. Hải giám chính là cơ quan có ba con tàu đã quấy rối hoạt động của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam hôm 26/5.
    Hải giám (Marine Surveillance) là tổ chức được thành lập mới đây nhất, năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục Hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Hải giám cũng là cơ quan thực thi luật môi trường của Trung Quốc tại các vùng duyên hải.
    Theo trang tin trên, chương trình mở rộng lực lượng của Hải giám sẽ tăng quân số từ 9.000 lên 10.000 người, mua thêm 36 tàu tuần tra. Cơ quan này hiện có 300 tàu và 10 máy bay. Ngoài ra, Hải giám cũng thu thập và điều phối dữ liệu từ các hoạt động của tổ chức tại 10 thành phố lớn và 170 đơn vị hành chính khác ở vùng vùng duyên hải.
    Chương trình tăng cường lực lượng của Hải giám Trung Quốc chủ yếu nhằm vào nơi mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ. Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế là khu vực 200 hải lý tính từ đất liền.
    Hiện nay trên Biển Đông, Trung Quốc có các tuyên bố đơn phương về chủ quyền và các quyền liên quan mà không được các nước láng giềng công nhận.
    Trung Quốc đã cử các tàu thuộc lực lượng Ngư chính và Hải giám hoạt động ở Biển Đông trong thời gian qua. Hôm 26/5, tàu hải giám của nước này đã cố tình cắt dây cáp của một tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Hà Nội ngay lập tức gửi công hàm phản đối, yêu cầu không để tái diễn các vi phạm, và đòi bổi thường thiệt hại cho Việt Nam trong sự việc này.
    Anh Minh
    Theo dòng sự kiện:Việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (27/05)Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải Việt Nam (27/05)Phản đối Trung Quốc phủ sóng điện thoại ở Trường Sa (20/05)Tàu ngư chính Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam (13/05)VN khẳng định với LHQ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa (06/05)Mở rộng tuyên truyền công khai về chủ quyền biển Đông (26/04)
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20110530104016501p0c1013/phep-thu-cua-trung-quoc-va-giai-phap-cua-chung-ta.htm

    VỤ TRUNG QUỐC XÂM PHẠM VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
    Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của chúng ta
    Trong suốt những năm qua, các con tàu ngư chính của Trung Quốc đã liên tục bắt giữ, đánh đập và đòi tiền chuộc đối với ngư dân Việt Nam tại các vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa.
    Nhưng với sự kiện ngày 26-5-2011, Trung Quốc đã leo thang từ bắt giữ các tàu thuyền ngư nghiệp của Việt Nam tại các vùng nước xa bờ đến tấn công tàu khảo sát địa chấn trong chính vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam!
    Vào ngày 26-5, Trung Quốc đã ngang nhiên tấn công tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam (12 độ 48’25” vĩ bắc, 111 độ 26’48” kinh đông), trong vòng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, tức hoàn toàn không dính dáng gì đến các tranh chấp ngoài xa hơn là Hoàng Sa và Trường Sa.
    Sự kiện này diễn ra ngay sau chuyến thăm các nước Singapore, Indonesia và Philippines (từ 15-5-2011) của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt. Trước đó, ngay trước chuyến thăm Mỹ của Tham mưu trưởng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức (16-5-2011), Trung Quốc cũng đã đơn phương ban bố lệnh cấm đánh bắt cá trong biển Đông có hiệu lực từ 16-5-2011 đến 1-8-2011, trên vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền…
    Những tín hiệu phát đi từ phía Trung Quốc
    Thái độ ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những gì mà chính phủ Trung Quốc đã cùng ký kết và cam kết tại các hội nghị từ trước đến nay, bất chấp văn minh ứng xử của cộng đồng các quốc gia văn hiến, cho thấy một số tín hiệu phát đi của các giới làm chính sách của Trung Quốc.
    Thứ nhất, giới quân đội có tinh thần dân tộc cực đoan Trung Quốc đang cố chứng tỏ với ASEAN và cộng đồng thế giới rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng phủ nhận các văn bản mà chính mình đã ký kết và kiên trì cách tiến xuống vùng biển Đông bằng chính sách vừa lấn vừa đàm. Những sự kiện nêu trên cho thấy các văn bản ký kết với các nước ASEAN có ít giá trị ràng buộc.
    [​IMG]
    Khu vực tàu Bình Minh 02 của Việt Nam (dấu O ) bị cắt cáp nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Chính sách tàm thực (tằm ăn dâu), vừa lấn vừa đàm, tuyên bố trước, hù dọa kèm và giành giật sau, đã được Trung Quốc thực hiện lâu dài từ nhiều năm. Từ giai đoạn sử liệu Trung Quốc nhìn nhận cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam cho đến lúc tuyên bố mập mờ cả vùng chữ U là “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đã tiến xa, tiến sâu ngay trước sự chứng kiến của ASEAN và thế giới.
    Thứ nhì, Trung Quốc đang tiến đến cô lập và uy hiếp Việt Nam hơn nữa sau chuyến thăm Mỹ và ASEAN của giới quân sự nước này, bất chấp những động thái ôn hòa hơn của giới ngoại giao; đồng thời phát một tín hiệu đến Việt Nam và các nước ASEAN khác rằng họ đang tìm cách vừa làm thân với Mỹ và các cường quốc có lợi ích quốc gia về hàng hải tại khu vực, vừa cách ly Việt Nam với các quốc gia ASEAN. Thậm chí thái độ này của Trung Quốc còn là một nước cờ nhằm làm cho ASEAN bán tín bán nghi liệu họ đã thỏa thuận được với Mỹ và cho Việt Nam phỏng đoán liệu Trung Quốc đang mặc cả với Singapore, Philippines và Indonesia và cả Mỹ trên lưng Việt Nam.
    Thứ ba, Trung Quốc đang làm phép thử đối với đường chữ U (đường lưỡi bò). Nếu gặp phải sự phản ứng kiên quyết của Việt Nam và của ASEAN thì họ sẽ tính toán khác. Nếu Việt Nam im lặng và ASEAN giữ thái độ đứng ngoài, Trung Quốc sẽ đương nhiên ghi điểm và sự việc ngày 26-5-2011 sẽ có thể được tô vẽ thành một sự kiện bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc như sự kiện Lý Chuẩn ra Hoàng Sa năm 1909 và sự kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974.
    Thứ tư, Trung Quốc đang chuyển hướng lưu ý của dư luận ra bên ngoài nhằm hạ nhiệt dư luận đối với các khó khăn xã hội trong nước. Các cuộc đình công của giới xe tải tại Thượng Hải vào cuối tháng 4-2010 và các cuộc đánh bom tại Giang Tây trong tuần vừa qua đã nói lên phần nào lý do của thái độ gây hấn của Trung Quốc vừa qua.
    [​IMG]
    Tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
    Thứ năm, tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu về biển của Trung Quốc được sự tài trợ của chính phủ đã liên tiếp cho ra nhiều sách và xuất bản phẩm đưa thông tin sai lệch về chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và lần này họ cũng đang tạo một tiền đề cho các học giả Trung Quốc “bảo vệ” hành động của các tàu hải giám, để dành cho những ngụy biện về sau.
    Thứ sáu, Trung Quốc dùng sự kiện này để răn đe các nước khác có tranh chấp với Trung Quốc như Nhật, nước hiện đang có kế hoạch triển khai quân ra đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
    Chúng ta cần có những giải pháp tổng thể
    Trước những động thái vừa được phân tích trên, những nhà làm chính sách và nhân dân Việt Nam chúng ta cần làm gì?
    Đầu tiên chúng ta cần có những phản ứng về ngoại giao ở cấp cao nhất tầm quốc tế (Liên Hiệp Quốc) và quyết liệt như gửi kháng thư, yêu cầu bồi thường và thông tin kịp thời đến cho các giới kinh doanh, các hộ ngư dân làm thủy sản, các giàn khoan ngoài khơi để tránh bị động nếu giới quân sự của Trung Quốc lại leo thang xâm lấn. Việc minh bạch các thông tin này cũng là để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trước thái độ hung hăng này.
    Cần nhanh chóng xúc tiến xây dựng và ban hành Luật Biển Việt Nam để có cơ sở bảo vệ ngư dân, lãnh hải trong khuôn khổ luật quốc tế và các cam kết đối với khu vực.
    Chúng ta cần luôn luôn tận dụng chữ ký của Trung Quốc tại Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) và tại Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC 2002) cũng như có những biện pháp để ASEAN có ý kiến, vì đây là một vi phạm nghiêm trọng đến thể diện, lợi ích và những cam kết hòa bình mà ASEAN đã theo đuổi.
    Chúng ta cũng cần có cách thức tác động đến nhân dân Trung Quốc là những giới bị thiếu thông tin trong vấn đề biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa - họ đang ngày càng xa rời sự thật khách quan khi nhận nhiều thông tin có tính dân tộc cực đoan và bóp méo hiện trạng cũng như lịch sử từ giới quân sự.
    Nhân dân Việt Nam cũng cần lên tiếng từ các hội đoàn, người Việt ở cả trong nước và ở nước ngoài. Đây cũng là lúc mà sự đoàn kết trong và ngoài nước sẽ có giá trị lớn để vượt qua khủng hoảng. Người Việt sẽ tiếp tục sử dụng những cách thức ôn hòa và văn minh để vượt qua thách thức này của đất nước.
    Sau cùng, ngoài việc bảo vệ đất nước bằng ngoại giao, chúng ta có lẽ cũng cần tính đến việc buộc phải sử dụng cách thức bất khả kháng, khi có những tình huống xấu hơn nữa, mà không rơi vào tình thế bị động. Hành động xâm lấn không phải chỉ có thể xảy ra ở bờ biển nước nhà, khi người láng giềng lại tiếp tục leo thang với những hành động không thể biện minh được như vừa qua.
    Tóm lại, sự việc 26-5-2011 nghiêm trọng ở chỗ sự xâm lấn ngày càng sâu dần vào lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam, thách thức và thăm dò lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam. Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam.
    NHÓM TÁC GIẢ (*)
    (*): Lê Vĩnh Trương - Nguyễn Đức Hùng - Dư Văn Toán - Nguyễn Trọng Bình - Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu biển Đông)
    Dồn lực cho an ninh hàng hải
    Việc tàu Trung Quốc cắt dây cáp, phá rối Petro Vietnam, đặt lại vấn đề quản lý và bảo tồn hải dương, chứng tỏ việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam còn nhiều bất cập. Chức năng của các bộ ngành liên quan như bảo hiểm, an toàn giao thông hàng hải, cảnh sát biển cần phải được rà soát lại. Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi tính đến chuyện hợp tác làm ăn với các đối tác nước ngoài vì vấn đề an ninh hàng hải không được bảo đảm. Nếu cần thiết nên có một lực lượng tuần duyên đa ngành (hàng hải, biên phòng, tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó tràn dầu, ban biên giới) cùng triển khai với cảnh sát biển được trang bị hiện đại với máy bay lên thẳng và khi cần có cả không lực và chiến đấu cơ để có sức mạnh răn đe trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
    Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tài trợ các hoạt động nghiên cứu biển Đông ở các trường ĐH và viện nghiên cứu ở Việt Nam một cách cụ thể. Việc nghiên cứu về biển Đông sẽ cho chúng ta xây dựng được tư liệu và cơ sở pháp lý cho vấn đề tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông để phản biện lại những lý luận của Trung Quốc.




