Quyết tâm cao nhất bảo vệ lãnh thổ , hải đảo - tập 14

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi phuongxa20, 22/12/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3790 người đang online, trong đó có 300 thành viên. 13:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 10141 lượt đọc và 263 bài trả lời
  1. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Tập 12 và 13 đã nối tiếp liên tục các tập trước .
    Tập này là do bác phuongxa20 lâu không vào nên tưởng rằng anh em mình đã đào ngũ !
    Thôi cứ ở đây đến hết tập thì mở tiếp tập 14 !
  2. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/201106031201444p1112c1115/phia-sau-chuyen-lan-hai-sam-trung-dam-23-ti-dong.htm

    Phía sau chuyến lặn hải sâm trúng đậm 2,3 tỉ đồng
    Chỉ một chuyến lặn hải sâm ở quần đảo Trường Sa vừa rồi, tàu lặn hải sâm của ông Lê Túc làm thuyền trưởng trúng 2,3 tỉ đồng. Nhưng phía sau nghề lặn hải sâm là “lưỡi hái tử thần” luôn rình rập.

    [​IMG]
    Một con hải sâm được Lê Túc giữ để... ngâm rượu.​
    "Nói thiệt với mấy ông, nếu ai hỏi đi biển thì làm nghề gì mau giàu. Tui nói là nghề lặn hải sâm!". Thuyền trưởng tàu QNg 66 029 TS Lê Túc (44 tuổi), ở thôn Tây, xã An Hải – Lý Sơn, nhấn mạnh. Nhưng cũng không nghề gì nguy hiểm bằng lặn hải sâm. Trước khi ra biển là thấy cái chết, teo cơ chân, tay, nằm liệt giường... treo trước mắt ấy. Có điều, vì mưu sinh, anh em cứ lao đầu xuống biển".
    Suốt buổi chiều chạng vạng tối, hàn huyên trên manh chiếu trong ngôi nhà le lói ánh điện trên đất đảo, tôi nghe ông Lê Túc và những ngư dân ở đây kể "1001" chuyện về biển, về cái nghề đối diện với "hà bá".
    "Một chuyến bằng một năm"
    Thi rớt đại học, ông Túc đành quê bỏ mộng đèn sách quay về với với đảo và theo cha ra biển kiếm cơm. Hai năm "học việc" quanh quẩn quanh bờ kiếm cá, tôm đắp đổi qua ngày. Mãi đến năm 1989, ông theo các bậc cha chú ra Hoàng Sa đánh cá.
    Lao động cật lực, màu da trắng của anh học trò thuở nào đã thay bằng màu đồng hun. Ấy là chưa kể còn đánh đổi cả mô hồi, nước mắt và cả máu nữa, . Thế rồi cuối cùng thì năm 2003, ông Túc sắm được con tàu ra thẳng Hoàng Sa lặn hải sâm.
    8 năm không phải dài, nhưng không phải là ngắn cho một đời ngư dân hải hồ sóng gió, cũng có lúc Lê Túc và bạn chài "trúng mánh" hỉ hả, tiền vô như nước. "Nhưng chưa có bao giờ trúng mánh như đợt vừa rồi, cả thuyền tui đi một chuyến 2,3 tỉ đồng. 10 người trên tàu, ít thì 100 triệu đồng, nhiều 150 triệu. Cộng với hai phiên biển trước nữa, mỗi lao động trên tàu tui có trong tay non 200 triệu đồng. Mấy năm trước, mỗi năm ra biển năm phiên, dễ gì được vậy", ông Túc kể.
    Tàu QNg 66 029 TS ra quần đảo Trường Sa vào 9.3 âm lịch (11.4). Mười ngày đầu tiên, tàu lặn hải sâm của ông chỉ được có hơn 100 con vú biển (hải sâm). Tưởng là như mọi phiên biển khác, ai ngờ ngày thứ 11, cả thuyền gặp "núi" hải sâm. Vậy là hơn một tháng rưỡi trên biển, ngày 26.4 âm lịch (28.5), tàu QNg 66 029 TS về đất liền, mang theo 1,5 tấn hải sâm.
    Đối diện "lưỡi hái tử thần"
    Ngư dân Lê Túc biết, người hành nghề lặn hải sâm cũng có nhiều kết cục bi thương. Với nghề lặn, an toàn trước hết là mặc bộ đồ lặn trước khi xuống biển, nhưng ngư dân Lý Sơn vốn "lỳ", mặc ba cái đồ đó "chỉ thêm vướng víu tay chân". Vì vậy, thợ lặn ở đây mỗi bận xuống biển là chỉ cột khoảng chục kg chì quanh bụng; mắt đeo kính lặn; tay cầm vợt và miệng ngậm dây hơi và đi vào lòng biển ở độ sâu 60 - 70m.
