Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5172 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 11:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10134 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110601/tham-vong-trung-quoc-tai-bien-dong.aspx

    Tham vọng Trung Quốc tại biển Đông
    01/06/2011 23:03
    Với hành động đặt giàn khoan tối tân nhất của mình tại phía nam biển Đông Trung Quốc chính thức tiến thêm một bước trong việc thực hiện tham vọng của mình.
    Trong lúc kêu gọi xử lý vấn đề biển Đông trong vòng nội bộ, yêu cầu các bên kiên nhẫn và kiềm chế, Trung Quốc đã vạch sẵn chiến lược lâu dài cho tham vọng tại khu vực hàng hải trọng yếu ở châu Á. Hành động gần đây nhất là hạ thủy giàn khoan dầu lớn và hiện đại nhất của nước này. Được thiết kế chống bão và hoạt động ở độ sâu 3.000m, giàn khoan của Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) trị giá gần 1 tỉ USD, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo.
    [​IMG]
    Giàn khoan trị giá gần 1 tỉ USD của Trung Quốc - Ảnh: CNOOC
    Tham vọng vạch sẵn
    Trước nay Bắc Kinh luôn tuyên bố chủ quyền đến hơn 80% biển Đông, với cái “lưỡi bò” liếm đến tận Indonesia. Với giọng điệu thường thấy, Trung Quốc vu cáo cho các nước xung quanh biển Đông lâu nay liên tục hút trộm tài nguyên dầu khí của nước này, “gây thất thoát 20 triệu mét khối dầu hằng năm”.
    Trước lúc tung ra giàn khoan nói trên, Trung Quốc chỉ mới giới hạn hoạt động thăm dò dầu và khí đốt đơn phương ở khu vực bắc biển Đông, nơi đang tranh chấp với Đài Loan. Giờ đây, theo Tân Hoa xã, CNOOC lên kế hoạch đầu tư 31 tỉ USD để khoan 800 giếng dầu nằm sâu dưới lòng biển theo kế hoạch khai thác đến 500 triệu tấn dầu vào năm 2020. Tiềm năng dầu khí to lớn của biển Đông dĩ nhiên không nằm ngoài kế hoạch này.
    Trung Quốc đặt giàn khoan gần đảo Bình Nguyên
    Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua chính thức phản đối Trung Quốc về các hoạt động gây hấn gần đây trên biển Đông, đồng thời cũng chất vấn phái bộ Trung Quốc tại Manila về địa điểm mà Bắc Kinh dự định đặt giàn khoan khổng lồ nói trên. Hải quân Philippines vừa phát hiện tàu Trung Quốc đặt phao và bốc dỡ các thiết bị xây dựng ở vị trí cách đảo Bình Nguyên (Flat Island) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 40 km.

    Được chế tạo với chi phí 923 triệu USD, giàn khoan của CNOOC cao tương đương tòa nhà 45 tầng, nặng 31.000 tấn, trên đỉnh là boong rộng 90m, dài 114m, bằng kích cỡ một sân bóng đá tiêu chuẩn. Theo thiết kế của Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc, giàn khoan này có thể khoan sâu đến 12.000m dưới đáy biển. Sau khi nhận được công cụ khai thác, CNOOC cho hay sẽ lập tức triển khai hoạt động khoan dầu tại biển Đông vào tháng 7. Chưa vội bàn đến khả năng Trung Quốc có sử dụng hải quân để bảo vệ giàn khoan mới hay không, bản thân công cụ này đã gây trở ngại thực sự cho mục tiêu giải quyết tranh chấp biển Đông theo hướng hòa bình. Bất cứ nỗ lực nào từ các thành viên ASEAN nhằm giới hạn hoạt động của giàn khoan khổng lồ trên biển Đông sẽ đứng trước nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.
    Việt Nam cần tăng cường giám sát
    Trao đổi với Thanh Niên qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc cho hay đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Trung Quốc có hành động quấy nhiễu tàu thăm dò Việt Nam tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sau sự kiện tàu hải giám áp sát tàu nghiên cứu hải dương của Philippines tại Bãi Cỏ Rong, rõ ràng Trung Quốc đang có hành động leo thang nhằm củng cố tuyên bố đơn phương rằng biển Đông đang nằm dưới “quyền thực thi pháp lý” của Bắc Kinh và rằng Trung Quốc đang “quản lý” biển Đông, giáo sư Thayer nhận định.
    Để đối phó tình trạng trên, chuyên gia Úc cho rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị chiến lược thông tin hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng giám sát vùng EEZ cũng như cung cấp sự bảo vệ đối với các tàu thăm dò. Theo ông, Việt Nam có thể vạch ra kế hoạch dài hạn để có đủ tàu bè và máy bay tuần tra liên tục vùng EEZ nhưng đồng thời cần thận trọng, bình tĩnh trước các hành động gây hấn. Ngoài ra, Việt Nam nên tận dụng tốt khoảng thời gian từ đây đến cuối năm khi Indonesia còn nắm quyền Chủ tịch luân phiên ASEAN để thúc đẩy giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng hòa bình, hợp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã ký. Indonesia không tham gia trực tiếp vào tranh chấp ở biển Đông cũng như tương đối độc lập trong các mối quan hệ ở khu vực.
    Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về mục đích của Trung Quốc khi tăng cường quấy rối tại biển Đông vào thời điểm này, giáo sư Thayer cho rằng bên cạnh việc phô bày sức mạnh đang lên và chứng tỏ rằng đây là “ao nhà” của mình, Trung Quốc còn hy vọng có thể chia rẽ được khối đoàn kết ASEAN, khiến một số thành viên cảm thấy rằng tốt nhất là không nên đối đầu với nước này. Cũng theo ông, tại Trung Quốc đang có nhiều trường phái với quan điểm khác nhau về chiến lược xâm lấn biển Đông.
    Một chuyên gia khác là giáo sư Peter Dutton thuộc Học viện Hải quân Mỹ thì khẳng định với Thanh Niên rằng, tuyên bố về EEZ của Việt Nam hoàn toàn đúng với Công ước LHQ về Luật biển. Ông Dutton nhận định Trung Quốc đang muốn khẳng định vị thế trong các cuộc tranh cãi tại biển Đông nhằm buộc Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền hợp pháp của mình. Ngoài ra, Bắc Kinh đang nỗ lực phát đi thông điệp rằng mình sẵn sàng hỗ trợ các đối tác trong khu vực về kinh tế, thương mại và cơ sở hạ tầng với cái giá là biển Đông phải thuộc về họ, ông Dutton nói.