  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://nld.com.vn/20110531120429282p0c1002/chu-quyen-quoc-gia-la-toi-thuong.htm

    Chủ quyền quốc gia là tối thượng

    Thứ Ba, 31/05/2011 00:19
    Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Bộ *******, khẳng định như vậy trước hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu Trung Quốc

    - Phóng viên: Ông nhìn nhận thế nào trước việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam?


    [​IMG]
    - Ông Lê Văn Cương
    : Phải khẳng định đây là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Việc làm này vi phạm thô bạo Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình mà Trung Quốc là một trong những nước khởi xướng, vi phạm Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết, Tuyên bố về ứng xử biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 1982, vi phạm những cam kết quốc tế được công nhận rộng rãi khác mà Trung Quốc đã ký kết và công nhận.

    - Việc làm của Trung Quốc có phải thể hiện tham vọng của họ ở biển Đông?

    - Không những có tham vọng bành trướng mà còn ngang ngược và trắng trợn. Tàu hải giám Trung Quốc đã có những hành động “quan phương” chứ không phải là “phi quan phương” vì đây chính là những tàu quân sự của Trung Quốc được cải hoán chứ không phải tàu bình thường. Việc làm này đi ngược lại những cam kết trước đây của Trung Quốc. Mới cách đây 6 tháng, tháng 10-2010, Thủ tướng Trung Quốc đã có điện gửi những người đồng nhiệm ASEAN cam kết “Trung Quốc muốn tạo dựng một vùng biển hòa bình và hợp tác”.

    - Trước phản ứng của phía Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho rằng “Việt Nam đã tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển do Trung Quốc quản lý, làm tổn hại lợi ích và quyền quản lý của Trung Quốc ở “Nam Hải”, đi ngược lại nhận thức chung của hai nước về vấn đề biển Đông”. Ông nhận xét gì về phát biểu này?

    - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tỏ ra mâu thuẫn trong những phát ngôn của mình. Ngày 21-10-2010, tại Côn Minh, trong cuộc họp vòng 5 nhóm công tác về tình hình biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN, chính bà Khương Du đã công khai tuyên bố Trung Quốc luôn coi trọng cao độ, thực hiện nghiêm túc các cam kết nhằm tăng cường lòng tin chính trị, tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp, cùng nhau giữ gìn hòa bình ổn định ở biển Đông. Điều đó cho thấy Trung Quốc đã “nói một đằng, làm một nẻo”.

    [​IMG]
    Bộ đội Trường Sa sẵn sàng bảo vệ vùng biển của Tổ quốc. Ảnh: THẾ DŨNG

    - Sau phản ứng của phía Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì để thế giới hiểu thêm về hành động ngang ngược của Trung Quốc?

    - Những tuyên bố của ta là đúng lúc, thiết thực nhưng chưa đủ. Chủ quyền quốc gia là tối thượng của một dân tộc, là vĩnh cửu, là trường tồn. Không ai có quyền được mặc cả độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình cả. Theo tôi, phải nói rõ việc làm của Trung Quốc đã vi phạm gì, vi phạm đến đâu sự độc lập của chúng ta, để cho thế giới biết chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc mà là tinh thần tự tôn dân tộc.

    Theo tôi, nhân dân Trung Quốc là những người hòa hiếu, muốn quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, nhiều nhà lãnh đạo có công xây đắp mối quan hệ Việt – Trung. Vì vậy, ta phải thông báo cho người dân Trung Quốc biết về những hành động của chính phủ họ. Phải củng cố quan hệ song phương với Trung Quốc, phải cho cộng đồng quốc tế biết. Đồng thời vừa phải mở mặt trận ngoại giao vừa phải tạo sự đồng thuận ở Việt Nam để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc.

    - Nhận định của ông về diễn biến tiếp theo trên biển Đông là gì?

    - Theo tôi, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc vẫn “diễn” tiếp mấy trò như vừa qua. Việt Nam cần phải sẵn sàng ứng phó. Chúng ta không xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào nhưng ai xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta cũng đủ sức giáng trả tương xứng. Phải củng cố khối đoàn kết toàn dân, mặt trận thống nhất trên thế giới, đồng thời sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

    Thành lập trung đội dân quân biển

    Thượng tá Lê Tiến Hưng, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng, cho biết trong những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng TP cũng thường xuyên báo cáo tình hình ngư dân Việt Nam bị tàu nước ngoài tấn công ở vùng biển miền Trung lên Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng Trung ương để có biện pháp xử lý. Trước đó, ngày 23-8-2010, Bộ Chỉ huy Quân sự TP Đà Nẵng đã tổ chức công bố quyết định thành lập và ra mắt Trung đội Dân quân biển, gồm có 3 tiểu đội để bảo vệ ngư dân đánh cá trên hải phận Việt Nam.