    Cứ mỗi đợt lặn, ngư dân ở dưới nước khoảng 30 phút, nhưng người canh giờ ở trên phải theo dõi thật kỹ. Mỗi bận người dưới nước giật dây là kéo lên. Còn không, cứ 20 phút người trên tàu phải giật dây hơi một lần và đến 30 phút, người dưới nước có giật dây hay không, người ở trên cũng phải kéo lên.
    Tuy nhiên, nếu khi xuống nước mất 20 phút lặn đến đáy biển thì khi kéo lên phải mất thời gian gấp 3 lần như vậy. Nghĩa là kéo lên phải chầm chậm, cứ 20 phút cho thợ lặn giảm áp giữa chừng một lần, mà suốt chặng đường từ khi kéo lên đến lúc ngoi lên mặt nước, phải giảm áp đến 3 lần như thế.
    "Tất cả đều phải tuân theo như vậy, nếu không nhẹ thì bị chảy máu tai, điếc tai; nặng thì liệt tay, liệt chân và chết ngay khi chưa lên khỏi mặt nước" – một thợ lặn cho hay.
    Khi lên thuyền rồi, thợ lặn không được ăn, hút thuốc và tắm liền bằng nước ngọt. Nghĩa là, những sinh hoạt chỉ được phép sau một giờ ra khỏi mặt nước.
    Một điều mà thợ lặn luôn tuân thủ nữa là mỗi ngày, mỗi thợ lặn chỉ xuống nước hai chuyến, chuyến thứ nhất cách chuyến thứ hai 3 giờ đồng hồ. "Có khi lên thuyền rồi, thợ lặn có biểu hiện đau lưng, nhức mỏi là phải thả ngay xuống biển, ngay điểm mà thợ lặn giảm áp không đúng. Nhiều thợ lặn hải sâm chủ quan và bị chết là do giảm áp không đúng kiểu này", ông Túc lắc đầu.
    Vì làm nghề lặn hải sâm nguy hiểm như vậy nên số tàu thuyền trên đảo Lý Sơn cũng giảm dần qua từng năm. Đến nay, cả đảo Lý Sơn có trên 400 tàu thuyền, thì số tàu lặn hải sâm đếm không tới đầu ngón tay.
    Những số phận hẩm hiu
    [​IMG]
    Suốt 3 năm qua, anh Lộc nằm liệt một chố mọi sinh hoạt cá nhân đều do người vợ chăm sóc​
    Nghề lặn hải sâm trên đảo Lý Sơn, quả thật là xuống biển "ẵm" tiền, nhưng có biết bao người, cũng vì nghề này mà mãi mãi nằm lại biển khơi hoặc tàn phế suốt đời, gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
    Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên có lần nói với tôi: "Ở huyện Lý Sơn, mỗi năm chưa kể hàng chục vụ tai nạn khi lặn, thì hầu như năm nào cũng có vài ba mạng người chết thảm vì hải sâm".
    Gần nhất là vào ngày 9.5, anh Nguyễn Vinh (22 tuổi) ở thôn An Hải – Lý Sơn, khi lặn hải sâm ở độ sâu 50m ở vùng biển Hoàng Sa thì dây hơi bị gấp và chết ngạt dưới đáy biển. Đến ngày 13.5, thi thể ngư dân xấu số trên mới được đưa về an táng trên đảo Lý.
    Nhưng trường hợp bi thương kể trên chỉ là một trong hàng loạt vụ lặn hải sâm bị tai nạn giữa chừng. Tôi đến nhà thợ lặn Trần Đình Lộc, 45 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải. Nhìn cảnh nhà đơn chiếc, Lộc thì nằm chèo queo một mình, tật nguyền tại chỗ, ai cũng xót lòng. Anh lặn biển và bị tai nạn năm 2006, từ đó bao nhiêu của cải ra đi.
    Từ khi anh bị tai nạn, bốn đứa con anh lâm vào cảnh lam lũ, hai đứa con lớn là Trần Đại Biển và Trần Đại Hên tuổi giờ suýt soát 18-20 nhưng đã nghĩ học, sớm đi biển đỡ đần cho mẹ nuôi hai đứa em theo đòi đèn sách. Anh Lộc chép miệng: "Cảnh như tui ở đảo này vài ba chục người chứ đâu phải ít".
    Theo PHẠM ANH (SGTT.VN)
  3. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110715/ngo-vuc-ve-gian-khoan-khung-cua-trung-quoc.aspx