    ASEAN cần hợp tác với bên ngoài
    Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Indonesia hôm 31.5 kêu gọi các nước ASEAN hợp tác với một số quốc gia khác để đáp lại sự lấn lướt của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Hội thảo do Trung tâm Habibie, cơ quan nghiên cứu độc lập của Indonesia, và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CAAS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức tại thủ đô Jakarta, với sự tham gia của khoảng 150 nhà nghiên cứu, chuyên gia quốc tế.
    Chuyên gia Dewi Fortuna Anwar của Trung tâm Habibie nhìn nhận: “Biển Đông không chỉ là quyền lợi của các quốc gia liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp”. Đồng tình với luận điểm này, học giả Baladas Ghoshal, chuyên gia Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu xung đột và hòa bình ở New Delhi, nhấn mạnh: “Điều có thể làm là liên kết với các nước Ấn Độ, Mỹ, và Nhật. Cùng các nước này, toàn khối có thể gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng anh không thể làm bất cứ điều gì anh muốn với ASEAN”.
    Thục Minh
    (VP Singapore
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110601/tham-vong-trung-quoc-tai-bien-dong.aspx

    Tham vọng Trung Quốc tại biển Đông
    01/06/2011 23:03
    Với hành động đặt giàn khoan tối tân nhất của mình tại phía nam biển Đông Trung Quốc chính thức tiến thêm một bước trong việc thực hiện tham vọng của mình.
    Trong lúc kêu gọi xử lý vấn đề biển Đông trong vòng nội bộ, yêu cầu các bên kiên nhẫn và kiềm chế, Trung Quốc đã vạch sẵn chiến lược lâu dài cho tham vọng tại khu vực hàng hải trọng yếu ở châu Á. Hành động gần đây nhất là hạ thủy giàn khoan dầu lớn và hiện đại nhất của nước này. Được thiết kế chống bão và hoạt động ở độ sâu 3.000m, giàn khoan của Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) trị giá gần 1 tỉ USD, theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo.
    [​IMG]
    Giàn khoan trị giá gần 1 tỉ USD của Trung Quốc - Ảnh: CNOOC
    Tham vọng vạch sẵn
    Trước nay Bắc Kinh luôn tuyên bố chủ quyền đến hơn 80% biển Đông, với cái “lưỡi bò” liếm đến tận Indonesia. Với giọng điệu thường thấy, Trung Quốc vu cáo cho các nước xung quanh biển Đông lâu nay liên tục hút trộm tài nguyên dầu khí của nước này, “gây thất thoát 20 triệu mét khối dầu hằng năm”.
    Trước lúc tung ra giàn khoan nói trên, Trung Quốc chỉ mới giới hạn hoạt động thăm dò dầu và khí đốt đơn phương ở khu vực bắc biển Đông, nơi đang tranh chấp với Đài Loan. Giờ đây, theo Tân Hoa xã, CNOOC lên kế hoạch đầu tư 31 tỉ USD để khoan 800 giếng dầu nằm sâu dưới lòng biển theo kế hoạch khai thác đến 500 triệu tấn dầu vào năm 2020. Tiềm năng dầu khí to lớn của biển Đông dĩ nhiên không nằm ngoài kế hoạch này.
    Trung Quốc đặt giàn khoan gần đảo Bình Nguyên
    Theo AFP, Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua chính thức phản đối Trung Quốc về các hoạt động gây hấn gần đây trên biển Đông, đồng thời cũng chất vấn phái bộ Trung Quốc tại Manila về địa điểm mà Bắc Kinh dự định đặt giàn khoan khổng lồ nói trên. Hải quân Philippines vừa phát hiện tàu Trung Quốc đặt phao và bốc dỡ các thiết bị xây dựng ở vị trí cách đảo Bình Nguyên (Flat Island) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 40 km.