    Bảo vệ biển và ngư dân

    Trung tá Nguyễn Văn Mỹ, Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết từ đầu năm 2011 đến nay, Hải đội 2 đã đuổi hàng chục tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc, tàu lạ xâm phạm vùng biển Quảng Nam để khai thác nguồn lợi thủy sản . Trong những ngày qua, Hải đội 2 đã điều động 2 tàu có công suất lớn tuần tra trên vùng biển Quảng Nam 24/24 giờ để bảo vệ vùng biển và ngư dân.

    T.Phương - Q.Châu



    BÍCH DIỆP thực hiện
    [Quay lại] function showListComment() { document.getElementById("sendcomment").style.display = "none"; if(document.getElementById("listcomment")!=null) document.getElementById("listcomment").style.display = ""; } function showSendComment() { if(document.getElementById("listcomment")!=null) document.getElementById("listcomment").style.display = "none"; document.getElementById("sendcomment").style.display = ""; $('#sendcomment').attr('src', "http://comment.nld.com.vn/Ajax/SendComment.aspx?NewsID=20110531120429282" ); }
    [​IMG]
    15 ý kiến


    • Nguyễn Khánh Hoàng
      31/05/2011 06:43
      Chúng ta cần kiên quyết hơn trong hành động để thể hiện quyền quốc gia là tối thượng!!! Không thể nhân nhượng mãi được vì họ luôn là kẻ "mềm nắn rắn buông"! Đã đến lúc cần phải bắt những tàu lạ đánh bắt cá trong vùng thềm lục địa của Việt nam! Tại sao ta không bắt, khi mà họ cố tình xâm nhập! Còn ta thì không xâm nhập vào lãnh hải của họ, thậm chí trong vùng biển của ta nhưng họ lại bắt??? Đúng là ngang ngược !
    • Hồ Tịnh
      31/05/2011 08:32
      Nhớ sóng Bạch Đằng Giang Nhìn Biển Đông cồn cào thương Hoàng Sa Phần đất thiêng liêng bị kẻ thù xâm chiếm Rồi Trường Sa bãi cát dài trấn biển Tàu quân thù cũng xuất hiện lăm le Ôi biển Đông thân yêu chưa một ngày lặng sóng Tàu cá ra khơi vẫn nơm nớp bóng quân thù Tổ quốc mấy ngàn năm hiên ngang sừng sững Không kẻ thù nào khuất phục được dân ta Nam Hán xưa chắc chưa quên sóng Đằng Giang Tự Cổ Huyết Do Hồng(*) - còn in dấu trời Nam Vó ngựa Nguyên Mông cũng một thời kiêu bạt Khắp Á - Âu ngang dọc xâm lăng Tràn về phía Nam chúng mang theo ảo tưởng Khuất phục dễ dàng nòi giống Rồng Tiên Có ngờ đâu Bạch Đằng Giang cuộn sóng Nhấn chìm sâu bao tham vọng điên cuồng Máu Việt Nam năm xưa đỏ thắm ở Hoàng Sa Nay Trường Sa máu Lạc Hồng lại đổ Con cháu đời đời mãi khắc cốt ghi tâm Biển Đảo phía Đông là xương thịt của nước nhà Dẫu bão tố phong ba, dẫu quân thù ngàn lần hung bạo Ta vẫn kiên cường bám giữ biển quê hương... --------- (*) Câu đối của sứ thần Giang Văn Minh thời Hậu Lê.
    • thanh Dung
      31/05/2011 09:28
      Tôi đồng ý với y kiến của tướng Cương nhưng có ý kiến sau đây, Tại sao mà cứ nói đến việc Trung Quốc xâm chiếm đất đai lãnh hải Việt Nam mà chính phủ ta lại cứ là phản đối về mặt ngoại giao, sao không làm như các nước như Philippines và Malaysia họ cũng đâu có vũ khí hiện đại đâu mà họ vẫn đưa máy bay chiến đấu cũ rích lên đuổi tàu trung quốc đấy thôi, còn ta thì chỉ là lên tiếng ngoại giao, theo tôi như vậy là chưa đủ ...
    • Tuấn
      31/05/2011 09:28
      Nhất trí cao với ý kiến của Thiếu tướng "Chúng ta không xâm phạm chủ quyền của bất cứ nước nào nhưng ai xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ta thì ta cũng đủ sức giáng trả tương xứng. Phải củng cố khối đoàn kết toàn dân, mặt trận thống nhất trên thế giới, đồng thời sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc".
    • Hồng Quân
      31/05/2011 09:29
      Trung Quốc ngày càng lạm quyền. Vụ xảy ra đối với tàu Bình Minh 02 của nước ta, một lần nữa cho thấy TQ muốn bành trướng thế lực của mình. Trong khi tàu Bình Minh thăm dò trong vùng biển của Việt Nam, vậy mà Bắc Kinh nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này. Chưa hết, trong thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ lúc nào? Tôi thấy TQ đang ngấm ngầm cho cả thế giới (đặc biệt là Mỹ) thấy sức mạnh của nước này tại khu vực Châu Á. Nhưng việc làm này, TQ là dấy lên lòng phẫn nộ cho người dân VN. ...
    • phuczin@yahoo.com
      31/05/2011 09:48
      Hãy thể hiện bản lĩnh con người Việt. Lý Thường Kiệt từng nói: Sông núi nước nam vua nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Nên cho phép ngư dân ta những công cụ bảo vệ tài sản và bản thân mình, chúng ta đã cảnh báo và nhân nhượng cho họ nhiều rồi, họ thừa thế xông lên, chúng ta hãy kiên quyết cho họ biết nước VN tuy nhỏ bé nhưng tinh thần những con người VN nhỏ bé không hề nhỏ tí nào.
    • B.N
      31/05/2011 10:05
      Tôi đề nghị Chính phủ VN hãy phát hành ngay "Trái phiếu vĩnh cửu", trái phiếu này sẽ có lãi suất hưởng lãi hàng năm bằng 0%, mệnh giá là 1 chỉ vàng 4 số 9 (nhân dân sẽ dùng vàng để mua trái phiếu này) và đặc biệt trái phiếu này có tuổi đời là mãi mãi. Số tiền thu được sẽ được dùng để mua vũ khí bảo vệ Tổ quốc. Ngày xưa, để chống lại sự xâm lược của Napoleon, Chính phủ Anh cũng đã phát hành loại trái phiếu Consol này để có tiền chống giặc ngoại xâm. Tôi không có khả năng cầm súng, nhưng tôi sẵn sàng lấy cái nhẫn cưới 1 chỉ bằng vàng của vợ chồng tôi để mua loại trái phiếu này. Hãy cho tôi cơ hội để thể hiện lòng yêu nước.
    • Trần Lê
      31/05/2011 10:30
      VN không xâm phạm lợi ích của ai nhưng nếu ai xâm phạm lợi ích của VN, chúng ta sẽ đủ sức giáng trả tương xứng.
    • Bạch Đằng-Đống Đa
      31/05/2011 15:21
      ... Tôi xin ủng hộ số tiền nhỏ mà vợ chồng tôi lao động và để dành được là 5.000.000vnd .Xin quí báo cho biết số tài khoản quĩ Bảo Vệ Tổ Quốc?
    • Quockhanh
      31/05/2011 15:23
      Đã đến lúc chúng ta thể hiện tinh thần yêu nước bằng cách góp công và của để đầu tư cho quốc phòng đủ mạnh để chống lại các hành động xâm phạm chủ quyền cũng như lãnh thổ Việt Nam. Người Việt trên toàn thế giới hãy hướng về Việt Nam thương yêu.
    • Hoàng Danh
      31/05/2011 15:23
      Quân đội phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông : Nhanh chóng triển khai kênh đóng góp xây Trường sa bằng tin nhắn để người dân thuận tiện đóng góp.
    • Chi Lăng
      31/05/2011 15:39
      Tôi rất mong nhà nước tổ chức chương trình quyên góp vì vùng biển quê hương! số tiền góp được sẽ đóng con tàu đặt tên là Tàu Đống Đa.Giao cho hải quân VN.
    • Anh Sáu
      31/05/2011 19:16
      Chúng ta hiện có khá đủ các lực lượng tuần tra trên biển để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, gồm: Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân và sắp tới đây là lực lượng Kiểm ngư. Thế nhưng, khi xảy ra sự kiện tàu hải giám TQ ngang nhiên cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh trong phạm vi thềm lục địa của VN, tôi thấy tàu Bình Minh 02 đơn độc quá khi chịu trận hàng tiếng đồng hồ trong vòng vây hung hãn của 3 tàu hải giám TQ. Lẽ ra, tại tọa độ nói trên, Hải quân và Không quân VN hoàn toàn có thể nhanh chóng xuất kích để xua đuổi tàu TQ, kịp giải vây cho tàu thăm dò Bình Minh.
    • Tiến Dũng
      31/05/2011 19:50
      Sáng nay tôi và các đồng nghiệp có đọc bài viết của Thiếu tướng và chúng tôi cho là những ý người dân đang quan tâm đều đã được nêu trong bài này . Trả lời ngắn nhưng súc tích và hàm chứa được nhiều ý . Đã đến lúc chúng ta phải tỏ rõ bản lĩnh như cha ông đã làm trong những thế kỹ trước.
    • Người Đọc Báo
      31/05/2011 20:42
      Ủng hộ ý kiến của bạn B.N.Tuy không giàu nhưng tôi cũng sẵn sàng mua trái phiếu để góp phần hiện đại hóa quốc phòng
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://f319.com/newreply.php?do=newreply&noquote=1&p=10561932