    Ngờ vực về giàn khoan “khủng” của Trung Quốc
    15/07/2011 0:15
    Dư luận Trung Quốc đang nghi ngờ về giàn khoan dầu khổng lồ mà chính quyền đang có kế hoạch triển khai ở biển Đông.
    Ngày 26.5, Trung Quốc công bố giàn khoan Hải Dương 981, được đầu tư với kinh phí 935 triệu USD. Theo thông báo của Tập đoàn dầu khí xa bờ quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đây là giàn khoan kiểu nửa chìm nửa nổi và là “siêu giàn khoan” đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất. Với chiều cao 136m, trọng tải 30.000 tấn, tổng chi phí hoạt động cho giàn khoan này có thể lên tới 1 triệu USD/ngày. Có thể hoạt động ở vùng biển sâu 3.000m, nó được cho là sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác dầu của Trung Quốc, trước giờ chỉ có giàn khoan hoạt động được ở độ sâu tối đa 500m.
    Hải Dương 981 được xây lắp suốt 3 năm bởi Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc. Giàn khoan này dự tính được đưa ra biển Đông trong tháng 7.
    Kế hoạch triển khai giàn khoan khổng lồ này ở biển Đông, có thể là tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gây rất nhiều lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Nó lại được công bố đúng thời điểm Bắc Kinh gia tăng các hành động đơn phương, gây căng thẳng nhằm vào Việt Nam và Philippines.
    [​IMG]
    Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc - Ảnh: People.com.cnKế hoạch tham vọng
    Sở dĩ Trung Quốc nôn nóng muốn sử dụng “bảo bối” Hải Dương 981 vì việc khai thác dầu trên biển Đông đã được xác định nằm trong chiến lược đối với khu vực của nước này. Giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa từng khẳng định về kế hoạch “tiếp tục tập trung vào việc thăm dò và khai thác dầu ở biển Đông trong tương lai gần” trong một cuộc họp báo về chiến lược kinh doanh của tập đoàn này năm 2011. Một quan chức khác giấu tên của CNOOC cũng tiết lộ tập đoàn đã đặt mục tiêu đầy tham vọng về sản lượng cho giai đoạn từ nay tới năm 2020.

    Hàn Quốc yêu cầu giải thích vụ tràn dầu ở Bột hải
    Theo Thời báo Hoàn Cầu, Hàn Quốc vừa yêu cầu Trung Quốc tổ chức hội nghị về môi trường giữa hai nước và đưa ra thông tin cụ thể về vụ rò rỉ dầu ở vịnh Bột Hải cũng như phương án xử lý. Nhật báo Hàn Quốc Chosun Ilbo gọi vụ này là “nỗi khiếp sợ màu đen” và lên án Trung Quốc che đậy thông tin. Vịnh Bột Hải thông ra Hoàng Hải và nỗi lo dầu loang xuống vùng biển của Hàn Quốc hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, Trung Quốc lấy lý do rằng “hải lưu ở Bột Hải chảy ngược dòng nên không chảy về phía biển Hàn Quốc” để thanh minh cho việc chậm trễ thông tin.
    Theo báo chí Trung Quốc, CNOOC có kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (khoảng 54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên ở biển Đông. Trong đó, tập đoàn này dự kiến dùng 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. Chính vì vậy, giàn khoan Hải Dương 981 được thiết kế với tuổi thọ dự kiến là 30 năm chỉ chuyên phục vụ trong khu vực biển Đông.
    Một số chuyên gia đánh giá kế hoạch khai thác dầu đầy tham vọng nói trên nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm thâu tóm gần như toàn bộ biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời một số quan chức không ngần ngại nói thẳng sự xuất hiện của Hải Dương 981 sẽ “giúp Trung Quốc hiện diện mạnh mẽ hơn” tại nam biển Đông. Đây là khu vực Bắc Kinh không có chủ quyền nhưng nằm trong bản đồ đường lưỡi bò phi lý của họ.
    Như vậy, triển khai giàn khoan “khủng” là một bước khác để hiện thực hóa tham vọng độc chiếm biển Đông của chính quyền Trung Quốc. Ở chiều ngược lại, những hành động và tuyên bố cứng rắn gần đây của Bắc Kinh cũng một phần nhằm mở đường để kéo Hải Dương 981 ra biển khai thác dầu.
    Phản đối và ngờ vực
    Cộng đồng quốc tế tỏ ra lo ngại và nhiều bên đã lên tiếng phản đối ý định triển khai Hải Dương 981 của Trung Quốc. Ngày 8.7, cộng đồng người Mỹ gốc Philippines biểu tình trước Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc ở thủ đô Washington, San Francisco, New York, Los Angeles và Chicago để phản đối các hành động đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông, đặc biệt là về giàn khoan khổng lồ nói trên, theo Đài ABS-CBN.
    Ngoài ra, trên không ít diễn đàn ở Trung Quốc, khá nhiều cư dân mạng nước này cũng tỏ ý ngờ vực về kế hoạch của CNOOC và cho rằng đây chỉ là hành động phô trương thanh thế, hù dọa các bên tranh chấp. Trong bài viết vừa đăng trên Sina.com, nhà báo nổi tiếng Tư Mã Bình Bang nhận định những tuyên bố của CNOOC là quá phô trương, không có căn cứ và chỉ càng gây thêm lo ngại về tình hình biển Đông. Theo ông, Trung Quốc không thể ung dung khai thác ở khu vực đang tranh chấp trong khi nếu để xảy ra xung đột lớn vì tài nguyên thì dư luận trong nước sẽ rất phẫn nộ.
    Ông Tư Mã viết thêm rằng công nghệ kỹ thuật của CNOOC vẫn còn có khoảng cách rất xa so với yêu cầu khai thác dầu dưới biển Đông nên chưa chắc giàn khoan Hải Dương 981 sẽ làm nên “cơm cháo” gì. Kết luận bài viết, nhà báo này nêu câu hỏi: “Từ giờ tới năm 2020 là 10 năm, chúng ta có cần dùng thất bại của 10 năm để hiểu ra chân lý?”.
  4. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Thứ Năm, 22/12/2011, 14:14 (GMT+7)
    Nhật Bản lại bắt một thuyền trưởng Trung Quốc