    Được chế tạo với chi phí 923 triệu USD, giàn khoan của CNOOC cao tương đương tòa nhà 45 tầng, nặng 31.000 tấn, trên đỉnh là boong rộng 90m, dài 114m, bằng kích cỡ một sân bóng đá tiêu chuẩn. Theo thiết kế của Tập đoàn Đóng tàu quốc gia Trung Quốc, giàn khoan này có thể khoan sâu đến 12.000m dưới đáy biển. Sau khi nhận được công cụ khai thác, CNOOC cho hay sẽ lập tức triển khai hoạt động khoan dầu tại biển Đông vào tháng 7. Chưa vội bàn đến khả năng Trung Quốc có sử dụng hải quân để bảo vệ giàn khoan mới hay không, bản thân công cụ này đã gây trở ngại thực sự cho mục tiêu giải quyết tranh chấp biển Đông theo hướng hòa bình. Bất cứ nỗ lực nào từ các thành viên ASEAN nhằm giới hạn hoạt động của giàn khoan khổng lồ trên biển Đông sẽ đứng trước nguy cơ bị Bắc Kinh trả đũa.
    Việt Nam cần tăng cường giám sát
    Trao đổi với Thanh Niên qua thư điện tử, giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc cho hay đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Trung Quốc có hành động quấy nhiễu tàu thăm dò Việt Nam tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Sau sự kiện tàu hải giám áp sát tàu nghiên cứu hải dương của Philippines tại Bãi Cỏ Rong, rõ ràng Trung Quốc đang có hành động leo thang nhằm củng cố tuyên bố đơn phương rằng biển Đông đang nằm dưới “quyền thực thi pháp lý” của Bắc Kinh và rằng Trung Quốc đang “quản lý” biển Đông, giáo sư Thayer nhận định.
    Để đối phó tình trạng trên, chuyên gia Úc cho rằng Việt Nam cần phải chuẩn bị chiến lược thông tin hiệu quả, đồng thời tăng cường khả năng giám sát vùng EEZ cũng như cung cấp sự bảo vệ đối với các tàu thăm dò. Theo ông, Việt Nam có thể vạch ra kế hoạch dài hạn để có đủ tàu bè và máy bay tuần tra liên tục vùng EEZ nhưng đồng thời cần thận trọng, bình tĩnh trước các hành động gây hấn. Ngoài ra, Việt Nam nên tận dụng tốt khoảng thời gian từ đây đến cuối năm khi Indonesia còn nắm quyền Chủ tịch luân phiên ASEAN để thúc đẩy giải quyết vấn đề biển Đông theo hướng hòa bình, hợp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế và các thỏa thuận đã ký. Indonesia không tham gia trực tiếp vào tranh chấp ở biển Đông cũng như tương đối độc lập trong các mối quan hệ ở khu vực.
    Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về mục đích của Trung Quốc khi tăng cường quấy rối tại biển Đông vào thời điểm này, giáo sư Thayer cho rằng bên cạnh việc phô bày sức mạnh đang lên và chứng tỏ rằng đây là “ao nhà” của mình, Trung Quốc còn hy vọng có thể chia rẽ được khối đoàn kết ASEAN, khiến một số thành viên cảm thấy rằng tốt nhất là không nên đối đầu với nước này. Cũng theo ông, tại Trung Quốc đang có nhiều trường phái với quan điểm khác nhau về chiến lược xâm lấn biển Đông.
    Một chuyên gia khác là giáo sư Peter Dutton thuộc Học viện Hải quân Mỹ thì khẳng định với Thanh Niên rằng, tuyên bố về EEZ của Việt Nam hoàn toàn đúng với Công ước LHQ về Luật biển. Ông Dutton nhận định Trung Quốc đang muốn khẳng định vị thế trong các cuộc tranh cãi tại biển Đông nhằm buộc Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền hợp pháp của mình. Ngoài ra, Bắc Kinh đang nỗ lực phát đi thông điệp rằng mình sẵn sàng hỗ trợ các đối tác trong khu vực về kinh tế, thương mại và cơ sở hạ tầng với cái giá là biển Đông phải thuộc về họ, ông Dutton nói.

    ASEAN cần hợp tác với bên ngoài
    Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Indonesia hôm 31.5 kêu gọi các nước ASEAN hợp tác với một số quốc gia khác để đáp lại sự lấn lướt của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Hội thảo do Trung tâm Habibie, cơ quan nghiên cứu độc lập của Indonesia, và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á (CAAS) của Ấn Độ phối hợp tổ chức tại thủ đô Jakarta, với sự tham gia của khoảng 150 nhà nghiên cứu, chuyên gia quốc tế.
    Chuyên gia Dewi Fortuna Anwar của Trung tâm Habibie nhìn nhận: “Biển Đông không chỉ là quyền lợi của các quốc gia liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp”. Đồng tình với luận điểm này, học giả Baladas Ghoshal, chuyên gia Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu xung đột và hòa bình ở New Delhi, nhấn mạnh: “Điều có thể làm là liên kết với các nước Ấn Độ, Mỹ, và Nhật. Cùng các nước này, toàn khối có thể gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng anh không thể làm bất cứ điều gì anh muốn với ASEAN”.
    Thục Minh
    (VP Singapore
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20110602124322501p0c1013/philippines-khong-khoan-nhuong-voi-trung-quoc.htm