    Trung Quốc đe dọa an ninh khu vực

    Thứ Ba, 31/05/2011 00:15
    Trung Quốc đã cụ thể hóa tham vọng tiến xuống biển Đông bằng những hành động cụ thể

    Từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu nhòm ngó và tranh chấp tại biển Đông. Tuy nhiên, đến năm 1946, Trung Quốc mới thể hiện rõ “mục tiêu” bằng việc xuất bản bản đồ biển Đông và vẽ đường biên giới biển “đường lưỡi bò” trên biển Đông.

    [​IMG]
    Bộ đội Biên phòng Quảng Nam sẵn sàng bảo vệ ngư dân trên biển. Ảnh: THÚY PHƯƠNG

    Tham vọng “đường lưỡi bò”

    Đến năm 1956, Trung Quốc đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1958, tuyên bố lãnh hải Trung Quốc 12 hải lý. Năm 1974, Trung Quốc tiếp tục hành động quân sự leo thang bằng việc đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đỉnh điểm của sự leo thang và ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế là Trung Quốc đưa quân chiếm một số bãi cạn phía Tây quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam vào năm 1988.

    Chưa chịu dừng lại, đến năm 1995, Trung Quốc đưa quân chiếm bãi Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Cũng trong năm này, Trung Quốc đưa ra “chiến lược khai thác biển” với mục tiêu biến Trung Quốc thành một cường quốc về biển, có khả năng kiểm soát, khống chế và khai thác tài nguyên biển. Trung Quốc nhấn mạnh việc cần khẳng định lại lợi ích cốt lõi ở biển Đông và các vùng lân cận phù hợp với sức mạnh đang lớn dần của Trung Quốc.
    Trung Quốc đã cụ thể hóa tham vọng tiến xuống biển Đông bằng những hành động cụ thể, từ gia tăng đầu tư sức mạnh quân sự, “dọn đường” dư luận đến đấu tranh ngoại giao… Khẳng định mục tiêu lớn, Trung Quốc đã thành lập Cục Hải dương, cơ quan quản lý nhà nước về biển từ trung ương đến địa phương cấp huyện.

    Leo thang trên nhiều phương diện

    Tìm mọi cách khẳng định yêu sách “đường lưỡi bò” trên trường quốc tế, Trung Quốc liên tục hợp thức hóa đòi hỏi chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cùng với các vùng biển, thềm lục địa riêng của 2 quần đảo. Cụ thể, Trung Quốc đã ngang ngược bác bỏ hồ sơ ranh giới thềm lục địa ngoài 200 hải lý do Việt Nam và Malaysia nộp lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 5-2009 và Trung Quốc chính thức gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, kèm theo công hàm này là bản đồ biên giới biển “đường lưỡi bò”. Đồng thời, thực hiện chính sách vừa lôi kéo vừa chia rẽ các nước ASEAN. Đặc biệt, Trung Quốc liên tục tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng đối với mục tiêu tiến xuống biển Đông, nhất là không quân và hải quân; củng cố và mở rộng các vị trí chiếm đóng trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Có thể nói, việc tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tài sản, thiết bị thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã cho thấy rõ một bước mới trong chiến lược từng bước tiến xuống biển Đông của Trung Quốc và tham vọng muốn giành lấy sự công nhận của thế giới đối với yêu sách biến biển Đông thành “ao nhà” của họ.

    Không chỉ gây hấn với Việt Nam, Trung Quốc còn có các hoạt động quân sự trên thực địa và gần đây, các tàu của nước này đã liên tục có các hoạt động ngăn chặn, phá hoại việc nghiên cứu, thăm dò của các quốc gia trong khu vực như Philippines ở bãi Cỏ Rong, rồi đến Malaysia… Việc Trung Quốc liên tục có những hành động khiêu khích, ngang ngược trên biển Đông không chỉ gây ảnh hưởng và đe dọa đến an ninh, quốc phòng chiến lược quân sự, kinh tế, dân sự của Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực.

    Trung Quốc tự làm mất lòng tin...

    Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nhấn mạnh: Trước hành động ngang ngược của Trung Quốc vừa qua làm người dân Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước đều hết sức phẫn nộ. Trung Quốc hành động như vậy là hết sức tai hại cho chính họ.

    Khẳng định điều này là vì Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh hải không thể chối cãi của Việt Nam, đã được quốc tế công nhận thì mọi người dân sẽ đấu tranh đến cùng. Trung Quốc tự làm mất lòng tin của cộng đồng quốc tế và đáng bị công luận thế giới và nhân dân Việt Nam lên án.

    Thế Dũng ghi

    Dư luận trên báo nước ngoài
    Trung Quốc gia tăng gây hấn trên biển Đông


    - Ông Carl Thayer, một chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, nhận định rằng việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của tàu khảo sát Việt Nam thể hiện sự leo thang về mức độ gây hấn của Trung Quốc đối với Việt Nam. Trong khi đó, Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo rằng những va chạm trên vùng biển đang tranh chấp có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Tuy nhiên, một số chuyên gia an ninh nói một cuộc chạy đua như thế đã diễn ra. _Báo Financial Times (Anh)

    - Các vụ tranh chấp trên biển Đông có thể được bàn thảo tại một diễn đàn an ninh thường niên – gọi là Đối thoại Shangri-La, diễn ra ở Singapore từ ngày 3-6, với sự tham gia và phát biểu lần đầu tiên của một bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Tại diễn đàn này vào năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói Washington phản đối những hành động “hăm dọa” các công ty hoạt động trong những vùng biển tranh chấp. _Hãng tin Bloomberg (Mỹ)

    - Thượng nghị sĩ Philippines Miriam Defensor-Santiago tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ luôn tìm cách bắt nạt nước này và những nước khác ở khu vực Đông Nam Á trong nỗ lực kiểm soát nguồn dầu mỏ khổng lồ ở quần đảo Spratly (Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa) đang tranh chấp. Mỹ và các nước Tây Âu sẽ không cho Trung Quốc chiếm ưu thế trong việc khai thác dầu khí ở quần đảo Spratly. _Báo The Philippine Star (Philippines)

    - ASEAN và Trung Quốc vẫn đang cố gắng thương thảo về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử biển Đông với mục tiêu làm cho tất cả các bên liên quan đồng ý cùng khai thác tài nguyên ở biển Đông. Việc không xử lý tốt những cuộc tranh chấp trên biển Đông hiện nay đe dọa tác động tiêu cực đến cuộc đối đầu của Mỹ và Trung Quốc tại khu vực…_Báo The Nation và Bangkok Post (Thái Lan)


    Phương Võ tổng hợp


    Tiến sĩ luật Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ)
    [Quay lại] function showListComment() { document.getElementById("sendcomment").style.display = "none"; if(document.getElementById("listcomment")!=null) document.getElementById("listcomment").style.display = ""; } function showSendComment() { if(document.getElementById("listcomment")!=null) document.getElementById("listcomment").style.display = "none"; document.getElementById("sendcomment").style.display = ""; $('#sendcomment').attr('src', "http://comment.nld.com.vn/Ajax/SendComment.aspx?NewsID=20110530114752171" ); }
    [​IMG]
    9 ý kiến