    TTO - Ngày 22-12, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho biết đã bắt giữ một thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc trong hải phận của Nhật Bản.
    Đây là vụ bắt giữ thứ hai trong tuần.



    [​IMG]

    Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản - Ảnh: AFP
    Theo AFP, phía Nhật Bản đã bắt giữ Lin Zongyong, thuyền trưởng chiếc tàu mang tên Minxiayu 05128, vào khoảng 7g (giờ địa phương, tức 10g GMT) ngày 21-12, sau khi ông này làm ngơ yêu cầu dừng tàu của lực lượng Nhật Bản.
    Tàu Minxiayu chỉ giảm tốc độ sau 1 giờ bị truy đuổi và các binh sĩ Nhật Bản đã lên tàu tại vùng biển nằm gần đảo Yome thuộc quần đảo Ogasawara, cách Tokyo 950km về phía nam.
    Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc khác tại quần đảo Goto gần Kyushu.
    Các quan chức Nhật Bản nói cả hai vụ việc đều liên quan đến việc đánh bắt hải sản trái phép trong hải phận Nhật Bản. Nếu bị buộc tội, các thủy thủ Trung Quốc có thể đối mặt mức án tù 6 tháng hoặc án phạt 300.000 yen (3.840 USD).
    Tân Hoa xã cho biết Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đang tiến hành điều tra vụ việc, đồng thời đảm bảo an toàn cho các thủy thủ Trung Quốc bị bắt giữ.
    XUÂN TÙNG


    Thứ dân đi đâu là trộm cắp đó ! [r23)][r23)][r23)]
  5. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/2011072712286990p1014c1068/gianh-quyen-kiem-soat.htm