    Philippines không khoan nhượng với Trung Quốc
    Báo Bloomberg (Mỹ) ngày 1-6 đưa tin Đô đốc hải quân Mỹ, Tư lệnh Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương Robert Willard đã thể hiện lo ngại về căng thẳng gần đây ở biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
    Phát biểu với báo giới cùng ngày tại Kuala Lumpur (Malaysia) nhân đến dự Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 25 tại Malaysia, Đô đốc Robert Willard nói: “Năm 2010, toàn khu vực đã lo ngại về xung đột tiềm ẩn ở biển Đông. Tôi quan ngại khi thấy căng thẳng gia tăng và đối đầu diễn ra giữa các nước ở khu vực rất quan trọng và chiến lược này”.
    Đô đốc Robert Willard khẳng định Mỹ sẽ không đứng về phía nào và cam kết mạnh mẽ sẽ quan sát các bên liên quan giải quyết xung đột một cách hòa bình, thông qua đối thoại và không đối đầu trên biển hoặc trên không.
    Báo Japan Times (Nhật) ngày 1-6 đã có bài bình luận nhận định Trung Quốc ngày càng củng cố ý đồ muốn bá chủ vùng biển Đông tranh chấp qua hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam ngày 26-5. Theo báo này, ý đồ đó lộ rõ khi Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và tăng cường khoan tìm dầu khí trên biển Đông.
    Chính báo Global Times của Trung Quốc cũng thừa nhận ý đồ này. Báo nhận định nếu Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc thực hiện kế hoạch khoan khai thác dầu trên biển Đông vào tháng 7 tới, Trung Quốc sẽ củng cố hơn nữa sự hiện diện tại biển Đông.
    [​IMG]
    Hải quân Nhân dân Việt Nam thao diễn với hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion-P. Ảnh: baodatviet.vn
    [​IMG]
    DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Ảnh: baodatviet.vn
    Báo Philstar (Philippines) ngày 1-6 đưa tin trang web của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết hôm 31-5, Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm đến đại sứ quán Trung Quốc yêu cầu giải thích hai việc:
    - Sự hiện diện của một số tàu Trung Quốc tại vùng biểngần khu vực Iroquois Bank thuộc vùng biển phía tây Philippines trong thời gian gần đây (Việt Nam gọi là Đá Khúc Giác thuộc đảo Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa).
    - Kế hoạch xây dựng giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển này vào tháng 7.
    Gần đây, lực lượng phòng vệ quốc gia Philippines đã phát hiện một tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển gần khu vực Iroquois Bank và một số tàu hải quân Trung Quốc thả phao, dỡ vật liệu xây dựng và xây cột móng cách đảo Patag (Việt Nam gọi là Bình Nguyên) 26 hải lý, cách tỉnh Palawan (Philippines) 125 hải lý.
    Hôm 27 và 31-5, Bộ Ngoại giao Philippines đã trao đổi với Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila để bày tỏ mối quan tâm về vị trí chính xác của giàn khoan dầu mà Trung Quốc lên kế hoạch sẽ xây dựng. Theo báo Inquirer (Philippines) ngày 1-6, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố mọi trường hợp xây dựng trong vùng biển tranh chấp đều vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) được Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết năm 2002.
    Trong ngày 1-6, Bộ Quốc phòng Philippines đã tổ chức diễn đàn Thông tin và trao đổi tin tức trong nội bộ Bộ Quốc phòng để xem xét lại hệ thống an ninh dọc bờ biển quốc gia. Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho biết Bộ đang chờ thông qua sắc lệnh cho phép thành lập ủy ban liên ngành để tăng cường an ninh hàng hải. Ông nhấn mạnh cần thiết phải lập hệ thống cảnh báo bờ biển có khả năng phủ toàn quốc.
    Hôm 31-5, Bộ trưởng Voltaire Gazmin đã tuyên bố quân đội Philippines đang nghiên cứu một số chiến lược mới để đối phó Trung Quốc xâm phạm vùng biển Đông tranh chấp với Philippines, trong đó sẽ ưu tiên hiện đại hóa quân sự. Cùng ngày, Thứ trưởng Quốc phòng Eduardo Batac tuyên bố song song với công việc tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, quân đội Philippines sẵn sàng nâng cao cảnh giác, tăng cường tuần tra trên không và trên biển để ngăn chặn Trung Quốc xâm nhập.
    - Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán sáu máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua ba chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.
    DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc.
    - Hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion là một hệ thống phòng thủ bờ biển di động, sử dụng xe MZKT-7930 TEL, trọng tải 41 tấn, mỗi xe mang theo ba quả tên lửa, hoạt động trong đội hình bao gồm các xe mang tên lửa, xe chỉ huy, hệ thống radar truyền tiếp thông tin.
    ĐĂNG KHOA - KHÁNH UYÊN
  4. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20110602124547318p0c1013/canh-giac-bay-gac-tranh-chap-cung-khai-thac.htm