    • trần công danh
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://nld.com.vn/20110601114120671p0c1006/cong-dong-quoc-te-chi-trich-duong-luoi-bo.htm

    Cộng đồng quốc tế chỉ trích “đường lưỡi bò”

    Thứ Năm, 02/06/2011 00:34
    Tuyên bố Jakarta nhấn mạnh: Duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực l Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực của bất kỳ bên nào ở biển Đông

    Hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở biển Đông” tại Jakarta (Indonesia) đã kết thúc chiều 31-5 với Tuyên bố Jakarta, trong đó nhấn mạnh các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng duy trì hòa bình và ổn định ở biển Đông là cần thiết cho toàn bộ khu vực, vì lợi ích chung của các nước ven biển và các nước liên quan.
    Biển Đông là vấn đề đa phương
    Các đại biểu nhất trí biển Đông là vấn đề đa phương, từ việc duy trì hòa bình, ổn định cho đến bảo đảm tự do đi lại trên biển và triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) đã được ASEAN và Trung Quốc ký tháng 10-2002. Theo TTXVN, Tuyên bố Jakarta khẳng định việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với “Đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích biển Đông là không phù hợp và đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích.
    Tuyên bố cho rằng các bên liên quan cần duy trì cam kết giải quyết tranh chấp lãnh thổ và pháp lý ở biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc, luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm và hướng tới ký kết Bộ Quy tắc về ứng xử ở biển Đông (COC).
    [​IMG]
    Đô đốc Hải quân Mỹ Robert Willard đang lo ngại về những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở biển Đông. Ảnh: GETTY IMAGES
    Cuộc hội thảo trên do Trung tâm Habibie của Indonesia và Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức với sự tham dự của hơn 150 đại biểu. Tại hội thảo, các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực đến từ Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam, Úc... đã trình bày 13 tham luận nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến biển Đông được dư luận các nước trong khu vực và quốc tế quan tâm.
    Theo báo The Jakarta Post (Indonesia), một số đại biểu đã khuyến khích ASEAN tìm kiếm sự tham gia của các đối tác khác, như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Ông Baladas Ghoshal, một học giả về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột ở New Delhi (Ấn Độ), nhận định: “Đã đến lúc ASEAN nên nghĩ về lợi ích của mình thay vì nghĩ về cảm nhận của Trung Quốc đối với hành động của họ. ASEAN có thể tìm kiếm sự tham gia của những nước như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và phát đi thông điệp đến Trung Quốc rằng họ không thể làm bất kỳ điều gì đối với ASEAN”.
    Phát biểu bế mạc hội thảo, ông A.B Mahapatra, Giám đốc CASS, khẳng định việc giải quyết các tranh chấp, xây dựng lòng tin trong bối cảnh có những sự phụ thuộc toàn cầu và xung đột phức tạp hiện nay là đòi hỏi cấp thiết; theo tinh thần đó, việc xây dựng năng lực và lòng tin ở biển Đông, cũng như thể chế hóa đối thoại về những vấn đề có khả năng gây bất đồng là sự hỗ trợ bổ sung cần thiết cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
    Đô đốc Hải quân Mỹ lo ngại
    Trong khi đó, Đô đốc Hải quân Mỹ Robert Willard đã bày tỏ sự lo ngại trước những căng thẳng nảy sinh gần đây giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở biển Đông.
    Phát biểu với các phóng viên ở Kuala Lumpur (Malaysia) hôm 1-6, ông Willard cho biết: “Trong năm 2010, cả khu vực trở nên lo lắng về nguy cơ xảy ra các vụ xung đột trên biển Đông. Tôi lo ngại mỗi khi chứng kiến những căng thẳng gia tăng và những cuộc đối đầu diễn ra ở khu vực có vai trò chiến lược và quan trọng đối với tất cả chúng ta”.
    Ông Willard khẳng định Mỹ sẽ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực này và cho rằng các bên liên quan nên giải quyết tranh chấp thông qua con đường đối thoại hòa bình.
    Ngăn chặn xung đột
    Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi hôm 31-5 cho biết Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch xúc tiến các cuộc đối thoại không chính thức đối với các nước đang tranh chấp lãnh hải ở biển Đông để giải thích về sự hiện diện của họ ở đó. Theo ông Hamidi, những cuộc đối thoại như thế rất quan trọng vì Hải quân Mỹ muốn giải thích rằng sự hiện diện của họ trong khu vực là ngăn chặn xung đột và duy trì sự ổn định.

    Hoàng Phương
    [Quay lại] function showListComment() { document.getElementById("sendcomment").style.display = "none"; if(document.getElementById("listcomment")!=null) document.getElementById("listcomment").style.display = ""; } function showSendComment() { if(document.getElementById("listcomment")!=null) document.getElementById("listcomment").style.display = "none"; document.getElementById("sendcomment").style.display = ""; $('#sendcomment').attr('src', "http://comment.nld.com.vn/Ajax/SendComment.aspx?NewsID=20110601114120671" ); }
    [​IMG]
    3 ý kiến


    • Vũ Đình Thắng
      02/06/2011 15:47

      Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải với “Đường 9 điểm” trên bản đồ (đường lưỡi bò) chiếm tới 80% diện tích biển Đông việc làm vi phạm trắng trợn Công ước quốc tế và thể hiện sự "bành trướng" của Bắc Kinh. Chúng ta hãy kêu gọi sự ủng hộ của các nước ASEAN, quốc tế và các nước khác trên thế giới trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông. Từ lâu Trung Quốc đã thể hiện ý đồ thôn tính Biển Đông và việc họ leo thang gây hấn trên biển như hiện nay đã thể hiện rõ điều này. Do đó, họ chỉ muốn "ngã giá" với từng nước có quyền lợi trên Biển Đông với họ chứ không muốn 1 nước trung gian nào khác tham gia hòa giải (như Hoa Kỳ, EU, ...).
      (...) Đồng thời, chúng ta hãy kêu gọi nhân dân đồng bào ủng hộ của cải, vật chất để tăng cường sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền của đất nước như nhiều tấm gương đã đóng góp trong 02 cuộc kháng chiến vừa qua. Đã đến lúc thể hiện sự kiên quyết chống lại bất cứ hành vi xâm phạm nào của Bắc Kinh. Chúng ta càng nhún nhường thì họ sẽ càng lấn tới. Nếu chúng ta quyết tâm, tôi nghĩ nhân dân cả nước, cùng các kiều bào sẽ sẵn lòng ủng hộ và tham gia bảo vệ từng centimet đất, vùng biển và bầu trời thiêng liêng của Tổ Quốc.

    • Thu An
      02/06/2011 16:44
      Trước đây chúng ta chỉ có "hũ gạo tiết kiệm" mà còn đánh thắng được giặc, còn bây giờ chúng ta có rất nhiều bao gạo, thùng gạo, kho gạo.... vậy chúng ta hãy cùng nhau ủng hộ lực lượng Hải quân bằng cách đóng góp sức người, sức của để hiện đại hóa lực lượng Hải quân. Chúng ta chưa có nhiều tàu lớn thì nhiều tàu nhỏ vẫn tốt hơn, lập ngay lá chắn (bằng tàu thuyền) tại khu vực mà bọn xâm lược có thể xâm nhập vào và sẳn sàng nghênh chiến nếu cần thiết.
    • Thành Thắng
      13/06/2011 11:23
      ... NGƯỜI VIỆT NAM HÃY DÙNG HÀNG VIỆT NAM - ĐÓ LÀ YÊU NƯỚC! VÌ TRƯỜNG SA - VÌ HOÀNG SA DÙ LỚN, DÙ NHỎ MỖI NGƯỜI HÃY THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC CỦA MÌNH.
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://nld.com.vn/20110612105246390p0c1002/duong-luoi-bo-hao-huyen.htm

    VIỆT NAM SỚM XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

    “Đường lưỡi bò” hão huyền

    Chủ Nhật, 12/06/2011 22:52
    Cộng đồng quốc tế không bao giờ chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra, chiếm đến 80% diện tích biển Đông nhưng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào.

    Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ghi rõ: “Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam”.