    MỘT CÔNG TY TRUNG QUỐC MUA CP VIỆT NAM- BÀI 1:
    Giành quyền kiểm soát
    Công ty CP Việt Nam hiện đang sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản hàng đầu Việt Nam.
    Sự kiện một công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu của Trung Quốc tuyên bố sẽ giành quyền kiểm soát phần lớn cổ phần của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt CP Việt Nam) đang tạo sự chú ý, quan tâm của các doanh nghiệp (DN).
    Mua hơn 70% cổ phần
    Công ty sẽ giành quyền kiểm soát CP Việt Nam có tên C.P Pokphand (CPP), có trụ sở chính đóng tại Hong Kong. CPP sẽ bỏ ra 609 triệu USD (hơn 12.000 tỉ đồng) để giành quyền chi phối 70,82% cổ phần của CP Việt Nam. Đây được xem là một trong những thương vụ M&A (mua lại, sát nhập) vào hàng lớn nhất tại Việt Nam.
    Trong thư gửi các cổ đông vào ngày 21-6-2011, ban giám đốc CPP cho biết ý định mua lại CP Việt Nam có từ đầu năm 2011. Theo đó, CPP sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn và mua lại tổ chức Modern State - một công ty con của Tập đoàn Charoen Pokphand (CP Group, có trụ sở chính tại Thái Lan) hiện đang nắm giữ 70,82% cổ phần CP Việt Nam.
    Sau khi sát nhập, Modern State sẽ trở thành công ty con của CPP và CPP đương nhiên gián tiếp sở hữu CP Việt Nam. Báo cáo tài chính của Modern State và CP Việt Nam sẽ trở thành báo cáo tài chính hợp nhất của CPP. Số cổ phần 29,18% còn lại của CP Việt Nam vẫn thuộc sở hữu CP Group.
    Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, CPP sẽ chính thức nắm quyền kiểm soát công ty sản xuất thức ăn gia súc và thủy sản hàng đầu Việt Nam và cũng là DN phát triển nhanh nhất thị trường nông nghiệp Đông Nam Á.
    [​IMG]
    CP Việt Nam là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chiếm thị phần lớn nhất trong ngành chăn nuôi. Ảnh: NGUYỄN LỘC
    [​IMG]
    Dù ít hơn về số lượng nhưng DN nước ngoài luôn chiếm áp đảo thị phần thức ăn chăn nuôi. (Nguồn: Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam)
    Tham vọng chi phối thị trường
    Theo tính toán, việc mua lại CP Việt Nam sẽ hỗ trợ cho hàng chục nhà máy chế biến của CPP đóng ở Trung Quốc, đặc biệt góp phần cung cấp nguyên liệu thô đang được DN Trung Quốc thu gom rầm rộ tại Việt Nam trong thời gian qua.
    Nhận định về thương vụ này trên báo chí nước ngoài, ông Dhanin Chearavanont, Chủ tịch CPP, khẳng định: “Cuộc thâu tóm chiến lược này sẽ giúp CPP vào vị trí dẫn đầu trong thị trường thức ăn gia súc và nông nghiệp của Việt Nam”.
    Ông Dhanin Chearavanont cho rằng sự tăng trưởng nhanh chóng của CP Việt Nam sẽ đưa CPP đến gần hơn nữa với mục tiêu trở thành DN hàng đầu châu Á trong thị trường nông sản thực phẩm.
    CPP là ai?
    CPP và CP Việt Nam đều là thành viên của CP Group - một tập đoàn lương thực, thực phẩm hàng đầu Thái Lan, có giá trị hơn 5,5 tỉ USD với 250 công ty thành viên ở 20 nước.
    CPP được thành lập ở Trung Quốc từ những năm 1970. Năm 2010, tổng doanh thu của CPP đạt hơn 1,9 tỉ USD, lợi nhuận đạt hơn 132 triệu USD. Công ty đang sở hữu 78 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và hơn 26.000 đại lý phân phối ở Trung Quốc.
    CP Việt Nam được thành lập ở Việt Nam năm 1993 với hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài.Công ty hiện chiếm gần 20% thị phần thức ăn chăn nuôi, 77% thị phần chăn nuôi heo công nghiệp và 30% thị phần chăn nuôi gà thịt ở khu vực phía Nam. Năm 2010, doanh thu của công ty đạt hơn 1 tỉ USD và lợi nhuận 50,3 triệu USD.
    Nộp hàng chục triệu USD cho công ty mẹ
    Theo thỏa thuận, sau khi thuộc về CPP, mỗi năm CP Việt Nam phải nộp 1,5% tổng số doanh thu, gọi là phí chuyển giao công nghệ cho CP Group. CP Việt Nam cũng phải nộp 1,5% tổng số doanh thu, gọi là phí dịch vụ tư vấn tài chính, kiểm toán nội bộ, quản lý nhân sự… cho Modern State. Dự tính tổng số tiền mà CP Việt Nam phải nộp thứ tự hằng năm là 44 triệu USD (năm 2011), 62 triệu USD (2012) và 65,4 triệu USD (2013).
    Thiên đường về thuế
    Modern State là công ty con của CP Group nhưng có trụ sở tại British Virgin Islands, là lãnh thổ hải ngoại của Anh, gồm 15 đảo trong quần đảo Virgin ở vùng biển Caribbean, gần Cuba. Đây là vùng lãnh thổ đứng thứ sáu về vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (sau Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Singapore, Nhật, Malaysia) với gần 15 tỉ USD cho khoảng 500 dự án.
    Tại British Virgin Islands, DN thành lập chỉ để đầu tư ra nước ngoài (chứ không kinh doanh tại quần đảo) và hưởng ưu đãi như không phải lập sổ sách, không phải nộp sổ sách, báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý. DN không phải nộp thuế thu nhập, thuế chuyển nhượng… mà chỉ phải đóng thuế môn bài hằng năm (khoảng 350 USD). Do đó, vùng lãnh thổ này được DN xem là “thiên đường về thuế”.
    Q.NHƯ tổng hợp
  6. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    http://phapluattp.vn/20110728122315...-nguy-co-thi-truong-chan-nuoi-bi-thau-tom.htm