    Cảnh giác bẫy “gác tranh chấp, cùng khai thác”
    Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự.
    Ngày 31-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du lại tiếp tục khẳng định việc tàu hải giám của họ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hôm 26-5 là “hoàn toàn hợp lý” và còn tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”. Cần nhìn nhận những phát ngôn đổi trắng thay đen, làm sai bản chất sự việc của phía Trung Quốc như thế nào? Pháp Luật TP.HCM tiếp tục trao đổi với chuyên gia nghiên cứu về biển đảo Đinh Kim Phúc.
    Ông Đinh Kim Phúc khẳng định: “Về mặt địa lý lẫn luật pháp quốc tế, Trung Quốc không có lý do gì để kéo dài thềm lục địa của họ theo đường lưỡi bò. Việt Nam cần phải liên kết chặt chẽ với các nước trong khu vực để phản đối, gây sức ép bằng cách đặt vấn đề tranh chấp này trong các cuộc đàm phán trong quan hệ song phương lẫn diễn đàn đa phương, tạo tiền đề cho việc đưa vấn đề ra tòa án quốc tế”.
    Tuyên bố của Trung Quốc không có gì mới
    . Ông đánh giá thế nào về những phát ngôn bóp méo sự thật của phía Trung Quốc?
    + Thực ra những lời tuyên bố của phía Trung Quốc không có gì mới. Vào tháng 2-1992, Trung Quốc đặt ra Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa. Điểm đáng lưu ý là Điều 14 luật này quy định: “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp Trung Quốc” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc”; “việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”.
    Khi quy định như vậy, luật này đã lờ đi những gì mà Trung Quốc đã cam kết khi tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS 1982).
    [​IMG]
    Việt Nam không chấp nhận bất kỳ hành động nào xâm phạm đến chủ quyền biển đảo của mình. Trong ảnh: Lễ chào cờ trên nhà giàn DK1. Ảnh: TB
    . Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu sai khi kéo vấn đề xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào vấn đề tranh chấp trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ông có thể phân tích để làm rõ vấn đề này?
    + Trên biển Đông hiện đang tồn tại nhiều mối quan hệ tranh chấp giữa các nước và vùng lãnh thổ. Trước hết là tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thứ hai, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei. Thứ ba, việc tuyên bố đường lãnh hải lưỡi bò của Trung Quốc ở biển Đông (chiếm 80% diện tích trên biển Đông) là một yêu sách vô lý, bất chấp luật pháp quốc tế, hòng độc chiếm biển Đông.
    Do đó để giải quyết vấn đề biển Đông, chúng ta cần phải xác định nội dung và lộ trình cho các biện pháp đấu tranh theo thứ tự ưu tiên. Đầu tiên cần phải đấu tranh về mặt luật pháp quốc tế để bác bỏ chủ trương lãnh hải theo đường lưỡi bò của Trung Quốc là bất hợp pháp.
    Ngoài việc Việt Nam đã cung cấp hồ sơ về lãnh hải của Việt Nam cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) đúng thời hạn, chúng ta cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc tế với các nước Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei cùng thống nhất quan điểm công bằng và hợp lý về việc phân định lãnh hải.
    Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược, diễn tập chiến thuật chung với các nước trong khu vực và quốc tế có cùng chung quyền lợi. Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế để ngăn ngừa trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
    Cẩn thận tránh lọt bẫy
    . Trung Quốc đưa ra nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” để đàm phán với các nước có tranh chấp trên biển với họ. Ông bình luận gì về quan điểm này?
    + Chủ trương này nghe qua có vẻ hòa hoãn nhưng thực chất đây là một xu thế tấn công trên bàn đàm phán, trong khi chờ “điều kiện chín muồi” để sử dụng sức mạnh.
    Theo các chuyên gia về Trung Quốc ở Nhật, Trung Quốc một mặt chủ trương “giải quyết hòa bình” cuộc tranh chấp nhưng mặt khác lại củng cố chiếm cứ bằng sức mạnh quân sự; đàm phán song phương với nước có yêu sách về chủ quyền, phản đối việc giải quyết bằng thương lượng đa phương. Mặt khác, Trung Quốc đưa ra chủ trương “cùng nhau khai thác” tài nguyên đáy biển, “gác lại” vấn đề lãnh thổ với tiền đề Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo nhỏ, dãy đá ngầm khác là của Trung Quốc, với việc khư khư lập trường xem biển Đông là vùng biển “mang tính lịch sử”. Nói là “giải quyết hòa bình” để “cùng khai thác” bằng cách “gác lại tranh chấp” nhưng chính Trung Quốc là nước thực quyền chi phối các quần đảo này.
    Vì vậy, nếu chấp nhận đàm phán với Trung Quốc theo phương thức này là lọt bẫy của họ; là thừa nhận một tiền đề nguy hiểm là Trung Quốc có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.
    . Xin cảm ơn ông.
    MINH CƯỜNG thực hiện
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/...ng-giua-bien-dong---Ky-1-Ky-uc-dai-duong.html

    Sống giữa biển đông - Kỳ 1: Ký ức đại dương
    TT - Người Việt từng sinh sống, đoàn kết và nương tựa nhau để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của đại dương mênh mông như thế nào? Câu chuyện của những ngư dân lão luyện từng đối diện với sóng dữ, cướp biển và cả những mối đe dọa từ bên ngoài...
    >> Read this on Tuoitrenews.vn


