    Khẳng định chủ quyền rõ ràng

    Tiếp theo đó, trong hiến pháp các năm 1980, 1992, Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Việt Nam đã khẳng định rõ ràng chủ quyền của mình ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Đặc biệt, trong tuyên bố của Chính phủ ngày 12-11-1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

    Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố các Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Các tài liệu này đã chứng minh rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên tất cả cơ sở lịch sử, pháp lý và thực tiễn.

    [​IMG]
    “Đường lưỡi bò” phi lý do Trung Quốc tự vẽ, bị nhiều nước phản đối. Ảnh: BBC

    Để cụ thể hóa chủ quyền của mình, ngày 9-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam ra nghị định tổ chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng; quần đảo Trường Sa thành huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai; đến kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa VII ngày 28-12-1982 đã ra nghị quyết tách huyện đảo Trường Sa ra khỏi tỉnh Đồng Nai và sáp nhập tỉnh Phú Khánh.

    Tháng 6-1989, tỉnh Phú Khánh tách thành tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 1996, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa IX đã ra nghị quyết ngày 6-11-1996 tách huyện Hoàng Sa khỏi tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), sáp nhập TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương.

    Năm 2007, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ban hành Nghị định 65/2007/NĐ-CP ngày 11-4-2007 thành lập các đơn vị hành chính cho huyện đảo Trường Sa. Theo đó, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa, có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: thị trấn Trường Sa và hai xã đảo: xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn.

    Đây được xem là một quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta về việc khẳng định chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Từ đó cho đến nay, chính quyền của hai huyện đảo Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng và Trường Sa thuộc Khánh Hòa vẫn đang thực hiện nhiệm vụ quản lý của mình.

    Nhiều nước kịch liệt phản đối “đường lưỡi bò”

    Thời gian gần đây, Trung Quốc xúc tiến mạnh mẽ quá trình tranh chấp chủ quyền ở biển Đông với Việt Nam. Ngày 7-5-2009, Trung Quốc đã công khai bản đồ “đường lưỡi bò” (còn gọi là đường 9 đoạn) kèm theo công hàm phản đối báo cáo của Việt Nam và Malaysia.

    “Đường lưỡi bò” chính thức xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ do chính quyền Cộng hòa Trung Hoa xuất bản vào tháng 2-1948, được thể hiện là một đường đứt khúc gồm có 11 đoạn, bao trùm xung quanh cả 4 nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông.

    Đến năm 1953, “đường lưỡi bò” bị bỏ 2 đoạn đứt khúc, nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, một đoạn nằm giữa Đài Loan và các đảo Lưu Cầu (Ryu Kyu) của Nhật Bản.

    Từ thời điểm này, “đường lưỡi bò” chỉ còn 9 đoạn. Trên thực tế, yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là phi lý. Những luận điệu từ phía Trung Quốc cho rằng đã thực thi chủ quyền trên vùng biển này từ rất lâu là hoàn toàn vô căn cứ.

    Các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294) đến Đại Thanh nhất thống chí (1842) đều khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam”.

    Cho đến nay, Trung Quốc không đưa ra được các bằng chứng thuyết phục về vấn đề này. Trong khi đó, việc xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông, cụ thể là ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là hoàn toàn có cơ sở, cả về phương diện lịch sử lẫn pháp lý quốc tế.

    “Đường lưỡi bò” không chỉ bị Việt Nam mà cả Malaysia, Indonesia, Philippines… đều phản đối vì sự phi lý và thiếu cơ sở của nó. Ngay khi nó xuất hiện, ngày 8-5-2009, Việt Nam và Malaysia cùng gửi công hàm phản đối.

    Ngày 8-7-2010, Indonesia gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, trong đó nói rõ “đường lưỡi bò” không có cơ sở nào trong luật pháp quốc tế.

    Ngày 5-4-2011, Philippines cũng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối “đường lưỡi bò”. Tất cả những hành động này cho thấy cộng đồng quốc tế không bao giờ chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” vốn chiếm đến 80% diện tích biển Đông do Trung Quốc đưa ra.

    Mọi sự xâm chiếm là trái luật quốc tế
    Trải qua các thời kỳ lịch sử, tất cả các chính quyền có trách nhiệm về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền hợp pháp của mình.

    Trong giai đoạn 1954-1975, trong khi 2 chính quyền ở miền Nam chịu trách nhiệm hành xử chủ quyền: một là Việt Nam Cộng hòa, hai là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng như chính quyền nước CHXHCN Việt Nam thống nhất đã tiếp tục bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Do đó, mọi sự xâm chiếm và tranh giành chủ quyền với Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hành động trái với luật pháp quốc tế, không có chứng cứ lịch sử.


    TS TRẦN NAM TIẾN (Trung tâm Nghiên cứu biển đảo - Trường ĐH KHXH&NV TPHCM
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Trung-Quoc-Khong-co-bo-bien-lai-doi-vung-bien/44536



    Trung Quốc: Không có bờ biển lại đòi vùng biển?
    Thứ Ba, 31.5.2011 | 08:00 (GMT + 7)
    Vụ tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò của tàu địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đang khiến dư luận hết sức bất bình.

    [​IMG] Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam
    [​IMG] Trung Quốc cố tình ngụy biện cho hành động vi phạm

    Việc Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố yêu sách đối với khu vực mà tàu Bình Minh 02 hoạt động là không thể chấp nhận được, bởi nó không dựa trên bất cứ một cơ sở nào trong pháp luật quốc tế hiện đại về biển.
    Theo ông Nguyễn Đăng Thắng, nghiên cứu sinh luật tại Vương Quốc Anh: "Việc xác định vùng biển theo pháp luật quốc tế bắt nguồn từ nguyên tắc rất cơ bản: “Đất thống trị biển”. Nội hàm của nguyên tắc này đó là quốc gia nào có bờ biển ở đâu thì sẽ có vùng biển ở đó. Có thể minh hoạ một cách sinh động nguyên tắc này bằng “hình” và “bóng”: Không có hình (bờ biển) thì làm sao có bóng (vùng biển)?
    Chỉ khi đáp ứng được tiêu chí đầu tiên và cơ bản nói trên, đó là có bờ biển, thì một quốc gia mới có thể nói đến chuyện có được các yêu sách vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển - thông thường không quá 200 hải lý. Với thực tế địa lý của mình, Trung Quốc không thể có yêu sách về vùng biển theo quy định của Công ước Luật Biển tại khu vực xảy ra vụ tàu Bình Minh 02 - nơi cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 340 hải lý.
    [​IMG]Ngư dân Việt Nam luôn bám biển, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo tổ quốc. Ảnh: TTXVN.
    Thậm chí, nếu Trung Quốc cố tình cho rằng vị trí hoạt động của tàu Bình Minh 02 sáng 26.5 nằm trên thềm lục địa kéo dài vượt ra ngoài 200 hải lý thì cũng phải phù hợp nguyên tắc đó là yêu sách về thềm lục địa kéo dài ngoài 200 hải lý không được chồng lấn lên vùng biển nằm trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia khác.
    Nguyên tắc này là nguyên tắc tiến bộ của luật biển quốc tế hiện đại hình thành sau khi thông qua Công ước Luật Biển - công ước Trung Quốc cũng là một thành viên. Tính bất hợp lý của một yêu sách về thềm lục địa kéo dài (trên cơ sở đặc thù địa chất) để tạo tranh chấp tại một khu vực hoàn toàn nằm trong phạm vi 200 hải lý của quốc gia ven biển khác từ lâu đã được công nhận bởi Toà án Công lý quốc tế - cơ quan tư pháp uy tín nhất trên thế giới về pháp luật quốc tế.
    Theo các số liệu công bố, nơi xảy ra vụ tàu Bình Minh 02 nằm cách mũi Đại Lãnh không đến 120 hải lý. Cần nhớ rằng mũi Đại Lãnh nằm trên bờ biển của Việt Nam và như vậy nếu có xác định các vùng biển của Việt Nam theo cách “khiêm tốn” đó là dùng đường cơ sở thông thường - tính theo ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển - thì vị trí mà tàu Bình Minh bị cắt cáp vẫn hoàn toàn nằm trên thềm lục địa của Việt Nam theo giới hạn 200 hải lý - một thềm lục địa mà Việt Nam đương nhiên có mà không cần phải tuyên bố với bên ngoài theo quy định của Công ước Luật Biển.
    Với những phân tích như trên, ngay cả những bộ óc giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó có thể nghĩ ra được cơ sở nào trong pháp luật quốc tế hiện đại về biển mà dựa vào đó Trung Quốc có thể đưa ra một yêu sách đối với khu vực mà tàu Bình Minh 02 hoạt động sáng 26.5".
    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc:
    Hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam đã thể hiện tính ngang ngược của họ. Trung Quốc tự vẽ đường lưỡi bò, nhận khu vực trong đó là hải phận của họ. Thực tế điểm họ cắt cáp cách rất xa lãnh hải Trung Quốc. Họ vẽ đường lưỡi bò, nhưng họ không được nước nào công nhận cả. Trong khi Trung Quốc nêu 16 chữ trong quan hệ với Việt Nam thì hành động của họ thực tế lại đi ngược lại phương châm đó.
    Việc này cũng cho thấy ta phải đưa vấn đề ra công khai đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa, đưa các tài liệu chứng cứ. Ta cũng cần phải gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (LHQ) tố cáo họ vi phạm Luật Biển LHQ, vi phạm vào hải phận của chúng ta.
    Nguyễn Đăng Thắng (nghiên cứu sinh luật tại Vương quốc Anh
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://sgtt.vn/Thoi-su/145499/Trung-Quoc-tim-cach-thao-go-cang-thang-tai-Noi-Mong.html