    CÔNG TY TRUNG QUỐC MUA CP VIỆT NAM - BÀI 2:
    Nguy cơ thị trường chăn nuôi bị thâu tóm
    Thương vụ diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam nên Luật Cạnh tranh không thể điều chỉnh được.
    Sự kiện công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc là C.P Pokphand (CPP) đang thương thảo để giành quyền kiểm soát Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt CP Việt Nam) tạo sự quan tâm của cơ quan quản lý, DN. Điều đáng nói là trong khi các DN chăn nuôi Việt Nam lo ngại về nguy cơ thị trường chăn nuôi bị thâu tóm sau thương vụ này thì các nhà quản lý lại cho rằng không nên quá lo lắng.
    Cơ quan quản lý: Không nên quá lo lắng!
    Ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT):
    Khó chi phối thị trường
    Đại diện CP Việt Nam trả lời thương vụ này sẽ không ảnh hưởng gì mà chỉ là hợp thức hóa xuất-nhập khẩu thịt heo từ Việt Nam qua Trung Quốc hoặc ngược lại. Trước tới nay, Việt Nam xuất khẩu nhiều thịt heo qua Trung Quốc nhưng qua đường tiểu ngạch.
    Hiện CP Việt Nam chỉ chiếm khoảng 3%-5% thị trường thịt heo nên khó chi phối thị trường. Chúng tôi cũng muốn CP phát triển mạnh lên để DN trong nước học hỏi kinh nghiệm. Thực tế, phần lớn chủ của DN thức ăn chăn nuôi trong nước đều từng làm thuê cho Proconco, Cargill, CP... Do đó, nếu các công ty nước ngoài làm đúng luật thì nên khuyến khích để thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Còn chất lượng hàng nông sản, heo, gà... từ Trung Quốc đưa sang đều phải qua hệ thống kiểm dịch Việt Nam.
    [​IMG]
    Phần lớn thị trường chăn nuôi heo, gà đang bị công ty nước ngoài chi phối. Ảnh: Q.TRUNG
    Ông Vũ Bá Phú, Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương):
    Không bị điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh
    Đây là giao dịch mua bán, sát nhập ngoài lãnh thổ Việt Nam nên Luật Cạnh tranh không điều chỉnh được.Năm 2009-2010, Cục Quản lý cạnh tranh khảo sát mức độ cạnh tranh 10 lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và thu được số liệu của nhiều DN, trong đó có CP Việt Nam. Hiện CP Việt Nam chiếm khoảng 8% thị phần thức ăn chăn nuôi và mức này không có khả năng thao túng thị trường.
    Theo Luật Cạnh tranh, việc mua bán, sát nhập… DN chiếm thị phần trên 50% của thị trường thì bị cấm. Nếu từ 30% đến 50% thì DN phải báo cho Cục, dưới 30% không phải báo.
    Người trong nghề: Cần tính toán tác động
    Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN:
    Phải nghiên cứu kỹ
    Vì có nhiều điểm quá mới mẻ nên tôi chưa rõ đằng sau việc mua bán này là gì. Dù Trung Quốc mở cửa đầu tư nhưng để nhà đầu tư thành công tại đất nước này là điều không dễ dàng. Cho nên mới có việc CP Group rất thành công tại Việt Nam nhưng gặp khó khăn ở Trung Quốc. Còn chính sách đầu tư của Việt Nam quá nới lỏng và thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thành công, từ đó khiến DN nhỏ và vừa trong nước gặp khó. Việc thâu tóm một công ty chăn nuôi lớn nhất Việt Nam rất đáng để nhà nước nghiên cứu, có chính sách phù hợp.
    [​IMG]
    Ông Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam:
    Thị trường chắc chắn bị tác động
    Thương vụ mua bán sẽ có tác động tới thị trường chăn nuôi. Bởi trước khi CPP nhảy vào, bản thân CP Việt Nam đã thao túng thị trường chăn nuôi heo, gà của mình rồi. Hiện Trung Quốc chưa tác động lớn đến nền kinh tế VN. Tuy nhiên, chủ trương của Trung Quốc sẽ mua lại những tập đoàn lớn trên thế giới để dần khống chế nền kinh tế nước đó.
    Bộ Kế hoạch và Đầu tư chắc chắn có chiến lược vừa thu hút hiệu quả vốn nước ngoài và đảm bảo kinh tế trong nước phát triển, không bị chi phối. Tuy nhiên, nhân sự kiện này, cơ quan quản lý cần nghiên cứu, tính toán và báo động để tránh nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài. Thực sự sau khi nghe tin, dân trong nghề như chúng tôi rất lo lắng.
    Ông Nguyễn Trí Công, Giám đốc Công ty Chăn nuôi Công Trí (Đồng Nai):
    Chưa có biện pháp phòng tránh
    Vụ mua bán này sẽ tác động nhiều mặt tới thị trường chăn nuôi trong nước. Nếu khan hàng, Trung Quốc sẽ thông qua CP nhập khẩu heo, còn nếu ứ hàng sẽ đẩy sang Việt Nam. Trường hợp nào thì Việt Nam cũng thiệt.
    Trước đây, tôi từng cảnh báo nếu không có biện pháp, vài ba năm nữa, các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài, trong đó có CP sẽ chi phối thị trường heo như từng làm với gà.
    Vẫn đang thương thuyết
    Ngày 27-7, ông Trần Văn Hạc, Giám đốc kinh doanh CP Việt Nam, cho biết hiện ông SookSunt Jiumjaiswanglerg, Tổng Giám đốc CP Việt Nam, đang có mặt ở Hong Kong để thương thuyết với CPP về vụ mua bán trên. Thương vụ nhằm giúp CPP lên sàn chứng khoán Hong Kong.
    Theo ông Hạc, đến nay các bên đang thương lượng, đàm phán các điều kiện của vụ mua bán. Do đó thông tin CPP đã mua CP Việt Nam như có báo đưa là không chính xác. Sau khi có kết quả chính thức, CP Việt Nam thông tin cho báo chí.
    Tối ưu hóa lợi nhuận
    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM qua email, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc công ty thức ăn chăn nuôi của Hà Lan có tên gọi De Heus Việt Nam, viết ngắn gọn: “Đây là một vấn đề nội bộ của tập đoàn CP và là một cách để họ tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thuế trong tập đoàn”.
    TRUNG HIẾU - QUỲNH NHƯ