    Thấy tôi loay hoay xin cho theo tàu cá ra khơi, lão ngư Dương Văn Diện vỗ vai nhắc nhở: “Ngư dân ở đây làm gì thì làm nhưng phải qua mùng 5 tháng 5 mới đi lại. Họ còn cúng ông bà, tổ tiên nữa chớ!”. Rồi ông dẫn tôi về căn nhà mình, ở đó thâu đêm ông nói về Hoàng Sa không dứt.
    Hoàng Sa ngày ấy...
    Tuổi ngoài 60, mái tóc hoa râm, dáng người săn chắc, nước da đen trục của một ngư dân chính hiệu, ông Diện bực dọc: “Gần đây Trung Quốc họ làm dữ quá!”. Mỗi lần nghe biến cố trên biển Đông, ngư dân bị bắt ở Hoàng Sa, tim ông lại nhói đau từng hồi, ký ức ngày xưa vỡ vụn.
    Nhà nghèo, năm 16 tuổi ông Diện rời sách vở theo cha lên tàu ra biển. Hơn 40 năm ngang dọc ở biển Đông, ông thuộc làu từng thớ đất nông sâu ở Hoàng Sa. “Ngày đó chưa có định vị, chưa có máy tầm ngư như bây giờ. Chỉ có cái la bàn, chiếc xuồng máy là chúng tôi ra biển. Những ngày xa xưa ở đây đã có thuyền đánh cá tận Hoàng Sa rồi. Tôi cùng lão ngư Nguyễn Đảng ở Lý Sơn là những ngư dân xông pha nơi ấy từ thời niên thiếu!” - ông Diện bồi hồi quay lại những năm 1980, khi ấy cá ở Hoàng Sa nhiều vô kể.
    Đánh bắt rất dễ nhưng thuyền mình không to, mua bán lại khó, nên cứ ra Hoàng Sa đánh một tuần rồi quay về Đà Nẵng bán cá. “Cá nhiều như nhộng trong nong tằm ấy! Ngư dân mình đánh cá giỏi, đánh liên tục cả ngày đêm đầy ghe là về...” - ông Diện kể. Rồi vài năm sau, khi ngư dân bắt đầu đóng thuyền nhiều, Hoàng Sa bao trùm bởi ngư dân Quảng Ngãi. Những đêm đất trời bình yên, thuyền bè của ta thả neo đậu kín cả một góc trời.
    Nhấp chén trà đắng chát đầu lưỡi, rít hơi thuốc thật sâu, ông Diện nhớ lại những tháng ngày bình yên trên biển: “Năm 1982, mới tháng 4 nhưng bão biển lại về sớm. Khi đó tàu của ngư dân mình hơn 60 chiếc kết lại thành bè to chống gió“.