    Trung Quốc tìm cách tháo gỡ căng thẳng tại Nội Mông
    SGTT.VN - Ngày 30.5, hàng trăm người thiểu số dân tộc Mông Cổ đã xuống đường phản đối chính quyền tại thành phố thủ phủ Hohhot, khiến khu tự trị Nội Mông trở thành điểm nóng về sắc tộc ở Trung Quốc.

    [​IMG]

    Những người biểu tình tràn xuống đường phố Hohhot, thủ phủ Nội Mông. Ảnh NYT


    Những người biểu tình tại quảng trường Tân Hoa đã giăng biểu ngữ, hô khẩu hiệu "Bảo vệ thảo nguyên" và đổ xuống những con đường trong khu vực buôn bán. Lực lượng cảnh sát đã được điều động để thắt chặt an ninh. Một vài người đã bị bắt giữ. Giới sinh viên, những người tổ chức cuộc biểu tình qua mạng internet, thì bị nhốt trong các trường đại học. Vào cuối ngày, trật tự đã tạm thời vãn hồi.
    Trước đó, một cuộc biểu tình khác rầm rộ hơn đã thu hút hơn 2.000 người Mông Cổ tham gia tại huyện Xilinhot từ ngày 23 đến 25.5. Bà Catherine Baber thuộc tổ chức Ân xá quốc tế cho hay vào thứ sáu tuần trước, lệnh thiết quân luật đã được ban hành tại một số nơi nhằm ổn định tình hình.
    Sự bất bình của những người Mông Cổ thiểu số được châm ngòi khi ngày 10.5, một người chăn nuôi gia súc tên là Mergen đã bị một tài xế lái xe chở than người Hán cán chết, khi ông Mergen cùng với một nhóm 40 người chăn nuôi khác chặn con đường mà đoàn xe chở than đi qua để phản đối các xe tải giày xéo lên các bãi cỏ chăn thả, và đôi khi còn đâm vào đàn gia súc. Vài ngày sau, một nhóm người Mông Cổ đã kéo đến mỏ than để khiếu nại, xung đột nổ ra và một thợ mỏ người Hán khác đã dùng xe cần cẩu húc thẳng vào một người đàn ông tên Yan Wenlong, khiến anh ta tử vong.
    Với nhu cầu khổng lồ về than đá để phục vụ sản xuất, việc khai thác mỏ than ở khu vực Nội Mông giàu khoáng sản đang được giới chức Trung Quốc đẩy mạnh, với sản lượng đã tăng lên 782 triệu tấn/năm. Tuy nhiên với người dân Mông Cổ bản địa, khai thác than chẳng khác nào lợi bất cập hại.
    Theo New York Times, các nhà phê bình chỉ trích rằng khai thác khoáng sản ở Nội Mông không đem lại lợi ích gì cho người Mông Cổ thiểu số, mà còn gây ra những tác hại về môi trường, ép buộc người dân di dời và làm mất đi bản sắc văn hóa du mục đặc thù của họ khi các đoàn xe vận chuyển than đá cày xới qua các thảo nguyên. Vốn dĩ giữ gìn bản sắc văn hóa thiểu số ở đây đã rất khó khăn, do dòng di cư ồ ạt của người Hán khiến người Mông Cổ chỉ còn chiếm 20% trong tổng số 24 triệu dân trong khu tự trị. Nền giáo dục sử dụng tiếng phổ thông cũng khiến tiếng Mông Cổ ngày càng mai một.
    Xưa nay, Nội Mông vẫn được xem là khá yên bình, do người Mông Cổ luôn an phận thủ thường khi cảm thấy đời sống của họ khá hơn với những cải cách kinh tế của chính quyền hiện tại. Tuy vậy rõ ràng vẫn còn đó những bất cập trong chính sách của chính quyền đối với người bản địa. Nhà nghiên cứu Nicholas Becquelin thuộc tổ chức Human Rights Watch cho biết trước đây một số chính sách của giới chức địa phương đã không được lòng dân bản địa cho lắm, ví dụ như quy định về quy mô bầy gia súc khiến thu nhập của người chăn nuôi kém hơn, còn việc di dời các bãi chăn thả lên vùng xa xôi hơn khiến hàng hóa trở nên khó bán.

    [​IMG]

    Cảnh sát triển khai đội hình ngăn chận đoàn biểu tình tại Xilinhot ngày 23.5. Ảnh Reuters


    Mâu thuẫn giữa người Mông Cổ và chính quyền từ lâu đã hình thành trong lặng lẽ, và cuộc xung đột mới đây tại mỏ than như giọt nước làm tràn ly.
    Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng để tháo gỡ căng thẳng. Cũng trong ngày 30.5, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã họp với Bộ chính trị tại Bắc Kinh để đưa ra những giải pháp khẩn cấp cũng như những nỗ lực trong dài hạn để bình ổn tình hình xã hội tại Nội Mông.
    Một tiêu điểm khác trong xung đột lần này là ông Hồ Xuân Hoa, bí thư Đảng ủy Nội Mông. Theo Wall Street Journal, tương lai chính trị của chính trị gia 48 tuổi tại trung ương sẽ được quyết định trong cách ông giải quyết mâu thuẫn lần này. Còn nhớ, bí thư Đảng ủy Tân Cương Vương Lạc Tuyền và bí thư Đảng ủy Tây Tạng Trương Khánh Lê đã không còn hy vọng tham gia vào Bộ chính trị sau khi để bạo động lan tràn trong các cuộc xung đột sắc tộc của người Tây Tạng năm 2008 và người Duy Ngô Nhĩ năm 2009. Thậm chí ông Vương Lạc Tuyền đã phải rời nhiệm sở.
    Để xoa dịu sự phẫn nộ, mới đây ông Hồ Xuân Hoa đã gặp gỡ sinh viên và những người biểu tình, cam kết mang lại công lý cho hai người Mông Cổ đã thiệt mạng. Ngoài ra, ông còn hứa hẹn sẽ miễn phí giáo trình cho học sinh và sinh viên, cùng khoản chi 680 triệu USD để cải thiện nguồn nước uống, giao thông và nông nghiệp trong khu vực.
    Quỳnh Như
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/06/tau-quan-su-trung-quoc-no-sung-ban-duoi-tau-viet-nam/

    Tàu quân sự Trung Quốc nổ súng bắn đuổi tàu Việt Nam

    Chiều 31/5, 3 tàu quân sự Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng tỉnh đã đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp.
    > Toàn cảnh vụ Trung Quốc xâm phạm Việt Nam