    [ Quay lại ]
  7. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Công ty Trung Quốc mua CP Việt Nam - Bài 3: Thao túng vẫn xử được
    Công ty có vốn nước ngoài nhưng hoạt động tại VN thì phải tuân theo pháp luật VN. Cơ quan quản lý có thể điều chỉnh, xử phạt nếu phát hiện thao túng thị trường.
    Nhiều doanh nghiệp (DN) lo ngại thị trường chăn nuôi sẽ bị nước ngoài thao túng sau sự kiện công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc là C.P Pokphand (CPP) tuyên bố sẽ giành quyền kiểm soát Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (gọi tắt CP Việt Nam). Tuy nhiên, nếu biết sử dụng công cụ pháp luật, liên kết DN trong nước vẫn tránh được sự thao túng này.
    Vi phạm: Vẫn xử được
    Theo Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực kinh tế năm 2010 của Cục Quản lý cạnh tranh thì CP Việt Nam chiếm 7% thị phần thức ăn chăn nuôi (năm 2008) và 6,23% (năm 2009), xếp thứ hai thị trường. Đứng đầu thị trường là Công ty Việt Pháp (Proconco), chiếm gần 12% (năm 2008) và 9,5% (năm 2009).
    Một chuyên gia kinh tế cho rằng một DN có trên 30% thị phần mới được xem là có vị trí thống lĩnh thị trường. Luật Cạnh tranh có quy định sáu hành vi bị cấm đối với DN thống lĩnh. Ví dụ như cấm bán dưới giá thành nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua, giá bán bất hợp lý; áp đặt điều kiện thương mại; cản trở đối thủ cạnh tranh mới tham gia thị trường… Quy định này nhằm giữ cho thị trường được cạnh tranh một cách lành mạnh.
    Ông này cho biết Luật Cạnh tranh xử cả “cá bé” lẫn “cá lớn”. Do đó, một DN chỉ giữ 7% thị phần, tuy không có vị trí thống lĩnh nhưng nếu có hành vi phản cạnh tranh thì vẫn có thể xử lý được theo quy định về cạnh tranh không lành mạnh.
    [​IMG]
    DN nước ngoài đang chi phối phần lớn thị trường thức ăn chăn nuôi tại VN. Ảnh: QT
    Điều tiết bằng kỹ thuật
    GS-TS khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Vafie), cho biết có thể điều tiết xuất, nhập khẩu, tránh việc DN thao túng thị trường. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), VN phải thực hiện nhiều chính sách tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, WTO cũng có nhiều chính sách về hàng rào kỹ thuật đối với hàng xuất, nhập khẩu. Thế nhưng lâu nay VN ít khi áp đặt biện pháp kỹ thuật, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường trong nước.
    Do đó, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng xây dựng biện pháp kỹ thuật. Ví dụ, thịt heo Trung Quốc muốn vào VN thì phải đáp ứng điều kiện vệ sinh thực phẩm, phải có chứng nhận kiểm dịch, phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phải nhập qua cửa khẩu chỉ định… Hoặc thịt heo muốn xuất khỏi VN cũng phải đáp ứng những điều kiện khắt khe nào đó, phải qua cửa khẩu hải quan nào đó... VN không thể cấm nhập, cấm xuất mà chỉ có thể dùng những đòi hỏi về kỹ thuật này để điều tiết thị trường.
    Không sợ thao túng giá