    [​IMG]Lão ngư Dương Văn Diện - Ảnh: Tấn Vũ


    Người đưa thư Trường Sa
    Trong câu chuyện của mình, ông Diện luôn nhắc đến người bạn thân thiết là ngư dân Nguyễn Đảng, một trong sáu ngư dân bị mất tích trong chuyến ra khơi vào cuối năm 2010. Ông Đảng từng là ngư dân nổi tiếng trên tàu của ngư dân Mai Phụng Lưu, từng bị Trung Quốc bắt và trả về. Một thời trai trẻ họ cùng nhau vẫy vùng trên biển nhưng mỗi người một số phận. Ông Diện với tuổi già bình yên bên cửa biển sống trong hồi ức gian nan thì ông Đảng vĩnh viễn nằm lại với đất trời Hoàng Sa. Ông Diện có năm người con ăn học thành tài, kiến trúc sư có, kỹ sư có... ông Đảng tuổi già con mọn không dựng lại nổi căn nhà cũ đã ba lần bị bão xé toang. Ông Đảng ra đi trong nỗi đau quặn thắt khi để lại vợ cùng đứa con chưa vào lớp 1.
    Nhắc đến ngư dân Nguyễn Đảng, khóe mắt ông Diện đỏ hoe ngậm ngùi: “Đi Hoàng Sa vừa dứt, chúng tôi lại về Trường Sa. Tôi và ông Đảng, ông Cừ coi Trường Sa như nhà, anh em chiến sĩ trên đảo như người thân”. Ông Diện đọc vanh vách từng tên đảo ở Trường Sa, ông mô tả từng cụm đảo, từng nhà giàn chi tiết.
    “Mỗi mùa dưa hấu, trên chuyến tàu ra Trường Sa của tôi lúc nào trong ngăn lạnh cũng có gần 100 quả dưa hấu. Biết anh em thiếu thốn, tôi ghé lại từng đảo phát dưa cho bộ đội. Lên đảo cùng ăn, cùng ở. Ngư dân chẳng có quà, có khi gửi cho anh em vài cây thuốc lá lấy tình” - ông Diện nhớ lại.
    Những ngày đánh cá ở Trường Sa với ông Diện là những ngày hạnh phúc nhất. Ở biển Trường Sa niềm vui nỗi buồn đều có người sẻ chia. Ngoài những chuyến đánh cá, ông Diện vui nhất là được làm người đưa thư cho những người lính trẻ ngày đêm giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. “Mấy chú bộ đội thấy tôi thả neo là mừng quýnh lên. Hỏi khi nào bác vào. Tôi bảo đi đánh cá vài ba hôm. Mấy chú ấy dặn “bác nhớ quay lại để cháu gửi vài lá thư cho người thân”. Đánh cá xong, tôi quay lại từng đảo nhận thư gói ghém mang về” - ông Diện nhớ lại.
    Đều đặn sau mỗi chuyến tàu vừa cập cảng Sa Kỳ, ông Diện để cá cho vợ con nhặt, lựa rồi phân loại mang đi bán, thu tiền. Một mình ông lấy chiếc xe đạp cũ kỹ đạp lên tận thị xã Quảng Ngãi, cách đó chừng 20km để bỏ thư vào hòm, gửi về quê cho từng người lính. “Nghĩ đến anh em thiếu thốn tình cảm, nghĩ đến từng nét chữ tâm tình của người muốn gửi, tôi làm việc này đầu tiên sau mỗi chuyến về đất liền. Lúc đó cảng Sa Kỳ, huyện Bình Sơn này làm chi có bưu điện!” - ông Diện nhớ lại.
    Đoạn ông Diện nhìn qua tôi nói như dặn dò: “Những lá thư tay là tâm huyết, thời gian, suy tư... và rất rất nhiều thứ người viết gửi gắm vào đó. Cánh thư đi lạc mình có lỗi nhiều lắm!”.
    Ông Diện không thể nhớ hết họ tên từng người gửi thư, ông ngửa bàn tay sần sùi đếm, nhíu lông mày rồi nói: “Cậu Đa quê Nghệ An, bác sĩ Đông quê TP.HCM, bác sĩ Tuấn quê Hải Phòng, trung tá Thịnh ở Khánh Hòa - ba nó là phi công, ông Vinh ở đảo Phan Vinh...” là những người hay gửi thư, tâm tình cùng ông và ngư dân nhiều nhất.
    “Tôi nhớ nhất anh Vinh ở đảo Phan Vinh. Dưa hấu đưa ra từ đất liền anh gọi anh em mang lên rửa sạch, lấy quả ngon nhất đặt lên bàn thờ Bác Hồ, thắp nhang gọi là quà quê hương. Còn lại rồi mới gửi cho anh em. Tôi nghỉ đi biển mà anh ấy còn gửi lon cá hộp cho tôi từ ngoài đảo làm quà” - ông Diện nói mà ánh mắt nhìn về xa khơi.
    Ông Diện nhớ như in ngày đầu tiên đặt chân lên đảo Phan Vinh. “Lúc ấy anh Vinh gọi tôi tới hỏi: “Sao bác biết đây là đảo Phan Vinh?”. Tôi nói: “Đảo này đặt tên theo người anh hùng hải quân mà chú nói chi vậy? Hồi trước ngư dân gọi tên đảo này là đảo Hòn Sập”. Tôi nói đến đó anh Vinh ôm chầm lấy tôi rồi rưng rức khóc!” - ông Diện kể lại.
    Những ngày ra biển của ông không còn nữa. Căn nhà mới xây do chính cậu con trai út thiết kế, ông Diện bảo phải làm cho ông cái gác nhỏ trên tầng ba. Ở đó mỗi ngày ông đều đặn nhìn những chuyến tàu êm ái ra khơi và khoan thai trở về Sa Kỳ trước hoàng hôn đầy ắp cá. “Ước ao lớn nhất của tôi là được một lần về thăm đảo ngoài kia” - ông nói trong ngậm ngùi...
    TẤN VŨ
    __________
    “Chiếc xuồng máy cùng tám tên cướp bịt mặt mang súng ống ập xuống tàu khi chúng tôi đang ngủ. Chúng bắt tôi nằm sấp xuống sàn rồi cướp bóc. Tôi định cho nổ tung con tàu nếu một trong số anh em chúng tôi bị bắn...”. Đó là câu chuyện đối đầu cùng cướp biển.
  6. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    @Thai_Duong @ptkh @phuonga20 : sao không qua ben Tap 13 or mở tap mới di chứ các bác. Đây là tập 12 mà
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Đề nghị bác Phuongxa20 nhờ Mod sửa tập này lại thành tập 14 đi anh ạ, lỡ rồi.[};-
  8. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    Ý kien cua @ptkh hay đấy. Khỏi nói mod sửa, mình tự sủa dc mà! hii, Mod thấy mod lai đưa qua Giaoluu mất! Bác @phuongxa20 làm luôn di ạh
  9. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/440624/Cac-vung-bien-cua-quoc-gia.html

    Các vùng biển của quốc gia
    TT - Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng, xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia.


























    Theo công ước, mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    [​IMG]Các vùng biển của Việt Nam - Đồ họa: V.Cường

    Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.
    1. Nội thủy
    Điều 8 của công ước Luật biển năm 1982 quy định nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
    2. Lãnh hải
    Lãnh hải là vùng biển nằm ngoài đường cơ sở. Chiều rộng tối đa của lãnh hải là 12 hải lý (điều 3 công ước). Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình. Chủ quyền đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải là tuyệt đối. Chủ quyền đối với vùng trời phía trên lãnh hải cũng là tuyệt đối. Tuy nhiên, chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy vì ở lãnh hải của quốc gia ven biển, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền qua lại không gây hại.
    3. Vùng tiếp giáp lãnh hải
    Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài và sát với lãnh hải. Chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải cũng không quá 12 hải lý. Quốc gia ven biển có quyền thi hành sự kiểm soát cần thiết nhằm ngăn ngừa các vi phạm đối với các luật và quy định về hải quân, thuế khóa, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình; và trừng trị những vi phạm các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình (điều 33 công ước).
    4. Vùng đặc quyền kinh tế
    Đó là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý nên thực chất vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý). Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán. Quyền chủ quyền về kinh tế bao gồm các quyền đối với khai thác tài nguyên sinh vật (điều 62), tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế đem lại lợi ích cho quốc gia ven biển như khai thác năng lượng nước, hải lưu, gió...
    Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.
    Quyền tài phán trên vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bao gồm quyền lắp đặt, sửa chữa các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị trên biển; quyền nghiên cứu khoa học biển; quyền bảo vệ môi trường.
    5. Thềm lục địa
    Thềm lục địa của quốc gia ven biển là phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển. Thềm lục địa của quốc gia ven biển rộng tối thiểu 200 hải lý (kể cả khi thềm lục địa thực tế hẹp hơn 200 hải lý). Các quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa của mình. Cần lưu ý quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc quyền ở chỗ nếu quốc gia đó không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền khai thác tại đây nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
    Điều cần nhấn mạnh là một mặt các quốc gia ven biển được hưởng các quyền tương ứng như đã nêu trên đối với các vùng biển của mình, nhưng mặt khác họ có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển khác.
    Ngoài ra, còn có vùng biển quốc tế (là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển). Ở vùng biển quốc tế, các quốc gia đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, đặt dây cáp và ống ngầm, đánh bắt cá, nghiên cứu khoa học... nhưng phải tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như phải tuân thủ các quy định có liên quan của công ước Luật biển năm 1982; và đáy biển quốc tế (hay còn gọi là đáy đại dương) là di sản chung của nhân loại và không quốc gia nào có quyền đòi hỏi chủ quyền hay các quyền chủ quyền ở đáy biển quốc tế, kể cả tài nguyên ở đó.
    Luật gia NGUYỄN DUY CHIẾN - thạc sĩ HOÀNG VIỆT
  10. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/23733/viet-nam-sam-may-bay-trinh-sat--tuan-tra-bien.html