    Đại tá Nguyễn Trọng Huyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, theo điện đàm của ngư dân, chiều 31/5, trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 5 hải lý về phía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân Trung Quốc tiến đến. Cách tàu Việt Nam khoảng 40 m, họ đã nổ súng bắn xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề.
    [​IMG]Thượng uý Nguyễn Ngọc Ry, Đội phó kiểm soát Đà Rằng, là người tiếp nhận thông tin về việc tàu Trung Quốc bắn đuổi tàu cá Phú Yên trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Người lao động.
    Thuyền trưởng Lê Văn Giúp, một trong 4 thuyền trường tàu cá bị uy hiếp nói, ông đã bẻ vô lăng kịp tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Theo ông Giúp, 3 tàu Hải quân Trung Quốc mang số hiệu 27, 28 và 989 có trang bị vũ khí.
    *Nghe nội dung điện đàm
    Nội dung điện đàm cho hay, cả chiều và đêm 31/5, 3 chiếc tàu này bám sát 4 tàu đánh cá của ngư dân Phú Yên. Thuyền trường tàu Việt Nam buộc phải lùi sâu vào trong, tránh sự uy hiếp của tàu phía Trung Quốc.
    Sáng 1/6, anh Giúp đã liên lạc về đội kiểm soát Đà Rằng (TP Tuy Hòa) thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên báo tin.
    Đại tá Nguyễn Trọng Huyền cho hay, từ đầu tháng 3, tàu hành nghề của Trung Quốc chèn ép ngư dân, xâm chiếm ngư trường Việt Nam diễn ra phổ biến. "Tuy nhiên, theo báo cáo cáo và mô tả của ngư dân thì lần này là tàu quân sự của Trung Quốc vì tàu có trang bị vũ khí", đại tá Huyền nói.
    [​IMG]Tàu của ngư dân Quảng Ngãi chuẩn bị ra khơi. Ảnh: Trí Tín.
    Trước mắt Bộ đội biên phòng Phú Yên đã hướng dẫn các tàu ngư dân tránh tàu quân sự của Trung Quốc nhưng tiếp tục bám biển, giữ ngư trường. "Đây là ngư trường truyền thống và thuộc vùng chủ quyền của Việt Nam”, ông Huyền khẳng định.
    Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Phú Yên cho biết đã có văn bản gửi Bộ Ngoại giao.
    "Chúng tôi đã có báo cáo khẩn cấp toàn bộ sự việc, và đề nghị Bộ Ngoại giao có biện pháp can thiệp, đấu tranh để bảo vệ bảo vệ ngư dân và vùng chủ quyền Việt Nam".
    Đây được cho là diễn biến mới nhất sau vụ 3 tàu Hải giám Trung Quốc ngang ngược vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam uy hiếp, cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 thuộc Tổng công ty dầu khí quốc gia 5 ngày trước.
    Thiên Lý

    Nông dân Trung Quốc đang quá lạm dụng hóa chất Thứ ba, 31/05/2011 06:47
    (CAO) Theo tờ “Nhật báo pháp luật” của Trung Quốc, nông dân nước này đang sử dụng một lượng hóa chất nhiều gấp đôi so với nông dân ở các quốc gia phát triển.

    So với chính mình cách đây 60 năm, nông dân Trung Quốc đã dùng nhiều phân bón hơn gấp 100 lần.

    Báo trên dẫn lời Jiang Gaoming, một nhà nghiên cứu tại Viện Thực vật học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết trong 20 năm qua, hơn 1 triệu tấn hóa chất đã được sử dụng trong nông nghiệp.

    [​IMG]
    Dưa hấu tự nổ do quá lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng ở Giang Tô
    Việc lạm dụng này đe dọa an toàn thực phẩm và làm ô nhiễm đất cũng như nước ngầm. Nhà nghiên cứu trên nhận xét trong khi tiêu chuẩn quốc tế chỉ cho phép sử dụng lượng phân bón dưới 225kg cho một hécta thì nông dân Trung Quốc dùng tới 434,3 kg.

    Ngoài ra, nhiều loại hóa chất được dùng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bằng cách dùng hormone, gà và vịt có thể đạt mức trưởng thành chỉ trong 28 ngày còn lợn có thể mổ được chỉ sau 2 tháng rưỡi.

    Jiang Gaoming cho rằng ít nhất phân nửa hóa chất đang dùng là thuộc diện không cần thiết, ví dụ như hormone tăng trưởng bị lạm dụng dẫn đến tình trạng dưa hấu “nổ như mìn” vừa qua ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.

    Chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác, Jiang Gaoming cảnh báo hơn 10 triệu hécta đất nông nghiệp (gần 10% tổng diện tích nông nghiệp Trung Quốc) đã bị ô nhiễm bởi hóa chất. Chuyên gia này cũng đánh động những chất độc hại trong hóa chất nông nghiệp cuối cùng sẽ bị hấp thụ vào cơ thể con người thông qua thực phẩm.

    Ngoài hóa chất, đất nông nghiệp Trung Quốc còn bị ô nhiễm bởi nước thải từ ngành công nghiệp nặng. Khoảng 2,2 triệu hécta đất nông nghiệp và 70% sông ngòi đã thành nạn nhân của chất thải công nghiệp.

    Jiang Gaoming kêu gọi nông dân dùng phân bón tự nhiên thay cho hóa chất, vì Trung Quốc hàng năm có thể cung cấp tới 2,7 tỷ tấn phân bón tự nhiên từ động vật. Tuy nhiên, loại phân bón có lợi cho môi trường này đang bị lãng phí bởi ngành chăn nuôi gia cầm không có sự kết hợp với ngành trồng trọt./.

    P.T (Từ TTXVN
    Nông dân Trung Quốc đang quá lạm dụng hóa chất Thứ ba, 31/05/2011 06:47
    (CAO) Theo tờ “Nhật báo pháp luật” của Trung Quốc, nông dân nước này đang sử dụng một lượng hóa chất nhiều gấp đôi so với nông dân ở các quốc gia phát triển.

    So với chính mình cách đây 60 năm, nông dân Trung Quốc đã dùng nhiều phân bón hơn gấp 100 lần.

    Báo trên dẫn lời Jiang Gaoming, một nhà nghiên cứu tại Viện Thực vật học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, cho biết trong 20 năm qua, hơn 1 triệu tấn hóa chất đã được sử dụng trong nông nghiệp.

    [​IMG]
    Dưa hấu tự nổ do quá lạm dụng thuốc kích thích tăng trưởng ở Giang Tô
    Việc lạm dụng này đe dọa an toàn thực phẩm và làm ô nhiễm đất cũng như nước ngầm. Nhà nghiên cứu trên nhận xét trong khi tiêu chuẩn quốc tế chỉ cho phép sử dụng lượng phân bón dưới 225kg cho một hécta thì nông dân Trung Quốc dùng tới 434,3 kg.

    Ngoài ra, nhiều loại hóa chất được dùng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bằng cách dùng hormone, gà và vịt có thể đạt mức trưởng thành chỉ trong 28 ngày còn lợn có thể mổ được chỉ sau 2 tháng rưỡi.

    Jiang Gaoming cho rằng ít nhất phân nửa hóa chất đang dùng là thuộc diện không cần thiết, ví dụ như hormone tăng trưởng bị lạm dụng dẫn đến tình trạng dưa hấu “nổ như mìn” vừa qua ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc.

    Chung quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu khác, Jiang Gaoming cảnh báo hơn 10 triệu hécta đất nông nghiệp (gần 10% tổng diện tích nông nghiệp Trung Quốc) đã bị ô nhiễm bởi hóa chất. Chuyên gia này cũng đánh động những chất độc hại trong hóa chất nông nghiệp cuối cùng sẽ bị hấp thụ vào cơ thể con người thông qua thực phẩm.

    Ngoài hóa chất, đất nông nghiệp Trung Quốc còn bị ô nhiễm bởi nước thải từ ngành công nghiệp nặng. Khoảng 2,2 triệu hécta đất nông nghiệp và 70% sông ngòi đã thành nạn nhân của chất thải công nghiệp.

    Jiang Gaoming kêu gọi nông dân dùng phân bón tự nhiên thay cho hóa chất, vì Trung Quốc hàng năm có thể cung cấp tới 2,7 tỷ tấn phân bón tự nhiên từ động vật. Tuy nhiên, loại phân bón có lợi cho môi trường này đang bị lãng phí bởi ngành chăn nuôi gia cầm không có sự kết hợp với ngành trồng trọt./.

    P.T (Từ TTXVN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này