    Ông Bùi Văn, giảng viên thực tiễn lĩnh vực tài chính, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng CP Việt Nam 100% vốn nước ngoài nhưng khi hoạt động tại VN phải tuân theo pháp luật VN. Do đó nếu thao túng, bán phá giá hay chuyển giá trong lĩnh vực chăn nuôi thì pháp luật trong nước vẫn có thể chế tài. Mặt khác, lĩnh vực thức ăn chăn nuôi chịu sự quản lý của Nhà nước về bình ổn giá. Vì vậy, nếu có việc nâng giá bất hợp lý, cơ quan quản lý có thể dùng quyền của mình để điều chỉnh lại.
    Ông Bùi Văn cho hay một thị trường mà có nhiều công ty, kể cả 100% vốn nước ngoài vào hoạt động sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh tốt. Do đó, lĩnh vực chăn nuôi có nhiều công ty thu mua thì giá bán thịt heo, gà sẽ cao hơn. Điều này có lợi cho nông dân, tránh hiện tượng độc quyền, ép giá. Chưa kể DN nước ngoài vô hoạt động tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy kinh tế phát triển.
    GS-TS Nguyễn Mại khẳng định bên cạnh các biện pháp về mặt quản lý nhà nước, quan trọng nhất vẫn là giải pháp từ DN. Ông cho rằng DN trong nước chưa mạnh, năng lực cạnh tranh rất kém, không biết cách tổ chức ngành hàng, dẫn đến chịu lép vế. Ví dụ như khi cần thì tranh mua nguyên liệu, khi không cần mua thì thất tín, bán hàng thì mạnh ai nấy bán, tự phá giá nhau.
    Cam kết không thay đổi chiến lược tại VN
    Tôi có theo dõi vụ mua bán này. Tập đoàn CP là công ty nước ngoài và niêm yết thị trường chứng khoán thế giới. Do đó việc mua bán là quyền của họ, ta không thể cấm hay can thiệp được. Tôi có đề nghị CP Việt Nam báo cáo liệu sau vụ mua bán này chiến lược có gì thay đổi không. Ban Tổng giám đốc CP Việt Nam cho biết Tập đoàn CP sẽ không thay đổi chiến lược và mục tiêu ở VN.
    Thứ trưởng Bộ NN&PTNT DIỆP KỈNH TẦN
    Trong nước liên kết lại
    DN dẫn đầu thị trường cũng chỉ chiếm 10%. Do đó, mức độ tập trung (thao túng) thấp, mức độ cạnh tranh cao. Để giảm thiểu mức độ cạnh tranh khốc liệt đối với DN nhỏ, các DN này cần hợp tác với nhau để tồn tại và giữ vững thị phần. Cần khuyến khích mua bán, sát nhập đối với DN nhỏ trong lĩnh vực thức ăn gia súc.
    (Trích Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực kinh tế năm 2010)
    Giám sát chặt chẽ việc mua bán, sát nhập
    Trong Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực kinh tế năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh cho biết thời gian tới Cục sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán, sát nhập DN, đặc biệt là đối với các trường hợp có thị phần đạt và vượt ngưỡng 30%. Cục có thể điều tra nếu nhận được khiếu nại của bên thứ ba, hoặc tự điều tra nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.
    NHÓM PHÓNG VIÊN






    http://phapluattp.vn/20110729124085...a-cp-viet-nam-bai-3-thao-tung-van-xu-duoc.htm
  8. ptkh

    ptkh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/12/2004
    Đã được thích:
    83
    Anh @TD và anh @D.

    Em mở mắt hết lên rồi, em đi|-)|-)|-)|-)|-)
    G9 2 anh.:-bd
  9. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Lại phải vào Giao lưu buồn nhỉ =))
  10. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    thằng @lekien1989 mày khùng àh, chỗ nào mày cũng lao vào vậy
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này