    Việt Nam sắm máy bay trinh sát, tuần tra biển

    Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng…

    Tuần tra hàng hải đường không có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh tình hình biển Đông ngày càng diễn biến theo chiều hướng phức tạp.

    Tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới.

    Đối với các nước lớn trên thế giới, từ lâu tuần tra hàng hải đường không có vai trò mang tầm chiến lược. Các nước như Nga, Mỹ liên tục phát triển những năng lực mới cho các loại máy bay tuần tra hàng hải.

    Theo đó, các máy bay này có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lý sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lãnh hải.

    Các máy bay trinh sát thực hiện phát hiện, định vị và tiêu diệt tàu chiến của đối phương điển hình có máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, P-3 Orion của Mỹ, IL-38, Tu-142F của Nga.
    Đây là các loại máy bay có tầm hoạt động xa, khả năng bao phủ một vùng rộng lớn từ trên cao, nhanh chóng có mặt tại các điểm nóng, đối phó hiệu quả với các tình huống bất ngờ.

    Hiểu rõ được vai trò của tuần tra hàng hải đường không trong tình hình biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng phức tạp. Quân đội Nhân dân Việt Nam đang từng bước phát triển lực lượng tuần tra hàng hải đường không.

    Năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam ký kết một hợp đồng mua bán máy bay với các nước phương Tây. Hợp đồng mua bán 6 máy bay thủy phi cơ lưỡng dụng DHC-6 Twin Otter series 400 đã được ký kết với Tập đoàn Viking Air Canada.
    [​IMG] DCH-6 có khả năng hoạt động linh hoạt cả trên biển lẫn trên đất liền. Việc trang bị loại máy bay này sẽ mở ra năng lực mới cho đảm bảo an ninh hàng hải của nước ta.


    Dự kiến, công việc giao hàng sẽ được bắt đầu trong giai đoạn từ 2012-2014, phía Tập đoàn Viking Air Canada sẽ hỗ trợ công tác đào tạo phi công tại Canada. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký một hợp đồng mua 3 chiếc máy bay trinh sát hàng hải CASA C-212 từ Tây Ban Nha.

    Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình thành lập lực lượng Không quân Hải quân Quân đội Nhân Dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung, không chỉ thể hiện Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có trang bị kỹ thuật đa dạng mà còn mở ra một hướng xây dựng lực lượng tác chiến đa dạng, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh quốc tế ngày một phức tạp.

    Đặc điểm kỹ thuật DHC-6

    DHC-6 một loại thủy phi cơ lưỡng dụng linh hoạt cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, theo dõi thời tiết, chụp ảnh hiện trường, đánh dấu vị trí trên biển, cứu hộ cứu nạn trên biển, vận tải hàng hóa và hành khách.

    Máy bay này có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn, có thể cất hạ cánh trên biển và trên đất liền. Đặc biệt hữu ích trong các tình huống cứu hộ hay chi viện lực lượng cho các đảo, nơi có đường băng thường rất ngắn.

    Thủy phi cơ lưỡng dụng DCH-6 được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, tích hợp radar thời tiết hiển thị đa màu sắc, radar đo độ cao, máy ảnh tích hợp, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống điều khiển và liên lạc vô tuyến hàng hải Loran-C và hệ thống thả phao đánh dấu vị trí trên biển.
    [​IMG] Buồng lái của DCH-6 được trang bị các thiết bị điện tử hiện đại.

    Ngoài thiết bị điện tử tích hợp sẵn, thủy phi cơ DCH-6 có thể mang theo các thiết bị phụ trợ bên ngoài, hoặc bên trong khoang theo yêu cầu của phía khách hàng.

    Thủy phi cơ DCH-6 series 400 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt PT-6A35 hiệu suất cao, tốc độ trung bình khoảng 300km/giờ. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.

    Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào bình nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ.

    Phi hành đoàn của DCH-6 gồm có 2 người, khoang máy bay có thể chứa 18-20 hành khách hoặc hàng hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ

    Thông số cơ bản: Dài 15,77 mét, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 mét, trọng lượng rỗng 3365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này